3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran /LEYEN
     


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    22/10/22 THỨ BẢY TUẦN 29 TN
    Th. Gio-an Phao-lô II, giáo hoàng


    TIN MỪNG LUCA 13, 1-9

     
    SINH TRÁI NGỌT CHO ĐỜI
     
    “Xin ông cứ để nó lại năm nay nữa… May ra sang năm nó có trái...” (Lc 13,8-9)
     

    Suy niệm: Người ta trồng cây vả để hái trái, chứ không phải “hái” lá! Cây vả này lại được trồng trong vườn nho, nghĩa là có được một chỗ ưu tiên, nhằm sản sinh trái ngọt, chứ không phải để mọc lá xanh xum xuê.

       Cây vả trên đây là hình ảnh những người Ki-tô hữu sống an phận, chỉ bằng lòng với việc đọc kinh, dự lễ, thiếu những hoa thơm trái ngọt của Thánh Thần là “bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Gl 5,22-23).

       Một cây vả không ra trái – là cây vả “đực” theo kiểu nói dân gian – thông thường chủ vườn sẽ cho chặt, do sự cằn cỗi của nó. Trái lại, nếu cây đời của người Ki-tô hữu cằn cỗi, Đức Giê-su, người làm vườn kiên nhẫn, sẽ tăng thêm những chăm sóc đặc biệt để cây đời của họ sinh sản trái thơm ngọt.

    Mời Bạn: Có thể bạn hài lòng vì không làm gì xấu. Bạn quên rằng các xác chết ở nghĩa trang cũng vậy! Cũng tựa như cây vả cằn cỗi làm hại đất mầu, bạn đang phung phí ơn Chúa do thái độ tiêu cực, bỏ qua các điều lành của bạn.

       Chúa nhân lành kiên nhẫn chờ đợi bạn cho đến kỳ hạn cuối cùng.

     

       Mời bạn đọc dụ ngôn chiên và dê (Mt 25,31-46) để thấy sự nghiêm trọng của tội thiếu sót.

     

    Sống Lời Chúa: Nhìn lại những hoa quả thơm ngọt của Thánh Thần nơi thư Ga-lát (5,22-23), bạn thấy mình đang thiếu trái ngọt nào.

    Cố gắng thực hành trái ngọt đó trong ngày hôm nay với những người lân cận của mình.

     

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa là người làm vườn nhẫn nại của dụ ngôn. Chúa không bao giờ mất niềm hy vọng vào khả năng sinh hoa trái thơm ngọt nơi chúng con. Xin cho chúng con xứng đáng với sự kỳ vọng của Chúa. Amen.

    gplongxuyen.
     

SỐNG V2 CHIA SẺ LC -5 PHUT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran /Nguyện thi Leyen

     
     
     
     
     


    5 PHÚT LỜI CHÚA

    21/10/22 THỨ SÁU TUẦN 29 TN
    Lc 12,54-59

     
    XIN ĐƯỢC ƠN PHÂN ĐỊNH
     
    “Cảnh sắc đất trời thì các ngươi biết nhận xét, còn thời đại này, sao các ngươi lại không biết nhận xét?” (Lc 12,56)

    Suy niệm: Xin ơn phân định sống đời Ki-tô hữu là một trong những ưu tiên của Hội Thánh, đặc biệt trong tiến trình dẫn tới Thượng Hội đồng Giám mục thế giới 2023 sắp đến. Thực ra, không đợi đến ngàn năm thứ ba, Chúa Giê-su đã nói với ta sự phân định ấy từ lâu rồi,  từ khi Ngài bắt đầu công cuộc rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Việc người Ki-tô hữu phải sáng suốt, biết phân định những gì tốt xấu, lựa chọn những giải pháp tối ưu cho cuộc sống chứng tá trước tiên là nhờ ơn Chúa Thánh Thần. Thứ đến là sự cộng tác của ta với Chúa, ngoan ngoãn, mềm mại để Ngài hướng dẫn theo đường đi nước bước của Thánh Thần ấy giữa thế giới, thế hệ đa đoan và “gian tà” này.

    Mời Bạn: Khoa học kỹ thuật tiến bộ giúp ta “giải thiêng” những gì trước đây được coi là mầu nhiệm; song khoa học không thể thay thế ta làm tất cả. Nước Thiên Chúa đang phát triển trong thế giới cách huyền nhiệm, cần đến sự cộng tác, phân định của bạn trước hoàn cảnh mới hiện nay, hầu có thể làm chứng cho những giá trị của Nước Thiên Chúa ấy trong đời sống mỗi ngày của mình. Vì thế, bạn hãy nhìn bối cảnh sống hôm nay để nghiệm xem Chúa muốn bạn đáp ứng thế nào.

    Sống Lời Chúa: Hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa nói qua lương tâm, vạn vật, trong Thánh Kinh, đừng chỉ nghe suông, nhưng hãy hành động.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Thánh Thần, xin ban cho con ơn khôn ngoan để con biết phân định, chọn lựa đúng đắn  các bậc thang giá trị của cuộc sống trong tư thế người môn đệ Chúa Ki-tô. Amen.

     gplongxuyen.

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LM MINH ANH - THỨ NĂM

  •  LM MINH ANH
     


    THỨ NĂM CN29TN-C
     
     

    BÙNG CHÁY MỘT CÁCH TRIỆT ĐỂ

    TIN MỪNG 12, 49-53

    “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!”.(CÂU 49)

    Vince Lombardi nói, “Nếu bạn không bùng cháy một cách triệt để’ với lửa nhiệt huyết, bạn sẽ chết cháy vì nó!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Thật thú vị, câu nói của Lombardi được tìm thấy nơi Chúa Giêsu! Trong Tin Mừng hôm nay, Ngài nói, “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!”. Hơn bất cứ nơi nào khác, những lời này cho thấy cường độ mãnh liệt và niềm đam mê cháy bỏng của ngọn lửa mến yêu trong trái tim Chúa Giêsu; nó bùng cháy một cách triệt để’, và Ngài cũng khao khát nó cháy bùng lên trong lòng chúng ta, các môn đệ của Ngài!

    Chúa Giêsu đã chịu một phép rửa thực sự trong đau đớn tột cùng trên đồi Gôlgôtha, chính xác để phép Rửa Tái Sinh của chúng ta không chỉ là một nghi lễ đơn thuần; đúng hơn, là dìm mình trong sự chết và sự phục sinh của Ngài. Ngài muốn tia lửa trong phép Rửa của chúng ta cũng thực sự trở thành ngọn lửa của một đời sống thần linh; và với sự chăm sóc, đào tạo của mỗi người, nó cũng trở thành ngọn lửa ngày càng gia tăng một sự thánh thiện đích thực trong đời sống làm con cái Chúa. Thật vậy, bổn phận của mỗi người chúng ta là thổi bùng ngọn lửa ấy và đừng bao giờ để những áp lực bên ngoài, hay sự tầm thường của bản thân dập tắt nó. Tia lửa Giêsu phải trở thành ngọn lửa, và nó phải ‘bùng cháy một cách triệt để’ như Ngài.

    Ngọn lửa của phép Rửa nơi chúng ta không bao giờ được phép thoả hiệp với thế gian nhằm có được một sự hoà bình với bất cứ giá nào! Chúa Giêsu điều chỉnh nhận thức sai lầm nơi một số thính giả của Ngài. Một số người hẳn đã kỳ vọng Ngài sẽ mở ra thời đại hoà bình thiên sai, khi beo nằm chung với chiên. Không! Thời gian cho sự hoà bình đó sẽ là lúc lịch sử kết thúc khi Nước Thiên Chúa được thiết lập một cách trọn vẹn. Cho đến lúc đó, Kitô giáo sẽ thấy mình xung đột với các quyền lực thế gian; chúng ta muốn được coi là người tử tế, nhưng niềm tin đôi khi buộc phải xung đột. Vậy mà, tia lửa trong tâm hồn chúng ta vẫn phải ‘bùng cháy một cách triệt để’ trong yêu thương, hoà nhã, thứ tha và nhân ái; đó là ngọn lửa đủ mạnh để chấp nhận những khó khăn và tránh xa những thứ hoà bình rẻ mạt khi phải tìm cách đẹp lòng thế gian.

    Trong bài đọc hôm nay, Phaolô nói với tín hữu Êphêsô rằng, “Xin Chúa Cha thêm sức mạnh cho anh em để được nên người thiêng liêng; và nhờ đức tin, anh em được Đức Kitô ngự trong lòng, làm cho anh em đâm rễ sâu và lập nền kiên cố trong đức mến”. Nhờ đó, có thể “hiểu biết chiều rộng, dài, cao, sâu, và cũng được biết lòng mến của Đức Kitô vượt quá trí hiểu loài người, để anh em được sung mãn trong mọi sự viên mãn của Thiên Chúa”. Nói cách khác, Phaolô cầu xin cho ngọn lửa trong các Kitô hữu ‘bùng cháy một cách triệt để’ hầu cả địa cầu có thể nhận biết Thiên Chúa, một “địa cầu đầy ân sủng Ngài” như Thánh Vịnh đáp ca mô tả.

    Anh Chị em,

    “Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!”. Là người đã ném lửa vào thế gian, chính Chúa Giêsu là ngọn lửa ấy. Ngài đã bị thiêu rụi trên đồi Canvê và bị dập tắt hoàn toàn trong mộ sâu; thế nhưng, từ cõi tối tăm đó, Ngài đã chỗi dậy, bước ra khỏi huyệt; và cùng với lửa Thánh Thần, Ngài đã thắp sáng thế giới, thắp sáng nhân loại hơn 20 thế kỷ qua; cách riêng trong trái tim của những ai theo Ngài. Cùng Chúa Giêsu, ngọn lửa trong tâm hồn của bao người đã bùng cháy; đó là các thánh qua mỗi thời đại. Cả chúng ta, chớ gì ngọn lửa của Bí Tích Rửa Tội cũng bùng cháy trong tim bạn và tôi, qua môi trường sống của mình, ngay hôm nay, ‘ở đây và lúc này’ bằng một lối sống kiên định, một lối sống yêu thương; vì đó là tư chất của con cái Thiên Chúa. Tắt một lời, ngọn lửa từ thuở ‘khai tâm’ của chúng ta phải ‘bùng cháy một cách triệt để!’.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin đừng bao giờ để con thoả hiệp hay nhượng bộ thế gian; vì Tin Mừng, xin cho lửa mến yêu trong lòng con luôn bùng cháy, ‘bùng cháy một cách triệt để!’”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -LM TRẦM PHÚC - CN30TN-C

  •  LM TRẦM PHÚC
     

    GỢI Ý SUY NIỆM LỜI CHÚA

    Chúa Nhật 30 năm C

    Chúa Nhật Truyền giáo

    Lời Chúa : Lc 18,9-14

     

         Hai người lên Đền Thờ cầu nguyện. Một ngưới Pharisêu và một người thu thuế. Đây là một dụ ngôn, nhưng rất có ý nghĩa đối với chúng ta, vì hằng ngày, chúng ta vẫn cầu nguyện. Chúng ta sẽ theo mẫu nào ? Cầu nguyện như người Pharisêu kia chăng ? Đây cũng là một cách cầu nguyện, vì cầu nguyện chính là trình bày với Chúa những nguyện vọng của mình, tâm trạng của mình.

         Nhóm Pharisêu là một nhóm người Do thái đạo đức, thời Chúa Giêsu, họ điều khiển gần như tất cả trong đạo Do thái. Là một phong trào đạo đức của người Do thái, chủ trương giữ Luật Chúa một cách nghiêm ngặt. Thánh Phaolô cũng là người Pharisêu và cũng vì hăng say giữ Luật Chúa mà ngài đã bách hại những đồ đệ của ông Giêsu, xem như một nhóm người chống lại Lề Luật.

         Anh Pharisêu nầy cầu nguyện. Chúa Giêsu cũng chú ý đến những chi tiết nhỏ. Ngài nói rằng anh chàng đứng thẳng  nghĩa là trong một thái độ tự mãn, hiên ngang. Anh cầu nguyện bằng một giọng tự mãn : “ Lạy Chúa, con tạ ơn Chúa vì con không như những người khác…hoặc như tên thu thuế kia”. Những gì anh nói là đúng sự thật. Anh là một người Pharisêu gương mẫu. Anh ăn chay hai lần một tuần, nộp tiền một phần mười hoa lợi cho Đền Thờ. Nhưng đây có phải là cầu nguyện không hay chỉ là một báo cáo thành tích ? Nhiều người trong chúng ta không thể có can đảm giữ luật như anh. Nhưng điều đáng trách là anh tự xem mình là người công chính và khinh khi kẻ khác.

         Trái lại, anh thu thuế không dám đến gần bàn thờ chỉ đứng đàng xa, không dám ngước mắt lên trời, vừa đấm ngực vừa thưa rằng : “ Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Và Chúa Giêsu kết luận : “ Tôi nói cho các ông biết : người nầy, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được công chính rồi ; còn ngườ kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống ; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”  Ai hạ xuống và ai tôn lên ? Phải chăng là chính Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn tâm can, Đấng nắm quyền trên trời dưới đất, Đáng xét xử công minh mới có quyền hạ xuống hay tôn lên. Ngài chỉ nhìn đến những ai khiêm tốn, những tấm lòng tan nát khiêm cung.

         Trước mặt Chúa, chúng ta chỉ là tro bụi, nhưng tro bụi nầy đã được Chúa thương đến. Tro bụi nầy đã được chính Con Một Chúa đảm nhận. Tro bụi nầy đã được thánh hoá. Chúng ta chỉ giá trị khi chúng ta liên kết với Chúa Giêsu, Đấng đã chẳng ngại nhận lấy thân phận tro bụi của chúng ta và nâng chúng ta lên làm con Thiên Chúa.Vì chúng ta là con Thiên Chúa, chúng ta mới có quyền

     bày tỏ nguyện vọng của chúng ta với Ngài.  Đó chính là hồng ân vô giá Chúa ban cho chúng ta dù chúng ta không xứng đáng. Vì thế, khi cầu nguyện, chúng ta luôn nhớ rằng chúng ta chỉ là tạo vật nhỏ hèn chỉ tin vào tình thương của Chúa mà thôi.

         Tình thương ấy đã đến với chúng ta qua Người Con Một. Hãy nhìn Chúa Giêsu cầu nguyện chúng ta mới biết cầu nguyện. Hơn nữa, Chúa Giêsu còn cho chúng ta một hồng ân kinh khủng là trở thành bánh cho chúng ta ăn. Khi ăn lấy Chúa, chúng ta thành một xương một thịt với Ngài, chúng ta không còn là  nhỏ hèn nữa, chúng ta cùng cầu nguyện với Ngài. yêu mến Chúa Cha với Ngài. Cầu nguyện của chúng ta trở thành tiếng nói yêu thương đối với Cha trên trời, và như thế, như Chúa đã nói : “ Anh em xin gì cũng sẽ được nhậm lời”,  vì chính Chúa Con cầu nguyện trong ta và chuyển cầu cho ta.

         Chúa Giêsu còn dạy chúng ta : “  Hãy cầu nguyện luôn”. Khi lời cầu nguyện của chúng ta trở thành tiếng nói yêu thương với Chúa Cha, thì tình yêu chính là lời cầu liên lỉ dâng lên Chúa Cha. Cuộc sống lao nhọc trần thế của chúng ta trở nên một lời  nguyện như chính cuộc sống trần gian của Chúa Giêsu.

    Lm Trầm Phúc

    Kính chuyển:

    Hồng

     

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LECTIO DIVINA - CN30TN-C

 
  • NĂM PHỤNG VỤ 2022.C
    LECTIO BIVINA - CHÚA NHẬT 30 TN-C
    “LẠY THIÊN CHÚA,
    XIN TẠ ƠN CHÚA VÌ CON…
    XIN THƯƠNG XÓT CON LÀ KẺ CÓ TỘI
    TIN MỪNG : Luca 18,11.13
    -Hát thánh ca khai mạc.
    Chúng ta hãy cầu nguyện để bắt đầu.
    Nhân Danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen
    Lạy Chúa, Chúa đã thương nhận chúng con làm nghĩa tử,
    nhưng chúng con đã không sống xứng đáng
    với danh nghĩa của mình.
    Chúng con khiêm tốn nhìn nhận mình có tội,
    và nài van lòng từ bi Chúa.
    Xin Chúa thương tha thứ và cho chúng con được bình an.
    Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen
    (Sách lễ Rôma, Lời nguyện Xin ơn tha tội.)
    1. LẮNG NGHE LỜI CHÚA
    Tin Mừng theo T. Luca 18, 9-14.
    Một người công bố Lời Chúa. Mọi người đứng lắng nghe.
    Sau đó, mỗi người, ngồi, tự mình đọc lại Lời Chúa, to-rõ-chậm,
    đủ nghe, một hay hai lần, nếu cần.
    2. SUY NIỆM
    Sau khi đọc, dành vài phút thinh lặng, nhớ lại Lời Chúa và suy
    nghĩ để ghi nhận 1 lời chạm đến tôi, dựa theo 3 câu hỏi gợi ý sau :
    Lời Chúa hôm nay nói gì với TRÍ tôi về Chúa Giêsu?
    Tôi hiểu biết Chúa tôi rõ hơn ở chỗ nào?
    Lời Chúa hôm nay đánh động TÂM tôi ở chỗ nào?
    Lòng tôi được thúc đẩy yêu mến Chúa Giêsu hơn ở điểm nào?
    Lời Chúa hôm nay thúc đẩy THÂN tôi làm gì để đi theo Chúa?
    (Nếu đã quen làm Lectio Divina, sau khi suy niệm, có thể mời vài
    người chia sẻ vắn tắt câu trả lời của mình. Không giải thích).
  •  
  • 3. CHIÊM NGHIỆM ĐỂ NHẬN RA Ý CHÚA
    Đọc lại Lời Chúa một lần nữa, sau đó suy nghĩ: Lời Chúa tôi nghe được
    hôm nay nối kết vi kinh nghim cuộc sống hàng ngày của tôi ở chỗ nào?
    KHÔNG CHIA SẺ CHUNG
    1. “Có hai người lên Đền Thờ cầu nguyện... (câu 10).
    Hãy nhìn cho kỹ, nghe thật lâu hai người đi thờ phượng Thiên
    Chúa, để nhìn lại mình, xem tôi giống ai.
    Người Pharisêu “tự hào cho mình là công chính”: tư thế và tâm thế
    cầu nguyên như thế nào?
    ...............................................................................................
    ................................................................................................
    Người thu thuế, “được nên công chính” nhờ tư thế và tâm thế cầu
    nguyện thế nào?
    ................................................................................................
    ................................................................................................
    Khi đến với Chúa Giêsu, tư thế và tâm thế của tôi thế nào?
    Hôm nay tôi nói gì với Ngài, sau khi nhận biết rõ mình hơn?
    .................................................................................................
    .................................................................................................
    2.Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình
    xuống sẽ được nâng lên” (câu 14)
    Chúa Giêsu, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, là mẫu gương sống công
    chính cho chúng ta. Xin đọc và ngẫm lời T. Phaolô: Philiphê 2,1-
    11 để nghiệm rõ lời Chúa dạy tôi. Tôi thưa với Chúa Giêsu thế
    nào?
    ................................................................................................
    .................................................................................................
    3. Chiêm nghiệm 3: tôi chọn 1 lời đánh động mình hôm nay.
    .................................................................................................
    .................................................................................................
    .................................................................................................

Subcategories