8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH

Thương Cho Những Phận Đời

Sau 3 lần nạn Covid 19 xảy ra tại Việt Nam, hầu hết mọi sinh hoạt của xã hội và Giáo hội đều bị ảnh hưởng. Cuộc sống của con người thay đổi và thậm chí là đảo lộn rất nhiều. Dù vậy, nhìn chung những sinh hoạt của con người vẫn diễn ra tương đối ổn định. Tuy nhiên, khi dịch Covid 19 xuất hiện lần 4 thì đáng sợ và có nhiều hình ảnh rất thương tâm, nhất là những phận đời bất hạnh.

Trước hết, hình ảnh những em bé bị dương tính Covid 19 tự lên xe cứu thương một mình trong cô đơn đau xót. Không phải em bị cha mẹ bỏ rơi nhưng vì dịch bệnh làm cho em cô đơn, đau đớn như vậy. Cha mẹ em đã bị dương tính trước đó, bà ngoại cũng đang điều trị… thật đáng thương cho phận đời thơ ấu.

Tiếp đến, hình ảnh 4 mẹ con đạp xe từ Đồng Nai về Nghệ An trên quảng đường dài hơn 1000km. Trước khi vào Nam họ hy vọng tương lai tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn nhưng vì dịch bệnh kéo dài dẫn đến nguồn thu nhập cạn kiệt và đành phải bán chiếc điện thoại của cô con gái để mua 2 chiếc xe đạp, để gia đình cùng nhau đèo về quê. Hy vọng của họ bị tước lấy vì dịch bệnh Covid tai hại này… thật đáng thương cho phận đời của cả gia đình.

Ngoài ra, hình ảnh một người đàn ông gầy guộc đi bộ 12 ngày từ Buôn Mê Thuột về nhà người chị ở Bình Phước trên đoạn đường gần 200 km. Khi những ngày giãn cách xã hội, phương tiện xe cộ không còn và chính bản thân anh cũng không có tiền vì anh bị tai nạn, và những ngày tháng qua nằm dưỡng bệnh nên không làm ra tiền… thật đáng thương phận đời của một người không nơi nương tựa.

Tiếp theo, một anh thanh niên từ Huế vào Nam tìm việc làm phù hợp để mong thay đổi cuộc sống. Tiếc rằng, vào Nam chưa bao lâu thì dịch bệnh kéo dài nên không ai thuê mướn và cuối cùng đành đi bộ từ Trà Vinh về Huế, một đoạn đường rất dài. Trên lưng là một ba lô chứa thùng mì tôm. Khi đói bụng, ghé vào bất cứ nhà nào xin một ít nước xôi và mượn cái tô để trụng mì ăn… thật đáng thương cho phận đời của người kém may mắn.

Sau cùng, tại một công ty nọ xảy ra việc trộm cắp, khi bị bắt thì hai anh thanh niên nói: “Chúng tôi không có trộm cắp máy móc hay đồ quý giá mà chỉ lấy mấy gói mì tôm và ít vật dụng để ăn và sống qua ngày, vì những ngày nay chúng tôi không có gì ăn…” Nghe nói vậy, chủ công ty không những tha cho hai anh thanh niên mà còn tặng cho họ thêm một vài món đồ vì trong ví của họ có thẻ sinh viên, năm thứ… trường…  thật đáng thương cho phận đời của những người gặp bước đường cùng.

Trên đây là những phận đời đáng thương được nhìn thấy qua phương tiện truyền thông. Còn biết bao hoàn cảnh khó khăn khác như già cả, bệnh tật, đói khát, thiếu thốn, không nơi nương tựa của bà con ở miền quê mà chúng ta chưa nhìn thấy hoặc nhận ra…

Dù vậy, chúng ta hãy tạ ơn Chúa và cám ơn đời. Tạ ơn Chúa vì Ngài đã dựng nên ngày và đêm. Sau những giờ khắc của đêm tối thì sẽ bừng lên ánh sáng của ban ngày. Cám ơn đời vì sau đau khổ sẽ tìm thấy tia hy vọng. Trước những khó khăn của biến cố thì có biết bao tình thương từ những người hữu trách và ân nhân xa gần trợ giúp mua vé tàu, hoặc xin đi nhờ xe, hoặc góp tiền để trợ giúp v.v.

Hầu giúp cho những phận đời đau khổ được về quê bình an, đoàn tụ với gia đình. Xin Chúa ban cho họ sức khỏe, nghị lực và những ơn cần thiết để họ đi hết quảng đời phía trước trong niềm hy vọng của ánh sáng ngày mới tươi đẹp hơn. Xin Chúa trả công cho những tâm hồn quảng đại bác ái và ban cho họ những điều thiện hảo của Chúa ở hiện tại và mai sau.

Lm. Biển Xanh

Nguồn: Gp. Cần Thơ

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Lễ Chúa Nhật 18 Thường Niên B

Video Player
 
00:00
 
17:51
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - SINH HOA KẾT QUẢ

  •  
    Chi Tran
    To:


     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Hạt được một trăm, hạt được ba mươi...

    23/07 – Thứ Sáu tuần 16 thường niên.

    "Kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả".

     

    Lời Chúa: Mt 13, 18-23

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Vậy các con hãy nghe dụ ngôn về người gieo giống: Kẻ nào nghe lời giảng về Nước Trời mà không hiểu, thì quỷ dữ đến cướp lấy điều đã gieo trong lòng nó: đó là kẻ thuộc hạng gieo dọc đường.

    Hạt rơi trên đá sỏi là kẻ khi nghe lời giảng, thì tức khắc vui lòng chấp nhận, nhưng không đâm rễ sâu trong lòng nó: đó là kẻ nông nổi nhất thời, nên khi cuộc bách hại, gian nan xảy đến vì lời Chúa, thì lập tức nó vấp ngã.

    Hạt rơi vào bụi gai, là kẻ nghe lời giảng, nhưng lòng lo lắng việc đời, ham mê của cải, khiến lời giảng bị chết ngạt mà không sinh hoa kết quả được.

    Hạt gieo trên đất tốt, là kẻ nghe lời giảng mà hiểu được, nên sinh hoa kết quả, đến nỗi có hạt được một trăm, có hạt sáu mươi, có hạt ba mươi".

     * Các BÀI ĐỌC TRONG THÁNH LỄ

    Suy Niệm : Sinh hoa kết quả

    Suy niệm :

    Dụ ngôn người gieo giống của Đức Giêsu là một dụ ngôn đầy nét hy vọng.

    Nếu có một lúc nào đó người môn đệ chán nản

    vì thấy có bao hạt giống được gieo vãi mà chẳng thu lại được gì,

    bao điều cản trở sự lớn lên của Nước Thiên Chúa,

    thì dụ ngôn này nhắc cho họ thấy rằng có những hạt lúa được bội thu.

    Kết quả của những hạt lúa bội thu thì gấp nhiều hơn số lúa đã gieo vãi.

    Bài Tin Mừng hôm nay là một lời giải thích dụ ngôn trên của Đức Giêsu.

    “Anh em hãy nghe dụ ngôn người gieo giống” (c. 18).

    Đức Giêsu mời gọi như thế với các môn đệ của thời Ngài và của mọi thời đại.

    Cả bốn hạng môn đệ sắp được Ngài kể ra đều là những người đã nghe Lời.

    Lời đây là lời Tin Mừng, lời giảng dạy của Đức Giêsu về Nước Thiên Chúa.

    Lời này được ví như hạt giống mà Đức Giêsu gieo vãi trong tim môn đệ (c. 19).

    Trái tim người môn đệ là một thửa đất nhận hạt giống ấy.

    Chỉ có một loại hạt giống như nhau, cũng như chỉ có một người gieo.

    Kết quả khác nhau là tùy vào chất lượng của đất, chất lượng của trái tim.

    Có bốn loại đất, bốn loại môn đệ với tâm hồn khác nhau.

    Loại đất vệ đường, đất cứng, khiến hạt giống chỉ nằm ở bên trên.

    Lời Chúa chỉ được nghe suông ngoài tai, nhưng không được đón nhận vào tim.

    Chính vì thế loại môn đệ này được coi là không hiểu (c. 19).

    Không hiểu không phải vì trí khôn kém cỏi hay vì người truyền đạt yếu.

    Không hiểu chỉ vì không muốn hiểu, lòng không muốn đón nhận.

    Khi lòng không ưng thì quỷ đến và cướp mất hạt giống đã gieo.

    Loại đất sỏi đá là loại đất chỉ có một lớp đất mỏng thôi.

    Hạt giống được gieo thì mọc lên ngay,

    nhưng vì không có rễ sâu nên chỉ sống được một thời gian ngắn (c. 21).

    Loại môn đệ thứ hai này chẳng những nghe mà còn vui vẻ đón nhận ngay (c. 20).

    Nhưng sự đón nhận vội vã này rất hời hợt, và niềm vui cũng không sâu.

    Họ tưởng làm môn đệ chỉ gặp toàn niềm vui và an bình.

    Chính vì thế khi phải trả giá để sống Lời Chúa, thì họ vấp ngã ngay và bỏ cuộc.

    Loại đất có bụi gai là đất có thể làm hạt giống lớn lên thành cây,

    nhưng cây lại bị gai lấn át làm chết ngạt (c. 22).

    Bụi gai của loại môn đệ này là nỗi lo lắng chuyện đời và lòng ham mê giàu có.

    Bụi gai nằm ngay giữa thửa đất trái tim, lớn mạnh đến nỗi làm cây lúa úa vàng.

    Cuối cùng là đất tốt, đất chẳng như vệ đường, chẳng có sỏi đá hay bụi gai.

    Hạt giống gặp đất tốt này thì sinh hạt, hạt được một trăm, sáu chục hay ba chục.

    Loại môn đệ cuối này khác hẳn với loại thứ nhất vì nghe và hiểu Lời Chúa (c. 23).

    Tuy nhiên, kết quả đem lại nhiều hay ít còn tùy mức độ mở ra của từng người.

    Lời Chúa hôm nay mời ta nhìn lại thửa đất của trái tim mình.

    Những cứng cỏi, những hời hợt thiếu rễ sâu, những chi phối của đam mê vật chất.

    Bao hạt giống được gieo mà chưa sinh hoa trái.

    Xin Chúa giúp ta dọn dẹp, cải tạo lại thửa đất của tâm hồn

    để tim ta có ít chỗ cho thế gian và nhiều chỗ hơn cho Thiên Chúa.

     

    Cầu nguyện :

    Lạy Chúa Giêsu, Khi nhìn thấy đồng lúa chín vàng

    Chúng con ít khi nghĩ đến những hạt giống

    Đã âm thầm chịu nát tan

    Để trao cho đời cây lúa trĩu hạt.

    Có bao điều tốt đẹp

    Chúng con được hưởng hôm nay

    Là do sự hy sinh quên mình của người đi trước,

    Của các nhà nghiên cứu, các người rao giảng,

    Của ông bà, cha mẹ, thầy cô,

    Của những người đã nằm xuống

    Cho quê hương dân tộc.

    Đã có những con người sống như hạt lúa,

    Để từ cái chết của họ

    Vọt lên sự sống cho tha nhân.

    Nhờ công ơn bao người,

    Chúng con được làm hạt lúa.

    Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

    -----------------------------------------------------

     

     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH

TRÚT BỎ

Đúng nghĩa của cắm trại, nhất là trại huấn luyện, là hòa hợp cùng thiên nhiên, sống hết mình cho thụ tạo, thở hơi thở của hoang dã, sống sức sống của ngàn xanh, đi vào lòng tự nhiên khám phá siêu nhiên, đắm mình với tự nhiên để vươn hồn tới siêu nhiên, gọi về lòng biết ơn thụ tạo đã cho nhau sự sống và dâng muôn muôn lời cảm tạ Tạo Hóa ân ban cho muôn loài sự sống…

Cắm trại đồng nghĩa với trút bỏ một cách tự nguyện mọi ràng buộc không cần thiết. Càng trút bỏ bao nhiêu có thể và giữ lại những gì cần thiết đúng mức, người ta càng thanh thoát, nhẹ nhõm, không vướng bận, lo toan điều gì.

Hành trang trại viên càng nhẹ, tinh thần khiêm nhường, nghèo khó càng lớn, ta càng dễ hết mình với phút hiện tại, với không gian, thời gian… Nhất là dễ hòa với tự nhiên, dễ trở về Nguồn Cội Vĩnh Cửu, Đấng tác sinh mọi loài.

Hiểu “trút bỏ” cần cho trại sinh, ta sẽ hiểu hơn mệnh lệnh lên đường Chúa Giêsu trao cho môn đệ. Mệnh lệnh ấy cũng đồng thời với mệnh lệnh trút bỏ.

Còn hơn sự “trút bỏ” của trại sinh, môn đệ của Chúa phải trút bỏ đến trở nên nghèo khó, một cái nghèo đúng mức, nghèo trọn nghĩa: “Ngài truyền cho các ông lên đường, đừng mang gì ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép và đừng mặc hai áo”.

Tin Mừng của Chúa Giêsu là Tin Mừng cho người nghèo, Tin Mừng của người nghèo. Do đó chỉ có người nghèo mới có thể nên chứng nhân cho Tin Mừng ấy, mới có thể loan báo Tin Mừng ấy hữu hiệu.

Chúa Giêsu không dạy gì mà Chúa đã không sống lời dạy ấy. Cả cuộc đời trần thế của Chúa là bài học lớn cho người môn đệ về sự nghèo khó.

Chúa Giêsu trút bỏ hoàn toàn. Sự trút bỏ đúng nghĩa (nghĩa đen lẫn nghĩa bóng). Chúa không tự dành riêng điều gì: Mang phận Thiên Chúa, nhưng trở nên người phàm, một sự trút bỏ không thể tưởng tượng. Vậy mà Đấng Thiên Chúa làm người lại chấp nhận sống nghèo, nghèo đến không còn gì.

Chúng ta không giàu, nhưng khi sinh ra, chắc không sinh nơi chuồng thú, nằm trên rơm rạ xót xa. Dẫu nghèo, ta vẫn còn mái nhà ấm áp, chiếc nôi xinh… Nếu mai này, ta có chết, chắc cũng chết trong điều kiện tươm tất.

Nhưng Chúa Giêsu, cả một đời, từ lúc bắt đầu sinh ra tới khi trưởng thành, chối từ sự sang giàu đã vậy, đến lúc sinh thì, ngay đến manh áo cuối cùng cũng không có, chết trần treo giữa trời giữa đất, chết chung với kẻ trộm cướp, cùng chịu một hình khổ ngang hàng với kẻ trộm cướp…

Chúa Giêsu trút bỏ hoàn toàn. Trút bỏ cả cuộc đời, trút bỏ cả mạng sống vẫn chưa làm đủ. Đến khi trao hơi thở sau cùng, Chúa lại còn tiếp tục trao dâng cả đến giọt máu cuối cùng.

Trái Tim của Thiên Chúa làm người không đòi cho mình bất cứ điều gì, bây giờ lại thuộc về chúng ta tất cả. Chúa Kitô, nhà truyền giáo đại tài, đã trút bỏ để Tin Mừng Tình yêu lớn lên. Chúa chính là bài học lớn lao cho những ai là môn đệ của Chúa.

“Đừng mang gì ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép và đừng mặc hai áo”. Hôm nay khi nghe lại lời dạy ấy của Chúa Giêsu, bạn và tôi nghĩ gì?

Chúa cũng đang mời gọi ta trút bỏ những gì cồng kềnh, cản trở, khiến lời rao giảng Tin Mừng thiếu chứng tá, công cuộc rao giảng bị khựng lại.

Như người cắm trại, trút bỏ mọi cái không cần thiết, họ sống hết mình cho ý nghĩa cắm trại. Cũng vậy, người gieo Lời Chúa, để Lời cắm sâu trong lòng người, càng phải trút bỏ mọi vướng bận để việc phục vụ Lời đạt kết quả.

Bởi thế, Chúa sai chúng ta ra đi, nhưng hành trang của người môn đệ không là gì khác ngoài đức tin dâng hiến và lòng phó thác. Dâng hiến đến trút bỏ hoàn toàn. Phó thác đến mức trở nên nghèo khó, đến không còn gì.

Chỉ có thế, người rao giảng Lời mới trở nên chứng tá cho Lời. Vì chứng tá cho Lời quan trọng hơn nói về Lời. Chỉ có một lối đường duy nhất là sự trút bỏ: mặc lấy tinh thần nghèo khó, sống lối sống nghèo của Chúa Kitô, chúng ta mới hy vọng nên chứng tá gieo Lời đạt kết quả.

Thánh Phaolô đã có lần đúc kết bài học trút bỏ của người môn đệ Chúa Kitô bằng những lời rất chân thành và lạc quan: “Bị coi là bịp bợm nhưng kỳ thực chúng tôi chân thành; bị coi là vô danh tiểu tốt, nhưng kỳ thực chúng tôi bị mọi người biết đến; bị coi là sắp chết, nhưng kỳ thực chúng tôi vẫn sống; coi như bị trừng phạt, nhưng kỳ thực không bị giết chết; coi như phải ưu phiền, nhưng kỳ thực chúng tôi luôn vui vẻ; coi như nghèo túng, nhưng kỳ thực chúng tôi làm cho bao người trở nên giàu có; coi như không có gì, nhưng kỳ thực chúng tôi có tất cả” (2Cr 7, 8 – 10).

Nếu đồng cảm với thánh Phaolô, ta cũng sẽ hiểu rằng trút bỏ là đánh mất, nhưng kỳ thực, không hề mất mát bất cứ điều gì.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Lễ Chúa Nhật 15 Thường Niên B

Video Player
 
00:00
 
13:17
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH -

  •  
    Quyvan Vu
    Wed, Jul 21 at 8:24 AM
     
     

    Để tâm linh bạn được biến hóa trở lại, sau đây là ba điều bạn cần làm để quay lại cùng với Chúa.

    1. Khi bạn Cảm thấy chán nản với cuộc đời bạn: bạn nghĩ “Tôi không thích bản thân mình bây giờ. Tôi mệt mỏi vì lúc nào cũng bị căng thẳng. Tôi lúc nào cũng bị rối bời, tôi quá mệt mỏi vì có quá nhiều công việc. Tôi mệt cái cảm giác phải xa Chúa rồi.

    2. Thừa nhận tội lỗi:

    Ê-sai-a 59:2 có chép: “Nhưng ấy là sự gian ác các ngươi làm xa cách mình với Đức Chúa Trời; và tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa.” 

    Có bao giờ bạn cầu nguyện nhưng lại cảm thấy Chúa ở đâu đó rất xa, giống như có một bức tường ngăn cách giữa bạn với Chúa chưa?

    3. Từ bỏ quyền kiểm soát:

    Sự biến hóa thật sự xảy ra khi lòng bạn thay đổi từ việc ‘tôi là trung tâm’ thành ‘Chúa là trung tâm’. Bạn có sẵn sàng để Chúa kiểm soát cuộc đời bạn hay không?

    Sự biến hóa chẳng giống như ngủ một giấc dậy thì được. Chúa sẽ hành động trên suốt cuộc đời bạn. Nhưng để quá trình được bắt đầu thì bạn cần phải quyết định ăn năn và “lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời” mà “dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh” (Rô-ma 12:1)

    Hãy cầu nguyện cùng tôi:

    “Chúa ôi, đã bao lâu rồi con không cảm thấy mình được gần Ngài. Con cũng không biết lòng con đã trôi dạt đến tận đâu. Con cảm thấy thật mệt mỏi, áp lực, và bất an khi con không cảm nhận được Sự Hiện Diện của Ngài. Và tội lỗi cứ chồng chất trên người con, con cảm thấy thật hổ thẹn khi đối mặt trước Sự Thánh Khiết của Chúa. Giờ đây con xin dâng mọi tội lỗi và mọi điều xác thịt của con lên Ngài để Thánh Linh Ngài làm chết đi những điều đó. Xin cho con từ bỏ quyền tự quyết để Chúa làm chủ trên đời sống con. Con tin rằng Chúa đã lấy sự yêu thương đời đời mà yêu con, cũng sẽ lấy sự nhân từ và kéo con trở lại cùng Ngài. Nguyện xin Chúa biến đổi con và cho con được đồng hành bên Chúa mỗi ngày.

    Trong danh Chúa Giê-xu con cầu nguyện. Amen!”

    Nguồn: Rick Warren


     
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH -

  •  
    Kim Bang Nguyen
    MỜI ĐỌC 

     

    HÃY BÌNH TĨNH !


     Một cô sinh viên đang ngồi trên xe buýt thì một bà già mang đủ thứ lỉnh kỉnh leo lên xe, miệng lẩm bẩm xô mạnh cô ra, ngồi chen vào ghế bên cạnh. Bất bình, anh thanh niên kế bên hỏi tại sao cô không phản kháng và bảo vệ quyền lợi của mình?!
     Cô mỉm cười và trả lời:...
     - 
    Đâu cần phải cải cọ vì chuyện nhỏ như thế!

       Có đi chung với nhau lâu đâu! Trạm tới, tôi xuống rồi !

     
     
    Đây là một câu trả lời mà chúng ta nên xem như một "hướng dẫn bằng vàng" về cách cư xử hằng ngày ở khắp mọi nơi: 
     
    "ĐÂU CẦN PHẢI CẢI CỌ VÌ CHUYỆN NHỎ NHƯ THẾ! 
      CÓ ĐI CHUNG VỚI NHAU LÂU ĐÂU!"

     
     Nếu ai cũng ý thức rằng cõi đời tạm nơi trần thế thật NGẮN NGỦI, cãi cọ tầm phào vừa mất vui, vừa mất thời gian và sức lực, thì ai cũng có thể dừng lại như cô gái trên.
     
    Có ai làm mình tổn thương?
     Bình tĩnh, có đi chung với nhau lâu đâu!


     Có ai phản bội, ức hiếp, sỉ nhục mình?
     Bình tĩnh, có đi chung với nhau lâu đâu!

     Dù người ta có gây ra cho chúng ta buồn phiền gì chăng nữa, hãy nhớ rằng:

     CÓ ĐI CHUNG VỚI NHAU LÂU ĐÂU!

     Chúng ta nên ăn ở hiền lành. 
     Hiền lành là một đức tính không bao giờ đồng nghĩa với hèn nhát, 
    nhu nhược, không có cá tính.


     
    Hiền lành đồng nghĩa với CAO THƯỢNG.
     Chuyến đi chung của chúng ta trong cõi đời tạm này 

    NGẮN NGỦI lắm và không đi trở ngược lại được.
     Không ai biết chuyến đi của mình dài bao lâu!
     Không ai biết mình có phải xuống ở trạm tới hay không!


     HÃY BÌNH TỈNH, CHUYẾN ĐI NGẮN LẮM!