9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - TÔI PHẢI LÀM GÌ?

 
Ảnh cùng dòng

 

Phải làm gì?.

16/12 – Chúa Nhật tuần 3 Mùa Vọng năm C.

"Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?"

 

Lời Chúa: Lc 3, 10-18

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, dân chúng hỏi Gioan rằng: "Vậy chúng tôi phải làm gì?". Ông trả lời: "Ai có hai áo, hãy cho người không có; ai có của ăn, cũng hãy làm như vậy".

Cả những người thu thuế cũng đến xin chịu phép rửa và thưa rằng: "Thưa Thầy, chúng tôi phải làm gì?" Gioan đáp: "Các ngươi đừng đòi gì quá mức đã ấn định cho các ngươi".

Các quân nhân cũng hỏi: "Còn chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?" Ông đáp: "Ðừng ức hiếp ai, đừng cáo gian ai; các ngươi hãy bằng lòng với số lương của mình".

Vì dân chúng đang mong đợi và mọi người tự hỏi trong lòng về Gioan rằng: "Có phải chính ông là Ðức Kitô chăng?"

Gioan trả lời cho mọi người rằng: "Tôi lấy nước mà rửa các ngươi, nhưng Ðấng quyền năng hơn tôi sẽ đến, - tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người, - chính Người sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần và lửa. Người cầm nia trong tay mà sảy sân lúa của Người, rồi thu lúa vào kho, còn rơm thì đốt đi trong lửa không hề tắt!" Ông còn khuyên họ nhiều điều nữa khi rao giảng tin mừng cho dân chúng.

 

 

Các bài suy niệm CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG C

Lời Chúa: Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18

 

 HÃY VUI LÊN!!!

Phụng vụ của Chúa nhật 3 Mùa vọng mang một bầu khí vui mừng. Thực vậy, ngay từ ca nhập lễ, thánh Phaolô đã kêu gọi: Anh em hãy vui lên trong Chúa. Tiếp đến, trong bài đọc thứ nhất, tiên tri Sophônia cũng đã nhắn nhủ: Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy hân hoan nhảy mừng. Sở dĩ như vậy là vì Chúa đã gần đến.

 

Kinh nghiệm cho thấy niềm vui là một điều rất cần cho đời sống con người. Vào dịp tết chúng ta thường cầu chúc cho nhau được vui vui tươi và hạnh phúc. Khoa tâm lý còn chứng minh niềm vui làm cho con người trẻ hơn và sống lâu hơn. Trong thực tế, con người cố tạo cho mình nhiều niềm vui, nhưng đâu mới chính là niềm vui đích thực? Bởi vì có những niềm vui, mà sau đó con người cảm thấy trống rỗng và chán nản. Có những niềm vui, mà sau đó con người cảm thấy mệt mỏi và thất vọng. Có những niềm vui, mà sau đó con người cảm thấy lo âu và hối hận.

Với lễ Giáng Sinh cũng thế. Chúng ta cảm thấy vui khi ngắm nhìn những ngôi sao, những hang đá rực rỡ ánh điện màu. Chúng ta cảm thấy hân hoan khi nghe những bản thánh ca tuyệt vời, hay khi nhận được những tấm thiệp chúc mừng. Tất cả đều là những niềm vui chính đáng, nhưng chưa phải là niềm vui đích thực. Bởi vì lễ Giáng Sinh sẽ qua đi, mọi trang trí sẽ bị dẹp bỏ, mọi người trở về với cuộc sống thường ngày. Vì thế, niềm vui đích thực phải là niềm vui xuất phát từ bên trong, từ tâm hồn của con người. Đi tìm niềm vui ở bên ngoài chỉ là một chạy trốn thực tại và không bao giờ đạt tới kết quả, vì người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Vậy phải làm gì để có được niềm vui đích thực?

Thánh Gioan tiền hô qua đoạn Tin Mừng hôm nay đã trả lời: Hãy sống công bình và bác ái, biết nghĩ đến người khác, biết chia sẻ với những người kém may mắn, đừng lợi dụng địa vị và quyền hành để chèn ép và bóc lột người khác. Tóm lại, hãy quên mình để phục vụ an em và chu toàn những bổn phận hằng ngày, đó là con đường dẫn tới niềm vui đích thực. Mảnh đất tối cho niềm vui phát triển là tình bác ái yêu thương. Sống trong một thế giới đầy hận thù và chiến tranh, sống trong một xã hội cá lớn nuốt cá bé. Sống trong một môi trường đảo điên và lừa gạt, chúng ta dễ bi quan và cho rằng: Con người khó mà yêu thương nhau chân thành. Dầu vậy, chúng ta đừng vội tuyệt vọng, nhưng hãy nhớ đến mối phúc thật thứ bảy: Ai làm cho người hòa thuận ấy là phúc thật, vì chưng họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.

 

Hãy thực thi công bằng và bác ái, nhờ đó chúng ta sẽ được hưởng niềm vui mừng và bình an mà Chúa sẽ đem đến qua tiếng hát của các thiên thần trên cánh đồng Belem năm xưa: Bình an dưới thế cho người thiện tâm.

----------------------------------

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - PHERO CHỐI THẦY

 
 
CHA THỤ
 
 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CON NGƯỜI PHÊ-RÔ

 

  • nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Dec 3 at 11:39 PM
     
    Ảnh cùng dòng
     
    TRUYỆN NHÀ ĐẠO 
     
    Con người của Phêrô

    Tên Ximong. Con của ông Giona. Chủ một chiếc đò. Làm nghề chài lưới.

    Chúa Giêsu kêu gọi Phêrô và Phêrô bỏ thuyền, bỏ lưới, bỏ gia đình để theo Chúa. 

    Chúa Giêsu đến nhà Phêrô và chữa bà gia ông lành bệnh. Ngài sống trong nhà ông Phêrô một thời gian để làm việc. Ngài cho ông một tên mới, gọi là "Đá" vì con người cứng rắn của ông.

    Phêrô có tư cách thủ lĩnh: ông điều khiển được Nhóm Mười Hai.
    Phêrô có tính tình thẳng thắn, bộc trực. Ông thường nói toạc ra trước khi suy nghĩ: "Con không bỏ Thầy đâu?"....

    Khi mọi người im lặng, sợ sệt, Phêrô cả gan nói lớn: "Lạy Thầy, con sẽ đi với ai vì Thầy là Đấng có lời hằng sống."

    Chúa Giêsu yêu đặc biệt Phêrô vì thấy Phêrô có nhiều tư cách đáng phục: ngài đưa ông lên Núi Tabôrê, đưa ông vào Vườn Giếtsêmani. \
     
    GPVINHLONG

       
     
     

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - ĐTC VỚI KINH LẠY CHA

 
 
CHA THỤ
 
 
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
 
 
Click to Reply, Reply All or Forward
 
 
 
 

 

 
 
One click away from your upgraded Inbox
 
 
 
 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - ĐI TU LÀ ƠN GỌI

 

  • nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Dec 2 at 1:15 AM
     
     
     

    ĐI TU LÀ ƠN GỌI HIẾN DÂNG

     

    Tôi biết vài người đã chuẩn bị kết hôn, nhưng chính lúc đó, Thiên Chúa gọi hai người bước và con đường dâng hiến! Chính họ cũng không hiểu hết những gì họ quyết định! 

     

     

    Nhiều người ngạc nhiên về đất nước Việt Nam tuy dưới chế độ cộng sản lại có nhiều ơn gọi hiến dâng. Để giải thích về thực tế ấy, có lẽ cần nhiều thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên ơn gọi dâng hiến luôn là một món quà đến từ Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa gọi và những bạn trẻ đáp trả lại tiếng gọi đó.

     

    Bước khởi đầu của việc trả lời Thiên Chúa là họ tìm hiểu một dòng tu; nếu hợp, họ bước vào dòng để tập sống đời dâng hiến. Tiến trình ấy người ta hiểu nôm na là đi tu. Nhìn bề ngoài chúng ta thấy người tu sĩ đang quảng đại dâng hiến đời mình trong một dòng tu. Sau này họ được mời gọi để phụng sự Chúa trong những sứ mạng cụ thể.

    Tuy nhiên, biểu hiện bên ngoài của đời tu là cả một ơn gọi nhiệm màu trải dài trong cuộc sống của người tu sĩ. Nói là “ơn” vì đó là ơn huệ, là món quà nhưng không Thiên Chúa dành cho họ. Người thực sự thì thầm gọi họ trong những biến cố rất riêng của từng người. Tiếng gọi ấy mỗi ngày một rõ nét hơn, khiến họ cần tìm hiểu và làm theo tiếng ấy thì được hạnh phúc bình an. Hẳn là tôi không có quyền đòi hỏi Thiên Chúa phải gọi chọn tôi trong đời dâng hiến. Người có tự do chọn gọi chỉ những ai Người muốn. Còn nhớ biết bao người tốt quanh Thầy Giêsu, tuy nhiên, Người chỉ gọi chọn 12 tông đồ, để ở với Người và được Người dạy dỗ và sai đi. Vì là món quà, nên nhiều bạn trẻ trân quý ơn gọi Chúa trao và tập tành bước theo tiếng gọi thiêng liêng ấy.

    Người đời sẽ không hiểu hết tại sao một người tu sĩ lại bỏ mọi sự để theo một tiếng gọi vô hình nào đó. Thay vì nên nghĩa vợ chồng với ai đó, họ chọn Giêsu để bước theo, chỉ một mình Người mà thôi. Thay vì xây đắp cuộc sống riêng tư, tìm kiếm tiền tài, người tu sĩ chỉ theo những chỉ dẫn của Thầy Giêsu. Họ hạnh phúc với ba lời khấn hứa: Khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục. Thay vì vun đắp cho gia đình riêng của mình, người tu sĩ dấn thân đến với mọi người; họ cố gắng giúp càng nhiều người yêu mến Thiên Chúa càng tốt. Hơn nữa, người tu sĩ còn phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Giêsu (Mt16, 24-28). Đó là những sứ mạng cao cả mà nhiều người lấy làm ngạc nhiên. Ngược lại, tu sĩ không ngạc nhiên lắm vì những điều họ chọn làm, vì họ biết trong tâm hồn họ luôn có một tiếng gọi dấn thân, sống vì những điều cao cả hơn. Nhờ đó họ hy vọng tìm được hạnh phúc đời này và đời sau.

    Cũng phải thừa nhận rằng nhiều bạn trẻ muốn đi tu và nhất quyết phải đi tu cho bằng được. Tạm bỏ qua những lý do bạn ấy muốn đi tu, chúng ta thấy một khi Thiên Chúa không gọi, dù có muốn, bạn ấy cũng không thể hạnh phúc trong đời tu. Cũng không thiếu bạn trẻ trước giờ chẳng hề nghĩ đến chuyện đi tu, chợt một biến cố đến, họ thấy dường như Thiên Chúa lớn tiếng gọi mình bước vào một đời sống thuộc trọn về Chúa. Tôi biết vài người đã chuẩn bị kết hôn, nhưng chính lúc đó, Thiên Chúa gọi hai người bước và con đường dâng hiến! Chính họ cũng không hiểu hết những gì họ quyết định! Chỉ biết họ thực sự hạnh phúc khi trở nên những tu sĩ thay vì nên nghĩa vợ chồng với nhau. Thế mới biết ơn gọi thật huyền nhiệm biết bao!

    Tuy nhiên đời dâng hiến không phải luôn là chuỗi ngày hạnh phúc, dù Thiên Chúa có gọi chọn họ. Có nhiều biến cố, thử thách khiến họ hoang mang trước tiếng Chúa gọi thuở nào. Trong đời tu họ thấy Chúa im lặng, thậm chí trong những giờ cầu nguyện riêng tư. Nhiều khi họ bối rối không biết mình còn ơn gọi không? Đó có thể là những thử thách thường đến với những người theo Chúa. Tuy vậy, họ luôn trung thành và biết “năn nỉ” Thiên Chúa khơi gợi tiếng gọi mạnh hơn trong tâm hồn họ. Hơn hết, họ nỗ lực tìm thánh ý Thiên Chúa và sống thân thiết hơn với Người. Tình trạng nội tâm ấy chúng ta có thể bắt gặp nơi một nữ tu trải qua nhiều năm đêm tối của tâm hồn (gần 50 năm). Sơ cảm thấy Thiên Chúa im lặng, xa vắng đến độ sơ nghĩ Thiên Chúa “nghỉ chơi” với mình rồi. Đó là trường hợp của sơ thánh Têrêsa thành Calcutta. Sơ nói: “Tận đáy lòng… chẳng có gì cả ngoài sự trống rỗng và tối tăm… Nếu có Chúa – xin tha tội cho con. Khi tôi cố hướng tâm trí mình đến Thiên đàng thì sự trống rỗng phủ lấp và những ý tưởng ấy dội ngược về như những mũi dao sắc cắt nát linh hồn tôi…” Dù sầu khổ thiêng liêng nhưng cả thế giới ngưỡng mộ trước những thành quả tông đồ và con người thánh thiện của sơ. Động lực ấy sơ lấy từ đâu nếu không phải từ Đấng gọi sơ?

    Một thực tế đau lòng là nhiều nước trên thế giới các bạn trẻ bịt tai trước tiếng gọi của Thiên Chúa. Họ chạy theo lối sống hưởng thụ và thực dụng hơn là lắng nghe tiếng Chúa để rẽ vào con đường dâng hiến. Họ chối từ món quà của Thiên Chúa. Ước gì bạn trẻ Công giáo Việt Nam tập lắng nghe tiếng Thiên Chúa thì thầm. Một khi biết nói chuyện và lắng nghe tiếng Chúa, chúng ta có khả năng đáp lời, dù đi tu hay lập gia đình.

    Nếu Chúa muốn mình đi tu, hãy lên đường để “viết lên bao trang sử diệu kỳ” (x. Tông huấn đời sống thánh hiến, số 90). Được như thế, hy vọng những ai được Thiên Chúa đang thì thầm gọi tên bước vào đời dâng hiến, họ hạnh phúc đón nhận món quà với một tình yêu dâng hiến lơn lao.

    “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.” (Lc10,1-9). Nguyện xin Thiên Chúa luôn gọi thật nhiều người trẻ đến với Người, ở với Người và được Người sai đi!

    Giuse Phạm Đình Ngọc SJ (dongtên.net)

     

    Virus-free. www.avast.com