9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - NGÀY 13-6-2020

 

  • nguyenthi leyen
    Thu, Jun 11 at 10:55 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    CUỘC ĐỜI LẠ LÙNG CỦA THÁNH ANTÔN PADUA (PA ĐÔ VA)
     

    Người ta thường gọi thánh Antôn Padua là “ông thánh hay làm phép lạ”. Ngài là linh mục dòng Phanxicô, tiến sĩ Hội Thánh. Có lẽ, bạn đang đọc những dòng này, đã lần nào đó nhận được ơn lạ ngài ban sau khi khẩn cầu với Ngài. Tuy ngay lúc sinh thời Ngài đã làm rất nhiều phép lạ, nhưng Ngài một mực hạ mình khiêm nhu. Chính sự khiêm nhường cùng với lòng mến Chúa yêu Ðức Mẹ say mê và thương người tha thiết của Ngài đã làm nên nhiều phép lạ…

    I.THỜI THƠ ẤU
    Antôn sinh vào tháng 8 năm 1195, tại Lisbon, kinh đô nước Bồ Đào Nha. Cha là ông Matinô, mẹ là bà Têrêsa. Hai ông bà thuộc hàng quý tộc, đầy lòng mộ đạo và kính mến Đức Mẹ cách riêng. Khi Antôn vừa bập bẹ, mẹ đã dạy cho cậu kêu cầu Thánh danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria, cùng dạy cho một kinh kính Đức Mẹ mà Antôn hằng nhớ trọn đời.

    Từ tấm bé, Antôn đã tỏ ra hiền lành, không thường chạy chơi với trẻ lân cận. Cậu chỉ ở nhà với mẹ hoặc theo mẹ đi nhà thờ. Khi bà quỳ trước bàn thờ Đức Mẹ thì cậu cũng chấp tay quỳ gối, chăm chú như người lớn vậy. Khi vừa đến tuổi khôn lớn, thì Antôn theo ơn Chúa Thánh Thần, đã khấn giữ mình trinh khiết trọn đời theo gương Đức Mẹ. Vì lòng bác ái nên cậu rất vui sướng khi được cha mẹ giao tiền, gạo giúp người nghèo.

    Antôn được 10 tuổi thì cha mẹ gởi cho học trong nhà cha sở ở gần đó, ở chung cùng với một số thiếu nhi khác, nhưng Antôn trội hơn bạn bè về học hành, nết na và đạo đức. Nhất là cậu mến mộ việc phụng vụ, cậu giúp lễ, xông hương nghiêm trang, sốt sắng như thiên thần vậy. Vì thế, cậu được thầy thương bạn mến. Ma quỷ thấy vậy thì căm tức, toan hại cậu. Một hôm, cậu đang cầu nguyện trên bậc đá bàn thờ Đức Mẹ như thường lệ, bỗng quỷ lấy hình gớm ghiếc nhảy lên vai toan bóp cổ. Muốn kêu Giêsu Maria mà không kêu được, cậu liền lấy ngón tay vẽ dấu Thánh Giá vào bậc đá. Quỷ thấy vậy thì rút lui. Lạ lùng là dấu Thánh Giá ăn sâu vào đá, đến nay vẫn còn. Và khách hành hương hằng đua nhau đến tôn kính.

    II. ANTÔN VÀO DÒNG VÀ LÀM LINH MỤC
    Năm 15 tuổi, Antôn tỏ ý muốn dâng mình vào một tu hội, để tận tình phụng sự Chúa. Cha mẹ, bà con, bạn hữu đều ngăn cản vì cậu là trưởng nam, cần ở đời để nối dõi tông đường. Kẻ thì khuyên hãy giãn ra một thời gian để biết rõ Thánh ý Chúa hơn. Kẻ thì chê cười là dại dột, bỏ tiền tài danh vọng mà theo đường khắc khổ vô danh. Nhưng Antôn coi phú quý vinh hoa như phân bón, và cậu quyết chí chọn phần là dâng mình phụng thờ Chúa trọn đời. Và thế là một sớm kia, Antôn trốn nhà đến tu viện Augustin gần đó, xin vào tu. Bề trên xem danh tính người thì sẵn lòng tiếp nhận. Biết vậy, Antôn vui sướng dường nào! Chẳng bao lâu thầy đã quen nếp sống nhà dòng và trở nên khiêm nhường, phục tùng, chăm chỉ chẳng kém gì các thầy kỳ cựu. Bề trên sai thầy tới Cônimbriga. Tại đây thầy học hành rất thông giỏi và nổi tiếng nhân đức. Nhưng thầy luôn xưng mình là vô dụng, và chỉ muốn làm những công việc hèn hạ.

    Sau khi khấn dòng, nhiệm vụ của thầy là coi sóc bệnh nhân. Thầy rất yêu thích nhiệm vụ này vì có dịp hãm mình và tỏ lòng yêu thương anh em. Một lần, nhân dịp Lễ Chúa Giáng Sinh, vì ngăn trở giúp bệnh nhân nên thầy không thể dự lễ chung với nhà dòng. Khi nghe chuông báo hiệu dâng Mình Thánh Chúa, thầy liền quì gối quay về phía nhà thờ. Bỗng nhiên bức tường ngăn cách giữa nhà thờ và phòng y tế nứt ra, dành chỗ cho thầy chiêm ngắm Mình Thánh Chúa trên bàn thờ…

    Thầy có trí thông minh phi thường, hiểu thấu những lẽ cao siêu: nhớ dai những điều đã học chỉ một lần. Thầy chăm học lắm. Dù đêm dù ngày, thầy không rời sách. Tuy nhiên, thầy lấy việc đi đàng nhân đức làm trọng hơn nữa. Để tập đức khiêm nhường, việc hèn như làm bếp, quét nhà thầy đều tranh làm hết. Vì lòng bác ái, thầy xin được chăm sóc anh em bệnh tật. Có lần Chúa cho thầy lấy áo của thầy khoác áo cho bệnh nhân thì người ấy liền khỏi.

    Năm thầy 25 tuổi, nghĩa là gần 10 năm tu trì, thầy đã vâng lời bề trên mà thụ phong linh mục.
    Đang sống trong dòng Augustin, thì xảy ra vài biến cố làm cho thầy Antôn muốn đổi dòng. Số là tu viên Augustin có thông lệ bố thí tiền gạo cho người đến xin mỗi tuần một lần vào ngày thứ tư. Một hôm, thầy Antôn thấy hai tu sĩ Phan Sinh mặc áo vải thô, sắc mặt võ vàng, lưng đeo bị đến ăn xin thì thầy Antôn động lòng tôn kính, mến các thầy ấy, mà cho là kẻ có phước, vì đã bắt chước đức khó nghèo Chúa Giêsu cách trọn vẹn. Cũng độ ấy, có cuộc rước xác 5 Thánh tử đạo, là tu sĩ Phan Sinh từ Bắc Phi về nước Bồ Đào Nha. Cuộc khải hoàn ấy thật linh đình, long trọng, nhất là có nhiều kẻ ốm đau bệnh tật nhờ ơn các đấng ấy mà đã lành. Sự kiện này làm cho thầy Antôn càng trọng, càng mến dòng Phan Sinh và ao ước được gia nhập dòng ấy để truyền giáo và được phúc tử đạo. Nhưng nghĩ lại, bỏ dòng Augustin đã đào tạo nên mình thì mang tiếng là vô ơn, nên thầy ra sức xua đuổi ý tưởng ấy đi. Song càng xua đuổi thì nó càng trở lại mạnh hơn. Người lo lắng ngày đêm nên xin Chúa soi sáng cho biết Thánh ý Chúa. Một hôm, trong lúc Người đang quỳ cầu nguyện trước tượng chuộc tội, bỗng thấy thánh Phanxicô Khó Khăn, gương mặt sáng láng hiện đến bảo rằng:
    – Hỡi Antôn, đừng lo lắng sợ hãi nữa. Chúa sai cha đến báo cho con biết Thánh ý Ngài muốn con vào dòng mà Ngài đã truyền cho cha lập. Cha sẽ làm cha con và con sẽ làm con cha.

    Thánh Phanxicô biến đi rồi, thì thầy Antôn mừng rỡ hết sức và quyết theo ơn thiên triệu mới. Ngày hôm sau là ngày mùng 1 tháng 4, thầy Antôn từ tạ bề trên và bạn dòng mà sang tu viện Phan Sinh gần đó; liền được thâu nhận, cho mặc áo dòng và đổi tên là Antôn, vì trước đó tên Người là Phêđinăng.

    III. SỰ CHUẨN BỊ CHO MỘT SỨ MẠNG TÔNG ĐỒ
    Thời gian đầu tại dòng Phanxicô, người ta chưa biết tiếng nhân đức và sự thông thái của Antôn, nên thầy được trao cho nhiệm vụ rửa bát đĩa và quét nhà. Mới vào dòng Phan Sinh được mấy tháng, thầy Antôn đã tình nguyện đi truyền giáo ở Bắc Phi, hầu thực hiện lý tưởng của mình. Bạn đồng hành là thầy Philiphê. Nhưng vừa đến nơi thì thầy Antôn ngã bệnh, nằm liệt bốn tháng tròn, chẳng hoạt động chi được. Khi được loan báo, bề trên dạy đưa thầy về chữa trị trong một tu viện Bồ Đào Nha. Trên đường đi gặp bão to gió lớn, nên tàu dạt vào đảo Sicilia nước Ý. Và từ đó, thầy Antôn không về đến quê hương được nữa. Trên đảo này có dòng Phan Sinh mới thành lập, còn thiếu thốn nhiều điều, nhất là nước uống. Đã đào nhiều nơi trong vườn mà không có nước. Thấy vậy, thầy Antôn liền cầu nguyện một lúc rồi chỉ một địa điểm trong vườn, tức thì gặp được mạch nước ngọt trong. Giếng ấy nay vẫn còn và người ta gọi là giếng Thánh Antôn. Cũng còn một quả chuông gọi là chuông Thánh Antôn do Người lưu lại; hễ gặp phong ba sấm sét thì thỉnh lên để cầu bình yên.

    Ở đó dưỡng bệnh được hơn một tháng, thầy Antôn cùng với thầy Philiphê đi Asidi, cách xa 10 ngày đàng để dự Công đồng toàn dòng, dưới quyền chủ toạ là đấng sáng lập các bậc đàn anh trong dòng. Nhưng khi bế mạc, bề trên không cắt cử Người vào công tác nào vì thấy Người còn quá yếu. Đang khi Người bơ vơ, thì cha Casianô, bề trên dòng tại xứ Phêlixia gặp Người và hỏi:
    – Thầy đã có bài sai chưa?
    – Thưa cha, chưa. Thầy Antôn đáp.
    – Thầy đã chịu chức linh mục chưa?
    – Thưa cha rồi.
    – Thầy có muốn đi với tôi chăng?
    – Thánh ý Đức Chúa Trời muốn cho con đi đâu thì con đi đó.
    – Vậy thì thầy hãy đi với tôi…

    Thánh Antôn, ngài sẽ đi đâu? Quý vị sẽ biết rõ, cùng với các phép lạ của ngài vào ngày lễ kính ngài: Thứ bẩy 13/6 NÀY

     
     

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - PHÚC THẬT TÁM MỐI

 

  •  
    Tinh cao
     
    Sun, Jun 7 at 3:54 PM
     
     

    BÁNH SỰ SỐNG Lời Chúa THỨ HAI CN10TN-A

     

    Bài Ðọc I: (Năm II) 1 V 17, 1-6

    "Êlia đứng trước tôn nhan Chúa, Thiên Chúa Israel".

    Trích sách Các Vua quyển thứ nhất.

    Trong những ngày ấy, Êlia người Thesbê thuộc miền Galaad, tâu vua Acáp rằng: "Có Chúa là Ðấng hằng sống, Thiên Chúa dân Israel, mà tôi đứng trước tôn nhan! Trong những năm sắp tới, sẽ không có sương mà cũng không có mưa, nếu tôi không ra lệnh". Và Chúa đã phán cùng Êlia như sau: "Ngươi hãy bỏ nơi này, đi về hướng đông và ẩn náu tại suối Karit ở phía đông sông Giođan. Nơi đây ngươi sẽ uống nước suối, và Ta đã truyền cho chim quạ nuôi ngươi". Vậy ông trẩy đi và làm như lời Chúa dạy. Ông đến ẩn náu tại suối Karit ở phía đông sông Giođan. Sáng sớm quạ đem cho ông bánh và thịt; ban chiều quạ cũng lại đem cho ông bánh và thịt, và ông uống nước suối.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 120, 1-2. 3-4. 5-6. 7-8

    Ðáp: Ơn phù trợ của tôi do nơi danh Chúa, là Ðấng đã tạo thành đất với trời (c. 2).

    Xướng: 1) Tôi ngước mắt nhìn lên đỉnh núi cao, ơn phù trợ cho tôi sẽ từ đâu ban tới? Ơn phù trợ của tôi do nơi danh Chúa, là Ðấng đã tạo thành đất với trời. - Ðáp.

    2) Người chẳng để cho chân ngươi xiêu té, Ðấng bảo vệ ngươi, Người chẳng có ngủ say. Kìa Ðấng bảo vệ Israel, Người không thiếp giấc, không ngủ say. - Ðáp.

    3) Chúa sẽ bảo vệ thân ngươi, Chúa là Ðấng che chở ngươi ở bên tay hữu. Mặt trời sẽ không hại ngươi lúc ban ngày, và mặt trăng cũng chẳng hại ngươi về ban đêm. - Ðáp.

    4) Chúa sẽ gìn giữ ngươi khỏi mọi điều tai biến, Người sẽ bảo vệ linh hồn ngươi. Chúa sẽ bảo vệ ngươi khi đi, khi tới, ngay tự bây giờ và cho đến muôn đời. - Ðáp.

     

    Alleluia: 1 Sm 3, 9

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mt 5, 1-12

    "Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng: "Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. - Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Nước làm cơ nghiệp. - Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. - Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. - Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. - Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. - Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. - Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ".

    "Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời. Người ta cũng đã từng bắt bớ các tiên tri trước các con như vậy".

    Ðó là lời Chúa. 

     

    Suy Niệm/ Cảm Nghiệm SỐNG VÀ CHIA SẺ

     

    Sự sống chiếu tỏa

     

    Hôm nay, Tuần X Thường Niên, theo phụng vụ cho ngày thường trong tuần, dù chu kỳ phụng niên thuộc năm lẻ hay năm chẵn (giành cho chỉ bài đọc 1), bắt đầu sang Phúc Âm của Thánh ký Mathêu, sau 9 tuần lễ đầu theo Phúc Âm của Thánh ký Marco.  

    Và đoạn Phúc Âm đầu tiên của Phúc Âm Thánh kỳ Mathêu được Giáo Hội chọn đọc để tiếp nối các bài Phúc Âm của Thánh ký Marco cho 9 tuần lễ đầu của Mùa Thường Niên đó là đoạn về Bài Giảng Phúc Đức Trọn Lành trên núi của Chúa Giêsu huấn dụ các môn đệ của Người.  

    Mối liên hệ giữa việc chuyển tiếp từ Phúc Âm Thánh ký Marco ở cuối đoạn 12 cho Thứ Bảy Tuần IX Thường Niên sang Phúc Âm của Thánh ký Mathêu ở đoạn 5 cho Thứ Hai Tuần X Thường Niên thật là khít khao và tuyệt vời. Ở chỗ, trong bài Phúc Âm cuối cùng của Thánh ký Marco cho Thứ Bảy Tuần IX Thường Niên trước, Chúa Giêsu vừa mới chỉ cho các tông đồ thấy gương sống trọn lành của bà góa 1 xu, thì trong bài Phúc Âm Thứ Hai bắt đầu của Thánh ký Mathêu (5:1-12) Tuần X Thường Niên này Người nói ngay với các tông đồ v Các Phúc Đức Trọn Lành. 

    "Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. - Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp. - Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. - Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. - Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. - Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. - Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. - Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời. Người ta cũng đã từng bắt bớ các tiên tri trước các con như vậy".

    Trong bài Phúc Âm về Phúc Đức Trọn Lành này, Thánh ký Mathêu đã mô tả một cảnh tượng rất thích hợp với nội dung của bài giảng Phúc Đức Trọn Lành ấy: "Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng...". 

    Trước hết, về thời điểm, bài giảng này của Chúa Giêsu chỉ được Người thực hiện và chỉ xẩy ra vào lúc "khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi...", tức là vì dân chúng mà có bài giảng này, nhưng, ngay câu sau đó lại cho thấy lại bài giảng này giành riêng cho các tông đồ, nghĩa là giáo huấn của Người được truyền đạt từ cao (tấm mức tông đồ, Giáo Hội) xuống thấp (tầm mức dân chúng, giáo dân, cộng đồng) 

    Sau nữa, về địa điểm, bài giảng này được Chúa Giêsu giảng không phải là dưới thung lũng, hay ở đồng bằng, hoặc trong thành phố, hay ở trên thuyền ngoài bờ biển như các lần khác sau này, mà là ở trên "núi", một biểu hiệu cho ý nghĩa trọn lành, sống trổi vượt hơn thế gian, hơn phàm nhân;  

    Sau hết, về tính cách, bài giảng này được Chúa Giêsu giảng một cách thân tình, ở tư thế "ngồi xuống" với thành phần "các môn đệ đến gần Người" để Người có thể dạy bảo các vị những gì giúp các vị "là ánh sáng thế gian" (5:14). Cử chỉ "ngồi" đây còn ám chỉ quyền giảng dạy của Chúa Giêsu nữa, một quyền giảng dạy được Người trao ban cho chung Tông Đồ Đoàn (xem Mathêu 18:18) và cho riêng Tông Đồ Phêrô (xem Mathêu 16:19), một quyền bính được Giáo Hội hằng năm tưởng kính nơi phụng vụ Lễ "Ngai Tòa Thánh Phêrô - Chair of Peter" vào ngày 22/2 hằng năm.  

    Một chi tiết được Thánh ký Mathêu ghi nhận cũng cần lưu ý ở đây nữa là: "lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người", tức là thế giá và uy tín của Chúa Giêsu đã lôi kéo các môn đệ đến cùng Người, và chỉ có từ Chúa Kitô và bởi lằng nghe Chúa Kitô, thấm nhuần giáo huấn của Người, các tông đồ mới có thể trở thành chứng nhân tiên khởi của Người và cho Người sau này.  

    Nếu căn cứ vào các chữ "phúc" ở đầu mỗi phúc thì có tất cả là 9 Phúc hơn là chỉ có 8 phúc. Và phúc nào cũng ngược đời hết. Ở chỗ, trong khi thế gian cho những 9 điều được Chúa Giêsu gọi là và cho là phúc thì họ cho là khốn, đặc biệt là 3 phúc đầu và 2 phúc cuối. Theo tu đức Kitô giáo vốn có 3 bậc hay 3 giai đoạn nên trọn lành thì 9 phúc được Chúa Giêsu liệt kê theo thứ tự trong bài Phúc Âm hôm nay, về ý nghĩa liên hệ của của chúng với nhau, có thể được ghép lại thành 3 phúc cho một giai đoạn hay một bậc nên trọn lành. Chẳng hạn, 3 phúc đầu (1-2-3) thuộc về bậc hay giai đoạn tu đức khởi sinh (từ bỏ), 3 phúc tiếp theo (4-5-6) thuộc về bậc hay giai đoạn tu đức tiến sinh (tập đức), và 3 phúc cuối cùng (7-8-9) thuộc về bậc hay giai đoạn tu đức hiệp sinh (nên một).

    Cảm Nghiệm

    Có thể nói hình ảnh một Tiên Tri Isaia trong Bài Đọc 1 cho năm chẵn hôm nay là một hình ảnh siêu thoát, sống ở thế gian mà không thuộc về thế gian. Ở chỗ, trong khi thế gian bị hạn hán, một hình ảnh tiêu biểu cho khô cằn tàn úa và chết chóc bởi tội lỗi, sự dữ và gương mù gương xấu v.v., thì vị tiên trị sống ẩn khuất theo lời Chúa này lại được chính Ngài chăm sóc và dưỡng nuôi. 

    "Trong những ngày ấy, Êlia người Thesbê thuộc miền Galaad, tâu vua Acáp rằng: 'Có Chúa là Ðấng hằng sống, Thiên Chúa dân Israel, mà tôi đứng trước tôn nhan! Trong những năm sắp tới, sẽ không có sương mà cũng không có mưa, nếu tôi không ra lệnh'. Và Chúa đã phán cùng Êlia như sau: 'Ngươi hãy bỏ nơi này, đi về hướng đông và ẩn náu tại suối Karit ở phía đông sông Giođan. Nơi đây ngươi sẽ uống nước suối, và Ta đã truyền cho chim quạ nuôi ngươi'. Vậy ông trẩy đi và làm như lời Chúa dạy. Ông đến ẩn náu tại suối Karit ở phía đông sông Giođan. Sáng sớm quạ đem cho ông bánh và thịt; ban chiều quạ cũng lại đem cho ông bánh và thịt, và ông uống nước suối". 

    Đời sống bởi Chúa và trong Chúa của vị tiên tri này là một đời sống thật hạnh phúc. Đến độ, vị tiên tri này dường như có thẩm quyền và quyền năng gây ra hạn hán và mưa rơi tùy ý: "Có Chúa là Ðấng hằng sống, Thiên Chúa dân Israel, mà tôi đứng trước tôn nhan! Trong những năm sắp tới, sẽ không có sương mà cũng không có mưa, nếu tôi không ra lệnh". 

    Theo dự án thần linh của Thiên Chúa, quả thực ơn cứu chuộc của Người được Chúa Kitô thực hiện và ban phát cho chung toàn thể nhân loại, nhưng qua môi giới Giáo Hội của Người được Người thiết lập để làm bí tích và phương tiện cứu độ, đến độ, khi sống lại từ trong kẻ chết, vào tối ngày thứ nhất trong tuần, Người đã hiện ra với chung các môn đệ lần đầu tiên mà thở hơi trên họ và phán: "Các con hãy nhận lấy Thánh Linh. Các con tha tội cho ai thì tội người ấy được tha, các con cầm tội ai thì tội người ấy bị cầm lại" (Gioan 20:21-22).  

    Cuộc đời các vị thánh trong Giáo Hội cũng thế, dường như vận mệnh thế giới và của nhân loại đều nằm ở trong tay của các vị, như số phận của thành Sodoma và Gomorra lệ thuộc vào việc can thiệp của tổ phụ Abraham, hay số phần sống còn của dân Do Thái hai lần ở trong tay của Moisen vậy. Nghĩa là thế gian này hay nhân loại ở trong thế gian tối tăm chết chóc lệ thuộc vào một số linh hồn ưu tú sống đúng với bản chất của mình "là muối đất" và "là ánh sáng thế gian" (Mathêu 5:13,14). 

    Và thành phần môn đệ của Chúa Kitô chỉ có thể sống đúng với bản chất "là muối đất" và "là ánh sáng thế gian" khi họ sống các phúc đức trọn lành được Chúa Giêsu giảng dạy riêng cho các vị trong bài giảng trên núi, bắt đầu từ bài Phúc Âm hôm nay. Họ là những tâm hồn luôn "ngước mắt nhìn lên đỉnh núi cao" để tìm kiếm Chúa, để nhận biết ý Chúa, để đáp ứng ý Chúa, để cậy trông vào Chúa, để Chúa có thể thực hiện tất cả mọi sự nơi họ và tỏ mình ra qua họ, theo tâm tình của Bài Đáp Ca hôm nay. 

    1) Tôi ngước mắt nhìn lên đỉnh núi cao, ơn phù trợ cho tôi sẽ từ đâu ban tới? Ơn phù trợ của tôi do nơi danh Chúa, là Ðấng đã tạo thành đất với trời.

    2) Người chẳng để cho chân ngươi xiêu té, Ðấng bảo vệ ngươi, Người chẳng có ngủ say. Kìa Ðấng bảo vệ Israel, Người không thiếp giấc, không ngủ say.

    3) Chúa sẽ bảo vệ thân ngươi, Chúa là Ðấng che chở ngươi ở bên tay hữu. Mặt trời sẽ không hại ngươi lúc ban ngày, và mặt trăng cũng chẳng hại ngươi về ban đêm.

    4) Chúa sẽ gìn giữ ngươi khỏi mọi điều tai biến, Người sẽ bảo vệ linh hồn ngươi. Chúa sẽ bảo vệ ngươi khi đi, khi tới, ngay tự bây giờ và cho đến muôn đời.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    ThuHaiTuanXTN.mp3  

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHrpg5z2PaWKs6DcUpt8DgTJ37K6cqjYsXwPftcHKxH9Uw%40mail.gmail.com.
     
     

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - NHỚ KHI THAM DỰ THÁNH LỄ

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, May 20 at 12:10 AM
     

    CẦN NHỚ CAC ĐIỀU NÀY KHI ĐẾN NHÀ THỜ THAM DỰ THÁNH LỄ
     

    Cần nhớ 7 điều này khi đi lễ nhé!

     

    1. Đừиg ĐI MUỘN.
    Hãy nhớ Thiên Chúa luôn chờ đợi bạn để đong đầy tình yêu của Người trong bạn, để nói với bạn, và để tha thứ cho bạn.
     
    2. Đừиg ĂN MẶC KHÔNG PHÙ HỢP.
    Hãy ý tứ, vì danh dự của chính mình, và vì tôn trọng cả người khác.
     
    3. Đừиg VÀO NHÀ TH.Ờ MÀ KHÔNG CHÀO CHÚA.
    Khi đến nhà th.ờ, hãy làm dấu Thánh Giá. Thiên Chúa đang thực sự ở đó, Người vui mừng khi gặp bạn. Hãy cảm ơn Người đã mời bạn đến.
     
    4. Đừиg CẢM THẤY UỂ OẢI KHI PHẢI CÚI MÌNH HAY BÁI QUỲ.
    Khi đi ngang trước bàn th.ờ, hãy cúi chào, vì bàn th.ờ là hình ảnh của Đức Kitô. Khi đi ngang nhà tạm, hãy bái q.uỳ, vì Đức Kitô đang ở trong đó.
     
    5. Đừиg NHAI KẸO CAO SU, ĂN HAY UỐNG BẤT CỨ GÌ KHI ĐANG TRONG THÁNH LỄ.
    Chỉ nước lã là chấp nhận được nếu sức khoẻ đòi hỏi.
     
    6. Đừиg VƯƠN VAI HAY NGỒI NHOÀI TRÊN GHẾ TỰA.
    Tư thế của bạn thể hiện rõ thái độ của bạn trước Chúa.
     
    7. KHÔNG CẦN BỔ SUNG BẤT CỨ “CÂU PHỤ THÊM” NÀO VÀO CÁC BÀI ĐỌC VÀ THÁNH VỊNH.
    Nghĩa là, đừиg đọc các dòng chữ đỏ, đừиg đọc “Bài đọc 1” hay “Thánh vịnh đáp ca.”
     
    8. Đừиg LÀM DẤU THÁNH GIÁ “NHÂN DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN” TRƯỚC KHI NGHE TIN MỪNG.
    Chỉ làm ba dấu Thánh giá nhỏ trên trán, trên miệng và trên ngực, để cầu xin Lời Chúa ở lại trong tư tưởng, trong lời nói và trong con tim mình.
     
    9. TUYỆT ĐỐI đừиg BAO GIỜ NGỒI KHI LINH MỤC ĐANG TRUYỀN PHÉP.
    Nếu bạn không qu.ỳ nổi, hãy đứng lên. Cử chỉ và thái độ của bạn khi truyền phép phải thể hiện sự cung kính và tôn thờ của bạn trước Chúa Giêsu đang hiện diện rất thật trong Thánh Thể trên bàn thờ.
     
    10. HÃY CẦU NGUYỆN THẦM TRƯỚC CHÚA THÁNH THỂ KHI LINH MỤC TRUYỀN PHÉP.
    Nhiều người đọc thành tiếng lời nguyện “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” của Thánh Tôma Tông Đồ. Nhưng ta nên ý tứ đọc thật nhỏ để khỏi làm phiền người khác.
     
    11.Đừиg ĐỌC THÀNH TIẾNG “CHÍNH NHỜ NGƯỜI VỚI NGƯỜI VÀ TRONG NGƯỜI” (Kinh nguyện Thánh Thể). Đó là lời kinh chỉ một mình linh mục dâng lễ đọc mà thôi.
     
    12. Đừиg RỜI KHỎI CHỖ VÀ ĐI XUNG QUANH ĐỂ CHÚC BÌNH AN.
    Hãy chỉ chúc bình an những ai đứng trong cùng bàn với bạn và những người ở trước mặt hay sau lưng thôi.
     
    13. Đừиg RƯỚC LỄ. Nếu bạn thật sự chưa nhịn ăn đủ 1 giờ hoặc không sống trong tình trạng ân sủng, đừиg rước lễ.
     
    14. Đừиg NHẤT ĐỊNH ĐÒI RƯỚC LỄ TỪ TAY LINH MỤC MỚI CHỊU.
    Chúa Giêsu hiện diện thật sự và đầy đủ trong mọi Bánh Thánh, không phụ thuộc chuyện người cho rước lễ là linh mục hay một thừa tác viên phụ thêm nào khác được uỷ nhiệm.
     
    15. SAU KHI RƯỚC LỄ, đừиg NÓI CHUYỆN VỚI AI HẾT.
    Hãy về chỗ hay đi ra riêng và nói chuyện với một mình Chúa mà thôi. Nếu bạn không lên rước lễ, hãy rước lễ cách thiêng liêng và hãy thưa chuyện với Chúa y như đã rước lễ vậy.
     
    16. HÃY TẮT ĐIỆN THOẠI.
    đừиg nhắn tin hay nói chuyện với ai trên điện thoại trong suốt Thánh lễ, điều đó làm phiền chính bạn lẫn người xung quanh. Hãy chú tâm vào một mình Chúa, Đấng vẫn đang rất chú tâm vào bạn.
     
    17. HÃY GIỮ CON CÁI Ở BÊN BẠN, đừиg ĐỂ CHẠY LUNG TUNG.
    Hãy dạy chúng tận hưởng thời gian ở trong nhà Cha.
     
    18. Đừиg RỜI NHÀ THỜ TRƯỚC KHI HẾT LỄ.
    đừиg bỏ phép lành cuối lễ, linh mục ban cho bạn nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, để bạn đi làm chứng nhân cho Ba Ngôi Thiên Chúa trong thế giới. Hãy ra khỏi nhà thờ với ý tưởng mới, được Chúa gợi hứng, để xây dựng triều đại tình thương của Người.
    (St)

     -----------------------

     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - LỜI KHÔN NGOAN

 

  • Chi Tran
    Fri, May 22 at 6:51 AM
     

    LỜI KHÔN NGOAN - Mat 7, 21-29

        * NGHE và THỰC HÀNH LỜI CHÚA *

    1. Dâng lên Chúa những điều công chính, đừng dâng nhưng điều bất chính.
    2. Lối đi của con người dẫn đến kết thúc vô vọng, nhưng lối đi của Thiên Chúa dẫn đến niềm hy vọng vô biên.
    3. Quỳ cầu nguyện nhiều sẽ giúp bạn có đời sống tốt đẹp.
    4. Ai quỳ trước Nhan Thánh Chúa thì có thể đứng vững trước bất cứ người nào.
    5. Trong đời sống ma quỷ có thể là dấu phết, nhưng đừng để cho hắn trở nên một dấu chấm.
    6. Đừng đặt dấu hỏi nơi mà Chúa đặt dấu chấm.
    7. Bạn bị đắm chìm với gánh nặng à? Hãy đến nhà thờ để được nhẹ nhàng hơn.
    8. Khi cầu nguyện đừng chỉ dẫn cho Chúa phải làm gì nhưng hãy báo cáo các bổn phận của mình.
    9. Đừng đợi cho đến khi nhà quàn đem xác bạn vào nhà thờ.
    10. Bạn không thay đổi thông điệp của Chúa mà thông điệp của Chúa thay đổi bạn.
    11. Nhà thờ có máy điều hòa cầu nguyện.
    12. Khi Chúa truyền lệnh, Ngài chịu đựng.
    13. Đến gần Chúa Giêsu thì không bị nóng bỏng.
    14. Hãy hoạch định trước đi vì khi ông Noê xây tàu, trời lúc đó không mưa.
    15. Nhiều người muốn phục vụ Chúa nhưng chỉ muốn làm cố vấn thôi.
    16. Đau khổ à? Hãy đọc Thánh Kinh.
    17. Tập dượt hàng ngày bằng cách bước đi với Chúa.
    18. Đừng bao giờ cho ma quỷ cùng đi vì hắn sẽ lái bạn đi sai lối.
    19. Không có gì tai hại cho bằng thêm thắt câu chuyện.
    20. Lòng Thương Xót khó cho đi vì nó cứ trở lại với người cho.
    21. Ai làm bạn giận dữ thì người ấy đang kiểm soát bạn.
    22. Lo âu là một phòng tối mà các tư tưởng tiêu cục phát triển.
    23. Nếu bạn cho Satan một cơ hội nhỏ thôi thì hắn sẽ thống trị bạn.
    24. Hãy là kẻ lưới người. Khi bạn bắt được họ thì Chúa sẽ thanh tẩy họ.
    25. Chúa không kêu gọi những kẻ có tài năng nhưng Ngài làm cho họ có tài.
    26. Đọc Thánh Kinh thì bạn mới biết sợ.

    Kim Hà dịch thu

     
     

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - 16-5-2020

  •  
    Hong Nguyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Bcc:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
     
    Fri, May 15 at 4:52 PM
     
     




    Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy tuần V PS năm A - Lm. Huệ Minh

     

    Suy niệm Lời Chúa, ngày 16.5.2020
    Thứ Bảy tuần V PS năm A


    Tin Mừng Ga 15, 18-21

    NGƯỜI MÔN ĐỆ SẼ BỊ GHÉT BỎ

    Trang Tin Mừng hôm nay đã mở ra cách riêng cho người môn đệ và chung cho cộng đoàn của những người theo Chúa Giêsu một viễn cảnh chẳng mấy tốt đẹp: "Vì danh Thầy, họ sẽ bị thế gian bắt bớ và ghét bỏ". Trong ngôn ngữ của thánh Gioan, thế gian không có nghĩa là toàn thế giới, vì vũ trụ là công trình tác tạo do tình yêu của Thiên Chúa.

    Chúa Giêsu đã cho họ biết trước rằng làm môn đệ Ngài thì phải chấp nhận bị thế gian thù ghét. Nhưng thực tế, chúng ta một mặt tránh làm những gì khiến thế gian thù ghét mình, mặt khác còn tìm cách để thế gian yêu thương chiều chuộng mình. Hẳn là chúng ta không nên cố tình chọc tức thế gian, nhưng không nên quên lời Chúa nói: Chúng con ở giữa thế gian nhưng không thuộc về thế gian.

    Chúa Giêsu cũng không được miễn trừ khỏi cái lệ thường của thế thái nhân tình về sự ganh ghét của người đời. Chính vì vậy Chúa Giêsu cảnh tỉnh các môn đệ: “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước.” Thế gian ở đây theo thánh Gioan là một thế giới đã bị quyền lực Xatan thống trị. Do đó, sự hiện diện của Chúa đã phân tách thế giới rạch ròi giữa ánh sáng và bóng tối, và Chúa trở thành cớ cho những kẻ ở trong bóng tối ghét bỏ Ngài và những người sống theo ánh sáng. Như vậy, cùng với Chúa Giêsu, các môn đệ Ngài luôn bị bách hại, tấn công, quấy rầy, nhưng Chúa đã mạnh mẽ trấn an: “Các con đừng sợ, Thầy đã thắng thế gian.”

    Và ta thấy thế gian được hiểu là thế lực của sự dữ, của tất cả những gì đối nghịch cùng Thiên Chúa. Mà khi bước theo tiếng gọi của Chúa Giêsu, mặc nhiên người môn đệ đã chấp nhận dấn thân vào một đối đầu không khoan nhượng. Trong đó, họ sẽ lãnh lấy phần thua thiệt để phải hy sinh cả mạng sống. Ðiều này không chỉ xảy ra trong Giáo Hội thời sơ khai, nhưng mãi mãi cho đến hôm nay vẫn luôn còn bị bách hại.

    Chúa đã soi sáng cho chúng ta: “Vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em.” (Ga 15, 19). Thế gian mà Chúa nói đến ở đây là một thế gian đố kỵ và thù nghịch với Thiên Chúa, Đấng chân thật, tràn đầy tình yêu và sự sống. Thánh Phaolô cũng mô tả: Đó là một thế gian “ích kỷ, ham tiền bạc, khoác lác, kiêu ngạo, nói lộng ngôn,.. vô ơn bạc nghĩa, phạm thượng, vô tâm vô tình, tàn nhẫn, nói xấu, thiếu tiết độ, hung dữ, ghét điều thiện, phản trắc, nông nổi, lên mặt kiêu căng, yêu khoái lạc” (2 Tm 3, 2 – 4). Kết cục của nó sẽ là sự diệt vong, hư mất đời đời.

    Hơn nữa, mỗi giai đoạn lịch sử có những cách thế bách hại riêng. Không có những cuộc đổ máu công khai ảnh hưởng đến trào lưu văn hóa, văn minh thế giới, thì có những cuộc đổ máu âm thầm, bị khỏa lấp bởi những ngụy tạo nhân danh công lý. Thế giới càng văn minh thì hình thức bách hại càng tinh vi, tinh vi đến độ người bị bách hại chẳng nhớ ra rằng: mình đang khốn khổ, hứng chịu bắt bớ mà tưởng rằng đưa tay ra đón nhận ân huệ. Người ta đẩy mình đến chỗ tiêu diệt mà tưởng họ đang giúp mình xây dựng.

    Bất cứ thời nào cũng có những bắt bớ và ghét bỏ. Thế nhưng, có phải vì viễn ảnh đen tối ấy mà các môn đệ của Chúa Giêsu thất vọng chùn chân: "Chính Thầy đã chọn các con khỏi thế gian, nên thế gian ghét các con". Lời khẳng định của Chúa Giêsu sẽ soi sáng và nâng đỡ cho những ai đang đối mặt với thử thách: "Tôi tớ không trọng hơn chủ. Nếu họ đã bắt bớ Thầy thì họ cũng sẽ bắt bớ các con".

    “Vì các con không thuộc về thế gian…nên thế gian ghét các con”. Người thế gian coi tiền bạc trọng hơn đạo đức, lọc lừa nhiều hơn là chân thật, ai cũng ích kỷ lo cho bản thân, thậm chí chà đạp lên người khác… Kitô hữu không thể sống như họ, cho nên bị họ thù ghét. Vậy, nếu vì phải sống theo lý tưởng tốt đẹp của mình mà bị thế gian thù ghét, chúng ta hãy chấp nhận.

    “Nếu thế gian ghét các con, các con hãy biết rằng họ đã ghét Thầy trước”. Chúng ta chấp nhận bị thế gian thù ghét vì lý do chúng ta làm môn đệ Chúa, chúng ta phải vác Thập giá hằng ngày mà theo Chúa.

    “Giả như anh em thuộc về thế gian, thế gian yêu thích những gì thuộc về nó. Nhưng anh em không thuộc về thế gian, và Thầy đã chọn, đã tách anh em ra khỏi thế gian nên thế gian ghét anh em”.

    Bắt bớ bây giờ không còn là một đe dọa, nhưng là dấu chỉ hy vọng, dấu chỉ thuộc về Ðức Kitô. Và cũng thật ý nghĩa trong câu nói của Tertulianô: "Máu tử đạo là những hạt giống nảy sinh ra các Kitô hữu". Tại vì danh Thầy mà họ sẽ làm cho các con những điều đó bởi vì họ không biết Ðấng đã sai Thầy, không biết nên đã làm. Vậy nếu biết chắc chắn họ đã không làm.

    Thái độ trung thành anh dũng và vui mừng khi chịu thử thách của các vị tử đạo là lời giới thiệu hùng hồn đậm nét về Thiên Chúa. Trong cái chết tủi nhục của Chúa Giêsu trên Thập Giá, viên lãnh binh đã tuyên xưng: "Ông này thật là Con Thiên Chúa".

    Là những người tin vào Chúa Kitô, chúng ta không thuộc về thế gian đang trên đà diệt vong của nó. Nhưng Chúa cũng không cất chúng ta ra khỏi thế gian. Chúa đã chiến thắng thứ thế gian tội lỗi ấy rồi và Chúa đang mời gọi ta hãy can đảm dấn thấn để chiến thắng thế gian: “Giữa thế gian, các con sẽ phải đau khổ, nhưng hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16, 33).

    Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta ý thức sâu sắc về danh hiệu kitô của chúng ta. Mang danh hiệu kitô là tham dự vào mầu nhiệm Tử nạn và Thập giá của Chúa Kitô, nhưng chúng ta tin chắc rằng nhờ tham dự vào mầu nhiệm khổ nạn và Thập giá ấy mà chúng ta góp phần vào việc cứu rỗi và canh tân thế giới. Khổ đau mà các kitô hữu đang phải gánh chịu vì Danh Chúa Giêsu là hạt giống trổ sinh những hoa trái của niềm tin.

    Lm. Huệ Minh
    Kính chuyển:
    Hồng