9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

  • 'Hoaiviet Nguyen' via PSXH>
    Sun, Oct 10 at 6:15 PM
     
    TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
    MỘT VỊ TỔNG THỐNG ĐÁNG KÍNH, XỨNG ĐÁNG TRONG LÒNG DÂN TỘC VIỆT
    Tôi là người của Phật giáo, qua nhiều tư liệu tôi đã tìm hiểu rất kỹ về Ngài, không như lối tuyên truyền nhồi sọ của cs. Ngài mới là vị Tổng thống đáng kính trong lòng của dân tộc. Mỗi lần có dịp đi qua con kênh mang tên ngài, những khu dân cư của đồng bào ngoài bắc tỵ nạn cs vào như kênh như G, Kênh H, lòng tôi bâng khuâng ngậm ngùi nhớ đến số phận hẩm hiu của Ngài, những công trình gắn liền với tên tuổi Ngài phải nói là vĩ đại thời kỳ đó, nhờ đó mà rửa phèn cho vùng chua phèn tứ giác Long Xuyên hình thành nên cánh những đồng xanh mát, thu hút dân cư đến khai hoang lập nghiệp, mà sau này ông Võ Văn Kiệt kế thừa, hình thành thêm các công trình như T4, T5 (điều mà cs muốn là xóa sạch dấu vết của Ngài nhưng không làm được vì nó đã in sâu trong tâm lòng của dân chúng vì đã yêu mến Ngài). Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam còn nợ Ngài hai từ là "xin lỗi" lịch sử rồi đây sẽ trả lại công bằng cho Ngài, tương xứng với những gì Ngài đã cống hiến.
    Nhiều lần muốn viết một bài thật sâu sắc về Ngài với nền đệ nhất cộng hòa, nhưng không có thời gian. Nay đọc được bài này gần với ý định của mình nên mình xin chia sẻ với các bạn biết về một thời đất nước ta cũng đã có nhơn tài thật sự trí thức trong sáng vì nước vì dân.
    Có thể bạn chưa biết?
    Khi được tin hai anh em Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm bị thảm sát, tổng thống Đài Loan Tưởng Giới Thạch đã thốt lên:
    "Cả 100 năm nữa Việt Nam mới có Ngô Đình Diệm thứ hai. Biết đến bao giờ Việt Nam mới sản sinh ra được Ngô Đình Nhu thứ hai! Ông ta là Khổng Minh của Việt Nam."
    Hồ Chí Minh mời Ông Ngô Đình Diệm làmThủ tướng chính phủ nhưng ông từ chối. Thực tế Hồ Chí Minh cũng đã xem ông Diệm là một “người ái quốc” và nhắn gửi với nhà ngoại giao Ấn Độ Goburdhun rằng:
    “Hãy bắt tay ông ấy giùm tôi nếu như ngài gặp ông ấy".
    Ngày 26 tháng 10, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm long trọng tuyên bố tại Dinh Độc Lập chính thức thành lập Chính Thể Việt Nam Cộng Hòa, và chính thức là vị Tổng Thống đầu tiên của thể chế Dân Chủ.
    Hai tháng sau Tổng Thống yêu cầu Pháp rút hết quân đội Pháp ra khỏi Việt Nam, Tổng Thống cũng tuyên bố không thi hành tuyển cử theo Hiệp định Geneve, như đã định vào ngày 20 tháng 12 năm 1956.
    Đồng thời ban hành HIẾN PHÁP gồm có 10 Thiên:
    - Thiên thứ Nhất : Điều khoản căn bản
    - Thiên thứ Hai : Quyền lợi và Nhiệm vụ người Dân
    - Thiên thứ Ba : Tổng Thống
    - Thiên thứ Tư : Quốc Hội (gồm 4 Chương)
    - Thiên thứ Năm : Thẩm Phán
    - Thiên thứ Sáu : Đặc biệt Pháp Viện
    - Thiên thứ Bảy : Hội đồng Kinh Tế Quốc Gia
    - Thiên thứ Tám : Viện Bảo Hiến
    - Thiên thứ Chín : Sửa đổi Hiến Pháp
    - Thiên thứ Mười : Các điều khoản chung
    Và thành lập Nội Các trong đó có 18 Bộ Trưởng gồm 5 Bộ là người Công Giáo, 8 Bộ người Phật Giáo và 5 Bộ thuộc Khổng Giáo.
    Trong 38 vị tỉnh trưởng thì có đến 26 vị tỉnh trưởng Phật Giáo chỉ có 12 vị thuộc Công Giáo, còn tướng lãnh thì có 16 tướng lãnh thuộc các tôn giáo khác chỉ có 3 tướng thuộc Công Giáo.
    Ngay Chánh Văn Phòng của Tổng Thống là ông Võ Văn Hải, người Phật Giáo và Chánh Văn Phòng của Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu là Trung Tá Phạm Thư Đường cũng là người Phật Giáo. Tổng Thống không bao giờ có đầu óc kỳ thị, phân chia Nam – Bắc, Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, người miền Nam và các Bộ Trưởng như Trần Văn Hương, Bùi văn Thinh, Phan Khắc Sửu đều là người miền Nam đã cùng làm việc với Tổng Thống ngay từ lúc ở ngoại quốc về.
    Các Tướng như Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Là đều là người gốc Miền Nam. Và những Bộ Trưởng người miền Trung gồm có ông Trương Công Cừu giữ Bộ Văn Hóa Xã Hội, ông Nguyễn Quang Trình giữ Bộ Giáo Dục, và Bộ Trưởng người miền Bắc có ông Nguyễn Đình Thuần, Bộ Quốc Phòng, ông Nguyễn Lương, Bộ Tài Chính, ông Trần Lê Quang, Bộ Cải Tiến Nông Thôn.
    Về phần tướng lãnh độc nhất có Tướng Phạm Xuân Chiểu người niềm Bắc, còn 5 tướng người miền Trung gốm có: Tướng Nguyễn Ngọc Lễ, Tôn Thất Đính, Thái Quang Hoàng, Huỳnh văn Cao và Lê Văn Nghiêm.
    Thành tích phát triển của Chính Phủ VNCH
    A – CHÍNH TRỊ:
    Xây dựng chủ thuyết Nhân vị để chống lại thuyết Tam Vô của Cộng Sản. Thành lập Chính thể Cộng Hòa tháng 10-1955.
    - Tổ chức Quốc Hội Lập Hiến, ban hành Hiến Pháp đầu tiên cho Việt Nam vào tháng 10–1955.
    - Thống nhất tổ chức hành chánh từ Trung Ương đến hạ tầng cơ sở.
    B – KINH TẾ:
    Vấn đề thương mãi quốc ngoại, quốc nôi đã phát triển quá nhanh nên mức sống dân chúng khá cao. Tại thôn quê vấn đề Nông nghiệp được Cơ Giới hóa, được tài trợ tiền bạc, phân bón, hạt giống cho nên thường xuyên được mùa nên đời sống nông dân cũng được cải thiện nâng cao mức sống, nên dù các quân nhân, dù là cấp nhỏ nhất, binh nhì thì tiền lương cũng đủ cấp dưỡng vợ con, là lại được cấp nhà trong trại gia binh nên cũng đủ sống.
    - Thành lập khu kỹ nghệ: Thủ Đức, An Hòa, Nông Sơn, nhà máy xi măng Hà Tiên, nhà máy thủy điện Đa Nhim, nhà máy sản xuất vải sợi Vinatexco Đà Nẵng, Vimytex Sài Gòn, Nhà máy thủy tinh, mỏ than Nông Sơn .v . v
    - Mặc dù bị chiến tranh, nhưng VN vẫn xuất cảng gạo, và cao su.
    - Năm 1960, VN xuất cảng 192.158 tấn gạo, chưa kể đến số cao su, than đá, hải sản và đồ . tiểu công nghệ
    - Lập Ủy Ban Cải Cách Điền Địa mua ruộng của các điền chủ để phân phối cho nông dân.
    - Định cư cho gần 1 Triệu đồng bào từ Bắc vô Nam tránh nạn Cộng Sản.
    C – QUÂN SỰ:
    Sát nhập các lực lượng vũ trang của các Giáo phái và các Lực lượng quân sự địa phương để thông nhất Lực Lượng Quân Đội Quốc Gia.
    Sửa đổi chương trình đào tạo sĩ quan Đà Lạt, muốn thi vô Đà Lạt sinh viên phải có bằng Tú Tài toàn phần và chương trình học là 4 năm, trường Sĩ Quan Trừ Bị THỦ ĐỨC cũng thay đổi chương trình cho thích hợp về chuyên nghiệp, các trường Hạ Sĩ Quan cũng chú trọng về Văn Hóa.
    - Thành lập trường Đại Học Quân Sự và Cao Đẳng Quốc Phòng.
    - Cải tiến các Trung tâm Kỹ Thuật, nâng cao số sinh viên từ 365 lên 625/năm.
    - Thiết lập các trường Đại Học HUẾ, Đại Học Sư Phạm Sài Gòn.
    - Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn.
    - Truòng Sinh Ngữ Quân Đội
    - Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ
    - Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ
    - Trường Bưu Điện Quốc Gia
    - Trường Thương Mại Quốc Gia
    - Trường Sư Phạm và Kỹ Thuật Vĩnh Long
    - Nguyên Tử Lực Cuộc, Đà Lạt
    - Thư Viện Trung Ương và Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam
    - Viện Hán Học
    - Trung Tâm Khảo Cứu Khoa Học
    - Câu Lạc Bộ Văn Hóa
    D - XÃ HỘI:
    - Ngày 15 tháng 2 năm 1955, ông Diệm ra lệnh đóng cửa sòng bạc Kim Chung Đại Thế Giới của Bảy Viễn. Mở chiến dịch bài trừ tứ đổ tường, đặc biệt là nha phiến, mãi dâm, du đảng và cờ bạc.
    - Ngày 23 tháng 10 năm 1955, Tổng Thống tổ chức trưng cầu dân ý, truất phế vua Bảo Đại.
    - Ngày 1 tháng 12 năm 1955, ông Diệm ra lệnh đóng cửa xóm Bình Khang, nơi buôn bán mãi dâm công khai do ông Bảy Viễn để lại, đồng thời ra lệnh cấm hút và cấm buôn bán thuốc phiện để lành mạnh hóa nhân dân miền Nam. Một chiến dịch đốt bàn đèn hấp dẫn vừa để làm gương cho dân chúng vừa để làm cho người ngoại quốc kính nể chế độ VNCH.
    Năm 1957, nhân một chuyến đi dạo quanh đô thành, Tổng Thống Diệm đi qua bến Bạch Đằng... ông nổi giận đùng đùng vì cảnh bến sông thật là "bê bối"... hàng quán san sát, chiêu đãi viên cùng thực khách đùa giỡn lả lơi, ông Diệm sau đó chỉ thị cho giới chức đô thành phải giải tỏa ngay, Tổng Thống cho rằng thủ đô là tiêu biểu cho thể thống quốc gia để cho hàng quán tùm lum ở bến sông, ở hè phố như vậy thì còn gì là thể thống. Theo quyết định của Tổng Thống, Đô Trưởng Sài Gòn khẩn cấp ra lệnh giải tỏa. Hàng ba trăm bạn hàng dọc theo bờ sông bến Bạch Đằng và một số nơi khác ở các vỉa hè lớn bị giải tỏa.
    Khoảng năm 1959 Tổng Thống đi xe từ trại Quang Trung về đến ngã ba Chú Ía (gần nhà thương Cộng Hòa) thì có cả mấy chục cô gái giang hồ phấn son lòe loẹt dừng bên đường vẫy tay cười nói, Tổng Thống mặt đỏ bừng bừng: “Mấy con mụ đó nó làm chi mà dị hợm rứa". Viên sĩ quan tùy viên cứ ngay tình nói thẳng: "Bẩm, mấy đứa nó là gái giang hồ, vùng này nhiều lắm". Tổng Thống lại hầm hầm mặt đỏ gay: “Thằng Tỉnh Trưởng nó làm chi đó hỉ?...”.
    Khi trở về dinh, ông Diệm cho gọi Đại Uý Bằng đến hỏi kỹ về chuyện này. Sau đó ông bảo Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Đô Thành, Tỉnh Trưởng Gia Định và Trung Tá Cao Văn Viên, phải thân hành lấy xe đi một vòng kiểm soát xem thực hư thế nào. Các viên chức trở về Dinh đều xác nhận là có nhiều gái giang hồ tại mấy vùng ngoại ô như Lăng Cha Cả, vùng nhà thương Cộng hòa.
    Ông Giám Đốc Cảnh sát Đô thành (Trần văn Tư) phải một phen xanh mặt. Mấy hôm sau, Tổng Thống Diệm ra lệnh bãi chức một loạt Cảnh Sát Trưởng thuộc Đô Thành và Trưởng Ty Cảnh sát Gia Định.
    - Lập nhiều Cô Nhi Viện, yểm trợ các Trại Cùi, các Trung Tâm Y Tế Công Cộng, các Trung Tâm Sinh Hoạt và giáo dục các người tật nguyền.
    - Lập các quán cơm xã hội giúp cho người lao động và học sinh có chỗ ăn uống vừa túi tiền.
    E - NGOẠI GIAO:
    - Gia nhập Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc được 40 phiếu thuận 8 phiếu chống.
    - Việt Nam được 80 Quốc gia trên Thế giới công nhận
    - Việc Nam là Hội viên Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế
    - Ký kết thỏa ước với Pháp hợp tác về Nguyên Tử Lực phụng sự hòa bình
    - Khai mạc Hội Nghị Kế hoạch COLOMBO gồm có các nước:
    Miến Điện , Thái Lan, Ấn Độ và Hồi Quốc.
    - Phê chuẩn Hiệp Ước thân thiện Việt Nam và Phi Luật Tân
    - Hội nghị Quốc Tế về lúa gạo tại Sài Gòn.
    - Ký thỏa ước Nhật bồi thường chiến tranh và vay tiền Nhật
    - Ký thỏa ước Việt Nam và Đức Quốc về viện trợ kỹ thuật.
    (Minh anh jessica)
    Có thể là hình ảnh về 1 người
     
     
     


 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ -CHA GIOAN VIANNEYY

  •  
    Chi Tran chuyển
     
     
    NHỮNG BÀI GIẢNG BẤT HỦ CỦA CHA THÁNH GIOAN MARIA VIANNEY
    Ơn Chúa 
     
    Tất cả công nghiệp của chúng ta cốt ở việc chúng ta cộng tác với ơn Chúa. 
     
    Với sức của mình, chúng ta có thể xa tránh tội lỗi và thực hành các nhân đức không? Câu trả lời là không bao giờ! Chúng ta không thể nào làm được điều gì nếu không có ơn Chúa: đó là một tín điều; chính Chúa Giêsu Kitô đã dạy như thế. Giáo Hội và các Thánh đều có chung một suy nghĩ là ơn Chúa tuyệt đối cần thiết cho chúng ta đến nỗi nếu không có ơn Chúa chúng ta không thể tin, cậy, yêu mến, thậm chí không thể ăn năn sám hối nữa. 
     
    Ngoài ra, chính Thánh Paul đã nhấn mạnh rằng chúng ta không thể nào tự mình kêu tên Giêsu để đáng được công nghiệp nước Trời. Giống như đất đai không thể sinh sản gì nếu không có mặt trời. Cũng vậy, chúng ta không thể làm gì tốt lành nếu không có ơn Chúa. 
     
    Ơn Chúa là một sự trợ giúp siêu nhiên để hướng dẫn chúng ta làm điều tốt. Cha ví dụ một người tội lỗi vào nhà thờ nghe giảng, vị Linh Mục nói về Hỏa Ngục, sự nghiêm khắc về những phán xét, sự công thẳng của Thiên Chúa; anh ta cảm thấy có sự thúc giục từ nội tâm phải sám hối và sửa đổi; sự thúc đẩy nội tâm đó gọi là “Ơn Chúa”. Thiên Chúa tốt lành đang cầm tay người tội lỗi đó để dắt đi. Chúng ta giống như đứa trẻ con không biết đi thế nào để đến Thiên Đàng; chúng ta loạng choạng té ngã, trừ khi bàn tay Thiên Chúa luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng ta. Các con thấy Thiên Chúa tốt lành biết bao! 
     
    Giá như chúng ta biết suy nghĩ những gì Thiên Chúa đã làm cho mình trong đời và trong mỗi một ngày chắc hẳn chúng ta đã không dám xúc phạm đến Người, và đã yêu mến Người với hết tấm lòng, nhưng đáng tiếc là chúng ta đã không suy nghĩ đến. Đó là lý do tại sao chúng ta phạm tội. 
     
    Hãy suy nghĩ về điều này: Khi các Thiên Thần phạm tội liền bị ném ngay vào Hỏa Ngục, nhưng khi con người phạm tội Thiên Chúa đã hứa ban Đấng Cứu Chuộc. Chúng ta đã làm được gì để xứng đáng với ơn cao trọng đó? Chúng ta đã làm gì để được sinh ra làm người Công Giáo, trong khi có rất nhiều linh hồn trên thế giới chết đi mà không được lãnh nhận Bí tích Rửa Tội? Chúng ta đã làm gì để xứng đáng được tha thứ về mọi tội lỗi chúng ta đã phạm từ khi có trí khôn đến nay, trong khi rất nhiều người không được lãnh nhận Bí tích Giải Tội? 
     
    Thánh Augustine nói rằng sự thật là Thiên Chúa tìm kiếm trong chúng ta điều gì đáng để Người bỏ chúng ta và Người đã tìm thấy điều ấy; rồi Người tìm kiếm những gì giúp làm cho chúng ta xứng đáng với ơn sủng của Người và Người không tìm thấy gì, bởi vì thật ra chẳng có gì trong chúng ngoại trừ tro bụi và tội lỗi. 
     
    Tất cả công nghiệp của chúng ta cốt ở việc chúng ta cộng tác với ơn Chúa. Hãy nhìn xem, một bông hoa sẽ không đẹp hay rực rỡ nếu không có mặt trời, vì lúc đêm về nó chỉ héo tàn và ủ rũ. Khi mặt trời mọc lên vào buổi sáng nó bỗng hồi sinh và nở rộ. Giống hệt như linh hồn chúng ta nhờ Chúa Giêsu, Mặt Trời công chính; nó trở nên xinh đẹp qua ơn thánh. Để lãnh nhận ơn thánh này, linh hồn chúng ta phải hướng về Chúa với sự sám hối đích thực: chúng ta phải mở lòng ra với Chúa bằng đức tin và đức mến. Như mặt trời tự nó không thể làm cho hoa nở nếu như nó đã chết. 
    Cũng vậy, ơn Chúa không thể đem chúng ta về với sự sống nếu chúng ta không từ bỏ tội lỗi. Thiên Chúa không ngừng nói với chúng ta qua sự thúc giục bên trong; Người gợi lên những tư tưởng và những ước muốn tốt lành. Từ lúc trẻ cho đến tuổi già, trong tất cả những thăng trầm và bất hạnh của cuộc đời, Người luôn thúc đẩy chúng ta đón nhận ơn sủng của Người, 
    và chúng ta đã nghĩ gì, làm được gì về những lời cảnh cáo của Người? 
    Thậm chí ngay bây giờ chúng ta có đang hợp tác chặt chẽ với ơn Chúa không? 
    Chúng ta có đóng chặt cửa lòng để chống lại ơn Chúa không? 
     
    Hãy nghĩ đến ngày Thiên Chúa sẽ gọi các con ra trước mặt Ngưới để trả lời và giải thích về những gì các con đã nghe hôm nay; thật khốn thay nếu các con dập tắt đi tiếng nói vang lên trong lương tâm của mình! 
    Chúng ta sống trong sự an nhàn thư thái, giữa những thú vui trần thế, lại còn tự cao tự đại; linh hồn chúng ta trở nên lạnh nhạt với Thiên Chúa, trở nên cứng như đá không thể hòa lẫn với nước ân sủng được; giống như một cây ăn trái được mưa sương tưới gội mà vẫn không sinh được hoa quả nào. 
    Hãy cảnh giác đề phòng, đừng phản bội và chống lại ơn Chúa! 
    Thiên Chúa ban cho chúng ta tự do chọn lựa giữa sống và chết; nếu chọn cái chết chúng ta sẽ bị ném vào lửa Hỏa Ngục và bị đốt cháy đời đời với ma quỷ. 
    Hãy xin lỗi Chúa vì đã lạm dụng những ơn sủng Người đã ban cho chúng ta từ xưa đến nay, và hãy khiêm tốn cầu xin Người ban thêm cho chúng ta nhiều ơn phúc. 
    chanlyvinhcuu
     -----------------------------------

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ -HOC PHẠM -QUÀ TẶNG TIN MỪNG

  •  
    Hoc Pham
     
    Thu, Sep 30 at 4:56 AM
     
     
     
    QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

    Thứ Hai tuần XXVI TN năm lẻ

    ĐÙNG ĐÙNG & CHO PHÉP

     

     
     

    Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa –

    Ban Mê Thuột.

    Kính mời theo dõi video tại đây:

    https://bit.ly/2Y7gPkB

     

    Tin Mừng thứ Hai và thứ Ba sau Chúa Nhật XXVI TN lại nói đến đề tài tham quyền chức và nạn độc quyền nơi các tông đồ (x. Lc 9,46-56). (Ngày Chúa Nhật XXVI thì theo thánh sử Maccô). Chỉ có 12 vị được Chúa Giêsu tuyển chọn trong số các môn đệ, được Chúa hướng dẫn, dạy bảo tận tình, thế mà chước cám dỗ quyền chức vẫn mãi đeo bám các ngài. Xin được mạn bàn thêm một vài hình thức độc quyền nơi những người quyền cao chức trọng ngoài xã hội và cả trong giáo hội Công giáo.

    1.Cho phép: Để thể hiện quyền lực của mình nhiều vị lãnh đạo thường bị cám dỗ bắt người dân, người thuộc quyền tuân giữ quy luật: “phải xin phép”. Dù rằng Liên Hiệp Quốc đã ghi rõ trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền năm 1948 khá đầy đủ các quyền căn bản của con người. Thế nhưng để con người, nhất là người dân được hưởng những quyền lợi chính đáng ấy thì nhiều Chính phủ nhiều quốc gia bắt “phải xin phép”. Dĩ nhiên đã xin thì cần chờ được choMuốn được cho thì có đó nhiều điều kiện từ dễ đến khó mà dân gian gọi là “làm khó dễ”. Nhiều chuyện cười ra nước mắt có đó với đủ loại giấy tờ phải xin phép trong hoàn cảnh dịch bệnh tại nước ta thời gian qua.

    Trong giáo hội thì có tình trạng “ban phép”. Hàng tư tế thừa tác thường nghĩ rằng việc cử hành các bí tích là ban phép. Cách vô tình các ngài lầm tưởng ân sủng là cái gì đó thuộc quyền sở hữu của mình, nhưng thực ra các ngài chỉ là những thừa tác viên, những người quản lý không hơn không kém và ngay chính các ngài cũng là người cần được đón nhận. Đã là “ban phép” thì tín hữu muốn lãnh nhận cũng phải xin. Đã xin thì rồi lại phải hội đủ điều kiện mà lắm khi không cần thiết và quá khó khăn vì là do các vị đặt ra. Dù không là phổ biến, nhưng để vượt qua ải khó khăn thì thường có đó sự “luồn lách” và sau đó là “sự hậu tạ”. Đức Giáo hoàng Phanxicô đã từng nhiều lần cảnh giác các mục tử về tình trạng “làm quan thuế”, “ra quota” cho ân sủng. Thế nhưng chuyện “phép vua thua lệ làng” vẫn nhan nhản trong các tập thể tôn giáo.

    2.Đùng đùng: Đây là trạng từ bà con gần đây thường dùng khi nói về chuyện “loạn văn bản” trong thời dịch. Đùng đùng ra lệnh này, rồi đùng đùng đổi thay. Đùng đùng áp dụng Chỉ Thị này, rồi đổi Chỉ Thị kia khiến bà con và nhiều doanh nghiệp trở tay không kịp. Cung cách hành xử “đùng đùng” là một trong những hình thức “cha chú”, độc quyền, “độc đoán”, thiếu sự tôn trọng người dân. Rất nhiều khi ra văn bản hôm nay thì ngày mai, thậm chí vài tiếng đồng hồ sau bắt người dân phải tuân giữ. Dĩ nhiên là có biện pháp chế tài qua các hình phạt tạo điều kiện cho nhiều người “thi hành công vụ” lộng quyền.

    Trong giáo hội thì có tình trạng “đùng đùng” cách tinh tế kiểu ‘đạo đức” đó là việc bổ nhiệm nhân sự. Có thể nói tại Việt Nam rất nhiều hội dòng, nhiều giáo phận có tình trạng “đùng đùng” khi thuyên chuyển nhân sự. Bề dưới thường được giáo dục nhân đức vâng phục nên dễ chấp nhận tình trạng “đùng đùng”. Mở văn thư sứ vụ ra rồi mới biết mình chuyển đi đâu. Đang ở xứ thì đùng đùng nhận lệnh làm giấy tờ thuyên chuyển mà nhiều khi không biết mình đi đâu, hoặc có biết thì cũng chỉ qua cú điện thoại dăm bảy ngày trước đó mà không thấy hỏi han hay bàn bạc, dù rằng các nhân sự thường là trên hàng “tam thập nhi lập” hay “tứ thập nhi bất hoặc”, có khi là trên cả “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”. Tình trạng “đùng đùng” là độc đoán và nó có cơ sở trên nạn “độc quyền”.

     

     
     

    Qua các hình trạng “cho phép” và “đùng đùng” thì hẳn chúng ta đều thấy những hậu quả đáng tiếc và đáng trách của nạn độc quyền. Mong sao người dân và đoàn tín hữu ý thức đúng và can đảm nắm lấy các quyền lợi căn bản của mình. Ước gì có được những cơ chế, luật lệ hạn chế bớt quyền hạn độc tôn của những vị lãnh đạo cao cấp. Hình thái Tam Quyền phân lập (Lập pháp-Hành pháp-Tư pháp) xem ra khá hợp lý và văn minh trong cơ chế điều hành xã hội. Phải chăng cũng nên áp dụng hình thức này trong các tập thể tôn giáo? Theo Bộ Giáo luật giáo hội Công giáo hiện nay thì vẫn còn tập trung quyền lực (tam quyền) nơi một số chức vị. Hy vọng rằng với nỗ lực phân quyền và tản quyền của Đức Phanxicô thì tình trạng này sẽ được dần đổi thay.

    Bản thân đã từng nghe tâm sự nhiều lần đó là dân chúng cũng như đoàn tín hữu bên dưới ngày nay không còn phải là “đàn cừu của panurge” ngày xưa (ngu ngơ theo quán tính cách thiếu ý thức). Chẳng qua là vì trong tay không có vũ khí gì thôi nên lắm khi đành chịu vậy. May ra còn có vũ khí khá lợi hại là “ngôn luận”. Dù rằng còn đó nhiều nơi, nhiều tập thể chỉ cho được tự do khi đã được kiểm duyệt, nhưng mạng lưới xã hội và nhiều kênh độc lập khác cũng phần nào giúp họ dần dần lấy lại cái quyền căn bản này và từ đó sẽ có được những quyền chính đáng khác, để sống cho xứng với phẩm vị con người, người con cái Thiên Chúa.

     Hy vọng rằng những dòng thiển ý của tôi trên đây là một trong những nỗ lực ấy.

    Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - THÁNH PHANXICO - ĐAM MÊ TIN MỪNG

  •  
    Chi Tran

    THÁNH PHANXICÔ ĐAM MÊ TIN MỪNG
    Phanxicô được thúc đẩy làm các điều "lạ thường" như thế, bởi vì Chúa đã chọn ngài giữ một vai trò đặc biệt trong lịch sử cứu độ. Ngài được tách ra khỏi mạng lưới các cơ cấu xã hội
    Thời kỳ đen tối, để lại đưa Tin mừng Đức Giêsu làm nền tảng cho đức tin của Kitô hữu, và như thế là để xây lại Giáo hội và thế giới.
    Thánh Phanxicô có niềm đam mê Tin mừng, một đam mê đã thiêu đốt cả con người của ngài và nhờ đó tung ra nhiều ánh lửa để xua tan bóng tối của thời đại ngài. Các ánh lửa ấy đều có tên gọi. Mỗi ánh lửa được lấy từ Tin mừng. Mỗi ánh lửa thắp sáng ít nhất một phần nhỏ của bóng tối. Cộng chung lại, các ánh lửa ấy tạo ra một sức sáng lớn, đủ xua tan mọi phần của bóng tối mãi mãi.
    1/ MỘT DUNG MẠO MỚI CHO CHÚA
    Chúa đối với Phanxicô không phải như một nhà độc tài gây khiếp đảm, buộc phải nghe lời nếu không sẽ bị ném xuống hoả ngục. Không phải như vậy. Chúa đối với ngài là một Người rất gần gũi, một người Cha lý tưởng ban cho con cái nam nữ món quà sự sống quý giá, một nhân cách không giống với tạo vật khác, các tài năng để sống và phát triển trong thế giới này, và sự tự do để sử dụng hoặc lạm dụng các tài năng ấy.
    Giống như một người cha người mẹ lý tưởng, Chúa luôn sẵn sàng để giúp uốn nắn các điểm gồ ghề, khuyên nhủ trong các chọn lựa khó khăn, an ủi và ban thêm sức mạnh khi các sự việc trở nên xấu đi.
    Không lạ gì khi thánh Phanxicô thường trích dẫn câu Kinh thánh sau đây với lòng tín thác hoàn toàn: "Hãy phó thác cho Chúa và Người sẽ lo toan cho ngươi".
    2/ NHÂN TÍNH CỦA ĐỨC KITÔ
    Không thể nghi ngờ gì về tình thương của thánh Phanxicô đối với Đức Giêsu Kitô. Đây không thể là Đức Giêsu của nhiều bức hoạ cuối thời Trung cổ -- Vị thẩm phán của ngày phán xét chung. Nhưng đây chính là Đức Giêsu thành Bêlem, là một con người thật sự, bởi vì Ngài đồng hoá với mỗi con người; là Đức Giêsu của Bữa Tiệc ly, Đấng tự hiến làm của ăn cho nhân loại đang đói khát phần thiêng liêng; là Đức Giêsu của Đồi Canvê, Ngài đã chết như của lễ hiến dâng để cho mọi người có thể trỗi dậy từ bóng tối của tội lỗi tập thể và tội lỗi cá nhân.
    Trong nhân tính của Đức Giêsu, thánh Phanxicô tìm thấy mối dây nối kết với Thiên Chúa của vũ trụ càn khôn. Ngài đã tìm thấy rằng Chúa là Chúa và là Anh em của mọi người chúng ta.
    3/ CON ĐƯỜNG TIN MỪNG
    Phanxicô quá vui mừng trước khám phá này đến nỗi ngài thấy không có sự gì đáp trả cho cân xứng bằng sự hoán cải toàn diện, sự hoán cải này giống như một câu chuyện tình hơn là sự từ bỏ dứt khoát đời sống cũ của mình.
    Lúc ấy, các lời của Đức Giêsu trong Tin mừng tuôn ra ngoài như một lực sống nóng cháy. Đây là niềm cậy trông. Đây là sự sống. Đây là sự giải thoát khỏi mọi quyền lực tối tăm. Đây là vận mạng của cả loài người, và của toàn tạo vật.
    Không lạ gì khi Phanxicô kêu lớn tiếng trước niềm vui quá mới mẻ này: "Đây là điều tôi mong mỏi! Đây là điều tôi kiếm tìm! Đây là điều tôi ước ao với trọn tâm trí và linh hồn tôi".
    4/ TRỞ NÊN NHƯ ĐỨC KITÔ
    Các ước ao ấy dần dần được thực hiện trong cuộc đời thánh Phanxicô. Chẳng hạn lễ Giáng Sinh không chỉ là một biến cố lịch sử. Đức Giêsu không chỉ giáng sinh một lần vào thời xưa, nhưng còn trong thời nay và sau này nữa. Bất cứ ai đón nhận sự sống Tin mừng sẽ đón nhận một đòi hỏi từ Thiên Chúa: Đem Đức Giêsu vào cuộc sống người ấy trong thế giới này.
    Với cách nhìn táo bạo như vậy, Phanxicô viết: "Chúng ta là mẹ khi chúng ta mang Chúa trong tâm hồn và thân xác ta, qua một tình yêu và một lương tâm chân thành và tinh tuyền; chúng ta sinh ra Ngài qua cách làm việc thánh thiện, vốn sẽ toả sáng trước người khác như một gương tốt".
    TÌNH HUYNH ĐỆ
    Trong ánh sáng này, có lẽ câu nói gây xúc động nhất trong Di chúc của Phanxicô là câu ngài dùng để mô tả việc qui tụ các anh em đầu tiên: "Và sau đó, Chúa đã ban cho tôi một số anh em..."
    Vào thời ngài, việc phân biệt tầng lớp đã trở nên chặt chẽ. Trong đời tu, các thầy trợ sĩ và nữ tu trợ tá chỉ có quy chế hạng hai. Trong nhân dân, có chủ và tớ, quí tộc và nông dân, người giàu và người nghèo. Sự nghi ngờ và không tin tưởng là chuyện bình thường giữa bạn bè với nhau.
    Khi "các anh em" đến với Phanxicô, ngài không nhìn vào các dòng khổ tu, nhưng nhìn vào Tin mừng như niềm cảm hứng cho lối sống mới của anh em. Mọi anh em đều bình đẳng, đều được yêu thương, đều được trợ giúp để khẳng định mình, và đều được mến chuộng.
    Nhà viết tiểu sử đầu tiên của Phanxicô, cũng là một nhân chứng, đã mô tả cộng đoàn đầu tiên của ngài như sau: "Khi anh em cùng đến bất cứ nơi nào, hoặc gặp ai trên đường, anh em đều tỏ tình thương thiêng liêng và lòng quyến luyến. Những cái ôm thanh sạch, cảm tình dễ mến, nụ hôn thánh thiện, cuộc nói chuyện vui vẻ, nụ cười đơn sơ, cái nhìn vui tươi...sự đồng ý về mục tiêu, vâng lời sẵn sàng, bàn tay trợ giúp không mệt mỏi, tất cả những điều này đều có nơi anh em".
    MỌI TẠO VẬT ĐỀU LÀ ANH EM
    Từ tình anh em như vậy, thánh Phanxicô lấy thêm một bước nhảy liều mạng. Trái với những người khác, ngài không giới hạn "tình anh em" vào con người hoặc giới tu sĩ. Tin mừng vang vọng lớn tiếng về việc này.
    Ngài sớm lập Dòng nhì dành cho phụ nữ, gọi là Dòng Clara Nghèo. Sau đó, ngài lập ra Dòng ba, gọi là Dòng Phan sinh Tại thế, dành cho các người nam nữ sống Tin mừng theo cách riêng của họ giữa thế gian.
    Việc giải thích của ngài về tình huynh đệ theo Tin mừng dẫn ngài đến một mầu nhiệm cao hơn: tình huynh đệ đối với tất cả tạo vật. Nếu các người nam và người nữ là anh chị em với Đức Kitô, Đấng là trưởng tử giữa mọi tạo vật, thì mọi động vật, chim chóc, mặt trời, mặt trăng, gió, lửa, nước, cũng là anh chị em với loài người, vì tất cả đều do Thiên Chúa tạo thành.
    Ngài nói với "các chị chim", với "anh sói", và chúng cũng nói chuyện với ngài. Điều này cho thấy dường như Chúa đã tái lập tình trạng ngây thơ vô tội thuở ban đầu, mà ông Adam và bà Eva đã đánh mất. Phanxicô hoàn toàn đi vào mầu nhiệm này, khi ngài sáng tác và hát một trong các bài thơ độc đáo nhất trong lịch sử tôn giáo, đó là Bài ca các Tạo vật. Sự kính trọng của ngài đối với tạo vật vẫn còn gây kinh ngạc cho đến ngày nay, đến nỗi ngài đã được đặt làm Bổn mạng của Môi sinh/Môi trường.
    NGHĨA HÈN MỌN
    Thánh Phanxicô đã chọn gọi các đồng bạn của ngài là "Anh em hèn mọn". Từ "hèn mọn" chứa một ý nghĩa mà ngày nay chúng ta thường dùng khi nói về các nhóm thiểu số -- tức người nghèo, không quyền lực và không có tiếng nói có trọng lượng. Đối với Phanxicô, hèn mọn có nghĩa là từ bỏ ước muốn quyền lực, danh vọng và quy chế cao trọng. Hèn mọn là muốn trở nên như các anawim của Kinh thánh -- tức người nghèo của Chúa, người không được trợ giúp, người không được bảo vệ, người mà Đức Kitô nói là các người được chúc phúc, vì Nước trời là của họ.
    Hèn mọn là một quyết định để phục vụ chứ không phải được phục vụ, một ước muốn sẵn sàng giúp đỡ, nối kết, chia sẻ, đau với người đau, vui với người vui, một quyết định để vượt qua một xu hướng xấu nhất nơi mỗi người -- đó là ước muốn có quyền lực và chỉ huy ngươi khác.
    NGHÈO KHÓ
    Tài sản, tiền bạc, của cải riêng, và tham muốn ngày càng có thêm vật chất -- đó là những cái mà thánh Phanxicô xem là cản trở cho tình huynh đệ và sự kết hiệp với Chúa. Những người có cuộc sống bị thống trị bởi tiền bạc và những gì tiền bạc có thể mua được, là những người quan tâm đến vật chất hơn là quan tâm đến người khác -- đây là một sự huỷ hoại khủng khiếp cho chương trình của Chúa.
    Con người quan trọng hơn tài sản và con người quan trọng hơn mọi vật. Đức nghèo của Phanxicô nhằm chứng minh chính xác rằng ngài chọn nghèo hèn cá nhân, chọn đứng về phía người nghèo, người bị áp bức, người bị bỏ rơi của xã hội.
    CẦU NGUYỆN
    Việc cầu nguyện, nhất là cầu nguyện chiêm niệm, là quá quan trọng đối với Phanxicô đến nỗi ngài bị cám dỗ mạnh mẽ là nên từ bỏ sứ mạng làm tông đồ cho thế giới, và rút lui vào cuộc sống ẩn tu.
    Sứ vụ của ngài, như Chúa đã nói với ngài, là một hướng khác. Nhưng dù Phanxicô sống bất cứ nơi đâu -- trong hang động, nơi chợ búa, trên núi cao hay trong nhà của Đức hồng y, với anh em hay đang lao động hoặc ở một mình - ngài luôn sống tâm tình cầu nguyện: khi thì chiêm niệm, khi thì cầu nguyện tự phát, khi thì chung với anh em, khi thì vừa lao động vừa cầu nguyện.
    HOÀ BÌNH
    Các nỗ lực can trường của Phanxicô về xây dựng hoà bình đã đi vào huyền thoại: trong tranh chấp giữa người giàu và người nghèo ở Átxidi, giữa Kitô hữu và người Hồi giáo trong thời Thập tự chinh, giữa người quí tộc và nông nô trong các vấn đề đăng ký quân dịch. Điều quan trọng đáng lưu ý là thánh Phanxicô đã được chấp nhận làm người kiến tạo hoà bình, bởi vì chính bản thân ngài là con người hoà bình thực sự.
    Ngài nói với các anh em: "Khi anh em rao truyền hoà bình bằng môi miệng, anh em phải có hoà bình chan hoà trong lòng mình trước. Có như vậy, không ai có thể tức giận hoặc nhục mạ anh em, khi anh em rao truyền. Và mọi người sẽ được đánh động bởi sự hoà bình, thiện chí và tình thương, vốn là kết quả của sự tự chế tinh thần của anh em".
    KÍNH TRỌNG GIÁO HỘI
    Ngoại trừ các lĩnh vực tín lý và luân lý, trong Giáo hội luôn có sự yếu đuối và cả sự sai lầm của con người. Sự yếu đuối của một số thành phần trong Giáo hội thời thánh Phanxicô là lớn lao đến nỗi Giáo hội khó là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa ở giữa nhân loại.
    Thời ấy, người ta sợ hãi Giáo hội vì quyền bính chính trị của Giáo hội. Nhiều giáo sĩ sống một đời đầy bê bối và nhiều gương xấu gây vấp phạm.
    Chính lúc đó Chúa gọi thánh Phanxicô "Hãy đi xây dựng lại nhà Cha, Giáo hội của Cha mà con thấy đang ngã sụp".
    Dưới lớp bụi bẩn mà Giáo hội đã tích tụ trong "Thời kỳ đen tối", thánh Phanxicô tìm thấy ngọn lửa sáng chói, sự nồng ấm vô tận của Tin mừng, vốn được thông chuyển từ Chúa Giêsu đến thánh Phêrô, và từ thánh Phêrô đến các đấng kế vị Ngài cho đến Đức giáo hoàng hiện nay. Ngài luôn nghĩ rằng Giáo hội, mặc dù đôi lúc bất toàn, là người bảo vệ con đường Tin mừng của Chúa Giêsu.
    Do đó, ngài bắt đầu rủ từng lớp bụi, để xây lại Giáo hội, lắp hòn đá này đến hòn đá khác, cải hoá người này đến ngươi khác, bằng sự cải cách chứ không bằng nổi loạn. Ngài đã thành công trong khi nhiều người đã thất bại, bởi vì ngài tiếp cận Giáo hội không bằng sự tức giận, nóng nảy, nhưng bằng tình thương và kính trọng Giáo hội.
    SỨ MẠNG TÔNG ĐỒ
    Thánh Phanxicô nhìn chung quanh mình. Hầu như toàn bộ châu Âu đã tin vào Đức Kitô, mặc dầu nhiều người chỉ là Kitô hữu trên danh nghĩa. Thế giới Hồi giáo sống tách biệt; miền Viễn Đông chưa nghe nói về Chúa. Công tác truyền giáo -- một thách đố Chúa Kitô giao cho các Tông đồ để rao giảng Tin mừng cho mọi dân nước -- dường như không phát triển được bao nhiêu.
    Do đó, thánh Phanxicô làm cho các anh em của ngài trở thành các tông đồ mới, và ngài sai cứ hai người một nhóm, như Chúa đã làm, để rao giảng Tin mừng mới được tái khám phá cho phần đất còn lại của châu Âu, châu Phi Hồi giáo và Trung Đông, miền Viễn Đông và các vùng đất chưa được phát hiện.
    Nhờ sự sốt sắng như vậy, Phanxicô đã trở nên nhà truyền giáo nước ngoài đầu tiên của thời đại mới.
    THÁCH ĐỐ CỦA THÁNH PHANXICÔ
    Thế giới đã thay đổi rất nhiều kể từ thời Phanxicô, nhưng buồn thay, nhiều điều kiện và vấn đề tương tự ở thời ngài vẫn còn xuất hiện trong thời đại chúng ta ngày nay.
    Hàng triệu lời đề nghị được đưa ra để tìm cách giải quyết các vấn đề ấy, cách thay đổi các điều kiện và cách lay động sự ù lì và chai cứng để đạt đến giải pháp mới.
    Phanxicô biết rằng nhiều người không còn được các niềm tin hấp dẫn như một người đang tin vào Chúa, ngài mong họ trở nên người biết quan tâm đến người khác, người biết yêu thương, người sống hoà bình và tin tưởng phó thác. Mỗi người cần trở nên một con người như Đức Giêsu trong thời đại Ngài hoặc như thánh Phanxicô trong thời đại ngài. Một con người như vô số người sống Tin mừng mà chúng ta gọi là các thánh. Một con người như các linh mục, tu sĩ nam nữ, các tín hữu tại thế của Đức Giêsu, họ đang cố gắng trở nên các chứng nhân cho Chúa.
    Đối với các anh chị em trong đại gia đình của Phanxicô, từ thời nọ đến thời kia, ngài nói rõ với họ: Hãy trở nên con người đặc biệt. Anh chị em cần phải là sách Tin mừng để cho nhiều người khác đọc được.
    Roy M. Gasnick, O.F.M.
    (Nguyễn Trọng Đa dịch
    -------------------------------------
     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - KÍNH THÁNH GIÊ-RÔ-NI-MÔ

 

  •  TĨNH CAO

    Thánh Giê-rô-ni-mô, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh

    NGÀY 30-9-2021

    lễ nhớ bắt buộc

    Tiểu sử 

    Thánh nhân sinh quãng năm 340 tại Xơ-tri-đôn, Đan-ma-xi-a. Người đến Rô-ma học văn chương và đã lãnh bí tích Thánh Tẩy tại đó. Người sang Đông Phương và làm linh mục. Trở lại Rô-ma, người làm thư ký cho đức giáo hoàng Đa-ma-xô. Thời gian này, người bắt đầu dịch Sách Thánh sang tiếng La-tinh và cổ võ nếp sống đan tu. Nhưng nhất là người đã sống ba mươi lăm năm cuối đời ở Bê-lem, gần cái hang nơi Đức Giê-su ra đời. Ở đây, người cầu nguyện hãm mình, chăm chỉ nghiên cứu, dịch và chú giải Kinh Thánh. Người qua đời ở Bê-lem năm 420.

    Bài đọc 2

    Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Ki-tô

     

    Trích lời tựa sách chú giải ngôn sứ I-sai-a của thánh Giê-rô-ni-mô, linh mục.

    Vâng lệnh Đức Ki-tô truyền : Hãy nghiên cứu Kinh Thánh và cứ tìm thì sẽ thấy, giờ đây tôi trả món nợ tôi mắc, kẻo phải cùng với người Do-thái nghe lời sau đây : Các ông lầm vì không biết Kinh Thánh cũng chẳng biết quyền năng Thiên Chúa. Quả vậy, nếu Đức Ki-tô là quyền năng và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa như thánh Phao-lô tông đồ nói, thì ai không biết Kinh Thánh là không biết Đức Ki-tô.

    Bởi thế, tôi sẽ bắt chước chủ nhà kia lấy ra từ kho tàng của mình cả cái mới lẫn cái cũ và bắt chước vị hôn thê nói trong sách Diễm ca : Từ đầu mùa cho đến cuối mùa, em dành hết cho anh, hỡi người em yêu dấu. Vậy tôi trình bày sách I-sai-a để cho thấy tác giả không chỉ là ngôn sứ nhưng còn là người loan báo tin mừng và là tông đồ nữa. Quả thật, chính ông đã nói về mình và về các sứ giả khác cũng loan báo tin mừng : Đẹp thay bước chân người loan báo tin mừng, công bố bình an. Thiên Chúa cũng nói với ông như nói với một vị tông đồ : Ta sẽ sai ai đây ? Ai sẽ đi đến với dân này ? Và ông thưa : Dạ, con đây, xin sai con đi.

    Xin đừng ai nghĩ rằng tôi muốn tóm gọn nội dung cuốn sách này trong một bài giảng ngắn, vì cuốn Sách Thánh này chứa toàn bộ những điều bí nhiệm về Chúa. Sách tiên báo Đấng Em-ma-nu-en sinh bởi Đức Trinh Nữ, Đấng làm những việc lẫy lừng và những dấu lạ, Đấng đã chết, được mai táng và đã từ âm phủ trỗi dậy : Người là Đấng cứu độ muôn dân. Tôi nói gì được về môn vật lý, luân lý và luận lý ? Tất cả những gì thuộc Sách Thánh, những gì miệng con người có thể nói ra, giác quan có thể cảm nhận, đều được chứa trong sách ấy. Về những mầu nhiệm trong sách đó, thì chính tác giả làm chứng như sau : Đối với các ngươi, thị kiến toàn là những lời ghi trong sách niêm phong. Người ta trao sách cho kẻ biết đọc và bảo : “Đọc đi !” Nhưng hắn nói : “Đọc sao được, sách đã niêm phong rồi !” Lại đưa sách cho kẻ không biết đọc và nói : “Đọc đi !” Hắn liền bảo : “Tôi nào đâu biết chữ !”

    Nếu ai thấy điều nói trên là chưa đủ thì hãy nghe thánh Phao-lô tông đồ nói : Về các ngôn sứ, chỉ nên có hai hoặc ba người lên tiếng thôi, còn những người khác thì phân định. Nếu có ai ngồi đó được ơn mặc khải, thì người đang nói phải im đi. Vì lý do gì họ có thể im được, bởi lẽ nói hay im là việc của Thánh Thần nói qua các ngôn sứ ? Vậy, nếu họ hiểu được những điều họ nói, thì tất cả những điều đó đều là khôn ngoan và hợp lý ; không phải là tiếng nói chuyển qua không khí đập vào tai họ, nhưng là tiếng Thiên Chúa nói trong tâm hồn các ngôn sứ, theo lời một ngôn sứ khác như sau : Thần sứ đang nói với tôi và Chúng ta được kêu lên trong lòng “Áp-ba, Cha ơi”, lại nữa Tôi lắng nghe điều Thiên Chúa phán.

    Xướng đápx. 2 Tm 3,16-17 ; Cn 28,7

    XTất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, giáo dục để trở nên công chính.

    ĐNhờ vậy, người của Thiên Chúa nên thập toàn, và được trang bị đầy đủ để làm mọi việc lành.

    XAi tuân giữ lề luật ấy là đứa con khôn.

    ĐNhờ vậy, người của Thiên Chúa nên thập toàn, và được trang bị đầy đủ để làm mọi việc lành.

    Lời nguyện 

    Lạy Chúa, Chúa đã ban cho thánh linh mục Giê-rô-ni-mô trí thông hiểu và lòng mến yêu Kinh Thánh, xin cho chúng con hằng thiết tha tìm đến lời Chúa là nguồn mạch ban sức sống dồi dào. Chúng con cầu xin

     

    Related image

     ThánhGieronimo.mp3 

     

    --