9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CHỌN NHÓM MƯỜI HAI

  •  
    Chi Tran <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    To:Nguyen Dinh,Oanh Ohio
     
     
    Sep 9 at 10:27 PM
     
     
     
     


    ---------- Forwarded message ---------
    From: nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Date: Mon, Sep 9, 2019 at 10:13 PM
    Subject: Fw: Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba 10/09/2019 gplongxuyen
    To:


     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     

    Chọn Nhóm Mười Hai.

    10/09 – Thứ ba tuần 23 thường niên.

    “Suốt đêm, Người cầu nguyện, Người chọn mười hai vị mà Người gọi là Tông đồ”.

     

    Lời Chúa: Lc 6, 12-19

    Trong những ngày ấy, Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện, và suốt đêm, Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Sáng ngày, Người gọi các môn đệ và chọn mười hai vị mà Người gọi là Tông đồ: Đó là Simon, mà Người đặt tên là Phêrô, và em ông là Anrê, Giacôbê và Gioan, Philipphê và Bartôlômêô, Matthêu và Tôma, Giacôbê con ông Alphê và Simon cũng gọi là Nhiệt Thành, Giuđa con ông Giacôbê và Giuđa Iscariốt là kẻ phản bội.

    Người đi xuống với các ông, và dừng lại trên một khoảng đất bằng phẳng, có nhóm đông môn đệ cùng đoàn lũ dân chúng đông đảo từ khắp xứ Giuđêa, Giêrusalem và miền duyên hải Tyrô và Siđôn đến nghe Người giảng và để được chữa lành mọi bệnh tật. Cả những người bị quỷ ô uế hành hạ cũng được chữa khỏi, và tất cả đám đông tìm cách chạm tới Người, vì tự nơi Người phát xuất một sức mạnh chữa lành mọi người.

     

    Suy Niệm : Chọn Nhóm Mười Hai

    Lịch sử ơn cứu rỗi đã khởi đầu và tiếp diễn bằng những cuộc tuyển chọn. Ở khởi đầu lịch sử này, từ trong đám dân du mục vô danh tại miền Lưỡng hà địa, Thiên Chúa đã chọn Abraham; trong những người con của ông, Ngài chỉ chọn Isaac; và trong những người con của Isaac, Ngài chỉ chọn Yacob làm người cha của mười hai chi tộc Israel. Ðể thực hiện cuộc giải phóng con cái Israel ra khỏi ách nô lệ Ai Cập, Ngài đã chọn Môsê làm thủ lãnh. Sau khi Israel đã được Ngài chọn làm dân riêng và qua đó thực thi chương trình cứu rỗi, Thiên Chúa cũng tiếp tục một đường hướng: Ngài chọn lựa một số người và trao cho họ một trách vụ đặc biệt: Ngài đã chọn Ðavít làm vua, thay thế cho Saul; Ngài đã chọn một số người làm ngôn sứ cho Ngài.

    Tất cả những chọn lựa của Thiên Chúa đều bất ngờ, nghĩa là vượt lên trên những tiêu chuẩn chọn lựa thông thường của con người. Từ Abraham qua Môsê, đến các ngôn sứ và Ðavít, tất cả đều được chọn lựa không phải vì tài năng đức độ riêng của họ: Môsê chỉ là một người ăn nói ngọng nghịu; Ðavít là cậu bé kém cỏi nhất trong số anh em mình, Yêrêmia, Isaia đều nhận ra nỗi bất lực yếu hèn của mình khi được Thiên Chúa chọn làm ngôn sứ.

    Tiếp tục đường lối của Thiên Chúa, Chúa Giêsu cũng đã chọn các môn đệ của Ngài theo những tiêu chuẩn bất ngờ nhất. Mười hai Tông đồ được Ngài chọn làm cộng sự viên thân tín nhất và đặt làm cột trụ Giáo Hội, không phải là bậc tài ba xuất sắc, cũng không phải là thành phần ưu tú thuộc giai cấp thượng lưu trong xã hội; trái lại họ chỉ là những dân chài quê mùa dốt nát miền Galilê; có người xuất thân từ hàng ngũ thu thuế tức là hạng người thường bị khinh bỉ.

    Thánh Luca đã ghi lại một chi tiết rất ý nghĩa trong việc lựa chọn của Chúa Giêsu: Ngài đã cầu nguyện suốt đêm. Không ai biết rõ nội dung, nhưng sự liên kết với Thiên Chúa trong cầu nguyện và việc chọn lựa cho thấy tính cách nhưng không của ơn gọi: Thiên Chúa muốn gọi ai tùy Ngài và sự lựa chọn đúng không dựa vào tài đức của con người. Chúa Giêsu đã cầu nguyện, bởi vì Ngài biết rằng tự sức riêng, con người không thể làm được gì. Phêrô đã cảm nghiệm thế nào là sức riêng của con người khi ông chối Chúa ba lần; sự đào thoát của các môn đệ trong những giờ phút nguy ngập nhất của cuộc đời Chúa, và nhất là sự phản bội của Yuđa, là bằng chứng hùng hồn nhất của sức riêng con người. Bỏ mặc một mình, con người chỉ chìm sâu trong vũng lầy của yếu đuối và phản bội.

    Từ mười hai người dân chài thất học, Chúa Giêsu đã xây dựng Giáo Hội của Ngài. Nền tảng của một Giáo Hội không phải là sức riêng của con người, mà là sức mạnh của Ðấng đã hứa: "Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế". Chính sự hiện diện sinh động và ơn thánh của Ngài mới có thể làm cho Giáo Hội ấy đứng vững đến độ sức mạnh của hỏa ngục không làm lay chuyển nổi. Thánh Phaolô, người đã từng là kẻ thù số một của Giáo Hội cũng đã bất thần được Chúa Giêsu chọn làm Tông đồ cho dân ngoại. Ngài luôn luôn cảm nhận được sức mạnh của ơn Chúa: "Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi", hoặc "Nếu phải vinh quang, thì tôi chỉ vinh quang về những yếu đuối của tôi mà thôi, vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh".

     

    Suy niệm về việc Chúa Giêsu tuyển chọn mười hai Tông đồ của Ngài, chúng ta được mời gọi nhận ra thân phận yếu đuối bất toàn của chúng ta, đồng thời nói lên niềm tín thác của chúng ta vào tình yêu của Ngài. Chỉ có một sức mạnh duy nhất để chúng ta nương tựa vào, đó là sức mạnh của ơn Chúa. Với niềm xác tín đó, thì dù phải trải qua lao đao thử thách, chúng ta vẫn luôn hy vọng rằng tình yêu của Chúa sẽ mang lại những điều thiện hảo cho chúng ta.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

    ------------------------------
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CN23TN-C

CN 23C : Người môn đệ “chất lượng cao” 

 

Gần đây ở Việt Nam rộ lên phong trào “chất lượng cao”, từ sản phẩm và dịch vụ trên thị trường nội địa cho đến các mặt hàng xuất khẩu, lan qua cả các khu vực tinh thần là giáo dục và văn hoá. Nào là “xe chất lượng cao”, “khách sạn chất lượng cao “phở chất lượng cao”,lớp Anh ngữ chất lượng cao.” Loại bỏ ý nghĩa dư luận đàm tiếu về chất lượng cao, nhất là xe chất lượng cao (được đọc trệch là “xe chất thật cao,” “hàng chất thật cao”…), ta thấy cuộc sống ngày càng đòi hỏi phải có chất lượng cao. Từ sản phẩm, văn hoá, nghệ thuật, giáo dục… cho đến con người cần đạt chất lượng và có giá trị.

Có thể dùng cụm từ “chất lượng cao”(*) để suy niệm bài Tin mừng hôm nay.

Chúa Giêsu tuyển chọn môn đệ “chất lượng cao” với hai đòi hỏi : từ bỏ và vác thập giá, trong đó đòi hỏi từ bỏ thật hết nước nói : “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được”. Và cuối cùng, sau khi kể hai ví dụ về “người xây tháp” và “vua gây chiến” (một người xây tháp trước khi xây phải tính toán kỹ để chọn lựa quyết định có nên xây hay không. Một ông vua trước khi đi giao chiến cũng phải tính toán kỹ để chọn lựa có nên giao chiến hay không), Chúa lại kết bằng một câu : Vậy ai không từ bỏ tất cả những gì mình có, thì không đáng làm môn đệ ta, một người môn đệ “chất lượng cao.”

Vậy là trong một đoạn ngắn, mà có tới ba lần điệp khúc “không thể làm môn đệ tôi” : 2 lần cho từ bỏ, và 1 lần cho vác thánh giá.

Ta chỉ dừng lại điều kiện “từ bỏ,” vì một nghĩa nào đó, từ bỏ cũng là một cách vác thập giá chứ chẳng chơi !

Ta đề cập tới “từ bỏ” để làm người môn đệ chất lượng cao, là bởi vì những gì mà Chúa đòi từ bỏ quả là oái ăm, nếu không nói là bất hiếu, vô lý, và vô nghĩa. “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được.”

Chúng ta không nên hiểu lời Chúa Giêsu theo một nghĩa đen lạnh lùng, thiếu óc tưởng tượng. Ngôn ngữ Đông Phương bao giờ cũng sinh động tới độ cao nhất của trí khôn loài người. Khi Chúa Giêsu bảo chúng ta phải ghét những kẻ gần gũi và thân thiết với mình là Ngài không có ý nói theo nghĩa đen. Ngài chỉ muốn nói rằng không có tình yêu nào trên đời này có thể so sánh với tình yêu mà chúng ta phải có đối với Ngài được. Có một chân lý nổi bật trong đoạn này :

Có thể là người theo Chúa Giê-su mà vẫn không phải là môn đệ của Ngài ; có thể là kẻ theo trại quân mà vẫn không phải lính của vua ; có thể là kẻ bám víu vào một đại sự mà vẫn không dấn thân gì cả. Có người nói với một giáo sư về một chàng thanh niên rằng : "Anh ta nói với tôi rằng anh ta là học trò của ông." Vị giáo sư thẳng thắn trả lời : "Anh ta có thể đã ngồi trong lớp học của tôi, nhưng không phải là một trong số các học trò của tôi." Có sự khác biệt giữa một người trong lớp và thực sự làm học trò. Thật rất đáng buồn cho Hội Thánh khi trong Hội Thánh có quá nhiều kẻ theo Chúa cách xa xa và có quá ít người thực sự là môn đệ Chúa.

Những lời Chúa phán thật đáng ngạc nhiên, đến độ nghe chói tai nữa. Thế nhưng nó chỉ có ý diễn tả một điều : tình yêu Chúa phải chiếm chỗ nhất trong trái tim ta, và ta phải gỡ bỏ tất cả những gì cản trở tình yêu ấy. Thánh Grêgoriô Cả (mà ta mừng lễ hôm 3-9 mới đây) giải thích câu "khó nghe" này, ngài viết : "Ở đời này hãy yêu tất cả, kể cả kẻ thù, nhưng ta phải ghét những ai ngăn cản ta trên bước đường dẫn tới Chúa, dầu đó là người thân. Như vậy ta phải yêu người lân cận, phải có lòng bác ái đối với tất cả, với kẻ gần và người xa, nhưng không được vì yêu họ mà ta xa tình yêu Chúa." Dứt khoát là phải giữ bậc thang giá trị trong tình yêu : Chúa trên hết.

Năm 1960, Gale Sayer là cầu thủ bóng chày chạy nhanh nhất của đội banh Chicago Bear, nhưng trên cổ anh luôn mang một mề đai ghi hàng chữ, “tôi ở hạng ba.” Đó cũng là tựa đề cuốn tiểu sử của anh, bán khá chạy. Trong đó anh giải thích tại sao anh chọn câu đó làm lẽ sống, vì đối với anh : Chúa là hạng nhất, tha nhân hạng nhì, còn anh hạng ba. Và anh quyết định, hằng ngày anh cố sống câu đó. Không hẳn lúc nào cũng thành công, nhưng nó giúp anh không đi trệch đường.

Chúa là trên hết, Chúa là hạng nhất, là ưu tiên một, tha nhân là ưu tiên hai, bản thân là hạng ba. Nếu cả hạng hai và hạng ba trợ giúp tôi để tiến tới Chúa là hạng nhất, thì có cớ gì phải bỏ. Nếu nó là vật cản, sẵn sàng từ bỏ để theo tiếng gọi của Chúa : “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được”.

Hẳn chúng ta cũng đã từng được nghe chuyện các vị thánh, và cả các vị “thường” muốn theo Chúa, mà mẹ cha cản ngăn, nên đã thà bất hiếu mà trở thành môn đệ chất lượng cao của Chúa. Chúa dùng thẳng chữ “ghét.”

Nhưng cũng rất nhiều, và chắc chắn nhiều hơn trường hợp trên, mẹ cha, anh em là đà đẩy, -chứ không phải kỳ đà cản mũi- đà đẩy đưa mình đi theo tiếng Chúa gọi. Lúc đó cha mẹ anh em là trợ lực, chứ chẳng phải trở lực. Những  trường hợp đó thì đâu cần ghét mẹ cha, mà là thương, vì mẹ cha, người thân là bậc cho mình bước lên đi đến với Chúa với tư cách là người môn đệ chất lượng cao.

Trong tác phẩm  “Người nghèo của Thiên Chúa,” Nikos Kazanzakis đã dệt nên mẩu chuyện này về Phanxicô :

Một bạn học từ thủa thanh xuân đi về làng quê, tình cờ gặp lại Phanxicô trong vóc dáng bơ phờ tả tơi. Anh nhận mãi mới ra bạn xưa, nên chạy tới ôm chồm Phanxicô và hỏi :

-Ai khiến anh ra nông nổi này ?

-Chúa đã làm giúp tôi

-Bao nhiêu đồ sang trọng của anh, bao nhiêu áo quần đẹp đẽ của anh, cả cái lông chim đỏ gắn trên mũ của anh thủa nào, sao mất hết rồi, cả cái nhẫn kim cương nữa, sao không thấy ?

-Satan cho tôi, tôi trả lại nó rồi

Người bạn dang xa, nhìn kỹ Phanxicô hào hoa xưa, nay như thế, mũ không, giày dép cũng không, nên rơi lệ hỏi :

-Bạn, bạn từ đâu đến vậy ?

-Từ một thế giới khác !

Môn đệ chất lượng cao phải vất bỏ hết như thế đó. Nhưng nếu có ai sợ hãi trước tất cả những đòi hỏi ấy thì nên nhớ rằng mình không phải chiến đấu cô đơn đâu, Đấng đã kêu gọi chúng ta vào con đường hẹp, sẽ đi cùng chúng ta trên con đường đó, và Ngài sẽ ở cùng cuối đường để đón tiếp chúng ta, nếu chúng ta muốn làm môn đệ chất lượng cao của Chúa tối cao.

Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(theo gợi ý từ Lm Ngọc Hàm và Lm Hữu An)

_______________________________

(*) thực ra phải nói là “phẩm chất cao” vì “lượng” thì cân đo đong đếm được. Không thể dùng “lượng” để chỉ “phẩm” là cái không cân đo đong đếm được. “Chất lượng cao” là kiểu nói thô thiển, nhưng vì quá quen, nên tạm dùng.

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - REFLECTION 22ND SUNDAY - C

  •  MƠ NGUYỄN
     
    Aug 31 at 3:25 AM
     
     

    TWENTY-SECOND SUNDAY IN ORDINARY TIME / C 

                                          01 SEPTEMBER 2019

          

    Blest.jpg

               

                              Blest Are They

     

                    REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Luke 14:1, 7-14)

                           PREPARING FOR GOD’S HOSPITALITY

    As so often in Luke’s Gospel, the event described in the Gospel takes place at a banquet to which Jesus has been invited. He notices that the guests, as soon as they arrive, inevitably choose the highest, most honourable places.

    His comment on this behaviour may seem to be simply a piece of commonsense wisdom: choose the lowest place because if there has to be a rearrangement (to seat everyone according to rank), it’s much better to be promoted to a higher place than to be demoted. Think of the humiliation, the loss of face involved!

    However, the fact that this episode has been introduced as a ‘parable’ means that something more significant than everyday advice is at stake. The parable refers to the great reversal that is to come with the full arrival of the Kingdom, when God will enrich the poor and uplift the lowly (see the Magnificat [1:51-53] and the Beatitudes [6: 20-26]). Those who choose now to sit with the poor and marginalised are destined for ‘promotion’; those who sit with the rich and powerful will find themselves sent down to the lowes places.

    Jesus has taken an image from everyday life and made of it, not so much a moral maxim, as a profound statement of the implications of the Gospel. Associate now with the poor and befriend them. At present they may se em to have nothing to offer. But being hospitable to them now stores up for you the welcome that truly matters: the welcome into the hospitality of God that lasts forever.

    Brendan Byrne, SJ

    Magnificat - Mary's Song (with lyrics):

    https://www.youtube.com/watch?v=6_iixWJo-7k

     

             Magnificat - Mary's Song   

     

    ca.jpg

    Blest Are They (with lyrics):

    https://www.youtube.com/watch?v=qwSkmzw8dY8

     

ĐÀO TẠO MÔN DỆ - BỔ NHIỆM 13 TÂN HỒNG Y

Đức Thánh Cha công bố danh sách 13 tân Hồng Y

  •  
  •  
  •  

Đức Thánh Cha công bố danh sách 13 tân Hồng Y

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa nhật 01 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thông báo rằng ngài sẽ tấn phong 13 tân Hồng Y cho các Giáo hội truyền giáo vào ngày 05 tháng 10, trước ngày khai mạc Thượng hội đồng Giám mục về Amazon.

Sau đây là danh sách các tân Hồng Y: 

1.Đức Cha Miguel Ángel Ayuso Guixot, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn. Đức Cha sinh ngày 17 tháng 6 năm 1952 tại thành Sevilla, nam Tây Ban Nha, thừa sai dòng thánh Comboni, thụ phong linh mục năm 1980 và được gửi đi truyền giáo tại Ai Cập và Sudan cho đến năm 2002. Từ năm 1989, Đức cha làm giáo sư Hồi giáo học, trước tiên tại Khartum, thủ đô Sudan, rồi tại Cairo, sau cùng tại Giáo Hoàng Học Viện Arập và Hồi giáo tại Roma, làm Viện trưởng tại đây cho đến năm 2012. 

2. Đức Tổng Giám Mục Jose Tolentino Medonça, Thủ thư của Hội Thánh Công Giáo. ĐTGM sinh ngày 15 tháng 12 năm 1965. Ngài từng là hiệu trưởng trường Đại học Giáo hoàng Bồ Đào Nha ở Rôma, cố vấn cho Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa từ năm 2011. 

3. Đức cha Ignatius Suharyo Hardjoatmodjo, Tổng Giám mục Jakarta, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Indonesia. Đức cha sinh ngày 9 tháng 7 năm 1950 tại Sedayn. 

4. Đức cha Juan de la Caridad García Rodríguez, Tổng Giám mục San Cristóbal, Havana, Cuba. Đức cha sinh ngày 11 tháng 7 năm 1948 tại Camagüey. Vào ngày 26 tháng 4 năm 2016, ĐTC Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám mục Tổng Giám mục San Cristóbal, Havana, Cuba. 

5. Đức cha Fridolin Ambongo Besungu, o.f.m. cap, Tổng giám mục Kinshasa. Ngài sinh ngày 24 tháng 01 năm 1960 tại Boto, giáo phận Molegbe. Từ tháng 6 năm 2016, Đức cha là Phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Quốc gia Congo (CENCO). 

6. Đức cha Jean-Claude Höllerich, sj, Tổng Giám mục của Luxembourg. Ngài sinh ngày 9 tháng 8 năm 1958 tại Differdange, Luxembourg; là Đại biểu của Hội đồng Giám mục Nhật Bản để chuẩn bị và tham gia Ngày Giới trẻ Thế giới tại Cologne năm 2005. Vào ngày 12 tháng 7 năm 2011, Đức Nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI đã bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám mục của Luxembourg. 

7. Đức cha Alvaro L. Ramazzini Imeri, Giám mục Huehuetenamgo. Ngài sinh ngày 16 tháng 7 năm 1947 ở Ciudad de Guatemala. Từ năm 2006 đến 2008 Đức cha là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Guatemala và hiện là Chủ tịch Ủy ban Truyền thông xã hội và Ủy ban Mục vụ Sám hối. Ngài đã tham dự Hội nghị CELAM tại Aparecida năm 2007 và Hội nghị đặc biệt về châu Mỹ của Thượng Hội đồng Giám mục năm 1997. 

8. Đức cha Matteo Zuppi, Tổng Giám mục Bologna. Đức cha sinh ngày 11 tháng 10 năm 1955 tại Roma. Ngài được bổ nhiệm Giám mục Phụ tá của Roma vào ngày 31 tháng 1 năm 2012 và đã được thánh hiến Giám mục vào ngày 14 tháng 4 cùng năm. 

9. Đức cha Cristóbal López Romero, sdb, Tổng Giám mục Rabat. Ngài sinh ngày 19 tháng 5 năm 1952 tại Giáo phận Vélez-Rubio của Almeria Tây Ban Nha. Đức cha cũng là Giám tỉnh của dòng ở Bolivia và từ năm 2014 là Giám tỉnh ở María Auxiliadora, Tây Ban Nha. 

10. Cha Michael Czerny, sj, Phó Tổng Thư Ký Phân bộ Người di cư và tị nạn của Bộ Phục vụ Phát triển nhân bản toàn diện. Cha sinh năm 1946 ở Tiệp Khắc. 

Cùng với các vị Tân Hồng Y đang tại chức này, Đức Thánh Cha cũng tấn phong Hồng Y cho hai Tổng giám mục và một Giám mục về hưu đã phục vụ Giáo hội một cách nổi bật: 

1. Đức cha Michael Louis Fitzgerald, Nguyên Tổng Giám mục Nepte 

2. Đức cha Sigitas Tamkevicius, sj, Nguyên Tổng Giám mục Kaunas 

3. Đức cha Eugenio Dal Corso, psdp, Nguyên Giám mục Benguela 

Nhân dịp này, Đức Thánh Cha đã kêu gọi các tín hữu hãy cầu nguyện cho các vị Tân Hồng Y. Ngài nói: "Chúng ta hãy cầu nguyện cho các Tân Hồng Y để khi củng cố sự gắn bó của các ngài với Chúa Kitô, họ có thể giúp đỡ tôi trong sứ vụ Giám mục Rôma vì lợi ích của tất cả Dân Thánh Chúa".

 

Ngọc Yến - Vatican

========================

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - REFLECTIONS 21ST SUNDAY -C

  •  
    Mo Nguyen
    Aug 24 at 7:29 AM
     
     
    anh.jpg

     

                         THE NARROW GATE

     

                                       SUNDAY 25 AUGUST 2019       

                       TWENTY-FIRST SUNDAY IN ORDINARY TIME / C

                        REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Luke 13: 22-30)

                                           THE NARROW GATE

    Someone questions Jesus about the number who will be saved. He will not respond in quantitative terms (‘ How many …?’). Rather, he turns the question back into a warning. Don’t miss the opportunity  while it is still available.

    To make the point Jesus takes images from everyday life (without necessarily commending the behaviour involved!).

    When an entrance or gateway is narrow and many are trying to get through, it pays to struggle and get to the front right away. We cannot just ‘coast’ into salvation; effort is required.

    Travellers arriving late at a large household might hope for special consideration on the grounds of being known to the owner. But the lodging is full up with others who have got in before them. Imagine how they would then feel – out on the street for the night in a strange city, the door barred against them.

    In the preaching of Jesus, we are all invited to the banquet of the Kingdom. But we can exclude ourselves from the banquet by not being prepared to accept that divine hospitality at the time – and in the company – of God’s choosing.

    The Gospel summons us to go in by ‘the narrow gate’, the gate that strips us o the various kinds of ‘baggage’ that selfishness loads upon us.

    Those who daily take the message to heart can leave the question of salvation safely in the hands of the all-generous God, whose only desire in our regard is to have us as honoured guests at the banquet of eternal life.

    Brendan Byrne, SJ

    The Narrow Gate (Robin Calamaio: Original Christian Song):

    https://www.youtube.com/watch?v=GPgKhDSi-CQ

                               The Narrow Gate

    ca.jpg

     Narrow Gate:

    https://www.youtube.com/watch?v=nlZsE3PcBIU