9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - TĨNH CAO - LỄ THÁNH GIUSE

  •  
    Tinh Cao
    Wed, Mar 18 at 2:51 PM
     
     

    Ngày 19 tháng 3

    Lễ Thánh Cả Giuse

    BẠN VÀ TÔI  CÙNG THAM DỰ TIỆC LỜI CHÚA

     

    Bài Ðọc I: 2 Sm 7, 4-5a. 12-14a. 16

    "Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu của Ðavít, tổ phụ Người".

    Trích sách Samuel quyển thứ hai.

    Trong những ngày ấy, Chúa phán cùng Nathan rằng: "Hãy đi nói với Ðavít tôi tớ Ta rằng: Khi ngày của ngươi đã viên mãn, ngươi sẽ yên nghỉ với các tổ phụ ngươi; sau đó, Ta sẽ cho miêu duệ ngươi lên kế vị và Ta sẽ làm cho triều đại người được vững bền. Chính người sẽ xây cất một ngôi nhà để kính danh Ta, và Ta sẽ làm cho ngôi báu triều đại người được củng cố đến muôn đời. Ta sẽ là Cha của người, và người sẽ là con Ta. Nhà của ngươi và triều đại của ngươi sẽ vững chắc đến muôn đời trước mặt Ta, ngôi báu ngươi sẽ vững bền mãi mãi".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 88, 2-3. 4-5. 27 và 29

    Ðáp: Miêu duệ người tồn tại đến muôn đời (c. 37).

    Xướng: 1) Tôi sẽ ca ngợi tình thương của Chúa tới muôn đời; qua mọi thế hệ, miệng tôi loan truyền lòng trung thành Chúa. Vì Ngài đã phán: "Tình thương của Ta đứng vững muôn đời"; trên cõi trời cao, Ngài thiết lập lòng trung tín. - Ðáp.

    2) Ta đã ký minh ước cùng người ta tuyển lựa, Ta đã thề cùng Ðavít là tôi tớ của Ta rằng: "Cho tới muôn đời Ta bảo tồn miêu duệ của ngươi, và Ta thiết lập ngai báu ngươi qua muôn thế hệ". - Ðáp.

    3) Chính người sẽ thưa cùng Ta: "Chúa là Cha con, và Thiên Chúa là Ðá Tảng cứu độ của con". Ðời đời Ta sẽ dành cho người lòng sủng ái, và lời ước Ta ký với người sẽ được mãi mãi duy trì. - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: Rm 4, 13. 16-18. 22

    "Mặc dầu tuyệt vọng, ông vẫn tin".

    Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

    Anh em thân mến, không phải nhờ lề luật mới có lời hứa ban cho Abraham hay dòng dõi của ông trở nên kẻ thừa kế thế gian, nhưng là nhờ sự công chính của đức tin. Vì thế, do đức tin, được coi như là theo ân sủng, lời hứa cho mọi dòng dõi được vững bền, không phải chỉ cho kẻ sinh bởi lề luật, mà còn cho kẻ sinh bởi đức tin của Abraham, tổ phụ của mọi người chúng ta, (như có lời chép rằng: Ta đã đặt ngươi làm cha nhiều dân tộc) trước mặt Thiên Chúa, Ðấng ông đã tin, Ðấng cho kẻ chết sống lại, và kêu gọi cái không có như có. Mặc dầu tuyệt vọng, ông vẫn tin rằng mình sẽ trở thành cha nhiều dân tộc, như có lời đã phán với ông rằng: "Dòng dõi ngươi sẽ như thế". Vì vậy, ông đã được kể như sự công chính.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Câu Xướng Trước Phúc Âm: Tv 83, 5

    (Mùa Chay: bỏ Alleluia)

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, phúc cho những ai ngụ nơi nhà Chúa, họ sẽ khen ngợi Chúa đến muôn đời. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mt 1, 16. 18-21. 24a

    "Giuse đã thực hiện như lời Thiên thần Chúa truyền".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Giacóp sinh Giuse là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Ðức Kitô. Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, nên định tâm lìa bỏ bà cách kín đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy, thì Thiên thần hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo: "Hỡi Giuse con vua Ðavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình, vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; bà sẽ sinh hạ một con trai mà ông đặt tên là Giêsu: vì chính Người sẽ cứu dân mình khỏi tội". Khi tỉnh dậy, Giuse đã thực hiện như lời Thiên thần Chúa truyền.

    Ðó là lời Chúa.

    - - - - - - - -  - - - - - - 

    Hoặc: Lc 2, 41-51a

    "Kìa cha Con và mẹ đây đã đau khổ tìm Con".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Hằng năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Lúc bấy giờ Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cha mẹ Người đã lên Giêrusalem, theo tục lệ mừng ngày lễ Vượt Qua. Và khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai ông bà ra về, trẻ Giêsu đã ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. Tưởng rằng Người ở trong nhóm các khách đồng hành, hai ông bà đi được một ngày đàng, mới tìm kiếm Người trong nhóm bà con và những kẻ quen biết. Nhưng không gặp thấy Người, nên hai ông bà trở lại Giêrusalem để tìm Người.

    Sau ba ngày, hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi các ông. Tất cả những ai nghe Người nói, đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết và những câu Người đáp lại. Nhìn thấy Người, hai ông bà ngạc nhiên, và mẹ Người bảo Người rằng: "Con ơi, sao Con làm cho chúng ta như thế? Kìa cha Con và mẹ đây đã đau khổ tìm Con". Người thưa với hai ông bà rằng: "Mà tại sao cha mẹ tìm con? Cha mẹ không biết rằng con phải lo công việc của Cha con ư?" Nhưng hai ông bà không hiểu lời Người nói. Bấy giờ Người theo hai ông bà trở về Nadarét, và Người vâng phục hai ông bà.

    Ðó là lời Chúa.

     

     
     

    MẸ MARIA VÀ THÁNH GIUSE SỐNG TẶNG ÂN ĐỒNG TRINH

     

    1- Khi tỏ cho thấy Mẹ Maria như là một “trinh nữ”, Phúc Âm Thánh Luca còn thêm rằng Mẹ đã “được đính hôn với một người tên là Giuse thuộc giòng dõi Đavít” (Lk 1:27). Hai chi tiết này thoạt tiên chúng ta thấy có vẻ mâu thuẫn với nhau. 

    Cần phải để ý là tiếng Hy Lạp được dùng trong đoạn văn này không có ý nói đến trường hợp của một người phụ nữ đã có hôn ước và vì thế đang sống đời sống hôn nhân, mà là đến trường hợp của một người đính hôn. Tuy nhiên, không giống như những gì xẩy ra nơi các nền văn hóa tân tiến, tục lệ Do Thái xưa kia về việc đính hôn đã công nhận đó là một khế ước và bình thường đã có giá trị vĩnh viễn, tức là nó đã thực sự đưa con người đính ước vào đời sống hôn nhân, cho dù cuộc hôn nhân hoàn tất chỉ khi nào người nam đem người nữ về nhà mình.  

    Như thế, vào thời điểm Truyền Tin, Mẹ Maria đã ở trong tình trạng của một người đính hôn. Chúng ta có thể tự nghĩ là tại sao Mẹ lại chấp nhận đính hôn, vì Mẹ đã có ý định vĩnh viễn giữ mình đồng trinh cơ mà. Thánh Luca đã biết được vấn đề này, nhưng vẫn ghi lại sự kiện ấy mà không có một lời giải thích nào cả. Sự kiện mà vị Thánh Ký, trong khi nhấn mạnh đến chủ ý giữ mình đồng trinh của Mẹ Maria, đồng thời lại cho thấy Mẹ là hôn thê của Thánh Giuse, đã là một dấu chứng có tính cách khả tín của lịch sử về hai phần của sự kiện này. 

    2- Chúng ta có thể cho rằng, vào lúc đính hôn của mình, Thánh Giuse và Mẹ Maria đã biết được dự định của nhau trong việc muốn sống đời trinh khiết. Vả lại, Chúa Thánh Thần, Đấng đã soi động cho Mẹ Maria có ý muốn giữ mình đồng trinh là tình trạng liên quan đến mầu nhiệm Nhập Thể, cũng là Đấng muốn Thánh Giuse thuộc về một đời sống gia đình xứng hợp với việc tăng trưởng của Con Trẻ, cũng rất có thể đã gợi lên lên nơi Thánh Giuse tư tưởng giữ mình đồng trinh nữa.  

    Thiên thần Chúa đã hiện ra trong giấc mộng mà bảo ngài rằng: “Hỡi Giuse, con Đavít, đừng sợ nhận Maria làm vợ, vì người đã thụ thai bởi Chúa Thánh Thần” (Mt 1:20). Như thế là ngài đã nhận được lời xác nhận cho thấy rằng ngài đã được kêu gọi để sống cuộc sống hôn nhân của mình một cách hoàn toàn đặc biệt. Qua việc hiệp thông trinh khiết với một người nữ được chọn sinh ra Chúa Giêsu như thế, Thiên Chúa muốn kêu gọi thánh nhân hãy cộng tác vào việc thực hiện dự án cứu độ của Ngài. 

    Loại hôn nhân Chúa Thánh Thần đã kết hợp Mẹ Maria và Thánh Giuse lại với nhau chỉ có thể hiểu được trong tương quan với dự án cứu độ cũng như với một linh đạo cao vời. Sự kiện hiện thực cụ thể của mầu nhiệm Nhập Thể đòi phải có một cuộc hạ sinh trinh khiết vẹn tuyền, một cuộc hạ sinh làm nổi bật tính cách của một người con thần linh, và đồng thời cũng cần đến một gia đình có thể đáp ứng với việc phát triển bình thường nhân cách của Con Trẻ. 

    Thật vậy, đối với việc đóng góp của mình vào mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời, Thánh Giuse và Mẹ Maria đã được ơn sống cùng một lúc vừa đặc sủng đồng trinh lẫn tặng ân hôn nhân. Mối hiệp thông của Mẹ Maria và Thánh Giuse trong mối tình yêu trinh khiết, mặc dù là một trường hợp đặc biệt liên hệ đến việc hiện thực cụ thể mầu nhiệm Nhập Thể, cũng là một cuộc hôn nhân thực sự (x Tông Huấn Redemptoris Custos, 7). 

    Cái khó khăn trong việc chấp nhận mầu nhiệm hiệp thông phu phụ cao cả này của các vị đã làm cho một số, từ thế kỷ thứ hai, cho rằng Thánh Giuse đã già lão và coi ngài như vị bảo hộ của Mẹ hơn là hôn phu của Mẹ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp lại cho rằng ngài không phải là một ông già vào lúc ấy, song sự trọn lành nội tâm của ngài, hoa trái của ân sủng, đã khiến ngài sống tương quan vợ chồng với Mẹ Maria bằng một mối tình trinh khiết. 

    3- Việc Thánh Giuse cộng tác vào mầu nhiệm Nhập Thể cũng bao gồm cả việc thực thi vai trò làm cha của Chúa Giêsu nữa. Vị thiên thần đã công nhận phận vụ này của ngài khi hiện ra trong giấc mộng và xin ngài đặt tên cho Con Trẻ: “Người sẽ hạ sinh một con trai và ngươi sẽ đặt tên cho Ngài là Giêsu, vì Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi tội lỗi của họ” (Mt 1:21).  

    Trong khi không dính dáng đến vấn đề truyền sinh về thể lý, thì vai trò làm cha của Thánh Giuse lại là một điều có thực chứ không phải chỉ bề ngoài vậy thôi. Phân tích giữa một người làm cha và một người thụ thai, có một bản văn cổ nói về đức đồng trinh của Mẹ Maria, đó là De Margarita (ở thế kỷ thứ bốn), như thế này: “Việc Trinh Nữ và Thánh Giuse dấn thân chấp nhận vai trò làm chồng và làm vợ khiến ngài có thể được gọi bằng danh xưng (cha) này; tuy nhiên là một người cha không truyền sinh”. Như thế, Thánh Giuse đã thi hành vai trò làm cha của Chúa Giêsu, thi hành một thứ quyền bính được Đấng Cứu Chuộc tự nguyện “vâng phục” (Lk 2:51), thi hành việc góp phần vào tình trạng tăng trưởng của Người cũng như vào những chỉ dẫn cho Người trong nghề thợ mộc. 

    Kitô hữu luôn luôn nhìn nhận Thánh Giuse là một người đã sống hiệp thông thân tình với Mẹ Maria và Chúa Giêsu, họ cũng cho rằng cả trong giờ lâm chung, thánh nhân cũng được an ủi nơi sự hiện diện âu yếm của các ngài. Theo truyền thống Kitô hữu liên tục này, nhiều nơi đã tỏ lòng tôn sùng đặc biệt với Thánh Gia, cũng như với Thánh Giuse, Vị Bảo Hộ của Đấng Cứu Chuộc. Như mọi người đều biết, Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã phú thác toàn thể Giáo Hội cho việc bảo hộ của thánh nhân. 

    (ĐTC Gioan Phaolô II, Thứ Tư 21/8/1996,

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, trích dịch từ tuần san L’Osservatore Romano,

    ấn bản Anh ngữ ngày 28/8/1996) 


    Người Cha Nuôi Trung Thành và Là Vị Bảo Hộ

     

    (St. Bernardine of Siena, Sermo 2, de S. Joseph: Opera 7, 16. 27-30)

     

    Có một luật chung liên quan đến tất cả mọi ơn đặc biệt được ban cho bất cứ một người nào. Bất cứ khi nào dự án thần linh chọn ai ban cho một ân huệ đặc biệt nào đó, hay chấp nhận một ơn gọi cao cả nào đó, Thiên Chúa đều trang bị cho con người được tuyển chọn này tất cả những tặng ân của Thần Linh cần thiết cho việc hoàn thành công việc Ngài trao phó cho họ. 

     

    Luật chung này đặc biệt được chứng tỏ nơi trường hợp của Thánh Giuse, cha nuôi của Chúa và là phu quân của Nữ Vương thế giới chúng ta, vị nữ vương ngự trên các thần trời. Thánh nhân được Cha hằng hữu chọn làm vị bảo hộ và bảo vệ tín cẩn các kho tàng cao quí nhất của Ngài, tức là Người Con thần linh của Ngài và Maria, hiền thê của Thánh Giuse. Thánh nhân đã thực thi ơn gọi này hết mực trung thành cho đến khi Thiên Chúa cuối cùng đã lên tiếng gọi: Hỡi đầy tớ tốt lành và tín trung, hãy vào vui hưởng cùng Chủ của ngươi.

     

    Vậy thì Thánh Giuse đóng vai trò như thế nào trong toàn thể Giáo Hội Chúa Kitô? Thánh nhân chẳng phải là một con người được tuyển chọn và giành riêng hay sao? Nhờ thánh nhân, và, đúng thế, dưới thánh nhân, Chúa Kitô đã được đưa vào trần gian một cách xứng hợp và danh dự. Toàn thể Hội Thánh nợ ơn Vị Trinh Mẫu, vì nhờ Người Giáo Hội đã xứng đáng lãnh nhận Chúa Kitô. Thế nhưng, sau Mẹ, chúng ta chắc chắn phải đặc biệt nhớ ơn và tôn kính Thánh Giuse.

     

    Nơi thánh nhân, Cựu Ước đã được đúc kết một cách xứng hợp. Thánh nhân đã dẫn hàng ngũ tổ phụ và tiên tri cao quí đến chỗ trọn vẹn theo lời hứa. Những gì Thiên Chúa thiện hảo đã tuyên hứa với họ thì thánh nhân đã ôm giữ trong hai cánh tay của mình.

     

    Chúa Kitô thật sự bấy giờ đã không thể nào không tỏ ra mật thiết, tôn kính và trọng vọng đối với thánh nhân trên thế gian này, như một người con đối với cha mình vậy. Hơn nữa, chúng ta phải nói rằng, trên trời, Chúa Kitô làm trọn và hoàn trọn tất cả những gì Người đã ban phát ở Nazarét.

     

    Giờ đây chúng ta thấy được những lời triệu mời cuối cùng của Chúa thật là xứng hợp với trường hợp của Thánh Giuse: Hãy vào vui hưởng cùng Chủ của ngươi. Thật vậy, mặc dù niềm vui hoan hưởng hạnh phúc trường sinh ở trong linh hồn con người, nhưng Chúa vẫn thích nói cùng Giuse rằng: Hãy vào vui hưởng. Ý Ngài muốn nói là những lời đó ẩn chứa một ý nghĩa thiêng liêng bí nhiệm đối với chúng ta. Những lời ấy chẳng những cho chúng ta thấy con người thánh hảo này chiếm được một niềm vui nội tâm, mà còn là một niềm vui bao quanh thánh nhân và phủ ngợp thánh nhân nữa, như một vực thẳm khôn cùng.

     

    Lạy Thánh Giuse, xin hãy nhớ đến chúng tôi, và xin hãy cầu cùng dưỡng tử của mình cho chúng tôi. Ngài hãy xin vị hiền thê rất thánh của mình là Trinh Nữ Maria đoái thương nhìn đến chúng tôi, vì Người là mẹ của Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Amen.

     

    (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 1368-1369)

     

    Lời Nguyện Kinh Phụng Vụ Lễ Trọng Kính Thánh Giuse:

    Lạy Chúa, Chúa đã trao phó Đức Giêsu cho Thánh Cả Giuse, và Thánh nhân đã trung thành gìn giữ trong giai đoạn đầu của công trình cứu độ. Xin nhận lời Thánh nhân cầu thay nguyện giúp mà ban cho Giáo Hội biết luôn luôn cộng tác với Đức Giêsu, để hoàn tất công trình Người đã khởi đầu. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hợp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.

    (bản dịch của nhóm phiên dịch phụng vụ giờ kinh)

     

    Xin mời nghe chia sẻ về Thánh Giuse ở cái link audio mp3 dưới dây:

    LeThanhGiuse.mp3

     

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHoatS%2BdGv5y4SKQxnXDUudc-py_qbSUpGFk%3DKs9ipOBGA%40mail.gm
     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ- CHA BRIAN -3RD SUNDAY OF LENT-A

  •  
    Mo Nguyen
    Thu, Mar 12 at 9:06 PM
     
     

          THIRD SUNDAY OF LENT  - YEAR A - 15 MARCH 2020

     

    hinh.jpg

     

           Jesus Teaches a Samaritan Woman

     

                     DECIDING FOR LIFE: 3rd SUNDAY OF LENT A (John 4: 5 - 42)

     

    Decisions! Decisions! Decisions! Life is full of them. Many are not particularly important. Many are routine. But sometimes we sense a need deep inside us to make a decision that is different. One that is going to change our lives so much that life will never be the same again! We decide, e.g. to take our problem to a counsellor. We join a support group for help with an addiction. We accept an offer of friendship. We join a club. We meet someone special and fall in love. We answer an advertisement for a job that will take us interstate or overseas. We leave a higher paying job for one with more meaning or one in which we can be more helpful to others. We quit hanging out with friends whose standards and values are dragging us down. We sense a call from God to work for others as a church worker or a social worker.

     

    The change we need or want requires us to leave a lot behind, leave our comfort zones and alter our lifestyles. But the promise of better days ahead impels us to take this brand-new direction in our journey of life.

     

    We see this happening today with ‘the woman at the well’ who seemingly by chance, comes across Jesus resting at Jacob’s well in Samaria. It happens like this: - It is mid-day. Jesus is thirsty.  He is thirsting for water, but even more he is thirsty for a meaningful connection with this woman, generally considered by other Jews an alien and outsider. The story-teller does not give her a name because she represents every one of us. Her conversation with Jesus includes symbols and word-plays. Eventually he breaks through her sarcasm and her other defences and touches the guilty secrets of her life. After five husbands already, her current live-in lover is not her husband at all!

     

    His focus on her past life is not to hurt her but to expand her vision and offer her hope. She grasps that in the unexpected friendship this stranger is now offering her, something new and wonderful is happening. She understands that even in her messed-up life, God is getting involved and reaching out to her. So much so, that she cannot but ask herself: ‘Who is this man who is so different from all the others I’ve known? Why is he so different? Why is he so respectful? Why is he so attentive? Why is he so kind and caring? Is he perhaps greater than our father, Jacob? Could he possibly be a prophet with a message from God? Could he even be the Messiah, the Saviour, that God has promised us?’

     

    She is now the one who is thirsty. She is thirsting, she is longing, she is craving, to get to know him better. As they continue their conversation, she finds that Jesus is satisfying not only her thirst to know him better, but also her longing and determination to get a life, a brand-new life, a better life than ever before.

    It’s his interest in her, his words, his gestures, his whole attitude, together with the time and space he is giving her that’s making all the difference. He is as purifying, refreshing and invigorating to her as a stream of running water. She is sensing something of the truth spoken by St Paul in our Second Reading today: '... the love of God has been poured into our hearts by the Holy Spirit ... given to us'. She is sensing that Jesus loves her, and that God in Jesus loves her. At long last she has come to realize one thing for sure. Life will never be the same again because she, with her dignity restored by her encounter with Jesus her Saviour, will never be the same again.

     

    This is all so true that she decides that she cannot keep Jesus to herself. She feels compelled to bring others to him too. So, we find her running back to her village and shouting at the top of her voice to anyone and everyone who will listen, the good news about him. She blurts out: 'He just told me everything I’ve ever done.' Touched by her excitement and enthusiasm, the villagers beg Jesus to stay with them. He ends up staying two whole days. His words and presence make such a deep impression that they end up saying to the woman: 'Now we no longer believe because of what you have told us; we have heard him for ourselves and we know that he really is the saviour of the world.'

     

    Our story of ‘the woman at the well’ asks us to remember today all the ways we have experienced the presence of Jesus to us, and all the ways we have experienced his love for us. It asks us to consider how humble, kind, sensitive, understanding and forgiving he has been with us. It asks us in return to extend the firm hand of friendship and the over-flowing waters of mercy, compassion, acceptance, kindness and forgiveness, to all the people who come into our lives day after day. Family, friends, workmates, strangers, customers, clients, patients, students, anybody and everybody!

     

    This touching story of the goodness and kindness of Jesus goes with the words of our Responsorial Psalm today, 'if today you hear his voice, harden not your hearts'. So much so that we too will want to go to Jesus our Saviour in our Holy Communion with him today, and beg him to stay with us. To stay with us and be for ourselves and others that very same living, refreshing, life-giving water that he was to one truly blessed woman, known for evermore as ‘the woman at the well’!

     

    Fr Brian Gleeson

     

    Come to the Water – St. Louis Jesuits [OFFICIAL LYRIC VIDEO]:

    https://www.youtube.com/watch?v=Bhq7djsjDzc

     The Jacob's Well, where Jesus met the Samaritan woman

    https://www.youtube.com/watch?v=Ru_mXHjQc28

     

    hat.jpg

    Jacob’s Well in Samaria -- The Samaritan Woman at the Well:

    https://www.youtube.com/watch?v=e9lgNI2Olf0

    Nguồn Nước Sống:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=rAm1c8Xu8LU

     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - TINH CAO-THỨ BA CN2MC-A

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Mon, Mar 9 at 2:59 PM
     
     

    Thứ Ba sau Chúa Nhật II Mùa Chay

    CẦN SỐNG VÀ THỰC HÀNH LỜI CHÚA

     

    Bài Ðọc I: Is 1, 10. 16-20

    "Các ngươi hãy học làm điều lành và tìm kiếm công lý".

    Trích sách Tiên tri Isaia.

    Hỡi các Thủ lãnh thành Sôđôma, hãy nghe lời Chúa; hỡi dân thành Gômôra, hãy lắng nghe lề luật của Thiên Chúa chúng ta. Các ngươi hãy tắm rửa, hãy thanh tẩy, đừng làm điều xấu nữa, hãy làm điều lành; hãy tìm kiếm công lý, hãy cứu giúp kẻ bị áp bức, hãy xét xử công bằng cho những trẻ mồ côi và bênh vực người goá bụa.

    Và Chúa phán: "Các ngươi hãy đến và đối chất với Ta: cho dầu tội lỗi các ngươi như màu đỏ thắm, cũng sẽ trở nên trắng như tuyết; cho dầu đỏ như vải điều, cũng sẽ trở nên trắng như len. Nếu các ngươi quyết tâm nghe Ta, các ngươi sẽ hưởng hoa màu ruộng đất; nhưng nếu các ngươi cố chấp không nghe và khiêu khích Ta, thì lưỡi gươm sẽ tiêu diệt các ngươi, vì miệng Chúa phán như thế".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 49, 8-9. 16bc-17. 21 và 23

    Ðáp: Ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ (c. 23b).

    Xướng: 1) Ta không khiển trách ngươi về chuyện dâng lễ vật, vì lễ toàn thiêu của ngươi đặt ở trước mặt Ta luôn. Ta không nhận từ nhà ngươi một con bò non, cũng không nhận từ đoàn chiên ngươi những con dê đực. - Ðáp.

    2) Tại sao ngươi ưa kể ra những điều huấn lệnh, và miệng ngươi thường nói về minh ước của Ta, ngươi là kẻ không ưa lời giáo huấn, và ném bỏ lời Ta lại sau lưng? - Ðáp.

    3) Ngươi làm thế, mà Ta đành yên lặng? Ngươi đã tưởng rằng Ta giống như ngươi? Ta sẽ bắt lỗi, sẽ phơi bày trước mặt ngươi tất cả. Ai hiến dâng lời khen ngợi, người đó trọng kính Ta; ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ. - Ðáp.

     

    Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ga 6, 64b và 69b

    Lạy Chúa, lời của Chúa là thần trí và là sự sống; Chúa có những lời ban sự sống đời đời.

     

    Phúc Âm: Mt 23, 1-12

    "Họ nói mà không làm".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng và các môn đệ rằng: "Các Luật sĩ và các người biệt phái ngồi trên toà Môsê: vậy những gì họ nói với các ngươi, hãy làm và tuân giữ, nhưng đừng noi theo hành vi của họ, vì họ nói mà không làm. Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử. Mọi công việc họ làm đều có ý cho người ta thấy, vì thế họ nới rộng thẻ Kinh, may dài tua áo. Họ muốn được chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô là "thầy". Phần các ngươi, các ngươi đừng muốn được người ta gọi là thầy, vì các ngươi chỉ có một Thầy, còn tất cả các ngươi đều là anh em với nhau. Và các ngươi cũng đừng gọi ai dưới đất là cha, vì các ngươi chỉ có một Cha, Người ngự trên trời. Các ngươi cũng đừng bắt người ta gọi là người chỉ đạo, vì các ngươi có một người chỉ đạo, đó là Ðức Kitô. Trong các ngươi ai quyền thế hơn sẽ là người phục vụ các ngươi. Hễ ai tự nhắc mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Related image

     

     

    SUY NIỆM

     

     

    Nếu cởi mở và chỉ tìm kiếm chân lý mà thôi thì vẫn có thể thấy được chân lý nơi tất cả mọi sự,

     

    Hôm nay, Thứ Ba trong Tuần 2 Mùa Chay, Bài Phúc Âm chất chứa những lời "Chúa Giêsu phán cùng dân chúng và các môn đệ" về vai trò và uy tín của "các Luật sĩ và các người biệt phái".

    Trước hết, về vai trò có quyền giảng dạy của họ là thành phần "ngồi trên toà Môsê", Chúa Giêsu khuyên giục cả "dân chúng và các môn đệ" của Người rằng: "những gì họ nói với các ngươi, hãy làm và tuân giữ", cho dù cá nhân họ hay bản thân họ có thế nào chăng nữa, có không sống đúng như những gì họ giảng dạy, thậm chí sống ngược lại với những điều họ dạy, hoặc ít là không dám dạy những điều họ không sống hay sống trái ngược. 

    Vì chính họ chỉ là phương tiện được Thiên Chúa sử dụng, không thể nào có thể làm cản trở được chính sứ điệp cứu độ của Ngài là sứ điệp tự bản chất có tác dụng thần linh cứu độ, chứ ơn cứu độ không xuất phát từ lời rao giảng của họ, từ tài thuyết phục của họ, từ sự khôn ngoan truyền đạt của họ, trái lại, từ chính Thánh Linh là Thần Chân Lý, Đấng gây tác dụng thần linh nơi thành phần thính giả, nhất là những ai chân thành tìm kiếm chân lý. 

    Đó là lý do, trong Giáo Hội Công giáo, cho dù thừa tác viên tội lỗi bất xứng, mầu nhiệm thánh do ngài cử hành vẫn khách quan thành sự (valid), mặc dù chính ngài phạm thánh, như trường hợp một vị linh mục vừa mới phạm tội dâm dục xong lên làm lễ thì lễ vẫn thành, lời ngài truyền phép vẫn thành Mình Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô, nhưng chính ngài lại phạm sự thánh nếu trước khi cử hành Thánh Lễ ngài chưa kịp xưng tội, hay ít là thật lòng ăn năn thống hối cách trọn với ý định sẽ xưng tội ngay sau Thánh Lễ do ngài cử hành.

    Theo nguyên tắc thì như thế, thì sứ điệp cứu độ hoàn toàn tự mình có tác dụng cứu độ bởi Thần Linh của Thiên Chúa là Đấng sử dụng phương tiện thừa tác viên của Ngài, thế nhưng, thực tế cho thấy dầu sao uy tín và thế giá của sứ giả cũng rất ư là cần thiết và quan trọng, đến độ hầu như gắn liền bất khả thiếu và bất khả phân ly với chính sứ điệp họ loan truyền và giảng dạy, thậm chí nghe đến tên của họ một là người ta kéo đến hai là tránh xa. Đó là một thứ thành kiến tự nhiên nơi con người, một thành kiến theo chiều hướng của nhóm biệt phái luôn nghi kỵ Chúa Kitô nên khó lòng tin Người.

    Tuy nhiên, về phía người nghe, nếu cởi mở và chỉ tìm kiếm chân lý mà thôi, thì vẫn có thể thấy được chân lý nơi tất cả mọi sự, kể cả nơi thành phần sư phụ bất xứng như "các Luật sĩ và các người biệt pháiđược Chúa Giêsu nói đến trong bài Phúc Âm hôm nay. Ở chỗ, họ thấy được cái mâu thuẫn nơi lời giảng và việc làm của sứ giả, và từ đó sứ điệp càng sáng tỏ hơn nơi chính những hành động hay thái độ sai quấy của thành phần sứ giả hay sư phụ sống hoàn toàn phản lại với sứ điệp mà thành phần "ngồi trên toà Môsê" này giảng dạy.

    Nếu Chúa Giêsu khuyên bảo "dân chúng và các môn đệ" của Người "những gì họ nói với các ngươi, hãy làm và tuân giữ", thì đồng thời ngay sau đó Người cũng vẫn cảnh giác "dân chúng và các môn đệ" của Người rằng "nhưng đừng noi theo hành vi của họ, vì họ nói mà không làm". 

    "Họ nói mà không làm" ở chỗ nào? Chúa Giêsu đã nói rõ hơn để cho "dân chúng và các môn đệ" của Người biết nhờ đó những người bình dân tầm thường này mới có thể "đừng noi theo hành vi của họ" đúng như Người cảnh giác và mong muốn. "Họ nói mà không làm", trước hết, ở chỗ: "Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta, còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử". 

    Sau nữa, còn ở chỗ: "Mọi công việc họ làm đều có ý cho người ta thấy, vì thế họ nới rộng thẻ Kinh, may dài tua áo. Họ muốn được chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô là 'thầy'". 

    Và chính vì Chúa Giêsu muốn "dân chúng và các môn đệ" của Người biết rõ như thế để tránh lánh "đừng noi theo hành vi của họ" mà Người đã khuyên "dân chúng và các môn đệ" của Người hãy làm ngược lại với họ như sau: 

    "Phần các ngươi, các ngươi đừng muốn được người ta gọi là thầy, vì các ngươi chỉ có một Thầy, còn tất cả các ngươi đều là anh em với nhau. Và các ngươi cũng đừng gọi ai dưới đất là cha, vì các ngươi chỉ có một Cha, Người ngự trên trời. Các ngươi cũng đừng bắt người ta gọi là người chỉ đạo, vì các ngươi có một người chỉ đạo, đó là Ðức Kitô. Trong các ngươi ai quyền thế hơn sẽ là người phục vụ các ngươi".

    Đến đây chúng ta mới được ý nghĩa chủ đề "Tôi tự ý bỏ sự sống của mình đi để rồi lấy nó lại" (Gioan 10:17) của chung Mùa Chay bao gồm cả Tuần Thánh qua bài Phúc Âm hôm nayỞ chỗ, Chúa Kitô là vị "chỉ đạo" duy nhất của chung nhân loại cũng như của riêng dân Do Thái, bao gồm cả thành phần dạy luật "mà không thực hànhtrong bài Phúc Âm hôm nay, vị được các môn đệ của Người gọi rất chính xác "là Thày và là Chúa", thế mà đã cúi xuống rửa chân cho môn sinh của Người (xem Gioan 13:1-17), đúng như Người đã dạy trong bài Phúc Âm hôm nay: "Trong các ngươi ai quyền thế hơn sẽ là người phục vụ các ngươi".

    "Hễ ai tự nhắc mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên", như lời Chúa khẳng định để kết thúc bài Phúc Âm hôm nay, thì Chúa Kitô, Đấng đã "đến không phải để được phục vụ mà là phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người" (Matheu 20:28), lời Chúa Giêsu khẳng định về mình trong bài Phúc Âm ngày mai, quả thật đã hiện thực những gì Người đã tiên báo về chính bản thân của Người: "Tôi tự ý bỏ sự sống của mình đi để rồi lấy nó lại" (Gioan 10:17) cho phần rỗi của chung loài người, nhất là cho chiên của Người "được sự sống và là sự sống viên mãn hơn" (Gioan 10:10).

    Tuy nhiên, việc Chúa Kitô phục vụ đến cùng bằng giá hiến mạng của mình như thế lại chỉ "làm giá chuộc cho nhiều người" thôi chứ không phải cho tất cả mọi người, không phải vì tự việc cứu độ của Người chỉ có giá trị hạn hữu chứ không vô cùng, mà là chỉ giành cho những ai xứng đáng với ơn cứu chuộc vô giá của Người, những ai chấp nhận Người, những ai nhận mình là bệnh nhân cần được cứu chữa bởi một vị lương y như Người, nhờ đó, "cho dầu tội lỗi các ngươi như màu đỏ thắm, cũng sẽ trở nên trắng như tuyết; cho dầu đỏ như vải điều, cũng sẽ trở nên trắng như len".

    Đó là lý do ở Bài Đọc 1 hôm nay, Tiên Tri Isaia đã chẳng những khẳng định về thành quả cứu độ bằng câu vừa được trích dẫn trên đây, mà còn kêu gọi "thủ lãnh thành Sôđôma" và "dân thành Gômôra": 1- trước hết là trở về với Chúa qua lề luật của Ngài: "hãy lắng nghe lề luật của Thiên Chúa chúng ta"; 2- sau nữa là thống hối bản thân: "hãy tắm rửa, hãy thanh tẩy, đừng làm điều xấu nữa, hãy làm điều lành"; và 3- sau hết là sống công bằng chính trực với tha nhân và yêu thương đặc biệt những ai yếu thế cần giúp đỡ: "hãy tìm kiếm công lý, hãy cứu giúp kẻ bị áp bức, hãy xét xử công bằng cho những trẻ mồ côi và bênh vực người goá bụa".

    Chỉ có những ai thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa và tin tưởng vào Ngài là vị Thiên Chúa từ bi hay tha thứ mới có thể "thấy ơn Thiên Chúa cứu độ" vì bản thân họ đã cảm nhận được tâm trạng của Vị Thiên Chúa này ở trong Bài Đáp Ca hôm nay:

    1) Ta không khiển trách ngươi về chuyện dâng lễ vật, vì lễ toàn thiêu của ngươi đặt ở trước mặt Ta luôn. Ta không nhận từ nhà ngươi một con bò non, cũng không nhận từ đoàn chiên ngươi những con dê đực. 

    2) Tại sao ngươi ưa kể ra những điều huấn lệnh, và miệng ngươi thường nói về minh ước của Ta, ngươi là kẻ không ưa lời giáo huấn, và ném bỏ lời Ta lại sau lưng? 

    3) Ngươi làm thế, mà Ta đành yên lặng? Ngươi đã tưởng rằng Ta giống như ngươi? Ta sẽ bắt lỗi, sẽ phơi bày trước mặt ngươi tất cả. Ai hiến dâng lời khen ngợi, người đó trọng kính Ta; ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ.

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    MC.II-3.mp3  

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHpH%2B3FVu4sTvTBm46nvbZx7nsdGabGZ1nb8wFH%2B%2BNoDkQ%40ma
     
     

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ -ĐTC -BÀI GIÁO LÝ BAT PHÚC

  •  
    Tinh Cao
     
    Wed, Mar 11 at 2:22 PM
     
     

    ĐTC Phanxicô - Giáo Lý về Bát Phúc: Bài 5

     

     Phúc cho ai đói khát công lý...

     

    Pope Francis' General Audience for 11 March 2020 was livestreamed from the Apostolic Library

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến,

    Trong bài giáo lý hôm nay, chúng ta tiếp tục suy niệm về con đường hạnh phúc quang minh được Chúa ban cho chúng ta nơi Bát Phúc, và chúng ta tiến đến mối phúc thứ 4: "Phúc cho những ai đói khát công lý vì họ sẽ được no thỏa vậy" (Mathêu 5:6).

    Chúng ta đã chạm trán với vấn đề nghèo khó trong tinh thần và vấn đề than khóc; giờ đây chúng ta đối diện với một loại yếu hèn khác, có liên hệ với đói khát. Đói và khát là những nhu cầu căn bản, liên quan đến chuyện sống còn. Cần phải nhấn mạnh là ở đây không phải là vấn đề của một thứ mong muốn chung chung vậy, mà là một nhu cầu sống còn hằng ngày, chẳng hạn nhu cầu về dinh dưỡng.

    Thế nhưng đâu là ý nghĩa của việc đói khát công lý? Chắc chắn chúng ta không nói về những ai muốn trả thù rửa hận, trái lại, chúng ta nói về tính chất dịu hiền ở mối phúc trước đó. Những gì bất công thật sự đều gây tổn thương cho con người; xã hội loài người rất cần đến những gì là công bình, chân lý và công lý xã hội; chúng ta hãy nhớ rằng sự dữ mà những con người nam nữ chịu đựng trên thế giới này vươn tới tận con tim của Thiên Chúa là Cha. Người cha nào mà không đau lòng trước nỗi đớn đau của con cái mình chứ?

    Thánh Kinh nói về nỗi đớn đau của người nghèo và thành phần bị áp bức được Thiên Chúa biết tới và chia sẻ. Vì đã lắng nghe tiếng kêu bị áp bức của con cái Israel - như sách Xuất Hành thuật lại (cf. 3:7-10) - mà Thiên Chúa đã xuống giải thoát dân của Ngài. Thế nhưng thứ đói khát công lý được Chúa nói với chúng ta đây về công lý của con người mà ai cũng ấp ủ trong lòng mình, thậm chí còn sâu xa hơn cả nhu cầu chính đáng nữa.

    Trong cùng "bài giảng trên núi" này, xa hơn một chút, Chúa Giêsu nói về một thứ công chính cao hơn cả quyền lợi của con người hay sự trọn lành riêng tư: "Nếu sự công chính của các con không vượt trên sự công chính của những luật sĩ và biệt phái, thì các con sẽ không được vào nước trời" (Mt 5:20). Và đó mới là thứ công chính của Thiên Chúa (cf. 1Cor 1:30).

    Trong Thánh Kinh chúng ta thấy được một khát khao sâu xa hơn cả thứ khát về thể lý, đó là thứ khát khao ở tận đáy hữu thể của chúng ta. Có câu Thánh Vịnh "Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ, ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa. Linh hồn con đã khát khao Ngài, tấm thân này mòn mỏi đợi trông, như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước" (Thánh Vịnh 63:2). Các vị Giáo phụ của Giáo Hội nói về nỗi khắc khoải tồn tại trong cõi lòng của con người này. Thánh Âu Quốc Tinh viết: "Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, nên lòng con nôn nao cho tới khi nó được nghỉ yên trong Chúa" [Confessions , 1.1.5] Có một thứ khát vọng nội tại, một đói khát trong lòng, một khôn nguôi khắc khoải ....

    Ở hết mọi cõi lòng, thậm chí ở nơi con người băng hoại nhất và không tốt lành gì, vẫn có một ngưỡng vọng về những gì sáng tỏ, thậm chí tâm can của họ có đang nằm bẹp ở dưới đống vụn giả trá và lầm lỗi, ở đó bao giờ vẫn có một khát vọng chân thiện, tức là thứ khát vọng Thiên Chúa. Chính Thánh Linh đã khơi lên thứ khát vọng này: Ngài là thứ nước hằng sống đã hình thành thứ cát bụi chúng ta, Ngài là hơi thở sáng tạo đã cống hiến sự sống cho chúng ta cát bụi.

    Chính vì lý do này mà Giáo Hội được sai đi để loan báo Lời Chúa cho hết mọi người, những con người được thấm nhiễm Thánh Linh. Vì Phúc Âm của Chúa Kitô là thứ công chính cao cả nhất có thể được cống hiến cho tâm can của nhân loại, một tâm can sống còn cần đến nó, ngay cả khi cõi lòng ấy không nhận thức được nó [Cf Catechism of the Catholic Church , 2017: "The grace of the Holy Spirit confers on us the justice of God. By uniting us through faith and Baptism with the passion and resurrection of Christ, the Spirit makes us partakers of his life"].

    Chẳng hạn, khi một người nam và một người nữ thành hôn thì họ có ý thực hiện một cái gì đó lớn lao và đẹp đẽ, và nếu họ giữ cho nỗi khát vọng này sống động thì họ sẽ luôn tìm thấy con đường tiến lên, giữa những các thứ trục trặc, bằng sự trợ giúp của Ân sủng. Ngay cả giới trẻ cũng đói khát, và chúng không được làm mất đi nỗi đói khát này! Chúng ta cần phải bảo vệ và nuôi dưỡng trong cõi lòng của trẻ em nỗi khát vọng được yêu thương, được dịu hiền, được đón nhận, được chúng bày tỏ nơi những thôi thúc chân thành và tỏ tường của chúng.

    Mỗi một người được kêu gọi để tái khám phá ra những gì thực sự đáng kể, những gì họ thực sự cần, những gì làm cho đời sống tốt đẹp, và đồng thời, những gì là phụ thuộc, và những gì không thể nào không thực hiện.

    Chúa Giêsu công bố ở mối phúc này - đói khát công lý - rằng có một thứ đói khát sẽ không bị lỡ làng; một thứ khát vọng mà, nếu được no thỏa, sẽ được mãn nguyện và bao giờ cũng có kết quả, vì nó tương xứng với chính cõi lòng của Thiên Chúa, với Thánh Linh là tình yêu của Ngài, và cũng là hạt giống được Thánh Linh gieo vào lòng của chúng ta. Xin Chúa ban cho chúng ta ơn này, đó là được một tấm lòng khao khát công lý là chính lòng khát khao tìm kiếm Ngài, khao khát thấy nhìn thấy Thiên Chúa và khao khát làm lành cho người khác.

    (Sau bài giáo lý, ĐTC con ngỏ lời cùng các thành phần khác nhau như sau:)

    Vào lúc này đây, tôi muốn ngỏ lời cùng tất cả mọi bệnh nhân đang bị vi khuẩn và những ai đang phải chịu thứ bệnh này, cũng như nhiều người đang bất ổn về bệnh nạn của mình. Tôi chân thành cám ơn nhân viên nhà thương, các bác sĩ, y tá, những tự nguyện viên đang ở bên thành phần đau khổ vào chính lúc rất khốn khó này đây. Tôi xin cám ơn tất cả mọi Kitô hữu, tất cả mọi người nam nữ thiện tâm đang cầu nguyện cho lúc này, tất cả liên kết với nhau, bất kể truyền thống tôn giáo của mình. Xin cám ơn rất nhiều về nỗ lực ấy. Thế nhưng tôi không muốn nỗi đớn đau này, cơn dịch dữ dội này, khiến chúng ta quên mất nhân dân Syria khốn khổ, những con người đang khổ đau ở biên giới giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ: một dân tộc khổ đau đã nhiều năm. Họ cần phải thoát được chiến tranh, đói khổ, bệnh nạn. Chúng ta đừng quên những người anh chị em này, đừng quên nhiều trẻ em.

    Tôi thân ái chào anh chị em nói tiếng Ý. Tôi phấn khích anh chị em hãy đối diện với hết mọi trường hợp, ngay cả vào những lúc khó khăn nhất, một cách dũng cảm, trách nhiệm và hy vọng.

    Tôi cũng xin cám ơn giáo xứ có nhà tù "Due Palazzi" ở Padua: cám ơn anh chị em rất nhiều. Hôm qua, tôi đã nhận được bản thảo về Đường Thánh Giá được anh chị em soạn thảo cho Thứ Sáu Tuần Thánh tới đây. Xin cám ơn tất cả anh chị em đã cùng nhau làm việc, toàn thể cộng đồng nhà tù này. Xin cám ơn những gì anh chị em sâu xa suy niệm.

    Giờ đây tôi xin đặc biệt chào giới trẻ, giới già và các cặp tân hôn. Chớ gì anh chị em sống Mùa Chay này bằng ánh mắt gắn chặt vào Chúa Giêsu, Đấng đã khổ nạn và phục sinh từ trong kẻ chết, được nhận lấy ơn an ủi và niềm dịu hiền của Thần Linh Người.

     

    http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200311_udienza-generale.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu 

     

    Vì phòng ngừa nạn dịch vi khuẩn corona đang hoàng hành lây lan ở Ý,

    Đền Thờ Thánh Phêrô hoàn toàn bị đóng cửa từ lúc 1:40 chiều ngày 10/3/2020, giờ Roma, cho đến ngày 4/4/2020, tức cho đến Thứ Bảy áp Chúa Nhật Lễ Lá.

    Hôm nay, Thứ Tư ngày 11/3/2020, cảnh sát Ý đã không cho ai vào Quảng Trường Thánh Phêrô nữa.

     

     

     

    --
    CMC-THDC (Thân Hữu Đồng Công)
    ---
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "CMC-THDC".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/cmc-thdc/CAKivYHqODjSGtyuW7nQmXrD2%2BMD8U%2BAG2RFzrrhkQh_39eGqzg%40mail.gmail.com
     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CN2MC-A

  • TĨNH CAO
     

    Chúa Nhật II Mùa Chay Năm A

    BÁNH SỰ SỐNG-TIỆC LỜI CHÚA

     

    Bài Ðọc I: St 12, 1-4a

    "Abraham, người cha Dân Chúa, được kêu gọi".

    Trích sách Sáng Thế.

    Khi ấy, Chúa phán cùng Abram rằng: "Ngươi hãy từ bỏ quê hương, họ hàng và nhà cửa cha ngươi mà đi đến xứ Ta chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn, Ta sẽ ban phúc cho ngươi, cùng làm vinh danh ngươi, ngươi sẽ được diễm phúc. Ta sẽ ban phúc cho ai chúc phúc ngươi, và chúc dữ cho ai chúc dữ ngươi. Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ nhờ ngươi mà được diễm phúc". Abram liền ra đi, như lời Thiên Chúa phán dạy.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 32, 4-5. 18-19. 20 và 22

    Ðáp: Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài (c. 22).

    Xướng: 1) Lời Chúa là lời chân chính, bao việc Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu chuộng điều công minh chính trực, địa cầu đầy ân sủng Chúa. - Ðáp.

    2) Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Ngài, nhìn xem những ai cậy trông ân sủng của Ngài, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn. - Ðáp.

    3) Linh hồn chúng tôi mong đợi Chúa: chính Ngài là Ðấng phù trợ và che chở chúng tôi. Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài. - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: 2 Tm 1, 8b-10

    "Thiên Chúa kêu gọi và chiếu soi chúng ta".

    Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi cho Timô-thêu.

    Con thân mến, con hãy đồng lao cộng tác với Cha vì Tin Mừng, nhờ quyền lực của Thiên Chúa, Ðấng giải thoát và kêu mời chúng ta bằng ơn thiên triệu thánh của Người, không phải do công việc chúng ta làm, mà là do sự dự định và ân sủng đã ban cho chúng ta từ trước muôn đời trong Ðức Giêsu Kitô, nhưng bây giờ mới tỏ bày bằng sự xuất hiện của Ðức Giêsu Kitô, Ðấng Cứu Chuộc chúng ta, Người đã dùng Tin Mừng tiêu diệt sự chết và chiếu soi sự sống, và sự không hư nát được tỏ rạng.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Câu Xướng Trước Phúc Âm: Mt 17, 5

    Từ trong đám mây sáng chói, có tiếng Chúa Cha phán rằng: "Ðây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người".

     

    Phúc Âm: Mt 17, 1-9

    "Mặt Người chiếu sáng như mặt trời".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, Chúa Giêsu đã gọi Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông này, và Người đưa các ông tới chỗ riêng biệt trên núi cao. Người biến hình trước mặt các ông: mặt Người chiếu sáng như mặt trời, áo Người trở nên trắng như tuyết. Và đây Môsê và Êlia hiện ra, và đàm đạo với Người. Bấy giờ ông Phêrô lên tiếng, thưa Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm. Nếu Thầy ưng, chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia". Lúc ông còn đang nói, thì có một đám mây sáng bao phủ các Ngài, và có tiếng từ trong đám mây phán rằng: "Ðây là Con Ta yêu dấu rất đẹp lòng Ta, các ngươi hãy nghe lời Người". Nghe thấy vậy, các môn đệ ngã sấp xuống, và hết sức sợ hãi. Bấy giờ Chúa Giêsu đến gần, động đến các ông và bảo: "Các con hãy đứng dậy, đừng sợ". Ngước mắt lên, các ông thấy chẳng còn ai, trừ ra một mình Chúa Giêsu. Và trong lúc từ trên núi đi xuống, Chúa Giêsu đã ra lệnh cho các ông rằng: "Các con không được nói với ai về việc đã thấy, cho tới khi Con Người từ cõi chết sống lại".

    Ðó là lời Chúa.

    Image result for Mt 17, 1-9

     

     

    SUY NIỆM/SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

     

     

    Cuộc biến đổi cánh chung hằng ngày vẫn tiếp diễn... cho đến khi Chúa Kitô lại đến

     

     

    Tiến trình phụng vụ Lời Chúa cho Chúa Nhật I và II Mùa Chay, bất kỳ thuộc chu kỳ phụng niên (A-B-C) nào, đều được Giáo Hội sắp xếp bài Phúc Âm giống như nhau. Ở chỗ, bài Phúc Âm cho Chúa Nhật I Mùa Chay về sự kiện Chúa Giêsu chay tịnh 40 đêm ngày trong hoang địa, và bài Phúc Âm cho Chúa Nhật II Mùa Chay sau đó bao giờ cũng về sự kiện Chúa Giêsu biến hình trên núi cao.

     

    Hai sự kiện có vẻ hoàn toàn đối nghịch nhau trong hai bài Phúc Âm cho Chúa Nhật tuần 1 Mùa Chay và cho Chúa Nhật tuần 2 Mùa Chay này, theo dự án cứu độ của Thiên Chúa và công cuộc cứu độ của Chúa Kitô, là những biến cố bất khả phân ly, bởi vì cả hai đều ám chỉ và hướng về Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, một biến cố Vượt Qua từ khổ giá (được ám chỉ nơi việc Chúa Kitô chay tịnh) tới phục sinh (được chất chứa nơi sự kiện Chúa Kitô biến hình).

     

    Sự kiện Chúa Kitô chay tịnh trong hoang địa ám chỉ khổ chế cùng chết chóc về phương diện liên quan đến nhân tính của Người, và sự kiện Chúa Kitô biến hình trên núi cao ám chỉ sự sống cùng lên trời, về phương diện liên quan đến thần tính của Người, là những gì chứng thực cho chung loài người, nhất là cho riêng Kitô hữu, biết ít là 3 chân lý bất hủ như sau: 1- "Tôi tự bỏ sự sống mình đi để rồi lấy nó lại" (Gioan 10:17), 2- "Hạt lúa miến được gieo xuống có mục nát đi thì nó mới sinh nhiều hoa trái" (Gioan 12:24), 3- "Ai yêu sự sống mình sẽ mất còn ai ghét mạng sống mình trên thế gian này thì sẽ bảo trì được nó" (Gioan 12:25).

     

    Mục đích của hai bài Phúc Âm được Giáo Hội cố ý chọn đọc cho hai tuần đầu trong 5 tuần Mùa Chay dường như là để ngầm nói với thành phần Kitô hữu là chi thể của mình rằng việc chay tịnh, bỏ mình và vác thập giá của họ theo Chúa Kitô hoàn toàn không hủy diệt họ, trái lại, càng làm cho họ thăng hoa, cho họ "được sự sống và là sự sống viên mãn" (Gioan 10:10) từ Đấng "là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25).

     

    Tất cả những hy sinh, hãm mình, khổ chế, bỏ mình, chịu đựng trong đời sống Kitô hữu của thành phần môn đệ của Chúa Kitô đều được biến đổi thành linh thiêng và bất hủ, như "mặt Người chiếu sáng như mặt trời, áo Người trở nên trắng như tuyết", được Thánh ký Mathêu diễn tả trong bài Phúc Âm hôm nay, nghĩa là cả thân xác của họ (được tiêu biểu nơi "mặt của Người"), cũng như những gì liên hệ với thân xác của họ như các loài "thụ tạo đang rên xiết" (Roma 8:22) được họ sử dụng (tiêu biểu nơi "áo của Người") đều được "biến đổi nên giống như thân xác vinh quang của Người" (Philiphê 3:21).

     

    Cuộc biến đổi cánh chung này thật ra hằng ngày vẫn tiếp diễn trên bàn thờ cho đến khi Chúa Kitô lại tới, trong phụng vụ Thánh Thể, khi "bánh là hoa mầu ruộng đất và lao công của con người... trở nên bánh nuôi sống chúng tôi" là chính Mình Thánh Chúa Kitô, và "rượu bởi cây nho và lao công của con người ... trở nên của uống thiêng liêng cho chúng tôi" là Máu Thánh Chúa Kitô, một Thánh Thể (bao gồm cả Mình và Máu) "đã chết để tiêu diệt sự chết nơi chúng con, và sống lại để phục hồi sự sống cho chúng con" (Một trong những lời tung hô sau khi chủ tế thánh hiến bánh và rượu nên Mình Thánh và Máu Thánh Chúa Kitô).

     

    Thế nhưng, để tiến tới đích điểm được biến đổi thần linh, cả bản thân họ là loài người lẫn tạo vật liên hệ với họ, họ cần phải tin vào Chúa, nhờ đó họ mới trở nên như Chúa Kitô phục sinh vinh hiển. Và niềm tin tưởng vào Thiên Chúa của họ giống như niềm tin của tổ phụ Abraham trong Bài Đọc 1 hôm nay: "Abram liền ra đi, như lời Thiên Chúa phán dạy", và ông quả thực đã tiến đến một miền Đất Hứa, nơi loài người, qua vị tổ phụ này, không còn sống riêng tư một mình ở chính nơi mình xuất phát nữa, mà trở thành một cộng đồng Dân Chúa có tính cách phổ quát, đại đồng và công giáo, bao gồm tất cả mọi dân tộc trên thế giới là toàn thể loài người được cứu độ bởi Chúa Giêsu Kitô, một dự án thần linh cứu độ đã được chất chứa ngay ở lời Thiên Chúa hứa cùng tổ phụ Abraham trong Bài Đọc 1 hôm nay:

     

    "Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn, Ta sẽ ban phúc cho ngươi, cùng làm vinh danh ngươi, ngươi sẽ được diễm phúc. Ta sẽ ban phúc cho ai chúc phúc ngươi, và chúc dữ cho ai chúc dữ ngươi. Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ nhờ ngươi mà được diễm phúc".

     

    Chính vì "Thiên Chúa, Ðấng giải thoát và kêu mời chúng ta bằng ơn thiên triệu thánh của Người, không phải do công việc chúng ta làm, mà là do sự dự định và ân sủng đã ban cho chúng ta từ trước muôn đời trong Ðức Giêsu Kitô, nhưng bây giờ mới tỏ bày bằng sự xuất hiện của Ðức Giêsu Kitô, Ðấng Cứu Chuộc chúng ta, Người đã dùng Tin Mừng tiêu diệt sự chết và chiếu soi sự sống, và sự không hư nát được tỏ rạng", như Thánh Phaolô cảm nhận và xác tín trong Thư 2 gửi cho môn đệ Timothêu của ngài ở Bài Đọc 2 hôm nay như thế, mà Kitô hữu nào tin tưởng vào Chúa và đáp ứng Ngài, như Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô, mới chẳng những có thể cảm nhận được Lòng Thương Xót Chúa mà còn thành nơi cho Lòng Thương Xót Chúa tỏ mình ta, như ý nghĩa của câu họa ở bài Đáp Ca hôm nay: "Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài".

     

    Chúa Kitô chính là tột đỉnh mạc khải thần linh theo Lịch Sử Cứu Độ của dân Do Thái và là tất cả mạc khải thần linh của Thiên Chúa nơi Biến Cố Vượt Qua của Người, một biến cố hoàn tất dự án cứu độ của Thiên Chúa và công cuộc cứu độ của Người, hiện thực chẳng những tất cả những gì Thiên Chúa tự động hứa hẹn với hai nguyên tổ sau nguyên tội (xem Khởi Nguyên 3:15) cũng như với tổ phụ Abraham trong Bài Đọc 1 hôm nay, mà còn chứng thực Lòng Thương Xót của Cha trên trời ở nơi Người đối với những ai tin tưởng cậy trông nơi Người, thành phần thực sự cảm nghiệm được Lòng Thương Xót Chúa nên họ không thể nào không cùng với Thánh Vịnh gia hướng về Thiên Chúa bằng tâm tình của Bài Đáp Ca hôm nay như sau:

     

    1) Lời Chúa là lời chân chính, bao việc Chúa làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu chuộng điều công minh chính trực, địa cầu đầy ân sủng Chúa.

    2) Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Ngài, nhìn xem những ai cậy trông ân sủng của Ngài, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn.

    3) Linh hồn chúng tôi mong đợi Chúa: chính Ngài là Ðấng phù trợ và che chở chúng tôi. Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

    MC.CNII-A.mp3  

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHr0AFdbJNvF_1aNkcVSUCpx9z2CQhPrbO_Wg_i-%3D%2BcrKA%40mail.gmail.com.