3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CHA BRIAN -5TH SUNDAY-B

  •  
    Mo Nguyen
    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
     
    Fri, Feb 5 at 12:31 AM
     
     

    FIFTH SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR B

                                                       07th February 2021

     

     

    hinh.jpg

     

      JESUS SMASHES THE CHAINS OF MISERY  

    JESUS SMASHES THE CHAINS OF MISERY: 5TH SUNDAY B

    (Mark 1: 29-39)

     

    What can Jesus save us from, and what can he save us for?

     

    On his way to his office each morning, a married deacon drops into the same café for a cup of coffee. He is always served by the same waitress. She is a bright and breezy person who always adds to her ‘Good Morning’ greeting, the words, ‘And how are you today?’ in return the deacon always asks the waitress: ‘And how are you?’ One morning not so long ago she answered: ‘OK, I suppose, but somehow I’m not living life to the full, even though I have the best husband in the world and a beautiful new baby.’

     

    That young woman was indicating mild disappointment and dissatisfaction with her life. But she could not name just what was missing. But her mild restlessness was nothing to the dissatisfaction that in our First Reading today, poor old Job is feeling. The bottom has dropped out of his world, and his friends are no help at all. They keep teasing and taunting him. So, he finds himself in a state of acute depression and even thinks he’d be better off dead.

     

    Probably we all know people who are longing and craving for fulfilment in their lives, but who remain bundles of misery. Their conversations are all about ‘poor me’. Perhaps, at least sometimes, we too feel so down and depressed that we come close to despair, and even feel we have nothing left to live for.

     

    It’s clear from the gospel that Jesus felt deeply for people whose lives were so out of whack with their hopes, dreams, aspirations and expectations, that he reached out to them whenever, wherever, and however he could. To break their chains of misery and give them meaning, hope and support, was his life project, as he once said: ‘I have come that they may have life and have it to the full’ (Jn 10:10).

     

    Jesus himself must have been feeling tired and even exhausted after taking part in the evening service at the synagogue in Capernaum that day, then curing Peter’s mother-in-law of a fever, and going on to heal the many sick and troubled persons crowding around the front door of Peter’s house. Yet the very next morning Jesus rises before sunrise, and leaves the house for an isolated spot, where he can be alone with God in prayer, and renew there his energy and commitment. But Peter and his band of brothers track him down even there, and beg him to go back to the house. Simply because still more people have arrived and are clamouring for his help!

     

    Jesus knew, though, that it’s simply impossible to help and heal every needy person. Yet it must have saddened and troubled him to think that whenever he moved on, as move on he must, he would be leaving some person still feeling as miserable as old Job. He would console himself with the thought that he would keep doing whatever he could for any needy person who came his way. He would keep telling every distressed person of God’s ‘amazing grace’, i.e., of God’s awesome and unconditional love for them. But as well as telling them in powerful and challenging words about God’s strong and constant love for them, he would keep showing them that love. BUT HOW? By his interest in, and attention to every troubled person pouring out their hearts in sobs and tears! By accepting them without any condemnation, by forgiving and encouraging them, and as much as possible, by removing the sources of their misery!

     

    Sometimes he set them free from their physical ailments and disabilities. Often, he delivered them from their personal ‘demons’ - their feelings of restlessness, resentment, worthlessness, failure, guilt and shame. Or from their ‘demons’ of bad memories of the evil and ugly things that they had done, or of the bad and ugly things that had been done to them. He would do all he could to put them back together again, and to help them to start living life as fully as they longed to do.

     

    Our hope too is in the power and compassion of Jesus for us. He is alive in our midst all through our prayer together today. He is our way. Leave him and we may well get lost. He is our truth. Ignore him and his teachings and we may mess up our lives. He is our life. Turn our backs on him, and our spirits, minds and hearts, might just shrivel up and die.

     

    But perhaps we are afraid that we have let our years crackle and go up in smoke, and have left him out of our lives for so long, that it’s just no use coming back to him. But surely, if we cannot bring our best to him, we can at least bring him our mistakes, our failures, and our sins. And surely too we can bring him our trust, our renewed trust in him, not only as the Saviour of the world, but as our very own personal Saviour, who is still and forever our way, our truth, and our life! Surely, we can! Surely, we will?

     

    Fr Brian Gleeson

     

    Break Every Chain by Jesus Culture Lyrics:

    https://www.youtube.com/watch?v=EtyVdC7E6Wo

     

    sing.jpg

     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN4TN-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
     
    Thu, Feb 4 at 11:43 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA
    05/02/21  THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 4 TN

    Th. A-ga-ta, trinh nữ, tử đạo
    Mc 6,14-29

     

    SỨ MẠNG CỦA NGÔN SỨ

    Lập tức, vua sai thị vệ đi và truyền mang đầu ông Gio-an tới. Thị vệ ra đi, chặt đầu ông ở trong ngục. (Mc 6,27)

    Suy niệm/SỐNG: Các ngôn sứ được sai đi để nói Lời Thiên Chúa là Lời Chân Lý cho con người.

    Tuy nhiên, người ta nói sự thật thì dễ làm mất lòng, và có khi còn mất cả đầu nữa. Điều đó hoàn toàn đúng với trường hợp của thánh Gio-an Tẩy Giả khi ông dám nói lên sự thật để lên án lối sống vô luân vua Hê-rô-đê: “Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài.”

    Đứng trước điều sai trái, Gio-an không im lặng làm ngơ cũng không “gió chiều nào che chiều ấy”, nhưng với sự cương trực, ông đã mạnh mẽ nói lên mệnh lệnh của đạo lý, của lương tâm, dù rằng điều đó đưa ông vào chốn tù tội và phải trả giá bằng cả mạng sống.

    Nhưng đó là sứ mạng của ông, một ngôn sứ. Và hơn nữa, là Tiền hô của Đấng Cứu Thế, cái chết của Gio-an cũng báo trước Đức Ki-tô, Đấng là Chân Lý, sẽ chịu chết “để làm chứng cho Sự Thật” (Ga 18, 37).

    Mời Bạn CHIA SẺ: Chúa Giê-su tuyên bố: “Ai đứng về phía sự thật thì nghe tôi.” Trong thế giới ngày nay, khi mà sự dối trá đang thao túng lương tâm con người, thì các ki-tô hữu, qua bí tích Rửa tội, được mời gọi can đảm làm chứng cho sự thật bằng chính cuộc sống trung thực của mình.

    Thánh Phao-lô nhắc nhở: “sống theo sự thật và trong tình bác ái” để nhờ đó “xây dựng thân thể Chúa Ki-tô” cho tới khi “đạt tới tầm vóc viên mãn của Ngài” (x. Ep 4,11-16).

    Sống Lời Chúa: Tôi luôn nói điều thật và làm điều tốt.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, chúng con được mời gọi làm ngôn sứ cho Chúa, làm người loan báo Tin Mừng. NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY, ban thêm sức mạnh CON QUYẾT TÂM can đảm làm chứng cho Chân Lý ấy giữa cuộc đời. Amen.

    GPDANANG
     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ NĂM CN4TN-B

  •  
    nguyenthi leyen
    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
     
    Wed, Feb 3 at 11:53 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    04/02/21  THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 4 TN

    Mc 6,7-13

     

    ĐẾN VÀ Ở LẠI

    Người bảo các ông: “Bất cứ ở đâu, khi anh em đã vào nhà nào, thì cứ ở lại đó cho đến lúc ra đi.” (Mc 6,10)

    Suy niệm/SỐNG: Tục ngữ Việt Nam có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim.” Một công việc dù khó khăn và lâu dài đến độ không tưởng nhưng người nào biết nhẫn nại và kiên định đến cùng cũng sẽ gặt hái được kết quả tuyệt vời.

    Trong hành trình loan báo Tin Mừng không phải chỉ một sớm một chiều là thấy được kết quả. Vì thế, Chúa Giê-su nhắn nhủ các môn đệ đừng có thái độ ‘cưỡi ngựa xem hoa’ mà phải “ở lại cho đến lúc ra đi”.

    “Ở lại” nghĩa là hiện diện và đồng hành để gặp gỡ, lắng nghe, đối thoại, để cùng chia sẻ và cảm thông, như Chúa Giê-su từ trời sinh xuống gian trần để làm Đấng Em-ma-nu-en, là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, không chỉ trong chốc lát mà là “mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).

    Mời Bạn/CHIA SẺ: Chúa Giê-su là gương mẫu của gặp gỡ, lắng nghe, và đối thoại. Bốn Tin Mừng trình thuật những cuộc gặp gỡ của Ngài với mọi hạng người. Để rồi nhờ lắng nghe tâm hồn của họ, Ngài đã chữa lành “bệnh tật” trong lòng và biến đổi họ thành con người mới.

    Là môn đệ của Ngài, chúng ta được mời gọi bắt chước Thầy để kiên nhẫn lắng nghe và đối thoại hầu giới thiệu sứ điệp Tình Yêu đến cho người khác. Chúng ta có ý thức và thực hành điều này hay chưa?

    Hay chúng ta thích nói hơn là lắng nghe; thích tranh phần thắng thua hơn là đối thoại chia sẻ? “Ở lại” chính là chìa khoá để công cuộc loan báo Tin Mừng được thấm sâu đem lại kết quả bền vững.

    Sống Lời Chúa: Thực hành việc “ở lại” với tha nhân bằng cách tập lắng nghe-cảm thông và phục vụ-chia sẻ.

    Cầu nguyện: NHỜ ƠN CHÚA GIÚP, con QUYẾT TÂM kiên nhẫn lắng nghe để nhận ra sự hiện diện của Chúa nơi anh em con. Amen.

    GPDANANG
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- NỘI - CN5TN-B

  •  
    NỘI NGUYỄN
     
     
    Tue, Feb 2 at 8:32 PM
     
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA HÔM NAY

    CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN NĂM B (07/02/2021)

    TẤM LÒNG CỦA THIÊN CHÚA 

    [G 7,1-4.6-7; 1 Cr 9, 16-19.22-23; Mc 1, 29-39]

     

    I. DẪN VÀO LỜI CHÚA       

    Một trong những bài hát mà tôi ưa thích nhất là bài TRONG TRÁI TIM CHÚA, với những lời thật hay:

    1. Trong trái tim Chúa yêu muôn đời, con xin được một chỗ nghỉ ngơi, nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi, như nước mưa tan trong biển khơi. Nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi, những ước mơ con có trong đời, nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi là tình con trong khối tình Người.

    ĐK.- Trái tim hồng Thiên Chúa trái tim Người CHA. Mãi muôn đời yêu dấu chúng con gần xa. Tháng năm đời con sống chứa chan lời ca. Có ân tình Thiên Chúa trái tim nở hoa.

    2. Trong trái tim Chúa như nôi hồng, con xin được như bé ngủ mơ, một giấc mơ, nghìn giấc mơ, những giấc mơ ấm êm tuổi thơ. Nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi, những giấc mơ con có trong đời, là sống vui, là hát vui, là trẻ thơ trong mái nhà Người. ĐK.

    3. Trong trái tim Chúa bao ân cần, con xin được say nếm hồng ân, là trái ngon, là trái ngon, những trái ngon dưỡng nuôi đời con. Là bánh thơm, là sữa thơm giúp con mau chân bước lên trời, là đóa hoa, là tiếng ca, gọi lòng con mau bước về nhà. ĐK.

    4. Trong trái tim Chúa bao dịu dàng, con xin được nghe Chúa bảo ban, dậy dỗ con, dậy dỗ con, dậy dỗ con biết sống sao thắm tươi tình son. Tìm bước theo đường mến yêu, biết dâng trao, biết thứ tha nhiều. Cùng Chúa đi, cùng Chúa đi, hòa niềm vui chung với mọi người. ĐK.

    Bài hát ấy rất phù hợp với đoạn Phúc Âm chúng ta đọc hôm nay (Chúa Nhật 5 Thường Niên B): Chúa Giê-su có một tấm lòng hết sức nhạy cảm trước nỗi đau của con người và vì thế mà Người rất quyết liệt khử trù cái ác và luôn ra tay cứu giúp những người yếu đau bệnh tật, những người bị xã hội khinh khi và gạt ra bên lề.  

    Chúng ta hãy đọc kỹ các bài Sách Thánh hôm nay để khám phá tấm lòng của Chúa Giê-su cũng là tầm lòng của chính Thiên Chúa trước những nỗi thống khổ của con người.

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    2.1 Trong bài đọc 1 (G 7,1-4.6-7): "Tôi phải buồn sầu mãi cho đến tối" Bấy giờ Gióp nói rằng: "Khổ dịch là đời sống của con người trên trái đất, ngày của họ giống như ngày của người làm công. Cũng như người nô lệ khát khao bóng mát, như người làm công ước mong lãnh tiền công thế nào, thì tôi cũng có những tháng nhàn rỗi, có những đêm người ta bắt tôi làm việc cực nhọc. Nếu tôi đi ngủ, thì tôi lại nói: "Chừng nào tôi mới thức dậy, và chừng nào là đến chiều? Tôi phải buồn sầu mãi cho đến tối". Ngày của tôi qua nhanh hơn chiếc thoi đưa, nó tàn lụn đi mà không mang lại tia hy vọng nào. Hãy nhớ rằng đời sống tôi chỉ là một hơi thở! Mắt tôi sẽ không nhìn thấy hạnh phúc".

    2.2 Trong bài đọc 2 (1 Cr 9,16-19.22-23): "Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm" Anh em thân mến, nếu tôi rao giảng Tin Mừng, thì không phải để làm cho tôi vinh quang, mà vì đó là một nhu cầu đối với tôi. Vô phúc cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng. Giả như nếu tôi tự ý đảm nhận việc ấy, thì tôi có công; nhưng nếu tôi bị ép buộc, thì tôi phải làm trọn nghĩa vụ đã giao phó cho tôi. Vậy thì phần thưởng của tôi ở đâu? Khi rao giảng Tin Mừng, tôi đem Tin Mừng biếu không, tôi không dùng quyền mà Tin Mừng dành cho tôi. Mặc dầu tôi được tự do đối với tất cả mọi người, tôi đã đành làm nô lệ cho mọi người, hầu thu hút được nhiều người hơn. Tôi đã ăn ở như người yếu đau đối với những kẻ yếu đau, để thu hút người yếu đau. Tôi đã nên mọi sự đối với tất cả mọi người, để làm cho mọi người được cứu rỗi. Tất cả những việc đó, tôi làm vì Tin Mừng để được thông phần vào lợi ích của Tin Mừng. .

    2.3 Trong bài Tin Mừng (Mc 1,29-39): "Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau" Khi ấy, Chúa Giêsu ra khỏi hội đường, Người cùng với Giacôbê và Gioan đến nhà Simon và Anrê. Lúc ấy bà nhạc gia của Simon cảm sốt nằm trên giường, lập tức người ta nói cho Người biết bệnh tình của bà. Tiến lại gần, Người cầm tay bà, và nâng đỡ dậy. Bà liền khỏi cảm sốt và đi tiếp đãi các ngài.

    Chiều đến, lúc mặt trời đã lặn, người ta dẫn đến Người tất cả những bệnh nhân, tất cả những người bị quỷ ám: và cả thành tụ họp trước cửa nhà. Người chữa nhiều người đau ốm những chứng bệnh khác nhau, xua trừ nhiều quỷ, và không cho chúng nói, vì chúng biết Người.

    Sáng sớm tinh sương, Người chỗi dậy, ra khỏi nhà, đi đến một nơi thanh vắng và cầu nguyện tại đó. Simon và các bạn chạy đi tìm Người. Khi tìm thấy Người, các ông nói cùng Người rằng: "Mọi người đều đi tìm Thầy". Nhưng Người đáp: "Chúng ta hãy đi đến những làng, những thành lân cận, để Ta cũng rao giảng ở đó nữa". Và Người đi rao giảng trong các hội đường, trong khắp xứ Galilêa và xua trừ ma quỷ.

     

    III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG VÀ SỨ ĐIỆP CỦA CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    3.1 Chân dung của Thiên Chúa:

    1o) Trong đoạn Sách G 7, 1-4.6-7, ông Gióp không đề cập trực tiếp đến Thiên Chúa nhưng là những lời ông than thở với Người, về những nỗi khổ đang tràn ngập cuộc sống và năm tháng ngày giờ của ông. Ông than thở với Thiên Chúa vì ông tin vào tình thương và quyền năng của Người: chỉ có Thiên Chúa mới cứu được ông khỏi cảnh khổ, mới làm cho những tháng năm của ông có ý nghĩa, mới đem lại hạnh phúc cho ông!

    2o) Trong đoạn thư 1 Cr 9,16-19.22-23, Thánh Phao-lô cũng không đề cập trực tiếp đến Thiên Chúa nhưng ngài thổ lộ tâm tư sâu thẳm của mình: Thánh Phao-lô chỉ có một trách nhiệm, một sứ vụ, một mối quan tâm: đó là rao giảng Tin Mừng Cứu độ và giúp đỡ người khác đón nhận Tin Mừng ấy. Sứ vụ/trách nhiệm ấy là do chính Thiên Chúa đã giao cho ngài.

    Để chu toàn việc rao giảng Tin Mừng và chinh phục các tâm hồn cho Thiên Chúa, Thánh Phao-lô tự biến mình thành người nô lệ cho Tin Mừng và cho con người. Ngài sống hòa đồng, thậm chí đồng hóa với hết mọi hạng người, để Tin Mừng được loan báo và đón nhận. Tin Mừng mà Thánh Phao-lô phục vụ quả thật là Tin Vui, là Tin Chiến Thắng! Đấng Thiên Chúa mà Thánh Phao-lô phụng thờ quả là Vị Thần Linh cao cả và tuyệt diệu!

    3o) Trong đoạn Tin Mừng Mc 1,29-39, Thánh Mác-cô muốn giới thiệu với chúng ta Chúa Giê-su Na-da-rét là Đấng làm việc không biết mệt mỏi, để rao giảng Tin Mừng và chữa lành những người ốm đau bệnh tật cũng như trừ quỷ ám hại làm nhiều người khốn khổ.

    Sở dĩ Chúa Giê-su Na-da-rét làm như thế là vì Người đã được Thiên Chúa sai đến trần gian này để cứu độ chúng sinh và vì Người có tấm lòng của Thiên Chúa: xót thương con người bị hành hạ bởi đủ thứ khốn khổ trên đời. Cùng với tác dụng chữa lành những con người khốn khổ phần hồn phần xác, những phép lạ (hay dấu lạ) Chúa Giê-su đã thực hiện còn mang ý nghĩa khác là bộc lộ lòng xót thương của Thiên Chúa và loan báo Nước Trời đã có mặt, đang hình thành và lớn lên trong thế giới của loài người. Ở đâu có khổ đau ở đấy có Thiên Chúa tình thương. Ở đâu bệnh tật, ma quỷ bị đầy lui, ở đấy Nước Thiên Chúa ngự đến. Ở đâu có lời công bố Tin Mừng, có lời hay hành động công bố Tình Yêu của Thiên Chúa, ở đấy Nước Thiên Chúa hiện diện. Chúa Giêsu ở đâu, Nước Thiên Chúa và chính Thiên Chúa Cứu Độ ở đó!

    3.2 Sứ điệp của Lời Chúa gồm 2 phần:

    * Thứ nhất là tìm đến với Chúa Giê-su Ki-tô để nghe Người giảng dạy và để được Người chữa lành tất cả những bệnh hoạn tật nguyền phần hồn phần xác đang hành hạ chúng ta!

    * Thứ hai là noi gương bắt chước Chúa Giê-su Ki-tô mà mở rộng tấm lòng trước nỗi khổ của người chung quanh và giúp đỡ phục vụ những người ấy.

     

    IV. SỐNG VỚI CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA LỜI CHÚA HÔM NAY

    4.1 Sống với Thiên Chúa là Đấng không hề bỏ rơi hay trừng phạt người tôi tớ công chính là ông Gióp trong Cựu Ước, nhưng Người đây đã giao cho Con Một là Đức Giê-su Ki-tô, bộc lộ tấm lòng yêu thương và quyền năng của Người trong việc chữa lành những người bệnh tật, đau khổ.

    4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa

    Muốn thực thi sứ điệp Lời Chúa, có ba việc chúng ta nên làm:

    * Một là chúng ta thường xuyên chạy đến với Chúa Giê-su Ki-tô bằng những giây phút riêng tư sống một mình với Người, lắng nghe Lời Người. Chúa nói trong tâm hồn chúng ta và qua các trang Kinh Thánh và các biến cố cuộc đời.

    * Hai là chúng ta để cho Chúa Giê-su Ki-tô chạm tới những bệnh hoạn tật nguyền là những tội lỗi, yếu đuối, đam mê của chúng ta để Người chữa lành chúng ta.

    * Ba là chúng ta noi gương bắt chước Chúa Giê-su Ki-tô mà tích cực cứu giúp những người bị bệnh hoạn, tật nguyền phần hồn phần xác để họ được ơn giải thoát khỏi cảnh khốn khổ.

     

    V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH

    [Ghi chú: Lời cầu nguyện giáo dân thường có 4 ý:  ý thứ nhất cầu cho thế giới, ý thứ hai cầu cho Hội Thánh toàn cầu, ý thứ ba cầu cho giáo dân của giáo xứ, ý thứ bốn cầu cho một hạng người đặc biệt nào đó]

    5.1 «Lạy Đức Chúa, xin Ngài nhớ cho, cuộc đời con chỉ là hơi thở, mắt con sẽ chẳng thấy hạnh phúc bao giờ» Chúng ta hãy cầu xin cho hết mọi người trên thế gian này, nhất là cho những người đang đau khổ phần hồn phấn xác, để ai nấy được  Thiên Chúa ủi an nâng đỡ bằng Tình Thương và Quyền Năng vô biên của Người.

    X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa.  Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

    5.3 «Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng mạc chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó» Chúng ta hãy cầu nguyện cho các Ki-tô hữu, nhất là cho Đức Thánh Cha Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ, để mọi người hăng say nhiệt thành việc tông đồ, hầu giúp nhiều người nhận biết Chúa là Thiên Chúa thật.

    X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa.  Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

     

    5.4 «Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng» Chúng ta hãy cầu nguyện cho mọi người thuộc giáo xứ chúng ta, nhất là cho những người tham dự Thánh Lễ này, được ơn nhiệt thành rao giảng Tin Mừng cho những người trong gia đình và khu phố/xóm!

    X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa.  Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

    5.2 «Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngà.» Chúng ta hãy cầu nguyện cho các bệnh nhân và các người già được Chúa chữa lành hoặc được ơn bình an chịu đựng bệnh tật hay tuổi già hầu sống đẹp lòng Chúa và hữu ích cho chính mình cũng như cho người khác.

    X.- Chúng ta cùng cầu xin Chúa.  Đ.- Xin Chúa nhận lời chúng con.

    Sài gòn ngày 03 tháng 02 năm 2021

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội. 

     

          

          

     

     

     

     

    --
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "Sống Lời Chúa Hôm Nay_Group A_J".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/slchn03/CAMfwAgo%3DFvSDmzMDtVQrEKQ%3DCMf0Xt5g_D6BTnryUM-%3D43%3D1Lg%40mail.gmail.com.
    •  
      TONG THU LONG YEU MEN THANH KINH.doc
      303kB

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BA CN4TN-B

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Feb 2 at 1:10 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    02/02/21  THỨ BA TUẦN 4 TN

    Dâng Chúa Giê-su trong đền thánh 
    Lc 2,22-40

     

    CHÚA GIÊ-SU LÀ ÁNH SÁNG

    “Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ. Chúa đã dành sẵn cho muôn dân: Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài.” (Lc 2,30-32)

    Suy niệm/SỐNG: Từ xa xưa, lễ dâng Chúa trong đền thánh đã được gọi là lễ nến, khi các tín hữu đem nến đến làm phép để biểu trưng và cũng để tiếp nối lời ông Si-mê-on đã gọi Chúa Giê-su là “ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài.” 

    Quả thật Chúa là ánh sáng ban sự sáng và sự sống cho nhân loại như Ngài đã nói: “Tôi là ánh sáng cho trần gian, ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống.” (Ga 8,12).

    Mời Bạn CHIA SẺBạn được mời gọi “tin vào ánh sáng, để trở nên con cái ánh sáng” (x. Ga 12,36). Bạn hãy để ánh sáng của Chúa chiếu soi thấu tận mọi ngõ ngách sâu tối nhất trong tâm hồn,

    Để Ngài thanh luyện, chữa lành, gia tăng sức sống và thánh hóa bạn, ngõ hầu bạn được biến đổi trở nên “ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật” (Ep 5,9).

    Giống như ngọn nến bạn hiến dâng đời mình cho Chúa để thuộc trọn về Chúa và dám tiêu hao đời mình như ngọn nến, để phục vụ mọi người, tiếp tục trở nên “ánh sáng cho trần gian” chiếu sáng những nơi còn tăm tối và đưa họ về với nguồn ánh sáng thật là chính Chúa.

    Sống Lời Chúa: Bạn suy niệm Lời Chúa hằng ngày để ánh sáng Chúa biến đổi bạn mỗi ngày nên giống Chúa hơn.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con trở nên ngọn nến dám tiêu hao đời mình trong phục vụ âm thầm, hầu chiếu sáng Tình Yêu của Chúa cho nhiều người, để họ được giải phóng khỏi mọi bóng tối của tội lỗi và sự chết. Amen.

    GPDANANG
     

 

Subcategories