9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CHA GABRIEL

Cha Gabriel Gutiérrez, người bạn đồng hành mang lòng Chúa thương xót cho người vô gia cư Colombia

Cha Gabriel Gutiérrez là một tu sĩ dòng Phanxicô ở thủ đô Bogota của Colombia. Cha dấn thân loan báo Tin Mừng giữa những người nghèo sống trên đường phố và biết rõ tình cảnh của những người vô gia cư ở đây. Cha làm việc tại những nơi bị ảnh hưởng bởi buôn bán ma túy, xung đột vũ trang và nghèo khổ. Trong thời gian đại dịch, cha đã gia tăng viện trợ, bảo vệ hàng ngàn người sống trên đường phố.
 

Hồng Thủy – Vatican News

Cha Gabriel không trốn tránh những người bị tất cả mọi người quay lưng lại do dáng vẻ của họ, và không sợ những người bị coi là phạm pháp hoặc nạn nhân lang thang của ma túy. Trái lại, cha ôm lấy họ, an ủi, trợ giúp họ vào giờ hấp hối và mang đến cho họ thức ăn và những  lời khích lệ hỗ trợ để chịu đựng sự lạnh lẽo, cô đơn và từ chối của xã hội và gia đình họ.

Mối quan tâm lớn nhất của cha hiện nay là 15.000 người trải qua việc cách ly do virus corona trên các đường phố lạnh lẽo của thủ đô Colombia. Cha chia sẻ: “Tôi kêu gọi chính quyền, tôi muốn biết kế hoạch hỗ trợ 15.000 người sống trên đường phố này trong thời gian cách ly bắt buộc là gì. Các trung tâm chính phủ không có khả năng chứa tất cả, nhiều người bị bệnh và những người khác đã chết trong đơn độc. Không thể yêu cầu họ sử dụng khẩu trang hoặc rửa tay 4 hoặc 5 lần một ngày. “

Những người phong cùi của thời đại chúng ta

Hiện nay cha Gabriel sống với cộng đoàn của mình ở trung tâm thành phố Bogota, nhưng kể từ khi cha phát hiện ra ơn gọi của mình, những hàng rào của tu viện đã mở rộng đối với cha, và cha dấn thân làm việc trong các khu phố lân cận với những người trú ẩn trong các công viên và kênh rạch, hành lang nhà thờ và quảng trường, trong điều kiện dễ bị tổn thương, bị bóc lột và nghèo đói.

Cùng với các tình nguyện viên của “Quỹ những người lạc mất lòng thương xót” , cha đến đó để giúp đỡ mục vụ cho những người bán hàng rong, gái mại dâm, người di cư, nghệ sĩ đường phố, người Colombia gốc Phi châu, cộng đồng chuyển giới và tất cả những người bị buộc hoặc quyết định đi đến sống trên đường phố của khu vực đó của Bogota.

Ngày 30 tháng 7 năm nay là tròn 4 năm kể từ khi cha Gabriel phát hiện ra hiện tượng xã hội này và bi kịch bao trùm cuộc sống đường phố. Cha chia sẻ: “Năm 2016, lần đầu tiên tôi xuống bến tàu và tìm thấy vô số khuôn mặt phản ánh những khoảnh khắc tàn khốc trong cuộc sống. Ở đó, họ bắt đầu gọi tôi là tu huynh Ñero, có nghĩa là compañero, bạn đồng hành, đó là một vinh dự cho tôi với tư cách là một linh mục và là một tu sĩ Phanxicô.” Tuy nhiên, nói chung, ñero là một từ ngữ khinh miệt, ám chỉ một người sống trên đường phố và làm hại, ăn mặc bê bối hoặc tỏa ra mùi hôi.

Cha Gabriel bắt đầu mang đến cho họ thực phẩm và thuốc men và có được lòng tin của họ. Cha bắt đầu nghiên cứu và hiểu hiện tượng này, và đưa ra một câu trả lời khởi đi từ Tin Mừng và từ suy tư của thánh Phanxicô đến thực tế rằng họ là “những người phong cùi của thời đại chúng ta”.

“Quỹ những người lạc mất lòng thương xót” tổ chức ngày sức khỏe cho họ, tổ chức lễ Giáng sinh với họ, giúp họ liên lạc với gia đình, mang đến cho họ thức ăn, quần áo và Lời Chúa, hỗ trợ họ tái hội nhập, trợ giúp họ trong những nhu cầu đa dạng nhất và giúp họ chuẩn bị hòa nhập xã hội.

Một người “vô gia cư” không mệt mỏi

Theo cha Gabriela, họ trở thành người sống trên đường phố không chỉ vì ma túy, mà chính cấu trúc xã hội buộc nhiều người phải ở đó, vì thất nghiệp, các vấn đề gia đình, bệnh tâm thần và nghèo đói khiến nhiều người phải sống ở đó. Cha chỉ trích các chính sách của chính phủ đã khiến chính quyền thành phố Bogota giải tỏa một khu vực rộng lớn được gọi là Bronx, trung tâm tiêu thụ ma túy chính của thành phố. Cha nói: “Họ đã sở hữu lại các nơi chốn, nhưng không sở hữu con người. Nhà nước đã quyết định chấm dứt khu vực đó, nhưng không nghĩ về người dân. Họ đã không đến với chúng tôi với đôi mắt của lòng thương xót hoặc với một chiều kích nhân đạo, và mọi người đã bị di tản khắp thành phố.”

Ngày nay, bên cạnh những người vô gia cư địa phương,  hàng ngàn người nhập cư đã đến Colombia để tìm kiếm cơ hội tốt hơn, và các gia đình bản địa chạy trốn bạo lực ở một số vùng đã đến Bogota. Trong số hơn hai ngàn người thường xuyên được cha Gabriel giúp đỡ, có những bà nội trợ, chuyên gia, thương nhân và nghệ sĩ, mọi người ở mọi lứa tuổi đã tìm nơi ẩn náu trên đường phố, như tướng Sandúa, một người già đáng yêu sống gần nhà thờ thánh  Phanxicô, được nhiều người thương tiếc khi ông qua đời hồi tháng 6.

Không điều gì ngăn cản được công việc của cha Gabriel, mang bánh mì, đồ uống nóng và chăn mền được các tình nguyện viên tặng cho người nghèo, cũng như không có gì có thể ngăn lời kêu gọi của cha trên các mạng xã hội và phương tiện truyền thông để người  ta có thể nhìn thấy những người vô gia cư và yêu cầu cho họ một khu vực nhân đạo, nơi họ có thể nhận được sự giúp đỡ và bảo vệ bản thân khỏi đại dịch, để không làm tăng mạnh số lượng 4.000 người vô gia cư bị sát hại và 27.000 người là đối tượng của các vụ sát thương cá nhân ở Colombia trong mười năm qua.

Với nụ cười, cha Gabriel sẽ tiếp tục là một sứ giả của đức tin và lòng thương xót, bởi vì cha tin rằng “quỳ trước bàn thờ có ý nghĩa khi chúng ta khám phá ra bàn thờ của thế giới, nơi có hàng ngàn con người cần được đón tiếp, giúp đỡ và hỗ trợ.” (Aleteia 29/07/2020)

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

DÀO TẠO MÔN ĐỆ -THỨ HAI CN22TN-A

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Aug 30 at 3:50 PM
     
     

    Thứ Hai CN2TN-A

     

    Một Tác Nhân Thần Linh "loan truyền sự giải thoát... công bố năm hồng ân"

     

    TÔI THAM DỰ TIỆC LỜI CHÚA

     

    Bài Ðọc I: (Năm II) 1 Cr 2, 1-5

    "Tôi đã công bố cho anh em bằng chứng của Chúa Kitô chịu đóng đinh".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

    Anh em thân mến, phần tôi, khi tôi đến với anh em, tôi không đến với uy thế của tài hùng biện hoặc của sự khôn ngoan, tôi đến công bố bằng chứng của Thiên Chúa. Thật vậy, tôi không cho là tôi biết điều gì khác giữa anh em, ngoài Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Phần tôi, chính trong sự yếu hèn, sợ hãi và run rẩy mà tôi đã đến với anh em; lời tôi nói và việc tôi rao giảng không dựa vào những lời quyến rũ của sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào sự giãi bày của thần trí và quyền năng, để đức tin của anh em không dựa vào sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào quyền năng của Thiên Chúa.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 118, 97. 99. 100. 101. 102

    Ðáp: Lạy Chúa, con yêu chuộng luật pháp Chúa biết bao (c. 97a).

    Xướng: 1) Lạy Chúa, con yêu chuộng luật pháp Chúa biết bao, suốt ngày con mải suy gẫm về luật đó. - Ðáp.

    2) Chỉ thị Chúa khiến con thành khôn ngoan hơn quân thù, vì muôn đời chỉ thị đó vẫn theo con. - Ðáp.

    3) Con khôn ngoan hơn những bậc tôn sư, nhờ suy gẫm về những lời nghiêm huấn của Ngài. - Ðáp.

    4) Con am hiểu hơn những bậc lão thành, vì huấn lệnh của Ngài con tuân giữ. - Ðáp.

    5) Con kìm hãm chân con xa mọi đường gian ác, để con giữ trọn lời dạy của Ngài. - Ðáp.

    6) Con không bước trật đường thánh dụ của Ngài, bởi vì chính Ngài đã dạy bảo con. - Ðáp.

     

    Alleluia: Tv 110, 8ab

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, mọi giới răn Chúa được lập ra cho tới muôn đời. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 4, 16-30

    "Người sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó... Không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa Giêsu trở về Nadarét, nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, thì ngày Sabbat, Người vào hội đường. Người đứng dậy để đọc sách. Người ta trao cho Người sách tiên tri Isaia. Mở sách ra, Người gặp ngay đoạn chép rằng: "Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng".

    Người gấp sách lại, trao cho thừa tác viên, và ngồi xuống. Mọi người trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe". Mọi người đều làm chứng cho Người và thán phục Người về những lời từ miệng Người thốt ra, và họ nói: "Người này không phải là con ông Giuse sao?"

    Và Người nói với họ: "Hẳn các ngươi sắp nói cho Ta nghe câu ngạn ngữ này: "Hỡi thầy thuốc, hãy chữa lấy chính mình"; "điều chúng tôi nghe xảy ra ở Capharnaum, ông hãy làm như vậy tại quê hương ông". Người nói tiếp: "Ta bảo thật các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Ta bảo thật các ngươi, đã có nhiều bà goá trong Israel thời Êlia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ; dầu vậy, Êlia không được sai đến cùng một người nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà goá tại Sarepta thuộc xứ Siđon. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Êlisêô, thế mà không người nào trong họ được lành sạch cả, ngoại trừ Naaman, người Syria".

    Khi nghe đến đó, mọi người trong hội đường đều đầy căm phẫn, họ chỗi dậy và trục xuất Người ra khỏi thành. Họ dẫn Người lên triền núi, nơi xây cất thành trì của họ, để xô Người xuống vực thẳm. Nhưng Người rẽ qua giữa họ mà đi.

    Ðó là lời Chúa.

     

    image.png
    image.png

     

     

    Suy Nguyện Lời Chúa: ĐEM TIN MỪNG CHO NGHƯỜI NGHÈO KHÓ

     

     

    Hôm nay, Thứ Hai, ngày trong Tuần XXII Thường Niên, chúng ta bắt đầu Phúc Âm của Thánh ký Luca cho tới hết Tuần XXXIV Thường Niên, tức kéo dài liên tục 13 tuần lễ, như Phúc Âm của Thánh ký Mathêu kéo dài 12 tuần, từ Tuần X đến hết Tuần XXI Thường Niên, và Phúc Âm của Thánh ký Marcô kéo dài 9 tuần đầu của Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh. 

     

    Mỗi Phúc Âm theo thứ tự trên đây cho các ngày thường trong tuần (chứ không phải cho Chúa Nhật), được Giáo Hội chọn đọc theo thứ tự từ đầu đến cuối, tất nhiên sẽ có những chỗ trùng hợp nơi bộ Phúc Âm nhất lãm của 3 vị thánh ký 3 cuốn Phúc Âm đầu tiên này, và vì thế sẽ không được Giáo Hội lập lại. Phúc Âm theo Thánh ký Mathêu cho các ngày thường trong tuần được bắt đầu từ đoạn 5 liên quan đến Bài Giảng Phúc Đức Trọn Lành Trên Núi, và Phúc Âm theo Thánh ký Luca cho các ngày thường trong tuần được bắt đầu từ đoạn 4, từ câu 14, vì 13 câu đầu của đoạn 4 này liên quan đến biến cố Chúa Giêsu chay tịnh 40 ngày trong hoang địa, một biến cố đã được đọc vào Chúa Nhất Mùa Chay Năm C

     

     

    Ở đây chúng ta thấy tính chất rất hợp tình hợp lý của phụng vụ Lời Chúa của các ngày lễ trong tuần được Giáo Hội soạn dọn cho con cái mình. Hợp tình hợp lý ở chỗ Phúc Âm Thánh ký Mathêu được kết thúc  ở đoạn 25 liên quan đến mầu nhiệm cánh chung là mầu nhiệm bất khả phân lý với mầu nhiệm Giáo Hội, qua hai dụ ngôn về 10 trinh nữ phù dâu và 3 loại thành phần đầy tớ, cả hai đều ám chỉ Kitô hữu, thành phần Dân Ngoại Tân Ước so với thành phần dân Do Thái Cựu Ước. Trong khi đó, Giáo Hội đã chọn bài Phúc Âm theo Thánh ký Luca mở đầu cho những ngày thường trong tuần liên quan đến Dân Ngoại, đến sứ vụ của một Nhân Vật Lịch Sử Nazarét là Đấng Thiên Sai của dân Do Thái đồng thời cũng là Đấng Cứu Thế của Dân Ngoại tức bao gồm toàn thể nhân loại.

     

    Đúng thế, nếu Phúc Âm của Thánh ký Marcô và Mathêu được viết cho dân Do Thái thì Phúc Âm của Thánh ký Luca, một người dân ngoại trở lại, được viết cho dân ngoại, bởi thế, Phúc Âm của ngài mang tính chất của Lòng Thương Xót Chúa, bao gồm nhiều dụ ngôn về Lòng Thương Xót Chúa không có trong bất cứ một Phúc Âm nào, và liên quan đến Thánh Linh, từ biến cố Truyền Tin đến Phục Sinh (xem Luca 24:49), một Thánh Linh là Hồn Truyền Giáo cho Dân Ngoại trong Sách Tông Vụ của ngài. 

     

    Đó là lý do mở đầu Phúc Âm Thánh ký Luca cho các ngày trong Tuần của Mùa Thường Niên, chúng ta đã thấy xuất hiện cả Thánh Linh lẫn các nhân vật thuộc thành phần dân ngoại. Đúng thế, bài Phúc Âm hôm nay trước hết quả thực có liên quan đến Thánh Linh

     

    "Khi ấy, Chúa Giêsu trở về Nazarét, nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, thì ngày Sabat, Người vào hội đường. Người đứng dậy để đọc sách. Người ta trao cho Người sách tiên tri Isaia. Mở sách ra, Người gặp ngay đoạn chép rằng: 'Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng".

     

    Ngoài ra, bài Phúc Âm hôm nay của Thánh ký Luca còn hướng về dân ngoại nữa, thành phần được tiêu biểu nơi bà góa xứ Sidon và quan Naaman người Syria: 

     

    "Ta bảo thật các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Ta bảo thật các ngươi, đã có nhiều bà goá trong Israel thời Êlia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ; dầu vậy, Êlia không được sai đến cùng một người nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà goá tại Sarepta thuộc xứ Siđon. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Êlisêô, thế mà không người nào trong họ được lành sạch cả, ngoại trừ Naaman, người Syria".

     

    Thật ra, trong câu thứ nhất về Chúa Thánh Thần đã chất chứa tính chất truyền giáo cho dân ngoại rồi. Bởi vì trong đó đối tượng chính yếu được Thánh Thần nhắm tới là "người nghèo khó, những tâm hồn sám hối, kẻ bị giam cầm, người mù, những kẻ bị áp bức", thành phần không phải chỉ có duy ở nơi dân Do Thái mà là tất cả mọi người trên thế gian này, trong đó có bà góa xứ Sidon thời Elia và quan Naaman xứ Syria thời Elisê được nhắc đến trong bài Phúc Âm hôm nay, bởi vì nếu Chúa Kitô là Đấng Thiên Sai của dân Do Thái thì Người phải là Đấng Cứu Thế của chung nhân loại, Đấng đã được xức dầu Thánh Linh: "Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi", và được Thánh Linh "sai đi rao giảng Tin Mừng". 

     

    Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay vẫn tiếp tục trích từ Thư Thứ Nhất của Thánh Phaolô gửi cho Giáo Đoàn Thessalonia, nhưng không còn liên quan đến tinh thần và phẩm chất giảng dạy siêu nhiên trọn hảo của Vị Tông Đồ Dân Ngoại này nữa, như trong các Bài Đọc 1 ở tuần vừa rồi, mà là liên quan đến vấn đề số phận của những ai qua đời: "Anh em thân mến, chúng tôi chẳng muốn để anh em không biết gì về số phận những người đã an nghỉ, để anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những kẻ không có niềm hy vọng".

     

    Cái chết là hậu quả của nguyên tội, là tột đỉnh của tất cả những gì bất hạnh của con người vướng mắc nguyên tội, mà tự mình con người không thể nào thoát được và tự cứu mình được, ngoại trừ Đấng Cứu Thế duy nhất của nhân loại, Đấng đã mặc lấy bản tính của loài người, cũng là Đấng đã chết đi để tiêu diệt sự chết và sống lại để phục hồi sự sống cho nhân loại: "Vì nếu chúng ta tin Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì cũng vậy, những người đã chết nhờ Đức Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem họ đến làm một với Người". 

     

    Và như thế, chẳng khác gì như Người "trả tự do cho những kẻ bị áp bức (bởi tử thần và quỉ thần), công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng (ám chỉ ơn cứu độ và sự sống)", đúng như sứ vụ của Người là Đấng được Thánh Thần xức dầu và sai đi vậy.

     

     

    Bài Đáp Ca hôm nay kêu gọi "toàn thể địa cầu": "hãy ca mừng Thiên Chúa bài ca mới" và "hãy tường thuật vinh quang Chúa giữa chư dân, và phép lạ Người ở nơi vạn quốc" (câu 1), cũng như thúc giục: "Trời xanh hãy vui mừng và địa cầu hãy hân hoan, biển khơi và muôn vật trong đó hãy reo lên, đồng nội và muôn loài trong đó hãy mừng vui. Các rừng cây hãy vui tươi hớn hở" (câu 3). Tại sao thế? 
     
    Bài Đáp Ca còn bao gồm cả lý do tại sao thiên nhiên tạo vật cần phải làm như thế nữa, đó là "vì Thiên Chúa, Người hùng vĩ và rất đáng ngợi khen, Người khả úy hơn mọi bậc chúa tể. Vì mọi chúa tể của chư dân là hư ảo, nhưng Thiên Chúa đã tác tạo trời xanh" (câu 2) và "vì Người ngự tới, vì Người ngự tới cai quản địa cầu. Người sẽ cai quản địa cầu cách công minh và chư dân cách chân thành" (câu 4), đặc biệt là nơi Đức Kitô được Ngài nh Thánh Thần sai đến để làm Đấng Cứu Thế cho muôn dân và toàn thể tạo vật.  
     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAChZeFjLd%2BgtZ-z4uWs%2B27RsAKOquwmSVgati28TESXo-A7ngw%40mail.gmail.co
     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ -HUẤN LUYỆN VIÊN THÀNH LINH MỤC

Từ huấn luyện viên trượt băng trở thành linh mục truyền giáo vì người nghèo ở Nam Sudan

Điều gì đã đưa một người trẻ đang được sống hạnh phúc với ước mơ từ thời niên thiếu, giã từ những đường trượt tuyết để đến Nam Sudan, sống giữa những ngôi làng thiếu thốn mọi thứ, nơi mà giấc mơ của người dân chỉ là có thể có những thứ thiết yếu để sống? Câu trả lời là một mầu nhiệm, như chính trái tim con người, và đó là mầu nhiệm hành trình linh mục truyên giáo của cha Stefano Trevisan.

Ngày 28/06/2020, tại nhà thờ chính tòa giáo phận Bressanone ở miền bắc nước Ý, Đức Cha Ivo Muser đã chủ sự lễ phong chức linh mục cho thầy Stefano Trevisan, 36 tuổi, thừa sai dòng Comboni. Hành trình ơn gọi linh mục và truyền giáo của cha Stefano bắt đầu từ năm 2009, hành trình đã đưa cha từ phong cảnh lạnh giá và vùng núi Dolomiti của Val Badia đến nước Nam Sudan khô cằn. Một lựa chọn sống đã đưa cha Stefano bắt đầu một cuộc sống ngược lại với cuộc sống trước đó: cha đã từ bỏ nghề huấn luyện viên trượt tuyết tại nơi lạnh giá và quyết định tuyên khấn để trở thành người mang Tin Mừng đến một đất nước ở Phi châu nắng cháy da.

Nỗi băn khoăn khắc khoải

Cha Stefano chia sẻ với nhật báo Tương lai của Hội đồng giám mục Ý: “Từ khi là một thiếu niên tôi đã rất thích trượt tuyết và thi đấu trong Câu lạc bộ trượt tuyết của thị trấn quê tôi. Năm 18 tuổi, tôi đã tham gia kỳ thi để trở thành một huấn luyện viên trượt tuyết và nhờ sự huấn luyện của chú tôi, tôi đã vượt qua được kỳ thi. Đó là một niềm vui lớn và tôi thích công việc đó và vẫn hiện nay vẫn còn rất thích nó. Tôi đã trải qua những năm tháng tuổi trẻ của mình ở thị trấn quê hương của mình, trừ những năm ở trường trung học nội trú ở đan viện Novacella, gần Bressanone.”

“Sau khi tốt nghiệp trung học ở Brunico và Bolzano, tôi đăng ký vào trường đại học ở Bologna, nhưng sau một năm tôi trở về nhà vì tôi thấy đó không phải là con đường của mình. Vào mùa hè, tôi đã làm một số công việc lặt vặt như một nhà thiết kế đồ họa, thợ nề, nhân viên cứu hộ, thư ký, làm việc trong một nhà máy mì ống; các hoạt động khác nhau đã làm cho tôi phát triển và trưởng thành”.

Tóm lại, mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp với Stefano; anh không thiếu cơ hội, mảnh đất quê hương của anh đã cho anh việc gì đó để sống và nuôi dưỡng ước mơ của mình. Nhưng có điều gì đó đang hoạt động bên trong anh. Cha Stefano chia sẻ: “Tôi đã có công việc, bạn bè, tiền bạc, niềm vui, mọi thứ tôi cần để cảm thấy thoải mái nhưng tuy nhiên tôi cảm thấy khắc khoải và không hoàn toàn thỏa mãn”.

Kinh nguyện thiện nguyện viên ở Nam Sudan

Thường suy tư về thế giới, Stefano không vô cảm trước những hình ảnh anh nhìn thấy trên các phương tiện truyền thông. Cha nói: “Tôi nhìn thấy và nghe nói về nhiều người buộc phải sống trong những điều kiện thực sự khó khăn, nghèo đói và không xứng đáng với con người, những hoàn cảnh cùng cực của con người. Và tôi đã quyết định sống kinh nghiệm làm thiện nguyện viên ở châu Phi. Tôi đã liên lạc với trung tâm truyền giáo của giáo phận Bolzano-Bressanone và vị phó giám đốc lúc đó là bà Paola Vismara đã cho tôi cơ hội đến Nam Sudan, đến Lomin, sát biên giới với Uganda, nơi Erich Fischnaller, một nhà truyền giáo dòng Comboni xuất thân từ Rio di Pusteria đang hoạt động.”

Trong ba tháng Stefano sống ở trung tâm châu Phi, châu Phi đã đi vào trái tim của anh: cuộc sống ở giữa người nghèo đã mở ra một chân trời mới với anh. Anh bắt đầu cảm thấy những dấu hiệu đầu tiên về ơn gọi và ý tưởng về truyền giáo như một lựa chọn sống xuất hiện trong cuộc đời anh. Nhưng ngay cả điều này trong thực tế vẫn chưa đủ, vì tại Nam Sudan, ngoài việc gặp gỡ mọi người, anh còn gặp “một Người cụ thể”, người mà anh cảm thấy được yêu mến và được mời gọi, như cha Stefano chia sẻ: “Chúa Giê-su hiện diện khi tôi ít chờ đợi Người. Đó là một cuộc gặp gỡ đã thay đổi hướng đi trong cuộc đời tôi và khi trở về nhà, tôi đã nói với bố mẹ rằng tôi muốn trở thành một nhà truyền giáo.”

Bước vào hành trình ơn gọi linh mục truyền giáo

Cuộc hành trình bắt đầu như thế, dần dần; bước khởi đầu không có quá nhiều va chạm, nhưng trong đó có một lựa chọn triệt để cho tương lai. Cha giải thích với báo Tương lai của Hội đồng giám mục Ý: “Mùa đông năm đó tôi vẫn làm công việc hướng dẫn trượt tuyết và mỗi tháng một lần tôi đến Padua để gặp các nhà truyền giáo dòng Comboni. Tôi đã thực hiện hành trình giới trẻ dấn thân truyền giáo trong một năm tại đó.” Đó là kinh nghiệm đầu tiên nâng cao nhận thức về các vấn đề truyền giáo, ơn gọi và dấn thân vì những người rốt cùng trong xã hội. Cha Stefano chia sẻ tiếp: “Tôi đã sử dụng thời gian này để đào sâu kinh nghiệm của mình tại châu Phi và suy tư về lời mời gọi sống đời truyền giáo. Năm sau đó, ở tuổi 26, tôi vào Thỉnh viện của dòng Comboni ở Padua và hoàn thành chương trình triết học trong hai năm tại đó. Hai năm Nhà Tập tại Bồ Đào Nha giúp đào sâu đời sống cầu nguyện, lịch sử đấng sáng lập dòng, thánh Daniele Comboni và đặc sủng của dòng”. Ngày 24/05/2014, Stefano được tuyên khấn lần đầu trong dòng Comboni.

Bên cạnh việc học hành, thầy Stefano còn hoạt động mục vụ ở Castel Volturno, nơi có đông người nước ngoài, đặc biệt là từ Nigeria và Ghana. Công việc khó khăn nhất, trên thực tế, là đồng hành với con cái của những người di dân châu Phi, thế hệ thứ hai. Cha Stefano nhận định: “Họ chưa từng đến châu Phi nhưng họ không thể không đối mặt với nguồn gốc của chính mình”. Ở vùng ngoại ô Campania này, Stefano đã tìm thấy một mảnh đất châu Phi của mình, nhưng cuộc hành trình không thể dừng lại, vì những người nghèo nhất trong số những người nghèo tiếp tục muốn được thế giới nghe tiếng nói của họ và các yêu cầu của họ.

Đã tìm thấy câu trả lời

Ngày 21/07/2019, Stefano được tuyên khấn trọn đời và một tuần sau đó, thầy được lãnh nhận chức phó tế. Đó là những dấu chỉ cụ thể và vĩnh viễn thuộc về Thiên Chúa. Sự băn khoăn khắc khoải nảy sinh giữa những sườn núi trượt tuyết, giữa vẻ đẹp vô biên của núi rừng Val Badia, cuối cùng cũng đã tìm ra câu trả lời, câu trả lời của Stefano và cho Stefano. Vị linh mục trẻ đã biết biến sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ của quê hương mình thành kho báu khi trao tặng nó cho những người rốt cùng nhất trong những người rốt cùng, mặc dù cha biết rằng cuộc hành trình trong trái tim của Chúa luôn có những điều bất ngờ. Giống như sự cố bị hoãn truyền chức linh mục do tình trạng khẩn cấp vì virus corona.

Cuối cùng, vào ngày 28/06 vừa qua, thầy Stefano đã được thánh hiến trở nên linh mục. Một giấc mơ trở thành sự thật? Có lẽ tốt hơn nên xác định đó là một giấc mơ tiếp tục và cha Stefano Trevisan, sau một thời gian huấn luyện ở Ai Len, sẽ chia sẻ cuộc sống của mình với những người nghèo khổ rốt cùng ở Nam Sudan.

Vatican News Tiếng Việt

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

DÀO TẠO MÔN ĐỆ -THỨ HAI CN22TN-A

  •  
    Tinh Cao
     
    Sun, Aug 30 at 3:50 PM
     
     

    Thứ Hai CN2TN-A

     

    Một Tác Nhân Thần Linh "loan truyền sự giải thoát... công bố năm hồng ân"

     

    TÔI THAM DỰ TIỆC LỜI CHÚA

     

    Bài Ðọc I: (Năm II) 1 Cr 2, 1-5

    "Tôi đã công bố cho anh em bằng chứng của Chúa Kitô chịu đóng đinh".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

    Anh em thân mến, phần tôi, khi tôi đến với anh em, tôi không đến với uy thế của tài hùng biện hoặc của sự khôn ngoan, tôi đến công bố bằng chứng của Thiên Chúa. Thật vậy, tôi không cho là tôi biết điều gì khác giữa anh em, ngoài Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Phần tôi, chính trong sự yếu hèn, sợ hãi và run rẩy mà tôi đã đến với anh em; lời tôi nói và việc tôi rao giảng không dựa vào những lời quyến rũ của sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào sự giãi bày của thần trí và quyền năng, để đức tin của anh em không dựa vào sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào quyền năng của Thiên Chúa.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 118, 97. 99. 100. 101. 102

    Ðáp: Lạy Chúa, con yêu chuộng luật pháp Chúa biết bao (c. 97a).

    Xướng: 1) Lạy Chúa, con yêu chuộng luật pháp Chúa biết bao, suốt ngày con mải suy gẫm về luật đó. - Ðáp.

    2) Chỉ thị Chúa khiến con thành khôn ngoan hơn quân thù, vì muôn đời chỉ thị đó vẫn theo con. - Ðáp.

    3) Con khôn ngoan hơn những bậc tôn sư, nhờ suy gẫm về những lời nghiêm huấn của Ngài. - Ðáp.

    4) Con am hiểu hơn những bậc lão thành, vì huấn lệnh của Ngài con tuân giữ. - Ðáp.

    5) Con kìm hãm chân con xa mọi đường gian ác, để con giữ trọn lời dạy của Ngài. - Ðáp.

    6) Con không bước trật đường thánh dụ của Ngài, bởi vì chính Ngài đã dạy bảo con. - Ðáp.

     

    Alleluia: Tv 110, 8ab

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, mọi giới răn Chúa được lập ra cho tới muôn đời. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 4, 16-30

    "Người sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó... Không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa Giêsu trở về Nadarét, nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, thì ngày Sabbat, Người vào hội đường. Người đứng dậy để đọc sách. Người ta trao cho Người sách tiên tri Isaia. Mở sách ra, Người gặp ngay đoạn chép rằng: "Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng".

    Người gấp sách lại, trao cho thừa tác viên, và ngồi xuống. Mọi người trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe". Mọi người đều làm chứng cho Người và thán phục Người về những lời từ miệng Người thốt ra, và họ nói: "Người này không phải là con ông Giuse sao?"

    Và Người nói với họ: "Hẳn các ngươi sắp nói cho Ta nghe câu ngạn ngữ này: "Hỡi thầy thuốc, hãy chữa lấy chính mình"; "điều chúng tôi nghe xảy ra ở Capharnaum, ông hãy làm như vậy tại quê hương ông". Người nói tiếp: "Ta bảo thật các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Ta bảo thật các ngươi, đã có nhiều bà goá trong Israel thời Êlia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ; dầu vậy, Êlia không được sai đến cùng một người nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà goá tại Sarepta thuộc xứ Siđon. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Êlisêô, thế mà không người nào trong họ được lành sạch cả, ngoại trừ Naaman, người Syria".

    Khi nghe đến đó, mọi người trong hội đường đều đầy căm phẫn, họ chỗi dậy và trục xuất Người ra khỏi thành. Họ dẫn Người lên triền núi, nơi xây cất thành trì của họ, để xô Người xuống vực thẳm. Nhưng Người rẽ qua giữa họ mà đi.

    Ðó là lời Chúa.

     

    image.png
    image.png

     

     

    Suy Nguyện Lời Chúa: ĐEM TIN MỪNG CHO NGHƯỜI NGHÈO KHÓ

     

     

    Hôm nay, Thứ Hai, ngày trong Tuần XXII Thường Niên, chúng ta bắt đầu Phúc Âm của Thánh ký Luca cho tới hết Tuần XXXIV Thường Niên, tức kéo dài liên tục 13 tuần lễ, như Phúc Âm của Thánh ký Mathêu kéo dài 12 tuần, từ Tuần X đến hết Tuần XXI Thường Niên, và Phúc Âm của Thánh ký Marcô kéo dài 9 tuần đầu của Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh. 

     

    Mỗi Phúc Âm theo thứ tự trên đây cho các ngày thường trong tuần (chứ không phải cho Chúa Nhật), được Giáo Hội chọn đọc theo thứ tự từ đầu đến cuối, tất nhiên sẽ có những chỗ trùng hợp nơi bộ Phúc Âm nhất lãm của 3 vị thánh ký 3 cuốn Phúc Âm đầu tiên này, và vì thế sẽ không được Giáo Hội lập lại. Phúc Âm theo Thánh ký Mathêu cho các ngày thường trong tuần được bắt đầu từ đoạn 5 liên quan đến Bài Giảng Phúc Đức Trọn Lành Trên Núi, và Phúc Âm theo Thánh ký Luca cho các ngày thường trong tuần được bắt đầu từ đoạn 4, từ câu 14, vì 13 câu đầu của đoạn 4 này liên quan đến biến cố Chúa Giêsu chay tịnh 40 ngày trong hoang địa, một biến cố đã được đọc vào Chúa Nhất Mùa Chay Năm C

     

     

    Ở đây chúng ta thấy tính chất rất hợp tình hợp lý của phụng vụ Lời Chúa của các ngày lễ trong tuần được Giáo Hội soạn dọn cho con cái mình. Hợp tình hợp lý ở chỗ Phúc Âm Thánh ký Mathêu được kết thúc  ở đoạn 25 liên quan đến mầu nhiệm cánh chung là mầu nhiệm bất khả phân lý với mầu nhiệm Giáo Hội, qua hai dụ ngôn về 10 trinh nữ phù dâu và 3 loại thành phần đầy tớ, cả hai đều ám chỉ Kitô hữu, thành phần Dân Ngoại Tân Ước so với thành phần dân Do Thái Cựu Ước. Trong khi đó, Giáo Hội đã chọn bài Phúc Âm theo Thánh ký Luca mở đầu cho những ngày thường trong tuần liên quan đến Dân Ngoại, đến sứ vụ của một Nhân Vật Lịch Sử Nazarét là Đấng Thiên Sai của dân Do Thái đồng thời cũng là Đấng Cứu Thế của Dân Ngoại tức bao gồm toàn thể nhân loại.

     

    Đúng thế, nếu Phúc Âm của Thánh ký Marcô và Mathêu được viết cho dân Do Thái thì Phúc Âm của Thánh ký Luca, một người dân ngoại trở lại, được viết cho dân ngoại, bởi thế, Phúc Âm của ngài mang tính chất của Lòng Thương Xót Chúa, bao gồm nhiều dụ ngôn về Lòng Thương Xót Chúa không có trong bất cứ một Phúc Âm nào, và liên quan đến Thánh Linh, từ biến cố Truyền Tin đến Phục Sinh (xem Luca 24:49), một Thánh Linh là Hồn Truyền Giáo cho Dân Ngoại trong Sách Tông Vụ của ngài. 

     

    Đó là lý do mở đầu Phúc Âm Thánh ký Luca cho các ngày trong Tuần của Mùa Thường Niên, chúng ta đã thấy xuất hiện cả Thánh Linh lẫn các nhân vật thuộc thành phần dân ngoại. Đúng thế, bài Phúc Âm hôm nay trước hết quả thực có liên quan đến Thánh Linh

     

    "Khi ấy, Chúa Giêsu trở về Nazarét, nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, thì ngày Sabat, Người vào hội đường. Người đứng dậy để đọc sách. Người ta trao cho Người sách tiên tri Isaia. Mở sách ra, Người gặp ngay đoạn chép rằng: 'Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng".

     

    Ngoài ra, bài Phúc Âm hôm nay của Thánh ký Luca còn hướng về dân ngoại nữa, thành phần được tiêu biểu nơi bà góa xứ Sidon và quan Naaman người Syria: 

     

    "Ta bảo thật các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Ta bảo thật các ngươi, đã có nhiều bà goá trong Israel thời Êlia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ; dầu vậy, Êlia không được sai đến cùng một người nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà goá tại Sarepta thuộc xứ Siđon. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Êlisêô, thế mà không người nào trong họ được lành sạch cả, ngoại trừ Naaman, người Syria".

     

    Thật ra, trong câu thứ nhất về Chúa Thánh Thần đã chất chứa tính chất truyền giáo cho dân ngoại rồi. Bởi vì trong đó đối tượng chính yếu được Thánh Thần nhắm tới là "người nghèo khó, những tâm hồn sám hối, kẻ bị giam cầm, người mù, những kẻ bị áp bức", thành phần không phải chỉ có duy ở nơi dân Do Thái mà là tất cả mọi người trên thế gian này, trong đó có bà góa xứ Sidon thời Elia và quan Naaman xứ Syria thời Elisê được nhắc đến trong bài Phúc Âm hôm nay, bởi vì nếu Chúa Kitô là Đấng Thiên Sai của dân Do Thái thì Người phải là Đấng Cứu Thế của chung nhân loại, Đấng đã được xức dầu Thánh Linh: "Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi", và được Thánh Linh "sai đi rao giảng Tin Mừng". 

     

    Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay vẫn tiếp tục trích từ Thư Thứ Nhất của Thánh Phaolô gửi cho Giáo Đoàn Thessalonia, nhưng không còn liên quan đến tinh thần và phẩm chất giảng dạy siêu nhiên trọn hảo của Vị Tông Đồ Dân Ngoại này nữa, như trong các Bài Đọc 1 ở tuần vừa rồi, mà là liên quan đến vấn đề số phận của những ai qua đời: "Anh em thân mến, chúng tôi chẳng muốn để anh em không biết gì về số phận những người đã an nghỉ, để anh em khỏi buồn phiền như những người khác, là những kẻ không có niềm hy vọng".

     

    Cái chết là hậu quả của nguyên tội, là tột đỉnh của tất cả những gì bất hạnh của con người vướng mắc nguyên tội, mà tự mình con người không thể nào thoát được và tự cứu mình được, ngoại trừ Đấng Cứu Thế duy nhất của nhân loại, Đấng đã mặc lấy bản tính của loài người, cũng là Đấng đã chết đi để tiêu diệt sự chết và sống lại để phục hồi sự sống cho nhân loại: "Vì nếu chúng ta tin Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, thì cũng vậy, những người đã chết nhờ Đức Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem họ đến làm một với Người". 

     

    Và như thế, chẳng khác gì như Người "trả tự do cho những kẻ bị áp bức (bởi tử thần và quỉ thần), công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng (ám chỉ ơn cứu độ và sự sống)", đúng như sứ vụ của Người là Đấng được Thánh Thần xức dầu và sai đi vậy.

     

     

    Bài Đáp Ca hôm nay kêu gọi "toàn thể địa cầu": "hãy ca mừng Thiên Chúa bài ca mới" và "hãy tường thuật vinh quang Chúa giữa chư dân, và phép lạ Người ở nơi vạn quốc" (câu 1), cũng như thúc giục: "Trời xanh hãy vui mừng và địa cầu hãy hân hoan, biển khơi và muôn vật trong đó hãy reo lên, đồng nội và muôn loài trong đó hãy mừng vui. Các rừng cây hãy vui tươi hớn hở" (câu 3). Tại sao thế? 
     
    Bài Đáp Ca còn bao gồm cả lý do tại sao thiên nhiên tạo vật cần phải làm như thế nữa, đó là "vì Thiên Chúa, Người hùng vĩ và rất đáng ngợi khen, Người khả úy hơn mọi bậc chúa tể. Vì mọi chúa tể của chư dân là hư ảo, nhưng Thiên Chúa đã tác tạo trời xanh" (câu 2) và "vì Người ngự tới, vì Người ngự tới cai quản địa cầu. Người sẽ cai quản địa cầu cách công minh và chư dân cách chân thành" (câu 4), đặc biệt là nơi Đức Kitô được Ngài nh Thánh Thần sai đến để làm Đấng Cứu Thế cho muôn dân và toàn thể tạo vật.  
     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAChZeFjLd%2BgtZ-z4uWs%2B27RsAKOquwmSVgati28TESXo-A7ngw%40mail.gmail.co
     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - THỨ BẢY CN21TN-A

  •  
    Tinh Cao
    Fri, Aug 28 at 3:45 PM
     
     
    THỨ BẢY CN21TN-A - THÁNH GIOAN TẨY GIẢ BỊ CHÉM ĐẦU
                                                             (MC 6, 17-29)

     

    THAM DỰ TIỆC Lời Chúa: TRUNG TÍN TRONG VIỆC NHỎ:

    DỤ NGÔN NÉN BẠC SINH LỜI (MAT 25, 14-30)

     

    Bài Ðọc I: (Năm II) 1 Cr 1, 26-31

    "Thiên Chúa đã chọn những điều hèn hạ đối với thế gian".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

    Anh em thân mến, anh em hãy xem ơn kêu gọi của anh em: vì không có mấy người khôn ngoan theo xác thịt, không có mấy người quyền thế, không có mấy người sang trọng. Nhưng điều mà thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để làm cho những người khôn ngoan phải xấu hổ; điều mà thế gian cho là yếu hèn, thì Thiên Chúa đã chọn để làm cho những gì là mạnh mẽ phải hổ ngươi. Thiên Chúa đã chọn những điều hèn hạ đối với thế gian, những điều bị khinh chê, những điều không không, để phá huỷ những điều hiện hữu, hầu mọi xác thịt không thể vinh danh trước mặt Người. Chính do Người mà anh em ở trong Chúa Giêsu Kitô, Ðấng do Thiên Chúa, đã trở nên sự khôn ngoan, sự công chính, sự thánh hoá và sự cứu rỗi cho chúng ta, ngõ hầu, như đã chép: "Ai khoe khoang, thì hãy khoe khoang trong Chúa".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 32, 12-13. 18-19. 20-21

    Ðáp: Phúc thay dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình (c. 12b).

    Xướng: 1) Phúc thay quốc gia mà Chúa là Chúa tể, dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình. Tự trời cao Chúa nhìn xuống, Người xem thấy hết thảy con cái người ta. - Ðáp.

    2) Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Người; nhìn xem những ai cậy trông ân sủng của Người, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết, và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn. - Ðáp.

    3) Linh hồn chúng tôi mong đợi Chúa, chính Người là Ðấng phù trợ và che chở chúng tôi. Bởi vậy, lòng chúng tôi hân hoan trong Chúa, chúng tôi tin cậy ở thánh danh Người. - Ðáp.

     

    Alleluia: 2 Tx 2, 14

    Alleluia, alleluia! - Thiên Chúa đã dùng Tin Mừng mà kêu gọi chúng ta, để chúng ta được chiếm lấy vinh quang của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mt 25, 14-30

    "Vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: "Có một người kia sắp đi xa, liền gọi các đầy tớ đến mà giao phó tài sản của ông. Ông trao cho người này năm nén bạc, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tùy theo khả năng mỗi người, đoạn ông ra đi. Người lãnh năm nén bạc, ra đi và dùng tiền ấy buôn bán làm lợi được năm nén khác. Cũng vậy, người lãnh hai nén cũng làm lợi ra hai nén khác. Còn người lãnh một nén, thì đi đào lỗ chôn giấu tiền của chủ mình. Sau một thời gian lâu dài, ông chủ các đầy tớ trở về và đòi họ tính sổ. Vậy người lãnh năm nén bạc đến, mang theo năm nén khác mà nói rằng: "Thưa ông, ông đã trao cho tôi năm nén bạc, đây tôi làm lợi được năm nén khác". Ông chủ bảo người ấy rằng: "Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi". Người đã lãnh hai nén bạc cũng đến và nói: "Thưa ông, ông đã trao cho tôi hai nén bạc, đây tôi đã làm lợi được hai nén khác". Ông chủ bảo người ấy rằng: "Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi".

    "Còn người lãnh một nén bạc đến và nói: "Thưa ông, tôi biết ông là người keo kiệt, gặt chỗ không gieo và thu nơi không phát, nên tôi khiếp sợ đi chôn giấu nén bạc của ông dưới đất. Ðây của ông, xin trả lại ông". Ông chủ trả lời người ấy rằng: "Hỡi đầy tớ hư thân và biếng nhác, ngươi đã biết ta gặt chỗ không gieo, thu nơi không phát: vậy lẽ ra ngươi phải giao bạc của ta cho người đổi tiền, và khi ta trở về, ta sẽ thu cả vốn lẫn lời. Bởi thế, các ngươi hãy lấy nén bạc lại mà trao cho người có mười nén. Vì người có sẽ cho thêm và sẽ được dư dật, còn kẻ chẳng có, thì vật gì coi như của nó, cũng lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng, các ngươi hãy ném nó ra ngoài vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc, nghiến răng".

    Ðó là lời Chúa.

    Is the everlasting fire of Matthew 25:41 a warning about hell?

    Suy NIỆM /Cảm Nghiệm: KẺ CÓ SẼ CHO THÊM MÀ NÊN DƯ DẬT(C. 29)

    *KẺ NHẬN 2 NÉN LÀM SINH LỢI HAI NÉN KHAC (C. 22)

     

    Một thứ nguyên vẹn ... hoàn toàn băng hoại

     

    Bài Phúc Âm cho Thứ Bảy Tuần XXI Thường Niên hôm nay tiếp theo bài Phúc Âm về 10 trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể hôm qua

     

    Thật vậy, nếu bài Phúc Âm hôm qua về 10 trinh nữ, ám chỉ chung Kitô hữu trong thời cánh chung, như đã suy diễn, thì bài Phúc Âm hôm nay về thành phần "đầy tớ" được chủ "sắp đi xa... giao phó của cải mình cho", ám chỉ những vị lãnh đạo trong Giáo Hội. 

     

    Sở dĩ cả 2 bài Phúc Âm hôm nay và hôm qua ở đoạn 25 liên quan đến thời cánh chung là vì, như đã nhận định, theo diễn tiến và cấu trúc của Phúc Âm Thánh Mathêu, thì đoạn 24 đã được Chúa Giêsu nói về ngày tận thế và cuối đoạn 25 ngay sau 2 bài Phúc Âm này là cảnh chung thẩm.

     

    Đúng vậy, nếu bài Phúc Âm hôm qua về các cô trinh nữ cầm đèn đi đón chàng rể liên quan đến thời cánh chung vì trong bài Phúc Âm này bao gồm sự kiện chàng rể đến, đến lần thứ hai: "Kìa chàng rể đến, ra ra nghênh đón chàng", thì cũng thế, cũng liên quan đến thời cánh chung, bài Phúc Âm hôm nay về thành phần đầy tớ được chủ trao phó của cải cho để sinh lợi trong thời gian ông đi vắng, ám chỉ Chúa Kitô thăng thiên về cùng Cha, nhưng Người sẽ lại đến lần thứ hai, như trong bài Phúc Âm cho thấy: "Sau một thời gian lâu dài, ông chủ đến tính sổ với các đầy tớ và thanh toán sổ sách với họ", có nghĩa là các vị lãnh đạo cộng đồng dân Chúa sẽ phải trả lẽ trước mặt Người 

     

    Nếu đoạn 25 của Phúc Âm Thánh Ký Mathêu bao gồm 3 dụ ngôn: dụ ngôn thứ nhất về 10 trinh nữ cần đèn đi nghênh đón chàng rể, ám chỉ chung Kitô hữu, ở bài Phúc Âm hôm qua, và dụ ngôn thứ hai về thành phần đầy tớ được trao tài sản để sinh lợiám chỉ các vị lãnh đạo cộng đồng dân Chúa, ở bài Phúc Âm hôm nay, thì dụ ngôn thứ 3 về cuộc chung thẩm giữa chiên và dê ám chỉ toàn thể nhân loại, và dụ ngôn chung thẩm này được Giáo Hội chọn đọc cho Chúa Nhật 34 Thường Niên Năm A, Lễ Chúa Kitô Vua. Như thế, đoạn Phúc Âm 25 của Thánh ký Mathêu về thời điểm cánh chung bao gồm đủ mọi thành phần: từ riêng Kitô hữu và các vị lãnh đạo Giáo Hội đến chung toàn thể nhân loại

     

    Nếu thành phần Kitô hữu trinh nữ được cứu rỗi hay chăng là ở lòng tin tưởng cậy trông của họ, được ám chỉ nơi dầu đèn họ cần có, như đã chia sẻ hôm qua, và nếu chung toàn thể nhân loại được xét xử và cứu rỗi là nhờ "đức tin thể hiện qua đức ái" của họ (xem Galata 5:6; xem Mathêu 25:37-40,42-46), thì thành phần lãnh đạo cộng đồng dân Chúa sẽ bị xét xử và cứu độ nhờ các vị có biết trung tín sinh lợi cho chủ hay chăng. 

     

    Thật vậy, trong bài Phúc Âm hôm nay, thành phần lãnh đạo cộng đồng dân Chúa được gọi là "đầy tớ", tức là những người phục vụ, những người được gọi là "thừa tác viên - minister", thay Chúa Kitô là Đấng đã đến để phục vụ (xem Mathêu 20:28), mà đã là "đầy tớ" phục vụ thì phải làm theo ý chủ và đúng ý chủ mới thật sự chu toàn nhiệm vụ đầy tớ của mình, bằng không, sẽ lỗi trách nhiệm và sẽ bị trừng phạt. 

     

    Đúng thế, "tùy khả năng riêng mỗi người", ông chủ đã khôn ngoan và công bằng trao cho "người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến"Trong khi "người đã lãnh năm yến lấy số tiền ấy đi làm ăn buôn bán, và gây lời được năm yến khác. Cũng vậy, người đã lãnh hai yến gây lời được hai yến khác. Còn người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ". 

     

    Thế rồi những gì đã xẩy ra cho 2 đầy tớ 5 yến và 2 yến, Phúc Âm hôm nay kể tiếp: 

     

    "Sau một thời gian lâu dài, ông chủ đến tính sổ với các đầy tớ và thanh toán sổ sách với họ. Người đã lãnh năm yến tiến lại gần, đưa năm yến khác, và nói : 'Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây'. Ông chủ nói với người ấy: 'Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!' Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói: 'Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây'. Ông chủ nói với người ấy: 'Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!'"

     

    Còn người đầy tớ được trao cho một yến thì sao, Phúc Âm cũng cho biết số phận bất hạnh không may của người đầy tớ cuối cùng này như sau: 

     

    "Rồi người đã lãnh một yến cũng tiến lại gần và nói: 'Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến bạc của ông dưới đất. Của ông đây, ông cầm lấy!' Ông chủ đáp: 'Hỡi đầy tớ tồi tệ và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, thì đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ! Vậy các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười yến. Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng".

     

     
    Vấn đề được đặt ra ở đây về trường hợp người đầy tớ được trao cho một yến bị trừng phạt này đó là tại sao người đầy tớ này trả lại cho chủ nguyên những gì được chủ trao cho, không hề bị mất mát đi một chút nào, mà vẫn bị trừng phạt dữ dội và khủng khiếp như thế?
     
    Xin thưa, người đầy tớ được giao cho một yến này không bị trừng phạt xứng với tội mình không phải bởi không sinh lợi cân xứng với những gì được chủ trao phó cho bằng tinh thần và thái độ của người đầy tớ này. Vấn đề then chốt là ở chỗ tại sao người đầy tớ này không chịu sinh lợi cho chủ? Nếu không phải tại vì con người này không muốn làm "đầy tớ" cho chủ: "tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi", nghĩa là cho rằng chủ lợi dụng sức lực của mình để hưởng thụ, nên không muốn phục tùng, không muốn đáp ứng, không làm theo ý chủ, nghĩa là ngấm ngầm chống đối chủ, truất phế chủ, và gián tiếp tự cho mình là chủ, ở chỗ làm theo ý mình hơn là ý chủ. 
     
    Tất cả vấn đề là ở chỗ đó, và người đầy tớ được trao cho một yến này bị trừng phạt cũng là vì vậy, chẳng khác gì như trường hợp của Luxiphe, con khủng long, ngay từ ban đầu đã dám cả gan chống lại ý định nhập thể Thiên Chúa, không chịu phục tùng ý định tối thượng của Ngài, coi ý mình hơn ý Chúa, như thể truất phế Thiên Chúa, cho mình mới là Thiên Chúa, nên hắn cùng 1/3 ngụy thần theo hắn đã bị trừng phạt vậy (xem Khải Huyền 12:4,9).
     
    Cốt lõi của vấn đề ở đây là có nhận biết Thiên Chúa và kính mến Thiên Chúa mới gắn bó với Ngài và làm theo ý của Ngài, như hai người đầy tớ 5 yến và 2 yến. Mà tình yêu Thiên Chúa bất khả phân ly với tình yêu tha nhân, ở chỗ có kính mến Thiên Chúa thì mới phục vụ tha nhân, hay ngược lại việc phục vụ tha nhân được thúc đẩy và chi phối bởi tình yêu Thiên Chúa. Người đầy tớ được trao cho một yến trong bài Phúc Âm hôm nay không muốn sinh lợi cho chủ cũng có nghĩa là không muốn làm tôi phục vụ anh chị em của mình, trái lại, muốn người khác phải phục vụ mình

    Nếu người đầy tớ được trao cho 1 yến trong dụ ngôn của Bài Phúc Âm hôm nay tưởng mình khôn ngoan, còn những người được trao cho 2 yếu hay 5 yến là dại khờ, ở chỗ, họ chỉ làm tôi cho chủ và mang lại lợi ích cho chủ, chứ chính họ chẳng được gì hết, không như chính đương sự, khôn ngoan hơn người, ở chỗ chỉ muốn những gì mang lại lợi lộc cho mình mà thôi, hơn là cho chủ, tuyệt đối không muốn và không thể làm tôi phục vụ chủ, thì không ngờ những lý lẽ khôn ngoan nhất của hắn lại là cái dại hơn ai hết và dại hơn bao giờ hết, đến độ, bản thân kh6n ngoan của hắn và cuộc đời chỉ muốn hưởng thụ của hắn, cuối cùng, bị hư đi đời đời, đúng như triết lý khôn ngoan bất diệt của Thiên Chúa, đó là ai giữ sự sống mình sẽ bị mất nó, còn ai mất sự sống mình vì Ngài thì lại giữ được nó muôn đời (xem Gioan 12:25). Thánh Phaolô đã thực sự cảm nhận được cái khôn ngoan của Thiên Chúa trong Bài Đọc 1 hôm nay:

    "Điều mà thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để làm cho những người khôn ngoan phải xấu hổ; điều mà thế gian cho là yếu hèn, thì Thiên Chúa đã chọn để làm cho những gì là mạnh mẽ phải hổ ngươi. Thiên Chúa đã chọn những điều hèn hạ đối với thế gian, những điều bị khinh chê, những điều không không, để phá huỷ những điều hiện hữu, hầu mọi xác thịt không thể vinh danh trước mặt Người".

           

    Người đầy tớ trong dụ ngôn của Bài Phúc Âm hôm nay được chủ tưởng thưởng vì đã nỗ lực sinh gấp trăm những gì chủ trao cho mình, 2 sinh 2, 5 sinh 5, chắc chắn sẽ là những con người thấm thía cảm nghiệm thấy tâm tình của bài Thánh Vịnh 32 ở Bài Đáp Ca hôm nay như sau:

     

    1) Phúc thay quốc gia mà Chúa là Chúa tể, dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình. Tự trời cao Chúa nhìn xuống, Người xem thấy hết thảy con cái người ta. 

    2) Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Người; nhìn xem những ai cậy trông ân sủng của Người, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết, và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn.

    3) Linh hồn chúng tôi mong đợi Chúa, chính Người là Ðấng phù trợ và che chở chúng tôi. Bởi vậy, lòng chúng tôi hân hoan trong Chúa, chúng tôi tin cậy ở thánh danh Người.

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    TN.XXIL-7.mp3  

     

    Kính nhớ thánh Gioan Baotixita bị chém đầu