9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - THÁNH MARTIN DE PORRE

 
 

nguyenthi leyen 
 
 
 
Ảnh cùng dòng

Ngày 03/11

Thánh Mác-ti-nô Po-rét

S. Martinus de Porres

(1579-1639)

Nghịch lý cuộc đời

 

Hàng chữ "không có cha" thật lạnh lùng được ghi trong hồ sơ rửa tội. Các cụm từ: "con lai", “thằng da đen”, “đứa cùng đinh”, “người giúp việc” là những câu nói gắn với số phận cuộc đời Mác-ti-nô từ khi mở mắt chào đời. Bấy nhiêu đau khổ vẫn chưa đủ, Mác-ti-nô còn “thừa kế” cảnh sống nghèo nàn của gia đình thuộc giai cấp bần cùng trong xã hội Li-ma lúc bấy giờ.

Năm 12 tuổi, Mác-ti-nô theo mẹ học nghề cắt tóc và chăm sóc các vết thương cho bệnh nhân. Sau vài năm theo nghề, Mác-ti-nô xin vào dòng Đa Minh làm "người giúp việc", vì ngài cảm thấy mình không xứng đáng là tu sĩ. Sau chín năm sống với tư cách là người giúp việc cho Dòng, gương mẫu đời sống cầu nguyện, hãm mình, bác ái và khiêm nhường của Mác-ti-nô đã lay động Nhà Dòng. Mác-ti-nô được khấn và trở thành tu sĩ. Khi Nhà Dòng thiếu hụt kinh tế, nợ nần nhiều, Mác-ti-nô nói với cha Bề trên: "Con chỉ là một đứa con lai nghèo hèn. Cha hãy bán con đi. Con là sở hữu của Nhà Dòng. Hãy bán con đi để trừ nợ."

Với số phận đau thương nghiệt ngã như vậy, theo lẽ thường, Mác-ti-nô rất dễ để có thể trở nên một người cay đắng, chát chúa, nguyền rủa và buông xuôi. Nhưng không, Mác-ti-nô thì không như thế. Ngay từ còn nhỏ Mác-ti-nô không nhận được tình thương, nhưng trái tim ngài lại tràn đầy yêu thương.

Sinh năm 1579, tại Li-ma, nước Pê-ru. Con của một hiệp sĩ Tây Ban Nha và một phụ nữ da đen. Giữa hàng chư thánh, Mác-ti-nô là một chứng tá của dân da đen, một đối tượng bị khinh miệt một cách bi thảm ở Tân Thế giới. Ngài qua đời ngày 03/11/1639 tại Li-ma. Ngày 06/5/1962, Đức Giáo Hoàng Gio-an XXIII ghi tên người vào sổ các hiển thánh.

Sống trong giai cấp bần cùng của xã hội, Mác-ti-nô đã để tràn vào xã hội bần cùng ấy tấm lòng bác ái bao la. Bị khinh miệt, người trở nên món quà đáng quý trọng; bị thiếu hụt tình yêu thương của người cha, ngài trao ban yêu thương cho người khác; nước da đen, nhưng tấm lòng vàng; nghèo khó đến tận cùng, không có tài sản gì, nhưng lại trao ban rộng lớn. Ngài đã có lòng thương người một cách rất đặc biệt, nhất là những người nghèo và những người bị xã hội khinh miệt - bỏ rơi. Lòng bác ái của ngài còn mở rộng đến các thú vật ngoài đồng, đến chó mèo trong các khu phố và ngay cả chuột bọ trong xó bếp.

Yêu thương không kể hết, ngài còn là một tu sĩ mẫu mực về đời sống đạo đức, một tu sĩ có tương quan cá nhân với Chúa qua những cuộc thần hiện. Nhiều tu sĩ thời ấy coi ngài như vị linh hướng. Phần ngài, ngài vẫn tự coi mình là "người nô lệ nghèo hèn."

Chiêm ngắm gương sống của thánh Mác-ti-nô, tôi tự hỏi: Có lẽ, không có cuộc đời nào nghiệt ngã hơn cuộc đời của Mác-ti-nô. Nhưng, trong cảnh nghiệt ngã ấy, Mác-ti-nô đã biến tất cả các “bất lợi” thành “lợi ích” vô biên. Tôi đã thấy lòng nhẹ đi khi có điều gì đó không vừa ý: ngoại hình có khiếm khuyết nào đó - có đáng gì, gia đình có trục trặc sao đó - cũng dễ cảm thông thôi, xã hội có đẩy đưa đây đó - chẳng hề gì, ơn gọi dẫu bất toàn thế đó - vẫn vui tươi,… Không, không có gì có thể làm mất tấm lòng yêu thương mà Thiên Chúa đã tặng ban. Không có gì có thể ngăn cản tôi biến nghịch cảnh thành niềm vui chan hoà, thành tấm lòng quảng đại và thành ân phúc bao la.

Chiêm ngắm thánh Mác-ti-nô, môi miệng tôi dâng lời kinh khấn cầu người, xin mọi người cùng hiệp ý nguyện xin:

Lạy thánh Mác-ti-nô rất khiêm nhường, lòng thương yêu nồng nhiệt của người chẳng những che chở các anh em túng nghèo, mà lại cả những thú vật ngoài đồng. Thật là gương huy hoàng của đức bác ái, chúng con kính mừng và cầu khấn người. Từ tòa cao người ngự, xin đoái thương nhậm lời anh em túng nghèo kêu xin, để chúng con được bắt chước các nhân đức của người, mà yên vui trong địa vị Chúa đã đặt, và được mạnh mẽ, can đảm vác Thánh Giá theo chân Chúa Cứu Thế và Mẹ Sầu Bi, sau hết được về nước Thiên Đàng. Vì công nghiệp Chúa Giê-su Ki-tô là Chúa chúng con. Amen
 
daminhrosalima
 
 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - YÊU THƯƠNG LÀ TRUYỀN GIÁO

YÊU THƯƠNG LÀ TRUYỀN GIÁO

Có bao giờ mỗi người trong chúng ta tự hỏi xem, vì sao Chúa lại dạy phải yêu Chúa và yêu người?

Lấy ví dụ: ta có con đi học. Khi thấy nó lười học, thì nói với nó: “Con phải lo học bài, con phải siêng học”. Sở dĩ chúng ta bảo con mình chịu khó học là vì nó chưa chăm học.

Chúa dạy loài người phải yêu Chúa yêu người vì loài người chưa yêu Chúa và cũng chưa yêu nhau. Hoặc chưa yêu một cách trọn vẹn như Chúa muốn. Yêu như Chúa muốn, đó là: “Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn. Và yêu kẻ khác như yêu chính mình”.

Yêu Chúa là phải yêu bằng cả tấm lòng, cả linh hồn, cả trí khôn. Tấm lòng, linh hồn, trí khôn là thành phần trọng yếu nhất của con người. Nếu thiếu tấm lòng, nghĩa là thiếu trái tim, con người chỉ là một cái xác. Nếu không có linh hồn, không phải là người nữa. Nếu thiếu trí khôn, dù mang hình dáng con người, người đó cũng trở nên ngu đầng.

Yêu Chúa bằng tất cả tấm lòng, cả linh hồn và trí khôn, yêu bằng tất cả thành phần chủ yếu của một con người là yêu vô cùng, yêu không tính toán, yêu Chúa một cách mạnh mẽ.

Nhưng chỉ có lòng mến Chúa thôi, chưa đủ. Lòng yêu mến Chúa đòi phải có một giới răn khác bổ túc. Đó là yêu người. Yêu người cũng quan trọng không kém giới răn yêu Chúa. Chính Chúa Giêsu nói: “Giới răn thứ hai cũng quan trọng như giới răn thứ nhất là: ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi”.

Yêu Chúa và yêu người luôn đi đôi với nhau. Nếu nói rằng yêu Chúa mà trong thực tế không yêu tha nhân, không giúp đỡ người khác, là nói dối. Ngược lại, chính khi yêu thương và giúp đỡ người khác là bằng chứng minh chứng mình yêu mến Thiên Chúa.

Chúa nhật tuần trước, chúng ta cử hành ngày thế giới truyền giáo, từng người ý thức: Chúa sai chúng ta đi vào cuộc đời như những nhà truyền giáo. Nhưng sẽ không có truyền giáo đúng nghĩa nếu không biết yêu thương. Lòng yêu thương anh em là cách truyền giáo hữu hiệu, vì nhân loại luôn luôn cần đến tình yêu.

Chính vì đặt tình yêu lên trên mọi chuẩn mực của mọi hành vi đạo đức, nên đạo Công giáo cũng là đạo của tình yêu. Không thể nói với ai, rao giảng cho ai về tình yêu mà bản thân ta không hề biết yêu thương. Đó là sự mâu thuẫn lớn mà ta phải trút bỏ đi.

Nếu ta không biết yêu thương thì cũng không thể truyền giáo. Ngược lại, ta có một đời sống yêu thương thật sự, tử tế, vui vẻ với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác, những việc làm tốt đó, tự bản thân nó đã chứng minh ta là người có đạo, đã là nhà truyền giáo rồi.

Nhưng không phải lúc nào cũng có thể nói về Chúa được. Lấy ví dụ: một thầy cô giáo có đạo, đi dạy ở một trường học, chắc chắn thầy cô đó không thể vào lớp học để nói về đạo, về Chúa. Nhưng điều mà người thầy có thể làm được là chứng minh đời sống đạo của mình như: vui vẻ với đồng nghiệp, yêu thương, độ lượng với học trò…

Trong đời sống hằng ngày, mọi người có thể làm được những chuyện rất bình thường như: lượm một cục đá trên đường bỏ vào một nơi nào đó để các em nhỏ đi không bị vấp, các cụ già không bị ngả. Hoặc ta biết giữ vệ sinh chung, đừng ném mọi thứ rác rưởi ra đường, ở nơi công cộng… Tất cả những việc làm đó đều là những việc làm cụ thể, ai cũng làm được.

Với tất cả những phương thế thực hành vừa đề nghị bên trên, không phải là thể hiện lòng yêu Chúa, yêu tha nhân hay sao? Dù chỉ là những việc nhỏ, nhưng chúng ta cố gắng thực hành bằng tất cả lòng yêu mến của mình. Đó chính là cách chúng ta có thể làm chứng cho Chúa.

Tin rằng mỗi người đều luôn là những người cố gắng sống tốt, để người ngoài nhìn vào có thể nói rằng: anh hay chị ấy sống tốt vì họ là người Công giáo. Chỉ cần gieo vào lòng người khác cảm tình tôn giáo đối với đức tin của mình, ta đã khởi sự truyền giáo.

Lạy Chúa, xin cho chúng con trái tim biết yêu thương, để chúng con sống với mọi người bằng chính lòng yêu thương ấy. Chúng con tin, một khi chúng con thể hiện lòng yêu thương của mình, chúng con đã có thể loan báo về Chúa cho anh chị em của chúng con. Amen.

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

DÀO TẠO MÔN ĐỆ - THEO ĐẠO NHỜ GƯƠNG SÁNG

 

  •  
    phung phung
     
     
     

    THEO ĐẠO NHỜ GƯƠNG SÁNG

     

    Trong bộ phim Tiểu Sử Thánh Têrêxa thành Lisieux đạo diễn đã chọn nữ diễn viên Lindsay Younce thủ vai Têrêxa.  Điều đáng nói là sau khi hoàn thành bộ phim, nữ diễn viên ngoại đạo này đã xin theo đạo Công Giáo.

     

    Cô nói: “Quá trình trở lại đạo công giáo của tôi đã bắt đầu ngay trước lúc tôi khởi sự cuốn phim, tuy nhiên tôi đã đợi cho xong phim rồi mới hòan thành quá trình đó.  Tôi nghĩ rằng việc được biết thánh Têrêxa đã dẫn tôi tới nhiều khía cạnh của đức tin công giáo mà tôi chưa được làm quen, đặc biệt là niềm vui phát sinh từ đau khổ khi bạn dâng nó lên Thiên Chúa như một của lễ.  Bạn xin cho được đau khổ, bạn thấy vui trong đau khổ và đó có thể là những điều nhỏ mọn mà bạn tiến dâng lên mỗi ngày.

     

    Điều mà cô cảm phục chính là thái độ sống nhịn nhục và phục vụ ân cần của thánh Têrêxa với nữ tu già Augustine.  Một người nữ tu rất khó thương, thế mà thánh nữ vẫn yêu thương và biến hành vi ấy thành của lễ cứu độ trần gian để rồi thánh nữ đã có thể nói: “Nếu có tình yêu thì dù cúi xuống nhặt một cái kim cũng đủ cứu độ thế giới.  Và ngài cũng nói: “ơn gọi của ngài là tình yêu.

     

    Ở đời người ta rất cần gương sáng.  Gương sáng của người vợ có thể biến đổi người chồng nghiện ngập sa đọa thay đổi đời sống.  Gương sáng của cha mẹ sẽ dẫn dắt con cái đi trong chân thiện mỹ.  Gương sáng của người tín hữu có thể biến đổi người lương dân và giúp họ đón nhận tin mừng.

     

    Nữ diễn viên Younce đã được ơn theo đạo Công Giáo nhờ đọc tiểu sử và nhập vai thánh Têrêxa, và có lẽ đời sống của chúng ta nếu sống đúng tinh thần Kitô hữu là sống cho tình yêu thì chắc chắn sẽ mang về cho Chúa biết bao linh hồn.

     

    Nhưng đáng tiếc, vì cuộc sống phản chứng của chúng ta đã khiến bao người lương dân ngã lòng, thất vọng khi chúng ta sống thiếu công bình, bác ái, yêu thương.  Đôi khi chúng ta còn gây nên những bất đồng, khổ đau cho tha nhân như Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô đã từng đại diện cho toàn thể Giáo hội xin lỗi anh em lương dân vì đời sống phản chứng Tin Mừng.

     

    Hôm nay lễ khánh nhật truyền giáo là dịp cho chúng ta xác định ơn gọi của chúng ta là truyền giáo.  Giáo hội Chúa Kitô thiết lập để sai đi truyền giáo.  Người Kitô hữu là chi thể của Giáo hội cũng phải biết cộng tác vào chương trình truyền giáo theo khả năng và hoàn cảnh của mình.  Mỗi người có thể là tay chân, là môi miệng, là mắt, là tai... đều phải tỏa sáng Tin mừng trong khả năng của mình.

     

    Có thể bạn là người nghèo thì hãy sống khó nghèo, đừng vì nghèo mà sinh đạo tặc hay sống xa lánh Giáo hội.  Hãy làm chứng cho thế giới biết rằng cuộc đời chỉ là một hành trình tiến về thiên quốc là nơi không còn đau khổ bởi đói, bởi hận thù chiến tranh, thế nên chúng ta hãy tin tưởng và bước đi trong hoàn cảnh của mình.

     

    Có thể bạn là người giầu có, quyền thế hãy biết tận dụng ơn huệ Chúa ban để tôn vinh Chúa qua đời sống chia sẻ, cảm thông với những mảnh đời bất hạnh.

     

    Có thể bạn là người bệnh tật, hay già nua, hãy dâng nỗi đau phần xác của mình để cầu nguyện cho Giáo hội, hãy cầu cho Giáo hội của Chúa có nhiều thợ lành nghề để mở mang Nước Chúa.

     

    Có thể bạn là người khỏe mạnh, hãy cảm tạ Chúa bằng chính đời sống dấn thân cho Tin Mừng tùy theo khả năng của mình.

     

    Người ta nói rằng bạn chỉ có thể làm gương sáng nếu biết đặt tình yêu vào công việc của mình.  Không có tình yêu sẽ không có những nghĩa cử đẹp cho đời.  Không có tình yêu chúng ta sẽ biến môi trường sống của mình thành một sa mạc khô cằn.  Chỉ có trong tình yêu chúng ta mới hết lòng quan tâm, chia sẻ và làm điều gì đó cho tha nhân.

     

    Ước gì chúng ta luôn biết yêu mến Giáo hội, yêu mến công việc của Giáo hội để tùy theo hoàn cảnh chúng ta trở thành chứng nhân cho Nước Chúa.  Amen.

     

    Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

     

    Saint Theresa.jpg

     

    --

    •  
      THEO ĐẠO NHỜ GƯƠNG SÁNG.docx
      152.3kB

 

ĐÀ TẠO MÔN ĐỆ - KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO

  •  
    Dominic Minh Anh
    KHÁNH NHẬT THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO
     
     
    45ce7ecd36427771084c4aa0333dc75b.jpg
    Quý Anh Chị có thể đọc Lời Chúa KHÁNH NHẬT THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO, Chúa Nhật XXIX TNA tại đây: 

    TLời Chúa trong sách ngôn sứ Isaia. Is 6, 1-2a, 3-8

    Năm vua Ozias băng hà, tôi nhìn thấy Chúa ngự trên ngai cao, và đuôi áo của Người bao phủ đền thờ. Các Thần Sốt Mến đứng trước mặt Người, và luân phiên tung hô rằng: "Thánh, Thánh, Thánh! Chúa là Thiên Chúa các đạo binh, toàn thể địa cầu đầy vinh quang Chúa". Các nền nhà đều rung chuyển trước tiếng tung hô, và nhà cửa đều đầy khói.

    Lúc bấy giờ tôi mới nói: "Vô phúc cho tôi! Tôi chết mất, vì lưỡi tôi nhơ bẩn, tôi ở giữa một dân tộc mà lưỡi họ đều nhơ nhớp, mắt tôi đã trông thấy Ðức Vua, Người là Chúa các đạo binh". Nhưng lúc đó có một trong các Thần Sốt Mến bay đến tôi, tay cầm cục than cháy đỏ mà ngài đã dùng cặp lửa gắp ở bàn thờ. Ngài đặt than lửa vào miệng tôi và nói: "Hãy nhìn xem, than lửa này đã chạm đến lưỡi ngươi, lỗi của ngươi được xoá bỏ, và tội của ngươi được thứ tha".

    Và tôi nghe tiếng Chúa phán bảo: "Ta sẽ sai ai đi? Và ai sẽ đi cho chúng ta?" Tôi liền thưa: "Này con đây, xin hãy sai con".  Ðó là lời Chúa.

    Lời Chúa trong thư của thánh Phaolô tông đồ gởi tín hữu Rôma. Rm 10, 9-18

    Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, và lòng bạn tin rằng, Thiên Chúa đã làm cho Người từ cõi chết sống lại, thì bạn sẽ được cứu độ. Quả thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ. Kinh Thánh nói: Mọi kẻ tin vào Người sẽ không phải thất vọng.

    Thế nhưng, làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin?

    Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe?

    Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng?

    Làm sao mà rao giảng, nếu không được sai đi?

    Như có lời chép: Đẹp thay bước chân những sứ giả loan báo tin mừng! Đó là Lời Chúa.

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu. Mt 9, 35-38

    Khi ấy, Đức Giêsu đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền. Đức Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt. Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng: Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về." Đó là Lời Chúa.

     

    BƯỚC NHỮNG BƯỚC THẬT ĐẸP.docx
    27.4kB

ĐÀO TẠO MON ĐỆ - KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO

  •  
    Dominic Minh Anh
     
     
     
    Wed, Oct 14 at 9:34 AM
     
     
    fides.jpgNhân Khánh Nhật Thế Giới Truyền Giáo, 18/10/2020, con kính biếu Quý Đức Cha, Quý Cha cùng Anh Chị em 20 CÂU TRẢ LỜI CỦA ĐTC. PHANXICÔ VỀ TRUYỀN GIÁO, trích từ cuộc phỏng vấn ngài dành cho Hãng Thông tấn Fides. 
     
    Bản dịch Việt ngữ của con.
     
    Mỗi ngày, con có một bài suy tư Lời Chúa một trang A4, ai muốn nhận, xin cho con biết.
     
    Xin vui lòng mở Attachment, con xin cám ơn.
     
    All the best,
     
    fr. minhanh. 

     

    •  
      20 CÂU TRẢ LỜI CỦA ĐTC. PHANXICÔ VỀ VIỆC TRUYỀN GIÁO.docx
      37.5kB