8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - BỀN CHÍ CẦU NGUYỆN

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     

    Xin sẽ được – Bền chí cầu nguyện


    Năm 1961 chị Maria La, trưởng Praesidium Đức Mẹ Yên Ủi kẻ âu lo ở giáo xứ Bủng đã tường thuật câu chuyện sau đây:

    Trong một buổi họp, nghe hội viên phúc trình về trường hợp bà Nguyễn Thị Chòi, một người đạo dòng có chồng bên lương; chồng chết, bà bỏ nhà vào tu chùa và đã quy y được sáu năm.  Sau bị bãi rồi không giúp việc công quả trong chùa được nữa thì về ở với con cháu.  Chị em Legio hay tin, mỗi tuần thay phiên nhau đến viếng thăm an ủi bà.  Nhưng lần nào bà cũng quay mặt vào vách không tiếp.  Praesidium vẫn cử người đến với bà suốt gần một năm, nhưng vẫn bị đối sử lạnh nhạt, rồi bị từ chối: “Đừng đến đây nữa, tôi không có đạo.”  Khu vực bà Chòi ở lúc bấy giờ là ấp Thanh Qui, xã An Thanh (Bủng) hoàn toàn mất an ninh.

    Các chiến sĩ của Mẹ vẫn không nản, lướt thắng mọi trở ngại, bền đỗ kêu xin Đức Mẹ và Chúa Thánh Linh ban cho bà ơn trở lại.

    Một hôm chị trưởng Praesidium lại đến thăm, bà Chòi vẫn không tiếp; các chị an ủi và hỏi thăm sức khoẻ, lần lần thấy bà vui vẻ, một chị bạo dạn hỏi:

    Bà có nhớ người đỡ đầu khi bà chịu phép rửa tội là ai không?

    -Là bà Sáu Sang.

    Còn người đỡ đầu bà trong phép Thêm Sức?

    -Là bà Năm Sọ.

    Chị trưởng hy vọng ơn Chúa đã đến với bà, chị an ủi khuyên bà trở về với Chúa, Chúa còn chờ đợi bà đến nay.  Bà cảm động bằng lòng trở lại.  Các chị giúp bà xét mình rồi xưng tội cách sốt sắng.  Từ đó, các chị vẫn tiếp tục đến săn sóc.  Một năm sau bà chết bằng an sau khi lãnh các phép bí tích sau hết bởi cha linh giám Praesidium là cha Tôma Sum.  Bà đã bỏ Chúa 30 năm.

    (Legio Mariae, số 169, tr. 547)

    Lm. Đoàn Quang góp nhặt

     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - SỰ KỲ DIỆU CỦA THÁNH LỄ

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Jun 4 at 9:18 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    SỰ THẦN BÍ KỲ DIỆU PHI THƯỜNG CỦA THÁNH LỄ

     
    Mỗi thánh lễ là một sự thần bí kỳ diệu phi thường, vì tất cả những công nghiệp vô cùng của Con Chiên Thiên Chúa trên thập giá lại được diễn lại như lần đầu Chúa Giêsu tử nạn trên đồi Canvê. 
    Thánh Augustine nói: “Thật tuyệt vời cho những linh mục vì họ được ôm ấp Chúa Kitô trong đôi tay mỗi lần họ dâng thánh lễ.” Và trong thánh lễ, Máu Thánh Chúa tuôn ra để canh tân cho những linh hồn tội lỗi.” Bởi vậy thánh lễ được coi ngang hàng với những sự hy sinh của Chúa trên đồi Canvê. Trong thánh lễ Chúa cũng chết giống như lần đầu khi Chúa chết trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Do đó thánh lễ có giá trị vô biên như cái chết trên đồi Canvê của Chúa, và đổ xuống cho loài người những ơn ích vô biên của thánh lễ. Thánh lễ và đồi Canvê là một, có khác chăng là một bên là hình ảnh đồi Canvê, còn bên kia là hình ảnh bàn thờ. Trong mỗi thánh lễ, Máu Thánh Chúa lại đổ ra cho chúng ta lần nữa.
     
    Thánh John Damascene nói: “Nếu ai mong mỏi được biết làm cách nào bánh thánh trở thành Thánh Thể của Chúa Kitô, tôi sẽ nói cho người đó biết là: “Chúa Thánh Thần bao trùm lấy vị linh mục và tác động trên người như đã tác động trên Đức Mẹ Đồng trinh xưa kia khi Thiên Thần tới truyền tin cho Đức Mẹ.” Vì thế, có thể nói một cách rất bóng bẩy như thánh Bonaventure: “Thiên Chúa khi ngự xuống trên bàn thờ không khác gì lần đầu Người xuống thai trong lòng Trinh Nữ Maria.”
     
    Trên trái đất và ngay cả trên Thiên Đàng không có gì làm vinh danh Chúa hơn là dự thánh lễ, đồng thời chúng ta cũng lãnh nhận biết bao ơn sủng của Chúa. Với thánh lễ chúng ta dâng lên Chúa sự chúc tụng lớn lao nhất, vinh danh nhất, Chúa mong muốn cho chúng ta dâng lên Chúa sự cám ơn hoàn hảo nhất, vì tất cả những ân huệ Chúa ban cho chúng ta cũng là cách cho chúng ta ăn năn sửa đổi những lỗi lầm. Không có cách nào tốt hơn bằng cách dâng thánh lễ để cầu nguyện cho kẻ có tội ăn năn trở lại. Nếu các bà mẹ muốn dâng lễ cầu cho những đứa con lầm lạc; hoặc các bà vợ cần cầu cho những ông chồng bê bối hay khô khan nguội lạnh thì thánh lễ Misa sẽ là cách tốt nhất để cầu nguyện cho họ.
     
    Không có sự cầu nguyện nào đắc lực hơn là dâng thánh lễ cầu cho các linh hồn trong Lửa Luyện Tội, vì dưới đó có thể là cha mẹ, là anh em, thân bằng quyến thuộc của mình, chúng ta có thể giúp họ giải thoát những đớn đau một cách dễ dàng bằng cách dự thánh lễ để cầu cho họ.R
     
    FR. O’SULLIVAN

     

     
     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - PHỤC VỤ THIÊN CHÚA

 

  •  
    nguyenthi leyen chuyển
     
    Wed, Jun 2 at 3:17 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    PHỤC VỤ THIÊN CHÚA
     
    Dân Do thái là dân riêng được Thiên Chúa tuyển chọn. Để phục vụ Thiên Chúa. Để làm chứng về Thiên Chúa. Khi Dân Chúa không phục vụ Thiên Chúa. Họ bị biến chất. Và sẽ bị thay đổi.
     
    Cây vả là một minh hoạ. Trong Kinh Thánh, cây vả và cây nho thường được dùng để chỉ Dân Chúa. Cây vả này không phục vụ Thiên Chúa. Không có quả khi Chúa đến tìm. Nên nó bị thay thế. Nó phải chết.
    Đền thờ là một minh hoạ càng rõ nét hơn. Đền Thờ để phục vụ Thiên Chúa. Nhưng đã biến thành nơi phục vụ lợi nhuận của con người. Đó là hang trộm cướp. Vì con người cướp quyền Thiên Chúa. Vì thế nó phải được thanh tẩy. Đền thờ cũ bị thay thế. Đền thờ mới sẽ là thân thể Chúa Giê-su. Thân thể con người. Của lễ không còn phải là chiên, bò, bồ câu. Nhưng là chính Chúa Giê-su.
     
    Con người để phục vụ Thiên Chúa. Những ai không phục vụ Thiên Chúa sẽ mau chóng tàn lụi. Những con người đánh mất căn tính. Như cây vả và đền thờ. Sẽ mau chóng tàn lụi. “Có những người không còn ai nhớ nữa. Họ qua đi như chẳng bao giờ có”. Còn những người kiên trì phục vụ Thiên Chúa. Chuyên chăm giữ vững giao ước, thực thi Lề Luật. Thì dòng dõi tồn tại. Và vinh quang chói sáng: “Các vị sau đây là những người đạo hạnh, công đức của các ngài không chìm vào quên lãng. Dòng dõi các ngài sẽ muôn đời tồn tại. Vinh quang các ngài sẽ chẳng phai mờ” (năm lẻ).
     
    Có biến chất là vì những ích kỷ quy về bản thân luôn là một cơn cám dỗ lớn. Vì thế thư Phê-rô khuyên nhủ ta kiên trì phục vụ Thiên Chúa. Bằng tuân giữ điều răn Chúa truyền: Hãy yêu thương. Phục vụ. Đừng phí phạm ơn Chúa. “Ai có nói thì nói lời Thiên Chúa. Ai phục vụ, thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban.
    Như thế, trong mọi việc, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa”. Để được như thế phải kiên trì vượt qua mọi cám dỗ thử thách. Như thế, “khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cũng được vui mừng hoan hỷ” (năm chẵn).
     
    TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - KHÔNG GIAN CHO THÁNH THẦN

KHÔNG GIAN CHO THÁNH THẦN

 “Đấng Thánh cao cả của Israel ở giữa ngươi!”.

Một cậu bé về quê nghỉ hè ở nhà bà ngoại. Tình cờ, một bà phước ghé thăm. Sau khi chào hỏi, cậu bé chăm chỉ với tập truyện tranh Thánh Kinh ở một góc phòng. Bà phước nghĩ, nên có một điều gì đó để đùa với cậu; bà lên tiếng, “Này con, con có thể nói cho bà một điều gì đó ‘Chúa có thể làm’, bà sẽ cho con một quả táo thật to và bóng loáng”. Suy nghĩ một lúc, cậu bé trả lời, “Thưa bà, nếu bà có thể cho con biết một điều gì đó mà ‘Chúa không thể làm’, con sẽ biếu bà cả một thùng táo!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Vậy mà có ‘hơn một điều’ con người tưởng ‘Chúa không thể làm’ thì Ngài đã làm; đó cũng là những gì đã xảy ra với hai người phụ nữ trong ngày lễ Đức Mẹ Thăm Viếng Bà Élisabeth hôm nay.

Thật bất ngờ, hôm nay, phụng vụ Lời Chúa dùng một thánh ca Isaia thay cho Thánh Vịnh đáp ca, “Đấng Thánh cao cả của Israel ở giữa ngươi!”. Đó là một lời sấm đầy khích lệ, nói về ngày Thiên Chúa viếng thăm và cứu dân Ngài; lời sấm ấy đã hoá thực trong ngày Đức Mẹ, dạ cưu mang Con Chúa, mở ra một ‘không gian cho Thánh Thần’, khi Mẹ đến thăm gia đình ông bà Zacaria.

Hình ảnh hai người mẹ hân hoan ngày ấy hiện thực hoá lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ Xôphônia với bài đọc hôm nay, “Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy hân hoan và nhảy mừng hết tâm hồn! Chúa đã rút lại lời kết án ngươi, và đã đẩy lui quân thù của ngươi. Vua Israel là Chúa ở giữa ngươi!”.

Cuộc viếng thăm người chị họ của Mẹ được xem như một sự đùn đẩy của Thánh Thần. Thánh sử Luca đã ghi lại nhiều chi tiết về cuộc đời Mẹ, nhưng hẳn vẫn chưa kể hết, như Gioan tông đồ nói, “còn rất nhiều điều không được viết ra”; tuy nhiên, nếu chúng ta biết tất cả những gì Thiên Chúa đã làm nơi Mẹ thì thiên đàng sẽ là một lỗ hổng và không còn là thiên đàng chút nào! Cuộc viếng thăm này có một ý nghĩa sâu sắc, vì đây là lần đầu tiên Đức Maria công khai thực hiện ‘vai trò trung gian của Con Thiên Chúa’; Mẹ quảng đại chấp nhận làm trung gian cho việc Nhập Thể, đặt thân xác mình vào vị trí của Thiên Chúa. Mẹ, Hòm Giao Ước, cất giữ một kho báu còn quý hơn cả những bia đá cũ của Môisen; Mẹ, Sao Mai, toả sáng giữa đêm đen trước khi ‘Mặt Trời Huy Hoàng Giêsu’ mọc lên ở cuối trời đông, rạng rỡ ‘một ngày mới’; và Mẹ, Mẹ Chúa Kitô, Mẹ Hội Thánh, cưu mang “Đấng là Đầu của Hội Thánh’ trước khi cưu mang ‘Thân Thể Mầu Nhiệm’ của Ngài trong lòng.

Sự hiện diện của Chúa Kitô nơi cung lòng Mẹ toả ra như sức chiếu của những tia X quang, dội lại trong lời nói và cử chỉ đầy niềm tin của ​​Élizabeth và Gioan, vốn đang nhảy mừng trong dạ mẹ. Élizabeth đã thốt lên những lời duyên dáng, mà ‘vô số cung giọng’ sẽ tiếp tục cất lên bằng ‘vô số ngôn ngữ’ ‘vô tỷ’ lần trong ‘vô số các thời đại’, “Bà có phước lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu, Con lòng Bà gồm phước lạ!”. Cuộc viếng thăm này là một trong những nguồn gốc của Kinh Kính Mừng. Élizabeth là một tiên tri! Để một tiên tri là tiên tri, lời họ phải thành sự thật. Lời Élizabeth đã đúng và là sự thật! Quả thế, Maria được chúc phúc giữa muôn muôn phụ nữ, và ‘Quả Phúc’ lòng Mẹ đã tạo nên một sự khác biệt cho thế giới! Mẹ không cho mình là tài đức nhưng làm lệch hướng mọi sự để quy về Thiên Chúa hơn là quy cho lòng quảng đại của chính Mẹ, “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa… vì Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ của Chúa”. Mẹ tiên phong mở ra một ‘không gian cho Thánh Thần’, dọn dẹp con đường rối rắm, um tùm kể từ tội lỗi của Evà. Với nhân loại sát cánh phía sau, Mẹ dẫn chúng ta trở lại một không gian mới để tái khám phá cội nguồn của tất cả Chân, Thiện, Mỹ.

Anh Chị em,

Corona đại dịch có lẽ đã giúp chúng ta đánh giá đầy đủ hơn những gì trước đó được coi là đương nhiên, thăm viếng và được viếng thăm. Chúng ta không được tạo ra để sống cô lập, nhưng để hiệp thông yêu thương; chúng ta được mời gọi đến thăm nhau theo những cách thức mở ra ‘không gian cho Thánh Thần’, để Ngài hoạt động và sáng tạo trong cuộc sống mình và trong cuộc sống những người chúng ta gặp gỡ. Mẹ Maria không chỉ trao cho Élizabeth mà còn nhận từ bà; bản thân Mẹ đã được Élizabeth chúc phúc. Đó là cách chúng ta không chỉ chúc phúc cho người chúng ta đến thăm, nhưng chúng ta còn được họ chúc phúc; quả là, khi cho đi, chúng ta nhận được nhiều hơn. Khi hai người cùng niềm tin gặp nhau, luôn luôn có một người thứ ba hiện diện, và đó là Chúa. Chúng ta có thể học từ Mẹ Maria và Élizabeth để chú ý đến ‘chiều kích tiềm ẩn’ của sự gặp gỡ này, đó là sự hiện diện của Chúa; đó là những ‘không gian cho Thánh Thần’, những không gian tuyệt vời của ân sủng!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, ơn gọi của con là nên sứ giả của Chúa cho người khác, xin dạy con biết mở ra những ‘không gian cho Thánh Thần’ qua từng người con gặp gỡ. Chớ gì cuộc gặp gỡ của hai người mẹ này trở nên khuôn mẫu cho tất cả những cuộc gặp gỡ của con với những người khác!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

------------------------------------------------

Related posts

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Lễ Chúa Ba Ngôi B

Video Player
 
00:00
 
15:16
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - HƯỚNG TÂM HỒN LÊN

HÃY NÂNG TÂM HỒN LÊN!

“Khi ấy, các môn đệ và Chúa Giêsu lên đường đi Giêrusalem, Ngài dẫn đầu đi trước họ”.

“Hãy hướng về mặt trời, bạn sẽ không còn thấy bóng tối!”. Đó là câu nói của một phụ nữ mất khả năng nghe, nhìn, từ mười sáu tháng tuổi. Helen Keller, một người khiếm thính, khiếm thị đầu tiên giành học vị Cử nhân Nghệ thuật. Tạp chí Time xếp cô vào 100 nhân vật tiêu biểu của thế kỷ 20. Nhà văn, nhà xã hội và diễn giả này đã tạo cảm hứng cho hàng triệu người, cô thúc giục họ, “‘Hãy nâng tâm hồn lên!’, nhìn về phía trước, gạt mọi chướng ngại; các giấc mơ của bạn sẽ không còn là mộng!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa hôm nay cũng là một lời mời gọi ‘Hãy nâng tâm hồn lên!’. Một dân tộc nâng tâm hồn lên để nhận biết, ngoài Thiên Chúa, không có chúa nào khác; một môn đệ nâng tâm hồn lên, hướng về ‘Mặt Trời Giêsu’ để nhận biết, ngoài con đường thập giá, Thầy của họ không có con đường nào khác.

Bài đọc Huấn Ca vừa là một lời cầu hướng lòng lên Chúa, vừa là một lời chúc khen, “Lạy Chúa muôn loài, xin thương xót và đoái nhìn chúng con. Xin cho các dân tộc nhận biết Chúa như chúng con đã nhận biết; vì ngoài Chúa ra, không có Chúa nào khác!”. Thánh Vịnh đáp ca cũng đồng tình với lời mời ‘Hãy nâng tâm hồn lên!’, “Lạy Chúa, xin hãy tỏ cho chúng con ánh sáng lòng từ bi của Chúa!”.

Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu đang hướng lên Giêrusalem, Ngài mời gọi các môn đệ ‘Hãy nâng tâm hồn lên!’ để cùng Ngài tiến lên thành đô trên cao đó, nơi Ngài sẽ hoàn tất thánh ý cao vời của Chúa Cha. “Ngài dẫn đầu đi trước họ” một cách kiên định, vững vàng; một số người thì bỡ ngỡ, số khác thì sợ hãi. Biết được điều đó, Chúa Giêsu giải thích cho họ những gì sắp xảy ra; rằng, Ngài sẽ bị nộp, bị kết án, chế giễu, đánh đòn và giết chết, nhưng Ngài cũng kịp trấn an, “và ngày thứ ba sẽ sống lại”. Thế nhưng, dường như họ không có khả năng nắm bắt thông điệp quan trọng ‘khá mới mẻ’ này; và với những ai ‘vô tình’, chắc chắn, không một điều nào trong thông điệp này có ý nghĩa đối với họ. Bằng chứng là hai anh em nhà Zêbêđê; họ ngỏ lời xin cho được “một chỗ bên tả, bên hữu trong vinh quang của Thầy”. Ở đây, xem ra hai người không hiểu được mức độ nghiêm trọng của hoàn cảnh. Nhiều người đang đồng hành với Chúa Giêsu, nhưng ở một khía cạnh nào đó, Ngài đang đi một mình! Đúng hơn, dù đồng hành với Thầy, nhưng rõ ràng, họ bước đi trên các ‘bước sóng’ khác nhau.

Hãy tạm coi đây như một ý hướng tốt lành của Giacôbê và Gioan. Họ là những người được Chúa Giêsu ưu ái; Ngài đích thân tuyển chọn, họ thường được Ngài đem theo trong các biến cố quan trọng, những khi Ngài đi cầu nguyện. Cả hai cảm thấy có tình cảm sâu đậm với Thầy; vì vậy, sẽ không ngạc nhiên khi họ ước ao được ở gần Thầy ‘thời’ Thầy bước vào vinh quang. Và có thể như thế! Vì lẽ, Chúa Giêsu đã không mảy may quở trách họ về lời thỉnh cầu này, cho dẫu điều đó xảy ra vào thời điểm trái tim Ngài trĩu nặng với những bận tâm sâu sắc hơn. Ngài mời họ suy gẫm về hậu kết của lời thỉnh cầu; mời gọi họ ‘Hãy nâng tâm hồn lên!’, lên tận ‘Giêrusalem thành thánh’, lên tận ‘đồi Calvariô thảm khốc’, lên tận ‘thập giá chết chóc’, nơi Ngài sẽ bị treo lên. Để được ở bên hữu, bên tả Ngài trong vinh quang của Ngài có nghĩa là, phải vượt qua thử thách tương tự thử thách Ngài sẽ sớm trải qua. Họ sẽ ở bên hữu, bên tả Ngài vào ngày, vào giờ Chúa Cha được tôn vinh; và đó cũng là ngày, là giờ, Ngài được Cha tôn vinh; giờ Ngài hiến tế để cứu cả một nhân loại, cũng là giờ Ngài ‘sinh thì’.

Mở đầu phụng vụ Thánh Thể, chủ tế mời cộng đoàn ‘Hãy nâng tâm hồn lên!’. Với thánh Augustinô, đó là “Một lời giục giã Kitô hữu chuẩn bị lòng trí để bước vào cử hành Hy tế Tạ Ơn; thiết định lòng trí vào ‘những gì ở trên cao’, khử trừ nơi mình bất cứ một cảm giác bất nhất nào. Tín hữu phải ở đó mà chúc tụng Chúa trót cả tấm lòng; họ không thể chân thành tán dương Ngài khi trí lòng bị phân rẽ”.

Anh Chị em,

Cùng với bánh rượu trên bàn thờ, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta ‘Hãy nâng tâm hồn lên!’ để ‘tìm kiếm những điều ở trên’, đặt ‘tham vọng’ tốt lành của mình vào những vẻ huy hoàng trên trời. Tình yêu của chúng ta phải đi qua con đường Ngài đã đi, uống chén Ngài đã uống; đó là những chông gai và đau khổ mà chúng ta sẽ trải qua vì tình yêu đối với Thiên Chúa, đối với Tin Mừng và đối với các linh hồn. Chúng ta không có con đường nào khác ngoài con đường Chúa Giêsu đã đi; ngoài con đường đó, không chỉ không tìm ra lối, chúng ta sẽ ‘sử dụng’ Chúa cho những ước muốn thăng tiến thế tục.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, nhờ việc học hỏi Lời Chúa và việc rước Chúa mỗi ngày, xin thường xuyên nhắc con ‘Hãy nâng tâm hồn lên!’ để ‘tìm kiếm những gì ở trên’. Con sẽ kiếm tìm những gì trên cao bằng con đường ôm lấy thập giá và phục vụ; như thế, con sẽ cùng Chúa bước đi trên cùng một ‘bước sóng’”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống B

Video Player
 
00:00
 
11:53
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục