3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHUT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     
     


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    14/10/22 THỨ SÁU TUẦN 28 TN
    Th. Ca-lít-tô I, giáo hoàng, tử đạo


    TIN MỪNG Lc 12,1-7

     
    THÀNH TÍCH THẬT
     
    “Anh em phải coi chừng men Pha-ri-sêu, tức là thói đạo đức giả. Không có gì che giấu mà sẽ không bị lộ ra, không có gì bí mật mà người ta sẽ không biết.” (Lc 12,1-2)

    Suy niệm: Thành tích là điều tốt đẹp khi nó đánh giá đúng với khả năng thực sự. Nhưng nó biến thành ‘căn bệnh’ - quen gọi là bệnh thành tích - khi nó chỉ là một hình nộm trong ruột rỗng tuếch được phủ lên một lớp vỏ thành tích mà người ta kiếm được bằng những phương thế gian dối. Căn bệnh thành tích này đã có từ lâu nhưng nay đã lan tràn vào hết mọi lĩnh vực: nào là mua điểm, mua bằng, chạy trường, nào là gian lận, báo cáo thống kê bằng những ‘con số đẹp’… Kiểu đạo đức giả của luật sĩ và biệt phái cũng là một thứ bệnh thành tích mà Chúa Giê-su lên án một cách nặng nề. Trước mắt Thiên Chúa, “không có gì che giấu mà không bị lộ ra, không có gì bí mật mà người ta sẽ không biết.” Sống người thật, việc thật trước mặt Chúa cũng như anh em mới là giá trị thật.

    Mời Bạn: Trong xã hội mà bệnh thành tích lan tràn, sống trung thực theo Phúc Âm là một lời chứng mạnh mẽ và đầy thuyết phục. Bạn hãy tin tưởng và can đảm lên vì chúng ta “còn quí giá hơn muôn vàn chim sẻ” (Mt 10,31).

    Chia sẻ: Thử xét xem những báo cáo của chúng ta có bị nhiễm căn bệnh thành tích này chưa? Con cái của chúng ta có thói quen gian dối không?

    Sống Lời Chúa: Tôi dành thời gian để tĩnh tâm, cầu nguyện và kiểm điểm đời sống để tôi đặt mình trước nhan Chúa và nhận ra con người thật của mình.

    Cầu nguyện: Xin Chúa cho chúng con hiểu và sống tinh thần đạo đức của Chúa để chúng con được biến đổi sâu xa từ bên trong lan tỏa tinh thần của Chúa ra chung quanh.

    gplongxuyen. 

     

SỐNG VÀ CHI SẺ LC - LM TRẦM PHÚC - CN29TN-C

  •  LM TRẦM PHÚC
     
     

    GỢI Ý SUY NIỆM LỜI CHÚA

    Chúa Nhật 29 Thường Niên năm C

    Lời Chúa : Lc 18,1-8

     

         Đây không phải là lần thứ nhất Chúa Giêsu dạy các tông đồ cầu nguyện. Nhưng mỗi lần Chúa dạy một khía cạnh khác nhau. Hôm nay, chúng ta được nghe một dụ ngôn mà thánh Luca giới thiệu ngay rằng : phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. Nhân vật chính trong dụ ngôn là một bà goá tranh đấu để được minh xét vì bà bị người khác ức hiếp.

         Trong xã hội Do thái, bà goá là người cô thân, không ai nâng đỡ. Bà đến xin một ông quan toà cứu xét hoàn cảnh của mình. Nhưng quan toà nầy lại là một con người bạo ngược, không coi ai ra gì. Vì thế lời cầu khẩn của một bà goá nghèo nàn có là gì đối với ông. Nhiều lần bà đến xin ông xét xử cho, nhưng vô ích. Ông không để ý gì đến lời thỉnh cầu của bà. Bà không nản lòng và cứ đến nài xin mãi. Sau cùng, ông quan toà bạo ngược nầy phải chịu thua vì bực bội, ông đã cứu xét cho bà. Bà goá, tay không chân rồi, không ai nâng đỡ, nhưng sau cùng đã thắng được sự dửng dưng của quan toà nhờ sự kiên trì bền bĩ của bà.

         Đem so sánh Chúa Cha với một ông quan tòa bạo ngược thật ra không thích hợp cho lắm, nhưng Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến sự bền chí của bà goá. Đối với một người xấu xa như ông quan toà nầy mà sự bền bĩ còn thắng được thì đối với Cha trên trời, là một người cha đầy lòng thương xót thì càng dễ dàng hơn biết bao !

         Cầu nguyện, chúng ta là những con người hèn mọn tội lỗi, là thái độ của con người cần đến lòng thương xót của Chúa. Thế nhưng có rất nhiều người, cầu nguyện là đỏi hỏi Chúa chứ không phải nài xin. Làm như họ có quyền  và Chúa phải nghe lời họ xin, Chúa phải thoả mãn những nhu cầu của họ khi họ cần. Nếu không thoả mãn những đòi hỏi của họ, họ sẽ không cầu xin gì nữa. Vì thế, nhiều người không cỏn biết cầu nguyện là gì nữa.

         Hiện nay, đời sống vật chất dồi dào, tiền bạc, nhà cửa huy hoàng. Con người chỉ sống cho vật chât, đua đòi tiện nghi, không cần nghĩ đến linh hồn. Có thể nói, con người hôm nay có thể tự lo cho mình mà không cần Thiên Chúa. Vì thế, cầu nguyện trở thành vô ích, thừa thãi. Nhưng có đúng như vậy không ? Gần đây, chúng ta nghe tin nhiều cơn bão đã quét sạch các thành phố, con người, xe cộ trôi như bèo, những cuộc chiến tranh xảy ra khắp nơi trên thế giới, tàn phá hết bao nhiêu thành thị, làng mạc. Vũ khí tối tân tiêu diệt từng ngàn binh sĩ…Con người tiêu diệt lẫn nhau. Không có Chúa, con người chỉ biết tranh chấp và giết hại lẫn nhau mà thôi. Cuộc sống con người càng ngày càng mong manh. Khoa học mang lại cho con người nhiều tiện nghi nhưng lại tàn phá con người một cách không thương tiếc. Chúng ta không thể nào sống mà không có Chúa. Con người trong vụ trụ nầy chỉ là một phần tử nhỏ không đáng giá. Ai không cần Chúa, nhưng chúng ta, những kẻ tin, chúng ta cần Chúa, vì Chúa chính là nơi chúng ta ẩn náu, là hạnh phúc của cuộc đời chúng ta. Không có Chúa, cuộc sống chúng ta sẽ không còn ý nghĩa, chúng ta không biết đi về đâu. Chính thánh Phêrô đã nói như thế : “ Bỏ Thầy con biết theo ai, chỉ có Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời”.

         Cầu nguyện tức là cảm thấy Chúa là nguồn sống , là tất cả. Phải cầu nguyện luôn vì chúng ta cần Chúa như cần không khí, cần nước uống. chúng ta không có quyền đòi hỏi Chúa theo ý chúng ta, chúng ta chỉ có thể chờ đợi lòng thương xót của Chúa thôi. Chúa có thì giờ. Nhiều lúc Chúa để chúng ta chờ đợi lâu, vì Ngài biết chúng cần những gì, và lúc nào. Chúng ta cầu xin Chúa những ơn cần thiết cho cuộc sống, nhưng lắm lúc chúng ta cầu xin những điều không thích hợp. Chúa sẽ không đáp ứng những đòi hỏi vô căn cứ hay chỉ là thiệt hại cho chúng ta.

         Hãy nhìn Chúa Giêsu cầu nguyện để học cầu nguyện như Ngài. Đó là cách hay nhất để biết cầu nguyện. Các thánh sử nói rằng, Ngài thức thâu đêm cầu nguyện với Chúa Cha. Cuộc đời trần thế của Ngài là một lời cầu nguyện nối dài. Ngài vâng phục ý Cha Ngài trọn vẹn, đó chính là một lời cầu đẹp ý Cha. Chúng ta có thể biến cuộc sống lao nhọc hằng ngày của chúng ta thành một lời cầu nguyện như Ngài. Nhưng chúng ta được một hồng ân cao quí khi chúng ta đến ăn lấy Ngài nơi bàn tiệc Thánh Thể. Chúng ta không còn cô đơn nữa.

    Chính Chúa Giêsu đến trong chúng ta, cùng cầu nguyện với chúng ta, thì xin gì, chúng ta cũng sẽ được nhậm lời. Và có lẽ lúc ấy, chúng ta không còn cầu xin gì hơn là Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Lời cầu của chúng ta trở thành yêu thương. Cầu nguyện cuối cùng là yêu thương.

    Lm Trầm Phúc

    Kính chuyển:

    Hồng

     

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LECTIO DIVINA CN29TN-C

 
  • NĂM PHỤNG V 2022.C
     
    LECTIO DIVINA - CHÚA NHT 29 TN
     
    NHNG KẺ CHÚA ĐÃ TUYỂN CHN
    PHI CU NGUYỆN LUÔN KHÔNG ĐƯỢC NN CHÍ"
    TIN MỪNG Luca 18, 7.1
     
    Hát thánh ca khai mc.
    Chúng ta hãy cu nguyện để bắt đầu.
     
    Nhân Danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thn. Amen
     
    Ly Chúa là Thiên Chúa toàn năng, và cũng là tình yêu bất tn,
    xin d lòng thương xót chúng con là con cái Chúa,
    mà giúp chúng con thoát cnh ngt nghèo.
    Xin cng c lòng tin ca chúng con
    để chúng con không bao gi ng vc
    rng Chúa tht là Cha nhân hin
    luôn hết tình yêu mến đoàn con.
    Chúng con cu xin nh Đức Kitô Chúa chúng con. Amen
    (Sách l Rôma, Li nguyn Cu cho mi nhu cu B)
     
    1. LẮNG NGHE LỜI CHÚA
    Tin Mừng theo T. Luca 18,1-8.
    Một người công bố Lời Chúa. Mọi người đứng lắng nghe.
    Sau đó, mỗi người, ngồi, tự mình đọc lại Lời Chúa, to--chậm, đủ
    nghe, một hay hai lần, nếu cần.
     
    2. NH LI LỜI CHÚA ĐỂ GI NHN
    Sau khi đọc, dành vài phút thinh lng, nh li Lời Chúa và suy nghĩ để ghi nhn
    1 li chạm đến tôi, da theocác câu hi gi ý sau :
    Lời Chúa hôm nay nói gì với TRÍ tôi về Chúa Giêsu?
    Tôi hiểu biết Chúa tôi rõ hơn ở chỗ nào?
    Lời Chúa hôm nay đánh động TÂM tôi ở chỗ nào?
    Lòng tôi được thúc đẩy yêu mến Chúa Giêsu hơn ở điểm nào?
    Lời Chúa hôm nay thúc đẩy THÂN tôi làm gì để đi theo Chúa?
     
    (Nếu đã quen làm Lectio Divina, sau khi suy niệm, có thể mời vài người chia sẻ
    vắn tắt câu trả lời của mình. Không giải thích).
  •  
  • 3. CHIÊM NGHIỆM ĐỂ NHẬN RA Ý CHÚA
     
    Đọc lại Lời Chúa một lần nữa, sau đó suy nghĩ: Lời Chúa tôi nghe được hôm
    nay nối kết với kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày của tôi ở chỗ nào?
     
    KHÔNG CHIA SẺ CHUNG
     
    1. Chúa Giêsu dạy các môn đệ phải cầu nguyện luôn, không được
    nản chí (câu 1)Vì chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho
    những kẻ Ngài tuyên chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Ngài
    sao? (câu 7)
    Tại sao Chúa Giêsu dạy chúng ta phải cầu nguyện luôn và không được nản
    chí? Trước đó, trong chương 16 và 17, T. Luca đã kể :
    Chúa Giêsu kể câu chuyên ông Ladarô và ông nhà giàu.
    Các tông đồ xin Thầy thêm lòng tin cho mình (Lc 17,5). Rồi khi nghe
    Chúa Giêsu báo trước những khốn khó và bất ngờ sẽ xảy ra “trước ngày
    Con Người được mạc khải” (Lc 17,26-30), họ đã hỏi “Khi nào Con
    Người được mạc khải” (Lc 17, 37).
    Lời Chúa dạy phảicầu nguyện trả lờicho các vấn nạn và thứ thách đó.
    Đàng khác, cho dù chuyện gì sẽ xảy ra đi nữa, tựa như cầu chuyện bà góa
    và quan tòa bất chính (c. 2-5), các môn đệ phải luôn giữ vững niềm tin vào
    lòng thương xót và trung thành của Thiên Chúa đối với “những kẻ Ngài
    tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Ngài” (c. 7)
    Thái độ của tôi đối với việc cầu nguyện thế nào? Để làm gì? Tôi có còn
    tín thác vào lòng nhân hậu và thương xót của Thiên Chúa đối với mình kể
    cả khi những lời cầu xin tha thiết của mình chưa được đáp trả?
    ...........................................................................................................
    ...........................................................................................................
    2. "Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt
    đất nữa không?" (câu 8).
    Li này ca Chúa Giêsu phải chăng quá bi quan? Trong hoàn cnh chông
    chênh ca thế gii và xã hi hiện nay, để vng tin sng và ch đợi Vương
    Quc của Thiên Chúa được hoàn thành, cn phi có mt Nim Tin vào AI
    và như thế nào? Vấn đề ct lõi phải chăng là Lòng Thương Xót ca Thiên
    Chúa xưa đã được tỏ bày nơi thập giá – có còn được lòng con người bám
    chc na không? Vi trái tim ca trẻ thơ (câu 16-17) ?

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LM TRẦN NGÀ - CN29TN-C

 ANHLE CHUYỂN
  • Nương tựa vào Chúa
    (Suy niệm Tin mừng Luca (18, 1-8) trích đọc vào Chúa Nhật 29 thường niên)
    Cuộc đời có vô vàn sóng gió, nhiều nguy cơ đe dọa cuộc sống con người, như những
    chứng bệnh ngặt nghèo vô phương cứu chữa, những thiệt hại nặng nề do thiên tai bão
    lũ gây ra hay những tang tóc, đổ vỡ đau thương trong gia đình và nhiều nguy cơ
    nghiêm trọng khác, khiến con người cảm thấy lo âu, sợ hãi, đau buồn, thất vọng… mà
    chẳng biết trông cậy vào ai.
    Một khi tâm hồn bị giày vò, bị tổn thương bởi những cảm xúc tiêu cực như thế thì sức
    khỏe thể xác cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
    Vì không vượt thắng được những đau thương trong cuộc đời, nhiều người phải tìm
    quên trong rượu bia, ma túy; có người mắc chứng trầm cảm nặng hoặc tự kết liễu đời
    mình cách đau thương!
    Qua trích đoạn Tin mừng hôm nay, Chúa Giê-su trấn an chúng ta, giúp chúng ta vượt
    qua đau thương bằng cách tựa nương vào Thiên Chúa là Cha nhân lành; Ngài luôn yêu
    thương săn sóc nâng đỡ, giúp chúng ta vượt qua muôn vàn gian nan khốn khó.
    Để thuyết phục chúng ta vững lòng nương tựa vào Thiên Chúa, Ngài dùng dụ ngôn sau
    đây:
    Có ông quan tòa khắc nghiệt, không kính sợ Thiên Chúa, chẳng coi ai ra gì. Lại có bà
    góa cô thân yếu thế, lâm cảnh oan khiên, nhiều lần chạy đến van nài ông bênh đỡ cho
    khỏi bị người ta ức hiếp. Thế nhưng ông phớt lờ, chẳng đếm xỉa gì đến những lời van
    xin đó.
    Thế rồi, vì bà góa nầy cứ van nài mãi, nên ông đành phải nhượng bộ, đáp ứng nguyện
    vọng của bà.
    Qua dụ ngôn nầy, Chúa Giê-su dạy ta biết rằng: Cho dù ông quan tòa vô tâm và khắc
    nghiệt đến đâu đi nữa, vẫn đáp ứng nguyện vọng của bà góa cô thế cô thân. Lẽ nào
    Thiên Chúa là Cha nhân từ, đành ngoảnh mặt quay lưng trước lời nguyện cầu chúng ta
    dâng lên Ngài hay sao! Chắc chắn Chúa sẽ nhận lời, miễn là chúng ta kiên nhẫn cầu
    xin.
    Và Ngài cũng dạy rằng: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ
    mở cho” (Lc 11,9).
    Tuy nhiên, trong cuộc sống hằng ngày, có khi chúng ta cầu xin điều nào đó liên tục mà
    Chúa chẳng ban. Từ đó, nhiều người đâm ra giận hờn, oán trách, không còn yêu mến
    phụng thờ Chúa nữa.
    Nên nhớ rằng, đôi lúc vì hạnh phúc của chúng ta, Thiên Chúa không ban điều ta xin
    nhưng lại ban tặng điều khác quý báu hơn nhiều, như người mẹ tốt lành từ chối không
    cho con bánh ngọt có hại, nhưng lại cho thức ăn lành mạnh và sách vở học hành.
    Không cho cá nhưng lại cho chiếc cần câu
    Có những người cha khôn ngoan, không muốn con mình trở thành kẻ ăn xin lười biếng,
    “nằm há miệng chờ sung” mà muốn tạo cơ hội cho con cái trưởng thành, nên khi đứa
    con xin cá, ông không cho cá mà lại cho chiếc cần câu. Thế là nhờ sở hữu chiếc cần
    câu, đứa con có được hàng trăm con cá mà chẳng phải ngửa tay xin ăn từng bữa, từng
    ngày.
    Ý tưởng nầy đã được một tác giả diễn tả cách chí lý như sau:
  • “Tôi xin sức mạnh...
    Và Ngài đã cho tôi gặp khó khăn để trui rèn tôi nên mạnh mẽ.
    Tôi xin khôn ngoan...
    Và Ngài đã cho tôi gặp những vấn đề (như những bài toán khó) để giải quyết, nhờ đó
    tôi trở thành người khôn ngoan.
    Tôi xin tiền của...
    Và Ngài đã cho tôi khối óc và bắp thịt để làm việc, nhờ đó tôi trở nên giàu có.
    Thế là tuy không trực tiếp nhận được những gì tôi xin...
    Nhưng tôi có được những thứ tôi cần.” (Khuyết danh)
    Lạy Chúa Giê-su,
    Chỉ có Chúa là nơi nương tựa vững chắc nhất trong cuộc đời. Xin cho chúng con biết
    hướng tâm hồn về Chúa, hết lòng yêu mến, cậy trông, phó thác vào Chúa. Nhờ đó,
    chúng con sẽ vượt qua mọi gian nan sóng gió trong cuộc đời và luôn được bình an,
    hạnh phúc vì có Chúa ở kề bên. Amen.
    Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
    Chúa Nhật 29 thường niên
    Luca 18, 1-8
    1
    Đức Giê-su kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn,
    không được nản chí.
    2
    Người nói: "Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng
    kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì.
    3
    Trong thành đó, cũngcó một bà goá.
    Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: "Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho.
    4
    Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: "Dầu rằng
    ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì,
    5
    nhưng mụ goá này quấyrầy
    mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc."
    6
    Rồi Chúa nói: "Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó!
    7
    Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa
    lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với
    Ngườisao?LẽnàoNgườibắthọchờđợimãi?
    8
    Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ
    mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng
    tin trên mặt đất nữa chăng? "

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LM MINHANH - THỨ TƯ

  •  LM MINH ANH
     
     


     
     
     
    THỨ TƯ CN28TN-C

    HOA TRÁI CỦA MỘT TÌNH YÊU MÃNH LIỆT

    TIN MỪNG LUCA 11, 42-46

    “Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái!”. (CÂU 42,43,44)

    Nathaniel Hawthorne nói, “Không một người nào, trong một khoảng thời gian đáng kể nào, lại có thể mang một khuôn mặt cho mình, cùng lúc, một khuôn mặt khác cho công chúng, mà cuối cùng không cảm thấy hoang mang về cái nào là thật. Bởi lẽ, những gì là nhân văn, những gì là trung thực và bác ái chỉ có thể là ‘hoa trái của một tình yêu mãnh liệt’ tự bên trong!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Ý tưởng của Nathaniel Hawthorne sẽ được gặp lại trong Tin Mừng hôm nay, khi chúng ta biết rằng, lời lẽ cứng rắn của Chúa Giêsu dành cho những người biệt phái, “Khốn cho các ngươi!”, “Khốn cho các ngươi!”, chính là ‘hoa trái của một tình yêu mãnh liệt’ và khao khát sự cứu rỗi cho những người mà Ngài đã nặng lời, chứ không phải là một sự cay đắng dữ dội dành cho họ.

    Có bao giờ bạn thấy mình bắt nhịp với Chúa Giêsu trong những đoạn Tin Mừng tương tự? “Chúa cứ nguyền rủa đi! Họ xứng với điều này!”. Thử tưởng tượng bạn và tôi đang có mặt ở đó, chúng ta khoanh tay, nghiêm nghị, lắc đầu ngao ngán trước hạng đạo đức giả; sau đó, suy nghĩ của chúng ta chuyển sang một người quen biết vốn cũng nên nhận được “sự chì chiết tốt lành này!”; có thể là một Linh mục, một Giám mục, đối tượng của sự trách móc tinh thần này.

    Tuy nhiên, sẽ sâu sắc và thú vị hơn, nếu chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của những con người mà bấy lâu chúng ta hết sức ngưỡng mộ. Thì ra tôi cũng có một trái tim chai sạn và khô cằn không hơn gì những người biệt phái! Và dẫu có thể cùng Chúa Giêsu kết án họ, nhưng tôi đã không yêu họ như Ngài yêu. Chúng ta quên rằng, Chúa Kitô cũng đã hiến mạng cho những người Pharisêu, vốn là những con người mà Ngài đang tìm kiếm, kêu gọi họ hoán cải; thậm chí, nếu họ là những người duy nhất cần cứu, thì Ngài cũng đến để cứu! Mở lời phê phán thật dễ, nhưng một lời mời biến đổi lại chỉ có thể đến từ một trái tim biết yêu vốn ấp ủ chồi lộc để trổ sinh những ‘hoa trái của một tình yêu mãnh liệt!’. Đó là “hoa trái của Thánh Thần” mà thánh Phaolô đề cập trong thư Galata hôm nay, “Yêu thương, vui mừng, bình an, nhẫn nại, nhân từ, hiền lành, khoan dung, dịu hiền, trung trực, đức hạnh, tiết độ, trinh khiết”.

    Suy nghĩ đến đây, chúng ta liên tưởng đến một cụm từ khá ‘thời sự’, “Hiệp Hội Những Người Công Giáo Quạu Cọ”. Ai mà không phát hiện ra ít nhất một điều sai trái trong giáo xứ hoặc giáo phận mình? Một số là nhìn thấy, cầu nguyện và tìm hướng giải quyết khó khăn; số khác là ‘chằm hăm’ đến chúng! Nhóm hai này là “Hiệp Hội” chúng ta đang nói. Với chuỗi Mân Côi, họ suy gẫm “các mầu nhiệm Nguyền Rủa”; Chúa Giêsu nguyền rủa cây vả; Ngài cầm roi tẩy uế đền thờ; kết án các kinh sư… Tôi có thể là một thành viên ẩn danh; hay ít nữa, một người ủng hộ hiệp hội này. Đừng quên, Chúa Giêsu đã dùng những lời lẽ cứng rắn, nhưng chúng chỉ là ‘hoa trái của một tình yêu mãnh liệt’ và khao khát cứu rỗi các linh hồn. Nếu có điều gì cay đắng trong lòng, tôi cần xin Chúa ban ơn tha thứ và biết tha thứ như Ngài.

    Anh Chị em,

    “Khốn cho các ngươi!”. Chúa Giêsu, một nhà sư phạm, một nhà giáo dục bậc thầy; Ngài biết cách đưa các linh hồn theo tiến trình ‘từng chút’, từng chút theo tốc độ và mức độ họ lãnh hội. Là Kitô hữu, chúng ta được kêu gọi để soi sáng lương tâm những người chung quanh bằng ánh sáng Chúa Kitô. Thánh Vịnh đáp ca thật ý nghĩa, “Lạy Chúa, ai theo Ngài sẽ nhận được ánh sáng ban sự sống”, sự sống cho mình, sự sống cho người! Tuy nhiên, nếu việc soi sáng của chúng ta chỉ đơn thuần là những lời lẽ hoa mỹ để kết án họ ‘càng nghiêm khắc càng tốt’ thì chúng ta cần xem xét, liệu Lời Chúa hôm nay có áp dụng cho chúng ta không, “Chất lên người ta những gánh nặng không thể vác, mà chính các ngươi dù một ngón tay cũng không động tới”.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin ban cho con một trái tim nhu mì, khiêm nhượng như trái tim Chúa; để những lời con nói, những việc con làm, chỉ là ‘hoa trái của một tình yêu mãnh liệt!’”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

Subcategories