9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CHẤN HƯNG ĐẠO ĐỨC

Chấn Hưng Đạo Đức

Vấn đề suy thoái đạo đức nghiêm trọng trên đất nước chúng ta là mối ưu tư, trăn trở lớn nhất của nhiều người tâm huyết trong xã hội.  

Nhận định về vấn đề này, Giáo sư Tiến sĩ Lê Thị Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giới và phát triển cho rằng: “Đạo đức xuống cấp ở mức đáng báo động! [1]

Còn Tiến sĩ Khoa học Phan Hồng Giang thì nhận định rằng: “Thực trạng xuống cấp của văn hóa, đạo đức xã hội đã ở mức độ nguy hiểm [2]

“Đạo đức xã hội xuống cấp còn thể hiện ở những hành vi bạo lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bạo lực gia đình, bạo lực học đường… đến bạo lực nơi công cộng… Thói tham lam, ích kỷ, thói vô cảm lan rộng gây nhiều tác hại cho cộng đồng… Một số người đã tôn sùng đồng tiền một cách mù quáng, coi “tiền là trên hết” và tìm mọi thủ đoạn để có nhiều tiền… Khi đồng tiền lên ngôi cũng chính là lúc đạo đức xuống cấp.[3]

Trước nguy cơ đáng lo ngại này, nhiều bậc trí giả lên tiếng kêu gọi phải chấn hưng đạo đức như là một ưu tiên hàng đầu.

Tuy nhiên, công cuộc chấn hưng đạo đức không chỉ là trách nhiệm riêng của các nhà lãnh đạo, các nhà giáo dục, các tôn giáo, nhưng trước hết, đó là bổn phận của mỗi người chúng ta.

Muốn giữ cho cá khỏi ươn, người ta cần dùng muối để ướp mặn nó. Vậy muốn cho con người khỏi hỏng, cũng cần một thứ muối khác để bảo toàn. Chúa Giê-su mời gọi chúng ta trở nên thứ muối nầy.

Qua Tin mừng Mát-thêu chương 5, câu 13, Chúa Giê-su mời gọi chúng ta: “Chính anh em là muối cho đời.”

Vậy chúng ta phải thực hiện sứ mạng làm muối ướp mặn đời như thế nào đây?

Bắt đầu với một người

Một ít muối không thể ướp mặn cả thùng cá. Một cá nhân khó có thể cảm hoá được nhiều người. Tuy nhiên, mỗi một người có thể giữ cho một người khác khỏi hư.

Vì thế, để thực hành sứ mạng làm “muối cho đời” mà Chúa truyền dạy, trước tiên, mỗi người chúng ta hãy bắt đầu thực hiện với một người, bằng cách kết thân với một cá nhân trên đà hư hỏng, dành nhiều tình yêu và lòng quý trọng cho người bạn đó – chỉ có tình yêu và lòng quý trọng mới có thể cảm hoá tâm hồn – rồi dần dà giúp cho người đó bỏ đi những thói hư tật xấu.

Rồi sau khi đã thành công với người thứ nhất, ta sẽ “làm muối ướp mặn” thêm một người khác nữa. Cứ thế, hết người nầy đến người khác, dần hồi, chúng ta sẽ giúp cho khá nhiều người khỏi hư hỏng. Đó là một sự nghiệp cao đẹp tuyệt vời, góp phần chấn hưng đạo đức xã hội.

“Ướp mặn” người khác cách nào?

Trước hết là bằng đời sống gương mẫu, nói khác đi, là hãy trở nên đèn sáng. Người ta thường nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.” Hãy nêu cao gương sáng cho người chung quanh như Chúa Giê-su kêu mời: “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian… Chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5, 15-16).

Tiếp theo là bằng những lời khuyên đượm tình yêu thương.

Chỉ làm gương sáng mà thôi không đủ, cần có những lời khuyên nhủ, động viên, nhắc nhở đượm tình yêu thương kèm theo.

Nhắc nhở khuyên can mà không có tình yêu thương sẽ làm người khác xa lánh ta nên không đem lại hiệu quả. Khuyên lơn, động viên trong tình yêu thương và lòng tôn trọng sẽ cảm hóa được lòng người và giúp người khác khỏi sa vào đường hư vong.

Lạy Chúa Giê-su,

Chúa yêu thương trân trọng từng người và Chúa không muốn bất cứ một ai phải hư mất. “Chúa không bẻ gãy cây sậy đã giập, không dập tắt tim đèn còn khói…” (Mt 12, 20).

Xin cho chúng con biết trân trọng yêu quý những anh chị em đang vướng mắc những thói hư tật xấu và cố gắng giúp cho những người nầy đứng vững trước những thử thách, cám dỗ trong cuộc đời.

Có như thế, chúng con mới có thể chu toàn trách nhiệm làm muối và ánh sáng mà Chúa đã trao phó cho chúng con.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

 

Tin mừng Mát-thêu (Mt 5, 13-16)

13 “Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi. 14 “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. 15 Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. 16 Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.

 

[1] GS. TS. Lê Thị Quý (Viện trưởng Viện Nghiên cứu giới và phát triển), trả lời phỏng vấn báo Quân đội Nhân dân Cuối tuần, số ra ngày 14-7-2019.

[2] Ý kiến của TSKH. Phan Hồng Giang, báo Quân đội Nhân dân Cuối tuần, số ra ngày 14-7-2019.

[3] Nguồn: Trương Nguyên Tuệ, http://tuyengiao.vn/van-hoa-xa-hoi/van-hoa/suy-nghi-ve-thuc-trang-dao-duc-xa-hoi-hien-nay-124824)

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

ĐÀO TẠO MON ĐỆ - THỨ NĂM CN3YN-A

  •  
    TINH CAO
     
    Jan 29 at 3:02 PM
     
     

    Thứ Năm CN3TN-A

     

    THAM DỰ BỮA TIỆC LLời Chúa


    Bài Ðọc I: (năm II) 2 Sm 7, 18-19. 24-29

    "Lạy Chúa là Thiên Chúa, tôi là ai và gia đình tôi là chi?"

    Trích sách Samuel quyển thứ hai.

    Sau khi Nathan nói với Ðavít xong, vua Ðavít đến ngồi trước Thiên Chúa mà nói rằng: "Lạy Chúa là Thiên Chúa, con là ai và gia đình con là chi mà Chúa dẫn con đến đây? Nhưng lạy Chúa là Thiên Chúa, như thế Chúa còn cho là ít, nên Chúa còn nói đến nhà tôi tớ Chúa trong tương lai lâu dài, vì lạy Chúa, đó là thường tình của loài người.

    "Chúa đã thiết lập dân Israel làm dân Chúa đến muôn đời, và lạy Chúa, chính Chúa trở thành Thiên Chúa của họ. Vậy giờ đây, lạy Chúa là Thiên Chúa, xin hãy thực hiện mãi mãi lời Chúa đã nói về tôi tớ và về nhà của nó, và hãy làm như Chúa đã phán, để danh Chúa được ca khen đến muôn đời, và được truyền tụng rằng: 'Chúa các đạo binh là Thiên Chúa của Israel'. Xin cho nhà tôi tớ Chúa được vững chắc trước nhan thánh Chúa. Lạy Chúa các đạo binh, Thiên Chúa của Israel, vì Chúa đã mạc khải cho tôi tớ Chúa biết những lời này: 'Ta sẽ xây dựng cho ngươi một ngôi nhà', vì thế, tôi tớ Chúa vững tâm thốt lên lời khẩn nguyện trên đây. Vậy giờ đây, lạy Chúa là Thiên Chúa, và lời Chúa thì chân thật, vì Chúa đã tỏ ra cho tôi tớ Chúa những điều hạnh phúc ấy. Giờ đây, xin hãy khởi sự chúc phúc cho nhà tôi tớ Chúa, để nhà tôi tớ Chúa tồn tại trước mặt Chúa đến muôn đời, vì lạy Chúa là Thiên Chúa, Chúa đã phán và xin giáng phúc cho nhà tôi tớ Chúa đến muôn đời".

    Ðó là lời Chúa. 

    Ðáp Ca: Tv 131, 1-2. 3-5. 11. 12. 13-14

    Ðáp: Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người (Lc 1, 32a).

    Xướng: 1) Lạy Chúa, để thương Ðavít, xin Chúa nhớ đến mọi nỗi ưu tư của người: người đã thề như thế nào với Chúa, người đã khấn hứa cùng Ðấng toàn năng nhà Giacóp rằng: - Ðáp.

    2) "Tôi sẽ không vào lều trại nhà tôi, tôi sẽ không bước lên giường nằm, tôi sẽ không nhắm mắt ngủ, không để cho mi mắt tôi được nghỉ an, cho tới khi tôi gặp được nơi ngự điện cho Chúa, gặp được cung lâu cho Ðấng Toàn năng nhà Giacóp". - Ðáp.

    3) Chúa đã thề hứa cùng Ðavít một lời hứa quả quyết mà Người sẽ chẳng rút lời, rằng: "Ta sẽ đặt lên ngai báu của ngươi một người con cháu thuộc dòng giống của ngươi". - Ðáp.

    4) "Nếu các con ngươi tuân giữ điều ước của Ta và những luật lệ mà Ta ban ra dạy chúng, thì cả con cháu chúng cũng được muôn đời ngồi cai trị trên ngai báu của ngươi". - Ðáp.

    5) Bởi chưng Chúa đã kén chọn Sion, đã thích lựa Sion làm nơi cư ngụ cho mình. Ngài phán: "Ðây là nơi nghỉ ngơi của Ta tới muôn đời, Ta sẽ cư ngụ nơi đây, vì Ta ưa thích". - Ðáp. 

    Alleluia: Tv 24, 4c và 5a

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Chúa, và xin hướng dẫn con trong chân lý của Ngài. - Alleluia. 

    Phúc Âm: Mc 4, 21-25

    "Ðèn đốt lên là để đặt trên giá đèn. Các ngươi đong đấu nào, thì người ta sẽ đong đấu ấy cho các ngươi".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Có ai đem đèn sáng đặt trong thùng hay dưới gầm giường chăng? Chẳng phải là để đặt trên giá đèn sao? Vì chẳng có gì giấu kín mà chẳng tố lộ ra và chẳng có gì kín đáo mà không bị đưa ra ánh sáng. Ai có tai để nghe, thì hãy nghe". Và Người bảo họ rằng: "Hãy coi chừng điều các ngươi nghe thấy. Các ngươi đong bằng đấu nào, thì người ta sẽ đong lại cho các ngươi bằng đấu ấy, và người ta còn thêm nữa. Vì ai có, sẽ được cho thêm; và ai không có, cả cái đang có cũng bị lấy mất".

    Ðó là lời Chúa.


     

     

    TÔI ĂN - NHAI VÀ NUỐT LỜI CHÚA

     

      Đức Kitô tỏa sáng   

     

    Hôm nay, Thứ Năm Tuần 3 Thường Niên hậu Giáng Sinh, chủ đề "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý" cho chung thời điểm phụng vụ này liên quan đến những lời Chúa dạy trong bài Phúc Âm sau đây:

    "Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: 'Có ai đem đèn sáng đặt trong thùng hay dưới gầm giường chăng? Chẳng phải là để đặt trên giá đèn sao? Vì chẳng có gì giấu kín mà chẳng tố lộ ra và chẳng có gì kín đáo mà không bị đưa ra ánh sáng. Ai có tai để nghe, thì hãy nghe'. Và Người bảo họ rằng: 'Hãy coi chừng điều các ngươi nghe thấy. Các ngươi đong bằng đấu nào, thì người ta sẽ đong lại cho các ngươi bằng đấu ấy, và người ta còn thêm nữa. Vì ai có, sẽ được cho thêm; và ai không có, cả cái đang có cũng bị lấy mất'".

    Đối tượng của những lời Chúa Giêsu phán dạy trong bài Phúc Âm hôm nay, như Thánh ký Marco cho biết, đó là "dân chúng", chứ không phải là các môn đệ của Người, cho dù các môn đệ của Người là thành phần đã được Người ví như "là ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:14).

    "Có ai đem đèn sáng đặt trong thùng hay dưới gầm giường chăng? Chẳng phải là để đặt trên giá đèn sao?": Chúa Giêsu muốn nói gì đây hay ám chỉ ai đây? Phải chăng Người muốn ám chỉ Lời giảng dạy của Người? Vì "Lời Ngài là đèn soi chân con bước, là ánh sáng soi đường con đi" (Thánh Vịnh 119:105). 

    Thật vậy, bài Phúc Âm hôm nay tiếp theo ngay sau bài Phúc Âm hôm qua, mà bài Phúc Âm hôm qua về dụ ngôn "người đi gieo hạt" và "hạt là Lời Chúa", thì bài Phúc Âm hôm nay Người muốn tiếp tục đề tài Lời Chúa hay mạc khải thần linh, nhưng bằng một hình ảnh khác hay đúng hơn bằng một tác động khác, thay vì "đi gieo hạt" như trong bài Phúc Âm hôm qua thì lại "đặt trên giá đèn" trong bài Phúc Âm hôm nay.

    Nếu ánh sáng là hình ảnh hay tiêu biểu cho sự thật cũng như cho bản chất của ánh sáng hay của sự thật là chiếu soi, là giải phóng thì quả thực, đúng như lời Chúa Giêsu khẳng định trong bài Phúc Âm hôm nay, "chẳng có gì giấu kín mà chẳng tố lộ ra và chẳng có gì kín đáo mà không bị đưa ra ánh sáng". 

    Câu "chẳng có gì giấu kín mà chẳng tố lộ ra và chẳng có gì kín đáo mà không bị đưa ra ánh sáng" này cũng có thể hiểu là không gì có thể ẩn khuất, cho dù là thâm tâm của con người, là âm mưu tinh quái nhất của con người, cũng không thể nào qua mặt được Lời Chúa, không thể nào che giấu được Lời Chúa là Chúa Kitô, che giấu được ánh mắt thần linh của Người: "Người tự mình biết được những gì nơi con người ta" (Gioan 2:25).

    Trong bài Phúc Âm hôm qua, khi nói về dụ ngôn "người đi gieo hạt", Chúa Giêsu còn nói cả về phía thành phần lãnh nhận và đáp ứng thế nào: hạt vệ đường, hạt đá sỏi, hạt bụi gai, hạt đất tốt bao gồm hạt 30, hạt 60 và hạt 100, thì trong bài Phúc Âm hôm nay cũng thế, Người cũng bao gồm cả vế thành phần lãnh nhận nữa: "Hãy coi chừng điều các ngươi nghe thấy" (chính động từ "nghe" ở đây cũng cho thấy "đèn soi" là Lời Chúa, đối tượng của tác động "nghe").

    "'Ai có tai để nghe, thì hãy nghe'. Và Người bảo họ rằng: 'Hãy coi chừng điều các ngươi nghe thấy. Các ngươi đong bằng đấu nào, thì người ta sẽ đong lại cho các ngươi bằng đấu ấy, và người ta còn thêm nữa. Vì ai có, sẽ được cho thêm; và ai không có, cả cái đang có cũng bị lấy mất'".

    Đúng thế, càng cởi mở và khao khát lời Chúa, nhất là càng nhiệt thành và mau mắn đón nhận Lời Chúa, tức là càng tìm kiếm chân lý là Chúa Kitô, càng đáp ứng Chúa Kitô là mạc khải thần linh, thì tùy theo tầm vóc của mình, một tầm vóc được ví như cái "đấu", cũng như tùy theo cường độ khát vọng thần linh của mình, tùy theo khoảng rộng cởi mở của mình, một thứ cường độ và khoảng rộng được ví như tác động "đong" của con người lãnh nhận, Lời Chúa ở nơi họ, một là "có, sẽ được cho thêm", hai là "không có, cả cái đang có cũng bị lấy mất".

    Thật ra, cho dù tác dụng của "đèn soi" hay của "hạt gieo" có vẻ bị lệ thuộc vào môi trường là người nhận, ở chỗ nếu họ không mở cửa thì ánh sáng của "đèn soi" không lọt vào được, hay nếu không gặp "đất tốt" thì "hạt gieo" sẽ không thể nẩy mầm và phát triển, nhưng tự mình, "đèn soi" vẫn không thể nào không tỏa sáng để làm cho môi trường biến khuất tối tăm, và "hạt gieo" vẫn chất chứa mầm sống để làm cho môi trường phát triển tốt tươi

    Những môi trường nhân bản nào khép kín không tiếp nhận ánh sáng của "đèn soi", hay khô cằn không thể thích hợp với mầm sống của "hạt gieo" là những môi trường nhân bản hay những con người tự tác hại bản thân mình, chứ không thể nào tác hại đến chính "đèn soi" tự bản chất vẫn soi chiếu, hay đến chính "hạt gieo" tự bản chất vẫn làm cho cây cối phát triển.

    Nếu Bài Đọc 1 cho Năm Chẵn hôm qua cho thấy một Đavít "đất tốt" thế nào thì Bài Đọc 1 cho Năm Chẵn hôm nay cũng tiếp tục cho thấy một Đavít "đong đấu" như vậy, đến độ vua ở vào trường hợp "ai đã có, sẽ được cho thêm", như chính vua đã cảm nhận ở đầu Bài Đọc 1 hôm nay

    "Lạy Chúa là Thiên Chúa, con là ai và gia đình con là chi mà Chúa dẫn con đến đây? Nhưng lạy Chúa là Thiên Chúa, như thế Chúa còn cho là ít, nên Chúa còn nói đến nhà tôi tớ Chúa trong tương lai lâu dài, vì lạy Chúa, đó là thường tình của loài người".

    Vua Đavít "đã có" ở chỗ"Chúa đã thiết lập dân Israel làm dân Chúa đến muôn đời, và lạy Chúa, chính Chúa trở thành Thiên Chúa của họ. Vậy giờ đây, lạy Chúa là Thiên Chúa, xin hãy thực hiện mãi mãi lời Chúa đã nói về tôi tớ và về nhà của nó, và hãy làm như Chúa đã phán, để danh Chúa được ca khen đến muôn đời, và được truyền tụng rằng: 'Chúa các đạo binh là Thiên Chúa của Israel'". 

    Vua Đavít "sẽ được cho thêmở chỗ: "Xin cho nhà tôi tớ Chúa được vững chắc trước nhan thánh Chúa. Lạy Chúa các đạo binh, Thiên Chúa của Israel, vì Chúa đã mạc khải cho tôi tớ Chúa biết những lời này: 'Ta sẽ xây dựng cho ngươi một ngôi nhà', vì thế, tôi tớ Chúa vững tâm thốt lên lời khẩn nguyện trên đây. Vậy giờ đây, ... xin hãy khởi sự chúc phúc cho nhà tôi tớ Chúa, để nhà tôi tớ Chúa tồn tại trước mặt Chúa đến muôn đời, vì lạy Chúa là Thiên Chúa, Chúa đã phán và xin giáng phúc cho nhà tôi tớ Chúa đến muôn đời".

    Bài Đáp Ca hôm nay được trích từ Thánh Vịnh 131, một Bài Thánh Vịnh nói về Vua Đavít chứ không phải Bài Thánh Vịnh của Vua Đavít, nhưng lại chất chứa những gì từ vua hướng về Chúa Kitô là giòng dõi của vua, như câu đáp chính của bài Đáp Ca hôm nay nói rõ: "Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người":  

    1) Lạy Chúa, để thương Ðavít, xin Chúa nhớ đến mọi nỗi ưu tư của người: người đã thề như thế nào với Chúa, người đã khấn hứa cùng Ðấng toàn năng nhà Giacóp rằng: 

    2) "Tôi sẽ không vào lều trại nhà tôi, tôi sẽ không bước lên giường nằm, tôi sẽ không nhắm mắt ngủ, không để cho mi mắt tôi được nghỉ an, cho tới khi tôi gặp được nơi ngự điện cho Chúa, gặp được cung lâu cho Ðấng Toàn năng nhà Giacóp". 

    3) Chúa đã thề hứa cùng Ðavít một lời hứa quả quyết mà Người sẽ chẳng rút lời, rằng: "Ta sẽ đặt lên ngai báu của ngươi một người con cháu thuộc dòng giống của ngươi". 

    4) "Nếu các con ngươi tuân giữ điều ước của Ta và những luật lệ mà Ta ban ra dạy chúng, thì cả con cháu chúng cũng được muôn đời ngồi cai trị trên ngai báu của ngươi". 

    5) Bởi chưng Chúa đã kén chọn Sion, đã thích lựa Sion làm nơi cư ngụ cho mình. Ngài phán: "Ðây là nơi nghỉ ngơi của Ta tới muôn đời, Ta sẽ cư ngụ nơi đây, vì Ta ưa thích". 

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    TN.III-5.mp3

    ----------------

     

     

     

     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - LÒNG HIẾU KHACH-ĐẠI KẾT

  •  
    Tinh Cao - Jan 22 at 2:16 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Sách Tông Vụ: Bài 21 (Phụ Thêm)

     

     Lòng Hiếu Khách Đại Kết

     

    (Trong tuần lễ Hiệp Nhất Kitô Giáo theo truyền thống hằng năm 18-25/1, tức cho tới Lễ Thánh Phaolô Trở Lại,

    ĐTC Phanxicô đã lợi dụng để chia sẻ tiếp về Sách Tông Vụ,

    dù ngài đã kết thúc vào tuần trước, vì chủ đề của Tuần Lễ Hiệp Nhất Năm 2020 là "Lòng Hiếu Khách", một lòng hiếu khách được nêu gương bởi dân Malta.

    Như thế, có thể kể bài Giáo Lý về Lòng Hiếu Khách hôm nay là bài Giáo Lý bonus và là bài giáo lý có tính cách giúp Kitô hữu áp dụng thực hành Sách Tông Vụ.

    Cuối bài giáo lý hôm nay ngài cũng chúc Tết Âm Lịch / Lunar New Year, chứ ngài không dùng chữ Tết Tầu / Chinese New Year, cho các quốc gia viễm đông / Far East)

     

    Pope Francis on Jan. 31, 2018. Credit: Daniel Ibáñez/CNA.

     

    Lòng hiếu khách đại kết đòi chúng ta cần phải biết tỏ ra sẵn sàng lắng nghe người khác,

    chú trọng tới những diễn tiến đức tin của riêng họ,

    cũng như diễn tiến nơi cộng đoàn đức tin của họ theo một truyền thống khác,

    khác với truyền thống của chúng ta.

     

     

    Lòng hiếu khách đại kết bao gồm cả ước vọng muốn có được trải nghiệm mà các Kitô hữu khác có được về Thiên Chúa,

    và mong được lãnh nhận các tặng ân thiêng liêng xuất phát từ đó.

     

    Pope Francis meets with migrants and refugees

     

    Hôm nay đây, vùng biển mà Thánh Phaolô cùng với phái đoàn hải hành của ngài đã bị đắm tầu

    lại trở nên một nơi nguy hiểm cho sự sống của các thành phần hải hành khác...

    đôi khi họ lại gặp phải chính lòng thù hận còn tệ hại hơn nữa của con người... vào hôm nay đây

     

    Xin chào anh chị em thân mến!

    Bài giáo lý hôm nay hợp với Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Mối Hiệp Nhất Kitô GiáoĐề tài năm nay là đề tài về lòng hiếu khách, một lòng hiếu khách được các cộng đồng Malta và Gozo tỏ hiện, ở đoạn Sách Tông Vụ nói về lòng hiếu khách của dân cư ở Malta đối với Thánh Phaolô cũng như đối với phái đoàn của ngài, bị đắm tầu như ngài. Thật ra tôi đã đề cập đến tình tiết này ở bài giáo lý cách đây 2 tuần.

    Bởi thế, chúng ta lại bắt đầu từ trải nghiệm thê thảm của biến nạn đắm tầu. Con tầu mà Thánh Phaolô đang hải hành bấy giờ gặp nguy khốn, gây ra bởi thiên nhiên. Họ đã bị trôi dạt trên biển cả 14 ngày, và phái đoàn hải hành này cảm thấy bị lạc mất định hướng, bởi không thấy mặt trời hay trăng sao gì hết. Dưới biển thì con tầu bị sóng xô dữ dội, đến nỗi họ cảm thấy con tầu sẽ bị vỡ ra trước sức tấn công của sóng biển. Bên trên thì gió mưa quật nhào xuống họ. Cuồng năng của cả biển khơi cùng với bão tố thật là khủng khiếp mãnh liệt và tỏ ra dưng dưng lãnh đạm đối với số mạng của đoàn người hải hành, chừng trên 260 người!

    Tuy nhiên, Thánh Phaolô, vị biết được số mệnh không xẩy ra như thế, đã lên tiếng nói. Đức tin bảo cho ngài biết rằng sự sống của ngài ở trong tay Thiên Chúa, Đấng đã làm cho Chúa Giêsu phục sinh từ trong kẻ chết, và là Đấng đã kêu gọi ngài là Phaolô mang Phúc Âm đến tận cùng trái đất. Đức tin cũng cho ngài biết rằng Thiên Chúa, theo những gì Chúa Giêsu đã tỏ cho ngài, là một Người Cha yêu thương. Bởi thế, Thánh Phaolô đã hướng tới phái đoàn hải hành của ngài, và được tác động bởi đức tin, ngài đã loan báo cho họ biết rằng Thiên Chúa sẽ không để cho một sợi tóc nào ở trên đầu của họ bị mất đi.

    Lời tiên báo này đã trở thành hiện thực khi con tầu bị mắc cạn ở duyên hải Malta, và tất cả mọi người trong phái đoàn đều vào đất liền được an toàn và lành mạnh. Thế rồi ở đó họ cảm thấy một cái gì đó mới lạ. Ngược lại với biển cả bão tố tàn bạo dữ dội, họ đã nhận được chứng từ về "tấm lòng tử tế ngoại thường" nơi cư dân của Hải đảo này. Những con người ấy, xa lạ với họ, đã tỏ ra quan tâm đến các nhu cầu của họ. Những người cư dân ấy đã đốt lửa lên để sưởi ấm họ; những cư dân này còn cống hiến cho họ chỗ cư trú tránh mưa cùng với lương thực để ăn. Cho dù những cư dân này chưa nhận được Tin Mừng của Chúa Kitô, họ cũng đã tỏ ra tình yêu thương của Thiên Chúa qua các hành động cụ thể tốt lành của họ. Thật vậy, lòng hiếu khách tự phát và các cử chỉ chăm sóc là những gì truyền đạt một cái gì đó về tình yêu của Thiên Chúa. Và lòng hiếu khách của cư dân trên hải đảo Malta đã được bù đắp bằng những phép lạ chữa lành, do Thiên Chúa thực hiện qua Thánh Phaolô trên Hải đảo này. Bởi thế, nếu dân chúng ở Malta là một dấu hiệu Quan phòng của Thiên Chúa đối với vị Tông Đồ này, thì ngài cũng là chứng nhân cho tình yêu nhân hậu của Thiên Chúa đối với họ vậy.

    Anh chị em rất thân mến, lòng hiếu khách là điều quan trọng, và nó cũng là một nhân đức đại kết quan trọng nữa. Trước hết, đó là nhìn nhận những anh chị em Kitô hữu khác thực sự là anh chị em của chúng ta trong Chúa Kitô. Chúng ta là anh chị em của nhau. Người nào đó có thể nói cùng anh chị em rằng: "Thế nhưng họ là người Tin lành, họ là người Chính Thống giáo...". Đúng thế, nhưng chúng ta đều là anh chị em trong Chúa Kitô. Đó không phải là một tác hành quảng đại một chiều, vì khi chúng ta tiếp đãi các Kitô hữu khác, là chúng ta đón nhận họ như là một tặng vật được trao cho chúng ta. Như cư dân Malta - những cư dân Malta tốt lành ấy - chúng ta được bù đắp, vì chúng ta nhận được những gì Thánh Linh đã gieo nơi những người anh chị em này của chúng ta, và điều ấy đã trở thành một tặng ân cho cả chúng ta nữa, vì Thánh Linh cũng gieo rắc ân sủng của Ngài ở khắp mọi nơi. Việc đón nhận Kitô hữu thuộc truyền thông khác, trước hết, nghĩa là chứng tỏ tình yêu của Thiên Chúa đối với họ, vì đều là con cái của Thiên Chúa - anh chị em của chúng ta -, hơn thế nữa, có nghĩa là lãnh nhận những gì Thiên Chúa đã làm trong đời sống của họLòng hiếu khách đại kết đòi chúng ta cần phải biết tỏ ra sẵn sàng lắng nghe người khác, chú trọng tới những diễn tiến đức tin của riêng họ, cũng như diễn tiến nơi cộng đoàn đức tin của họ theo một truyền thống khác, khác với truyền thống của chúng ta. Lòng hiếu khách đại kết bao gồm cả ước vọng muốn có được trải nghiệm mà các Kitô hữu khác có được về Thiên Chúa, và mong được lãnh nhận các tặng ân thiêng liêng xuất phát từ đó. Đó là một ân ban; việc khám phá như thế là một tặng ân. Tôi nghĩ về quá khứ, về quê hương của tôi chẳng hạn. Khi có một số anh chị em thừa sai Tin Lành xuất hiện, thì một nhóm nhỏ Công giáo kéo nhau đến đốt lều của họ. Không thể chấp nhận được điều này; đó không phải là Kitô hữu. Chúng ta là anh chị em, tất cả chúng ta đều là anh chị em, và chúng ta cần phải tỏ lòng hiếu khách với nhau.

    Hôm nay đây, vùng biển mà Thánh Phaolô cùng với phái đoàn hải hành của ngài đã bị đắm tầu lại trở nên một nơi nguy hiểm cho sự sống của các thành phần hải hành khác. Trên khắp thế giới, thành phần di dân nam nữ đang phải đương đầu với các cuộc hành trình liều lĩnh để thoát khỏi bạo lực, thoát khỏi chiến tranh, thoát khỏi nghèo khổ. Như Thánh Phaolô và phái đoàn hải hành của ngài, họ cảm thấy tính chất dửng dưng lãnh đạm, lòng hận thù của sa mạc, của sông ngòi, của biển khơi... Rất nhiều lần họ đã không được phép lên bờ ở các hải cảng. Thế nhưng, bất hạnh thay, đôi khi họ lại gặp phải chính lòng thù hận còn tệ hại hơn nữa của con người; những tay tội ác buôn người khai thác họ: vào hôm nay đây! Có một số nhà cai trị đối xử với họ như là những con số và như là một mối đe dọa: vào hôm nay đây! Đôi khi thái độ bất thiện cảm đã loại trừ họ như là một cơn sóng xô họ trở về với những gì là nghèo khổ hay nguy hiểm mà họ đã muốn thoát ly.

    Là Kitô hữu, chúng ta cần phải cùng nhau hoạt động để chứng tỏ cho những người di dân thấy được tình yêu thương của Thiên Chúa do Chúa Giêsu Kitô mạc khải cho thấy. Chúng ta có thể và cần phải minh chứng chẳng những không hận thù và lãnh đạm, mà hết mọi người đều quí báu trước nhan Thiên Chúa và được Ngài yêu thương. Những thứ chia rẽ vẫn còn tồn tại giữa chúng ta là những gì cản trở chúng ta không thể trở thành một dấu chỉ trọn vẹn về tình yêu thương của Thiên Chúa. Việc cùng nhau hoạt động để sống lòng hiếu khách đại kết này, nhất là đối với những ai sống đời dễ bị tổn thương hơn, sẽ làm cho tất cả Kitô hữu chúng ta - Tin lành, Chính thống, Công giáo, tất cả Kitô hữu - trở thành những con người tốt đẹp hơn, thành những người môn đệ tốt lành hơn, và thành một dân Kitô giáo hiệp nhất hơn. Cuối cùng nó sẽ mang chúng ta đến gần hơn với mối hiệp nhất hơn là những gì Thiên Chúa mong muốn nơi chúng ta.

    (Sau bài giáo lý, ĐTC ngỏ lời chào các phái đoàn hành hương, trong đó ngài hướng về các quốc gia thuộc vùng viễn đông với lời chúc tết như sau:)

    Ngày 25/1 tới đây, ở vùng Viễn Đông cũng như ở các vùng khác trên thế giới, hằng triệu triệu con người nam nữ sẽ cử hành Tân Niên Âm Lịch. Tôi xin gửi đến họ lời chào nồng ấm của tôi, nhất là chúc cho các gia đình của họ được trở thành nơi giáo dục về các nhân đức của lòng hiếu khách, của sự khôn ngoan, của lòng tôn trọng hết mọi người, và việc sống hòa hợp với thiên nhiên tạo vật.

     

    https://zenit.org/articles/general-audience-on-week-of-prayer-for-christian-unity-they-showed-us-unusual-kindness-acts-28-2/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - PHÁNH PHAOLO TRỞ LẠI

  •  
    Tinh Cao - Jan 24 at 5:40 PM
     
    CÙNG*T THAM DỰ BỮA TIỆC LỜI CHÚA
                         *TÔI ĂN - NHAI VÀ NUỐT LỜI CHÚA*
    ĐỂ LÀ TẤM BÁNH BẺ RA CHO ANH EM NHƯ CHÚA ĐÃ LÀM
     

    Ngày 25 tháng 1

    Lễ Thánh Phaolô, Tông Đồ trở lại

    (Lễ kính)

     

    Bài Ðọc I: Cv 22, 3-16

    "Kêu danh thánh Chúa, tôi chỗi dậy".

    Bài trích sách Tông đồ Công vụ.

    Ngày ấy, Phaolô nói với dân chúng: "Tôi là người Do-thái, sinh tại Tarsê xứ Cilicia, đã được nuôi nấng trong thành này, đã được đào tạo theo chân lý lề luật cha ông dưới chân ông Gamaliêl. Tôi nhiệt thành với lề luật cũng như hết thảy quý vị hôm nay. Tôi đã bắt bớ giết chóc đạo này, xiềng xích và bỏ tù cả đàn ông lẫn đàn bà. Như thầy thượng tế và toàn thể hội đồng kỳ lão đã làm chứng điều đó. Các ngài đã trao cho tôi chứng minh thư để tôi đến kiếm anh em ở Ðamas, bắt trói họ và điệu về Giêrusalem để trừng phạt.

    Xảy đến lúc đó khoảng trưa, tôi đang trên đường gần đến Ðamas, thình lình một luồng ánh sáng chan hoà từ trời chói rạng quanh tôi. Tôi ngã xuống đất và nghe tiếng phán bảo tôi: "Saolô, Saolô, sao ngươi bắt bớ Ta?" Tôi đáp: "Thưa Ngài, Ngài là ai?" Người trả lời: "Ta là Giêsu Nadarét mà ngươi đang bắt bớ". Và những người cùng ở đó với tôi lúc ấy, cũng thấy ánh sáng, nhưng không nghe tiếng Ðấng nói với tôi. Tôi hỏi: "Lạy Chúa, con phải làm gì?" Chúa liền nói với tôi: "Hãy chỗi dậy, vào thành Ðamas, ở đó sẽ nói cho ngươi tất cả những gì ngươi phải làm". Nhưng vì ánh sáng chói loà kia, tôi không còn thấy được, nên các bạn tôi cầm tay dẫn tôi vào thành Ðamas. Có một người kia tên là Anania, người đạo đức, sống theo Lề luật, và được mọi người Do-thái ở đó kính phục, đến tìm tôi và đứng gần tôi mà nói: "Hỡi anh Saolô, anh hãy nhìn!" Ngay lúc đó tôi nhìn thấy ông.

    Và ông nói: "Thiên Chúa cha ông chúng ta đã tiền định cho anh biết thánh ý Người, thấy Ðấng Công Chính và nghe tiếng Người nói. Vậy anh phải làm chứng cho Người trước mặt mọi người về điều anh đã thấy và đã nghe. Và bây giờ, anh còn chần chừ gì nữa? Hãy chỗi dậy và cầu khẩn danh Người mà chịu thanh tẩy và gột rửa mình cho sạch tội lỗi".

    Ðó là lời Chúa.

     

     

     

    Image result for acts 22, 3-16

     

    2. Hoặc: Cv 9, 1-22

    "Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?"

    Bài trích sách Tông đồ Công vụ.

    Trong những ngày ấy, Saolô còn mải say mê hăm doạ giết các môn đồ Chúa. Ông đến thượng tế, xin chứng minh thư gởi đến hội đường ở Ðamas, để nếu gặp ai theo đạo ấy, bất luận nam nữ, ông bắt trói đem về Giêrusalem.

    Ðang khi đi đường, lúc đến gần Ðamas, bỗng nhiên một luồng ánh sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông, ông ngã xuống đất và nghe tiếng phán rằng: "Saolô, Saolô, sao ngươi bắt bớ Ta?" Ông thưa: "Lạy Ngài, Ngài là ai?" Chúa đáp: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ; giơ chân đạp mũi nhọn thì khổ cho ngươi". Saolô run sợ và kinh hoàng hỏi rằng: "Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?" Chúa phán: "Hãy chỗi dậy, vào thành, và ở đó người ta sẽ nói cho ngươi phải làm gì". Những kẻ đồng hành với ông đứng lại, hoảng hốt; họ nghe rõ tiếng mà không thấy ai. Saolô chỗi dậy khỏi đất, mắt ông vẫn mở mà không trông thấy gì. Người ta cầm tay dẫn ông vào thành Ðamas; ông ở lại đấy ba ngày mà không thấy, không ăn, cũng không uống.

    Bấy giờ ở Ðamas, có một môn đồ tên là Anania; trong một thị kiến, Chúa gọi ông rằng: "Anania". Ông thưa: "Lạy Chúa, này con đây". Chúa phán: "Hãy chỗi dậy và đến phố kia gọi là phố "Thẳng", và tìm tại nhà Giuđa một người tên Saolô, quê ở Tarsê; nó đang cầu nguyện". (Saolô cũng thấy một người tên Anania bước vào, và đặt tay trên ông để ông được sáng mắt). Anania thưa: "Lạy Chúa, con đã nghe nhiều người nói về người này rằng: ông đã gây nhiều tai ác cho các thánh của Chúa tại Giêrusalem; tại đây, ông đã được các thượng tế cho phép bắt trói tất cả những ai kêu cầu danh Chúa". Nhưng Chúa phán: "Cứ đi, vì người này là lợi khí Ta đã chọn, để mang danh Ta đến trước dân ngoại, vua quan và con cái Israel. Ta sẽ tỏ cho nó biết phải chịu nhiều đau khổ vì danh Ta".

    Anania ra đi, bước vào nhà, và đặt tay trên Saolô mà nói: "Anh Saolô, Chúa Giêsu, Ðấng hiện ra với anh trên đường đi đến đây, sai tôi đến cùng anh, để anh được thấy và được tràn đầy Thánh Thần. Tức thì có thứ gì như những cái vảy rơi khỏi mắt ông, và ông được sáng mắt.

    Ông chỗi dậy chịu phép rửa, và sau khi ăn uống, ông được lại sức, ông ở lại ít ngày cùng với các môn đồ thành Ðamas. Và lập tức ông rao giảng trong các hội đường rằng Ðức Giêsu là Con Thiên Chúa. Mọi người nghe rao giảng đều kinh ngạc và nói rằng: "Há chẳng phải ông này đã bách hại những người đã cầu khẩn danh ấy tại Giêrusalem, và cũng đã tới đây mà truy nã họ để điệu họ về cho các thượng tế sao?"

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 116, 1. 2

    Ðáp: Hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp thế gian (Mc 16, 15).

    Xướng: 1) Toàn thể chư dân, hãy ngợi khen Chúa! Hết thảy các nước, hãy chúc tụng Người! - Ðáp.

    2) Vì tình thương Chúa dành cho chúng ta thực là mãnh liệt. và lòng trung thành của Chúa tồn tại muôn đời. - Ðáp.

     

    Alleluia: Ga 15, 16

    Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Ta đã chọn các con giữa thế gian, hầu để các con đi và mang lại hoa trái, để hoa trái các con tồn tại". - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mc 16, 15-18

    "Các con hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp thế gian".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

    Khi ấy, Chúa Giêsu (hiện ra với mười một môn đệ và) nói: "Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa, thì sẽ được cứu độ; ai không tin, sẽ bị luận phạt. Và đây là những dấu lạ đi theo những người đã tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ quỷ, nói các thứ tiếng lạ, cầm rắn trong tay, và nếu uống phải chất độc thì cũng không bị hại; họ đặt tay trên những người bệnh, và bệnh nhân được lành mạnh".

    Ðó là lời Chúa.

     

    LeThanhPhaoloTroLai-2.mp3 (25/1)  

     

    Xin đọc 2 bài của ĐTC Biển Đức XVI về Thánh Phaolô Tông Đồ ở 2 cái links sau đây:


    Thánh Phaolô: Tiểu Sử

    Thánh Phaolô: Trở Lại

     

    Riêng Việt Nam và ở các quốc gia cử hành Tân Niên, 

    Lễ Thánh Phaolô trở lại 25/1 ở bậc lễ kính có thể được thay thế bằng việc cử hành Lễ Đầu Năm như phần PVLC dưới đây:

     

     

    C. Thánh Lễ Minh Niên

    (Cầu bình an cho Năm Mới)

     

    Bài Ðọc I: Gen 1,14-18

    "Những vật sáng hãy trở thành dấu chỉ thời gian, ngày và năm tháng".

    Bài trích sách Sáng Thế.

    Thiên Chúa còn phán: "Hãy có những vật sáng trên vòm trời và hãy phân chia ngày và đêm, và trở thành dấu chỉ thời gian, ngày và năm tháng, để soi sáng trên vòm trời và giãi sáng mặt đất". Và đã xảy ra như vậy. Thiên Chúa đã làm nên hai vầng sáng lớn: Vầng sáng lớn hơn làm chủ ban ngày, và vầng sáng nhỏ hơn làm chủ ban đêm. Và Ngài cũng làm nên các tinh tú. Thiên Chúa đặt chúng trên vòm trời để soi sáng trên mặt đất và làm chủ ngày đêm, và phân chia ánh sáng với tối tăm. Thiên Chúa thấy tốt đẹp.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 48, 2-3. 6-7. 8-10. 11. 17-18

    Ðáp: Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. (Mt 5, 3)

    Hoặc Ðáp: Tiên vàn các con hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người. (Mt 6, 33a)

    Xướng: 1) Hỡi các dân, xin nghe lấy chuyện nầy, xin hãy lắng tai, hết thảy những ai cư ngụ địa cầu, người phận nhỏ cũng như người quyền thế, kẻ giàu sang cũng như kẻ cơ bần! - Ðáp.

    2) Tại sao tôi phải kinh hãi trong ngày tai họa, khi ác tâm quân thù mưu hại bao bọc quanh tôi? Bọn người nầy tin cậy vào tài sản, chúng tự hào bì có bạc vạn tiền muôn? - Ðáp.

    3) Nhưng thực ra không ai tự cứu được bản thân, cũng không ai dâng được lên Chúa giá tiền chuộc mạng. Giá chuộc mạng quá đắt, không bao giờ người ta có đủ, hầu mong sống mãi đời đời, không phải nhìn coi sự chết. - Ðáp.

    4) Bởi lẽ người ta thấy chết cả những người khôn, đứa dại đứa ngu cũng đều phải chết, để lại cho người khác tài sản của mình. - Ðáp.

    5) Ðừng e ngại khi thấy ai giàu có, khi thấy tài sản nhà họ gia tăng; bởi lúc lâm chung, họ chẳng mang theo gì hết, và tài sản cũng không cùng họ chui xuống nấm mồ. - Ðáp.

    - - - - - - - - - - - -

    Hoặc: Tv 89, 2. 3-4. 5-6. 12-13. 14. 16

    Ðáp: Lạy Chúa, xin Ngài củng cố sự nghiệp tay chúng tôi làm ra. (17c)

    Xướng 1) Ôi Thiên Chúa, trước khi núi non sinh đẻ, trước khi địa cầu và vũ trụ nở ra, tự thuở nầy qua thuở kia, vẫn có Ngài. - Ðáp.

    2) Thực ngàn năm ở trước thiên nhan, tựa hồ như ngày hôm qua đã khuất, như một đêm thức giấc cầm canh. Chúa khiến con người trở về bụi đất, Ngài phán: "Hãy trở về gốc, hỡi con người". - Ðáp.

    3) Chúa khiến họ trôi đi, họ như kẻ mơ màng buổi sáng, họ như cây cỏ mọc xanh tươi. Ban sáng cỏ nở hoa và xanh tốt, buổi chiều nó bị xén đi và nó héo khô. - Ðáp.

    4) Xin dạy chúng tôi biết đếm ngày giờ, để chúng tôi luyện được lòng trí khôn ngoan. Lạy Chúa, xin trở lại, chớ còn để tới bao giờ? xin tỏ lòng xót thương tôi tớ của Ngài. - Ðáp.

    5) Xin cho chúng tôi sớm được no phỉ ân tình của Chúa, để chúng tôi mừng rỡ hân hoan trọn đời sống chúng tôi. Xin cho các bầy tôi nhìn thấy sự nghiệp của Chúa, và cho con cháu họ được thấy vinh quang Ngài. - Ðáp.

     

    Jac 4,13b-15

    "Anh em đâu có biết ngày mai sẽ ra sao".

    Bài trích thơ của Thánh Giacôbê Tông đồ.

    Anh em thân mến, bây giờ anh em nói: "Hôm nay hoặc ngày mai chúng tôi sẽ đến một thành nọ, rồi ở lại đó một năm mà buôn bán kiếm lời". Nhưng anh em đâu có biết ngày mai sẽ ra sao. Bởi vì đời sống anh em là cái gì? Là một chút hơi nước xuất hiện trong giây lát, rồi biến đi. Lẽ ra anh em phải nói rằng: "Nếu Chúa muốn, và nếu chúng tôi còn sống, chúng tôi sẽ làm điều nầy điều kia".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Alleluia và Câu Xướng Trước Phúc Âm: Chron 29, 10. 11b

    (Mùa Chay: bỏ Alleluia)

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa là Thiên Chúa Israel tổ phụ chúng tôi, Chúa đáng chúc tụng; mọi tạo vật trên trời dưới đất đều là của Chúa. - Alleluia.

    Hoặc đọc: 

    Alleluia, alleluia! - Trải qua mọi ngày, chúng tôi chúc tụng Chúa; và chúng tôi ca ngợi danh Chúa tới muôn đời. - Alleluia.

     

    Mt 6,25-34

    "Các con chớ áy náy lo lắng về ngày mai".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy bảo các con. Chớ áy náy lo lắng cho mạng sống mình: lấy gì ăn; hay cho thân xác các con: lấy gì mà mặc. Nào mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc sao? Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng. Nào các con không hơn chúng sao? Nào có ai trong các con lo lắng áy náy mà có thể làm cho mình cao thêm một gang được ư? Còn về áo mặc, các con lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng coi chúng mọc lên thế nào? Chúng không làm lụng, không canh cửi. Nhưng Thầy nói với các con rằng: Ngay cả Salomon trong tất cả vinh quang của ông, cũng không phục sức được bằng một trong những đóa hoa đó. Vậy nếu hoa cỏ đồng nội, nay còn, mai bị ném vào lò lửa, mà còn được Thiên Chúa mặc cho như thế, huống chi là các con, hỡi những kẻ kém lòng tin? Vậy các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng: "Chúng ta sẽ ăn gì, uống gì, hoặc sẽ lấy gì mà mặc?" Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó. Nhưng cha các con biết rõ các con cần đến những điều đó. Tiên vàn các con hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó Người sẽ ban thêm cho các con. Vậy các con chớ áy náy lo lắng về ngày mai, vì ngày mai sẽ lo cho ngày mai. Ngày nào có sự khốn khổ của ngày ấy".

     

    Ðó là lời Chúa.

    LeDauNamAmLich.mp3  

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAChZeFiYk-LfaYwRYPDjwYZ%2BrBoRMj94PJAKw4Vij%2BCGYs2cwA%40mail.gmail.com.
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - TINH THẦN TRUYỀN GIÁO

Tinh thần truyền giáo trên giường bệnh của thiếu nữ 15 tuổi, Natalys Vidal Menéndez

Tinh thần truyền giáo luôn có ở nơi Natalys

Sinh tại Cuba, Natalys Vidal Menéndez qua đời vì một khối u não khi chỉ mới tròn 15 tuổi. Một cuộc đời ngắn ngủi nhưng không vì thế ngăn cản Natalys thực hiện ước mơ truyền giáo như Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, vị thánh mà Natalys yêu mến và quyết tâm học theo mẫu gương sống đời truyền giáo âm thầm trong bốn bức tường của đan viện Cát Minh.

Không cần phải đi khắp thế nơi trên thế giới để đóng góp cho công cuộc truyền giáo của Giáo hội. Từ sâu thẳm của một tâm hồn nữ tu dòng Kín Cát Minh, Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã chứng minh điều đó với cả thế giới. Vì luật dòng, vì không đủ sức khỏe để đi xa, tu sĩ trẻ Cát Minh đã dành trọn cuộc đời, cùng với đau khổ do bệnh tật và cầu nguyện dâng hiến tất cả cho các nhà truyền giáo.

Từ nơi vị thánh vĩ đại người Pháp, thiếu nữ người Cuba, Natalys Vidal Menéndez dường như đã học được mọi thứ. Noi gương Thánh Têrêsa, từ khi còn rất nhỏ, Natalys đã có một khát khao cháy bỏng, muốn cống hiến hết mình cho công cuộc loan báo Tin Mừng. Tuy nhiên, môi trường sống của cô không giống thành phố Lisieux, quê hương của thánh nữ Têrêsa. Sinh ra trong một gia đình vô thần, vùng đất cộng sản, Natalys biết Chúa nhân một lần đi qua một con hẻm gần nhà, và vì tò mò cô đẩy cửa của một nhà nguyện nhỏ nằm trên con hẻm này. Tại nhà nguyện này, Chúa đã mời gọi Natalys, trở thành Kitô hữu. Đáp lại lời mời gọi của Chúa, cô trở thành Kitô hữu. Đức tin của cô bắt đầu được lớn lên, cô dành trọn thời gian rảnh rỗi để đọc Kinh thánh, điều này khiến cha mẹ cô sợ hãi lo lắng cho số phận của cô. Và cha mẹ càng lo lắng hơn nữa, khi cô báo cho mẹ ước muốn trở thành một nữ tu, mẹ cô nói cô bị điên.

Tuy nhiên, cô gái bé nhỏ nhưng với tính cách mạnh mẽ này không có thời gian để nản trí. Từ khi Hội Nhi đồng Truyền giáo ra đời ở Cuba, Natalys đã hăng say tham gia vào tổ chức này. Vào những năm 1990, tự do nói về Chúa vẫn còn nguy hiểm ở đất nước này và ký ức tập thể vẫn còn ghi dấu nơi các tín hữu bị gửi đến các trại lao động vì đã tuyên xưng đức tin. Natalys không hề sợ hãi, cô chia sẻ cho mọi người sống gần bên một cách đơn giản về Lời Chúa đã nuôi dưỡng cô như thế nào.

Tuy nhiên, căn bệnh u não đã ngăn cản sức năng động tươi trẻ của Natalys. Nhưng cũng chính vào thời điểm đó, Natalys đã biết rõ cuộc đời và sự thánh thiện của Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Noi gương thánh nữ, Natalys bắt đầu ngoan ngoãn thực hành những bài học từ ngôi trường đan viện Cát Minh này. Nếu từ bốn bức tường Nhà Kín, Thánh Têrêsa đã thay đổi thế giới, thì không có gì ngăn cản Natalys làm điều tương tự từ giường bệnh. Từ gường bệnh cô thực hành những lời khuyên của Thánh Têrêsa. Cô mơ một giấc mơ rất cụ thể đó là: Hội Nhi đồng Truyền giáo có thể được thiết lập trong tất cả Giáo phận của Cuba. Với lòng tín thác, cô dâng mọi đau khổ cho sứ vụ “Hội Nhi đồng Truyền giáo có mặt khắp mọi nơi ở Cuba”. Cô hăng say lặp lại lời này với người bạn Felito, người giáo dân đã khởi xướng hoạt động này tại đất nước của Fidel Castro.

Vào ngày 02 tháng 7 năm 1995, thiếu nữ trẻ đã qua đời trong bình an khi chưa tròn 16 tuổi. Hoa trái của một mùa xuân truyền giáo mới đã nở hoa từ đời sống cầu nguyện và hy sinh của nhà truyền giáo âm thầm: Hội Nhi đồng Truyền giáo Cuba nhận được hàng chục lá thư từ các giám mục mong muốn tổ chức này được thành lập trong các giáo phận.

Trong gia đình, cuộc đời ngắn ngủi của Natalys cũng đã gây ảnh hưởng mạnh và đem lại hoa trái: cha mẹ cô đã trở thành Kitô hữu và người anh đã chọn trở thành linh mục. “Cầu nguyện là linh hồn của công cuộc loan báo Tin Mừng”, ĐTC Phanxicô đã nói như vậy vào Ngày Thế giới Truyền giáo. Không nghi ngờ gì nữa, cuộc sống của thiếu nữ Cuba có tinh thần truyền giáo của thánhTêrêsa Hài Đồng Giêsu làm chứng cho điều này.

Vatican News

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts