9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ -ĐẠO ÔNG CHA

  •  
    Chi Tran <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Aug 3 at 5:35 AM
     
     
     

    ĐẠO ÔNG CHA-L.MỤC

     

    Có nhiều giáo dân lên fb khẳng định là con được ơn trở về, con sống đạo tốt là nhờ chỗ đó, cha đó.. Được vậy thì quá là tốt. Nhưng chúng ta phải nhận thức: hành trình đức tin của mình không phải là những cảm xúc nhất thời mà là một con đường dài vác thập giá theo Chúa.

     

     

    Về giúp họ đạo kia, tôi được giáo dân mời đến nhà ăn tiệc. Giao lưu với bàn bên cạnh, ông trùm khu đứng lên méc: “Mấy thằng này có đạo nè cha mà không chịu đi lễ”. Một ông trong nhóm bị méc bào chữa: “Trước con cũng có đi đó cha!”. Tôi hỏi sao giờ không đi? Ông giải thích là tại cha xứ thế này thế kia nên không muốn đi. Ông trùm nói “cha bắt tụi nó đi lễ lại đi cha!”. Tôi trả lời, “Mấy ông thờ Chúa chứ có thờ cha đâu mà phải cha bắt mới chịu đi!”.

     

    1/ Một thực tế ở các xứ truyền giáo và đôi khi cả ở các xứ đạo kỳ cựu: có một số giáo dân làm biếng giữ đạo nên thường lấy lý do tại các cha thế này thế kia rồi bỏ lễ và các Bí tích. Khi các cha các thầy nào về mục vụ tích cực đến thăm viếng, giúp đỡ thì họ đi lại. Nhưng khi cha thầy đó chuyển nơi khác thì họ tiếp tục bỏ đạo. Từ đó phát sinh ra hai hình thức đạo mới là “Đạo Gạo” và “Đạo Ông Cha”. Chúa chẳng có vị trí hay ảnh hưởng gì đến những người theo lối giữ đạo này.

     

    2/ Có những linh mục rất tích cực trong việc truyền giáo, đưa nhiều người vào đạo và giữ đạo. Các ngài làm với lòng yêu mến Chúa và các linh hồn. Các ngài cũng đang thực thi đúng sứ vụ mục tử của mình. Nhưng có một cơn cám dỗ mà đôi khi vì không cảnh giác, hoặc quá tự hào khả năng của mình, một vài đấng xem những thành quả truyền giáo đó là do công lao của tôi, và chỉ có tôi mới có thể làm được như vậy.

     

    3/ Suy nghĩ thế sẽ quy mọi sự về cho mình chứ không còn phải cho Chúa nữa. Người giáo dân theo đạo không phải vì Chúa là sai, nhưng một linh mục mà tạo cho giáo dân hiểu lầm “cha là Chúa”, rồi để họ tôn sùng mình như Chúa…thì cái lỗi lớn gấp bội.

     

    4/ Một điều tôi cực kỳ hâm mộ ở thánh Gioan Tẩy Giả là thái độ của ngài trước cơn cám dỗ này. Khi Gioan đã nổi tiếng khắp nước Do-thái thì Đức Giêsu vẫn còn là anh chàng nhà quê vô danh tiểu tốt. Đâu phải dễ dàng để Gioan xác định trăm phần trăm anh chàng Giêsu chính là Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa! Gioan phải bỏ thời gian dài vào hoang địa ăn chay cầu nguyện để khám phá chương trình cứu độ của Thiên Chúa.

     

    5/ Trong một nhận thức đang còn “tranh tối tranh sáng” như vậy mà ông đã dũng cảm giới thiệu với chính các đồ đệ của mình về Đức Giêsu: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian” đầy xác tín. Các môn đệ lần lượt bỏ ông, dân chúng cũng bỏ ông để theo Chúa Giêsu. Bản thân Gioan âm thầm rút lui, rồi chết tủi nhục trong ngục tối. Gioan thật sự là mẫu gương tuyệt vời của người môn đệ Chúa khi biết để cho Chúa lớn lên, còn mình thì nhỏ bé đi; khi biết quy mọi sự về cho Chúa, còn mình thì tan đi để chỉ còn lại tất cả cho một Vinh Quang Thiên Chúa.

     

    *TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH: 1/ Có nhiều giáo dân lên fb khẳng định là con được ơn trở về, con sống đạo tốt là nhờ chỗ đó, cha đó.. Được vậy thì quá là tốt. Nhưng chúng ta phải nhận thức: hành trình đức tin của mình không phải là những cảm xúc nhất thời mà là một con đường dài vác thập giá theo Chúa. Chỗ đó, cha đó đưa mình trở lại cảm thức đạo, còn việc giữ đạo thờ Chúa hoàn toàn là nơi bản thân mình.

    2/ Nếu ta cứ tập trung ca tụng thành quả ở nơi đó, cha đó…mang lại mà không lo xây dựng tương quan mình với Chúa thì sớm muộn gì cũng sẽ trở lại con đường khô khan nguội lạnh xưa. Bởi đã từng bỏ Chúa, nguội lạnh với Chúa rồi thì vết chân xưa dễ giẫm lại nên chớ vội tự hào. Bởi mình cũng là tội nhân được Chúa thương tìm về nên đừng vội khẳng định mình sẽ giữ đạo tốt mà tranh luận hay chửi bới những người đụng chạm đến thần tượng của mình.

     

    *SUY TƯ VÀ HÀNH ĐỘNG: - Riêng các linh mục khi có công hâm nóng lửa đức tin cho giáo dân, dẫn lối giáo dân về với Chúa thì nên học gương khiêm nhường của thánh Gioan Tẩy Giả là âm thầm rút lui để cho danh Chúa được tỏa rạng.

    - Không qui về Chúa mà cứ đứng đó cho người ta ca tụng mình, hoặc gợi ý để họ biết ơn mình, thì sớm muộn gì những thành quả mà mình nghĩ là làm cho Chúa, sẽ trở nên vô ích hoàn toàn trước mặt Chúa và mọi người.

    Lm Giuse Nguyễn Đức Thịnh

    ------------------------------------------------

     
     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - PHỤ NỮ MANG 5 DẤU THÁNH

Phụ nữ mang năm dấu Thánh

Chúa Nhật 25-8-1991, tại nhà thờ giáo xứ Bois-d’Haine, vương quốc Bỉ, Cha Collard, Linh Mục Tổng Đại Diện, chính thức khai mạc án xin phong thánh cho chị Louise Lateau. Cha Collard cũng là thành viên Ủy Ban do Đức Cha Jean Huard, giám mục giáo phận Tournai, thành lập. Ủy Ban gồm các chuyên viên nghiên cứu cuộc đời và những nhân đức anh hùng của chị Louise Lateau. Chị được đặc ân mang Năm Dấu Thánh Chúa trên mình, trong vòng 15 năm trời.

Louise Lateauchào đời ngày 29-1-1850, trong một gia đình nghèo, với hai chị gái. Louise mồ côi Cha lúc mới 2 tháng rưỡi. Từ đó bốn mẹ con sống nhờ lòng hảo tâm làm phúc của những người láng giềng. Louise cắp sách đến trường chỉ đủ để biết đọc. Sau này chính cô tự học viết, nhờ nhìn những người khác viết.

Gia đình Louise nghèo đến độ ngày rước lễ lần đầu, mẹ cô không sắm được chiếc áo đầm trắng, nhưng chỉ đủ tiền mua cho cô một đôi giày. Tuy vậy Louise không buồn, trái lại cô cảm thấy sung sướng vì được đội trên đầu chiếc voan trắng.. Sau ngày rước lễ lần đầu, Louise bắt đầu đi làm thuê làm mướn trong các gia đình giàu có khác.

Năm tròn 17 tuổi, Louise gia nhập dòng Ba Phanxicô. Từ đây linh đạo Phan-Sinh ảnh hưởng sâu xa trên cuộc đời cô. Chẳng bao lâu sau cô đi vào cuộc sống chiêm niệm thần bí, khởi đầu với luồng sáng cô cảm nhận được lúc cô đi đàng Thánh Giá và dừng lại suy ngắm nơi chặng thứ ba: Chúa GIÊSU ngã xuống đất lần thứ nhất. Sau đó, vào đêm Thứ Sáu Đầu Tháng đầu năm 1868, cô cảm nhận một luồng sáng khác với ước nguyện nồng nhiệt được thông phần đau khổ với Chúa GIÊSU. Ngày 24-4 cùng năm đó, các dấu thánh xuất hiện lần đầu tiên trên người cô Louise, và tái hiện vào mỗi ngày thứ sáu sau đó. Trong vòng 800 ngày thứ sáu liên tục, các dấu thánh xuất hiện và chảy máu, đôi khi đầm đìa, khiến cô cảm thấy thật đau đớn.

Sau khi có hiện tượng các dấu thánh xuất hiện trên mình, cô Louise bắt đầu mất dần các nhạy cảm thể lý, chẳng hạn cô hoàn toàn vô cảm trước các độ nóng quá cao hoặc độ lạnh quá thấp. Cô cũng không cảm thấy cần nhiều giấc ngủ. Do đó cô thường thức trắng đêm để cầu nguyện. Thời gian 7 năm cuối đời, cô Louise hoàn toàn không ăn uống gì, ngoài việc rước Mình Thánh Chúa GIÊSU. Cô chỉ sống bằng Thánh Thể Chúa KITÔ mà thôi.

Tuy nhiên, không phải những hiện tượng lạ lùng trên đây làm cho cuộc sống cô Louise trở nên khác thường. Điều khác thường nơi cô chính là nếp sống nội tâm thánh thiện của cô. Louise vốn giản dị khiêm tốn vì xuất thân từ gia đình nghèo. Nhưng cô càng tỏ ra giản dị khiêm tốn hơn từ ngày lãnh nhận hồng ân cảm nghiệm cuộc sống chiêm niệm thần bí. Cô hết sức tự khiêm và không muốn được nhiều người chú ý đến. Cô thổ lộ: “Tôi cảm nhận thực sự sự hiện diện của Thiên Chúa đến độ tôi không biết mình phải đứng chỗ nào. Tôi thấy Chúa quá cao cả, còn tôi quá bé nhỏ thấp hèn, nên tôi không biết mình phải ẩn trốn nơi đâu!” Một ngày, không hiểu vì lý do gì, một Linh Mục ra lệnh cho cô phải cầu xin Chúa cho xác cô không bị thối rửa, hư nát, sau khi cô chết. Cô liền trả lời: “Con sẵn sàng cầu xin như Cha muốn, cũng như cầu xin cho xác mọi người đều được như vậy và con hy vọng rằng Chúa sẽ nhận lời con cầu xin”.

Một đức tính khác nổi bật nơi cô Louise. Đó là tôn trọng sự thật. Khi vị bác sĩ điều tra có phải thật sự cô không ăn uống gì ngoài Mình Thánh Chúa GIÊSU không, Louise trả lời: “Trước sự hiện diện của Chúa, Đấng sẽ xét xử tôi, và trước cái chết gần kề, tôi xin quả quyết với ngài là, tôi không hề ăn gì và uống gì từ bảy năm qua”. Khi có dịp nói về Bí Tích Thánh Thể, cô Louise tuyên bố: “Tôi đói thật. Mỗi khi đi đến nhà thờ, tôi cảm thấy mình yếu sức. Nhưng sau khi chịu lễ, tôi không còn cảm thấy yếu nữa. Trái lại, tôi cảm thấy bình tĩnh hơn và hăng hái hơn. Sức mạnh thiêng liêng lớn lao đến độ nó đã truyền sang cho cơ thể”.

Sau 15 năm mang các dấu thánh trên mình và sau 7 năm tròn chỉ sống bằng Mình Thánh Chúa GIÊSU KITÔ, ngày 25-8-1883, cô Louise Lateau trút hơi thở cuối đời, hưởng dương 33 tuổi. Đám táng cô diễn ra vô cùng trọng thể với sự tham dự của 5 ngàn người.. Cuộc đời cô Louise là chứng tá hùng hồn cho sức mạnh thiêng liêng của Thánh Thể Chúa KITÔ. Ngoài ra cô còn là gương mẫu của đức khiêm nhường, lòng tin cậy phó thác vào Tình Thương Quan Phòng của Chúa.

(“STELLA MARIS”, 11/1991, trang 8-9).

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - THÁNH NỮ MARIA MADALENA

Ngày 22 tháng 7

Lễ Thánh nữ Maria Mađalêna

Lễ Kính

 

Bài Ðọc I: Dc 3, 1-4a

"Tôi đã gặp người tôi yêu".

Trích sách Diễm Ca.

Suốt đêm trên giường ngủ, tôi đã tìm kiếm người tôi yêu: Tôi đã tìm kiếm chàng, nhưng tôi không gặp được chàng. Tôi chỗi dậy, và đi quanh thành phố, đi qua các phố xá và công trường, tôi tìm kiếm người tôi yêu. Tôi đã tìm kiếm chàng, nhưng tôi không gặp được chàng. Các người lính canh gác thành phố gặp tôi và tôi hỏi họ: "Các anh có thấy người tôi yêu không?" Tôi vừa đi qua khỏi họ, thì gặp ngay người tôi yêu.

Ðó là lời Chúa.

 

Hoặc: 2 Cr 5, 14-17

"Từ nay chúng ta không biết Ðức Kitô theo xác thịt nữa".

Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, lòng mến của Ðức Kitô thúc bách chúng ta; chúng ta xác tín điều này là một người đã chết vì mọi người, vậy mọi người đều đã chết. Và Ðức Kitô đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống, thì không còn sống cho chính mình nữa, mà là sống cho Ðấng đã chết và sống lại vì họ. Vì thế, từ nay chúng ta không còn biết ai theo xác thịt nữa. Mặc dù nếu chúng ta đã biết Ðức Kitô theo xác thịt, thì giờ đây chúng ta không còn biết như thế nữa. Vậy nếu ai đã trở nên một tạo vật mới trong Ðức Kitô, thì những gì cũ đã qua rồi, vì đây mọi sự đều được trở nên mới.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 62, 2. 3-4. 5-6. 8-9

Ðáp: Lạy Chúa là Thiên Chúa con, linh hồn con khao khát Chúa (c. 2b).

Xướng: 1) Ôi lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa của con, con thao thức chạy kiếm Ngài. Linh hồn con khát khao, thể xác con mong đợi Chúa như đất héo khô, khát mong mà không gặp nước! - Ðáp.

2) Con cũng mong được chiêm ngưỡng thiên nhan ở thánh đài, để nhìn thấy quyền năng và vinh quang của Chúa. Vì ân tình của Ngài đáng chuộng hơn mạng sống; miệng con sẽ xướng ca ngợi khen Ngài. - Ðáp.

3) Con sẽ chúc tụng Ngài như thế trọn đời con, con sẽ giơ tay kêu cầu danh Chúa. Hồn con được no thoả dường như mỹ vị cao lương, và miệng con ca ngợi Chúa với cặp môi hoan hỉ. - Ðáp.

4) Vì Chúa đã ra tay trợ phù con, để con được hoan hỉ núp trong bóng cánh của Ngài. Linh hồn con bám thân vào Chúa, và tay hữu Chúa nâng đỡ người con. - Ðáp.

 

Alleluia:

Alleluia, alleluia! - Hỡi Maria, hãy nói cho chúng tôi biết bà đã thấy gì trên đường? -Tôi đã thấy mộ của Ðức Kitô hằng sống và vinh quang của Ðấng sống lại. - Alleluia.

 

Phúc Âm: Ga 20, 1. 11-18

"Bà kia, sao mà khóc? Bà tìm ai?"

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Ngày đầu tuần, Maria Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời còn tối, và bà thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mồ.

(Bà liền chạy về tìm Simon Phêrô và người môn đệ khác được Chúa Giêsu yêu mến, bà nói với các ông rằng: "Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta để Thầy ở đâu".)

Bà Maria đang còn đứng gần mồ Chúa mà than khóc, nhìn vào trong mồ, bà thấy hai thiên thần mặc áo trắng đang ngồi nơi đã đặt xác Chúa Giêsu, một vị ngồi phía đàng đầu, một vị ngồi phía đàng chân. Hai vị hỏi: "Tại sao bà khóc?" Bà trả lời: "Người ta đã lấy mất xác Chúa tôi, và tôi không biết người ta đã để Người ở đâu?" Vừa nói xong, bà quay mặt lại, thì thấy Chúa Giêsu đã đứng đó. Nhưng bà chưa biết là Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu hỏi: "Bà kia, sao mà khóc? Bà tìm ai?" Tưởng là người giữ vườn, Maria thưa: "Thưa ông, nếu ông đã mang xác Người đi, thì xin cho tôi biết ông đã đặt Người ở đâu, để tôi đến lấy xác Người". Chúa Giêsu gọi: "Maria". Quay mặt lại, bà thưa Người: "Rabboni", nghĩa là "Lạy Thầy". Chúa Giêsu bảo bà: "Ðừng động đến Ta, vì Ta chưa về cùng Cha Ta. Nhưng hãy báo tin cho các anh em Ta hay và bảo họ rằng: "Ta về cùng Cha Ta, cũng là Cha các con; về cùng Thiên Chúa Ta, cũng là Thiên Chúa các con".

Maria Mađalêna đi báo tin cho các môn đệ rằng: "Tôi đã trông thấy Chúa, và Chúa đã phán với tôi những điều ấy".

Ðó là lời Chúa.

 

Ngày 22/7: Thánh Maria Mađalêna (tiểu sử)

Mai Đệ Liên có phải là...

Mời nghe chia sẻ ở cái link dưới đây:

LeThanhMaiDeLien.mp3  

------------------------------

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - NGUOI KIO HỮU TRƯỞNG THÀNH

 

  •  
    Chi Tran <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>

     

    NGƯỜI KITÔ HỮU TRƯỞNG THÀNH - 
    THEO ĐẠO KHÔNG SỐNG ĐẠO


    Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt 
    Theo Công Giáo Việt Nam

    - Ông theo đạo nào?

    - Tôi theo đạo Ông Bà. Còn ông?

    - Tôi theo đạo Tin Lành.

    - Còn tôi theo đạo Công Giáo.

    Những câu đối đáp trên cho thấy phần nào cái tâm trạng chung của nhiều Kitô hữu chúng ta, đó là theo đạo hay đi đạo đồng nghĩa với học đạo, sống đạo, và hành đạo. Chính vì vậy, nhiều người sau khi lãnh phép Thánh Tẩy là coi như tự nhiên biết đạo, tự nhiên là người có đạo, và do đó, không cần  thiết tha, không cần tìm hiểu, và không cần sống đạo. 

    NHỮNG HÌNH THỨC ĐẠO THEO 

    Lậy Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Tôi lấy được vợ, tôi thôi nhà thờ”. Theo đạo hay đạo theo. Quan niệm này ngày nay đang xẩy ra dưới nhiều hình thức: theo đạo để có người yêu. Theo đạo để kiếm được địa vị. Theo đạo vì công ăn việc làm. Theo đạo vì bố mẹ mình có đạo. Theo đạo vì được rửa tội ngay từ còn nhỏ. Theo đạo vì thấy người trong đạo làm gì thì mình làm như vậy. Theo đạo vì thấy đạo vui vui, vì thấy đạo đáp ứng phần nào nhu cầu tâm linh của mình. Theo đạo để có chỗ mà cầu xin mỗi khi mình cần một cái gì. Với một số đông khác, theo đạo cùng nghĩa với việc gia nhập các hội đoàn, đoàn thể, các hoạt động tôn giáo. 

    Như vậy, vì bất đồng ý kiến với mục chính xứ, vì bất đồng ý kiến với một số vị trong hội đồng, mà đập bàn quát tháo, bất mãn rồi bất mãn bỏ phòng họp đi ra ngoài.   

    Không được bầu làm trưởng ban tổ chức, ông chủ tịch đã vùng vằng bỏ họp ra về. Ông đã giận linh mục chính xứ và cũng từ đó thôi luôn không tham dự các sinh hoạt của giáo xứ. Bỏ thánh lễ, và bỏ đạo.   

    Không được chị em tín nhiệm bầu lại trong nhiệm kỳ khóa hai nên nghỉ sinh hoạt với hội, và cũng cấm luôn người con trai không cho làm huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể trong giáo xứ.         

    Xưng tôi “cha mới” thiêng hơn “cha cũ”. Xưng tội cho vui.   

    Tóm lại hình thức theo đạo, hay đạo theo đối với nhiều người còn cùng nghĩa với việc: 

    Tham dự các hội đoàn, đoàn thể. Tham gia các hoạt động tôn giáo để có chút danh tiếng, để xã giao và tạo cơ hội hùm hạp, làm ăn. 

    Tham dự các nghi lễ, và lãnh nhận các bí tích cho vui, hoặc tỏ ra là mình có đạo. 

    Kinh kệ dài dòng, hoặc đọc thuộc lòng những kinh sách mà không một chút suy tư. 

    Đếm coi bao nhiêu lễ mình dự, bao nhiêu lễ mình xin, và bao nhiêu ơn toàn xá, đại xá mình được để tin rằng với những bảo đảm tinh thần ấy sẽ được lên Thiên Đàng. 

    Những việc làm trên là một hình đạo theo, theo đạo chứ không sống đạo. Hành động theo cảm tính. Hoạt động vì ham danh, vì được người khác nể trọng. Tham dự các bí tích cho vui, ai sao tôi vậy. Đây không phải là sống đạo, vì những hành động ấy không mang lại sức sống tâm linh và làm nẩy sinh hoa trái của đời sống tâm linh thực sự. 

    SỐNG ĐẠO 

    Đề cập đến hình thức đạo theo hay theo đạo, chúng ta không nhắm tới những người sau khi đã khôn lớn, bằng tác động thần linh học hỏi, khám phá, và cảm nhận được Đức Tin. Những Kitô hữu này đúng ra là nhận biết Chúa một cách muộn màng, chứ không phải là những kẻ theo đạo hoặc đạo theo như một số vẫn tự hào và cho mình là đạo gốc, đạo dòng thường quan niệm. Thánh Kinh đã nói rõ về điều này khi Chúa Giêsu dùng thí dụ người chủ thuê thợ làm vườn cho mình, trong đó có người được thuê từ sáng sớm, một số khác muộn màng hơn. Hoặc khi Ngài nói về nước trời thì cho biết là nhà Cha của Ngài có nhiều chỗ. 

    Những người đạo từ trong bụng mẹ đạo ra. Những người vừa  sinh ra mấy ngày đã được mang đi rửa tội chưa chắc đã “có đạo”, nếu như không “sống đạo”. Ở một nghĩa nào đó, họ vẫn là những người theo đạo, hay đạo theo. Theo đạo bố mẹ, theo đạo anh chị em, theo đạo vì từ đời ông bà, cha mẹ đã theo đạo, và nay không muốn bỏ.   

    Học đạo, sống đạo, và hành đạo. Đây là ba điểm quan trọng trong đời sống Kitô hữu của một cursillista, thuộc phong trào Cursillo. Một phong trào Công Giáo Tiến Hành có tầm mức quốc tế và hiện thu hút rất nhiều Kitô hữu thuộc đủ mọi thành phần dân Chúa gồm hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục, tu sỹ nam nữ, và giáo dân. 

    Ba điểm sống trên rất phù hợp với đường hướng sống đạo mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã vạch ra cho Giáo Hội và riêng mỗi một Kitô hữu, đó là: “Lời Chúa, Thánh Thể, cầu nguyện, và bác ái huynh đệ.” 

    Người Kitô hữu sau khi đã trở thành con Chúa, dù là từ lúc còn nhỏ do cha mẹ đem đến thánh đường để nhận phép Thánh Tẩy, hoặc sau này do tự ý mình gia nhập Giáo Hội, cần thiết nhất là phải “sống đạo”. Sống đạo chứ không chỉ theo đạo. 

    Sống đạo là sống với Lời Chúa, sống bằng Thánh Thể, sống bằng cầu nguyện, và sống bằng những hành vi bác ái như Đức Gioan Phaolô II đã nhắc nhở, và như chính Chúa Giêsu đã truyền dậy: “Người ta sẽ cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ thầy, là các con yêu thương nhau” (Jn 13:35). 

    Đọc kinh rang rang ngoài miệng chưa phải là cầu nguyện, và vì thế, chưa phải là sống đạo cách trưởng thành.

    Cầu nguyện theo những kinh bổn đã được soạn sẵn, mặc dù đó là những tâm tình của nhiều vị thánh, hoặc những nhà đạo đức cũng chưa phải là sống đời cầu nguyện. 

    Cầu nguyện là thưa truyện với Chúa. Nói với Chúa như con nói với cha. Cầu nguyện như tâm tình cầu nguyện mà Chúa Giêsu dậy trong Thánh Kinh. Chúa cầu với Chúa Cha như thế nào? Và Chúa bảo các Tông Đồ cầu như thế nào, nơi chốn và cách thế, là cầu nguyện để sống đạo, và sống đạo do cầu nguyện. Đem tinh thần và Lời Chúa vào đời sống của mình bằng cách đối diện với Chúa, lắng nghe và thực hành Lời ngài dậy bảo.   

    Rước Thánh Thể cho qua lần chiếu lệ, không đem sức sống của Thánh Thể vào đời sống tâm linh và làm tăng trưởng cuộc sống ấy, chưa gọi là rước Chúa để sống đạo. Nhiều Kitô hữu vừa ra khỏi thánh đường đã cãi lẫy, gây sự, và có những hành vi thiếu hoặc lỗi đức ái, như vậy không phải là rước Thánh Thể để sống đạo. Không phải là có Chúa trong cuộc đời của mình. 

    Làm ngơ và không quan tâm đến những đau khổ, bất hạnh của anh chị em mình bằng cách khỏa lấp tính tham lam, hà tiện, hẹp hòi, kiêu căng qua những kinh kệ, qua những lần đến thánh đường, qua những buổi lễ lạc, tổ chức linh đình đó không phải là sống đạo. 

    Sống đạo là sống Lời Chúa: 

    “Lời Chúa là đèn soi lối con đi, là ánh sáng soi đường của con” (Ps 119:105). Người Kitô hữu thực sự phải học, phải say mê, và phải sống Lời Chúa. Nhưng cho đến nay, một điều xem như hiển nhiên là phần đông người Công Giáo Việt Nam trong lứa tuỗi 50 trở lên thuộc lòng nhiều kinh bổn, thuộc lòng nhiều ca vãn, nhưng biết ít về Kinh Thánh. Trong nhà nhiều người Công Giáo còn không có một cuốn Thánh Kinh.  Có thể nói đây là lối sống đạo “đọc kinh”. Đọc kinh thay cho sống đạo.

    Phần lớn, hay có thể nói là toàn tòng các thánh đường ở Việt Nam, ngay cả tại các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ, mỗi ngày Chúa Nhật trước thánh lễ đều có đọc kinh rang rang. Kinh Mười Điều Răn, kinh Phúc Thật Tám Mối, kinh Tin Cậy Mến. Nhưng nếu hỏi tại sao và ở đâu Chúa đã ban 10 điều răn, hoặc cái ý chính của 10 giới răn ấy là gì thì có lẽ nhiều người không biết. Và phần đông sẽ cho rằng, đó là 10 điều phải giữ để khỏi phải sa địa ngục. Riêng về Phúc Thật Tám Mối, nếu có hỏi tại sao nghèo lại là cái phúc. Đói khát sự công chính, hoặc khóc lóc là cái phúc, nhiều người cũng sẽ không biết phải trả lời ra sao. Nhưng bảo đọc 10 giới răn, hoặc 8 mối phúc thật thì hầu hết đều đọc thuộc lòng.  Đó cũng là lý do nhiều người vẫn coi Chúa như “quan tòa” nghiêm ngặt và khó tính, nên ráng phải giữ, phải tránh những điều phiền hà, những cái có thể làm cho mình bị phạt, không được vào Thiên Đàng.    

    “Vô tri bất mộ”. Không hiểu Chúa, không biết ngài làm sao yêu mến. Không yêu mến làm sao sống, và làm sao có thể truyền bá hoặc rao giảng. Để mộ mến, để sống thân mật, và để hãnh diện nói với người khác về Thiên Chúa, cách tốt nhất là phải hiểu ngài, và biết ngài. Làm cách nào? Bằng cách đọc và suy ngẫm Thánh Kinh. “Có lời tiên tri chép rằng: “Chúng sẽ được Thiên Chúa dậy dỗ. Những ai nghe tiếng Chúa Cha và học nơi người hãy đến với ta” (Jn 6:45). 

    “Chúa có lời ban sự sống đời đời” (Jn 6:68). Thánh Phêrô đại diện cho các Tông Đồ thưa với Chúa trong khi ngài buồn lòng vì một số không tin ngài và đã bỏ đi. 

    Chúa có lời ban sự sống. Chính ngài là Lời của Thiên Chúa. Cũng chính ngài là sự sống: “Thật vậy, Thiên Chúa quá yêu thương thế gian đến nỗi đã ban người Con duy nhất của ngài để những ai tin vào ngài sẽ không phải chết, nhưng được sống đời đời” (Jn 3:16).  

    Vậy, để cầu nguyện như Chúa muốn ta cầu nguyện. Cầu nguyện để Chúa nhận lời. Cầu nguyện để kết hợp mật thiết với Chúa. Và để hiểu được ý nghĩa cao cả của Thánh Thể. Để Thánh Thể trở nên của ăn, của uống nuôi dưỡng linh hồn và làm thăng tiến đời sống tâm linh. Để đức ái được bén rễ trong đời sống thường ngày. Để biết mở rộng lòng mình trước những nỗi khổ của người khác. Biết mở rộng vòng tay ôm ấp những người nghèo khổ, và giúp đỡ những anh chị em đang cần sự giúp đỡ, người Kitô hữu phải ghi khắc, yêu mến, và suy niệm Lời Chúa. Xem Chúa dậy mình những gì khi cầu nguyện. Xem sức sống thần linh của Chúa tác động như thế nào trong đời sống tâm linh.  Và nhất là phải sống bác ái như thế nào để được gọi là con Thiên Chúa. Là người Kitô hữu.   

    Tóm lại, sống Lời Chúa là sống mật thiết với Thánh Thể. Sống Lời Chúa là sống cầu nguyện. Và sống Lời Chúa là sống bác ái huynh đệ.   

    Tóm lại, để sống đạo chứ không theo đạo, chúng ta cần chỉnh đốn lại lối sống đạo, và các hình thức sống đạo có vẻ bề ngoài, hình thức rườm rà kinh kệ, linh đình rước sách, rầm ran tổ chức. Cần dồn nỗ lực vào việc học hỏi và suy niệm lời Chúa. Điển hình nhất là mở những lớp giảng dậy về Thánh Kinh. Những lớp hướng dẫn Thánh Kinh. Chúng ta chỉ có thể sống đạo cách trưởng thành, sống đạo cách sống động qua việc tìm gặp và sống ý nghĩa của Lời Chúa. Và chỉ có thế, chúng ta mới dám sống chết với Chúa như Thánh Phêrô đã thưa với ngài: “Bỏ thầy chúng tôi biết theo ai?”. Và cùng với Phêrô, chúng ta xác tín: “Thầy có lời ban sự sống” (Jn 6:68).  

    Sau hết, như Mẹ Maria, chúng ta phải: “Ghi nhận và suy niệm trong lòng” (Lc  2:19) Lời Chúa. Đây là chính là phương thế giúp tăng trưởng đời sống tâm linh của Kitô hữu chúng ta. Đây chính là sống đạo chứ không theo đạo. 

     

     

     

     

     

     

     

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - NGƯỜI TÔI TỚ KHIÊM TỐN

Người tôi tớ hiền lành và khiêm tốn.

20/07 – Thứ bảy tuần 15 thường niên.

"Người cấm họ đừng cho ai biết Người, để ứng nghiệm lời đã phán".

 

Lời Chúa: Mt 12, 14-21

Khi ấy, các người biệt phái đi ra ngoài, bàn mưu kế chống lại Chúa Giêsu để hãm hại Người. Biết thế, Chúa Giêsu rời bỏ nơi ấy. Có nhiều kẻ đi theo Người, và ai có bệnh, đều được Người chữa lành. Người cấm họ đừng cho ai biết Người, để ứng nghiệm lời tiên tri Isaia đã chép rằng:

"Này là tôi tớ Ta đã chọn, là người Ta rất yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng. Ta sẽ cho Thần trí ngự trên Người. Người sẽ rao giảng sự công chính cho dân ngoại. Người không cãi cọ hay dức lác, và không ai nghe tiếng Người ngoài đường phố. Người không bẻ gãy cây sậy đã giập, không dập tắt tim đèn còn khói, cho đến lúc Người khiến sự công minh được toàn thắng. Dân ngoại sẽ hy vọng vào danh Người".

 

Suy Niệm : Người Tôi Trung Hiền Lành

Chúa Giêsu biết rõ những người Biệt Phái ghen ghép và mưu hại Ngài, Ngài đã kín đáo rời khỏi miền Galilê để tiếp tục sứ mệnh của Ngài tại nhiều nơi khác, Ngài còn cấm những kẻ theo Ngài không được tiết lộ cho thiên hạ biết Ngài là ai. Thánh Mátthêu đã nhận ra trong sự kiện này lời tiên tri Isaia đã ứng nghiệm, như được ghi lại trong Tin Mừng hôm nay.

 

Ðấng Thiên Sai là Con Thiên Chúa. Thần Khí Thiên Chúa luôn ngự trên Ngài, nhưng theo lời tiên tri Isaia, khi Ngài xuất hiện thì đây là dấu để nhận ra Ngài; một con người hiền lành và khiêm nhường thật trong lòng, Ngài không cãi vả, không la lối, Ngài không bẻ gẫy cây sậy đã dập, không dập tắt tim đèn còn khói. Ðó chính là lòng nhân từ kiên nhẫn, xót thương của Chúa. Nhưng Ngài hiền lành không phải để buông xuôi, mà là để thâm nhập tâm hồn con người, cho đến lúc sự công chính được toàn thắng và muôn dân nước đều hy vọng vào Ngài.

 

Thật ra, trong suốt cuộc sống tại thế và cho đến hôm nay, Chúa Giêsu vẫn kiên nhẫn chờ đợi với hy vọng mọi người trở về với Ngài để được cứu thoát. Chẳng hạn với người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, một thứ tội phải bị ném đá, Chúa Giêsu chỉ nói: "Tôi cũng không kết án chị, chị hãy về đi và từ nay đừng phạm tội nữa". Ngài luôn quả quyết: "Tôi đến để kêu gọi người tội lỗi ăn năn trở lại", và thực tế, Ngài đã chữa lành những kẻ bị coi là tội lỗi và bị xã hội ruồng bỏ.

 

*SUY TƯ VÀ HÀNH ĐỘNG: Lời Chúa hôm nay một lần nữa cho thấy ơn cứu rỗi ở tầm tay: được cứu rỗi hay không là do chúng ta, vì Chúa vẫn kiên nhẫn và ban ơn đầy đủ, chỉ cần TA thành tâm trở về với Ngài. Người trộm lành chỉ trong giây phút hướng tâm hồn về Chúa và tin tưởng nơi Ngài, đã được Chúa hứa cho ở trên Thiên Ðàng với Chúa ngay hôm đó. Còn Giuđa đã thất vọng đến chỗ tự vẫn, thì đó là dấu chưa hiểu lòng Chúa thương yêu bao la đến mức nào.

Xin Chúa cho TÔI thấu hiểu lòng Chúa luôn yêu thương kiên nhẫn chờ đợi chúng ta. NHỜ THÁNH THẤN TÁC ĐỘNG TÔI trở về với Chúa để được ơn cứu độ.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

---------------------------------