8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - CẦN SỰ KHÔN NGOAN?

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, Apr 26 at 12:05 AM
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    CHÚNG TA CẦN SỰ KHÔN NGOAN NÀO?

     

    Chuyên mục của nhà tâm lý và phân tâm Jacques Arènes trả lời độc giả trên tuần báo La Vie về các câu hỏi thuộc lãnh vực thiêng liêng hay hiện sinh.  

     

    Từ xưa đến nay hình ảnh nhà hiền triết không phải là hình ảnh trên trang thời sự. Tuy nhiên cho đến bây giờ những người lớn tuổi lại thường có trách nhiệm trong trong lãnh vực này. Trên thực tế, chúng ta không đòi hỏi họ phải là nhà “hiền triết”, nhưng họ có kinh nghiệm và kinh nghiệm này làm trấn an. Kinh nghiệm không hoàn toàn giống khôn ngoan. Kinh nghiệm là tốt, nhưng kinh nghiệm không phải lúc nào cũng hữu ích khi gặp các tình huống mới – ít nhất là trong đời sống hàng ngày – như tình huống chúng ta đang sống hiện tại. Covid là mới, nhưng có những chuyện khác có vẻ như lạ và chưa từng có trong thế giới đương đại này, ví dụ như cách sống chung. Vì thế cảm giác phổ biến hiện nay, những gì chúng ta nhận trong quá khứ có thể chẳng hướng dẫn gì nhiều cho chúng ta trong hoàn cảnh hiện nay.

     

    Nhà sử học François Hartog sáng chế ra thuật ngữ “chế độ lịch sử” để giải thích những khủng hoảng của thời tập thể. Từ thời hiện đại, nó đã dần phát triển thành quyền lực tương lai, được thúc đẩy bởi ý tưởng tiến bộ, thay thế cho quyền lực của truyền thống. Ngày nay, ngay cả tương lai cũng không còn quyền uy nữa, và hiện tại là tiêu chuẩn duy nhất, chúng ta rất sợ những gì có thể xảy ra. Chúng ta có kinh nghiệm của quyền lực hiện tại, một phần nào đáng tiếc vì nó là hiện tại bất động, đôi khi vui, nhưng không phải lúc nào người ta cũng biết mình sẽ đi đâu. Quyền hạn này của hiện tại thật kỳ lạ, vì nó tìm kiếm cội nguồn một cách vô thức. Những gốc rễ tối thiểu nhưng thiết yếu, chẳng hạn như biết thế giới sẽ tiếp tục quay, rằng sự phát triển của cuộc sống, của cuộc đời chúng ta sẽ tiếp tục, rằng những thử thách trên thực tế, khá đơn giản và phải vượt qua được.

     

    Ở cương vị nhà phân tâm học, tôi cảm nhận những người đến gặp tôi, họ được trấn an vì họ xem tôi là người có “kinh nghiệm” – và như thế là có hiệu quả – không phải là “khôn ngoan”, cái khôn ngoan của người hiểu biết, nhưng sự việc tôi có thể chứng thực, cuộc sống sẽ đi tới, các đau khổ hiện nay sẽ được vượt qua, những gì tưởng như đã dừng lại sẽ được bắt đầu lại. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều biết, cuộc sống vẫn tiếp diễn, nhưng đồng thời, một số người phải nuôi hy vọng này cho người khác. Vậy có thể nào chỉ có một số ít người mang niềm tin này vào tương lai, không chỉ cho bản thân mà còn cho nhiều người khác không? Cuộc sống không tự nó tiếp tục một mình. Ngày nay cũng như trước đây, chúng ta cần khát vọng, bền chí, một ý chí để sinh ra tương lai, đôi khi với đôi gọng kìm bắt buộc.

     

    Và đó là khôn ngoan thực sự: không phải để trấn an bằng mọi giá, mà để thuyết phục những người cần cho rằng, thế giới có thể tiếp tục, với giá của mong muốn hay của cố gắng, giá hình dung tương lai và những gì tương lai có thể mang lại.

     

    Nhà tâm lý học người Mỹ William James xem cố gắng là nét đặc thù của con người, điều này làm tăng độ dốc cho các sự kiện và các xác định. Theo cách nhìn này, cố gắng không phải là một loại ý chí. Cố gắng được thúc đẩy bằng câu hỏi: “Thế giới như thế nào, bạn có chấp nhận nó như thế ấy không?” Đó là việc đối diện với vũ trụ và tương lai của nó. Tương lai không cho chúng ta biết điều gì, và đôi khi nó có thể rất đáng sợ. Phải nghĩ về nó nhiều hơn là đọc nó. Chúng ta phải lao mình vào nó và tin tưởng vào nó… Cho chúng ta và cho những người chung quanh chúng ta. Khôn ngoan hay điên rồ?

     

    Marta An Nguyễn dịch(phanxico.vn)

     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH -

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, Apr 24 at 10:20 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    KINH CẦU MÀ CHÚA GIÊSU YÊU THÍCH NHẤT
     

    Tầm quan trọng của câu kinh vắn tắt nhưng rất hiệu lực này được chính Chúa Giêsu bảo đảm trong những lần Ngài tâm sự với Chị Consolata Bêtrone, một nữ tu ở Tertona Ý, liên tiếp trong những năm 1934-1946.  Xin đọc lại đôi lời trích dẫn.

    Lần đầu tiên, Chúa Giêsu căn dặn chị Consolata.

    "Cha chỉ xin con một kinh Mến Yêu liên lỉ: "GIÊSU - MARIA - GIUSE, Con Mến Yêu, Xin Cứu Rỗi Các Linh Hồn."

    "Hỡi Consolata, con hãy yêu mến Cha! Con sẽ làm cha sung sướng, khi con đọc kinh ấy. Con hãy nhớ rằng chỉ đọc một kinh nầy đủ định đoạt phần rỗi muôn đời của một linh hồn. Bởi vậy con phải tập biết ân hận mỗi khi con bỏ đi một lần không đọc "GIÊSU - MARIA - GIUSE, Con Mến Yêu, Xin Cứu Rỗi Các Linh Hồn."

     
    Quả là kỳ diệu gần như khó tin khi Chúa Giêsu tuyên bố lời kinh vắn tắt này làm hoan lạc lòng Ngài và chỉ một kinh định đoạt phần rỗi vĩnh cửu của một linh hồn...

    Lời kinh vắn tắt này là gì nếu không phải là phương thế trọng đại được Thiên Chúa nhân lành đầy thương xót ban tặng cho chúng ta để yêu mến Ngài, để làm cho Ngài được hạnh phúc và cứ mỗi lần như vậy cứu được một linh hồn đưa vào vĩnh cửu....

     
    Chúa Giêsu nhắc đi nhắc lại nhiều lần lời hứa đầy an ủi này là:

    "Hỡi con đừng để thời giờ trôi qua vô ích, bởi lẽ mỗi một kinh MẾN YÊU là một linh hồn đấy, con ạ..."

     
    Ngày 10-10-1935. Rất Thánh Trinh Nữ cho Chị biết về giá trị của Kinh nầy: "Chỉ trên Thiên đàng, con mới thấy giá trị phong phú của nó đối với các linh hồn."

    Chúa Giêsu hết lòng mong muốn lời kinh vắn tắt này được dâng lên không ngừng, hàng chục hàng trăm lần mỗi ngày, Ngài tỏ ý muốn ấy cách rõ ràng ,ngày 15-10-1934: "Hỡi Consolata, Cha có quyền trên con, nên Cha muốn con đọc không ngừng: "GIÊSU - MARIA - GIUSE, Con Mến Yêu, Xin Cứu Rỗi Các Linh Hồn." Nó phải là lời kinh mỗi sáng và cũng là câu kinh cuối cùng của mỗi đêm. Cha muốn như vậy.

     
    Không còn cách phát biểu nào rõ ràng hơn Ngài đã nói: "Từ sớm mai khi thức dậy cho đến tối khi đi ngủ" Nói cách khác, chúng ta có đọc đến bao nhiêu lần cũng không thể cho là đủ. Bởi nó chính là bằng chứng "tình" chúng ta yêu mến Ngài, muốn cho Ngài được vui thích, và mỗi lần như vậy, cứu được một linh hồn vào cõi đời đời.
     
    Trong cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha, 6-9-1936 Ngài đã nhắc lại lời hứa với Chị là: "Quả đúng tất cả mọi giải quyết đều được gồm tóm trong kinh MẾN YÊU này. Nhờ nó Cha sẽ trao cho con chiến thắng ớ Tây Ban Nha để thế giới biết Cha yêu thích kinh MẾN YÊU liên lỉ ấy ngần nào." ***

    Chị Consolata đã cầu nguyện nhiều năm cho một trong các anh em của chị là cậu Nicolas được ơn trở lại. Tháng 6 năm 1936, Chúa Giêsu cho chị biết: "Cha ban cho Nicolas lại cho con không phải nhờ những đền tội hy sinh của con, nhưng chính để thưởng con vì đã không ngưng dâng lên cho Cha lời nguyện TÌNH YÊU này. Bởi điều Cha trông chờ nơi tạo vật là: "Chúng yêu mến Cha."

     
    Kinh MẾN YÊU này cũng có giá trị đền tội (8-10-1935): "Cha chẳng muốn con ngâm nga nhiều kinh, bởi lẽ tác dụng TÌNH YÊU thì phong phú hơn. Chỉ một: "GIÊSU - MARIA - GIUSE, Con Mến Yêu, Xin Cứu Rỗi Các Linh Hồn," đủ đền bù ngàn lời lộng ngôn. Một lần khác ngài tỏ rõ sở thích của mình: "Hỡi Consolata, con đem đặt trên giá cân; một bên tất cả những việc làm đạo đức trong suốt ngày và bên kia một ngày trôi qua với duy nhất một kinh "MẾN YÊU" nhưng liên tục, Cha sẽ chuộng giá cân sau hơn tất cả mọi lễ dâng khác."

    Ngày 13-9-1936: "Con hãy giữ vững lập trường đừng bao giờ ngừng đọc kinh này. Cha chỉ muốn có thế. Hãy trung thành với nó bằng cách thỉnh thoảng đọc đi đọc lại. Hỡi Consolata Cha sè ban cho con mọi sự."

    Để giúp Chị mừng lễ Đức Mẹ Vô nhiễm (1935). Chúa Giêsu đã khuyên chị: "Con sẽ làm tuần cửu nhật nào dâng cho Mẹ Cha? Này, con hãy dâng cho Người một kinh đọc không ngừng "GIÊSU - MARIA - GIUSE, Con Mến Yêu, Xin Cứu Rỗi Các Linh Hồn." Vì như vậy là dâng cho Người tất cả rồi đấy."

    Còn về những kinh phụ thêm vào luật định Chúa dạy Chị (12-12-1935): "Cha thích con đọc kinh MẾN YÊU này hơn mọi kinh." Ngài đã giải thích thêm cho Chị rằng lời cầu xin cho các linh hồn trong kinh này bao gồm tất cả các linh hồn (20-06-1940): "GIÊSU - MARIA - GIUSE, Con Mến Yêu, Xin Cứu Rỗi Các Linh Hồn," hàm chứa tất cả các Đẳng Linh Hồn trong luyện ngục cũng như hết các linh hồn trong Giáo Hội chiến đấu; các linh hồn tội lỗi cũng như các linh hồn vô tội, những người hấp hối, những kẻ vô thần..."**

    Kinh MẾN YÊU liên lỉ không phải là một cái gì thô thiển hay một công thức máy móc, nhưng là một khúc ca tình yêu đích thực không buộc phải đọc bằng miệng môi mấp máy, vì kinh MẾN YÊU không chỉ là một câu để đọc ngoài miệng. Nó là một hành vi nội tâm của tâm trí suy nghĩ để yêu thương, của ý chí muốn yêu và đang yêu. Kinh MẾN YÊU liên lỉ là hành động bộc lộ liên tục trong thinh lặng chan chứa tình ta yêu Chúa, yêu Mẹ, yêu Cha Thánh Giuse và yêu các linh hồn. Chính Chúa Giêsu giới thiệu và bảo đảm giá trị giáo lý của kinh MẾN YÊU liên lỉ này (16-11-1935):

     
    "Nếu tạo vật nào thành tâm muốn yêu mến Cha và biến đổi họ từ sớm mai cho đến chiều tối thành một kinh MẾN YÊU độc nhất - lẽ dĩ nhiên với tất cả tấm lòng Cha sẽ sẵn sàng chấp nhận mọi điên dại vì linh hồn này. con hãy ghi nhớ lời này."
     
    Vì thế phải yêu mến không ngừng với tất cả tấm lòng. Linh hồn có thể sẽ không nếm thấy cái hương vị ngọt ngào của nó. Nhưng linh hồn chỉ cần muốn yêu là đủ rồi.**

    Sưu tầm

     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - CÁI CHẾT CỦA ALEXANDER ĐẠI ĐẾ

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Apr 20 at 2:26 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    GIỜ LÂM CHUNG CỦA ALEXANDER ĐẠI ĐẾ
    Cái c.h.ế.t của ông đến nay vẫn nằm trong vòng bí ẩn. Tuy nhiên, câu chuyện về phút lâm chung của vị hoàng đế vĩ đại này vẫn được người đời truyền tụng không ngớt.
    Chuyện kể rằng ông nhận ra rằng cái c.h.ế.t sắp sửa đến và ông sẽ không về kịp mảnh đất quê hương. Ông bảo các sỹ quan của mình: “Ta sắp sửa rời khỏi thế gian này. Ta có 3 điều nguyện ước. Các ngươi hãy thực hiện những gì ta bảo”. Các vị tướng tuân lệnh với đôi mắt đẫm lệ.
    1. Hãy để các ngự y giỏi nhất khiêng quan tài của ta.
    2. Hãy rải tài sản của ta, bao gồm tất cả tiền, vàng, kim cương, đá quý trên đường đến nghĩa trang.
    3. Hãy để đôi bàn tay của ta được thả lỏng và để nó bên ngoài cho tất cả mọi người thấy.
    Một trong những vị tướng của ông đã rất bất ngờ trước những yêu cầu bất thường này nên đã yêu cầu Alexander giải thích. Alexander Đại đế đáp lại:
    Ta muốn các ngự y giỏi nhất khiêng quan tài của ta để chứng minh rằng, khi đối mặt với cái chết, ngay cả những ngự y giỏi nhất trên thế giới cũng không có sức mạnh cải tử hoàn sinh
    Ta muốn rải hết tiền vàng trên đường để muốn mọi người biết rằng, sự giàu có về vật chất có được trên Trái Đất này thì sẽ phải ở lại Trái Đất.
    Ta muốn bàn tay ta đung đưa trong gió, để muốn mọi người hiểu rằng, chúng ta đến với thế giới này bằng hai bàn tay trắng, thì chúng ta rời thế giới này cũng với hai bàn tay trắng. Chúng ta sẽ không còn gì, sau khi tài sản quý giá nhất của chúng ta đã cạn kiệt đó là SỨC KHOẺ và THỜI GIAN.
    Nguồn: Sưu tầm
    Có thể là hình ảnh về 1 người
     
     
     
    1515
     
     
     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - TÔI ĐANG Ở NƠI NÀO?

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Apr 23 at 1:51 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    TÔI ĐANG Ở NƠI NÀO ?
    Lm Ansgar Phạm Tĩnh

     

    Đối với niềm tin vào Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục, người ta thường có ba thái độ:
     
    Thứ nhất là thái độ cứng lòng tin:
    · Chẳng có Thiên Đàng, cũng chẳng có Luyện Ngục hay Hỏa Ngục như Giáo Hội Công Giáo dạy ! Có chăng là có Thiên Đàng nơi trần thế này mà thôi! Chết là hết, là kết thúc, xuôi tay nhắm mắt xong là hết đau khổ, hết lo lắng và hết … nợ đời !
    Chính vì không tin vào thực tại của Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục ở đời sau, cho nên họ như những con thiêu thân chỉ biết lao đầu vào ăn chơi, hưởng thụ, trác táng, hút xách, phạm pháp, làm những việc vô luân thường đạo lý… Và cuối cùng khi chán ngán cuộc đời này, khi họ chán sống rồi thì … tự tử và thế là chấm hết….. !
     
    Thứ hai là có tin vào Chúa nhưng tin một cách lệch lạc:
    · Tin vào Thiên Chúa và chỉ tin có Thiên Đàng mà thôi! Luyện Ngục và Hỏa Ngục không thể có được bởi vì Thiên Chúa là Tình Yêu (1 Ga 4:16), Ngài không bao giờ dựng nên những thứ khủng khiếp ấy để trừng phạt hay hành hạ con cái của Ngài. Luyện Ngục và Hoả Ngục là những thứ mà Giáo Hội dựng nên để hù dọa người ta mà thôi !
    Vì không tin có Luyện Ngục và Hoả Ngục cho nên họ chẳng quan tâm gì đến việc đọc kinh xin lễ, và làm việc hy sinh, hãm mình … để cầu nguyện cho những người đã qua đời. “Tất cả những ai tin vào danh Đức Giê-su và chịu phép Rửa Tội thì chắc chắn được cứu rỗi, vậy cầu nguyện, đọc kinh, tham dự Thánh Lễ, hy sinh cho người quá cố để làm gì ?
     Vô ích! Tốn thời giờ” Họ dùng Thánh Kinh để lý luận như vậy !
     
    Thứ ba là thái độ tin nhưng lờ mờ:
    · Những người thuộc nhóm này thì tin vào những lời giáo huấn của Giáo Hội về sự sống đời sau, tin chắc chắn có Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục, nhưng chẳng bao giờ họ hiểu rõ và hiểu đúng về thực trạng của Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục cả. Họ cũng chẳng hiểu Giáo Hội Công Giáo gồm có BA THÀNH PHẦN và sự liên đới chặt chẽ, và mối liên quan mật thiết giữa ba thành phần này trong Giáo Hội.
    Còn bạn ? Bạn thuộc nhóm nào vậy ?
    Tôi hy vọng là bạn không thuộc vào nhóm thứ nhất và thứ hai! Nếu bạn thuộc vào một trong hai nhóm này thì… Amen! Chỉ có Chúa Thánh Thần mới giúp bạn được thôi !
    Còn nếu bạn thuộc vào nhóm thứ ba thì trong ngày lễ Các Thánh và lễ Các Linh Hồn hôm nay, mời bạn hãy cùng với tôi học hỏi và tìm hiểu sâu hơn về thực trạng của Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục, về BA THÀNH PHẦN của Giáo Hội và sự liên đới chặt chẽ, và mối liên quan mật thiết giữa ba thành phần này.
    Rất nhiều người, trong đó có tôi, và không chừng có cả bạn nữa, đã từng nghĩ hay vẫn còn đang nghĩ Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục là những nơi chốn (places):
    ·Thiên Đàng là một nơi trên trời cao, ở đó không có đau khổ, không có nước mắt mà chỉ có vui vẻ, hạnh phúc, hoan lạc, bình an và yêu thương. Ở trên Thiên Đàng các Thánh và các Thiên Thần suốt ngày suốt đêm chỉ ca hát, tán tụng và ngợi khen Thiên Chúa…
    · Luyện Ngục là một trại chuyển tiếp, một nơi tạm giam,* nơi đây người ta phải chịu nóng nảy, chịu đau khổ, có cả cực hình nữa để chờ hễ mãn hạn thì được chuyển lên Thiên Đàng.
    · Hỏa Ngục là một nơi sâu thẳm trong lòng đất, ở đó là nơi giam giữ đời đời những kẻ ác, những người không có vé vào Thiên Đàng hay Luyện Ngục. Nơi đây Sa-Tan và ma quỷ tha hồ dùng lửa diêm sinh để thiêu đốt và trừng phạt những tội nhân ở trong vương quốc của chúng.
    Nếu bạn đã từng nghĩ như tôi hoặc vẫn còn đang nghĩ Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục là những nơi chốn thì sai rồi! Bạn cứ mở cuốn Toát Yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo do Đức Giáo Hoàng Benedictô đương kim soạn thảo ra mà xem thì sẽ thấy quan niệm về NƠI CHỐN của Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục như là những NƠI CHỐN là sai !
    · Thiên đàng là tình trạng hạnh phúc tối thượng và vĩnh viễn. Ai chết trong ân sủng của Thiên Chúa và ai không cần bất cứ sự thanh luyện cuối cùng nào, sẽ được qui tụ quanh Chúa Giêsu và Đức Maria, các thiên thần và các thánh … được chiêm ngắm Thiên Chúa “mặt giáp mặt” ( 1 Cr 13,12) … sống trong sự hiệp thông tình yêu với Chúa Ba Ngôi và chuyển cầu cho chúng ta (Toát Yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo # 209).
    ·  Luyện ngục là tình trạng của những người chết trong tình thân với Thiên Chúa, nhưng, dù đã được đảm bảo ơn cứu độ vĩnh cửu, họ còn cần thanh luyện trước khi được hưởng hạnh phúc thiên đàng (Toát Yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo # 210).
    · Hoả ngục là [tình trạng] xa cách đời đời khỏi Thiên Chúa.… Đức Kitô diễn tả thực tại hoả ngục bằng những lời này: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời” (Mt 25:41) (Toát Yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo # 212).
    Hy vọng bạn sẽ không bao giờ nghĩ rằng Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục như là những NƠI CHỐN nữa!
    Bây giờ chúng ta tiếp tục tìm hiểu về mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần trong Giáo Hội ! Nói về BA THÀNH PHẦN trong Giáo Hội: Giáo Hội Chiến Thắng, Giáo Hội Ðền Bù và Giáo Hội Lữ Hành, sách Toát Yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo # 195 dạy rằng:
    · Một số còn lữ hành trên trần gian; một số khác, đã rời bỏ đời này, hiện đang được thanh luyện, và cũng được trợ giúp bằng lời cầu nguyện của chúng ta; sau hết, một số khác nữa, đã được hưởng vinh quang Thiên Chúa và đang chuyển cầu cho chúng ta. Tất cả cùng nhau làm thành một gia đình duy nhất trong Đức Kitô, là Hội thánh, để ca ngợi và tôn vinh Chúa Ba Ngôi.
    Bạn thấy mối quan hệ rất chặt chẽ và tình liên đới mật thiết giữa chúng ta với các linh hồn nơi Luyện Ngục và với các Thánh ở trên Thiên Đàng chưa ?
    · Các linh hồn thuộc Giáo Hội Đền Bù hoàn tất giai đoạn thanh luyện chậm hay mau là nhờ vào sự cầu nguyện, hy sinh, hãm mình, thánh lễ, Kinh Mân Côi… của những người thuộc về Giáo Hội Lữ Hành, tức là chúng mình, những người còn sống ở trần gian.
    ·  Sau khi hoàn thành quá trình thanh luyện, các linh hồn được vào Thiên Đàng, lúc này các Ngài thuộc Giáo Hội Chiến Thắng sẽ cầu bầu, giúp đỡ cũng như chuyển cầu cùng Chúa cho chúng ta.
    Nếu hôm nay bạn đã hiểu đúng về Thiên Đàng—Luyện Ngục và Hỏa Ngục và nhận ra mối liên hệ chặt chẽ và mật thiết giữa ba thành phần trong Giáo Hội thì tôi đề nghị với bạn hãy giúp đỡ các linh hồn nơi luyện ngục, bằng cách dâng lời cầu khẩn, đặc biệt là Thánh lễ, và cả những việc bố thí, ân xá và những việc hãm mình để cầu cho họ (Toát Yếu Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo # 211).
    Bạn có muốn con cháu, bạn bè, thân thuộc và tha nhân làm những việc như hy sinh, xin lễ, đọc kinh, lần hạt Mân Côi, Viếng Thánh Thể, cầu nguyện … cho bạn sau khi bạn nhắm mắt từ giã cõi đời này và nhất là khi bạn bị kẹt ở trong trại chuyển tiếp (luyện ngục) không? Nếu muốn thì tôi mạn phép đề nghị với bạn những công việc nhỏ bé sau:
    · Xin lễ, tham dự Thánh Lễ, xưng tội, rước Lễ, lần hạt Mân Côi, Chầu Thánh Thể … để cầu nguyện cho các linh hồn đã ra đi trước chúng ta …
    ·Hy sinh, hãm mình, không mua những đồ xa xỉ phẩm, một gói thuốc lá, một chai rượu, một két bia, một bữa ăn ở nhà hàng… để dành tiền giúp cho các cơ quan từ thiện, trại cùi, các trẻ em khuyết tật...
    · Hy sinh không cãi lại cha mẹ, không nóng giận và kiên nhẫn với những người chung quanh.
    · Chăm sóc, quan tâm đến ông bà, cha mẹ hoặc đi thăm viếng người già, những người đau yếu, tật nguyền, kém may mắn...
    “Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy” (Lc 6:31). Hy sinh, xin lễ, đọc kinh, lần hạt Mân Côi, Viếng Thánh Thể, cầu nguyện … cho các linh hồn là chúng mình đang làm cho chính chúng ta đấy ! Hãy làm ngay vì các linh hồn đang chờ chúng ta đấy !  **
    -------------------------------------------
     

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - NẾU KHÔNG CÓ TÌNH YỆU

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, Apr 19 at 1:46 AM
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Nếu không có Tình yêu…
    BỔN PHẬN khiến người ta dễ NÓNG GIẬN.
    TRÁCH NHIỆM đẩy người ta tới chỗ BẤT NHÃ.
    CÔNG BẰNG làm cho người ta đâm ra TÀN NHẪN.
    SỰ THẬT biến người ta thành kẻ ưa SOI MÓI.
    Sự KHÔN NGOAN dẫn dắt bạn tới chỗ LÁU CÁ.
    Sự ĐON ĐẢ biến con người thành kẻ GIẢ DỐI.
    Sự AM HIỂU đẩy bạn trở thành kẻ CỐ CHẤP.
    QUYỀN LỰC khiến người ta trở thành kẻ ÁP BỨC.
    DANH TIẾNG làm bạn trở thành kẻ KIÊU NGẠO.
    CỦA CẢI làm con người ta trở nên THAM LAM.
    LÒNG TIN biến bạn thành kẻ CUỒNG TÍN.
    Nếu Không Có Tình Yêu…
    Trên đời này bạn KHÔNG LÀ GÌ CẢ!!!
    Anh Ngọc Trần