9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - NGHỈ NGÀY HƯU LỄ

Con Người là chủ ngày Sabbat.

19/07 – Thứ sáu tuần 15 thường niên.

"Con Người cũng là chủ ngày sabbat".

 

Lời Chúa: Mt 12, 1-8

Khi ấy, vào ngày Sabbat, Chúa Giêsu đi ngang cánh đồng lúa. Các môn đệ của Người đói, liền bứt bông lúa mà ăn.

Thấy vậy, các người biệt phái thưa với Người rằng: "Kìa, các môn đệ của Ngài làm điều không được phép làm trong ngày Sabbat".

Người nói với các ông rằng: "Các ông không đọc thấy Đavít và những người đi với ông đã làm gì khi đói lả sao? Các ông cũng không đọc thấy Đavít vào đền thờ Chúa ăn bánh trưng hiến, bánh mà ông và các kẻ theo ông không được phép ăn, chỉ trừ các tư tế được ăn mà thôi sao? Hay các ông không đọc thấy trong luật rằng: Ngày Sabbat, các tư tế trong đền thờ vi phạm ngày Sabbat mà không mắc tội đó sao?

Tôi bảo cho các ông biết, đây có Đấng còn trọng hơn đền thờ nữa. Vì nếu các ông biết được điều này là: "Ta muốn lòng nhân từ, chứ không muốn hy lễ", chắc các ông không bao giờ lên án những người vô tội, vì chưng Con Người cũng là chủ ngày Sabbat".

 

Suy niệm : Ngày Hưu Lễ

Chương 12 Tin Mừng Mátthêu qui tụ những tranh luận giữa Chúa Giêsu và các vị lãnh đạo Do thái giáo thời Chúa Giêsu về những đặc tính của nếp sống tôn giáo. Cuộc tranh luận hôm nay liên quan đến việc thực hành đạo đức căn bản của người Do thái, đó là việc giữ ngày Hưu lễ. Ðây là một thực hành quan trọng đến độ người Biệt Phái đã dùng việc Chúa Giêsu không tuân giữ luật Hưu lễ để lý luận và nói với dân chúng rằng Chúa Giêsu không phải là Ðấng đến từ Thiên Chúa, không phải là Ðấng Mêsia.

 

Việc dành riêng một ngày nghỉ cho Thiên Chúa đã bị lạm dụng đến mức việc tuân giữ ngày Hưu lễ không còn là do tình yêu mến tôn thờ đối với Thiên Chúa, nhưng là một hình thức ràng buộc con người. Qua cuộc tranh luận với những người Biệt Phái về việc giữ ngày Hưu lễ, Chúa Giêsu mở rộng cho chúng ta thấy giá trị tôn giáo đích thực của ngày Hưu lễ, và do đó phải sống tinh thần ngày Hưu lễ đó như thế nào?

 

Cuộc tranh luận của Chúa Giêsu đều được trình thuật đầy đủ trong các Tin Mừng Nhất Lãm, nhưng nơi Tin Mừng Mátthêu, tác giả lưu ý hai điểm: thứ nhất, quyền hành của Chúa Giêsu trên các việc thực hành đạo đức; thứ hai, lòng nhân từ có ưu tiên trên việc thực hành đạo đức. Trả lời cho thắc mắc của những người Biệt Phái tại sao các môn đệ Ngài không giữ luật Hưu lễ, Chúa Giêsu nhắc lại việc xẩy ra trong Cựu Ước liên quan đến Ðavít và những người tùy tùng khi đói, tức khi khẩn thiết, đã làm điều không được phép làm, hoặc việc các tư tế trong Ðền thờ không nghỉ ngày Hưu lễ mà cũng không mắc tội.

 

Rồi Chúa kết luận: "Nếu các ông hiểu được ý nghĩa của câu này: "Ta muốn lòng nhân từ, chứ đâu cần lễ tế, ắt các ông sẽ chẳng lên án kẻ vô tội". Lòng nhân từ phải là căn bản cho những phán đoán của chúng ta đối với anh em; cần phải hành xử theo lòng nhân từ này hơn là chỉ xét đoán anh em theo những việc bên ngoài.

Vả lại, những việc đạo đức và việc nghỉ ngày Hưu lễ, là để con người đến gần Thiên Chúa, thế mà Chúa Giêsu, đã hiện diện giữa họ, thì lòng đạo đức không còn là một cái gì tuyệt đối phải thi hành nữa.

 

*SUY TƯ VÀ HÀNH ĐỘNG: Các tư tế làm việc trong Ðền thờ ngày Hưu lễ mà không lỗi luật, thì các môn đệ Chúa Giêsu lỗi luật thế nào được, vì đã có Chúa Giêsu bên cạnh họ. Ngài là Con Thiên Chúa cao trọng hơn Ðền thờ. Chúa Giêsu muốn nhân dịp này để mạc khải chính Ngài là Ðấng Mêsia cao trọng hơn Ðền thờ và làm chủ cả ngày Hưu lễ; nhưng các người Biệt Phái không nhìn nhận điều này.

*CẦU NUYỆN VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN:

Xin Chúa giúp chúng CON vượt qua tinh thần vụ hình thức trong đời sống đức tin. NHỜ THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG CHÚNG CON biết đối xử với người khác mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

--------------------------

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - MẠC KHẢI CHO KẺ BÉ MỌN

Mạc khải cho kẻ bé mọn.

17/07 – Thứ tư tuần 15 thường niên.

"Chúa đã giấu không cho những người khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn".

 

Lời Chúa: Mt 11, 25-27

Khi ấy, Chúa Giêsu thưa rằng: "Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã giấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì ý Cha muốn như vậy. Mọi sự đã được Cha Ta trao phó cho Ta. Và không ai biết Con trừ ra Cha; và cũng không ai biết Cha trừ ra Con và kẻ Con muốn mạc khải cho".

 

Suy niệm/SỐNG : Cần Trở Nên Bé Mọn

Con người có thể khước từ Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa thì không bao giờ từ bỏ con người; Ngài luôn mời gọi con người trở về để lãnh nhận ân sủng và sự thật của Ngài.

 

Thiên Chúa mời gọi mọi người, không phân biệt, nhưng từ phía con người có thể có một trong hai thái độ: thái độ của những kẻ bé mọn khiêm tốn để cho Chúa dạy dỗ; và thái độ của những kẻ thông thái, tự cao, cho mình thuộc một nhóm nhỏ tách rời khỏi đại đa số dân chúng.

Những kẻ thông thái được Chúa Giêsu trực tiếp nhắm đến trong Tin Mừng hôm nay là nhóm Biệt Phái đang đứng trong hành lãnh đạo sinh hoạt tôn giáo và chống đối Chúa. Họ đến với Chúa bằng con đường của sự thông hiểu về luật Môsê; họ cho rằng chỉ cần am tường lề luật Môsê trong Kinh Thánh cũng như trong truyền khẩu là con người có thể đến với Chúa: họ tự phụ mình biết Thiên Chúa, nhưng thực ra họ lìa xa Ngài.

Con đường Chúa Giêsu mạc khải để giúp con người đến với Thiên Chúa chính là Ngài, mà mỗi người chúng ta được mời gọi đón nhận với tâm hồn đơn sơ khiêm tốn: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy". Nếu cậy dựa vào sự khôn ngoan của mình, con người sẽ không gặp được Thiên Chúa, nhưng nếu để Chúa Thánh Thần hướng dẫn và nhờ qua Chúa Giêsu Kitô, con người có thể đạt tới sự thông hiệp với Thiên Chúa và được cứu rỗi: "Lạy Cha, con chúc tụng Cha, vì điều Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết, thì Cha lại mạc khải cho những người bé mọn".

Chúng ta cần trở nên những người bé mọn theo tinh thần Phúc Âm, để cảm nếm và sống hòa hiệp với Thiên Chúa. Ðức tin Kitô giáo hướng dẫn chúng ta đến một con người cụ thể, một vị Thiên Chúa chấp nhận sống với con người, chứ không phải những lý lẽ thần học cao siêu. Một con người khiêm tốn có thể có đức tin sâu xa hơn một nhà thông thái. Ðức tin là một hồng ân cần được lãnh nhận hơn là kết quả của sưu tầm trí thức của con người.

Thánh Têrêsa Avila, tuy không học hành nhiều, nhưng đã có kinh nghiệm sống động về Thiên Chúa và đã trình bày kinh nghiệm thiêng liêng của mình một cách tốt đẹp, đến nỗi đã được đặt làm tiến sĩ Hội Thánh, vì giáo huấn của thánh nữ để lại là kho tàng thiêng liêng quý báu giúp mọi thành phần Giáo Hội đến với mầu nhiệm Thiên Chúa.

Dĩ nhiên, Chúa Giêsu không có ý loại bỏ những bậc thông thái, nhưng chỉ có ý cảnh tỉnh những ai cậy dựa vào sự thông thái rằng họ sẽ không đến được với Chúa, không có đủ điều kiện để lãnh nhận mạc khải của Chúa. Tuy nhiên, không thiếu những trường hợp có sự hòa hợp giữa thông thái và đức tin Kitô giáo. Thánh Tôma Tiến sĩ là một điển hình. Nói chung, thái độ khiêm tốn để Chúa soi sáng hướng dẫn là điều căn bản cần phải có luôn.

*SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG: Xin Chúa mở rộng tâm hồn chúng ta để lắng nghe Lời Chúa với tâm hồn khiêm tốn, mến yêu. BẠN VÀ TÔI QUYẾT TÂM sống theo sự soi sáng của Thánh Thần để đến với Chúa và anh em.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

--------------------------------

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ -LECTION DIVINA -CN15TN-C

LECTIO DIVINA - CHÚA NHẬT TN 15 C
“TÔI PHẢI LÀM GÌ ĐỂ ĐƯỢC
SỰ SỒNG ĐỜI ĐỜI LÀM GIA NGHIỆP?”
Lc 10, 25
Hát thánh ca khai mạc.
Chúng ta hãy cầu nguyện để bắt đầu.
Nhân Danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen
Lạy Chúa,
Chúa đã thu gọn toàn thể lề luật thánh vào giới răn độc nhất
là mến Chúa yêu người.
Xin giúp chúng con hằng vâng giữ điều Chúa truyền dạy,
để sau này đạt tới phúc trường sinh.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen
(Sách lễ Rôma, Lời nguyện CN 25 TN)
1. LẮNG NGHE LỜI CHÚA
Tin Mừng theo T. Luca 10, 25-37.
• Một người công bố Lời Chúa. Mọi người đứng lắng nghe.
• Sau đó, mỗi người, ngồi, tự mình đọc lại Lời Chúa, to-rõ-chậm, đủ nghe, một hay hai lần, nếu cần.
2. SUY NIỆM
Sau khi đọc, dành vài phút thinh lặng, nhớ lại Lời Chúa và suy nghĩ về 1 hay 3 câu hỏi gợi ý sau :
• Lời Chúa hôm nay nói gì với TRÍ tôi về Chúa Giêsu?
Tôi hiểu biết Chúa tôi rõ hơn ở chỗ nào?
• Lời Chúa hôm nay đánh động TÂM tôi ở chỗ nào?
Lòng tôi được thúc đẩy yêu mến Chúa Giêsu hơn ở điểm nào?
• Lời Chúa hôm nay thúc đẩy THÂN tôi làm gì để đi theo Chúa?
(Nếu đã quen làm Lectio Divina, sau khi suy niệm, có thể mời vài người chia sẻ vắn tắt câu trả lời của mình. Không giải thích).
3. CHIÊM NGHIỆM
Đọc lại Lời Chúa một lần nữa, sau đó suy nghĩ: Lời Chúa tôi nghe được hôm nay nối kết với kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày của tôi ở chỗ nào?
KHÔNG CHIA SẺ CHUNG
1. "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp” (c.25)
Có khi nào tôi đã suy nghĩ và khao khát được sự sống đời đời làm gia nghiệp” như thầy thông luật này chưa? Hiện nay lòng tôi khao khát và trí tôi tìm kiếm cách nào để có sự sống đó không? Tại sao? Tôi lặng thinh hỏi hạnh phúc lòng tôi mong muốn là gì?
.....................................................................................................
.....................................................................................................
2. "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình" (câu 28.)
Đây là việc làm quan trọng và thiết yếu nhất để được hạnh phúc và sống đời đời. Tôi cố gắng đọc đi đọc lại, chậm rãi, nhiều lần lời Chúa dạy này, cho đên khi nghĩ rằng mình đã hiểu. Rồi tự hỏi: Sống như vậy sẽ đem lại có ích gì cho mình ?
.....................................................................................................
.....................................................................................................
3. Đức Giêsu hỏi: “Trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?" Người thông luật trả lời: "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy" (câu 36-37).
• Người thứ 1 là ai? Làm gì?........................................................
...................................................................................................
• Người thứ 2 là ai? Làm gì?.......................................................
..............................................................................................
• Người thứ 3 là ai ? Làm gì?................................................
...........................................................................................
...........................................................................................
Hôm nay tôi nghe Chúa Giêsu nói với tôi thế nào?
.....................................................................................................
.....................................................................................................
4. CẦU NGUYỆN
Tôi đọc lại Lời Chúa một lần nữa.
Rồi dâng lời ngợi khen, cảm tạ, xin tha thứ, cầu cho mình hay chuyển cầu cho người khác, tùy theo sự thúc đẩy của Lời Chúa.
* Khi chia sẻ chung, hãy để giờ cho anh chị em dâng lời nguyện.
Lời nguyện kết theo Bài đọc 2, Thư Côlôsê 1,15-20
Lạy Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót,
chúng con cảm tạ Cha
đã thương ban Con Một cho loài người chúng con.
Người là hình ảnh Thiên Chúa vô hình,
là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo,
vì trong Người, muôn vật được tạo thành
trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình.
Người có trước muôn loài muôn vật,
tất cả đều tồn tại trong Người.
Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh;
Người là khởi nguyên, là trưởng tử
trong số những người từ cõi chết sống lại,
để trong mọi sự Người đứng hàng đầu.
Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn
hiện diện ở nơi Người,
cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật
được hoà giải với mình.
Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá,
Thiên Chúa đã đem lại bình an
cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời “Tạ Ơn Chúa !"
5. HÀNH ĐỘNG TRONG TUẦN
• Tôi chọn 1 câu Tin Mừng để đọc đi đọc lại và suy ngẫm.
....................................................................................
• Nhớ lại trong gia đình mình, xưa nay có ai bị tổn thương, về phần xác hay tinh thần, thất bại trong làm ăn, học hành hay đau khổ vì bất cứ lý do nào, là vợ chồng hay cha mẹ, tôi đã có thái độ và đối xử với người bị nạn như thế nào? Hôm nay nghe lời Chúa Giêsu, tôi nghĩ mình sẽ làm gì khác ?
...............................................................................................
...............................................................................................
CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC THÁNH CHA
Chúa Giêsu tự giới thiệu như thân cây nho đích thực và mời gọi chúng ta hiệp nhất với Ngài để mang lại nhiều hoa trái (x. Ga 15,1-8). Thân cây nho là một cây họp thành một toàn bộ với các ngành, và các ngành nho chỉ được phong phú nếu gắn liền vào thân nho. Tương quan này là bí quyết đời sống Kitô và thánh sử Gioan biểu lộ qua động từ ”ở lại”.
Vấn đề là ở lại với Chúa Giêsu để tìm được can đảm ra khỏi chính mình, ra khỏi những thoải mái tiện nghi, ra khỏi không gian chật hẹp và được bảo bọc của chúng ta, để tiến ra biển khơi với những nhu cầu của tha nhân và mang lại một đà tiến rộng rãi cho chứng tá Kitô của chúng ta trên thế giới.
Sự can đảm ra khỏi chính mình tự nó nảy sinh từ niềm tin nơi Chúa Phục Sinh và từ niềm xác tín Thánh Thần của Chúa đồng hành với lịch sử chúng ta.
Một trong những hoa trái chín mùi nhất nảy sinh từ sự hiệp thông với Chúa Kitô chính là sự dấn thân bác ái đối với tha nhân, yêu thương anh chị em trong tinh thần quên mình, đến độ chấp nhận những hậu quả cuối cùng, như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta.
Năng động bác ái của tín hữu không phải là kết quả của chiến lược, không nảy sinh từ những lời kêu gọi từ bên ngoài, như những yêu cầu xã hội hoặc ý thức hệ, nhưng từ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu và do việc ở lại trong Chúa Giêsu.
Đối với chúng ta, Ngài chính là thân cây nho từ đó chúng ta kín múc nhựa sống, nghĩa là "sự sống” để mang lại trong xã hội những cách thức sống và xả thân, đặt mình ở chỗ rốt cùng.
(trích Huấn dụ CN 29.4.2018)
liên lạc : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
website : giadinhctc.com

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - ĐTC PHANXICO

ĐTC Phanxicô: Đừng để mình bị sự vô cảm, ích kỷ lôi kéo

   ĐẠO BINH ĐỨC MẸ

Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa nhật 14/7, dựa trên đoạn Tin Mừng về người Samari nhân hậu, ĐTC đề cao tấm gương của lòng thương xót của người Samari này và mời gọi các tín hữu hãy trở nên môn đệ của Chúa qua việc yêu thương anh em, vì yêu tha nhân là yêu Chúa. ĐTC cũng nhắc các tín hữu đừng để mình bị sự vô cảm ích kỷ lôi kéo.

Huấn dụ của ĐTC

Anh chị em thân mến,

Hôm nay, Tin Mừng thuật lại với chúng ta dụ ngôn nổi tiếng về “người Samari nhân hậu” (x. Lc10,25-37).

Được một tiến sĩ luật hỏi về điều cần thiết phải làm để được hưởng sự sống đời đời, Chúa Giêsu đã mời ông ta tìm câu trả lời trong Kinh Thánh: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình” (c. 27). Tuy nhiên, có những cách giải thích khác nhau về việc ai được xem là “người thân cận”. Thật sự là người đó còn hỏi: “Và ai là người thân cận của tôi?” (c. 29). Về điểm này, Chúa Giêsu trả lời bằng một dụ ngôn, một dụ ngôn rất đẹp. Tôi mời gọi anh chị em, hôm nay, cầm sách Tin Mừng Luca và đọc dụ ngôn ở chương 10 câu 25, là một trong những dụ ngôn hay nhất. Dụ ngôn này đã trở thành mô thức cho đời sống Kitô hữu và thành gương mẫu cho cách hành xử của một Kitô hữu. Nhờ thánh sử Luca chúng ta có được kho báu này.

Người dân ngoại cũng có thể sống theo ý Chúa

Nhân vật chính trong trình thuật ngắn là một người xứ Samaria. Trên đường đi, ông đã gặp một người bị những tên cướp cướp của và đánh đập. Chúng ta biết rằng người Do thái khinh khi người Samaria, xem họ là dân ngoại bang so với dân tộc được tuyển chọn. Do đó không phải tình cờ mà Chúa Giêsu đã chọn chính người Samari như nhân vật chính diện của dụ ngôn. Bằng cách này, Chúa muốn vượt qua định kiến, chỉ cho thấy rằng ngay cả một người dân ngoại, ngay cả một người không biết Thiên Chúa thật và không đến đền thờ, có thể hành xử theo ý Chúa khi bày tỏ lòng xót thương đối với người anh em khốn khổ và cứu giúp anh ta với tất cả điều kiện mà ông có thể.

Trên con đường ấy, trước người Samaritano, đã có một tư tế và một thầy Lêvi đi ngang qua. Họ nhìn thấy con người đáng thương nằm trên đất, họ đã đi ngang qua mà không dừng lại, có thể là để không bị ô uế bởi máu của người bị nạn. Họ đã đặt luật con người, bị trói buộc với nghi lễ, lên trên trước giới răn quan trọng của Chúa, là giới răn muốn lòng thương xót trước hết.

Yêu thương anh em là yêu mến Thiên Chúa

Do đó, Chúa Giêsu đã xem người Samari như là gương mẫu, một người không có đức tin! Chúng ta cũng hãy nghĩ đến rất nhiều người mà chúng ta biết, họ làm điều tốt. Chúa Giêsu đã chọn một người không có đức tin để làm gương mẫu. Người này, khi yêu thương anh em như chính mình, chứng tỏ mình yêu mến Thiên Chúa với tất cả tâm hồn và sức lực và đồng thời, vừa diễn tả tinh thần tôn giáo thật sự vừa diễn tả tấm lòng hết sức nhân đạo.

Khả năng thương xót: phép thử của Kitô hữu

Sau khi đã kể dụ ngôn rất hay này, Chúa Giêsu lại hướng về vị tiến sĩ luật đã hỏi Chúa “ai là người thân cận của tôi?”, và nói với ông: “Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?” (c. 36). Bằng cách này, Chúa đã đảo lộn câu hỏi của người hỏi và cũng là đảo lộn lối lý luận của tất cả chúng ta. Nó giúp chúng ta hiểu rằng không phải chúng ta, dựa trên những tiêu chuẩn của chúng ta, định nghĩa ai là người thân cận và ai không phải, nhưng chính người ở trong hoàn cảnh hoạn nạn là người phải có thể nhận biết ai là người thân cận của mình, nghĩa là “người có lòng thương xót với mình” (c. 37). Có khả năng thương xót: đây là chìa khóa.

Đừng để chúng ta bị sự vô cảm ích kỷ lôi kéo

Nếu bạn đứng trước một người hoạn nạn mà bạn không có lòng thương xót, nếu trái tim bạn không rung động, thì có nghĩa là có điều gì đó không ổn. Bạn hãy chú ý, chúng ta phải để ý. Đừng để chúng ta bị sự vô cảm ích kỷ lôi kéo. Khả năng thương xót trở thành hòn đá thử vàng của Kitô hữu, đó là giáo huấn của Chúa Giêsu. Chính Chúa Giêsu là lòng trắc ẩn của Chúa Cha đối với chúng ta. Nếu bạn đi xuống phố và thấy một người đàn ông vô gia cư đang nằm đó, và bạn đi qua mà không hề nhìn anh ta, hoặc có lẽ bạn nghĩ: “Chà, tác dụng của rượu. Một người say rượu”. Đừng tự hỏi xem người đàn ông đó có say không; hãy tự hỏi xem trái tim bạn có bị chai cứng không, trái tim bạn có trở thành băng giá không.

Lòng thương xót là gương mặt thật sự của tình yêu

Kết luận này chứng tỏ rằng lòng thương xót đối với cuộc sống con người đang khốn khổ là gương mặt thật sự của tình yêu. Và như thế họ trở thành các môn đệ thật sự của Chúa Giêsu và tỏ bày gương mặt của Chúa Cha: “Các con hãy có lòng thương xót, như Cha các con là đấng thương xót” (Lc 6,36). Thiên Chúa, Cha của chúng ta có lòng thương xót, bởi vì Người cảm thương; Người có khả năng thương xót, đến gần với nỗi đau của chúng ta, với tội lỗi, tính xấu và sự khốn cùng của chúng ta.

Xin Đức Maria giúp chúng ta hiểu và nhất là luôn sống hơn nữa mối liên kết không thể phá vỡ giữa tình yêu dành cho Thiên Chúa, Cha của chúng ta, và tình yêu cụ thể và quảng đại đối với anh em của chúng ta và xin Người ban cho chúng ta có lòng thương xót và lớn lên trong sự cảm thương.

Cầu nguyện cho Venezuela

Sau Kinh Truyền Tin, ĐTC bày tỏ sự gần gũi của ngài với nhân dân Venezuela, đặc biệt là họ đang chịu cuộc khủng hoảng dai dẳng. ĐTC mời gọi các tín hữu cầu nguyện, xin Chúa hướng dẫn và soi sáng các phe liên quan, để họ có thể sớm đi đến một thỏa thuận, chấm dứt việc gây đau khổ cho dân chúng, vì thiện ích của đất nước và của toàn vùng.

Vatican News

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CẦN CÓ CỘNG ĐOÀN ĐICH THỰC

KHẨN THIẾT CẦN CÓ MỘT CỘNG ĐOÀN ĐÍCH THỰC

 

Tôi xin trích ra đây bức thư từ một tạp chí. Một phụ nữ giải thích tại sao bà khó chấp nhận đức tin Kitô giáo. Bà viết:

 

 

Đừng nói với tôi về Chúa hay đem sách giáo lý đến nhà tôi, cũng đừng chặn tôi trên đường để nói về cứu rỗi. Địa ngục chẳng làm tôi đau đớn hơn hiện thực phũ phàng của đời tôi. Tôi thề rằng lửa địa ngục còn tốt hơn thực tế lạnh lẽo mà tôi đang sống.

 

Cũng đừng nói với tôi về Giáo hội. Họ biết gì về sự thất vọng chán chường của tôi, hay Giáo hội đứng sau những cánh cửa kính và chận những kẻ thấp hèn như tôi? Có khi tôi đã nghe lời nài nỉ mong tôi hồi tâm của họ, họ tìm cách làm cho niềm tin của tôi trở lại giữa các bức tường của họ.

 

Và tôi thấy Chúa của các người phản ánh trên dung mạo của các người khi các người quay mặt bỏ đi…  Sự tha thứ không bao giờ đến… Tình yêu chữa lành mà tôi tìm kiếm thì các người cứ việc giữ khư khư.

 

Đi khuất mắt tôi và đứng có nói về Chúa nữa. Chúa của các người đã thể hiện nơi các người: một Thiên Chúa không có tình thương. Bao lâu mà Thiên Chúa vẫn còn để tôi ra khỏi hơi ấm tình người thì tôi vẫn không tin. (Marie Livingston Roy)

 

Khôn ngoan nằm ở sự đơn sơ. Bức thư này có sức mạnh vì nó đơn giản. Khi chúng ta không cảm nghiệm được hơi ấm tình người thì chúng ta sẽ không tin vào Tin mừng.

 

Sự thực là vậy, rốt cùng, chúng ta không thể trung thực rao giảng Tin mừng khi không thể mang cộng đoàn đến cho cử tọa.

 

Tôi nói là chúng ta không thể trung thực rao giảng, không phải vì người ta sẽ nhìn vào đời sống cộng đoàn thiếu sót của chúng ta và nói, “Anh không thực hành những gì anh rao giảng”, nhưng vì khi chúng ta không thể đem lại cho người nghe sự thân mật cộng đoàn thì việc lắng nghe Tin mừng làm cho họ ở vào tình trạng không thể chịu nổi và vô vọng. Tin mừng đòi hỏi họ bỏ lại một cuộc sống đàng sau nhưng không mở ra một lối đi rõ ràng cho cuộc sống mới.

 

Khi giảng dạy như vậy, tất cả chúng ta đang giống như các kinh sư và người Pha-ri-sêu trong Kinh Thánh, lấy lời Chúa mà đặt đủ thứ gánh nặng lên vai mọi người và chẳng làm gì có ích để đưa họ đến đời sống mới cả.

 

Tôi xin minh họa chuyện này.

 

Khi người thanh niên giàu có hỏi Đức Giê-su, “Tôi phải làm gì để có được sự sống đời đời?” Người trả lời, “Hãy bán hết của cải, đem cho người nghèo và đi theo Ta.” Tuy nhiên, khi Đức Giê-su nói, “Đến và đi theo Ta,” thì chúng ta có thể hiểu: “Đến và ở với chúng tôi, là thành viên của cộng đoàn này.”

 

Đức Giê-su đòi hỏi người thanh niên bỏ hết của cải, nhưng ngay lập tức Người đưa ra cho anh một đời sống khác trong cộng đoàn của Người.

 

Ngày nay, hầu hết chúng ta khi rao giảng đều không thể mang đến cho người khác con đường này. Vì thế lời giảng của chúng ta có thể không trung thực.

 

Giả dụ như sau bài giảng của tôi về công bình xã hội, một người đến gặp tôi nói: “Tôi đã được thuyết phục. Tôi sẽ bán hết của cải, cho người nghèo và theo Chúa cách trọn vẹn. Nhưng sau đó, tôi sẽ làm gì? Làm sao tôi nuôi sống gia đình tôi?”

 

Tôi không có câu trả lời. Tôi không thể nói với anh như Đức Giê-su nói, “Đến và sống với chúng tôi!” Tôi không thể cụ thể chỉ cho anh một cộng đoàn đón nhận và nuôi sống anh cùng gia đình. Bởi vậy lời giảng của tôi không trung thực. Tôi đòi hỏi nhưng không có một đường hướng thật sự. Tôi làm cho anh ta cảm thấy có lỗi mà không cho anh một lối thoát.

 

Điều này cũng đúng với nhiều lời giảng của chúng ta, chẳng hạn về luân lý tính dục.

 

Gần đây, tôi có nói chuyện với một cô ngoài ba mươi. Cô là người có đạo, thành thật và dấn thân theo cách của cô. Nhưng cô chưa lập gia đình, ở một mình và không có được một đức tin sâu đậm, không có chỗ dựa vững vàng về mặt tình cảm, cô có những chuyện yêu đương tình dục. Cô không thể phân định chúng theo luân lý, mà theo cảm tính.

 

Cô biết đó là chuyện bù trừ, một cái gì chưa phải là tốt nhất. Nhưng: “Giờ này, với hoàn cảnh của tôi, cô đơn, độc thân, tình dục hụt hẫng, ghen tị với những người lập gia đình có con cái hạnh phúc, thì những cuộc tình này thế chỗ cho những gì mà tôi không có. Thà có còn hơn không!”

 

Thật khó để đòi hỏi cô ấy về vấn đề này, nếu không mang đến cho cô một cộng đoàn cụ thể có thể nâng đỡ cô về mặt tình cảm, đức tin, để cô không cần phải rơi vào các quan hệ như vậy.

 

Giống như người thanh niên giàu có trong Kinh thánh, cô cũng buồn rầu bỏ đi, bỏ các mối tình của cô và cả Đức Kitô mà chính cô cũng nhận biết rằng đó là sâu sắc và chân thật hơn. Tuy nhiên mặc cảm tội lỗi của cô ít hơn người thanh niên giàu có.

 

Chưa một ai hay một nhóm nào thực sự đại diện cho Đức Kitô để nói với cô: “Hãy bỏ tất cả lại phía sau – và đến, sống với chúng tôi!”

 

*SUY TƯ VÀ HÀNH ĐỘNG: Tinh thần Ki-tô giáo sẽ nên mạnh mẽ nếu chúng ta có những cộng đoàn sống động có thể đưa ra một đường hướng cụ thể cho những bù trừ tốt nhất mà thế giới này đem lại.

 

Khi hơi ấm tình người và cộng đoàn đích thực còn chưa mở rộng vòng ôm, thì chúng ta vẫn mãi còn nhiều người không tin và nhiều chiến đấu nơi những người tin.

 

Trích sách Tập sống vượt lên nỗi sợ, Forgotten among the Lilies, Learning to Love Beyond Our Fears, Ronald Rolheiser

 

Nguyễn Kim An dịch

(phanxico.vn 03.07.2019)