9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - PHỤC VỤ BỆNH NHÂN

t

Phục vụ bệnh nhân bằng cả mạng sống của các nữ tu Dòng Thánh Camillo ở Ý

Tu sĩ Dòng Thánh Camillo

Tại Ý, trong thời điểm đại dịch vừa qua, các nữ tu Dòng Nữ tử Thánh Camillo, hay còn gọi là Nữ Tá Viên Camillo đã được nói đến nhiều vì các hoạt động dấn thân không sợ nguy hiểm đến tính mạng.

Trong một cuộc trò chuyện với Báo Quan sát viên Roma, khi được hỏi về các hoạt động bác ái này, sơ Zelia Andrighetti, Bề trên Tổng quyền của Dòng nói: “Làm chứng cho tình thương luôn hiện hữu của Đức Kitô đối với người đau yếu, dù nguy hiểm đến tính mạng là đặc sủng của chúng tôi và chúng tôi sẽ thực hiện điều này với đầy quyết tâm và ý chí. Đối với chúng tôi, giúp đỡ và chăm sóc con người bao nhiêu có thể ở tất cả các quốc gia nơi chúng tôi hiện diện là ưu tiên tuyệt đối”.

Sơ giải thích: “Những gì chúng ta đang trải qua trong thời kỳ được đánh dấu bởi đại dịch covid-19 là những thử thách nghiêm trọng cho toàn nhân loại. Chúng tôi chưa bao giờ lùi bước ngay cả trong những tình huống rất nguy kịch và tuyệt vọng. Trái lại, qua các cơ sở chăm sóc khắp nơi trên thế giới, chúng tôi đã cố gắng bằng tất cả sức lực để đưa ra các hỗ trợ cụ thể”.

Lĩnh vực hoạt động chính của các nữ tu Camillo là bệnh viện, phòng khám, trạm xá, nhà cho người già, các cơ sở dành cho trẻ nữ khuyết tật về thể chất và tinh thần, chăm sóc tại nhà, các trung tâm bệnh phong và truyền giáo. Khi thi hành sứ vụ, các tu sĩ cũng hướng đến sự quan tâm nhân bản và thiêng liêng, đến gia đình bệnh nhân, chia sẻ những lo lắng của họ và hỗ trợ họ bằng tình liên đới.

Dòng Nữ Tử Thánh Camillo được thành lập năm 1892. Từ đó, các thành viên của Hội dòng luôn cố gắng sống theo tinh thần của thánh Camillo: “Chăm sóc người bệnh với tình yêu của người mẹ chăm sóc đứa con duy nhất của mình khi bị đau yếu”. Các nữ tu luôn nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu ở các nơi các chị hiện diện, đặc biệt trong các nước đang phát triển và các vùng truyền giáo. Hiện nay, Dòng có hơn 800 nữ tu sống rải rác trên khắp thế giới. Qua các cơ sở y tế xã hội, các tu sĩ Camillo làm chứng cho Mầu Nhiệm Nhập Thể của Chúa Kitô và lòng thương xót của Người trong việc chăm sóc sức khỏe, chữa trị, nâng đỡ và phục vụ người bệnh, người bị bỏ rơi trong xã hội.

Tại Roma, Dòng có một bệnh viện Vannini. Trung tâm này đảm nhận các hoạt động đón tiếp, lắng nghe và hỗ trợ bệnh nhân, đảm bảo cho người bệnh cảm thấy thoải mái trong khi điều trị với những phương pháp chẩn đoán hiệu quả. Trung tâm y tế này được gọi là “bệnh viện biên giới” vì ở giữa khu vực đông dân nhất Roma, phục vụ nhiều người nghèo, người gặp khó khăn về kinh tế và xã hội.

Vào tháng 10/2020, trung tâm y tế Vannini được chuyển đổi thành một bệnh viện Covid-19, cung cấp gần 150 giường cho bệnh nhân. Tháng 6 năm nay, trung tâm hoạt động bình thường trở lại với sức chứa 227 giường. Ngày nay, Vannini là một trung tâm được đánh giá cao trong số các bệnh viện Roma nhờ khả năng kết hợp công nghệ tiên tiến, với đội ngũ y tế gồm các chuyên gia, và các điều dưỡng là các nữ tu và giáo dân.

Bệnh viện đã được chuyển đổi thành một trung tâm chăm sóc bệnh nhân Covid-19 cũng do trải nghiệm tồi tệ mà các nữ tu Camillo đã phải vượt qua giữa mùa xuân và mùa hè năm 2020, khi 57 trong số 62 nữ tu bị nhiễm trong một cộng đoàn ở Grottaferrata. Sơ Bề trên Tổng quyền nói: “Tôi cũng bị nhiễm và có những lúc thực sự khó khăn. Nhưng nhờ tinh thần liên đới và cộng tác tuyệt vời của người dân, chúng tôi đã vượt qua. Mọi người luôn quan tâm và sẵn sàng giúp chúng tôi và không để chúng tôi đơn độc. Chính lời cầu nguyện và sự trợ giúp của Chúa, chúng tôi đã được chữa lành mà không có bất kỳ biến chứng nào”.

Sơ Bề trên Tổng quyền chia sẻ: “Tiếp xúc với bệnh nhân giúp chúng ta hiểu tình liên đới và trợ giúp nhau rất quan trọng. Để đạt được mục đích này, chúng ta phải làm việc cùng nhau, không ai có thể tự cứu mình. Chúng tôi cộng tác với mọi người để con người được đặt vào trung tâm của sự chú ý trong thế giới y tế. Chúng tôi đóng góp thúc đẩy tính nhân văn trong các cơ sở và dịch vụ y tế và đảm bảo, theo cách tốt nhất có thể, quyền của bệnh nhân và nhân phẩm của họ được tôn trọng. Chúng tôi có thể thực hiện được tất cả những điều này cũng là nhờ sự hỗ trợ của giáo dân. Đặc sủng của chúng tôi là phục vụ người bệnh bằng chính mạng sống của mình. Chúng tôi sẽ không lùi bước và chúng tôi đã chứng tỏ điều này ngay cả trong thời điểm đại dịch”.

Vatican News

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 29 Thường Niên B

Video Player
 
00:00
 
15:43
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - LỜI CHÚA - THÁNH THỂ

  •  
    Chi Tran
     
     
     
    GƯƠNG CHÚA GIÊSU

    THÁNH THỂ VÀ LỜI CHÚA, CẢ HAI ĐỀU CẦN CHO LINH HỒN

            Bánh mỹ vị

                -Ôi! Chúa Giê-su rất lân ái! Được đồng bàn với Chúa thực sung sướng cho linh hồn sùng ái chừng nào! Vì lương thực họ dùng là chính Chúa: người yêu duy nhất mà lòng họ luyến ái hơn cả.

            Sung sướng biết mấy cho con, nếu con được khóc nức nở vì yêu trước nhan Chúa, và chảy nước mắt mà rửa chân Chúa như Thánh nữ Madalêna!

            Nhưng làm gì có lòng sùng mộ ấy! Làm gì có những nước mắt thánh thiện ấy!

            Thực trước nhan Chúa và trước mặt các thiên thần, tim con phải bốc cháy và khấp khởi, vì vui mừng! Ví Chúa đang hiện diện thực trong Bí tích, tuy dấu ẩn dưới hình thức khác.

            Mắt con không thể chịu đựng nổi ánh tinh thần Chúa, và trót vũ trụ sẽ tan vỡ trước quang ánh vinh hiển và oai linh Chúa.

            Thực ra chính vì sức chịu đựng có hạn của con mà Chúa phải ẩn mình dưới tấm màn Bí tích.

            Con đang mang thật trong mình và con thờ lạy Đấng mà các Thiên thần thờ lạy trên trời. Nhưng con chỉ thấy Người bằng đức Tin, trong khi các Thiên thần thấy Người nhãn tiền và trực tiếp.

            Con đành sống theo ánh sáng đức Tin thiết thực và bước theo ánh sáng đó, cho đến ngày quang giải ánh bất diệt làm cho mọi hình bóng sẽ biến tan.

            Lương thức hiện thế

                Mà khi nào tới giai đoạn trọn hảo đó sẽ không còn Bí tích, vì các Thánh trên nơi vĩnh phúc không cần dùng đến phương thuốc nhiệm ấy nữa.

            Các Ngài sẽ vui mừng luôn trước nhan Chúa, và nhãn tiền chiêm ngưỡng vinh hiển Chúa. Sáng cái sáng của Chúa, thấu triệt bản tính cao siêu Thiên Chúa. Các Ngài nhàn hưởng chính Ngôi Hai Thiên Chúa như đã có từ trước và sẽ tồn tại muôn đời.

            Nhớ đến những kỳ diệu ấy, con nhàm chán hẳn mọi an ủi dù là an ủi thiêng liêng, Vì bao lâu chưa thấy được tường tận vinh hiển Chúa, mọi cái mắt xem, tai nghe ở đới phải kể là không!

            Lạy Chúa! Chúa chứng cho lòng con. Không gì an ủi được con, không tạo vật nào thỏa mãn được con, trừ một mình Chúa- lạy Chúa!-mà lòng con ao ước chiêm ngưỡng muôn đời.

            Nhưng điều đó lại chưa có thể thực hiện, bao lâu con còn sống trong xác chết này.

            Vì thế con cần phải nhẫn nại lắm và phú thác mọi ước muốn con cho Chúa.

            Chính các Thánh đang vui cùng Chúa trên trời, bình sinh cũng đã phải tin tưởng và nhẫn nại chờ giai đoạn vinh hiển Chúa đến.

            Con tin như các Ngài đã tin. Con hy vọng như các Ngài đã hy vọng. Chắc chắn- nhờ ơn Chúa- con sẽ đến nơi các ngài đã đến.

            Trong khi chờ đợi. Con sẽ noi gương các Ngài để giữ vững đức Tin.

            Ánh sáng chỉ đường

                Con cũng sẽ lấy lời Chúa làm nguồn an ủi và quy mô đời sống, nhất là con được Thánh thể Chúa như thuốc hộ thân, nơi náu ẩn.

            Bao lâu còn sống, con thấy có hai cái khẩn thiết cho con, thiếu nó con không thể chịu đựng nổi cái đời sống khốn nạn này.

            Bị nhốt trong nhà tù thân xác, con cần có của ăn và ánh sáng.

            Con yếu nhược: Chúa đã ban Thánh Thể Chúa để dưỡng nuôi hồn xác, và “đặt lời Chúa làm đèn soi bước con đi”(1)[ccxxv].

            Thiếu hai cái đó con không thể sống hẳn hoi: Vì lời Chúa là ánh sáng linh hồn và Thánh Thể Chúa là bánh nuôi sống con.

            Hai thứ đó cũng có thể gọi là hai bàn đặt hai bên tả hữu trong kho Giáo Hội: một bên là bàn thờ có Bánh Thánh, tức Thánh Thể vô giá Chúa; một bên là luật Chúa hàm chứa giáo lý thánh, khai sáng đức Tin ngau chính và dẫn đi vững chắc qua màn che và vào nơi cực Thánh.

            Ôi Chúa Giê-su! Ánh sáng của ánh sáng muôn đời, con đội ơn Chúa vì đã dùng các Tiên tri, các Tông dồ và các Tiến sĩ mà dọn cho con bàn giáo lý thánh thiện ấy.

            Ôi! Chúa tạo thành và cứu chuộc nhân loại! Con cảm tạ Chúa vì- để chứng quả lòng Chúa thương nhân loại,- Chúa đã dọn tiệc trọng thể này trong đó Chúa cho con ăn không phải là ăn thịt con chiên tượng trưng, nhưng là ăn chính Mình Thánh, Máu Thánh Chúa.

            Chúa đã làm vui mỗi tín hữu trong tiệc Thánh và, cho được no say trong chén phần rỗi này.

            Tiệc đó hàm xúc mọi khoái lạc trên trời trong đó có các Thiên thần cũng thông công với ta, tuy có phần hạnh phúc hơn.

            Chức vụ linh mục

                Chức vụ Linh mục cao cả và đáng tôn trọng chừng nào! Vì môi các Ngài đọc được lời tôn phong nên Chúa uy quyền, miệng các Ngài được chúc tụng, tay các Ngài được cầm lấy cho mình chịu và phân phát cho giáo hữu!

            Những tay đó phải sạch chừng nào! Miệng ấy phải thánh chừng nào! Thân thể ấy phải tinh tấn chừng nào! Lòng Ngài được rước Chúa khiết tinh luôn, lòng ấy phải trong trắng chừng nào!

            Miệng linh mục rước Thánh Thể hằng ngày, không được nói lời náo là lời không thánh, không đứng đắn và hữu ích!

            Mắt linh mục nhìn xem Thánh Thể hằng ngày, mắt ấy phải đơn sơ và trong sạch lắm.

            Tay linh mục động đến Chúa tạo thành trời đất hằng ngày: tay đó phải tinh tấn và giơ lên trời luôn.

            Thánh kinh có câu này chỉ riêng về linh mục: “Chúng con hãy thánh thiện, vì Cha là Chúa Trời con, Cha rất thánh”(1)[ccxxvi]

            Kinh riêng của linh mục

                Lạy Chúa toàn năng! Xin ban ơn trợ giúp chúng con là những người đã thụ lĩnh chức linh mục Chúa, để chúng con được lương tâm trong sạch và ngay thẳng mà phụng sự Chúa cho xứng đáng và sốt sắng.

            Mà nếu chúng con không sống được một đời sống thánh thiện cho xứng đáng, thì xin Chúa ban Cho chúng con được khóc cho thảm thiết, những tội chúng con đã phạm và,-với lòng khiêm nhượng, với chí kiên quyết,-chúng con sẽ phụng sự Chúa cho sốt sắng hơn.

                                            SUY NIỆM

            Lần bước trên đường đời, con người đi tìm, giữa những u tối, một chân lý khả dĩ soi dẫn lý trí và, giữa những đểu giả, một tình yêu để no thỏa tâm hồn.

              Nhưng tâm lý bất hủ cũng như tình yêu vô hạn mà con người đòi hỏi kia làm gì có được ngoài Chúa.

              Lời Chúa chính là kho chân lý vô tận và Thánh Thể chính là mạch suối tình yêu bất diệt, Chúa đặt sẵn ở mọi ngã đường, để soi dẫn, và dưỡng nuôi người thiện chí.

              Vậy, còn tìm đâu xa, ta hãy mau mắn chạy lại cùng Chúa là nguồn chân lý và Vua tình yêu, tất hồn ta sẽ được no thỏa.

              Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể! Con mong tìm Chúa như nai khát tìm mạch nước. Vì Chúa là ánh sáng và sinh lực con. Xin Chúa gìn giữ con trong tình yêu vô hạn của Chúa.
    Nguyên tác: THOMAS A KEMPIS  
    Linh mục LÊ BÁ TƯ  
     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - GƯƠNG CHÚA

  •  
    Chi Tran

     
    GƯƠNG CHÚA GIÊSU

    LỄ TIẾN THÁNH GIÁ VÀ LỄ TIẾN TỰ THÂN

            Tự hiến cho Chúa

                Xưa Cha giang tay trên Thánh giá, chịu chết trần truồng, Cha đã tận hiến toàn thân cho Đức Chúa Cha vì tội con, Cha đã hiến tất cả không còn giữ lại tí gì, để làm nguôi cơn giận Đức Chúa Cha. Cũng thế, hằng ngày khi tiến lễ con cũng hãy tình nguyện và hết sức thành tâm dâng trót mình con-cùng với trót tài năng và sức muốn con- cho Cha làm lễ vật trong sạch và trọn hảo.

            Cha có đòi con cái gì khác, ngoài việc con phải tự hiến cho Cha đâu?

            Dầu con dâng gì, nếu cái đó không phải là chính thân con, Cha cũng không kể. Vì Cha không đòi gì khác mà đòi bản thân con kia!

            Này con, được gì nữa mà không được Cha, con cũng chưa lấy làm đủ. Cũng thế, dầu con dâng gì cho Cha nếu trong đó không có mình con, Cha cũng vẫn chưa hài lòng.

            Con hãy tự hiến mình cho Cha, hãy tận hiến toàn thân cho Chúa. Có thế lễ vật con sẽ được vui nhận

            Hiến lễ trọn hảo

                Con xem, Cha đã hiến thân cho Đức Chúa Cha vì con, Cha cũng đã ban trót Mình và trót  Máu Cha làm lương thực nuôi con để Cha nên trót của con và con nên trót của Cha.

            Nếu như con còn luyến tiếc mình con và không tận hiến toàn thân con theo ý Cha: lễ vật con chưa đầy đủ, và tình đoàn kết của Cha con ta chưa trọn.

            Vậy, nếu con muốn được tự do và ân nghĩa, con phải đặt việc tận hiến trong tay Cha lên trên hết mọi việc của con.

            Sở dĩ có ít người được tinh thần sáng suốt và tự do, là vì họ không biết tận thoát.

            Lời Cha nói không thể sai: “Ai không thoát ly mọi của, không thể làm môn đệ Cha”(1)[ccxxiv]. Vậy nếu con muốn làm môn đệ Cha, con hãy tận hiến toàn thân và trót cảm tình lòng con cho Cha.

                                            SUY NIỆM

            Trên Thánh giá, Chúa Giê-su đã tận hiến toàn thân cho Đức Chúa Cha để đền tội ta. Theo luật công bình, ta cũng phải tận hiến mình ta cho Chúa, như thế mới hợp lý.

              Hơn nữa, trong Bí Tích Thánh Thể, Chúa đã lấy chính Thịt và Máu mình làm lương thực nuôi ta. Tình yêu vô hạn đó không cho phép ta tiếc rẻ gì với Chúa, dầu là chính bản thân ta.

              Sau hết, cử chỉ tận hiến đó còn là điều kiện tất hữu của mọi việc thiện và mọi ân sủng. Ta dâng gì cho Chúa, nếu cái đó không phải là chính ta, lễ vật đó không đáng để Chúa nhận.

              Lạy Chúa! Con dâng trót thân con cho Chúa, Chúa hãy thiêu hóa, tận hủy người ác trong con, để con có thể nhìn thẳng lên Thánh giá mà nói được như Chúa: “Mọi sự đã hoàn tất… Con phú thác hồn con trong tay Cha”.
    Nguyên tác: THOMAS A KEMPIS  
    Linh mục LÊ BÁ TƯ  
     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - SỐNG VÌ NGƯỜI KHÁC

CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN “SỐNG VÌ NGƯỜI KHÁC”…

Tiếp tục trao đổi với bạn trẻ về “Ơn Gọi”, chúng ta cùng Đức Thánh Cha tìm hiểu chủ đề “Sống vì người khác”…Người viết lấy lại hình ảnh “Chúa Rửa Chân” cho Nhóm Mười Hai trong Bữa Ăn Cuối trước khi đi vào Cuộc Thương Khó…để minh họa cho chủ đề này…Dĩ nhiên đỉnh điểm của công cuộc Cứu Chuộc là Tử Nạn và Phục Sinh, nhưng việc rửa chân cho từng người…là chuyện Ngài muốn dạy chúng ta biết “phục vụ” lẫn nhau từng ngày cách “cá nhân” để trình bày tinh thần Tin Mừng Chúa giữa nhau trong những gì bình thường và tầm thường nhất của cuộc sống…

+ Một cách rất ngắn gọn, Đức Thánh Cha vào đề : “Cha muốn nói đến Ơn Gọi hiểu theo nghĩa đen”…đấy là “lời mời gọi thi hành sứ vụ phục vụ tha nhân”…và cụ thể hơn nữa là “góp phần xây dựng thiện ích chung với những khả năng chúng ta đã nhận được”… nhằm đáp lại lời mời gọi “tham dự vào công trình tạo dựng” của Chúa [253]… “Phục vụ tha nhân” trong việc “góp phần xây dựng thiện ích chung” và “với những khả năng chúng ta đã nhận được”…Đấy là những điểm nhấn của Ơn Gọi… “Sống vì người khác”…

+ Và Đức Thánh Cha đi ngay vào tâm điểm của vấn đề phục vụ : trở thành một hiến lễ…Ngài nói : “ Đời sống của chúng ta ở trần gian này đạt được tầm vóc của viên mãn khi trở thành một hiến lễ”…Và Ngài nhắc lại :  “ Sứ mệnh của tôi giữa lòng Dân không phải là một phần của đời tôi hay một món trang sức mà tôi có thể gỡ bỏ, cũng không phải là cái gì phụ thêm hay chỉ là một khoảnh khắc trong cuộc đời . Nhưng là điều mà tôi không thể dứt bỏ khỏi mình nếu không muốn tự hủy chính mình…Tôi là một sứ mệnh trên trái đất này , và – vì sứ mệnh ấy – mà tôi có mặt trong đời”…Vì vậy – con người nói chung và người trẻ nói riêng – chúng ta phải hiểu rằng : “mọi hoạt động mục vụ phải hướng đến ơn gọi, mọi hoạt động đào tạo phải hướng đến ơn gọi, và mọi nền linh đạo phải hướng đến ơn gọi” [254]…

+ Đức Thánh Cha cho bạn hiểu rằng : Ơn gọi của bạn không chỉ hệ tại ở những công việc bạn phải làm, mặc dù ơn gọi thể hiện nơi các công việc ấy…Và Ngài quả quyết : “ Ơn gọi là một cái gì hơn thế : đó là một con đường sẽ hướng những nỗ lực  hoạt động của con theo chiều hướng phục vụ”…Vì thế cho nên “trong việc phân định ơn gọi, diều quan trọng là xem coi chúng ta có nhận ra nơi mình những khả năng cần thiết cho công việc phục vụ chuyên biệt ấy trong xã hội hay không” [ 255]…Nghĩa là bạn phải suy nghĩ thật kỹ lưỡng, hiểu rõ “sở trường” của mình, và bàn hỏi với các vị đã từng hướng dẫn bạn…rồi quyết định sử dụng khả năng cho công việc bạn muốn thực hiện nhằm mang lại thiện ich chung cho mọi người…Và bạn luôn luôn phải nhớ rằng : bạn sử dụng cái “sở trường” vốn là ân ban của Thiên Chúa dành riêng cho bạn…để bạn phục vụ – bất chấp cái “sở trường” ấy ra sao và như thế nào…Sáng nay – trong Thánh Lễ đầu tuần / tuần XXVIII/TN/B – vị chủ tế kết luận bài giảng bằng một câu chuyện tưởng tượng nhưng có mục đích nhắc nhở : Một Cố Sở lên trước cửa Thiên Đàng gặp thánh Phêrô đang ngồi với cuốn sổ to…Lò dò đến gần, vị thánh “ôm chìa khóa”  hỏi : Ngài làm được gì khi còn sống dưới trần? – Dạ…con xây một ngôi Thánh Đường nguy nga… – 1 điểm – và gì nữa ?…- Con làm một ngôi trường khá lớn… – 2 điểm…và gì nữa ? – Dạ…dạ…con làm một công viên quanh Thánh Đường với Đài Đức Mẹ, Thánh Giuse…và cả Tượng Đài của Ngài nữa…- 3 điểm…và gì nữa ?…Cố Sở gãi đầu : Phải bao nhiêu điểm Ngài mới mở cửa ạ ? – 1.000 điểm…- Vậy thì…con …đâu …có làm được gì lớn lao nữa đâu…ngoài chuyện đi thăm bà con, giúp đỡ người nghèo, xức dầu người bệnh, chuyện vãn an ủi mấy ông bà cụ…- Đấy, đấy : những chuyện đó là cả 1.000 điểm đấy…Vậy là Cụ được 1003 điểm…

+ Đức Thánh Cha cho rằng những cố gắng để xác định khả năng riêng của mình và công việc mình quyêt định thực hiện với tất cả khả năng ấy nhằm mục đích phục vụ mang lại cho công việc mình làm một giá trị lớn lao, bởi vì những công việc ấy “ không còn chỉ là tất cả những gì chúng ta làm để kiếm tiền, để khỏi ở không hay để làm vui lòng người khác”, nhưng “tất cả những điều ấy làm thành ơn gọi”…Và – qua những công việc ấy – chúng ta “nhận ra lý do vì sao tôi được dựng nên, vì sao tôi đang ở chỗ này, nhận ra đâu là kế hoạch Chúa dành cho đời tôi” , bởi “ Chúa sẽ không chỉ cho tôi thấy mọi nơi chốn, thời gian và chi tiết” …nhưng “tôi sẽ phải khôn ngoan chọn lựa”…Thế nhưng “Chúa sẽ chỉ cho tôi một hướng đi cho đời tôi, vì Chúa là Đấng dựng nên tôi, là thợ gốm nặn ra tôi, và tôi cần lắng nghe Chúa để Ngài nắn đúc và tác tạo”“ Như thế tôi sẽ trở thành điều mà tôi PHẢI LÀ và trung thành với sứ vụ thật của chính tôi” [256]…

+ Và Đức Thánh Cha dặn dò người trẻ : “ Để thực hiện ơn gọi riêng của mình, chúng ta cần phải phát huy, đẩy mạnh, và làm tăng triển tất cả những gì là chính mình… Ngài xác định việc “ phát huy, đẩy mạnh, và làm tăng triển những gì là chính mình” ấy…không phải “ phát minh, là sáng tạo con người mình một cách tự phát từ số không, nhưng là khám phá chính mình trong ánh sáng của Chúa  làm cho đời mình sinh hoa kết quả”…Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI đã từng dạy : “Trong kế hoạch của Thiên Chúa, mỗi người đều được kêu gọi phát triển chính mình, vì mọi cuộc sống đều là ơn gọi” (Thông điệp Phát Triển Các Dân Tộc)…Đức Thánh Cha quả quyết với bạn : “Ơn gọi của con hướng dẫn con phát huy điều hay nhất của mình để làm vinh danh Chúa và mưu ích cho tha nhân”…Bạn thấy rồi đấy chứ : Phát huy điều hay nhất của mình…tức là tận dụng tối đa “khả năng” và “sở trường” Chúa ban cho mình để : – thứ nhất là làm vinh danh Chúa; – và thứ hai là mưu ích cho tha nhân… “Vấn đề không chỉ là làm công việc nào đó, nhưng là làm các việc ấy với một ý nghĩavới một định hướng”…Đức Thánh Cha nêu lên lời cảnh báo các bạn trẻ của thánh Albertô Hurtadô : Các bạn trẻ phải hêt sức nghiêm túc trong việc chọn hướng đi…Thánh nhân nói : “Trên một con tàu, nếu người hoa tiêu chểnh mảng, anh sẽ bị sa thải ngay vì đã đùa giỡn với điều rất thánh thiêng. Còn trong đời sống, chúng ta có tỉnh thức về hướng đi của mình không ? Đâu là hướng đi của bạn ? Nếu cần dừng lại để suy nghĩ thêm về điều này, tôi xin mỗi người trong các bạn hãy suy nghĩ hết sức nghiêm túc, vì đi đúng hướng là đã thành công, chệch hướng là thất bại rồi” [257]…Những lời cảnh giác ấy đã được thánh Alberto Hurtado (1901 – 1952) viết trong tập Suy Niệm của Ngài trên chuyến tàu về từ Hoa Kỳ năm 1946…Thánh Alberto Hurtado là một Tu Sĩ Linh Mục Dòng tên – bạn của giới công nhân, thanh niên, sinh viên và trẻ em đường phố…Ngài được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI phong thánh ngày23/10/2005…

+ Đức Thánh Cha nói đến hai vấn đề lớn gắn liền với việc “sống vì người khác” – đấy là tạo lập một gia đình mới và làm việc… Hai vấn đề vẫn làm cho người trẻ bận tâm và hứng thú…Ngài mời gọi người trẻ chúng ta tìm hiểu hai vấn đề này cách đặc biệt [ 258]…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 
00:00
 
00:00
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 29 Thường Niên B

Video Player
 
00:00
 
00:00
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN 23

  •  
    Kim Vu chuyển

    THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII

     

    Đức Gioan XXIII, sinh tại làng Sotto il Monte, thuộc tỉnh Bergamo, vào ngày 25.11.1881, con trai đầu của ông Giovanni Battista Roncalli và bà Marianna Mazzola.

     

    Ngay buổi chiều hôm đó, trẻ sơ sinh được rửa tội, lấy tên là Angelo Giuseppe, người đỡ đầu là ông Zaverio Roncalli, một trong những người bác của ông bố Battista, rất đạo đức, ở độc thân, tự nhận lấy bổn phận dạy giáo lý cho nhiều đứa cháu.  Sau này, Đức Gioan XXIII đã cảm động nhớ lại nhiều kỷ niệm và biết ơn về những lo lắng chăm sóc của ông.

     

    Ngay từ thời thơ ấu, đã có một khuynh hướng nghiêm chỉnh về đời sống Giáo hội, nên sau khi học học bậc tiểu học, cậu chuẩn bị vào chủng viện giáo phận nhờ sự trợ giúp học thêm tiếng Ý và tiếng Latinh của một số linh mục trong khi theo học tại một trường có uy tín của Celana.  Ngày 07.11.1892, cậu gia nhập chủng viện Bergamo, nơi đó cậu được xếp vào năm thứ ba của bậc trung học.  Sau một khởi đầu khó khăn vì chưa được chuẩn bị đầy đủ, cậu tiến nhanh trong việc học tập và huấn luyện thiêng liêng, nhờ đó các bề trên đã chuẩn nhận trước khi kết thúc năm thứ mười bốn để thầy được lãnh nhận chức cắt tóc.  Sau khi hoàn tất tốt đẹp năm thứ hai của thần học vào tháng Bảy năm 1900, thì vào tháng Giêng năm sau, thầy được gửi về Roma vào chủng viện Apollinare, nơi có một số học bổng cho hàng giáo sĩ thuộc giáo phận Bergamo.  Tuy phải thi hành nghĩa vụ quân sự tại Bergamo từ ngày 30 tháng 11 năm 1901, việc huấn luyện chủng sinh cũng đặc biệt mang lại kết quả tốt đẹp.

     

    Ngày 13 tháng 7 năm 1904, khi còn rất trẻ, mới hai mươi tuổi rưỡi, thầy đậu tiến sĩ thần học.  Với sự nhận xét đặc biệt của các bề trên, ngày 10 tháng 8 năm 1904, thầy được thụ phong linh mục trong nhà thờ Đức Maria di Monte Santo; ngài cử hành Thánh Lễ đầu tiên vào ngày hôm sau trong Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, dịp này ngài quyết tâm tận hiến hoàn toàn cho Chúa Kitô và hết lòng trung thành với Giáo hội.  Sau một thời gian ngắn về nghỉ tại quê nhà, vào tháng Mười, ngài bắt đầu theo học giáo luật tại Rôma, và rồi phải nghỉ học vào tháng 2 năm 1905, khi ngài được chọn làm thư ký của Giám Mục mới của giáo phận Bergamo, Đức cha Giacomo Radini Tedeschi.  Mười năm làm việc hết mình bên cạnh một giám mục có thẩm quyền, rất năng động và đầy sáng kiến, giúp cho giáo phận Bergamo trở nên một mô hình cho Giáo Hội Ý.

     

    Ngoài nhiệm vụ thư ký, ngài còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác.  Từ năm 1906, ngài còn đảm nhiệm giảng dạy nhiều môn học trong chủng viện: lịch sử giáo hội, giáo phụ và biện giáo; từ 1910, ngài cũng phụ trách môn thần học cơ bản.  Ngoại trừ khoảng thời gian ngắn ngưng nghỉ, ngài vẫn tiếp tục làm những công việc đó đến năm 1914.  Việc học hỏi về lịch sử đã giúp ngài viết một số nghiên cứu lịch sử địa phương, như xuất bản những chuyến viếng thăm mục vụ của thánh Carlo Bergamo (1575), một nỗ lực trong nhiều thập kỷ dài và tiếp tục cho đến những ngày trước cuộc bầu cử Giáo hoàng.  Ngài cũng là chủ nhiệm tờ báo định kỳ của giáo phận “La Vita Diocesana” và kể từ năm 1910, ngài làm trợ úy cho Liên hiệp những Phụ nữ Công giáo.

     

    Cái chết bất ngờ của Đức Giám mục Radini năm 1914 chấm dứt một kinh nghiệm mục vụ tuyệt vời của ngài, mặc dù gặp một vài đau khổ chẳng hạn như những lời buộc tội vô căn cứ chống lại ngài từ chủ nghĩa hiện đại, vị Giáo hoàng tương lai Gioan XXIII luôn xem như điểm quy chiếu chính qua các công việc được trao phó theo từng giai đoạn.  Chiến tranh bùng nổ vào năm 1915, ngài làm tuyên úy hơn ba năm với cấp bậc trung sĩ trong việc chăm sóc thương binh tại các bệnh viện ở Bergamo, và ngài đã có những việc làm rất anh hùng.  Vào tháng Bảy năm 1918, ngài sẵn sàng phục vụ cho những người lính bị bệnh lao, dù biết rằng có nguy cơ bị lây nhiễm.

     

    Hoàn toàn bất ngờ với lời mời của Đức Giáo hoàng về phụ trách công việc của Bộ Truyền giáo tại Ý, trong khi ở Bergamo, ngài mới bắt đầu kinh nghiệm Nhà sinh viên, một nơi vừa nội trú, vừa học viện, và đồng thời ngài cũng làm linh hướng trong chủng viện.  Sau nhiều do dự, ngài đã nhận lời và bắt đầu công việc cách thận trọng và tế nhị đối với những liên hệ với các tổ chức truyền giáo đã có.  Ngài đã thực hiện một chuyến đi lâu dài ra ngoại quốc để thi hành kế hoạch của Tòa Thánh nhằm mang về Roma những tổ chức khác nhau để hỗ trợ cho công cuộc truyền giáo và viếng thăm một số giáo phận Ý để quyên góp nguồn tài trợ và giải thích về công việc mà ngài đang phụ trách.

     

    Vào năm 1925, với sự bổ nhiệm làm Visitatore Apostolico tại Bulgaria, ngài đã bắt đầu giai đoạn phục vụ cho ngành ngoại giao của Tòa Thánh cho đến năm 1952.  Sau lễ phong chức giám mục diễn ra tại Rome vào ngày 19 tháng 3 năm 1925, ngài khởi hành đi Bulgaria với nhiệm vụ giúp đỡ cho cộng đoàn Công giáo nhỏ bé và đang gặp nhiều khó khăn tại đó.  Khởi đầu công việc và tiếp tục cả hàng chục năm, Đức cha Roncalli đã đặt nền móng cho việc thiết lập một Tông tòa mà ngài đã được bổ nhiệm làm vị đại diện đầu tiên vào năm 1931.  Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng ngài đã tái tổ chức được Giáo Hội Công giáo, phục hồi được mối quan hệ thân thiện với Chính phủ và Hoàng gia Bulgaria, mặc dù có đôi chút trở ngại vì đám cưới theo nghi lễ chính thống của vua Boris với công chúa Giovanna của hoàng gia Savoia, và đó cũng là dịp để khởi động những mối quan hệ đại kết đầu tiên với Giáo hội Chính thống Bulgaria.  Vào ngày 27 tháng 11 năm 1934, ngài được bổ nhiệm làm Khâm sứ Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, các nước này chưa có quan hệ ngoại giao với Vatican.  Khác với Hy Lạp, nơi mà Đức Roncalli không mang lại một kết quả nào đáng kể, trái lại quan hệ với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dần dần có được một sự hiểu biết và sẵn sàng thể hiện được nhờ việc đón nhận những đường lối chính trị độc lập với tôn giáo của chính phủ.  Với tính nhạy bén và năng động của mình, ngài đã tổ chức được một vài lần gặp gỡ chính thức với Đức Thượng phụ Constantinople, đó là những lần đầu tiên sau nhiều thế kỷ tách biệt với Giáo hội Công giáo.

     

    Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, ngài đã giữ được một thái độ thận trọng của tính trung lập, nhờ vậy ngài mới thực hiện được một công việc thật hữu hiệu, là giúp cho cộng đoàn Do Thái, cả hàng ngàn người, khỏi bị diệt chủng, và giúp cho người Hy Lạp thoát khỏi nạn đói.

     

    Thật bất ngờ với quyết định của Đức Piô XII, ngài được bổ nhiệm về làm Khâm sứ tại Paris, nơi ngài đặt chân đến với nhiều lo lắng vào 30 tháng 12 năm 1944.  Một hoàn cảnh khá phức tạp đang chờ đợi ngài.  Chính phủ lâm thời đòi phải thoái vị ba mươi giám mục, bị buộc tội hợp tác với chính phủ Vichy.  Nhờ sự bình tĩnh và linh động của vị tân sứ thần, chỉ có ba vị bị bãi nhiệm.  Phẩm chất con người của ngài đã mang lại sự kính nể trong bối cảnh ngoại giao và chính trị tại Paris, nơi mà Ngài đã thiết lập được những mối quan hệ thân thiện với một số chính khách của chính phủ Pháp.  Hoạt động ngoại giao của ngài cũng mang một ý nghĩa mục vụ rõ ràng qua các lần viếng thăm tại nhiều giáo phận của nước Pháp, kể cả nước Algeria.

     

    Tiếng vang và lòng nhiệt thành tông đồ của Giáo hội Pháp, qua kinh nghiệm của các linh mục thợ, làm cho Đức Roncalli phải chú ý như một nhà quan sát thận trọng và khôn ngoan, ngài cho rằng cần phải có một thời gian để xem xét trước khi có quyết định dứt khoát.

     

    Với lối sống vâng phục của mình, ngài đã sẵn sàng vâng theo lời đề nghị thuyên chuyển về Venice, nơi ngài đã đến nhậm chức vào ngày 5 tháng 3 năm 1953, lúc mới được nâng lên tước vị Hồng y theo quyết định trong Công Nghị cuối cùng của Đức Piô XII.  Thời gian làm giám mục của ngài được mọi người biết đến qua những nỗ lực làm việc và hoàn thành nhiệm vụ giám mục cách tốt đẹp như thăm viếng mục vụ và cử hành Công nghị giáo phận.  Việc ôn lại lịch sử tôn giáo của Venezia giúp ngài thêm những sáng kiến mục vụ mới, chẳng hạn như kế hoạch làm cho các tín hữu gần gũi với Kinh Thánh, làm việc theo gương của vị giáo chủ kỳ cựu, thánh Lorenzo Giustiniani, mà ngài đã long trọng cử hành việc tưởng nhớ trong năm 1956.

     

    Việc bầu một vị Giáo hoàng bảy mươi bảy tuổi vào ngày 28 tháng 10 năm 1958, đó là Đức Hồng y Roncalli, kế vị Đức Piô XII, làm nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là một triều đại chuyển tiếp.  Nhưng ngay từ đầu, Đức Gioan XXIII đã chứng tỏ một lối sống đầy nhân bản và con người linh mục của mình đã chín mùi qua những kinh nghiệm ý nghĩa.  Ngoài việc khôi phục lại các hoạt động đúng đắn trong các cơ quan của giáo triều, ngài còn hết lòng cho công việc mục vụ theo sứ mạng của mình, bằng cách nhấn mạnh đến bản chất giám mục với tư cách là Giám Mục Rôma.  Xác tín rằng việc quan tâm trực tiếp đến giáo phận là một phần thiết yếu của sự vụ Giáo hoàng, nên ngài dành nhiều thời gian gặp gỡ các tín hữu qua việc viếng thăm các giáo xứ, bệnh viện và nhà tù.  Qua việc triệu tập Công nghị giáo phận, ngài muốn bảo đảm chức năng hoạt động của các cơ cấu giáo phận bằng cách tăng cường các giáo hạt và bình thường hóa đời sống giáo xứ.

     

    Sự đóng góp lớn nhất của Đức Gioan XXIII, chắc chắn là việc triệu tập Công đồng Vatican II, được loan báo trong Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô vào ngày 25 tháng 01 năm 1959.  Đó là một quyết định mang tính cách cá nhân của Đức Giáo hoàng sau khi tham khảo ý kiến với một số vị thân cận và với vị Quốc vụ khanh, là Đức Hồng y Tardini.  Các mục tiêu ban đầu của Công đồng được nêu rõ trong bài phát biểu vào lễ khai mạc ngày 11 tháng mười năm 1962: không phải là để xác định những chân lý mới, nhưng để xác định lại các học thuyết truyền thống phù hợp hơn với sự nhạy cảm hiện thời.  Trong chiều hướng nhằm có được một sự cập nhật về tất cả đời sống của Giáo hội, Đức Giáo hoàng Gioan XXIII đã mời gọi hướng về lòng thương xót và ủng hộ việc đối thoại với thế giới, hơn là lên án và phản đối trong một nhận thức mới về sứ mệnh của Giáo Hội, đón nhận tất cả mọi người.  Trong tinh thần cởi mở phổ quát ấy, không thể loại trừ các giáo hội Kitô khác, họ cũng được mời tham dự vào Công đồng để khởi đầu một tiến trình xích lại gần nhau hơn.  Trong giai đoạn đầu tiên, người ta có thể nhận thấy rằng Đức Gioan XXIII muốn một Công đồng có tranh luận thật sự, biết tôn trọng các quyết định sau khi mọi tiếng nói đã được trình bày và thảo luận.

     

    Vào mùa xuân năm 1963, ngài được trao giải thưởng Balzan về hòa bình, chứng tỏ những việc làm của ngài đối với hòa bình qua việc ban hành Thông điệp Mater et Magistra (1961) và Pacem in Terris (1963), cũng như việc nhất quyết can thiệp của ngài nhân cuộc khủng hoảng tại Cuba vào mùa thu năm 1962.  Uy tín và sự ngưỡng mộ chung, người ta có thể thấy được trong những tuần lễ cuối đời ngài khi cả thế giới đều lo lắng hướng về quanh ngài lúc hấp hối và đau buồn nhận tin ngài qua đời vào tối ngày 3 tháng 6 năm 1963.

     

    Phòng Báo chí Tòa Thánh

    Linh mục Augustinô chuyển ngữ

     

    --
     
    Download all attachments as a zip file
    • image002.jpg
      24.6kB
    • image001.jpg
      127.1kB
    •  
      THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII.docx
      18.9kB