8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - HƯỚNG TÂM HỒN LÊN

HÃY NÂNG TÂM HỒN LÊN!

“Khi ấy, các môn đệ và Chúa Giêsu lên đường đi Giêrusalem, Ngài dẫn đầu đi trước họ”.

“Hãy hướng về mặt trời, bạn sẽ không còn thấy bóng tối!”. Đó là câu nói của một phụ nữ mất khả năng nghe, nhìn, từ mười sáu tháng tuổi. Helen Keller, một người khiếm thính, khiếm thị đầu tiên giành học vị Cử nhân Nghệ thuật. Tạp chí Time xếp cô vào 100 nhân vật tiêu biểu của thế kỷ 20. Nhà văn, nhà xã hội và diễn giả này đã tạo cảm hứng cho hàng triệu người, cô thúc giục họ, “‘Hãy nâng tâm hồn lên!’, nhìn về phía trước, gạt mọi chướng ngại; các giấc mơ của bạn sẽ không còn là mộng!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa hôm nay cũng là một lời mời gọi ‘Hãy nâng tâm hồn lên!’. Một dân tộc nâng tâm hồn lên để nhận biết, ngoài Thiên Chúa, không có chúa nào khác; một môn đệ nâng tâm hồn lên, hướng về ‘Mặt Trời Giêsu’ để nhận biết, ngoài con đường thập giá, Thầy của họ không có con đường nào khác.

Bài đọc Huấn Ca vừa là một lời cầu hướng lòng lên Chúa, vừa là một lời chúc khen, “Lạy Chúa muôn loài, xin thương xót và đoái nhìn chúng con. Xin cho các dân tộc nhận biết Chúa như chúng con đã nhận biết; vì ngoài Chúa ra, không có Chúa nào khác!”. Thánh Vịnh đáp ca cũng đồng tình với lời mời ‘Hãy nâng tâm hồn lên!’, “Lạy Chúa, xin hãy tỏ cho chúng con ánh sáng lòng từ bi của Chúa!”.

Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu đang hướng lên Giêrusalem, Ngài mời gọi các môn đệ ‘Hãy nâng tâm hồn lên!’ để cùng Ngài tiến lên thành đô trên cao đó, nơi Ngài sẽ hoàn tất thánh ý cao vời của Chúa Cha. “Ngài dẫn đầu đi trước họ” một cách kiên định, vững vàng; một số người thì bỡ ngỡ, số khác thì sợ hãi. Biết được điều đó, Chúa Giêsu giải thích cho họ những gì sắp xảy ra; rằng, Ngài sẽ bị nộp, bị kết án, chế giễu, đánh đòn và giết chết, nhưng Ngài cũng kịp trấn an, “và ngày thứ ba sẽ sống lại”. Thế nhưng, dường như họ không có khả năng nắm bắt thông điệp quan trọng ‘khá mới mẻ’ này; và với những ai ‘vô tình’, chắc chắn, không một điều nào trong thông điệp này có ý nghĩa đối với họ. Bằng chứng là hai anh em nhà Zêbêđê; họ ngỏ lời xin cho được “một chỗ bên tả, bên hữu trong vinh quang của Thầy”. Ở đây, xem ra hai người không hiểu được mức độ nghiêm trọng của hoàn cảnh. Nhiều người đang đồng hành với Chúa Giêsu, nhưng ở một khía cạnh nào đó, Ngài đang đi một mình! Đúng hơn, dù đồng hành với Thầy, nhưng rõ ràng, họ bước đi trên các ‘bước sóng’ khác nhau.

Hãy tạm coi đây như một ý hướng tốt lành của Giacôbê và Gioan. Họ là những người được Chúa Giêsu ưu ái; Ngài đích thân tuyển chọn, họ thường được Ngài đem theo trong các biến cố quan trọng, những khi Ngài đi cầu nguyện. Cả hai cảm thấy có tình cảm sâu đậm với Thầy; vì vậy, sẽ không ngạc nhiên khi họ ước ao được ở gần Thầy ‘thời’ Thầy bước vào vinh quang. Và có thể như thế! Vì lẽ, Chúa Giêsu đã không mảy may quở trách họ về lời thỉnh cầu này, cho dẫu điều đó xảy ra vào thời điểm trái tim Ngài trĩu nặng với những bận tâm sâu sắc hơn. Ngài mời họ suy gẫm về hậu kết của lời thỉnh cầu; mời gọi họ ‘Hãy nâng tâm hồn lên!’, lên tận ‘Giêrusalem thành thánh’, lên tận ‘đồi Calvariô thảm khốc’, lên tận ‘thập giá chết chóc’, nơi Ngài sẽ bị treo lên. Để được ở bên hữu, bên tả Ngài trong vinh quang của Ngài có nghĩa là, phải vượt qua thử thách tương tự thử thách Ngài sẽ sớm trải qua. Họ sẽ ở bên hữu, bên tả Ngài vào ngày, vào giờ Chúa Cha được tôn vinh; và đó cũng là ngày, là giờ, Ngài được Cha tôn vinh; giờ Ngài hiến tế để cứu cả một nhân loại, cũng là giờ Ngài ‘sinh thì’.

Mở đầu phụng vụ Thánh Thể, chủ tế mời cộng đoàn ‘Hãy nâng tâm hồn lên!’. Với thánh Augustinô, đó là “Một lời giục giã Kitô hữu chuẩn bị lòng trí để bước vào cử hành Hy tế Tạ Ơn; thiết định lòng trí vào ‘những gì ở trên cao’, khử trừ nơi mình bất cứ một cảm giác bất nhất nào. Tín hữu phải ở đó mà chúc tụng Chúa trót cả tấm lòng; họ không thể chân thành tán dương Ngài khi trí lòng bị phân rẽ”.

Anh Chị em,

Cùng với bánh rượu trên bàn thờ, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta ‘Hãy nâng tâm hồn lên!’ để ‘tìm kiếm những điều ở trên’, đặt ‘tham vọng’ tốt lành của mình vào những vẻ huy hoàng trên trời. Tình yêu của chúng ta phải đi qua con đường Ngài đã đi, uống chén Ngài đã uống; đó là những chông gai và đau khổ mà chúng ta sẽ trải qua vì tình yêu đối với Thiên Chúa, đối với Tin Mừng và đối với các linh hồn. Chúng ta không có con đường nào khác ngoài con đường Chúa Giêsu đã đi; ngoài con đường đó, không chỉ không tìm ra lối, chúng ta sẽ ‘sử dụng’ Chúa cho những ước muốn thăng tiến thế tục.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, nhờ việc học hỏi Lời Chúa và việc rước Chúa mỗi ngày, xin thường xuyên nhắc con ‘Hãy nâng tâm hồn lên!’ để ‘tìm kiếm những gì ở trên’. Con sẽ kiếm tìm những gì trên cao bằng con đường ôm lấy thập giá và phục vụ; như thế, con sẽ cùng Chúa bước đi trên cùng một ‘bước sóng’”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống B

Video Player
 
00:00
 
11:53
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - LÒNG BIẾT ƠN VÀ MƠ ƯỚC

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, May 21 at 1:27 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    LÒNG BIẾT ƠN VÀ NIỀM MƠ ƯỚC

     

    Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì? 

     

    Một ngày nọ, một gia đình quý tộc giàu có nước Anh đã đưa con về miền quê nghỉ mát. Trong khi nô đùa, tai nạn đã xảy ra: cậu con trai nhỏ của họ sa chân ngã xuống vực nước sâu. Tất cả tưởng chừng như vô vọng, không còn phương cách nào cứu sống cậu bé không biết bơi. Thế rồi, từ xa, nghe tiếng kêu thất thanh, một chú bé nhem nhuốc, con của một nông dân nghèo trong vùng đã chạy đến tiếp cứu.

     

    Nhà quý tộc đã hết sức biết ơn cậu bé nhà nghèo. Thay vì chỉ nói lời cảm ơn và kèm theo một ít tiền hậu tạ, ông ân cần hỏi cậu bé:

     

    – Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?

    Cậu bé nhỏ nhẹ thưa:

    – Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu.

    Nhà quý tộc lại gặng hỏi:

    – Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?

    Cậu bé im lặng cúi đầu một lúc rồi mới trả lời:

    – Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?

    Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình:

    – Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì?

    Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà:

    – Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ!

     

    Sau này, cậu bé ngày xưa không biết bơi được cứu sống đã trở thành một vĩ nhân, đã làm cho cả nước Anh hãnh diện tự hào, đó chính là Thủ tướng Winston Churchill.

     

    Còn cậu bé quê nhà nghèo đã không còn chỉ biết đặt ước mơ đời mình nơi cụm cỏ bờ đê.Cậu đã trở thành một bác sĩ lừng danh thế giới, cũng đồng thời là ân nhân của cả nhân loại khi tìm ra được thuốc kháng sinh penicillin. Tên của ông là Alexander Fleming.

     

    Không ai ngờ rằng đến thủ tướng nước Anh lâm bệnh trầm trọng, cả vương quốc Anh đã đi tìm những vị danh y lẫy lừng để cố cứu sống nhà lãnh đạo tối cao của mình. Tất cả đã bó tay. Thế rồi bác sĩ A.Fleming đã tự ý tìm đến và ông đã cứu sống, một lần nữa, người mà ông đã từng cứu sống năm xưa.

    ST
     
     ----------------------------------

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - HAI CÁI XƯƠNG SƯỜN GÃY

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, May 17 at 1:35 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    PHÉP LẠ CHÚA BAN

     

    Hai cái xương sườn gãy
     
    Thánh Philiphê Nêri (1515-1595) có một quả tim yêu thương linh hồn người ta rất tha thiết. Ngài sẵn sàng hy sinh tất cả thời giờ để ngồi toà giải tội.
     
    Với nếp sống bình dân, dễ mến, ngài đã gây được ảnh hưởng trên nhiều người. Không ai quên được câu nói của ngài: "Với kẻ yêu mến Chúa thì không gì nặng nhọc mệt mỏi, nhưng đầy hân hoan trong nguồn suối chân thật."
     
    Trước tình trạng sa đọa trong Hội Thánh thời bấy giờ, ngài chủ trương: "Người ta chỉ có thể canh tân bằng sự thánh thiện, chứ không thể bằng cách nào khác."
     
    Năm 1593, ngài khiêm nhường từ chối mũ hồng y và lui về tu viện, sống đời ăn chay cầu nguyện.
     
    Quả tim ngài luôn bừng cháy lửa yêu mến Chúa và các linh hồn đến nỗi Chúa làm phép lạ cho hai cái xương sườn bên cạnh quả tim, gãy và nổi cao lên rõ ràng trong lồng ngực. 
    (Những Người Lữ Hành Trên Đường Hy Vọng)
     
    --------------------------------------------

     

     

     
     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - THỨ TƯ

  •  
    Hong Nguyen
     
    Tue, May 18 at 3:14 PM
     
     

    Thứ tư sau Chúa Nhật VII Phục Sinh

    Phúc Âm: Ga 17, 11b-19

    “Ðể chúng được nên một như Ta”.

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện rằng: “Lạy Cha chí thánh, xin hãy gìn giữ trong danh Cha những kẻ Cha đã ban cho Con, để chúng được nên một như Ta. Khi Con còn ở với chúng, Con đã gìn giữ chúng trong Cha. Con đã gìn giữ những kẻ Cha đã giao phó cho Con, không một ai trong chúng bị mất, trừ ra con người hư vong, để lời Kinh Thánh được nên trọn. Bây giờ Con về cùng Cha, và Con nói những điều này khi Con còn dưới thế, để chúng được đầy sự vui mừng của Con trong lòng.

    “Con đã ban lời Cha cho chúng, và thế gian đã ghét chúng, vì chúng không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian. Con không xin Cha đem chúng ra khỏi thế gian, nhưng xin gìn giữ chúng cho khỏi sự dữ. Chúng không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian. Xin hãy thánh hoá chúng trong chân lý: lời Cha là chân lý. Cũng như Cha đã sai Con vào thế gian, thì Con cũng sai chúng vào thế gian. Và vì chúng, Con đã tự thánh hoá, để cả chúng cũng được thánh hoá trong chân lý”.

    Suy niệm

    ĐƯỢC THÁNH HIẾN ĐỂ TRỞ NÊN CHỨNG NHÂN

    (Ga 17, 11b-19)

    Câu chuyện ảo tưởng, tham vọng của Ađam và Evà khi nghe theo lời dụ dỗ và lừa phỉnh của Ma Quỷ trong Vườn Địa Đàng khi xưa vẫn được lập lại nơi nhiều người trong xã hội hôm nay, nhất là giới trẻ.

    Thật vậy, ngày nay, nhiều người không thể, không biết hoặc đôi khi không nhận ra, nhưng vẫn vui vẻ lựa chọn những chân lý nửa vời, để rồi tin, sống và đi theo. Họ luôn có khái niệm “tạm” cho nhiều tình huống.

    Hôm nay, Đức Giêsu cầu xin cho các môn đệ của mình được thánh hiến, tức là được “tách ra” để thuộc trọn về Chúa Cha như Đức Giêsu đã thuộc về Người. Thuộc về Chúa Cha, tức là thuộc về Chân Lý. Thuộc về Chúa Cha cũng là phó thác, tin tưởng vào tình thương của Người. Thuộc về Chúa Cha cũng là vâng nghe lời Đức Giêsu dạy dỗ.

    Như vậy người môn đệ được hiện hữu giữa thế gian, nhưng không thuộc về thế gian. Giữa sự ác, lọc lừa, nhưng không thuộc về chúng, mà ngược lại, các ông phải làm chứng cho chân lý Tin Mừng. 

    Quả thật, các môn đệ đã sẵn sàng làm chứng cho chân lý Tin Mừng như lời Đức Giêsu đã phán: “Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?” (Mt 16, 26).

    Sứ điệp Lời Chúa hôm nay muốn nhắc cho mỗi chúng ta hãy nhớ đến Bí tích Thánh Tẩy ta đã lãnh nhận. Khi thuộc về Chúa qua Bí tích này, chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa và trở nên môn đệ của Người. Trở nên môn đệ cũng có nghĩa là trở nên chứng nhân. Vì thế, chúng ta không thể không làm chứng cho Chúa trong cuộc sống thường ngày. Làm chứng cho Chúa, tức là từ bỏ Ma Quỷ và mọi việc, mọi sự sang trọng của chúng. Làm chứng cho Chúa cũng có nghĩa là đi ngược với những điều bất chính mà con người ngày nay bày ra.

    Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã xin Chúa Cha thánh hóa các môn đệ bằng sự thật, bằng Lời của Người, thì xin cũng thánh hóa chúng con để chúng con được thuộc trọn về Cha để chúng con trở nên giống Cha dù vẫn sống giữa thế gian tội lỗi. Amen.

    Giuse Vinhsơn Ngọc Biển SSP
    Kính chuyển:
    Hồng
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - LỢI ÍCH CỦA ĐAU KHỔ

 

  •  
    Chi Tran
     
    Fri, May 14 at 8:03 AM
     

     
    Ảnh cùng dòng

     
     
    GƯƠNG CHÚA GIÊSU

    Lợi Ích Của Đau Kh

    Đau khổ giúp tự giải thoát

    Đôi khi gặp đau khổ trái ý rất có lợi cho ta, vì nó giúp ta hồi tâm, nhìn nhận đời sống này như tù đày, và đừng đặt hy vọng nơi bất cứ vật nào ở đời.

    Dầu đôi lúc bị người phản đối hay những khi bị hiểu lầm hoặc có ý ngay mà vẫn bị người công kích, ngộ nhận : cái đó rất có lợi. Vì nó giúp ta tự khiêm và tránh được phù phiếm.

    Đau khổ đưa tới Chúa

    Khi bên ngoài ta bị người đời khinh rẻ và ngộ nhận, chính lúc ấy là lúc ta dễ đi tìm Chúa để chứng kiến cho lòng ta.

    Một lý do đó đủ bắt buộc ta tin vững vào Chúa và đừng đi tìm an ủi nơi người đời.

    Khi một người có thiện chí mà phải khổ tâm, bị thử thách, bị người xét đoán oan uổng, lúc đó họ cảm thấy mình cần Chúa hơn khi nào hết và ngoài Chúa họ thấy rõ mình không thể làm được gì hay và tốt.

    Đau khổ làm cho ta ngán sống

    Lúc đau khổ, ta buồn, ta cầu nguyện để thoát những đau khổ đang chịu.

    Lúc đau khổ, ta ngán sống lâu, ta mong chết để thoát mọi vương vấn mà kết hợp với Chúa Giêsu Kitô.

    Lúc đau khổ ta mới thấy rõ đời này không có bảo đảm hoàn toàn, không có bình an vững chắc.

    SUY NIỆM

    Phải chân nhận những trái ý là để thử, để gột rửa và siêu nhiên hóa lòng kính mến.

    Chúa để ta gặp khắp nơi những đau khổ, những trái ý, những phản kháng... nhiều khi bởi chính tay những người chung sống với ta, những người thân yêu ta, để ta yêu họ cho cao thượng và vì Chúa.

    Hạnh phúc tâm hồn được đau khổ thử thách, cám dỗ luyện lọc như lửa thử và luyện vàng. Chính bởi đó, lời Đấng Khôn ngoan : “Chính nhờ đó mà họ xứng đáng được Chúa và dễ am hợp với Chúa”.

    Câu tụng niệm của tôi trong lúc gặp đau khổ sẽ là : “Vâng ý Cha dưới đất cũng như ở trên trời vậy”.

    Lạy Chúa ! Xin giúp con trong những đau khổ và phản kháng mà Chúa cho phép xảy đến. Xin đừng để chúng giập tắt lửa Bác ái trong con. Đừng tiếc lòng con, nhưng giữ lấy lòng Chúa. Xin cho cám dỗ, thay vì làm con xa Chúa, thắt chặt con lại với Chúa hơn. 

    (từ cuốn "The Imitation of Christ")