9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CN4MV-B

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

 

CN 4 MÙA VỌNG-B ‒ Hãy tập nhìn mọi sự theo cách nhìn của Thiên Chúa

► Video: https://youtu.be/nSQPsMt1n8g

ĐỌC LỜI CHÚA

  • 2 Sm 7,1-5.8b-12.14a.16:(12) Ta sẽ cho dòng dõi ngươi một người do chính ngươi sinh ra đứng lên kế vị ngươi, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền. (14) Đối với nó, Ta sẽ là cha, đối với Ta, nó sẽ là con.

 

  • Rm 16,25-27:(25) Tin Mừng mặc khải mầu nhiệm vốn được giữ kín tự ngàn xưa (26) nhưng nay lại được biểu lộ như lời các ngôn sứ trong Sách Thánh. Mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết, để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa.


  • TIN MỪNG: Lc 1, 26-38

 

Truyền tin cho Đức Maria


(26) Bà Êlisabét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáprien đến một thành miền Galilê, gọi là Nadarét, (27) gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua Đavít. Trinh nữ ấy tên là Maria. (28) Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: «Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà». (29) Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. (30) Sứ thần liền nói: «Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. (31) Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. (32) Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. (33) Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận». (34) Bà Maria thưa với sứ thần: «Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!» (35) Sứ thần đáp: «Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. (36) Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. (37) Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được». (38) Bấy giờ bà Maria nói: «Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói». Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

 

Câu hỏi gợi ý:

  1. Tại sao Thiên Chúa lại muốn Con của Ngài thụ thai, sinh trưởng và sống suốt 30 năm ở Nadarét, một vùng của dân ngoại, mà không phải tại Giêrusalem, thủ đô của Do Thái giáo, là tôn giáo mà Ngài lập nên?? 2. Tại sao Thiên Chúa không chọn cho Con của Ngài làm con một vị tư tế hay chức sắc của Do Thái giáo, mà lại chọn làm con một thiếu nữ đơn sơ nghèo hèn, chẳng có gì là «danh gia vọng tộc», trong tôn giáo cũng như ngoài xã hội?3. Điều gì nổi bật nơi thiếu nữ Maria khiến Thiên Chúa chọn cô làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Con của Ngài? Quan niệm và cách suy nghĩ của Ngài khác với của ta thế nào? Ta có cần quan niệm và suy nghĩ theo cách của Ngài không?

Suy tư gợi ý:


  1. Tại sao Thiên Chúa chọn Nadarét làm nơi sinh trưởng của Đức Giêsu?

 

Đức Giêsu thụ thai và sinh trưởng tương đối bình yên tại Nadarét tức miền Bắc nước Do Thái, cách rất xa Giêrusalem, thủ đô tôn giáo của Do Thái ở miền Nam. Nadarét thuộc xứ Galilê, là vùng đất của dân ngoại. Tại sao Thiên Chúa lại chọn Nadarét chứ không phải Giêrusalem để Đức Giêsu thụ thai và trưởng thành? 

 

Tuy nhiên vì hoàng đế Rôma là Augúttô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số, buộc mọi người phải về nguyên quán để khai tên tuổi, mà Giuse thuộc dòng dõi Đavít, nên Giuse, phải đưa Maria sắp đến ngày sinh về khai tên tuổi tại quê quán của mình ở Bêlem thuộc miền Giuđê ở miền Nam, là quê quán dòng họ Ðavít (x. Lc 2,1-7). Do đó, Đức Giêsu phải sinh ra tại Bêlem, rất gần Giêrusalem, nhưng oái oăm thay, nơi đây chẳng những không tiếp nhận Ngài, mà còn bách hại và tìm cách giết Ngài dù Ngài vừa mới sinh ra. Ngài cũng đã chết tại Giêrusalem, trung tâm tôn giáo của đất nước Ngài, và chết vì tay của chính những vị lãnh đạo tôn giáo của Ngài. Điều đó không phải là không có ý nghĩa. Và đó chính là điều chúng ta nên suy nghĩ. 

 

Cũng chính vì Đức Giêsu sinh trưởng tại Nadarét mà người Do Thái có cớ để không tin Ngài là Đấng Cứu Thế. Vì theo cách suy nghĩ của loài người, họ cho rằng đã là Đấng Cứu Thế thì phải sinh trưởng tại vùng có truyền thống tôn giáo mạnh mẽ nhất. Họ nghĩ Thiên Chúa cũng phải suy tính giống như họ. Thật vậy, khi nghe Philípphê giới thiệu về Đức Giêsu, Natanaen đã thốt lên: «Từ Nadarét, làm sao có được điều gì hay?» (Ga 1,46). Thế nhưng con người tuyệt vời nhất trần gian, đặc biệt về mặt tôn giáo, lại xuất phát từ cái địa danh bị mang tiếng là «miền đất của dân ngoại» (Mt 4,15), và sinh ra bởi một người nữ mà dưới mắt người đời chẳng có gì đặc biệt!

 

Thiên Chúa nhìn vào tâm linh con người, vào cốt lõi của vấn đề, và đánh giá theo cái nhìn ấy, chứ không nhìn vào những thứ bên ngoài, cho dù là tính tôn giáo, địa vị hay giai cấp trong tôn giáo, v.v… Trong cuộc đời Đức Giêsu, ta không hề thấy Ngài tỏ ra nể trọng ai chỉ vì người ấy giàu có, có địa vị hay quyền bính trong tôn giáo cũng như ngoài xã hội vốn được mọi người nể trọng. Ngài không ngần ngại khiển trách những người này khi họ ham được ca tụng, đề cao, lợi dụng quyền bính để hà hiếp kẻ yếu thế, hay làm ra vẻ đạo đức, v.v… Ta cũng không thấy Ngài tỏ ra khinh thường ai chỉ vì người ấy nghèo hèn, khốn khó, có địa vị thấp hèn trong tôn giáo hay xã hội. Nói chung Ngài quý trọng và yêu thương mọi người, bất kỳ ai, kể cả những kẻ thù ghét Ngài, vì họ đều là con cái Thiên Chúa, là anh em với Ngài.

 

Vì thế, những người theo Chúa cũng cần phải tập nhìn và đánh giá như thế. Thế nhưng đôi khi chúng ta, những người tự hào là theo Chúa, vẫn thường nhìn và đánh giá, theo những gì bên ngoài chứ không phải theo bản chất bên trong, để rồi trọng vọng hay khinh thường. Ta vẫn có cái nhìn và đánh giá kiểu người đời, coi trọng những thực tại trần gian chẳng kém gì dân ngoại.



2.  Tại sao Thiên Chúa chọn cô Maria làm Mẹ Đấng Cứu Thế?

 

Maria là một thiếu nữ thuộc thành phần nghèo nàn, gia thế không có gì đặc biệt, chắc hẳn sắc đẹp và tài năng cũng chẳng có gì trổi vượt. Thế mà Thiên Chúa lại chọn cô làm mẹ của Đấng Cứu Thế? Tại sao vậy? Điều gì khiến Thiên Chúa lại chọn cô chứ không phải chọn một cô gái nào đó con của một tư tế, một luật sĩ, hay một vị nào có thế giá trong tôn giáo Do Thái? Ta cần suy nghĩ để nhận ra cách quan niệm và hành động của Thiên Chúa.

 

Điều quan trọng đối với Thiên Chúa không phải là sắc đẹp, tài năng, kiến thức, gia thế, địa vị trong xã hội hay tôn giáo… Điều Ngài ưa thích là tính chân thật, khiêm cung, coi nhẹ «cái tôi» hay ý riêng của mình, nhưng coi Thiên Chúa và thánh ý của Ngài là trên hết, luôn yêu thương và sẵn sàng phục vụ tha nhân. Những đặc tính ấy ta có thể thấy được nơi thiếu nữ Maria.

 

Tâm lý của các phụ nữ Do Thái thời ấy là muốn lập gia đình, vì họ mong được vinh dự làm mẹ Đấng Cứu Thế mà các ngôn sứ đã loan báo trước đó mấy trăm năm. Tâm lý này phần nào tương tự như trong cộng đoàn Kitô hữu xưa nay vẫn có những bậc cha mẹ cho con đi tu, với mong ước con mình làm linh mục, tu sĩ, để mình được mọi người trọng vọng, gọi mình bằng «ông cố», «bà cố»… Còn Maria, cô chủ trương «không biết đến việc vợ chồng» (Lc 1,34), cô không màng vinh dự ấy. Ham muốn vinh dự ấy là điều rất tự nhiên, không có gì xấu, nhưng nó nói lên khuynh hướng mong «cái tôi» của mình được đề cao. Chiều theo khuynh hướng này là điều thuận lợi cho tính kiêu ngạo và các tham vọng phát sinh.

 

Chính vì tâm hồn đơn sơ, khiêm tốn, không tơ vương chuyện này, mà tâm hồn cô nổi bật lên trước con mắt Thiên Chúa. Tính khiêm cung phát xuất từ tình yêu nơi con người vốn là một vẻ đẹp hấp dẫn Thiên Chúa hơn bất kỳ điều gì: «Đấng muôn trùng cao cả vẫn ở với tâm hồn khiêm cung» (Is 57,15). Một điểm khác khiến Maria rất đẹp, rất có giá trị trước mặt Thiên Chúa, đó là tính coi rất nhẹ ý riêng của mình, nhưng luôn nhạy cảm trước thánh ý Thiên Chúasẵn sàng làm theo ý Ngài. Maria không muốn «biết đến việc vợ chồng», không màng đến chuyện có con, nhưng khi Thiên Chúa muốn cô sinh con, cô sẵn sàng chấp nhận, bất chấp những khó khăn sẽ xảy đến: nào là Giuse bạn cô có thể hiểu lầm, người đời sẽ dị nghị chuyện chưa chồng đã có thai, cho cô là đồ mất nết, nào là luật pháp có thể trừng trị rất nghiêm khắc, ném đá cô đến chết… Nhưng cô phó thác cho Thiên Chúa mọi việc, để tùy Ngài sắp xếp tất cả.

 

Khiêm cung và coi nhẹ ý mình để sẵn sàng thuận phục ý Thiên Chúa chính là hai điều cốt yếu nhất của sự thánh thiện. Đó là hai hệ quả tất yếu của một tình yêu đích thực đối với Thiên Chúa và tha nhân.



3.  Tại sao Maria lại được gọi là «Người đầy ân phúc»?

 

Maria được thiên sứ chào là «Người đầy ân phúc». Nhưng rõ ràng cuộc đời cô là một cuộc đời đầy nghịch cảnh, bị thử thách trăm chiều vì người con của mình. Do đó, điều gọi là «ân phúc» trước mặt Thiên Chúa có thể lại là điều mà thế nhân chẳng mong muốn chút nào nếu không cho là tai họa. Ngược lại, điều mà thế nhân coi là có phúc thì rất có thể Thiên Chúa chẳng coi là có phúc (x. Lc 6,24-26). Vì Thiên Chúa nhìn vào tâm hồn, nhìn vào những gì có tính lâu dài, vĩnh cửu, còn con người chỉ nhìn thấy những cái bên ngoài, nhất thời, ngay trước mắt. Người có phúc trước mặt Thiên Chúa là người có tâm hồn trong sáng, không bị hoen ố vì khuynh hướng vị kỷ, biết xả kỷ, yêu thương. Tinh thần «tám mối phúc thật» (Mt 5,1-12) nói lên điều ấy.

 

Tương tự như các bậc cha mẹ, khi thấy con cái mình lười biếng, ham chơi, vô trách nhiệm, thì tuy thấy chúng đang được vui thú hay đắc chí trong hiện tại, nhưng vẫn thấy chúng vô phúc và tội nghiệp cho chúng, vì thấy trước tương lai của chúng rất mờ mịt. Trái lại, khi thấy con cái chịu khó học hành, thì tuy thấy chúng mệt mỏi, vất vả trong hiện tại, nhưng lại mừng cho chúng, vì thấy tương lai của chúng rất tươi sáng. Cũng vậy, khi sứ thần đến truyền tin, lúc đó Maria chỉ là một thôn nữ nghèo, và cuộc đời trước mắt của Maria đầy dẫy những khổ đau vất vả, nhưng sứ thần thấy cả một tương lai vĩnh cửu sáng lạn đang chờ đợi cô. Vì thế, sứ thần đã chào Maria là «Đấng đầy ân phúc». Cách nhìn của sứ thần phản ánh cách nhìn của Thiên Chúa. Chúng ta phải tập cho mình có cách nhìn như thế.



CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, cách nhìn của con quả là quá thiển cận và rất trần tục, không vượt ra khỏi những gì thấy được bên ngoài hoặc trước mắt. Xin cho con có được cách nhìn của Cha, nhìn vào chiều sâu tâm hồn và xuyên suốt thời gian. Xin đừng để những vẻ hào nhoáng bên ngoài của trần gian, của tôn giáo cản trở cái nhìn tâm linh của con. Chỉ cái nhìn vào chiều sâu tâm hồn và xuyên suốt thời gian mới là cái nhìn trung thực và đúng nhất. Có được cái nhìn ấy, con mới dễ dàng sống đúng với thánh ý của Cha.

 

Nguyễn Chính Kết

Posted by Nguyen Chinh Ket at 1:44 PM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 

No comments:

 

Post a Comment

Older Post Home

Subscribe to: Post Comments (Atom)

Chia sẻ


http://1234chiase.blogspot.com

Blog Archive

Chia sẻ


1234chiase.blogspot.com

   

Simple theme. Powered by Blogger.

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - ƠN GỌI NGƯỜI TRẺ

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Dec 13 at 11:40 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    NGƯỜI TRẺ, ƠN GỌI, VÀ PHÂN ĐỊNH

     

    Với các bạn trẻ Kitô hữu, quyết định quan trọng bậc nhất là về ơn gọi. Và người ta cần một cuộc phân định để đi đến quyết định này.

     

    1. Khi người ta lớn lên

    Bước vào tuổi mười tám, đôi mươi, người bạn trẻ thấy mình đứng trước cả một tương lai với nhiều khả năng chọn lựa. Họ phải đưa ra những quyết định mang tầm cuộc đời. Họ không chỉ bận tâm về học tập hay khởi nghiệp, mà còn về viễn ảnh hôn nhân, gia đình và nhiều khả thể khác của mình nữa... Nói theo kinh nghiệm bản thân của nhà tâm lý Harriet Lerner, thì ngay trong thời sinh viên, các cô gái xúm chụm nhau tán chuyện về các chàng trai còn rôm rả hơn cả về bài vở ở trường, ở lớp. Bà nhận xét vào thời trẻ của mình, đặc trưng của bọn con trai là cố gắng trở thành ‘một ai đó' (somebody), còn các cô gái thì cố gắng kiếm cho được một somebody[1]! Tương tự, các bạn trẻ của chúng ta từ độ tuổi này, khi gặp bà con thân hữu, các cô cậu thường nghe những lời hỏi thăm: Có người yêu chưa? Năm nay cưới vợ / lấy chồng chưa? Quả là một thời khắc đặc biệt, một thời khắc phải đưa ra những quyết định quan trọng kịp thời và đúng đắn.

     

    Với các bạn trẻ Kitô hữu, quyết định quan trọng bậc nhất là về ơn gọi. Và người ta cần một cuộc phân định để đi đến quyết định này.

     

    Nhưng ơn gọi là gì? Phân định làm sao? Nó giống và khác thế nào so với việc bàn hỏi, cân nhắc và quyết định đường đời của những bạn trẻ không phải là Kitô hữu?

     

    2. Ơn gọi

    Điểm xuất phát và có tầm quan trọng hàng đầu đối với người bạn trẻ là chính nhận thức về ơn gọi. Ơn gọi là cái gì ở ngoài tôi, nó gọi mời tôi, chứ không xuất phát tự nơi tôi. Nó không thể bị lẫn lộn với chương trình, kế hoạch, dự án nào đó mà tôi đẻ ra và theo đuổi. Đây là cách hiểu của đức tin Kitô giáo. Cách hiểu này không những xa lạ với một số trào lưu nhân bản và hiện sinh vô thần, mà cũng không thể lẫn lộn với một số chủ trương tiền định ngây ngô nào đó.

     

    Về từ nguyên, “ơn gọi” có gốc của nó ở động từ La tinh vocare, nghĩa là ‘gọi' hay ‘triệu tập' hay ‘mời'. Vì thế, “ơn thiên triệu” cũng là một từ rất hay! Có hai ghi nhận ngay lập tức. Một là, “ơn gọi” đến từ tiếng gọi của ai khác chứ không phải tự nơi chính mình. ‘Ai khác' đây là Thiên Chúa. Tìm hiểu ơn gọi, người bạn trẻ đối diện với câu hỏi căn bản “Thiên Chúa muốn gì cho đường đời tôi?” Nó là kế hoạch của Thiên Chúa, không phải của riêng tôi hay gia đình tôi. Hai là, trong thực tế, gốc từ vocare có để dấu vết của nó nơi nhiều từ ngữ nói về nghề nghiệp[2]. Tuy nhiên, nghề nghiệp thì khác với ơn gọi. Nghề nghiệp là dự án cá nhân, và khi chọn nghề thì người bạn trẻ chủ yếu tự hỏi rằng “Tôi muốn gì cho đường đời mình?”

     

    Xét về lịch sử, “ơn gọi” là từ ngữ được dùng rất nhiều và từ lâu rồi trong ngữ cảnh Kitô giáo, nhưng nó không đơn nghĩa và không luôn luôn rõ ràng. Nếu theo Thánh Kinh ơn gọi nền tảng của con người là cộng tác một cách đầy trách nhiệm vào công trình tạo dựng, và trung thành với Đấng Sáng Tạo trong một giao ước tình yêu[3], thì trong thực tế “ơn gọi” thường được hiểu theo ý nghĩa hẹp hơn thế nhiều.

     

    Trước thời Công đồng Vaticanô II, nói chung ơn gọi được hiểu là một tiếng gọi hướng đến chức linh mục thừa tác hay đời tu. Nói ai đó “có ơn gọi” là nói rằng người ấy được gọi đi tu, để làm sơ, làm thầy dòng hay để lãnh tác vụ chức thánh. Cái nhìn hạn hẹp này về ơn gọi đã dẫn đến khuynh hướng cường điệu quá đáng ý nghĩa tương đối của ơn gọi tu sĩ hay linh mục, trong khi không đánh giá đủ ơn gọi đích thực của các Kitô hữu thuộc những lối sống khác. Nhiều người trẻ sau khi vào dòng hay vào chủng viện một thời gian, nhận ra mình không thích hợp, song cảm thấy có nhiều khó khăn trong quyết định xuất tu! Xách vali rời nhà dòng hay rời chủng viện, điều này hầu như được mặc định là một thất bại. Người xung quanh nghĩ thế, và chính đương sự cũng nghĩ thế! Não trạng này hiện nay có giảm bớt đi, song hơn 50 năm sau Công đồng, không phải là hiếm thấy những trường hợp như vậy.

     

    Với Vaticanô II, cách hiểu về ơn gọi được mở rộng hơn. Mọi người đều được gọi, và mọi người đáp trả tiếng gọi theo năng lực và hoàn cảnh riêng mình. Đó là ơn gọi phổ quát. Như Công đồng nhấn mạnh:

     

    Tất cả mọi người đều được mời gọi vào sự hiệp nhất công giáo của Dân Thiên Chúa, sự hiệp nhất ấy tiên báo và cổ võ nền hòa bình phổ quát. Họ thuộc về hoặc hướng về sự hiệp nhất đó dưới nhiều thể cách khác nhau, được sắp xếp hoặc họ là tín hữu Công giáo hay là những người tin Chúa Kitô, và quả thực tất cả mọi người không trừ ai đều được ơn Thiên Chúa kêu mời lãnh nhận phần rỗi. (Lumen gentium 13)

     

    Như vậy mọi người, nam và nữ, đều nhận được tiếng gọi phổ quát của Thiên Chúa, và mỗi người đáp trả bằng một cách thế riêng, tùy vào lịch sử cá nhân của mình. Đối với các Kitô hữu, những người tin rằng tiếng gọi phổ quát của Thiên Chúa được chuyển đạt rõ ràng nơi Đức Kitô, Đấng là Lời nhập thể và là Đấng kêu gọi, thì sự đáp trả bao gồm việc gia nhập Giáo hội của Chúa Kitô qua Phép Rửa.

     

    Khi đã gia nhập Giáo hội, người Kitô hữu xác định cụ thể hơn sự đáp trả của mình bằng cách nhận trách nhiệm trong các lãnh vực khác nhau của sứ mạng Giáo hội, có thể trong tư cách một giáo dân, hoặc tu sĩ, linh mục... như cách diễn tả của Gilles Chaillot: “Nếu tất cả những người lãnh Phép Rửa, không trừ ai, đều bước tới hướng về cùng một đích điểm chung và duy nhất, đó là sự hoàn thiện theo Phúc Âm, thì họ lại có những nẻo bước khác biệt nhau, mỗi người đáp trả tiếng gọi rất riêng mà Thiên Chúa dành cho mình [4].  Hồi năm 1979, tại Hội nghị Puebla, các giám mục Mỹ La tinh đã tổng hợp các ý nghĩa rộng và hẹp của ơn gọi thành ba mức: ơn gọi làm người, ơn gọi Kitô hữu, và ơn gọi chuyên biệt trong cộng đoàn Kitô hữu.[5]

    Chúng ta đang quan tâm đề cập đến ơn gọi theo nghĩa hẹp nhất, tức ơn gọi chuyên biệt trong cộng đoàn Kitô hữu nói trên, ơn gọi mà qua đó mỗi người có thể đóng góp cách chuyên biệt vào công cuộc xây dựng Nước Trời. Nó liên hệ đến cái thời khắc mà người bạn trẻ Kitô hữu tự hỏi “Mình sẽ đi tu hay ở đời? Đi tu thì tu ở đâu? Ở đời thì kết hôn hay độc thân?” Điều cần lưu ý ở đây là phải luôn luôn định vị ơn gọi chuyên biệt này trong bức tranh lớn rộng hơn của nó là ơn gọi Kitô hữu và ơn gọi làm người!   

       

    3. Các yếu tố căn bản của ơn gọi

    Khi đề cập bản chất ơn gọi tu trì, Charles Serrao đã kể ra ba yếu tố căn bản - đó là các yếu tố thần học, tâm lý học và nhân học Kitô giáo[6].  Nhưng thiết tưởng, đây cũng là các yếu tố nền tảng trong ơn gọi riêng của mọi Kitô hữu, chứ không duy chỉ được thấy nơi những người đi tu mà thôi.

     

    Yếu tố thần học làm nổi rõ ơn gọi hay lối sống căn bản của một Kitô hữu là một lời mời gọi độc đáo đến từ Thiên Chúa. Người ta đáp lại tiếng gọi này vì thiện ích của mình. Tiếng gọi này có thể được nhận ra qua nhiều cách khác nhau - xuyên qua những biến cố của đời sống hằng ngày, và nhiều khi qua các trung gian: Chúa Thánh Thần, các vị lãnh đạo Giáo hội, những người khác, cộng đoàn đặc sủng, cảnh vực người ta sống và ở đó người ta được kêu gọi... Người ta trở nên ý thức về tiếng gọi này khi họ dần dần bắt đầu đáp trả nó trong tinh thần đức tin. Điều hết sức quan trọng cần được nhắc lại, đó là ơn gọi, mọi ơn gọi, đều có nguồn gốc nơi Thiên Chúa, do Thiên Chúa sáng kiến và chủ động, nằm trong công cuộc của Thiên Chúa và nhằm phục vụ cho công cuộc ấy.

     

    Khía cạnh tâm lý của ơn gọi là lăng kính qua đó ơn gọi được nhìn như sự thực hiện chính mình (self-realization), theo những hoàn cảnh và những cảm hứng trỗi lên từ thẳm sâu hữu thể người ta. Ở đây, khát vọng, các tư tưởng và cảm nghĩ của đương sự đóng một vai trò chủ yếu trong việc chấp nhận tiếng gọi này.

     

    Nhân học Kitô giáo sẽ tiếp cận ơn gọi qua việc nhấn mạnh mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người nơi sự khai sinh và phát triển ơn gọi làm người và làm Kitô hữu. Như thế, cách tiếp cận này nêu bật đặc tính kép của ơn gọi: tính thần linh và tính nhân loại, tính siêu việt và tính nội tại.

     

    Từ ba yếu tố trên, có thể đúc kết hai phương diện, siêu nhiên và tự nhiên, của mọi ơn gọi. Xét phương diện siêu nhiên thì chính Thiên Chúa kêu gọi những ai Ngài thích, theo cách Ngài thích, khi Ngài thích, và nhằm phục vụ mục đích mà Ngài thích. Xét phương diện tự nhiên thì những người nhận tiếng gọi sẽ đáp trả nó với đầy đủ tự do, hoàn toàn buông chính mình cho thánh ý Thiên Chúa và sẵn sàng gánh vác sứ mạng mà tiếng gọi ấy đặt ra cho mình.

     

    4. Phân định ơn gọi: vài nền tảng thánh kinh

    Nhận thức được bản chất của ơn gọi, đó là điều vô cùng thiết yếu. Nhưng bằng cách nào, dựa theo tiêu chuẩn nào và đặt trong khung cảnh nào mà người bạn trẻ có thể xem xét và nhận ra, ít là bước đầu, về ơn gọi cụ thể dành cho mình? Đây là công việc mà ta gọi là phân định ơn gọi.

     

    Trong một dịp giảng tĩnh tâm cho giới trẻ, Đức cố Hồng Y Carlo Maria Martini đã mời gọi các bạn trẻ đào sâu nhận thức về việc phân định ơn gọi, nhấn mạnh rằng mục đích của phân định là “để biết thánh ý của Thiên Chúa cho cuộc đời các bạn”[7]. Trước hết, để đặt nền cho cuộc phân định này, vị mục tử đồng thời là một chuyên viên đầy thế giá về Thánh Kinh đã chọn giới thiệu với các bạn trẻ ba đoạn văn của Thánh Phaolô:

     

    Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Ngài. Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo (Rm 12,1-2).

     

    Điều tôi khẩn khoản nài xin, là cho lòng mến của anh em ngày thêm dồi dào, khiến anh em được ơn hiểu biết và tài trực giác siêu nhiên, để nhận ra cái gì là tốt hơn. Tôi cũng xin cho anh em được nên tinh tuyền và không làm gì đáng trách, trong khi chờ đợi ngày Đức Giêsu Kitô quang lâm (Pl 1,9-10).

     

    Chúng tôi cũng không ngừng cầu nguyện và kêu xin Thiên Chúa cho anh em được am tường thánh ý Ngài, với tất cả sự khôn ngoan và hiểu biết mà Thần Khí ban cho. Như vậy, anh em sẽ sống được như Chúa đòi hỏi, và làm đẹp lòng Ngài về mọi phương diện, sẽ sinh hoa trái là mọi thứ việc lành, và mỗi ngày một hiểu biết Thiên Chúa hơn (Cl 1,9-10).

     

    Thật dễ nhận ra rằng trong ba bản văn trên Thánh Phaolô đang khẳng định tầm quan trọng của chính việc phân định, nhất là như thấy trong những yếu tố này: “nhận ra đâu là ý Thiên Chúa, - cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo”; “ơn hiểu biết và tài trực giác siêu nhiên, để nhận ra cái gì là tốt hơn”; “được am tường thánh ý Thiên Chúa, với tất cả sự khôn ngoan hiểu biết mà Thần Khí ban cho”.

     

    Đâu là điều Thiên Chúa muốn cho cuộc đời tôi? Như đã nêu trên, đây là câu hỏi căn bản. Việc phân định là tiến trình đi từ câu hỏi này đến câu trả lời. Tiến trình này giả thiết sự tập trung chú ý, lắng nghe đối với Thần Khí của Thiên Chúa trong tâm hồn mình. Phân định là lắng nghe lời không được viết ra của Thiên Chúa, lời vang vọng trong lương tâm của mọi người tin. Theo Martini ghi nhận, lời không được viết ra này của Thiên Chúa là một lệnh triệu tập, và nó được ngỏ với người ta ở đây và bây giờ. Nó không có trong Kinh Thánh, cũng không có trong thẩm quyền của Giáo hội. Đức giáo hoàng có biết lời này không? Đức giám mục của tôi có thể nói với tôi nó là gì không? Không! Lời này của Thiên Chúa được gửi đến cho một mình tôi thôi. Mỗi người phải tìm kiếm lời này, lời mời gọi bên trong tâm hồn mình, cho cuộc hành trình cá nhân của mình. Đó là một tiếng nói không ai có thể nghe thay cho tôi[8].

     

    5. Tiến trình phân định và các điều kiện

    Để nhận ra tiếng gọi của Thiên Chúa dành riêng cho mình ấy, người ta cần làm ba điều sau:

    - Thanh tẩy tâm hồn khỏi mọi tội lỗi và những ràng buộc với tội lỗi;

    - Suy chiêm thế giới của Thiên Chúa, bức tranh toàn cảnh kế hoạch của Thiên Chúa mà bản thân mình là thành phần. Các yếu tố của kế hoạch Thiên Chúa được tỏ lộ cho người ta qua Kinh Thánh và qua trung gian Giáo hội cũng như các giáo huấn của Giáo hội, tất cả làm nên giáo huấn của đức tin;

    - Suy tư về tất cả các yếu tố của kế hoạch Thiên Chúa trong bối cảnh những đặc điểm khác nhau của cuộc sống cá nhân của mình: lịch sử, tâm lý, gia đình, tình cảm, thể lý, cảm xúc và tâm linh.

     

    Có thể thấy rằng những việc trên ứng với các bước tạo lập sự tự do, hay bình tâm, trong một tiến trình linh thao theo Thánh I-nhã. Một khóa tĩnh tâm tám ngày theo phương pháp linh thao, hay thậm chí ngắn hơn, có thể là cách rất tốt để các bạn trẻ thực hiện việc phân định ơn gọi của mình. Rất mừng là hiện nay ở Việt Nam năm nào cũng có một loạt các khóa như thế rải rác khắp nơi trên toàn quốc, thường do các tu sĩ Dòng Tên tổ chức và hướng dẫn.

     

    Dĩ nhiên, bất cứ cuộc phân định nào cũng giả thiết một số điều kiện thiết yếu. Đó là, người phân định phải khao khát thi hành thánh ý Chúa, cởi mở đối với thánh ý Chúa, và đủ thân mật với Chúa. Hai điều kiện đầu tối cần, nếu không có thì không phân định được. Điều kiện về thân mật với Chúa thì tương đối hơn, nếu không có đủ thì có thể tạm thời bổ túc nhờ linh hướng.

     

    Ngoài ra, người phân định cần phải khiêm tốn, bác ái và can đảm. Khiêm tốn, để biết hoài nghi một cách lành mạnh đối với những nỗ lực tìm kiếm ý Chúa của mình, và biết hạ mình để tiếp nhận ý Chúa qua những người Chúa sai đến giúp mình. Bác ái, để không mất bình an khi đứng trước sự bất đồng ý kiến của những người khác, để không lên án mà trái lại tôn trọng các ý kiến ngược với lựa chọn của mình, và để không bắt người khác đồng ý với mình hay lựa chọn như mình. Can đảm, để sau khi phân định và thấy rõ thì dám lựa chọn và hành động, dẫu là chưa chắc một trăm phần trăm, hay có khi không chắc về mặt khách quan[9].

     

    6. Các dấu hiệu của một ơn gọi đích thực

    Nói đến tình trạng không chắc về mặt khách quan, một câu hỏi có thể bật lên là: Có chăng một số dấu hiệu nào đó cho thấy ơn gọi đích thực và chuyên biệt mà Thiên Chúa dành cho một người? Khởi đi từ việc phân định ơn gọi theo Thánh Kinh, nghĩa là khảo sát các tiếng gọi của Thiên Chúa đối với các nhân vật trong Cựu Ước và Tân Ước, Eliakim Suela đã rút ra sáu dấu hiệu như sau[10]:

     

    1/ Ơn gọi nhắm đến công việc hay chức vụ hay sứ mạng riêng nào đó.

    2/ Ơn gọi được thông tri xuyên qua một sự tỏ lộ của Thiên Chúa.

    3/ Ơn gọi bao hàm một sự bảo đảm và lời hứa ban ơn bảo vệ cũng như sự trợ giúp cần thiết để hoàn thành sứ mạng.

    4/ Ơn gọi bao hàm khả năng phải đương đầu với nghịch cảnh hay sự chống đối cách này hoặc cách khác.

    5/ Trên tất cả, ơn gọi bao hàm một sự dấn thân triệt để, đòi người ta phải từ bỏ, đặc biệt đối với của cải.

    6/ Đối với người trung thành với ơn gọi của mình, ơn gọi bao hàm phần thưởng và mối bảo đảm gắn kết mật thiết với công cuộc của Thiên Chúa đời này và đời sau.

     

    Ngày nay chúng ta vẫn nhận thấy những yếu tố này có mặt trong bất cứ sự phân định ơn gọi nào của các Kitô hữu, cho dù về cách thế thì không hoàn toàn giống như những gì đã xảy ra trong Cựu Ước và Tân Ước. Một ơn gọi bao giờ cũng là một tiếng gọi nhận lãnh sứ mạng nào đó, đây là điều xưa nay vẫn xác thực. Nhưng còn cách thế mà tiếng gọi này được thông tri cho cá nhân được gọi thì không phải lúc nào cũng hoàn toàn giống nhau. Đành rằng chính Thiên Chúa lên tiếng gọi, và tiếng gọi phải phát xuất từ Ngài, nhưng Ngài để cho Giáo hội xác nhận một cách chân thực tiếng gọi của Ngài.

     

    7. Vai trò của giáo hội

    Quả thực, có thể nói, bất cứ cuộc phân định ơn gọi nào cũng diễn ra trên hai tuyến, đó là Giáo hội và chính đương sự. Điểm gặp nhau giữa hai tuyến ấy là kết quả của cuộc phân định, kết quả ấy khả dụng dù vẫn luôn còn tính tương đối. Sứ mạng của Giáo hội, qua các thừa tác viên của mình ở tòa ngoài và tòa trong (external forum/ internal forum), không phải là trao ban một ơn gọi hay là gán ơn gọi cho một người nào đó. Các Đức Thánh Cha vẫn nhắc đi nhắc lại rằng ơn gọi không duy chỉ là một vấn đề thuộc địa hạt nhân bản hay tự nhiên. Do đó, những người có trách nhiệm liên quan tới việc phân định ơn gọi không bao giờ được phép quên rằng mình đang làm một công việc không chỉ tự nhiên, mà còn có bản tính siêu nhiên nữa. Vai trò phân định và chuẩn nhận của Giáo hội về ơn gọi của một Kitô hữu làm bộc lộ rất rõ bản tính siêu nhiên này.

     

    Mọi ơn gọi của Kitô hữu đều ở trong Giáo hội, thuộc về đời sống và sứ mạng của Giáo hội. Mọi ơn gọi trong Giáo hội đều là hồng ân Chúa ban qua tay Giáo hội. Ta hiểu tại sao Giáo hội chứng hôn, Giáo hội đặt tay truyền chức thánh, Giáo hội nhận lời khấn dòng, vv... Vì thế, về ơn gọi, mỗi người đừng cư xử như thể là người làm chủ dự án của mình, nhưng cần ý thức rằng mình đón nhận dự án đó từ Chúa qua Giáo hội. Không có cảm thức Giáo hội và không được định vị rõ ràng trong Giáo hội, mọi việc phân định ơn gọi sẽ làm mồi cho nguy cơ bế tắc và lạc hướng.

     

    Điều nói trên được thấy rõ cách đặc biệt trong khung cảnh đào tạo linh mục. Bernard Pitaud, trong biên khảo Thực hành linh hướng, đã trình bày rất hay về sự phối hợp giữa Giáo hội và cá nhân trong cuộc phân định ơn gọi ở khung cảnh này như sau:

     

    Chức tư tế của hàng linh mục là một hồng ân mà Giáo hội nhận được từ Chúa Kitô nhằm phục vụ con người, vì thế, chỉ được trao ban cho những ai có khả năng phù hợp theo cái nhìn của Giáo hội để thi hành sứ vụ này. Do đó, cần có một sự phân định dài lâu nhằm xác minh và thử thách các khả năng liên quan. Cả Giáo hội và ứng sinh đều dấn thân vào quá trình, mỗi bên theo cách thức và vai trò của mình: Giáo hội với tư cách là người chịu trách nhiệm chọn gọi và truyền chức linh mục, ứng sinh với tư cách là người trao hiến cách tự do cho Giáo hội để phục vụ. Cả hai đều chỉ có một mục đích: lợi ích của các cộng đoàn tín hữu và của tất cả những ai mà các linh mục tương lai gặp gỡ và thi hành sứ vụ.

     

    Đó chính là nền tảng sự tin tưởng mà Giáo hội và ứng sinh dành cho nhau trong suốt những năm tháng đào tạo trước khi chịu chức. Ứng sinh đặt niềm tin vào Giáo hội vì biết Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong Giáo hội, và bởi chính trong Giáo hội và vì Giáo hội mà các linh mục hiến mình phục vụ con người; còn Giáo hội tin tưởng ở các ứng sinh vì biết rằng Chúa Thánh Thần cũng đang hoạt động nơi họ, khiến họ trao ban chính mình với tất cả sự chân thành, không che giấu.[11]

     

    Trích dẫn trên nêu một nguyên tắc rất thú vị: việc phân định ơn gọi của cá nhân và của Giáo hội đều có cùng một mục đích, đó là nhắm đến lợi ích chung của cộng đoàn, hiểu rằng thiện ích của đương sự được bao gồm trong lợi ích chung ấy. Một lần nữa, điều này vẫn đúng đối với mọi ơn gọi khác của Kitô hữu, chứ không chỉ đúng cho ơn gọi linh mục mà thôi. Ý thức rõ về một mục đích chung cùng chia sẻ với Giáo hội như vậy, trong tiến trình phân định ơn gọi người ta sẽ tin tưởng (người của) Giáo hội thay vì nghi ngờ, bộc lộ thay vì phòng thủ, cởi mở đối thoại thay vì khép kín, với thái độ sẵn sàng mềm mỏng lắng nghe...

     

    8. Thay lời kết

    Theo những nét chấm phá về ơn gọi và về phân định trên đây, có thể thấy điểm khác biệt giữa người bạn trẻ Kitô hữu và các bạn khác cùng trang lứa của mình khi bước vào giai đoạn suy nghĩ và chọn lựa đường đời, đó là, các bạn trẻ Kitô hữu đặt tất cả công việc này trong cái nhìn đức tin. Theo đó, họ ý thức ơn gọi của mình đến từ Thiên Chúa. Họ phân định một cách có phương pháp để nhận ra ơn gọi ấy, với lưu ý về những điều kiện cần thiết để làm công việc phân định này, cũng như những dấu hiệu khả tín để kiểm chứng một ơn gọi đích thực. Đồng thời, công việc phân định ấy luôn luôn được họ làm trong Giáo hội và với Giáo hội.

    Một công việc thật là thú vị và đáng giá biết bao!

    WHĐ (13.12.2020)
    Trích Tập san Hiệp Thông
     / HĐGM VN, Số 103 (Tháng 11 & 12 năm 2017)

     


    [1]  x. HARRIET GOLDOR LERNER, The Dance of Intimacy, Harper & Row, New York: 1990, tr. 5-7.

    [2]   Chẳng hạn, cụm từ Anh ngữ “vocational school” có nghĩa là trường dạy nghề.

    [3]   LAURENCE J. O’CONNELL, “Vocation” trong Michael Downey, ed., The New Dictionary of Catholic Spirituality, tr. 1010.

    [4]  GILLES CHAILLOT, PSS., Discerner l’Esprit, Bellarmin, Québec: 2001, tr. 12.

    [5] x. HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC MỸ LA-TINH, Loan báo Tin Mừng tại Giáo hội Mỹ La tinh: Hiệp thông và Tham dự, Tài liệu chung kết của Hội nghị Puebla, Mexico, 1979, số 854.

    [6]  x. CHARLES SERRAO, OCD., Discernment of Religious Vocation, Dhyanavana Publications, Bangalore: 2006, tr. 19-21.

    [7]  x. CARLO MARIA MARTINI, Il Sogno di Giacobbe, bản tiếng Việt: Biết mình đang ở đâu của Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội: 2015, tr. 7.

    [8]  Sđd. tr. 8.

    [9]  x. Tiến trình phân định thiêng liêng cá nhân, trong: http://linhthao.net/luutru/244, truy cập 30.9.2017.

    [10]  ELIAKIM SUELA, Biện phân ơn gọi linh mục và đánh giá các chủng sinh, trong Linh mục thiên niên kỷ mới: Tài liệu Hội nghị Seoul về đào tạo linh mục, 24-31.10.1999, LÊ CÔNG ĐỨC dịch, Đại chủng viện Huế (lưu hành nội bộ,2000), tr. 116.

     

     
    BERNARD PITAUD, La pratique de la direction spirituelle, Compagnie des Prêtres Saint-Sulpice, Province de France, tr. 71.

     

     

    Lm. Lê Công Đức, PSS.

     
     

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Dec 10 at 11:35 PM
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG LỄ

    CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG, NĂM B

     

    Kính thưa quý cha,

    Một số cha có ngỏ lời muốn sưu tầm những tích truyện, những giai thoại, những ngụ ngôn...để đưa vào bài giảng cho giáo dân dễ nhớ, dễ hiểu, và làm cho bài giảng thêm hấp dẫn.

     

    Vậy hàng tuần, BBT xin gửi đến quý cha những mẫu chuyện này để quý cha tùy nghi sử dụng.

     

    1/ MẸ TÊRÊSA VÀ NIỀM VUI MÙA VỌNG

    Qua việc phục vụ con người nhân danh Chúa Giêsu, Mẹ Têrêsa đã mang lại muôn vàn ơn phúc và niềm vui cho những người nghèo, những người đau ốm không có người chăm sóc và bị lãng quên trên các đường phố của Ấn Độ. Khi được hỏi nguồn gốc niềm vui của mình, Mẹ Têrêsa trả lời: “Niềm vui là lời cầu nguyện - niềm vui là sức khỏe để phục vụ - niềm vui là tình yêu - niềm vui là những nối kết tình thân. . . Một tâm hồn vui tươi là kết quả tự nhiên của một trái tim cháy bỏng tình yêu thương. . . Yêu thương như Chúa yêu thương, giúp đỡ như Chúa cứu giúp, cho đi như Người trao ban, phục vụ như Người phục vụ, giải cứu như Chúa cứu thoát… Sống với Chúa trọn vẹn hai mươi bốn giờ, chạm vào Ngài qua mọi anh chị em đau khổ, đó là một niềm vui trọn vẹn.”

    *Phục vụ những người nghèo và bất hạnh là một lí tưởng cao đẹp và thánh thiện. Mùa Giáng Sinh là thời gian đặc biệt mời gọi chúng ta nhớ đến những người phận nhỏ chung quanh chúng ta.

     

    2. THIÊN ĐƯỜNG VÀ ĐỊA NGỤC TRÊN KHUÔN MẶT

    Một giáo viên trường kịch nghệ và điện ảnh hướng dẫn các sinh viên của mình về diễn xuất. Ông cố gắng giúp họ hiểu rõ thông điệp mà họ phải diễn đạt trên khuôn mặt của họ. Ông nói khi đóng các vai khác nhau trong một vở kịch, họ phải phóng chiếu những tâm trạng nào đó cách thích hợp trên khuôn mặt của mình cho sống động. Ông lấy Thiên đường và Địa ngục ra làm thí dụ. Khuôn mặt của họ chắc chắn phải rất khác nếu họ nói về Thiên đường, hoặc về Địa ngục. Ông nói với các sinh viên, “Khi các bạn diễn tả cảnh sắc về Thiên đường, khuôn mặt các bạn phải sáng lên, nụ cười của bạn phải rạng rỡ, và mắt bạn phải hướng lên trời cao... để mọi người có thể nhìn thấy Thiên đường trên chính khuôn mặt của bạn.” Ông giảng tiếp: “Còn khi bạn diễn đạt về Địa ngục, thì OK, khuôn mặt bạn đang có đó đã đủ mức diễn xuất được rồi!”

    * Hãy để cho Thiên đường tỏa rạng trên khuôn mặt của bạn trong Chúa nhật tươi vui này (Gaudete Sunday) và trong mùa Giáng Sinh nữa!

     

    3“CON CÓ ỔN KHÔNG”

    Có một câu chuyện cổ kể về một người cha. Vào một đêm tối giông bão đầy những tiếng sấm sét và tia chớp không ngớt, ông thức giấc và nghĩ về đứa con trai nhỏ của mình đang ở một mình trong phòng ngủ trên gác. Lúc này chắc hẳn nó rất sợ sệt. Vì vậy, ông vội vàng đi vội lên lầu với chiếc đèn pin của mình để coi xem cậu bé có ổn không. Ông đang pha đèn chung quanh phòng thì cậu bé thức giấc và bật lên một giọng nói giật mình: “Ai đó? Ai đang ở trong phòng của tôi đó?” Suy nghĩ đầu tiên của người cha là chiếu đèn vào mặt cậu bé, nhưng sau đó ông nghĩ: “Không. Nếu làm điều đó, tôi sẽ khiến nó sợ hãi thêm”. Vì vậy, ông đã bật đèn chiếu sáng vào chính khuôn mặt của mình. Và cậu bé nói, “Ồ, chính là bố,” Người cha nói, “Phải rồi, bố đây. Bố vừa lên đây để kiểm tra mọi thứ xem sao. Mọi thứ đều ổn, vậy con hãy ngủ tiếp đi.” Và cậu bé tiếp tục ngủ lại.

    * Đó có lẽ là tất cả ý nghĩa về mầu nhiệm Nhập thể: Thiên Chúa chiếu ánh sáng vào khuôn mặt của chính Ngài để bạn và tôi có thể nhận biết sự vật ở trần gian này. Thánh vịnh 36,10: “Nhờ ánh sáng của Ngài, chúng con được nhìn thấy ánh sáng”.

     

    4/ NHỮNG NGƯỜI THỜ PHƯỢNG VUI TƯƠI

     

    Có một câu chuyện kể về một người đàn ông quê ở Louisville, Kentucky; ông ta phải đi công tác đến St. Louis. Đây là thời gian những năm tháng trước đây khi các Kitô hữu còn coi Chúa nhật là một ngày rất đặc biệt. Đối với người đàn ông này, “giữ ngày Sabát”, cũng có nghĩa là không đi tàu vào Chúa nhật. Vì vậy, sau khi hoàn thành công việc kinh doanh của mình vào tối thứ Bảy, ông  phải ở lại St. Louis cho đến sáng thứ Hai. Vào sáng Chúa nhật, ông rời khách sạn để tìm một nơi thờ phượng. Đường phố khá vắng vẻ, nhưng cuối cùng ông cũng nhìn thấy một cảnh sát và nhờ anh ta chỉ đường để đến một Nhà thờ gần nhất. Người lạ mặt này cảm ơn viên cảnh sát về những thông tin gợi ý, và đang định bỏ đi thì ông quay lại và hỏi thêm: “Tại sao anh lại đề nghị nhà thờ đặc biệt đó? Nó trông giống như một nhà thờ Công giáo! Chắc hẳn phải có một số nhà thờ khác gần đó mà anh có thể đề nghị chứ?” Viên cảnh sát mỉm cười và trả lời: “Bản thân tôi không phải là người của Giáo hội, nhưng những người bước ra từ ngôi nhà thờ đó là những người trông hạnh phúc nhất trong trong các nhà thờ ở St. Louis, và họ tuyên bố rằng họ đã nhận được Chúa Giêsu và họ rất vui mừng đón Người về nhà của họ. Tôi mạn nghĩ rằng đó là kiểu nhà thờ mà ông muốn tham dự.”

    * Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta rằng mỗi ngày Chúa nhật trong các nhà thờ Kitô giáo phải là ngày “Chúa nhật Gaudete” hay “Chúa nhật vui mừng”.

     

    5/ “CHÚA ĐƯA GIÙM CON CÁI CHỔI”

    Có một câu chuyện nhỏ kể về một cậu bé được bà mẹ nhờ, vào một đêm tối ra ngoài hiên sau nhà để mang cây chổi vào. Cậu rất sợ vì không có ánh sáng bên ngoài. Và cậu đã thẳng thắn nói với mẹ rằng cậu rất sợ bóng tối. Mẹ của cậu trấn an: “Con không cần phải sợ hãi. Chúa ở khắp mọi nơi. Ngài ở bên con ngay cả trong bóng tối”. Nghe thế, cậu bé rón rén đi ra phía sau, khẽ mở cánh cửa và thì thầm, “Chúa ơi, nếu Ngài thực sự ở ngoài đó, xin phiền Ngài giúp đưa cây chổi cho con, có được không?”

    * Không ai trong chúng ta thích bóng tối, và nếu chúng ta, với tất cả kiến thức khoa học và hiểu biết về thế giới của mình vẫn không an tâm về bóng tối, thì hãy tưởng tượng hoàn cảnh của người nguyên thủy còn như thế nào. Để hiểu được sức mạnh của lời Chúa Giêsu tuyên bố Người là Ánh Sáng thế gian, chúng ta phải nhớ rằng ánh sáng có giá trị quan trọng như thế nào đối với con người.

     

    6/ XÀ BÔNG VÀ TIN MỪNG

    Một nhà sản xuất xà bông và một cha xứ đang cùng nhau đi dạo trên một con đường trong một thành phố. Nhà sản xuất xà bông mở lời, thản nhiên nói: “Tin Mừng mà các  ông rao giảng chẳng có tác dụng gì nhiều, đúng không? Chỉ cần quan sát thôi thì thấy vẫn còn rất nhiều sự ác trên thế giới, và rất nhiều người độc ác nữa!” Cha xứ không trả lời cho đến khi họ đi ngang qua một đứa trẻ nhỏ với bộ quần áo nhàu nát bẩn thỉu, đang nặn những cái bánh nướng bằng đất nhão gần rãnh nước. Nắm bắt cơ hội này, cha xứ nói, “Tôi hiểu rồi, xà bông cũng chẳng có nhiều lợi ích gì cho người ta; vì ở đây còn nhiều bụi bẩn, và nhiều người dơ bẩn lem luốc ở ngay trước mắt chúng ta.” Nhà sản xuất xà bông nói: “Ồ, xà bông chỉ có tác dụng khi nó được người ta xoa lên người.” Lập tức cha xứ nói, “Chính xác! Tin Mừng thì cũng vậy.”

    *Sứ điệp Giáng Sinh chỉ đem lại ơn ích thiêng liêng nếu người ta biết tích cực đón nhận và sống theo Lời Chúa dạy.

     

    7/ TỰA CÔ DÂU LỘNG LẪY ĐIỂM TRANG

    Khi công nương Diana chuẩn bị cho đám cưới của mình với Hoàng tử xứ Wales, mọi công việc liên quan đến lễ phục đều được thực hiện bởi các nhà thiết kế lừng danh David và Elizabeth Emanuel. Tuy nhiên trên thực tế, tất cả những người tổ chức đám cưới đều chung tay cộng tác để ngăn ngừa việc thiết kế chiếc váy của cô dâu bị lộ trước buổi lễ vào ngày 29 tháng 7 năm 1981. Tất nhiên, các thợ may váy áo khác trong nước Anh đã cố gắng hết sức để nắm bắt điều bí mật này. Họ phải tạo bản sao càng sớm càng tốt, thì mới có thể bán cho các cô dâu khác, những người muốn kết hôn trong những chiếc váy “giống như Lady Di”. Rất may mắn là bí mật đã được giữ kín một cách hoàn hảo. Chỉ vào lúc 5g30 sáng ngày cưới, cung điện Buckingham mới công bố cho giới truyền thông bản phác thảo của chiếc váy cưới. Có lẽ mục đích thực sự của những nỗ lực này là không để chú rể nhìn thấy cô dâu của mình trong bộ váy cưới trước khi họ đến nhà thờ, và để anh ta có thể nhìn thấy người yêu của mình ở vào đỉnh cao tuyệt đối của sắc đẹp. Hoàng tử Charles hẳn đã hài lòng và bất ngờ biết bao khi nhìn thấy cô dâu của mình, với vẻ đẹp tự nhiên lộng lẫy nhưng còn được tôn lên nhờ bộ soirée sang trọng và rực rỡ này. Có lẽ thậm chí anh ấy đã nghĩ đến những lời quen thuộc trong Thánh vịnh: “Đẹp lộng lẫy này đây công chúa, mặc xiêm y dệt gấm thêu vàng” (Tv 45,14).

     

    *Hôm nay tôi cảm nhận được tình yêu Chúa dành cho tôi: “… Vì người mặc cho tôi hồng ân cứu độ, choàng cho tôi đức chính trực công minh, như chú rể chỉnh tề khăn áo, tựa cô dâu lộng lẫy điểm trang”. (Is 61, 10-11.) Đây là sứ điệp của bài đọc 1 trong Chúa nhật hôm nay.

     

    8/ KHÔNG CÓ CẢ ÁO MẶC

    Vào thời trung cổ có một vị vua thường xuyên lắng nghe lời khuyên của một nhà thông thái. Và rồi, nhà hiền triết này được triệu tập để diện kiến nhà vua. Quần thần hỏi ông làm cách nào để nhà vua có thể thoát bỏ sự lo âu và suy nhược tinh thần, làm thế nào để vua có thể thực sự sống hạnh phúc và tràn đầy niềm vui, vì ông bị bệnh cả về thể xác và tinh thần. Nhà hiền triết trả lời, “Chỉ có một cách chữa trị cho nhà vua, đó là chúa thượng nhất định phải ngủ một đêm trong cái áo hạnh phúc”. Các sứ giả được cử đi khắp vương quốc để tìm một người đàn ông thực sự hạnh phúc. Nhưng tất cả những ai được tiếp cận đều kể lại một chuyện nào đó khiến họ khốn khổ đau buồn, một điều gì đó đã cướp đi hạnh phúc đích thực và trọn vẹn của họ. Cuối cùng họ tìm thấy một người đàn ông, một người ăn xin nghèo, ngồi tươi cười bên vệ đường. Và khi sứ giả hỏi anh ta có thực sự hạnh phúc không, anh ta xác nhận mình rất hạnh phúc, tràn ngập niềm vui và mãn nguyện. Sau đó họ nói với anh những gì họ muốn: “Nhà vua phải ngủ một đêm trong chiếc áo của một người đàn ông hạnh phúc; và vua sẽ trả một số tiền lớn để mua một chiếc áo như vậy. Liệu anh ta có bán cho vua chiếc áo anh đang mặc không?” Người ăn xin phá lên cười rũ rượi, không dứt ra được, đáp: “Tôi xin lỗi, tôi không thể giúp nhà vua. Tôi còn không có cả cái áo trên mình nữa.”

    *Tiền tài, danh vọng, quyền lực…không phải là bảo đảm cho hạnh phúc đích thực.

     

    Lm. Giuse Ngô Quang Trung sưu tầm (tài liệu này có đăng trên facebook.com/Đồng Xanh)

     ----------------------------------

     

     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ -CN3MV-B

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

 

CN3 MÙA Vong - Để làm chứng cho Thiên Chúa, phải thật sự cảm nghiệm về Ngài

 

Chúa Nhật thứ 3 Mùa Vọng

(13-12-2020)


Để làm chứng cho Thiên Chúa,

phải thật sự cảm nghiệm về Ngài

► Video: https://youtu.be/dhmlRSw2PAU

ĐỌC LỜI CHÚA

  • Is 61,1-2a.10-11:(1) Thần khí Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, (2) công bố năm hồng ân của Chúa.

 

  • 1Tx 5,16-24:(16) Anh em hãy vui mừng luôn mãi (17) và cầu nguyện không ngừng. (18) Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu. (19) Anh em đừng dập tắt Thần Khí. (20) Chớ khinh thường ơn nói tiên tri. 


  • TIN MỪNG: Ga 1,6-8.19-28

 

Lời chứng của Gioan Tẩy Giả


(6) Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan. (7) Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. (8) Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng. (19) Và đây là lời chứng của ông Gioan, khi người Dothái từ Giêrusalem cử một số tư tế và mấy thầy Lêvi đến hỏi ông: «Ông là ai?» (20) Ông tuyên bố thẳng thắn, ông tuyên bố rằng: «Tôi không phải là Đấng Kitô». (21) Họ lại hỏi ông: «Vậy thì thế nào? Ông có phải là ông Êlia không?» Ông nói: «Không phải». «Ông có phải là vị ngôn sứ chăng?» Ông đáp: «Không». (22) Họ liền nói với ông: «Thế ông là ai, để chúng tôi còn trả lời cho những người đã cử chúng tôi đến? Ông nói gì về chính ông?» (23) Ông nói: Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi, như ngôn sứ Isaia đã nói. 

 

(24) Trong nhóm được cử đi, có mấy người thuộc phái Pharisêu. (25) Họ hỏi ông: «Vậy tại sao ông làm phép rửa, nếu ông không phải là Đấng Kitô, cũng không phải là ông Êlia hay vị ngôn sứ?» (26) Ông Gioan trả lời: «Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. (27) Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người». (28) Các việc đó đã xảy ra tại Bêtania, bên kia sông Giođan, nơi ông Gioan làm phép rửa.

 

Câu hỏi gợi ý:

  1. Gioan đến để làm chứng. Bình thường, muốn làm chứng điều gì, thì điều quan trọng là gì? Một người chỉ nghe ai kể lại một sự kiện, thì có thế làm chứng cho sự kiện ấy không? Muốn làm chứng cho Thiên Chúa thì sao? Chỉ học hỏi hay nghiên cứu về Ngài thì có thể làm chứng về Ngài không?2. Gioan làm chứng cho ai? Ông có tìm cách dựa vào thế của Đấng mình làm chứng để tìm vinh quang cho mình không? Ông tự xưng mình là gì?3. Thiên Chúa hay Đức Giêsu mà ta làm chứng, là người mà ta chỉ nghe nói tới, học hỏi và nghiên cứu, hay là một con người sống động, có quan hệ mật thiết và cụ thể với ta, đồng thời ảnh hưởng mãnh liệt trên đời sống ta?

 

Suy tư gợi ý:


Chủ đề của đoạn Tin Mừng trên là «làm chứng cho Thiên Chúa». Gioan Tẩy Giả là một mẫu gương và là thầy dạy chúng ta về làm chứng. Ta thử tìm hiểu cách làm chứng của Gioan để áp dụng trong cuộc đời Kitô hữu và chứng nhân của ta.


1.  «Gioan đến để làm chứng và làm chứng cho ánh sáng» (Ga 1,8)

 

Gioan Tẩy Giả sinh ra và sống trong thế gian là để làm chứng. Trong các tòa án, người làm chứng phải là người chứng kiến tận mắt sự việc xảy ra, và phải chịu trách nhiệm về lời chứng của mình. Nếu lời chứng bị phát hiện là gian dối, họ phải chịu một hình phạt của tòa án. Để lời chứng có giá trị, đôi khi người làm chứng phải thề để mọi người tin rằng điều mình nói là sự thật. Có những người sẵn sàng chấp nhận chịu những đau khổ khủng khiếp và cả cái chết để chứng tỏ lời chứng của mình là sự thật. Một lời chứng như thế thật đáng tin. 

 

Người làm chứng phải là người có kinh nghiệm thật sự về điều mình làm chứng: hoặc thấy tận mắt sự việc, hoặc cảm nghiệm được sự việc. Nếu mình làm chứng về một điều mình chỉ nghe nói, nghe thuật lại, thì lời chứng của mình kém hẳn giá trị. Vì thế, để là một người làm chứng cho Thiên Chúa, thì chính người ấy phải có kinh nghiệm đích thực về Thiên Chúa, phải cảm nhận được tình yêu và quyền năng của Ngài trong đời sống mình

 

Nếu mình chỉ học được một mớ lý thuyết thần học, chỉ nghiên cứu Kinh Thánh hay Lời Chúa như một nhà khoa học nghiên cứu một bản văn, thì mình chưa đủ tư cách làm chứng. Nếu mình chỉ tin Thiên Chúa cách lý thuyết, chính mình chưa xác tín điều mình làm chứng, thì mình chẳng thể sống chết cho niềm tin ấy, lời chứng của mình sẽ chẳng mấy giá trị. Do đó, chỉ những ai có kinh nghiệm thật sự về Thiên Chúa mới có thể làm chứng cho Ngài một cách hợp tình hợp lý mà thôi. Mình chưa có kinh nghiệm mà đã làm chứng, nhất là làm chứng một cách quả quyết, thì lời chứng ấy đã vượt quá khả năng của mình. Chẳng khác gì một người chỉ nghe nói một sự việc mà đã quả quyết 100% là sự việc ấy có thật như thể mình chứng kiến sự việc ấy.

 

Gioan đến để «làm chứng cho ánh sáng». Ánh sáng tượng trưng những gì tích cực, như chân lý, công lý, tình thương… Ngược với ánh sáng là tối tăm. Tối tăm tượng trưng những gì tiêu cực như gian dối, bất công, hận thù… Người của ánh sáng không thể làm chứng cho tối tăm, cũng không thể đồng lõa với tối tăm bằng sự bất động, không phản ứng gì trước những gian dối, bất công, hận thù… Im lặng bất động trong những trường hợp này không phải là tư cách của một người làm chứng đích thực. Để làm chứng, đôi khi phải chấp nhận trả giá. Không chấp nhận trả giá thì lời chứng của mình không đáng tin. Chấp nhận trả giá càng cao, lời chứng càng giá trị, càng đáng tin. Đức Giêsu, Gioan Tẩy Giả, các tông đồ đã chấp nhận trả giá cho lời chứng của mình bằng cái chết. Chính vì thế, lời chứng của các ngài mới được thế giới tin theo.



2.  Tinh thần xóa mình khi làm chứng

 

«Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi» (Ga 3,30). Người làm chứng có chịu để cho mình nhỏ đi, thì người mình làm chứng mới lớn lên được!

 

Còn chúng ta, khi làm việc cho Chúa, làm tông đồ, ta muốn được mọi người tôn vinh, ta thích tự đề cao mình, tự phong cho mình một chức vụ quan trọng, tự xưng là đại diện cho một nhân vật cao cả để mọi người trọng vọng ta. Ta muốn mọi người phải gọi ta bằng danh này hiệu nọ, nếu không được thì ta buồn bực, khó chịu… Đang khi đó, có thể ta chẳng làm chứng cho Thiên Chúa, cho ánh sáng, cho chân lý hay công lý được bao nhiêu, là vì ta muốn mình lớn lên nên Ngài phải nhỏ đi. Trước mặt Thiên Chúa, có khi ta chẳng hơn ai, nhưng ta muốn mọi người phải kính nể ta và dành nhiều ưu đãi cho ta, vì ta đang làm việc cho Thiên Chúa




  1. «Có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết» (Ga 1,26)

 

Gioan muốn làm chứng về «một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết» (Ga 1,26). Rất có thể chính Đức Giêsu đang ở giữa chúng ta, trong chúng ta, bên cạnh chúng ta… mà chúng ta không mấy khi ý thức được. Thật vậy, ít khi ta ý thức Ngài đang hiện diện trong chính bản thân ta. Do đó, sự hiện diện của Ngài trong ta trở nên thụ động tương tự như khi Ngài ngủ trên thuyền của các tông đồ giữa cơn phong ba bão tố (x. Mt 8,23-27). Vì thế, giữa cuộc đời bão tố, ta vẫn cảm thấy cô đơn, lo lắng, sợ hãi, tưởng như chẳng ai sẵn sàng cứu giúp ta, chẳng ai tiếp sức mạnh cho ta, khiến ta vẫn yếu đuối, khiếp nhược. Ta vẫn muốn chạy đến cầu khẩn, van xin một Thiên Chúa, một Đức Giêsu ở bên ngoài ta, ở xa ta, qua trung gian một ai đó. Vì thế, ta không nhận được sức mạnh từ một Thiên Chúa ở trong ta

 

Ngoài ra, Thiên Chúa còn hiện diện rất sống động bên cạnh ta, nơi những người đang sống quanh ta, nhưng ta không hề nghĩ đến sự hiện diện ấy. Ta vẫn không hề cảm nhận được Thiên Chúa đang ở nơi họ, để đối xử với họ như những hiện thân cụ thể của Ngài. 

 

Do đó, Thiên Chúa đối với ta dường như vẫn rất trừu tượng, vô hình, im lặng, vắng mặt, không sao cảm nhận được! Và lời chứng của ta về Thiên Chúa vẫn là lời chứng của một người chỉ biết Ngài cách lý thuyết, vì chỉ nghe người khác nói về Ngài. Nên lời chứng ấy không phải là lời chứng sống động, mạnh dạn và đầy thuyết phục về một Thiên Chúa mà đúng ra chính ta cảm nhận được cách rất cụ thể.



CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, nhiều khi con tự hào là chứng nhân của Cha, của Đức Giêsu. Nhưng thật ra, con chưa có kinh nghiệm nhiều về Cha, về Đức Giêsu. Con chỉ biết và tin cách lý thuyết, sau khi đã học hỏi về Cha, về Đức Giêsu một vài năm. Thế là con đã cảm thấy mình có thể làm chứng về Cha, về Đức Giêsu cho mọi người, như một nhà chuyên môn làm chứng, hay một người làm chứng chuyên nghiệp. Nghĩ lại, nhiều khi con cảm thấy mình hợm hĩnh quá. Xin Cha giúp con cảm nghiệm đích thực về Cha, về Đức Giêsu sống động trong đời sống của con, để lời chứng của con trở nên giá trị hơn, đáng tin hơn.

 

Nguyễn Chính Kết

 

Posted by Nguyen Chinh Ket at 9:19 PM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 

No comments:

 

Post a Comment

Older Post Home

Subscribe to: Post Comments (Atom)

Chia sẻ


http://1234chiase.blogspot.com

Blog Archive

Chia sẻ


1234chiase.blogspot.com

   

Simple theme. Powered by Blogger.

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - HÃY DỌN ĐƯỜNG

Hãy Dọn Đường

Chủ đề: “Mùa vọng là thời gian để trở về với những gì nền tảng và đặt Đức Giêsu Kitô lên hàng đầu trong cuộc đời ta”

Trong cuốn “Nội lực nơi bạn” (The Power Within You), Pat William ở tiểu bang Philadelphia có kể một câu chuyện đặc biệt sau đây:

Năm 1980, vào một buổi trưa Chúa nhật nóng bức, một bệnh nhân trẻ bị chứng tê liệt não bộ tên là Cordell Brown đang đi bộ đến câu lạc bộ quán quân thế giới Philadelphia Phillies. Cordell bước đi hết sức khó khăn, nói năng cũng rất là khó. Ăn uống đối với anh là một bổn phận hết sức nặng nhọc. Khi thấy Cordell tới, nhiều người quay mặt đi đàng khác, hoặc cố tình không nhìn thấy anh. Ðó là cách phản ứng của một số người trong hội Phillies khi thấy Cordell đi tới câu lạc bộ.

Cordell làm gì trong câu lạc bộ Phillies vậy? Anh được mời tới đó để nói chuyện với những tay ăn chơi trong một buổi nói chuyện tại nhà nguyện câu lạc bộ.

Cordell có thể nói gì với những ngôi sao màn bạc như Steve Carleton và Mike Schmit, những người sống rất xa cách với thế giới đau khổ và dị tật của anh?

Một vài người trong hội Phillies cũng tự hỏi như thế khi họ ngồi xuống để chuẩn bị nghe anh nói. Cordell bắt đầu bằng cách làm sao cho các tay ăn chơi đó cảm thấy thoải mái dễ chịu. Anh nói: “Tôi biết rằng tôi rất khác biệt với các bạn”. Rồi anh trưng đoạn thư Thánh Phaolô (1Cr. 15, 10 ): nhưng nhờ ơn của Thiên Chúa mà tôi được như thế này.

Suốt 20 phút kế đó, Cordell đã nói về lòng nhân hậu của Thiên Chúa được thể hiện trong cuộc sống của anh. Anh kết luận bằng cách trả lời cho câu hỏi này: Anh có thể nói gì với những siêu minh tinh nổi tiếng như Steve Carleton và Mike Schmit, là những người sống hết sức xa cách với thế giới của những người đau khổ tật nguyền như anh?

Cordell nói một cách rất duyên dáng: “Bạn có thể thành công suốt cả cuộc đời, và lãnh cả triệu đôla mỗi năm, nhưng khi ngày giờ đến, ngày mà người ta đóng nắp hòm quan tài của bạn lại, thì bạn sẽ chẳng khác tôi chút nào. Ðó là lúc mà mọi người chúng ta đều y như nhau. Tôi không cần tới những gì các bạn đang có trong cuộc sống, nhưng có một điều tôi chắc chắn rằng: các bạn cần một điều mà tôi đang có, đó là Ðức Giêsu Kitô”.

Tôi thích câu chuyện này vì hai lý do:
Trước hết, nó nói cho chúng ta về Mùa vọng. Nó mời gọi chúng ta trở về với những gì nền tảng. Nó mời chúng ta tự hỏi chính mình xem: Cái gì thực sự là quan trọng đối với chúng ta? Nó mời chúng ta nhìn vào những cái chúng ta phải coi là ưu tiên trong cuộc đời mình. Nhất là nó hỏi chúng ta xem Ðức Giêsu Kitô có phải là ưu tiên số một trong cuộc đời của chúng ta hay không?

Và điều này dẫn chúng ta tới điểm thứ hai về câu chuyện của Cordell Brown. Nó nói với chúng ta về những bài học Thánh Kinh ngày hôm nay.

Cả ba bài đọc đều nói nói về sự cần thiết phải dọn đường cho Chúa đến. Cả ba bài đọc đều nói rằng: chúng ta không sống đúng như cái mình phải sống, thì chúng ta phải chịu trách nhiệm về điều đó.

Nói cách khác, nếu chúng ta đi sai không đúng theo căn bản, thì những bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta hãy trở về với những cái nền tảng ấy.

Nếu chúng ta đặt công việc của chúng ta lên hàng đầu trước cả gia đình chúng ta, thì những bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta sửa chữa lại tình trạng ấy.

Nếu chúng ta đặt sự thành công lên trước tương quan cá nhân của chúng ta đối với Thiên Chúa, thì các bài đọc hôm nay kêu gọi chúng ta thay đổi thái độ đó.

Tại Tu viện Westminster ở Luân Ịôn, có một nhà nguyện nhỏ tên là “nhà nguyện thánh Grêgôriô”. Nhà nguyện này được xây lên để tưởng niệm những người dân Luân Ðôn bị mất mạng vì máy bay oanh tạc thời đệ nhị thế chiến. Trong nhà nguyện có bốn cuốn sách lớn, trong đó có ghi tên 6,000 tên các nạn nhân cuộc không kích đó. Một cuốn mở ra và trên trang sách lấp lánh ánh sáng có ghi một số tên nạn nhân. Mỗi ngày người ta giở ra một trang để phơi ra một số những tên mới. Khi bạn nhìn và đọc cột tên dài ấy, bạn không sao biết được người có tên mà bạn đọc thấy nghèo hay giầu, da đen, da trắng hay da nâu, là Kitô hữu, là Do Thái hay là vô thần, gìa hay trẻ, đẹp hay xấu.

Lúc đó không còn có một khác biệt nào nữa. Lúc đó tất cả những gì xẩy ra đều tùy thuộc vào bản chất con người mà mỗi người tạo ra cho mình còn sống trên dương thế.

Câu chuyện của Cordell Brown và câu chuyện nhà nguyện Thánh Grêgoriô của Tu viện Westmister khiến chúng ta tự hỏi: chúng ta phải làm gì nếu chúng ta thấy mình đã không sống đúng như cách chúng ta phải sống? Chúng ta phải làm gì nếu chúng ta nhận ra rằng chúng ta không chuẩn bị ngày giờ chết, hay chuẩn bị cho ngày Ðức Giêsu tái lâm bất chấp ngày nào đến trước?

Dĩ nhiên câu trả lời là: chúng ta phải làm đúng những gì Gioan Tẩy Gỉa đã đề nghị cho dân chúng thời ông làm. Chúng ta phải sám hối, phải xin Thiên Chúa tha thứ những lỗi lầm của chúng ta. Chúng ta phải cải tà qui chánh và phải bắt đầu một cuộc sống mới. Ðó là tất cả những gì Mùa vọng muốn nói đến. Ịó là thời gian để chúng ta kiểm tra lại đời sống của mình và làm tất cả những thay đổi cần thiết trong đời sống.

Ðiều này đem chúng ta trở lại với câu chuyện đáng ghi nhớ của Cordell Brown và câu hỏi được nêu ra trong câu chuyện. Anh có thể nói gì với các siêu minh tinh như Steve Carleton và Mike Schmit, là những người sống hết sức xa cách với thế giới đau khổ tật nguyền của anh? và Cordell phải nói gì với bạn và tôi?

Cordell đã trả lời câu hỏi đó một cách duyên dáng:

“Bạn có thể thành công suốt cả cuộc đời, và lãnh cả triệu đôla mỗi năm, nhưng khi này giờ đến, ngày mà người ta đóng nắp quan tài của bạn lại, ngày đó bạn sẽ chẳng khác gì tôi chút nào. Ðó là lúc mọi người chúng ta đều y như nhau. Tôi không cần tới những gì các bạn đang có trong cuộc sống, nhưng điều duy nhất tôi chắc chắn là: các bạn cần cái tôi đang có, và đó chính là Ịức Giêsu Kitô”.

Ðể kết thúc, chúng ta hãy thưởng thức một bài thơ cổ, nói về cuộc đời này chóng qua thế nào và điều gì quan trọng vào giây phút cuối cùng:

“Khi tôi là một đứa trẻ, tôi cười và khóc, thì lúc đó thấy thời gian bò tới. 
“Khi tôi là một thanh niên, tôi táo bạo hơn, thì thấy thời gian đi bộ. 
“Khi tôi trưởng thành, tôi là một người chững chạc, thì thấy thời gian chạy. 
“Cuối cùng khi tôi bước vào tuổi chín mùi, thì thấy thời gian bay. 
“Chẳng bao lâu nữa là tôi chết, lúc đó thời gian đã đi mất. 
“Ôi lạy Chúa Giêsu, khi cái chết đến, thì ngoài Ngài ra, không còn gì là quan trọng nữa.”

Cha Mark Link, S.J.

Người Tín Hữu

 

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Lễ Chúa Nhật 2 Mùa Vọng B

Video Player
 
00:00
 
20:31
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục