9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - THÁNH AUGUSTINO

  •  
    Hong NguyenThu, Aug 27 at 3:12 PM


    Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XXI Thường Niên A- Lm. Huệ Minh



    Thánh Augustinô, giám mục, tiến sĩ
    1Ga 4, 7-16; Mt 23, 8-12

    HOÁN CẢI NHƯ THÁNH AUGUSTINO


            Mỗi vị thánh đều có phong cách, lối sống đặc thù, riêng biệt. Thánh vì được Chúa dọi chiếu xuyên suốt toàn con người, được Chúa biến đổi không ngừng con người ấy trở nên giống hệt như Chúa qua những nhân đức Người đã sống, đã truyền dạy. Nói như Thánh Phaolô tông đồ: “Hãy mặc lấy Đức Kitô“. Thánh Augustinô đã cởi bỏ con người cũ, đã mặc lấy chính Đức Kitô. Cuộc đời của Ngài đã hoàn toàn thay đổi .

    Việc kính nhớ thánh Augustin, một trong bốn tiến sỹ lớn của Giáo hội la tinh, qua đời tại Hippone ngày 28 tháng 8 năm 430, đã xuất hiện trong sách các phép thế kỷ thứ III, và ở Roma từ thế kỷ XI.

    Aurelius Augustinus sinh ngày 13 tháng 11 năm 354 tại Thagaste (nay là Souk-Ahras, Algéric) ở châu Phi thuộc Roma. Là công dân Roma, con một người cha không công giáo tên Patricius và một bà mẹ công giáo tên Mônica, Augustin trước học văn phạm ở Madanre, đến năm 371, đi sang Carthage thủ phủ châu Phi Roma để theo học triết lý - Mê say đọc Hortensius của Cicéron, Augustin khám phá triết học và đam mê đi tìm chân lý.

    Vì nhu cầu nuôi sống gia đình ông buộc lòng nhận dạy tu từ học ở Carthage. Thời gian đó ông theo lạc thuyết Manichée trong chín năm, mong tìm được chân lý nơi tôn giáo này. Trước tiên, ông bị mê hoặc bởi giáo thuyết này tưởng có thể giải thích sự tranh chấp giữa Thiện và Ác, cái đẹp và những điều lộn xộn nơi thế giới, nhưng rồi ông thất vọng.

    Năm 383, Augustin bỏ Carthage sang Roma trước khi đến Milan lúc đó là thủ phủ đế quốc Roma phương Tây, tại đây ông cũng dạy tu từ. Mẹ Ngài là bà Mônica đã đến tìm gặp ông ở đây, và cũng chính tại đây, đường chuyển biến tinh thần của Augustin kết thúc nhờ thánh giám mục Ambroise mở đường cho Ngài hiểu Kinh thánh và một thứ tân Platon thuyết có vẻ đáp ứng niềm khát mong chân lý nơi Ngài. Giờ đây Augustin đã sẵn sàng cho bước nhảy tới Chúa, tức là trở lại.

    Một giai thoại nhiều người biết xảy ra trong vườn nhà Ngài ở Milan đã được thánh nhân kể trong quyển Tự Thuật: “Tâm hồn đau đớn, con tim tan nát, tôi đang khóc, bỗng tôi nghe từ nhà bên cạnh tiếng hát của một người con trai hay con gái không rõ. Tiếng hát không rõ nhưng nghe lặp nhiều lần: Tolles, lege. Tolles, lege (Cầm lên, đọc đi ! Cầm lên, đọc đi !). Vậy nên tôi vội vã đến chỗ Alypius ngồi, tôi cầm lấy cuốn sách của Thánh Tông đồ, mở ra và im lặng đọc khúc đầu tiên bắt gặp: Đừng chè chén say sưa, đừng chơi bời dâm đãng, cũng đừng cãi cọ ghen tuông. Trái lại hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô và đừng chiều theo xác thịt mà thỏa mãn các dục vọng (Rm 13,13) ... Chính lúc này, như có một luồng sáng tỏa lan hồn tôi phá tan mọi bóng tối nghi ngờ” (XIIII,12). Tám tháng sau, thánh Ambroise rửa tội cho Ngài trong đêm Phục sinh đêm 24 rạng sáng ngày 25 tháng tư năm 387.

    Thánh Augustinô đã được Chúa biến đổi hoàn toàn. Từ một chàng thanh niên hư hỏng, trụy lạc, coi như là đã bị loại ra khỏi xã hội. Thánh nhân đã mặc lấy tâm tình của Chúa Kitô. Thánh nhân đã làm một cuộc trở lại tận căn, sám hối, ăn năn như Phêrô đã chối Chúa 3 lần,Chúa nhìn Phêrô, Phêrô nhìn Chúa, Chúa đã thứ tha cho Phêrô tội tầy đình ông đã phạm. Còn Augustinô là người ngoại, đã được ơn hoán cải do lời cầu nguyện tha thiết và do những giọt lệ của bà thánh Monica,

    Augustinô đã gặp Chúa, đã thay đổi nếp sống của mình, đã lột bỏ con người cũ và mặc lấy Đức Kitô. Augustinô đã trở nên con người mới hoàn toàn. Augustinô đã làm lại con người của mình ngay từ đầu. Giờ phút Đức Cha Ambrosiô ban phép rửa tội, thêm sức cho Ngài đã trở nên giờ cứu độ cho Ngài. Giờ ấy là giờ Đức Kitô được tôn vinh qua cái chết và sống lại của Chúa.

    Augustinô về với Chúa năm 430, hưởng thọ 76 tuổi. Thánh nhân đã được Chúa rước về trời để mãi mãi cùng với các thánh và các Thiên Thần diện kiến và ca tụng Chúa không ngơi.

    Lm. Huệ Minh
    Kính chuyển:
    Hồng
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - THÁNH BATOLOMEO

  •  
    Hong Nguyen
     
    Sun, Aug 23 at 1:39 PM
     
     


    Thứ Hai 24/08/2020 – Thứ Hai tuần 21 thường niên – THÁNH BATÔLÔMÊÔ, TÔNG ĐỒ. Lễ kính. – Ðến Mà Xem

    * Thánh nhân còn được gọi là Na-tha-na-en, quê ở Ca-na. Chính tông đồ Phi-líp-phê là người đã giới thiệu thánh nhân với Chúa Giêsu ở bờ sông Gio-đan. Người nhập nhóm các môn đệ đầu tiên được Chúa kêu gọi. Người ta không biết đích xác về hoạt động tông đồ của người sau lễ Hiện Xuống. Tương truyền rằng người đã loan báo Tin Mừng ở Ấn Độ và đã chịu tử đạo ở đó.

     

    Lời Chúa: Ga 1, 45-51

    Khi ấy, Philipphê gặp Nathanael và nói với ông: “Đấng đã được Môsê ghi trong Luật và các tiên tri nói đến, chúng tôi đã gặp rồi: đó là Giêsu con ông Giuse, người thành Nadarét”. Nathanael đáp: “Bởi Nadarét nào có cái chi hay?” Philipphê nói: “Hãy đến mà xem”.

    Chúa Giêsu thấy Nathanael đi tới Mình, thì nói về ông: “Đây thật là người Israel, nơi ông không có gì gian dối”. Nathanael đáp: “Sao Ngài biết tôi?” Chúa Giêsu trả lời rằng: “Trước khi Philipphê gọi ngươi, lúc ngươi còn ở dưới cây vả, thì Ta đã thấy ngươi”. Nathanael thưa lại rằng: “Lạy Thầy, Thầy là Con Thiên Chúa, là Vua Israel”. Chúa Giêsu trả lời: “Vì Ta đã nói với ngươi rằng: Ta đã thấy ngươi dưới cây vả, nên ngươi tin, ngươi sẽ thấy việc cao trọng hơn thế nữa”. Và Người nói với ông: “Thật, Ta nói thật với các ngươi, các ngươi sẽ thấy trời mở ra, và các Thiên Thần Chúa lên xuống trên Con Người”.

     

    V SUY NIỆM : Thánh Barthôlômêô tông đồ

    Các sách Tin Mừng nhất lãm và sách công vụ tông đồ ghi nhận thánh Bartôlômêô là một trong nhóm 12, nhưng lại không biết thêm gì về Ngài, ngoài việc liên kết tên Ngài với Philipphê.

    Tin Mừng thứ tư không có danh sách các tông đồ, nhưng có nhắc phần lớn tên các tông đồ thuộc nhóm 12, sách Tin Mừng này không nói gì tới Bartôlômêô, nhưng lại chỉ ghi nhận tên Nathanael, liên hệ với Philipphê (Ga 43-51), cũng như kết nhóm với các tông đồ khác sau phục sinh (Ga 21,1-14). Từ thế kỷ 16, nhiều học giả đã đồng hóa Nathanael với Bartôlômêô và gọi tên Bartôlômêô là tên của Nathanael. Như vậy chính Narthanael là con (bar) của ông Tolmai hay có thể Ptoleemy (Tlômêô), sinh tại Cana (Ga 21,2).

    Nếu sự đồng hoá là đúng, chúng ta biết được nhiều chi tiết về ơn gọi của thánh tông đồ hơn là của các tông đồ khác (Lc 5,4-10 dường như là phó bản của Ga 21,4-17). Trước khi được chính thức kêu gọi, đã có một cuộc gặp gỡ thú vị: Philipphê giới thiệu với Bartôlômêô: - Đấng mà Môsê trong lề luật cùng các tiên tri chép đến, chúng tôi đã gặp rồi, Người là đức Giêsu con ông Giuse người Nazareth.

    Bartôlômêô đáp lại, với óc khinh miệt của những dân làng lân cận: - Từ Nazareth thì có thể xảy ra điều gì tốt được.

    Tuy nhiên đáp lại lời mời “thì hãy đến mà xem”, vị tông đồ đã gặp một Chúa Giêsu thấu suốt lòng mọi người: - Này đây đích thực là một người Israel, trong mình không có gì gian dối.

    Bartôlômêô đã nhận ra nguồn gốc thiên sai của Chúa Giêsu nhờ cuộc gặp gỡ ấy. Rồi đây Ngài còn khám phá ra sư thật cao cả hơn nữa về con người Chúa Giêsu. Ngài luôn chen vai sát cánh với các bạn tông đồ (Ga 21,1-14).

    Sau khi đón nhận Chúa Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ tuần, thánh Bartôlômêô ra đi truyền giáo. Có nhiều truyền thống cung ứng các chi tiết khác nhau về đời truyền giáo của Ngài tại Tiểu Á, Armennia, Mosopotamia, Persia, Ấn Độ và Ai cập. Tuy nhiên giai thoại ở Armenia được chấp nhận nhiều hơn cả. Thánh nhân được tôn kính như thánh tông đồ của miền này.

    Người ta kể rằng: khi thánh tông đồ đến Armenia, tại chính nơi vua Polimio và triều đình cư ngụ, quỷ thần Atarốt ở đấy câmhọng. Ngài khua trừ ma quỉ. Giải thoát cho nhiều người khỏi bị quỉ ám. Trong số này có cả nàng công chúa. Ngài liền được triêu vời đến triều đình. Trước mặt vua Ngài truyền quỉ thần phải nói sự thật bỉ ổivề số phận đời đời của nó. Nhà vua cảm động ban tặng tiền bạc cho tông đồ, nhưng Ngài từ khước và chỉ mong mọi người nhận biết và thờ phượng Chúa.

    Dĩ nhiên các tư tế thờ ma quỉ tức giận, họ xúi giục dân chúng nổi dậy chống lại thánh tông đồ. Attiges em vua Polimiô bắt Ngài tống ngục. Ong nổi giận ra lệnh lột da rồi thiêu sống thánh nhân. Nhưng nhờ quyền năng Chúa, Ngài vẫn được cứu sống. Người ta dựa vào sự kiện này để vẽ hình thánh nhân nằm cạnh con dao và miếng da như biểu tượng đời Ngài. Cuối cùng Ngài bị trảm quyết.

    Tương truyền rằng: xác Ngài được chuyển về Beneventô. Vào thế kỷ X, không rõ các di tích của Ngài có được vua Ottô III đưa về và còn được lưu giữ tại thánh đường thánh Bartôlômêô ở Tiber không?

    (Trích trong “Theo Vết Chân Người” - Chân dung các thánh nhân)
    Kính chuyển;
    Hồng
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI

  •  
    Tinh Cao
     
     

    Thứ Sáu CN20TN-A

     

    BÀNH SỰ SỐNG Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: (Năm II) Ed 37, 1-14

    "Hỡi các bộ xương khô, hãy nghe lời Chúa. Ta sẽ dẫn các ngươi ra khỏi mồ, và dẫn dắt các ngươi vào nhà Israel".

    Trích sách Tiên tri Êdêkiel.

    Trong những ngày ấy, tay Chúa đặt trên tôi, và dẫn tôi đi trong thần trí của Chúa: Người để tôi giữa cánh đồng đầy hài cốt; Người đem tôi đi vòng quanh những hài cốt ấy, có rất nhiều bộ xương khô nằm la liệt trên cánh đồng. Và Chúa phán cùng tôi rằng: "Hỡi con người, ngươi nghĩ các xương này sẽ có thể được sống chăng?" Tôi thưa: "Lạy Chúa là Thiên Chúa, Chúa đã biết". Người liền phán cùng tôi: "Ngươi hãy nói tiên tri về các bộ xương này, và bảo chúng rằng: 'Hỡi các bộ xương khô, hãy nghe lời Chúa. Chúa là Thiên Chúa phán cùng các bộ xương như thế này: Ðây Ta sẽ khiến hồn nhập vào các ngươi và các ngươi sẽ được sống. Ta sẽ đặt gân trên các ngươi, sẽ khiến thịt mọc ra trên các ngươi, và cho da bọc các ngươi: Ta sẽ ban hồn cho các ngươi, các ngươi sẽ được sống và biết rằng Ta là Chúa' ". Tôi đã nói tiên tri như Chúa đã truyền cho tôi.

    Ðang lúc tôi nói tiên tri, thì có tiếng ồn ào, và tôi thấy chuyển động: các bộ xương họp lại với nhau, xương ăn khớp với nhau. Tôi quan sát, và này đây, gân và thịt mọc trên các bộ xương: có da bọc lại, nhưng chưa có hồn. Và Chúa phán cùng tôi rằng: "Ngươi hãy nói tiên tri về hồn, hỡi con người, hãy nói tiên tri và bảo hồn rằng: 'Chúa là Thiên Chúa phán như thế này: Hỡi hồn, hãy từ bốn phương tiến đến', và thổi hơi trên những kẻ bị giết này, để chúng sống lại". Tôi đã nói tiên tri như Chúa đã truyền cho tôi. Hồn liền nhập vào chúng và chúng được sống. Chúng đứng thẳng lên làm thành một đạo quân cực kỳ đông đảo.

    Và Chúa phán cùng tôi rằng: "Hỡi con người, các bộ xương này là toàn thể nhà Israel. Chúng nói rằng: 'Xương chúng tôi đã khô đét, chúng tôi mất hết hy vọng, chúng tôi đã bị tiêu diệt'. Bởi đó, ngươi hãy nói tiên tri cho chúng rằng: 'Chúa là Thiên Chúa phán như thế này: Hỡi dân Ta, này Ta sẽ mở các cửa mồ các ngươi, Ta sẽ kéo các ngươi ra khỏi mồ, và dẫn dắt các ngươi vào đất Israel. Hỡi dân Ta, các ngươi sẽ biết Ta là Chúa, lúc Ta mở cửa mồ các ngươi, và kéo các ngươi ra khỏi mồ, Ta sẽ cho các ngươi thần trí của Ta, và các ngươi sẽ được sống; Ta sẽ cho các ngươi an cư trên đất các ngươi, các ngươi biết rằng: Ta là Chúa, chính Ta đã phán và sẽ thi hành' ".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 106, 2-3. 4-5. 6-7. 8-9

    Ðáp: Hãy chúc tụng Chúa, vì đức từ bi Người còn muôn thuở (c. 1).

    Hoặc đọc: Alleluia.

    Xướng: 1) Hãy xướng lên, hỡi những người được Chúa thục mạng cho, những người Chúa đã thục mạng khỏi tay quân thù: những người Chúa đã họp lại từ muôn đất nước; từ đông sang tây và từ bắc chí nam. - Ðáp.

    2) Xưa họ lạc lõng trong chốn cô liêu hoang địa, không biết đường đi tới thành trì có thể định cư. Lúc bấy giờ họ đói khát, và sinh lực trong người họ hao mòn. - Ðáp.

    3) Họ kêu cầu cùng Chúa trong lúc khốn cùng, Người đã cứu họ thoát cảnh gian truân. Người dẫn họ đi trên con đường thẳng, để họ tới được thành trì có thể định cư. - Ðáp.

    4) Những người đó hãy cảm ơn Chúa vì lòng nhân hậu, và những điều kỳ diệu của Người đối với con người ta. Bởi Người đã cho người đói khát được no đủ, người cơ hàn được tràn trề thiện hảo. - Ðáp.

     

    Alleluia: Mt 11, 25

    Alleluia, alleluia! - Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã mạc khải những mầu nhiệm nước trời cho những kẻ bé mọn. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mt 22, 34-40

    "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi, và yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, những người biệt phái nghe tiếng Chúa Giêsu đã làm cho những người Sađốc câm miệng, thì họp nhau lại. Ðoạn một người thông luật trong nhóm họ hỏi thử Người rằng: "Thưa Thầy, trong lề luật, giới răn nào trọng nhất?" Chúa Giêsu phán cùng người ấy rằng: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Ðó là giới răn thứ nhất và trọng nhất. Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy, là: Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi. Toàn thể lề luật và sách các tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Mateo 22, 34-40 Evangelio Agosto 19 2016 - YouTube

     

    Suy NIỆM /Cảm Nghiệm SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

     

     

    Tình Yêu Bất Diệt - Vinh Hiển Phục Sinh

     

     

     

     

    Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Sáu Tuần XX Thường Niên, cũng không liên tục với bài Phúc Âm hôm qua, cách bài Phúc Âm hôm qua 16 câu, trong đó có hai vấn đề được đặt ra cho Chúa Giêsu, trước hết là vấn đề được nhóm biệt phái cố tình gài bẫy Chúa Giêsu về việc nộp thuế cho Cesar (xem Mathêu 22:22:15-22), và sau đó là vấn đề được nhóm Saducê đặt ra về niềm tin phục sinh (xem Mathêu 22:23-33), cả hai vấn đề đã được Phúc Âm Thánh ký Marcô thuật lại ở Thứ Ba và Thứ Tư Tuần IX Thường Niên trước đây.

    Tuy nhiên, bài Phúc Âm hôm nay, bài Phúc Âm trước hết về điều răn trọng nhất, dù đã được Giáo Hội chọn đọc theo Thánh ký Marcô cho Thứ Năm Tuần IX Thường Niên, Giáo Hội vẫn chọn đọc lại một lần nữa, vì giới răn trọng nhất trong bài Phúc Âm hôm nay cũng liên hệ với 2 bài Phúc Âm hôm qua và hôm kia trong tuần này. 

    Ở chỗ, nếu con người sống trọn giới răn trọng nhất là mến Chúa hết mình và yêu nhau như mình: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là giới răn thứ nhất và trọng nhất. Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy, là: Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi", thì các nhóm thợ làm vườn nho lâu giờ đã không tỏ thái độ bất mãn với chủ và ghen tị với nhóm thợ cuối giờ, và thành phần bất ngờ được mời đến dự tiệc cưới trong hoàng cung sẽ mặc áo cưới xứng đáng với đặc ân diễm phúc khôn lường của mình. 

     

    Và vấn đề giới răn trọng nhất này còn liên quan cả đến mầu nhiệm phục sinh nữa. Ở chỗ, tất cả mọi sự trên trần gian này sẽ qua đi, kể cả đức tin, ngoại trừ duy có đức mến. Vì "Thiên Chúa là tình yêu" (1Gioan 4:8,16). Bởi vậy, nếu hai yếu tố làm nên bản tính của con người là linh hồn và thân xác, nhưng linh hồn chi phối thân xác và thân xác lệ thuộc linh hồn thế nào, thì một khi thân xác của con người trở thành khí cụ của lòng mến, tác hành theo lòng mến, theo tình yêu Thiên Chúa, theo đức ái trọn hảo, thì thân xác đó đã chứng tỏ nó mang sẵn mầm sống vĩnh cửu, bất diệt, và trọn hảo nhờ linh hồn thiêng liêng bất tử và trọn lành của nó, và nhờ quyền năng của Thánh Thần, nó sẽ trở nên như thân xác phục sinh vinh hiển của Chúa Kitô (xem Philiphê 3:21). 

     

    Một thanh sắt cho dù có bị rỉ xét đến đâu chăng nữa, một khi được nung bằng lửa thì nó cũng trở nên sáng rực như lửa thế nào thì thân xác của con người cũng thế. Cho dù thân xác đó khi còn sống có dâm ô nhục dục đàng điếm chăng nữa, nhưng một khi tâm hồn của thân xác đó biết ăn năn thống hối với tất cả lòng mến, thì thân xác đó sẽ trở nên tinh tuyền. Bởi xác của con người ngày sau sống lại thì trở nên thiêng liêng như thiên thần, như Chúa Giêsu khẳng định (xem Mathêu 22:30). 

     

    Trong các thánh nữ đồng trinh, ngoài Mẹ Maria là đệ nhất trinh nữ và là trinh nữ trên hết, một trinh nữ sinh con duy nhất trên trần gian này, thì vị thánh nữ đồng trinh thứ nhất trong hàng ngũ các thánh trinh nữ là Thánh Catarina Tử Đạo, sau đó đến Thánh Nữ Mai Đệ Liên đàng điếm và Thánh Nữ Magarita Cortone cũng thuộc về loại ưu hạng trong số các thánh trinh nữ, như chính Chúa Giêsu đã tỏ cho chị thánh biết, và dấu chứng thực đó là thân xác sống dâm dục 9 năm trời với một người tình và có một đứa con hoang (ngoại hôn) với chàng của chị chẳng những không bị hư hoại mà vẫn còn nguyên. 

     

    Thật vậy, vào ngày lễ của Thánh Catherine thành Alexandria Tử Đạo (25/11 theo lịch phụng vụ cũ), khi Thánh Nữ Margarita đang ở bàn thờ để rước lễ thì nghe thấy Chúa Giêsu nói cùng mình rằng: (theo cuốn A Tuscan Petinent: The Life and Legend of Saint Margaret of Cortona, by Father Cuthbert, Burns Oates and Washbourne, Ltd, 1900, pages 160-161).

     

    Con Cha ơi, chỗ của con sẽ ở giữa thần Seraphim cùng với các trinh nữ bừng cháy tình yêu thần linh”.

    Nghe thấy thế Thánh nữ sửng sốt đáp lại rằng:

    Lạy Chúa, làm sao điều ấy có thể xẩy ra được với một con người nhớp nhúa tội lỗi chứ?

    Chị đã nghe thấy câu giải đáp của Chúa như sau:

    Những đau khổ vô vàn của con sẽ thanh tẩy tâm hồn con khỏi tất cả mọi thứ thu hút phạm tội, và trong nỗi đớn đau và ăn năn thống hối của mình, con sẽ phục hồi sự tinh tuyền đồng trinh của con”.

    Thánh nữ lại càng cảm thấy sợ hãi trước câu trả lời của Chúa và đã than lên rằng:

    Ôi Chúa Kitô là Sư Phụ của con, phải chăng Thánh Mai Đệ Liên thuộc về thành phần các trinh nữ trong vinh quang thiên đình?” Chúa liền tiết lộ cho chị biết rằng: “Ngoại trừ Mẹ Maria và Catherine Tử Đạo, không ai hơn Mai Đệ Liên trong hàng ngũ trinh nữ”.

     

    Bài Phúc Âm hôm nay, được chuyển từ vấn đề kẻ chết sống lại, sang vấn đề giới răn trọng đại nhất là mến Chúa và yêu người, hai giới răn chứng tỏ một sự sống thần linh viên mãn nơi con người, như thể con người vượt qua từ sự chết sang sự sống, hoàn toàn nhờ bởi lòng thương xót Chúa, bởi quyền năng của Vị Thiên Chúa yêu thương nhân hậu. Bài Đọc 1 hôm nay chất chứa những lời Thiên Chúa phán qua miệng Tiên Tri Êzêkiên về cuộc vượt qua của dân Do Thái, không phải cuộc vượt qua ở Ai Cập vào đêm các con đầu lòng, từ người đến vật, bị sát hại, mà là cuộc vượt qua từ tình trạng chết chóc về tâm linh của họ, luôn xa lìa cùng thất trung cùng phản bội Thiên Chúa của họ, sang tình trạng nhận biết Thiên Chúa như thế này:

     

    "Hỡi dân Ta, này Ta sẽ mở các cửa mồ các ngươi, Ta sẽ kéo các ngươi ra khỏi mồ, và dẫn dắt các ngươi vào đất Israel. Hỡi dân Ta, các ngươi sẽ biết Ta là Chúa, lúc Ta mở cửa mồ các ngươi, và kéo các ngươi ra khỏi mồ, Ta sẽ cho các ngươi thần trí của Ta, và các ngươi sẽ được sống; Ta sẽ cho các ngươi an cư trên đất các ngươi, các ngươi biết rằng: Ta là Chúa, chính Ta đã phán và sẽ thi hành' ".

     

    Một khi những ai được Thiên Chúa nhận biết lòng thương xót Chúa thì không thể nào không đáp ứng lời kêu gọi của thánh vịnh gia trong bài Thánh Vịnh 106 ở Bài Đáp Ca hôm nay  "Hãy chúc tụng Chúa, vì đức từ bi Người còn muôn thuở", một đức từ bi được Thánh Vịnh này diễn tả như sau:

     

    1) Hãy xướng lên, hỡi những người được Chúa thục mạng cho, những người Chúa đã thục mạng khỏi tay quân thù: những người Chúa đã họp lại từ muôn đất nước; từ đông sang tây và từ bắc chí nam.

    2) Xưa họ lạc lõng trong chốn cô liêu hoang địa, không biết đường đi tới thành trì có thể định cư. Lúc bấy giờ họ đói khát, và sinh lực trong người họ hao mòn.

    3) Họ kêu cầu cùng Chúa trong lúc khốn cùng, Người đã cứu họ thoát cảnh gian truân. Người dẫn họ đi trên con đường thẳng, để họ tới được thành trì có thể định cư.

    4) Những người đó hãy cảm ơn Chúa vì lòng nhân hậu, và những điều kỳ diệu của Người đối với con người ta. Bởi Người đã cho người đói khát được no đủ, người cơ hàn được tràn trề thiện hảo.

     

     Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

     

    TN.XXL-6.mp3  

     

     

     

    Ngày 21/08: Thánh Piô X, Giáo hoàng

     

    Ngày 21/08: Thánh Piô X, Giáo hoàng

    Thánh Piô X, Giáo Hoàng  

     

     

    --

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CN21TN-A

  •  
    Hong Nguyen
     
    Sat, Aug 22 at 2:21 PM
     

    Suy Niệm Chúa Nhật XXI Thường Niên A - GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

    Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu (Mt 16: 13-20)

    Khi Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Xêdarê Philípphê, Người hỏi các môn đệ rằng: "Người ta nói Con Người là ai?" Các ông thưa: "Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ". Đức Giêsu lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Simôn Phêrô thưa: "Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". Đức Giêsu nói với ông: "Này anh Simôn con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy". Rồi Người cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết Người là Đấng Kitô.

    Suy niệm/SỐNG VÀ CHIA SẺ
     

    Không phải ngẫu nhiên mà Chúa Giêsu đặt câu hỏi về mình với các môn đệ. Người hiểu rõ sứ vụ của Người khi được sai đến trần gian; và Người cũng biết rất rõ sự mong chờ của dân Do Thái về một Đấng mà Thiên Chúa hứa sẽ sai đến. Sứ vụ của Chúa là đến để giải thoát con người ra khỏi bóng tối của sự chết, còn dân Do Thái mong chờ một Đấng Thiên Sai phục hồi sự cường thịnh của vương triều David.

    Vì thế, Chúa muốn các môn đệ, những người theo Chúa phải phân định rõ ràng lý do nào họ theo Chúa. Câu hỏi được đặt ra nhằm minh định lại lập trường theo Chúa của các môn đệ.

    Phêrô như là trưởng Tông đồ đoàn đã thay mặt anh em để tuyên tín: Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa. Như vậy rõ ràng các môn đệ đã có một nhận thức khác với người Do Thái về Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không gì khác hơn là một Đấng Kitô của Thiên Chúa, Đấng mà Chúa Giêsu đã tự tỏ bày tại hội đường Nazareth: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4, 18-19). Vâng, chính Chúa Giêsu đã minh định về sứ vụ của Người khi được Cha sai đến trần gian là để giải phóng con người khỏi mọi nguyên nhân gây ra bất hạnh và khổ đau tức tội lỗi, chứ không được sai đến để giải phóng dân Do Thái khỏi ách nô lệ của đế quốc Roma. 

    Người Kitô hữu chúng ta, khi tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô của Thiên Chúa, điều đó cũng có nghĩa chúng ta phải thanh luyện đức tin của chúng ta để minh định rằng, chúng ta tin vào Chúa để không chờ đợi một gì khác hơn là được làm bạn với Chúa, làm bạn với Đấng sẵn sàng hiến cả cuộc đời vì phần rỗi nhân loại. Làm bạn với Chúa để chúng ta loại dần khỏi con người mình những nguyên nhân dẫn đưa mình sống dưới kiếp nô lệ, đó là tham-sân-si, được gọi là tam độc nguyên nhân của bao nỗi khổ đau và bất hạnh. Được làm bạn với Đức Kitô chúng ta học được lòng vị tha và nhân ái.

    Vâng làm bạn với Đức Kitô chúng ta nhận ra dung mạo lòng thương xót của Chúa Cha như Đức Phanxicô đã trình bày: “Đức Kitô là dung mạo lòng thương xót của Chúa Cha”. Khi trình bày bức chân dung này, Đức Thánh cha không muốn người ta chỉ chuyên chăm nói về Đức Kitô dưới những nghiên cứu khoa bảng lý thuyết, nhưng trên hết mọi sự hãy trả lại căn tính đích thật về “Đấng Kitô của Thiên Chúa”. Đức Kitô xuất hiện trên trần gian không phải vì Người, nhưng là để tỏ bày lòng thương xót của Chúa Cha, “Đấng giàu lòng thương xót” (Ep 2, 4). Quả thật, Đức Kitô đến thế gian, để mặc khải cho chúng ta biết trọn vẹn tình yêu của Chúa Cha. Ai thấy Đức Giêsu là thấy Cha (x. Ga 14, 9). Người “đã mặc khải lòng thương xót của Thiên Chúa bằng lời nói, hành động và bằng cả bản thân Người” (Tông thư Dung mạo lòng thương xót). 

    Làm bạn với Đức Kitô chúng ta gặp gỡ với dung mạo lòng thương xót của Chúa Cha, chúng ta mới thực sự thấu hiểu lời tuyên xưng của Phêrô. Đức tin Kitô giáo là một lời tuyên xưng từ một cuộc gặp gỡ với Đấng đầy khoan nhân và dung thứ, để từ lời tuyên xưng này, người Kitô hữu hân hoan loan báo về lòng thương xót của Chúa cho người khác. Loan báo không bằng nói suông, nhưng bằng chính những hành động như Đức Kitô đã hành động: quảng đại và tha thứ, thông cảm và bao dung. Loan báo về lòng thương xót của Chúa là một nhu cầu cấp bách trong thời đại hôm nay, một thời đại càng ngày càng vắng bóng lòng xót thương, trái tim con người càng ngày càng trở nên chai đá trước những nỗi bất hạnh của người khác, và hận thù càng ngày càng ăn sâu vào trong cuộc sống. Vì thế, giới thiệu dung mạo lòng thương xót của Chúa qua cuộc đời Kitô hữu hôm nay quả thật là một yêu cầu không thể làm ngơ.

    Lạy Chúa, xin củng cố đức tin của chúng con, bởi cho dẫu chúng con vẫn tuyên xưng Chúa là Thiên Chúa, nhưng đối diện với sự hào nhoáng của cuộc đời nhiều lúc chúng con đánh mất đức tin. Xin nâng đõ sự yếu hèn của chúng con. Amen.

     

    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ- ÁNH SÁNG CHÚA TRONG CUỘC ĐỜI

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Aug 18 at 12:05 AM
     
  •  
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    ÁNH SÁNG CỦA CHÚA TRONG CUỘC ÐỜI 

    "Ánh sáng của các con phải chiếu dọi trước mặt mọi người. Họ sẽ thấy các việc thiện lành của các con mà ca ngợi Cha các con ở trên trời".
     
    Câu Thánh Kinh này do chính Chúa Giêsu dạy, nhưng người tin Chúa nhiều khi biết mà không thực hành. Nhiều người tin Chúa nhưng dường như lúc nào cũng có những vật cản làm cho người khác không sao thấy ánh sáng nơi mình được.
     
    Một tín hữu khi gặp một người làm việc trong một xí nghiệp, nói về Chúa cho người ấy nghe và cố thuyết phục người ấy tin Chúa. Người này nhất định không chịu tin. Sau cùng ông ta nói:
     
    "Tôi có lý do riêng để giữ lập trường của tôi, vì trong xí nghiệp này, tôi biết một người tín hữu. Nhưng việc làm hằng ngày của anh ta không chứng minh lòng tin của anh ta. Chẳng hạn như anh ấy lúc nào cũng đi trễ, về sớm, làm việc không chăm chỉ và hay nói truyện làm mất thì giờ. Khi nào bị khiển trách, đã không nhận lỗi mà còn có thái độ bực tức nữa. Nếu tôi tin Chúa như anh ta thì tôi không muốn".
     
    Như thế là vì không chân thật và không chăm chỉ mà người tín hữu này làm lu mờ ánh sáng của Chúa trong anh ta.
     
    Một trường hợp khác cũng làm lu mờ ánh sáng của Chúa vì ta không tin Chúa, mà thường ta không nghĩ ra.
     
    Một bà mẹ khi gặp đứa con trai đã lớn tuổi, thường hay trách con là không tin Chúa cẩn thận và không chịu đi nhà thờ. Một lần nọ sau khi nghe mẹ nói một bài dài về kết quả tốt khi tin Chúa, người con chậm rãi trả lời:
     
    "Thưa mẹ, con thấy mẹ lúc nào dường như cũng rất khiếp sợ Chúa trừng phạt. Mẹ lại hay hốt hoảng khi nghe những việc rất thường xảy ra. Mẹ sợ bị tai nạn, bệnh tật và sợ chết nữa. Con có cảm tưởng là tin Chúa như mẹ thật không có ích lợi gì, vì người không tin Chúa còn bình tĩnh hơn mẹ. Mẹ muốn con tin Chúa. Nhưng nếu con tin Chúa mà vẫn không thấy an bình, cứ lo lắng như mẹ, thì con thật không muốn".
     
    Một trường hợp thứ ba cũng làm lu mờ ánh sáng của Chúa:
     
    Một bà cụ tin Chúa từ khi sinh ra. Lúc lớn lên, cụ rất thích nói về Chúa cho bất cứ ai cụ gặp. Một hôm nghe cụ đau yếu, một bà bạn không tin Chúa đến thăm. Bà ấy vừa hỏi thăm thì bà cụ đã nói không ngớt: nào là đau làm sao, mất ngủ làm sao, ăn uống như thế nào. Cụ than mệt mỏi, đau yếu quá chừng. Nhưng sau đó cụ làm chứng cho bà bạn về Chúa. Bà ấy chỉ vâng, dạ cho qua rồi ra về.
     
    Vài ngày sau, gặp một người cháu tin Chúa, bà phê bình:
     
    "Bà cụ ấy tin Chúa gì mà gặp bác là than quá chừng. Tưởng tin Chúa làm sao, chứ tin Chúa mà khi đau yếu, bệnh tật lại cứ than thở như thế, bác chẳng tin làm gì".
     
    *
    *    *
     
    Những mẩu truyện kể trên chỉ cốt cho ta thấy rằng: Nếu tin Chúa mà không sống thật như người có Chúa, thì ánh sáng trong ta chỉ là bóng tối, và người đời không thể nào thấy ánh sáng đó được.
    SUY NIỆM CẦU NGUYỆN
     
     
  •