9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - BÀI GIÁO LÝ 17

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Dec 11 at 2:10 PM
     
     
     
    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Sách Tông Vụ: Bài 17
     
     

     
    image.png
     
      Thánh Phaolô chẳng những là một con người truyền bá phúc âm hóa đầy nhiệt huyết, một vị thừa sai can trường giữa dân ngoại, 
    vị đã hiến đời mình cho các cộng đoàn Kitô hữu mới, mà còn là một chứng nhân khổ đau của Đấng Phục Sinh  
     
    image.png
     
    Tử đạo là khí thở của đời sống Kitô hữu, của cộng đồng Kitô hữu. Sẽ luôn có các vị tử đạo ở giữa chúng ta: 
    đó là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang theo đuổi đường lối của Chúa Giêsu. 
    Đó là một phúc lành của Chúa, để trong Dân Chúa, mới có những con người nam nữ cống hiến chứng từ tử đạo ấy.  
     
    image.png
     
    Thánh Phaolô dạy cho chúng ta về sự kiên trì trong các cơn gian nan khốn khó, và khả năng nhìn ngắm tất cả mọi sự bằng con mắt đức tin. 
     
     
     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Cuộc hành trình của Phúc Âm tiếp tục diễn ra trên thế giới qua việc đọc Sách Tông Vụ, và ấn tín đau khổ càng ngày càng đánh dấu chứng từ của Thánh Phaolô. Tuy nhiên, đó là những gì gia tăng qua giòng thời gian nơi cuộc đời của Thánh Phaolô. Thánh Phaolô chẳng những là một con người truyền bá phúc âm hóa đầy nhiệt huyết, một vị thừa sai can trường giữa dân ngoại, vị đã hiến đời mình cho các cộng đoàn Kitô hữu mới, mà còn là một chứng nhân khổ đau của Đấng Phục Sinh (Cf. Acts 9:15-16).

    Việc vị Tông đồ này đến Jerusalem, được nhắc đến ở đoạn 21 Sách Tông Vụ, vì ngài mà đã nổ ra một trận thù ghét dữ dội; họ trách móc ngài rằng: "Hắn là một tên bách hại! Đừng tin hắn!" Thành Jerusalem cũng là một thành hận thù đối với Thánh Phaolô, như đã từng xẩy ra cho Chúa Giêsu. Khi đến Đền thờ, thánh nhân được nhận diện; ngài đã bị lôi ra ngoài để chịu hành hạ và đã được giải cứu một cách cực kỳ khó khăn bi những người lính Roma. Bị tố cáo là giảng dạy chống lại Lề Luật và Đền Thờ, ngài đã b tống giam và bắt đầu cuộc hành trình của một tù nhân, đầu tiên là ở trước Hội Đồng Đầu Mục Do Thái, sau đó ở trước vị Tổng Trấn Roma ở Caesarea và sau cùng  ở trước Vua Agrippa. Thánh Luca cho thấy cái giống nhau giữa Thánh Phaolô và Chúa Giêsu, ở chỗ cả hai đều bị thành phần đối phương hận ghét, đều bị công khai tố cáo và đều được công nhận là vô tội bởi thành phầm Thẩm Quyền của đế quốc, và vì thế Thánh Phaolô được liên kết với Cuộc Khổ Nạn của Thày mình, và cuộc khổ nạn của ngài trở nên một thứ Phúc Âm sống động. Tôi đã đến từ Đền Thờ Thánh Phêrô, nơi mà sáng hôm nay tôi đã có một cuộc gặp gỡ sớm hơn với phái đoàn hành hương Ukraine đến từ một giáo phận của Ukraine. Những con người này đã bị bách hại chừng nào; họ đã chịu khổ vì Phúc Âm biết bao! Tuy nhiên, họ không thương lượng đức tin. Họ là một tấm gương. Ngày nay, nhiều Kitô hữu trên thế giới này, ở Âu Châu, đang bị bách hại và hiến mạng sống mình vì đức tin, hay bị bách hại bằng những đôi găng tay mầu trắng, tức là bị tẩy chay, bị loại trừ.... Tử đạo là khí thở của đời sống Kitô hữu, của cộng đồng Kitô hữu. Sẽ luôn có các vị tử đạo ở giữa chúng ta: đó là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang theo đuổi đường lối của Chúa Giêsu. Đó là một phúc lành của Chúa, để trong Dân Chúa, mới có những con người nam nữ cống hiến chứng từ tử đạo ấy.

    Thánh Phaolô được kêu gọi đệ tự vệ trước những lời tố cáo, và cuối cùng, trước sự hiện diện của Vua Agrippa II, lời biện hộ của ngài biến thành một chứng từ đức tin hiệu năng (Cf. Acts 26:1-23). Vậy Thánh Phaolô thuật lại việc ngài trở lạiở chỗ Chúa Kitô Phục Sinh đã biến ngài thành Kitô hữu và đã ủy thác cho ngài sứ vụ giữa Dân Ngoại, "để họ có thể quay về từ tối tăm đến ánh sáng, và từ quyền lực của Satan đến Thiên Chúa, nh đó họ lãnh nhận ơn tha thứ tội lỗi của họ và có được một nơi giữa những ai được thánh hóa bởi đức tin" trong Chúa Kitô (câu 18). Thánh Phaolô đã chấp nhận trách nhiệm này và đã không thực hiện gì khác ngoài việc chứng tỏ cho thấy các vị tiên tri và Moisen đã loan báo những gì bấy giờ ngài loan báo: "đó là Chúa Kitô cần phải chịu khổ, và vì là người đầu tiên sống lại từ trong kẻ chết mà ngài sẽ loan chiếu ánh sáng cho cả dân chúng lẫn các Dân Ngoại" (câu 23). 

    Chứng từ nhiệt liệt của Thánh Phaolô đã đánh động lòng của Vua Agrippa, vị chỉ còn thiếu một tác động quyết liệt nữa thôi. Nhà Vua đã nói như thế này: "Trong khoảnh khắc ngươi có nghĩ rằng ngươi tưởng làm cho ta thành một tín đồ Kitô giáo!" (câu 28). Thánh Phaolô được tuyên bố là vô tội, thế nhưng ngài không thể được thả ra, vì ngài nại đến hoàng đế Cesa. Vậy là cuộc hành trình không ngừng nghỉ của Lời Chúa tiếp tục đến Roma. Thánh Phaolô, trong xiềng xích, sẽ kết thúc ở Roma ấy.

    Từ đó trở đi, hình ảnh về Thánh Phaolô là hình ảnh v một tù nhân mà xing xích là dấu hiệu lòng của ngài trung thành với Phúc Âm, cũng là dấu hiệu cho thấy chứng từ về Đấng Phục Sinh. Các thứ xiềng xích chắc chắn là một thứ thử thách đối với vị Tông Đồ này, vị ở trước con mắt của thế giới là một "tử tội" (2Timothêu 2:9). Tuy nhiên, tình yêu của ngài đối với Chúa Kitô mãnh liệt đến độ ngay cả xiếng xích này cũng được nhìn bằng con mắt đức tin; đối với Thánh Phaolô thì đức tin này không phải là "một thứ lý thuyết, một ý kiến về Thiên Chúa và về thế giới này", mà là "tác dụng của tình yêu Thiên Chúa nơi cõi lòng của ngài, [...] nó là tình yêu đối với Chúa Giêsu Kitô" (Benedict XVI, Homily on the Occasion of the Pauline Year, June 28, 2008). 

    Anh chị em thân mến, Thánh Phaolô dạy cho chúng ta về sự kiên trì trong các cơn gian nan khốn khó, và khả năng nhìn ngắm tất cả mọi sự bằng con mắt đức tin. Hôm nay chúng ta hãy xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của vị Tông Đồ này, tái sinh động đức tin của chúng ta, và giúp chúng ta trung thành cho đến cùng với ơn gọi của chúng ta là thành phần Kitô hữu, thành phần môn đệ của Chúa, là các nhà thừa sai.

     

    https://zenit.org/articles/general-audience-st-paul-suffering-witness-of-risen-one-full-text/  

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu   

     

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - GM PHAN THIẾT

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - HUẤN TỪ TRUYỀN TIN

  •  
    Tinh Cao - Nov 3 at 11:05 PM
     
     

    ĐTC PHANXICÔ

    HUẤN TỪ TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN NĂM C 3/11/2019

     

    2019.11.01 Angelus

     

    Xin chào anh chị em thân mến!

    Bài Phúc Âm hôm nay (xem Luca 19:1-10) dẫn chúng ta theo chân Chúa Giêsu, trong cuộc hành trình lên Giêrusalem của mình đã dừng chân lại ở Jericho. Trong số một đám rất đông tiếp đón Người có viên trưởng ban thu thuế, tức là những người Do Thái thu thuế cho Đế quốc Roma. Anh ta là một người giầu có, nhưng lại không do bởi kiếm được một cách thành thực, mà nhờ "hối lộ", và điều này khiến anh càng bị khinh bỉ hơn. Giakêu "đã tìm cách để xem thấy Chúa Giêsu là ai?" (câu 3); anh ta không muốn gặp Người, nhưng anh lại tò mò; anh muốn thấy nhân vật mà anh đã nghe thấy nói đến những điều phi thường. Anh ta chỉ tò mò. Vì thân hình nhỏ thó "để xem thấy Người" (câu 4) mà anh đã phải trèo lên một cái cây. Khi Chúa Giêsu đến đó thì Người ngước lên và trông thấy anh ta (câu 5).

    Điều quan trọng là ở chỗ này, đó là cái nhìn đầu tiên không phải là cái nhìn của Giakêu mà là của Chúa Giêsu, Đấng thực sự là tìm kiếm anh ta giữa nhiều khuôn mặt trong đám đông vây quanh Người. Cái nhìn xót thương của Chúa ấy vươn đến chúng ta trước khi chúng ta nhận ra nhu cầu cần đến Người để được cứu độ. Nhờ cái nhìn này của Vị Sư Phụ thần linh mà phép lạ hoán cải đã xẩy ra nơi tội nhân. Thật vậy, Chúa Giêsu đã gọi anh ta, và Người gọi đích danh của anh: "Giakêu, hãy xuống mau, vì hôm nay Tôi muốn lưu lại nhà của anh" (câu 5). Người đã không trách móc anh ta; Người đã không "giảng dạy" cho anh ta; Người bảo anh ta rằng Người cần phải đến nhà của anh ta: Người "cần phải", vì đó là ý muốn của Cha Người. Bất chấp tiếng xì xèo của dân chúng, Chúa Giêsu muốn lưu lại nhà của con người thu thuế tội lỗi ấy.

    Cả chúng ta nữa cũng cảm thấy bất ổn trước hành vi cử chỉ của Chúa Giêsu, thế nhưng việc khinh bỉ và khép kín trước một tội nhân chỉ khiến họ bị cô lập hóa và càng đẩy họ lún sâu vào sự dữ họ gây ra cho chính bản thân họ cũng như cho cộng đồng. Trái lại, Thiên Chúa lên án tội lỗi, tuy nhiên Ngài lại tìm kiếm và cứu độ tội nhân. Ngài tìm kiếm họ để mang họ về đường ngay nẻo chính. Họ không bao giờ cảm thấy lòng thương xót Chúa tìm kiếm mình thì khó mà chấp nhận những gì là cao cả phi thường về cử chỉ và ngôn từ Chúa Giêsu tỏ ra với Giakêu.

    Việc Chúa Giêsu đón nhận và chú trọng tới anh ta khiến anh ta có được một đổi thay về tâm thức, ở chỗ, trong một tíc tắc, anh ta nhận ra đời sống hoàn toàn chạy theo tiền bạc tồi tệ biết là chừng nào, với cái giá tước lột kẻ khác và bị họ khinh bỉ. Việc được Chúa ở trong nhà của mình đã làm cho anh ta thấy được hết mọi sự bằng cặp mắt khác hẳn, bao gồm cả tính cách dịu dàng nào đó như ánh mắt của Chúa Giêsu nhìn anh ta. Cách thức nhìn xem và sử dụng tiền bạc của anh ta cũng đổi thay, ở chỗ, anh ta tỏ cử chỉ cho đi hơn là bóc lột. Thật vậy, anh ta đã quyết định cho đi một nữa những gì anh ta sở hữu và trả lại gấp 4 lần cho những ai bị anh ta lường gạt (câu 8). Giakêu, nhờ Chúa Giêsu, đã khám phá ra rằng việc yêu thương một cách nhưng không là khả dĩ, cho tới bấy giờ anh ta là một kẻ tham lam, hiện nay anh ta đã trở thành một con người quảng đại: anh ta từng ham thích tích lũy; đến nay anh ta lại vui thú phân chia. Gặp được Tình Yêu, khi khám phá ra rằng mình được yêu thương, bất chấp tội lỗi của mình, anh ta mới có thể yêu thương người khác, biến tiền bạc thành dấu hiệu liên kết và hiệp thông.

    Xin Trinh Nữ Maria chuyển cầu cho chúng ta ơn luôn cảm thấy ánh mắt nhân hậu của Chúa Giêsu nhìn đến chúng ta, ơn biết xót thương đi gặp gỡ những ai sai lỗi, nhờ đó họ cũng có thể đón nhận Chúa Giêsu, Đấng "đến để tìm kiếm và cứu vớt những gì hư hoại" (câu 10).

    https://zenit.org/articles/angelus-address-on-jesus-meeting-with-the-sinful-tax-collector-zacchaeus/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu  

     

    Xin mời nghe chia sẻ về Bài Phúc Âm cùng ngày 

    Tim kiem và cuu vot hu hoai.mp3

     

    --

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - ĐỨC MẸ GIÚP TRUYỀN GIÁO

  •  
    Chi Tran
    Dec 1 at 11:33 PM
     
     

    Ðức Mẹ giúp tôi truyền giáo

     

    1.

    Truyền giáo là một ơn trọng Chúa ban cho tôi. Ðức Mẹ đã và đang giúp tôi sống ơn trọng đó.

    2.

    Trước hết, Ðức Mẹ cho tôi hiểu là tôi luôn cần được truyền giáo. Thực sự đúng là như vậy. Hằng ngày, Chúa gởi đến cho tôi nhiều người, nhiều sự việc để truyền giáo cho tôi.

    3.

    Truyền giáo mà tôi nhận được từ thời sự hằng ngày là những ánh sáng mang giá trị đạo đức, có sức dẫn tôi về với Chúa.

    Tôi đón nhận ơn được truyền giáo như thế khi tôi biết khiêm nhường, tỉnh thức và bén nhạy.

    4.

    Chính thời gian tuổi già sức yếu và bệnh tật, tôi càng cảm thấy mình phải biết ơn những ai đến truyền giáo cho mình. Nhận ra điều đó là một ơn Chúa ban.

    Tôi nhận ra điều đó nhờ nhiều người, nhất là nhờ Ðức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Xin được kể đôi chút về ngài.

    5.

    Những lần được gặp ngài, ngài hay hỏi tôi và lắng nghe tôi nói. Nhất là ở bàn ăn, thời gian thường dài, tôi được ngồi đối diện với ngài, tôi thường được ngài hỏi thăm về quan điểm của tôi. Tôi trả lời rất thực. Sau này, tôi được biết là khi về phòng, Ðức Thánh Cha ghi lại nhiều điều tôi đã trình với ngài.

    6.

    Mấy lần gặp Ðức Hồng y Roger Etchégaray, tôi cũng được Ðức Hồng y cho biết là Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II thỉnh thoảng điện cho ngài, để mượn những sách về Triết học của Gilson. Ðức Thánh Cha muốn tìm hiểu thêm về Triết. Ngài tìm học thêm.

    7.

    Có lần gặp Ðức Hồng y người Bỉ, Ðức Hồng y cho tôi biết là Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhờ ngài mỗi tháng báo cho Ðức Thánh Cha về những sách mới xuất bản trong tháng có liên quan đến mục vụ. Ngài khao khát được những người khác truyền giáo cho ngài.

    8.

    Nhờ vậy, tôi biết Ðức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là người đợi chờ, và tìm gặp những nguồn có khả năng truyền giáo cho ngài.

    9.

    Tôi xác tín: Ðức Thánh Giáo Hoàng Gioan  Phaolô II là một gương sáng cho tôi. Ngài khiêm nhường như thế là vì nội tâm của ngài có Chúa, có Ðức Mẹ.

    10.

    Ðược đứng bên cạnh ngài để đồng tế trên bàn thờ, tôi thấy tinh thần sám hối của ngài lan tỏa sang tôi, và những người xung quanh. Ngài nhận mình là kẻ tội lỗi.

    11.

    Nhờ vậy, mà từ lâu nay, mỗi khi nghe ai đến trước Chúa mà tự xưng mình là xác hồn trắng tinh, như ánh trăng vẹn tuyền, thì tôi quá sợ, như bị choáng váng. Vì như vậy là tự nhận không cần Chúa và bất cứ ai đến truyền giáo cho mình.

    12.

    Ðược người khác truyền giáo cho mình, đó là một ơn Chúa đã và đang ban cho tôi, nhờ Ðức Mẹ.

    Cùng với ơn đó là ơn được sai đi truyền giáo cho nhiều người khác. Truyền giáo ở đây là giúp cho người khác gặp được Chúa, tin vào Chúa, thuộc về Chúa.

    13.

    Làm những việc đó là quá sức của tôi. Tôi phải cậy nhờ vào ơn Chúa. Chỉ với ơn Chúa, tôi mới có thể đưa người khác đến với Chúa.

    14.

    Phải là nội tâm có Chúa. Khi nội tâm có Chúa, tôi sẽ biết nhìn những người tôi tiếp xúc bằng trái tim của Chúa. Tôi sẽ đọc được nơi họ hoàn cảnh của họ, nỗi lòng của họ.

    15.

    Nhất là khi họ sống ở những nơi nghèo túng, khổ cực, nếu người truyền giáo đến với họ, mà nội tâm mình có Chúa, thì chính Chúa sẽ là Tin Mừng cho họ. Họ sẽ nhận ra điều đó.

    Do vậy, người truyền giáo cần có Chúa ở trong nội tâm mình một cách tha thiết. Ðức Mẹ đã và đang giúp tôi như vậy.

    16.

    Ðể nội tâm của tôi được có Chúa ngự, tôi cần giữ nội tâm tôi được thinh lặng. Một thinh lặng thánh.

    Trong thinh lặng đó, tôi dâng mình tôi lên Chúa, như một của lễ sám hối đền tội.

    Trong thinh lặng đó, tôi để Chúa làm cho tôi nên như một thánh lễ đời thường.

    17.

    Ðức Mẹ đã và đang giúp tôi sống ơn truyền giáo như thế đó.

    Sống như thế, tôi sẽ không bao giờ nhàn rỗi.

    Sống như thế, tôi sẽ không bao giờ bận rộn không đúng.

    Sống như thế, tôi sẽ chỉ là đi vào con đường hẹp của Phúc Âm.

    Sống như thế, tôi sẽ truyền giáo chỉ bằng những sự thực của cái tôi mong manh yếu đuối này.

    18.

    Cách đây ít lâu, một phái đoàn gồm nhiều vị lãnh đạo chính quyền ghé thăm tôi. Tôi đã tâm sự với các vị đó về tình hình của tôi. Ðơn sơ thế này: (1) Ðiều làm cho tôi cảm nghiệm được hạnh phúc là: Thấy mình được yêu thương thực sự; (2) Ðiều làm cho tôi đau buồn là: Có lúc đợi chờ khát khao có ai đến cứu mình, mà không có(3) Ðiều làm cho tôi được an ủi là: Góp phần cứu người khác khỏi khổ đau trên quê hương yêu dấu của tôi(4) Ðiều làm cho tôi hy vọng là: Chúa vẫn đón nhận lời cầu xin của những ai khiêm tốn tin tưởng nơi Ngài”.

    Truyền giáo của tôi là thế đó. Tôi thấy kết quả là rất tốt.

    Xin hết lòng tạ ơn Chúa và Ðức Mẹ.
     
    ĐGM GB Bùi Tuần

     “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.

     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - THỪA SAI PHAOLO

 

  •  
    Tinh Cao - Oct 30 at 1:30 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô

     

     Giáo Lý về Sách Tông Vụ - Bài 14

     

    Thứ Tư ngày 30/10/2019

     

    Thánh Thần sứ vụ - Thừa sai Phaolô 

     

     

    Pope Francis at the General Audience

     

    Thánh Thần đóng vai chính trong sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội ra sao,

    ở chỗ chính Ngài là Đấng hướng dẫn đường đi nước bước của thành phần truyền bá phúc âm hóa,

    tỏ cho họ thấy đường lối cần phải theo.

     

     

    Giữa đêm tối của viên cai ngục ẩn danh này,

    ánh sáng Chúa Kitô đã chiếu soi và xua tan tăm tối,

    ở chỗ các xiềng xích của cõi lòng bị đứt ra hết và

    niềm vui chưa từng có bừng lên trong ông cũng như nơi thân bằng quyến thuộc của ông

     

    Pope Francis in St. Peter's Square March 14, 2018. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

     

    Xin Thánh Linh cho chúng ta một tấm lòng cởi mở,

    nhạy cảm với Thiên Chúa và hiếu khách với anh chị em, như bà Lydia,

    đức tin táo bạo, như của Thánh Phaolô và Silas, và một con tim cởi mở,

    như tấm lòng của viên cai ngục, con người để Thánh Linh đụng chạm đến mình.

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến!

    Đọc Sách Tông Vụ người ta thấy Thánh Thần đóng vai chính trong sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội ra sao, ở chỗ chính Ngài là Đấng hướng dẫn đường đi nước bước của thành phần truyền bá phúc âm hóa, tỏ cho họ thấy đường lối cần phải theo.

    Chúng ta thấy rõ điều này vào lúc Tông đồ Phaolô được thị kiến khi ngài đến thành Troa. Có một người ở Macedonia đến van xin ngài rằng: "Xin ngài hãy đến Macedonia cứu giúp chúng tôi!" (16:9). Dân chúng ở miền Bắc Macedonia hãnh diện về điều này, họ rất hãnh diện vì đã kêu gọi Tông đồ Phaolô, nhờ đó chính Thánh Phaolô đã loan báo Chúa Giêsu Kitô cho họ. Tôi rất nhớ đến những con người tốt lành này đã tiếp đón tôi thật là nồng hậu, những người đã gìn giữ đức tin được Thánh Phaolô rao giảng cho họ! Vị Tông đồ này đã không do dự đi đến Macedonia, tin rằng Thiên Chúa thực sự đã sai ngài, và ngài đã lên bờ ở Philippi, "một thuộc địa của người Roma" (16:12) qua ngả Egnatia, để rao giảng Phúc Âm. Thánh Phaolô đã dừng chân lại ở đó mấy hôm. Có 3 biến cố đánh dấu việc ngài lưu lại ở Philippi, trong 3 ngày này đã xẩy ra 3 biến cố quan trọng. 1- Việc truyền bá phúc âm hóa và rửa tội cho bà Lydia và gia đình của bà; 2- việc ngài cùng với Silas bị bắt nhốt sau khi ngài khu trừ tà ma cho một em gái nô lệ bị chủ khai thác; 3- việc trở lại và lãnh nhận Phép Rửa của viên cai ngục cùng với gia đình của người này. Chúng ta hãy xem xét ba tình tiết này trong cuộc đời của Thánh Phaolô.

    Trước hết là quyền năng của Phúc Âm được ngỏ cùng các phụ nữ thành Philippi, nhất là cùng Lydia, một người buôn bán các thứ vải điều sống ở thành phố Thyatira, một người tin vào Thiên Chúa được Chúa mở lòng lắng nghe lời của Thánh Phaolô (16:14). Thật vậy, bà Lydia đã đón nhận Chúa Kitô, đã lãnh nhận Phép Rửa cùng với gia đình của bà cùng đón nhận những ai thuộc về Chúa Kitô, bằng cách tiếp đón Thánh Phaolô và Silas ở nhà của bà. Ở đây chúng ta có chứng từ về việc Kitô giáo đặt chân tới Âu Châu, khởi điểm của một tiến trình hội nhập văn hóa kéo dài cho tới cả ngày nay. Kitô giáo tiến vào Âu Châu nhờ Macedonia.

    Sau khi cảm thấy nồng ấm ở nhà của bà Lydia, Thánh Phaolô và Silas sau đó đã phải chịu cảnh ngục tù ác nghiệt, ở chỗ các vị trải qua từ niềm an ủi nơi việc hoán cải của bà Lydia cùng với gia đình của bà sang cảnh tiêu điều lẻ loi trong tù ngục, nơi các vị bị tống vào vì đã nhân danh Đức Giêsu để giải phóng "một người nô lệ bị sai khiến bởi một thứ thần bói toán" và "đã làm lợi cho các chủ nhân của mình rất nhiều" bằng mánh khóe bói toán (16:16). Thánh phần chủ nhân của cô gái này kiếm lợi rất nhiều, và người con gái đáng thương này đã làm theo những gì các kẻ bói toàn sai bảo, ở chỗ cô tiên đoán tương lai của người ta, xem chỉ tay của họ - như có bài hát "hãy cầm lấy bàn tay con mụ tinh quái này", và dân chúng trả tiền cho việc bói toán ấy. Anh chị em thân mến, cho đến cả ngày hôm nay nữa vẫn có những con người trả tiền cho việc này. Tôi còn nhớ là ở giáo phận của tôi, trong một khu công viên rộng lớn, có hơn 60 cái bàn nhỏ, nơi những ông bà thày bói ngồi xem chỉ tay và người ta lại tin vào những điều như thế! Rồi họ trả tiền cho việc này. Điều này cũng đã xẩy ra vào thời Thánh Phaolô. Thành phần chủ nhân ông của cô gái, để trả thù, đã lên án các vị và dẫn các vị tông đồ này đến trước quan quyền, kèm theo lời cáo giác là các vị đã gây hỗn loạn công chúng.

    Tuy nhiên, đã xẩy ra chuyện gì sau đó? Thánh Phaolô đang ở trong tù, thì trong khi bị giam giữ đã xẩy ra một biến cố kinh ngạc. Ngài đang ở trong tình trạng lẻ loi cô độc, nhưng thay vì than van, Thánh Phaolô và Silas đã lên tiếng chúc tụng Thiên Chúa, và lời chúc tụng này đã xuất phát ra một quyền lực giải thoát các vị, đó là trong khi các vị cầu nguyện thì xẩy ra một cơn động đất làm rung chuyển cả nền móng nhà tù, các cửa mở tung ra và xiềng xích bung ra hết (16:25-26). Như lời cầu nguyện của ngày Lễ Ngũ Tuần, lời cầu nguyện được vang lên trong ngục tù, cũng đã gây những tác dụng kỳ diệu.

    Viên cai ngục, nghĩ rằng các tù nhân đã thoát thân, sắp sửa tự sát, vì thành phần cai ngục phải đền mạng nếu để tù nhân trốn thoát; thế nhưng Thánh Phaolô đã kêu to lên cho viên cai ngục này nghe thấy rằng: "Tất cả chúng tôi vẫn còn ở đây!" (16:27-28). Thế rồi viên cai ngục hỏi: "Vậy thì tôi phải làm gì để được cứu độ?" (câu 30). Câu trả lời là: "Hãy tin vào Đức Giêsu Kitô thì ông sẽ được cứu, ông và gia đình của ông" (câu 31). Tới đây đã xẩy ra một chuyển đổi, đó là giữa đêm hôm như thế mà viên cai ngục lắng nghe lời Chúa cùng với gia đình của ông ta, ông ta đã đón tiếp các vị Tông đồ, lau chùi vết thương của các vị - vì các vị bị đánh đòn - để rồi cùng với gia đình của mình ông đã lãnh nhận Phép Rửa; sau đó, "ông cùng với toàn thể gia đình của ông cảm thấy vui mừng hoan hỉ vì ông đã tin vào Thiên Chúa" (câu 34), rồi ông dọn bàn ăn mời Thánh Phaolô và Silas cùng ngồi với họ: đó là giây phút ủi an! Giữa đêm tối của viên cai ngục ẩn danh này, ánh sáng Chúa Kitô đã chiếu soi và xua tan tăm tối, ở chỗ các xiềng xích của cõi lòng bị đứt ra hết và niềm vui chưa từng có bừng lên trong ông cũng như nơi thân bằng quyến thuộc của ông. Bởi vậy Thánh Thần là Đấng đang truyền giáo: từ ban đầu, từ Lễ Ngũ Tuần và sau đó Ngài đóng vai chính của sứ vụ truyền giáo. Ngài dẫn chúng ta tiến lên; chúng ta cần phải trung thành với ơn gọi được vị Thần Linh này thúc đẩy chúng ta làm, trong việc rao giảng Phúc Âm.

    Hôm nay chúng ta cũng xin Thánh Linh cho chúng ta một tấm lòng cởi mở, nhạy cảm với Thiên Chúa và hiếu khách với anh chị em, như bà Lydia, một đức tin táo bạo, như của Thánh Phaolô và Silas, và một con tim cởi mở, như tấm lòng của viên cai ngục, con người để Thánh Linh đụng chạm đến mình.

    https://zenit.org/articles/holy-fathers-general-audience-address-full-text/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên