9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CHUA CHỊU PHEP RỬA

 

  •  
    Tinh Cao - Jan 11 at 6:06 AM
     
     

    Chúa Nhật

     

     

     

    Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

    HÃY NHÌN LẠI PHÉP RỬA CỦA TÔI LÀ:

    *TƯ TẾ - NGÔN SỨ - VƯƠNG ĐẾ*

     

    Bài Ðọc I: Is 42, 1-4. 6-7

    "Này là tôi tớ Ta, Ta hài lòng về người".

    Trích sách Tiên tri Isaia.

    Ðây là lời Chúa phán: "Này là tôi tớ Ta mà Ta nâng đỡ, là người Ta chọn, Ta hài lòng về người. Ta ban Thần trí Ta trên người. Người sẽ xét xử chư dân. Người sẽ không lớn tiếng, không thiên vị ai; không ai nghe tiếng người ở công trường. Người không bẻ gẫy cây lau bị giập, không dập tắt tim đèn còn khói. Người trung thành đem lại lẽ công bình. Người sẽ không buồn phiền, không nao núng, chỉ lo đặt công lý trên địa cầu, vì trăm đảo mong đợi lề luật người.

    Ta là Chúa, Ta đã gọi con trong công lý, đã cầm lấy tay con, đã gìn giữ con, đã đặt con thành giao ước của dân, và nên ánh sáng của chư dân, để con mở mắt cho người mù, đưa ra khỏi tù những người bị xiềng xích, đưa ra khỏi ngục những người ngồi trong tối tăm".

    Ðó là lời Chúa. 

     

       Ðáp Ca: Tv 28, 1a và 2. 3ac-4. 3b và 9b-10

    Ðáp: Chúa sẽ chúc phúc cho dân Người trong cảnh thái bình (c. 11b).

    Xướng: 1) Các con cái Thiên Chúa hãy dâng kính Chúa, hãy dâng kính Chúa vinh quang xứng với danh Người; hãy mang lễ phục thánh để thờ lạy Chúa. - Ðáp.

    2) Tiếng Chúa vang dội trên mặt nước, Chúa ngự trên muôn ngàn sóng nước. Tiếng Chúa phán ra trong uy quyền, tiếng Chúa phán ra trong oai vệ. - Ðáp.

    3) Thiên Chúa oai nghiêm làm cho sấm sét nổ ran, và trong thánh đài của Chúa, mọi người kêu lên: Vinh quang! Chúa ngự trị trong cơn hồng thuỷ, và Chúa làm vua ngự trị tới muôn đời. - Ðáp. 

     

    Bài Ðọc II: Cv 10, 34-38

    "Chúa dùng Thánh Thần mà xức dầu tấn phong cho Người".

    Trích sách Tông đồ Công vụ.

    Trong những ngày ấy, Phêrô mở miệng nói rằng: "Quả thật, tôi nghiệm biết rằng Thiên Chúa không thiên tư tây vị, nhưng ở bất cứ xứ nào, ai kính sợ Người và thực hành sự công chính, đều được Người đón nhận. Thiên Chúa đã sai Lời Người đến cùng con cái Israel, loan tin bình an, nhờ Chúa Giêsu Kitô là Chúa muôn loài. Như anh em biết, điều đã xảy ra trong toàn cõi Giuđa, khởi đầu từ Galilêa, sau khi Gioan đã rao giảng phép rửa: ấy là Chúa Giêsu thành Nadarét. Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong cho Người. Người đi qua mọi nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỷ ám, bởi vì Thiên Chúa ở với Người".

    Ðó là lời Chúa. 

     

       Alleluia: x. Mc 9, 7

    Alleluia, alleluia! - Các tầng trời mở ra, tiếng Chúa Cha tuyên phán: "Này là Con Ta yêu dấu, hãy nghe lời Người". - Alleluia. 

     

       Phúc Âm: Mt 3, 13-17

    "Khi chịu phép rửa, Chúa Giêsu thấy Thánh Thần Chúa ngự xuống trên mình Người".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, Chúa Giêsu bỏ xứ Galilêa mà đến với Gioan ở sông Giođan, để ông làm phép rửa cho. Nhưng Gioan can Người rằng: "Chính tôi phải được Ngài rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi sao?" Chúa Giêsu liền đáp lại: "Không sao, vì chúng ta cần chu toàn bổn phận như thế". Và bấy giờ ông Gioan chiều ý Người. Chúa Giêsu chịu phép rửa, rồi bước lên khỏi nước. Này đây các tầng trời mở ra, và Người thấy Thánh Thần Chúa ngự xuống như một bồ câu và đậu trên Người. Và ngay lúc ấy, có tiếng từ trời phán: "Này là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta".

    Ðó là lời Chúa.

     

     

    Image result for mt 3 13-17

     

    Suy niệm

     

     

    Các mầu nhiệm về phép rửa của Chúa

    Trích bài giảng của thánh Mác-xi-mô, giám mục Tô-ri-nô.

    (Phụng Vụ Kinh Sách Thứ Sáu sau Hiển Linh)

    Sách Tin Mừng thuật lại Chúa tới sông Gio-đan để chịu phép rửa và cũng trong dòng sông đó, Người muốn cho mọi người thấy rằng Người được dành riêng để phục vụ các mầu nhiệm trên trời.

    Quả vậy, nếu sau ngày lễ Chúa Giáng Sinh mà chúng ta mừng ngày lễ hôm nay thì cũng là chuyện bình thường, cho dù hai biến cố có cách nhau nhiều năm, nhưng diễn ra cùng một thời kỳ. Theo thiển ý, cũng phải gọi ngày hôm nay là lễ Giáng Sinh nữa….

    Vậy Chúa Giê-su đến chịu phép rửa và muốn cho Thân Thể chí thánh của Người được thanh tẩy trong nước.

    Biết đâu chẳng có người nói : “Người là Thánh, tại sao lại muốn chịu phép rửa ?” Xin hãy nghe đây ! Đức Ki-tô chịu phép rửa không phải để được nước thánh hoá nhưng là để chính Người thánh hoá nước và dùng sự thanh sạch của Người mà thanh tẩy dòng nước đang bao bọc Người. Quả thật, khi Đức Ki-tô tự thánh hiến trong phép rửa thì Người cũng thánh hiến nước từ trong bản chất của yếu tố thiên nhiên này.

    Khi Đấng Cứu Độ dìm mình trong nước, thì mọi nguồn nước cũng được thanh tẩy để dùng thanh tẩy chúng ta sau này : giếng nước được thanh tẩy, để từ nay ơn thanh tẩy được ban phát cho hậu thế. Vậy Đức Ki-tô chịu phép rửa trước, để dân Ki-tô hữu tin tưởng đi theo Người.

     

     

    "Chúa Giêsu đã đến chính yếu là để bắt nhịp cầu nối kết cái khoảng cách giữa con người và Thiên Chúa, ở chỗ, nếu Người hoàn toàn ở bên phía Thiên Chúa thì Người cũng hoàn toàn ở bên phía con người nữa, và Người muốn qui tụ lại những gì bị chia cách. Đó là lý do Người đã xin Thánh Gioan làm phép rửa cho Người để Người làm trọn mọi điều chính đáng"

    (ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật ngày 9/1/2017)

    Xin chào anh chị em thân mến!

    Hôm nay, lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, Phúc Âm (Mathêu 3:13-17) trình bày cho thấy một cảnh tượng đã diễn ra ở Sông Jordan, đó là giữa đám đông hối nhân đang tiến đến cùng Thánh Gioan Tẩy Giả để lãnh nhận phép rửa thì Chúa Giêsu cũng có mặt ở đó. Thánh Gioan đã ngăn Người lại mà rằng: "Chính tôi mới là người cần Ngài làm phép rửa cho mới phải" (Mathêu 3:14). Vị Tẩy Giả này đã nhận thức được khoảng cách khổng lồ giữa ngài và Chúa Giêsu. Thế nhưng Chúa Giêsu đã đến chính yếu là để bắt nhịp cầu nối kết cái khoảng cách giữa con người và Thiên Chúa, ở chỗ, nếu Người hoàn toàn ở bên phía Thiên Chúa thì Người cũng hoàn toàn ở bên phía con người nữa, và Người muốn qui tụ lại những gì bị chia cách. Đó là lý do Người đã xin Thánh Gioan làm phép rửa cho Người để Người làm trọn mọi điều chính đáng (xem câu 15), tức là hiện thực dự án của Chúa Cha bằng đường lối tuân phục và liên kết với còn người mỏng dòn và tội lỗi, bằng con đường khiêm nhượng và thực sự gần gũi của Thiên Chúa đối với con cái của Ngài. Vì Thiên Chúa rất gần gũi với con cái của Ngài, rất ư là gần!

    Giây phút mà Thánh Gioan làm phép rửa cho Chúa Giêsu, ở giòng nước Sông Jordan, tiếng của Thiên Chúa Cha đã vang lên từ trời: "Đây là Con Ta yêu dấu, Người mà Ta lấy làm hài lòng" (câu 17). Đồng thời Thánh Linh, như một con chim bồ câu, đậu xuống trên Chúa Giêsu, để bắt đầu công khai hóa sứ vụ cứu độ của Người, một sứ vụ có tính cách phục vụ, khiêm tốn và hiền lành, chất chứa thứ quyền năng của chân lý, như Tiên Tri Isaia đã loan báo: "Người sẽ không kêu la, không vang tiếng trên đường phố. Người sẽ không bẻ gẫy cây sậy bị bầm dập và không dập tắt ngọn bấc còn xông khói. Người sẽ trung thành mang lại những gì là công chính". Một người tôi tớ khiêm tốn và hiền lành.

    Đó là kiểu cách truyền giáo của thành phần môn đệ Chúa Kitô, ở chỗ loan báo Phúc Âm một cách dịu dàng và mạnh mẽ, không ngạo mạn hay áp đặt. Việc truyền giáo thực sự không bao giờ là một thứ dụ giáo mà là việc thu hút đến cùng Chúa Kitô, từ mối hiệp nhất mạnh mẽ với Người trong cầu nguyện, tôn thờ và việc bác ái thực tế, tức là phục vụ Chúa Giêsu hiện diện nơi những người anh chị em hèn mọn nhất của Người. Trong việc noi gương bắt chước Chúa Giêsu, Vị Mục Tử nhân lành và thương xót, và được ân sủng của Người tác động, chúng ta được kêu gọi làm cho đời sống của chúng ta trở thành một chứng từ hoan lạc chiếu soi con đường mang lại hy vọng và yêu thương.

    Lễ này làm cho chúng ta tái nhận thức tặng ân và vẻ đẹp về việc được là một dân nước của thành phần lãnh nhận phép rửa, tức là của thành phần tội nhân được ân sủng của Chúa Kitô cứu độ, Đấng, nhờ Thánh Linh, thực sự đã tiến vào mối liên hệ con cái của Chúa Giêsu với Chúa Cha, và đã đón nhận vào lòng Mẹ Giáo Hội một tình huynh đệ vô biên giới và bất cách ngăn như thế.

    Xin Trinh Nữ Maria giúp cho tất cả mọi Kitô hữu biết bảo tồn một nhận thức và lòng tri ân sống động gia tăng về phép rửa của chúng ta và trung thành theo đuổi con đường đã được bí tích tái sinh này của chúng ta khai mở.

    https://zenit.org/articles/angelus-address-jan-8-on-our-baptism/
    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu     

    Đức Ki-tô chịu phép rửa

    Trích bài giảng của thánh Ghê-gô-ri-ô, giám mục Na-di-en.

    (Phụng Vụ Kinh Sách Lễ Chúa Kitô chịu phép rửa)

    Thánh Gio-an đang làm phép rửa, thì Đức Giê-su đến. Có thể là Chúa muốn thánh hoá kẻ sắp làm phép rửa cho Chúa, nhưng chắc chắn để chôn vùi trọn vẹn con người A-đam cũ trong dòng nước. Thật vậy, trước khi thanh tẩy ta và để thanh tẩy ta, Chúa thánh hoá sông Gio-đan ; vì Người vừa là thần khí vừa là xác phàm, nên Người cũng muốn nhờ Thần Khí và nước để đưa chúng ta vào đạo.

    Vị Tẩy Giả không chấp nhận, nhưng Đức Giê-su vẫn nhất quyết đòi hỏi. Gio-an nói : Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, đó là đèn nói với Mặt Trời, tiếng nói với Lời, phù rể nói với Chàng Rể, người cao trọng nhất trong số những người sinh bởi đàn bà nói với Trưởng Tử mọi loài thọ sinh, người nhảy mừng trong dạ mẹ nói với Đấng được thờ lạy ngay khi còn trong lòng mẹ, người tiền hô hiện tại và tương lai nói với Đấng vừa xuất hiện và sẽ xuất hiện. Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa và hãy thêm “để làm chứng cho Ngài”. Quả thật, con người ấy biết rằng mình sẽ được thanh tẩy bằng cuộc tử đạo, cũng như thánh Phê-rô, không phải chỉ có chân mới được rửa mà thôi.

    Nhưng Đức Giê-su cũng từ dưới nước đi lên. Người nâng thế gian lên cao với Người. Người thấy trời bị xé và mở ra, vì xưa kia, khi bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng và bị lưỡi gươm lửa cấm đoán, chính A-đam đã đóng cửa trời lại, không cho mình mà cũng không cho con cháu vào.

    Bấy giờ Thánh Thần chứng nhận thần tính của Đức Giê-su, vì Thánh Thần đến với Đấng có cùng thần tính với mình. Khi ấy có tiếng từ trời vọng xuống để làm chứng cho Đấng từ trời mà đến. Tiếng đó bày tỏ lòng tôn trọng thân xác dưới hình chim bồ câu, vì thân xác đã được thần hoá, khi Thiên Chúa tự tỏ mình ra trong thân xác. Điều này cũng giống như chuyện xảy ra trước đây nhiều thế kỷ : chim bồ câu đến báo tin chấm dứt đại hồng thuỷ.

     

     

    Chúa Giêsu muốn dìm mình xuống giòng sông nhân tính, để mang lấy những bại hoại và yếu hèn của con người, 

    để chia sẻ ước muốn được giải thoát của họ, cũng như để chế ngự tất cả những gì tách biệt họ với Thiên Chúa và coi anh em mình là những kẻ xa lạ.

    (ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật ngày 8/1/2018)

    Xin chào anh chị em thân mến!

    Lễ Chúa Chịu Phép Rửa hôm nay là lễ chấm dứt mùa Giáng Sinh và mời gọi chúng ta nghĩ đến Phép Rửa của chúng ta. Chúa Giêsu muốn lãnh nhận phép rửa được rao giảng và thực hiện bởi Thánh Gioan Tẩy Giả ở sông Dược Đăng (Jordan). Đó là phép rửa thống hối: tất cả những ai đến với phép rửa này đều bày tỏ lòng ước muốn được thanh tẩy khỏi tội lỗi, và nhờ ơn Chúa giúp, quyết tâm sống một đời sống mới. 

    Vậy chúng ta hiểu được lòng khiêm nhượng của Chúa Giêsu thẳm sâu, Người là Đấng không phạm tội cũng sắp hàng cùng với các hối nhân, đứng lẫn lộn mình giữa họ, để được thánh tẩy trong nước của con sông này. Chúa Giêsu khiêm nhượng biết bao! Làm như thế, Người bộc lộ những gì chúng ta cử hành ở Lễ Giáng Sinh, ở chỗ, Chúa Giêsu muốn dìm mình xuống giòng sông nhân tính, để mang lấy những bại hoại và yếu hèn của con người, để chia sẻ ước muốn được giải thoát của họ, cũng như để chế ngự tất cả những gì tách biệt họ với Thiên Chúa và coi anh em mình là những kẻ xa lạ. Như ở Bêlem, dọc theo giòng sông Jordan, Thiên Chúa giữ lời hứa của Ngài trong việc đảm nhận số phận của loài người, và Chúa Giêsu là dấu hiệu hữu hình và vĩnh viễn về việc đảm trách này. Người đã đảm nhận lấy tất cả chúng ta, Người đảm nhận lấy tất cả chúng ta, trong đời sống, trong các ngày sống. 

    Bài Phúc Âm hôm nay nhấn mạnh rằng "khi Người lên khỏi nước thì Người liền thấy Các Tầng Trời mở ra và Thần Linh đậu xuống trên Người như chim câu" (Marco 1:10). Thánh Linh, Đấng đã làm việc ngay từ ban đầu của việc Tạo Dựng và đã hướng dẫn Moise cùng dân chúng trong sa mạc, bấy giờ ngự xuống tràn đầy trên Chúa Giêsu, để ban cho Người sức mạnh trong việc thi hành sứ vụ của Người trên thế gian này. Vị Thần Linh này là vị sáng tạo tài tình nơi Phép Rửa Chúa Giêsu lãnh nhận cũng ở nơi cả Phép Rửa của chúng ta nữa. Chính vị Thần Linh này là Đấng mở mắt tâm can của chúng ta trước chân lý, trước tất cả sự thật. Người đẩy đưa cuộc đời của chúng ta trên con đường bác ái yêu thương. Ngài là tặng ân Cha ban cho mỗi người chúng ta vào ngày Rửa Tội của chúng ta. Ngài, Vị Thần Linh này, truyền đạt cho chúng ta niềm êm ái dịu dàng của ơn tha thứ thần linh. Cũng chính Ngài, Vị Thánh Linh ấy, làm cho Lời mạc khải của Thiên Chúa âm vang: "Con là Con yêu dấu của Cha" (câu 11).

    Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa mời gọi hết mọi Kitô hữu hãy nhớ đến Phép Rửa của mìnhTôi không thể hỏi anh chị em câu vấn nạn xem anh chị em có nhớ ngày anh chị em chịu Phép Rửa hay chăng, vì đa số anh chị em bấy giờ là thơ nhi, như tôi; chúng ta được rửa tội khi còn là những thơ nhi. Tuy nhiên, tôi có thể hỏi anh chị em một vấn nạn khác chăng? Anh chị em có nhớ ngày rửa tội của mình chăng? Anh chị em có biết ngày anh chị em lãnh nhận phép rửa chăng? Mỗi người anh chị em hãy nghĩ đến nó. Nếu anh chị em không biết ngày này hay quên mất rồi thì khi về nhà hãy hỏi mẹ của anh chị em, bà của anh chị em, chú bác cô dì của anh chị em, ông của anh chị em, bố mẹ đỡ đầu của anh chị em: ngày đó là ngày nào? Chúng ta bao giờ cũng phải nhớ đến ngày đó, vì nó là một ngày mừng vui, là ngày chúng ta đầu tiên được thánh hóa; là ngày Chúa Cha ban Thánh Linh để thúc đẩy chúng ta bước đi; là ngày tha thứ cả thể. Đừng quên: ngày rửa tội của tôi là ngày nào?

    Chúng ta hãy xin Mẹ Maria Rất Thánh từ mẫu bảo vệ chúng ta để tất cả mọi Kitô hữu có thể càng ngày càng hiểu được tặng ân Phép Rửa và quyết tâm sống gắn bó với phép rửa này, trong việc làm chứng cho tình yêu thương của Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

    https://zenit.org/articles/angelus-address-on-the-feast-of-the-baptism-of-the-lord/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chỗ tự ý nhấn mạnh bằng mầu.

                                                 

    Thánh Thi Gi Kinh Sáng L Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

    Thuở Gio-an thi hành sứ mệnh,
    Con Chúa Trời xuống bến Gio-đan,
    Thân dìm dưới nước lan tràn,
    Đổi dòng sông ấy thành làn nước trong.

    Người giáng thế bởi lòng Trinh Nữ
    Để Gio-an tẩy rửa thân mình,
    Người đâu phải rửa tội tình
    Nhưng là rửa tội nhân sinh bao đời.

    Bỗng có tiếng từ trời phán bảo :
    “Này là Con tuyệt hảo của Ta.”
    Rồi Bồ Câu trắng hiện ra
    Tượng trưng cho Chúa Ngôi Ba Thánh Thần.

    Danh mầu nhiệm vang ngân cứu rỗi
    Cả bốn phương Giáo Hội của Người
    Nơi đây hiện diện Ba Ngôi,
    Nhưng là một Chúa cao vời chí tôn.

    Ôi chân lý, ôi nguồn sống thật,
    Ngài ban cho trái đất chan hoà,
    Muôn vinh hiển, vạn lời ca
    Dâng Ngài cùng với Ngôi Cha, Thánh Thần.

    (Bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Phụng Vụ Các Giờ Kinh)

                       LeChuaGiesuChiuPhepRua-A.mp3

     

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ- DÀNH CHO GIỚI TRẺ-DÂN NGHÈO

Chân phước James Miller, một cuộc đời dành cho giới trẻ và dân nghèo

Thứ Bảy ngày 07/12/2019, thầy James Miller dòng Lasan, bị sát hại tại Guatemala 36 năm trước, đã được phong chân phước tại nơi thầy đã hy sinh phục vụ người dân nghèo cho đến hy sinh mạng sống.

Thánh Gioan Baotixita Lasan đã nói với một trong những sư huynh đầu tiên của dòng Lasan: “Trao ban cho đến ngay cả sự sống, và phải yêu thương hết lòng những người trẻ được trao phó cho anh em.” Sư huynh James Miller đã sống tròn đầy sứ mạng phục vụ người trẻ và dâng hiến sự sống cho Thiên Chúa và cho các thế hệ mới bằng cái chết tử đạo của mình.

Tiểu sử

James Miller sinh ngày 21/09/1944, trong một gia đình nông dân người Mỹ ở Ellis, gần Stevén Point, bang Wisconsin, Hoa Kỳ. Là con đầu lòng trong gia đình có 5 người con, Miller lớn lên trong bầu khí lành mạnh, lao động, được hướng dẫn bởi các giá trị tôn giáo truyền thống. Sau khi hoàn thành chương trình tiểu học, Miller theo học trường trung học Công giáo Pacelli và tại đây cậu lần đầu gặp gỡ các sư huynh dòng Lasan. Mặc dù dự định sẽ trở thành linh mục, nhưng tháng 09/1959, Miller đã gia nhập dòng các sư huynh Lasan do bị thu hút bởi hoạt động tông đồ trong môi trường giáo dục của dòng.

Sau khi khấn dòng, thầy Miller học tại đại học Saint Mary ở Winnona và đậu cử nhân ngôn ngữ Anh và Tây Ban Nha. Ngay sau đó thầy được gửi về Stevens Point dạy học tại trường trung học ở Minnesota.

 

Sứ vụ truyền giáo

Ba năm sau, năm 1969, thầy Miller được khấn trọn đời và được gửi đến Bluefields, nước Nicaragua. Như thế là thầy được tròn nguyện ước truyền giáo tại Trung Mỹ. Năm 1974, thầy được chuyển đến Puerto Cabezas, cũng ở Nicaragua, và trở thành giám đốc một trường học. Trong 5 năm thầy Miller ở đó, số học sinh đăng ký học tại trường gia tăng gấp đôi. Thầy cũng khởi xướng xây thêm 10 trường trong vùng.

Năm 1979, vì tình hình chính trị bất an ở Nicaragua, với cuộc cách mạng của mặt trận dân tộc giải phóng do Sandino lãnh đạo chống lại sự chiếm đóng của Hoa Kỳ tại Nicaragua, lật đổ chính phủ Somoza mà thầy Miller đang làm việc, bề trên lo ngại cho sự an ninh của thầy nên đã gọi thầy trở về Mỹ. Dù nhận biết tình trạng bạo lực đang gia tăng xung quanh mình nhưng thầy Miller không sợ hãi.

Vì người nghèo

Tháng 01/1981, thầy Miller lại được gửi đến Trung Mỹ, nhưng lần này là đến vùng Huehuetenango ở Guatemala. Tình hình chính trị tại nước này khi đó rất khó khăn. Giữa những người da trắng và thổ dân có sự xung đột căng thẳng. Tại đây thầy Miller đã dạy học ở trường cho người thổ dân và làm việc tại trung tâm dạy kỹ thuật nông nghiệp thực nghiệm cho người thổ dân Maya. Trung tâm dạy cho 150 thiếu niên từ các khu vực nghèo khổ ở miền quê và đồi núi, giúp cho các em vừa theo học chương trình học vừa học về nông nghiệp. Các kỹ năng này rất hữu ích cho những người nghèo bản địa, những người đã bị các tập đoàn giàu có mua hết đất của họ trong những năm trước, và đang phải cố gắng canh tác trên những đồi núi.

Không sợ nguy hiểm

Tháng 11 năm 1981, thầy Miller trở về Minnesota để giải phẫu đầu gối. Người thân của thầy cố gắng thuyết phục thầy đừng trở lại Guatemala nhưng tin rằng mình có thể giúp ích cho các người trẻ nước này, đầu năm 1982 thầy Miller đã trở lại nơi truyền giáo của mình.

Ngày 10/02, người ta báo cho thầy biết có một nhóm âm mưu sát hại thầy và điều đó đã xảy ra vào ngày 13/02/1982. Khi thầy Miller đang sửa chữa lại bức tường của trường học, thầy đã bị bắn 3 phát đạn vào lưng và qua đời ngay lập tức, khi mới chỉ 37 tuổi.

Giáo hội đang bị bách hại vì lựa chọn của mình vì người nghèo

Một tháng trước khi bị sát hại, thầy Miller viết trong một lá thư: “Cá nhân tôi rất mệt mỏi với bạo lực, nhưng tôi tiếp tục cảm thấy dấn thân mạnh mẽ đối với người nghèo khổ ở Trung Mỹ… Giáo hội đang bị bách hại vì lựa chọn của mình vì người nghèo. Nhận thức được vô số nguy hiểm và khó khăn, chúng tôi tiếp tục làm việc với niềm tin và hy vọng và tin tưởng vào sự Quan phòng của Thiên Chúa.”

Thầy Miller viết thêm: “Tôi đã là tu huynh của các dòng Lasan gần 20 năm nay và dấn thân để ơn gọi của tôi ngày càng thêm mạnh mẽ hơn trong công việc của tôi ở Trung Mỹ. Tôi cầu xin Chúa ban ơn và sức mạnh để phục vụ Người một cách trung thành giữa những người nghèo và bị áp bức ở Guatemala. Tôi đặt sự sống của tôi trong sự Quan phòng của Người. Tôi tin tưởng vào Người.”

Dù cho bầu khí sợ hãi và bạo lực lan tràn, đã có gần 2000 người tham dự tang lễ của thầy tại Trung tâm thổ dân. Sau đó thi hài thầy được đưa về Hoa Kỳ an táng tại Wisconsin. Chiếc áo choàng trắng của thầy dính đầy bùn đất vì tất cả nông dân tham dự tang lễ của thầy ở Guatemala muốn chạm vào thầy để tỏ lòng tôn kính.

Vatican News

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

DÀO TẠO MÔN ĐỆ - LỜI KHUYÊN NĂM MỚI

 

  •  
    Chi Tran

     
     
     

    20 Lời Khuyên Ngắn Gọn Cho Một Năm Mới Tốt Lành!



    1. Hãy đặt Thiên Chúa trên hết mọi sự

    Trong mọi hoạt động, mọi sáng kiến, và mọi công việc làm ăn của mình, chúng ta hãy đặt Thiên Chúa làm tâm điểm. Thiên Chúa chúng ta là một người tình “ghen tuông”, Ngài không thể ở vị trí thứ yếu so với bất kỳ ai hay bất cứ điều gì. Đức Giê-su dạy rằng điều răn thứ nhất và quan trọng nhất là yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh нồиF, hết sức lực, hết trí khôn; và yêu mến người thân cận như chính mình. (x. Lc 10,27)

    2. Hàng ngày, hãy nhớ lại lý do về sự hiện hữu của bạn

    Một con chim được dựng nên để cất cánh bay trên trời cao; một con cá được tạo thành để bơi lội dưới lòng biển cả. Mục đích của con người là sự hiệp nhất với Thiên Chúa. Hãy nhớ lại những lời của thánh Inhaxiô trong Nguyên lý và Nền tảng nổi tiếng của ngài: “Loài người được dựng nên để ngợi khen, tôn kính và phụng sự Thiên Chúa chí tôn; và nhờ đó cứu rỗi linh нồи mình.” (x. Linh thao số 23)

    3. Chỉnh đốn lại những lệch lạc trong đời sống của bạn

    Với tất cả sự khiêm tốn, hãy tự hỏi xem đâu là sự lệch lạc lớn nhất trong đời sống của bạn; sau đó, cùng với ơn trợ giúp của Chúa và quyết tâm của mình, bạn hãy chỉnh đốn sự lệch lạc đó. Thánh Augustinô diễn tả hoa trái của đời sống ngăn nắp bằng những lời như sau: Bình an là sự yên bình do việc sắp đặt. Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa của việc sắp đặt!

    4. Ân sủng chữa lành

    Để giải quyết sự lệch lạc luân lý mà ta gọi là tội lỗi, mỗi người cần ân sủng chữa lành của Thiên Chúa. Ân sủng đó được chuyển trao dồi dào nơi Bí tích Hòa Giải. Vì vậy, bạn hãy chạy đến với Bí Tích của Lòng Thương Xót của Chúa với một tâm tình hoàn toàn tín thác. Lạy Chúa Giê-su, con tín thác vào Chúa!

    5. Kiềm chế miệng lưỡi

    Kinh Thánh nói rất rõ, và các thánh cũng không ngừng nhắc nhở rằng, chúng ta không thể đạt được sự thánh thiện đích thực nếu không cố gắng làm chủ miệng lưỡi của mình.

    6. Mau nghe và chậm nói

    Đó là lời khuyên của thánh Gia-cô-bê tông đồ. Bạn hãy mở thư Gia-cô-bê trong cuốn Kinh Thánh của mình, sau đó hãy thả нồи suy gẫm chậm rãi về những gì ngài viết trong chương thứ ba. Đó là một trong những chương hay nhất nói về các tội nguy hiểm của miệng lưỡi.

    7. Sống quy tắc vàng

    Tất cả chúng ta đều mong muốn bản thân mình được đối xử tử tế, được cảm thông, được quan tâm và được yêu thương. Vậy, chúng ta hãy làm như thế đối với tha nhân. Đó là điều an ủi Trái Tim Cực Thánh Đức Giê-su.

    8. Canh chừng đôi mắt

    Hơn khi nào hết, giờ là lúc chúng ta phải đặc biệt giữ gìn các giác quan, nhất là canh chừng đôi mắt. Đôi mắt là gương soi của tâm нồи. Trong bài giảng trên núi, Đức Giê-su nói: “Phúc thay ai có tâm нồи trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.” (Mt 5,8)

    9. Sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa

    Điểm cốt lõi nơi linh đạo đơn giản nhưng rất sâu sắc của Tu huynh Lawrence là “sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa.” Nếu sống như thế, chúng ta sẽ tránh được rất nhiều tội lỗi và ta luôn có Chúa đồng hành. Thánh Têrêsa Avila nói rằng một trong những lý do chính yếu của tội lỗi là chúng ta ít nhớ tới và thậm chí là lãng quên sự hiện diện của Thiên Chúa.

    10. Tạ ơn Thiên Chúa trong mọi lúc

    Chúng ta đọc thấy những lời này trong thư của thánh Phao-lô tông đồ. Sau khi chữa lành mười người phong cùi, Đức Giê-su rất ngạc nhiên vì chỉ có một người trở lại tạ ơn Thiên Chúa. Mong sao chúng ta đừng bao giờ sống thiếu tâm tình biết ơn. Trái lại, chúng ta hãy nuôi dưỡng một thái độ biết ơn. Thiên Chúa yêu thương những tâm нồи như vậy, và ngài sẵn lòng tuôn đổ ơn phúc trên linh нồи ấy.

    11. Ba thứ gia vị thân tình

    Bạn hãy học biết và năng nói những câu ngắn gọn sau đây: vui lòng, cảm ơn và xin lỗi. Tuy ngắn, nhưng các câu này lại vô cùng hữu hiệu. Chúng giúp cho đời sống cộng đoàn của ta thêm phần lịch thiệp, thân tình và nhẹ nhàng. Tất cả những câu nói này diễn tả sự khiêm tốn chân thành từ nơi con tim.

    12. Sống khiêm tốn

    Khi bạn phạm lỗi, hãy mau mắn thú nhận với Thiên Chúa và thậm chí là với tha nhân. Hãy nhớ rằng chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng hoàn hảo, tất cả chúng ta đều là tội nhân. Kinh Thánh cho hay người công chính có thể vấp ngã bảy lần trong ngày. Đức Giê-su cho chúng ta thấy Ngài có lòng hiền hậu và khiêm nhường!

    13. Đừng đợi cho tới ngày mai

    Ân sủng của Thiên Chúa đến và đi! Khi Thần Khí thúc đẩy chúng ta thực thi một sáng kiến nào đó bằng sự linh hứng của Ngài, chúng ta đừng trì hoãn và đợi cho tới ngày mai. Cuộc sống quả là ngắn ngủi; đời sống vĩnh cửu mới là mãi mãi.

    14. Vấp ngã? Lập tức đứng dậy!

    Nunc Coepi. Điều này có nghĩa là khi bạn vấp ngã, hãy mau chóng đứng dậy. Một trong những chiến thuật và mưu lược của ma quỷ là dẫn chúng ta tới chỗ nhụt chí. Thiên Chúa yêu thương những ai tin tưởng trở về với Ngài sau khi vấp ngã. Đức Giê-su nói với thánh Faustina rằng những người tội lội nặng nề nhất cũng có thể trở thành các vị thánh vĩ đại nhất nếu họ hoàn toàn tin tưởng vào lòng thương xót tuyệt đối của Đức Giê-su!

    15. Thập giá của bạn: hãy vác lấy

    Hãy nhận ra thập giá hay những thập giá mà Thiên Chúa, với sự quan phòng thánh thiêng của Ngài, trao gửi cho bạn. Sau đó, bạn hãy kêu cầu Chúa Giê-su và Đức Maria Mẹ Ngài – đồng thời là Mẹ của bạn – giúp bạn kiên trì mang vác thập giá. Với Đức Giê-su bên mình, bạn có thể vác bất cứ thập giá nào. Tại sao vậy? Bởi vì Đức Giê-su đã vác thập giá!

    16. Bị cám dỗ? Chạy đến với Mẹ Maria!

    Ngay khi bị cơn cám dỗ của ma quỷ tấn công, bạn hãy hướng tâm trí và linh нồи về Mẹ Maria và thành tâm đọc kinh Mân Côi. Đức Mẹ sẽ đạp nát cái đầu ác độc của con rắn. Tất cả ma quỷ dưới hỏa ngục đều vô cùng sợ hãi danh xưng Maria!

    Tại sao chúng ta chắp tay khi cầu nguyện

    17. Hãy trở nên một người Samaritanô tốt lành trên đường sự sống

    Bất cứ khi nào bạn gặp một ai đang sống trong cảnh sầu khổ, dù người đó là thành viên trong gia đình, là bạn bè, đồng nghiệp hay bất kỳ ai, bạn hãy cố gắng an ủi họ bằng những lời nói khích lệ, bằng việc làm cụ thể, bằng nụ cười và lời cầu nguyện. Đó thực sự là điều đẹp lòng Đức Giê-su và đẹp lòng Mẹ Maria.

     

    18. Thực thi những điều bình thường với một tình yêu phi thường

    Sự thánh thiện không phụ thuộc vào việc dời núi lấp biển, không hệ ở việc làm cho người ᑕᕼếT sống lại, và cũng chẳng hệ ở việc chữa lành người mù. Đức Giê-su đã làm nhiều phép lạ phi thường để tỏ rõ bản tính Thiên Chúa của Ngài và biểu lộ lòng thương xót Ngài dành cho bệnh nhân cũng như cho người đau khổ. Trong đời sống hàng ngày của ta, Thiên Chúa thường trao cho ta những nhiệm vụ nhỏ bé, thậm chí là đơn điệu. Chúng ta cần xin ơn để thực hiện những điều bình thường và nhỏ bé đó với một tình yêu phi thường. Thiên Chúa không cố định ánh mắt của Ngài nơi sự vĩ đại của hành động, nhưng Ngài quan tâm tới tình yêu vốn là điều thúc đẩy ý hướng ở nơi con tim!

    19. Tham dự Thánh Lễ và rước Lễ hàng ngày

    Trong kinh Lạy Cha, chúng ta xin Chúa Cha ban cho ta lương thực hàng ngày. Hiểu theo nghĩa Bí tích, đó là việc rước Lễ hàng ngày. Vì thế, bạn hãy nhìn vào một tuần sống và xem xét chương trình của bạn. Chương trình đó có bao gồm việc tham dự Thánh Lễ và Rước Lễ hàng ngày không? Nếu không phải hàng ngày, thì chí ít cũng là một vài ngày trong tuần và tất nhiên là ngày Chúa Nhật nữa.

    20. Yêu mến Đức Maria, tâm sự với Đức Maria, và trao phó bản thân cho Đức Maria

    Cuối cùng, bất kỳ sáng kiến nào mà ta thực hiện, ta nên đặt nó trong bàn tay và trong Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ Maria. Thánh Louis de Montfort gọi Đức Mẹ là là Kho Báu của Thiên Chúa. Chúng ta hãy đặt mình trong tay của Mẹ, Mẹ sẽ đặt chúng ta vào Trái Tim Cực Thánh của Chúa Giê-su – nơi trú ngụ thực sự của ta ngay trong lúc này và mãi mãi! Hãy lắng nghe những lời của Thánh Louis de Montfort: Sống trong Đức Maria tức là yêu mến Đức Maria hết lòng. Điều này nghĩa là yêu mến Đức Maria nhiều đến độ ta sống như thể mình đang thật sự cư ngụ nơi Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ.

    Chuyển ngữ: Quang Khanh, S.J. (dongten.net ) (Nguồn: Catholic Exchange.com)

     
     
     

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - GIOAN GIỚI THIỆU CHÚA

  •  
    Chi Tran
    Jan 3 at 12:24 AM
     
     
     
     
    ---------- Forwarded message ---------
    From: nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Date: Thu, Jan 2, 2020, 23:58
    Subject: Fw: 5 phút Lời Chúa 03/01/20 THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TRƯỚC LỄ HIỂN LINH
    To:


     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    5 phút Lời Chúa

    03/01/20 THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TRƯỚC LỄ HIỂN LINH
    Thánh Danh Chúa Giê-su
    Ga 1,29-34

     ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA!

    Hôm sau, ông Gio-an thấy Đức Giê-su tiến về phía mình, liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian.” (Ga 1,29)

    GIỚI THIỆU CHÚA: Sau khi làm phép rửa cho Đức Giê-su, ngày hôm sau, Gio-an Tẩy giả đích thân giới thiệu Ngài cho dân chúng.

    Lời giới thiệu của vị sứ giả dọn đường là một lời giới thiệu chính xác và chính thức. Gio-an cho biết Đức Giê-su là “Chiên Thiên Chúa”, là “Đấng xóa bỏ tội trần gian”! Ngày xưa, con chiên Vượt Qua bị giết để mở màn cuộc giải phóng con cái It-ra-en.

    Vết máu chiên bôi trên khung cửa là dấu hiệu cho biết nhà của người Ít-ra-en; họ sẽ không bị tai ương tiêu diệt khi Đức Chúa giáng họa trên đất Ai Cập (x. Xh 12,13). Cái chết của con chiên Vượt Qua, vì thế, là cái chết thế mạng, chết thay. Là “Chiên Thiên Chúa”, Đức Giê-su chết thay cho chúng ta là những tội nhân đáng chết. Chết thay cho ta, Người “xóa bỏ tội lỗi” chúng ta.

    Chúng ta được trắng án, được sống sự sống vĩnh cửu trong Đức Giê-su Ki-tô, Đấng Phục Sinh. Đó là trọng tâm của mối quan hệ giữa Đức Ki-tô và các Ki-tô hữu, những kẻ tin và thuộc về Ngài.

    Bạn ơi, Bạn đừng quên rằng có người đã chết thay cho bạn, người đó là Đức Giê-su Ki-tô. Thật hồng phúc cho chúng ta, con người đó chết thay cho bạn ấy nhưng đã không chết luôn (để bạn phải xót xa nhớ tiếc!). Người đã sống lại và đang sống bất diệt.

    Bạn hãy đón nhận Người, sống với Người, thấm nhuần tinh thần của Người. Đó là cách tốt nhất để bạn bày tỏ lòng biết ơn Người.

    Sống Lời Chúa: Bạn sống ngày hôm nay với đầy THẦN KHÍ Chúa Giê-su nơi bạn.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã chết vì yêu con, CON QUYẾT TÂM chân thành yêu Chúa, sống vì Chúa và sống với Chúa. Amen.

    gpcantho
    Download all attachments as a zip file
    • 1578026036610blob.jpg
      138.7kB
    • 1578026036610blob.jpg
      138.7kB

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - DTC HỦY BỎ BÍ MẬT

Bước quan trọng: Đức Thánh Cha hủy bỏ bí mật tông tòa trong trường hợp lạm dụng tính dục và ấu dâm

 

Quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến việc hủy bỏ bí mật tông tòa trong các trường hợp lạm dụng tính dục và ấu dâm được đưa ra để thể hiện quyết tâm của Đức Thánh Cha và Tòa Thánh trong nỗ lực bài trừ tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ.

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts