9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - ĐỨC BÁC ÁI

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, Apr 10 at 12:31 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    Đức Bác Ái cần hơn các món quà khác.
    THÁNH PHAOLO (thư Corinto, Chương 13)
     
    1 Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng.
     
    2 Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì.
     
    3 Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.
     
    4 Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc,
     
    5 không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù,
     
    6 không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật.
     
    7 Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả.
     
    8 Đức mến không bao giờ mất được. Ơn nói tiên tri ư? Cũng chỉ nhất thời. Nói các tiếng lạ chăng? Có ngày sẽ hết. Ơn hiểu biết ư? Rồi cũng chẳng còn.
     
    9 Vì chưng sự hiểu biết thì có ngần, ơn nói tiên tri cũng có hạn.
     
    10 Khi cái hoàn hảo tới, thì cái có ngần có hạn sẽ biến đi.
     
    11 Cũng như khi tôi còn là trẻ con, tôi nói năng như trẻ con, hiểu biết như trẻ con, suy nghĩ như trẻ con; nhưng khi tôi đã thành người lớn, thì tôi bỏ tất cả những gì là trẻ con.
     
    12 Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi.
     
    13 Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.
     
    hddaminhthanhlinh
     
     

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - BỎ NGAY THÓI HƯ - TẬT XẤU

  •  
     
    Tue, Apr 6 at 1:34 PM
     
     



    From: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
    To: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
    Sent: 4/6/2021 4:45:22 AM Eastern Standard Time
    Subject: Huynh Quoc Binh- Chua Phuc Sinh va Su An Nan! (goi lai lan thu hai)

    Audio: Chúa Phục Sinh và Sự Ăn Năn!

    Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu
    Bài giảng 24 phút
    Đề tài: Chúa Phục Sinh và Sự Ăn Năn!
    Giảng luận: Huỳnh Quốc Bình
     
    Xin bấm vào link để nghe âm thanh:
     
     
     
     

    Xin vui lòng giúp quảng bá đến nhiều người khác
     
    Những điểm tiêu biểu trong bài giảng:
     
    Trong thời điểm mừng Chúa phục sinh, hầu hết các bài viết, bài giảng đều lên án Giu-đa, kẻ phản Chúa. Có người lên án Giu-đa còn dài dòng hơn những chi tiết về sự sống lại của Chúa.
     
    Trong bài giảng này, tôi không bàn về sự phản bội của Giu-đa, nhưng tôi muốn nói đến những gì Chúa phán với các môn đệ của Chúa, nhất là với Sứ Đồ Phi-e-rơ.
     
    Trước sự kiện Chúa Cứu Thế phục sinh, tôi không thấy Kinh Thánh chép về sự cầu nguyện, chữa bệnh, mà nổi bật nhất là việc Chúa Cứu Thế căn dặn các môn đệ phải giảng tin mừng về sự cứu rỗi của Thiên Chúa, kêu gọi con người chịu ăn năn. Đặc biệt nhất là sự khuyến cáo về vấn đề “chăn chiên” của Chúa. Tức là các môn đệ Chúa Cứu Thế Jusus phải chăn chiên của Ngài. Đó là Hội Thánh Chúa ngày xưa và nay.
     
    Nói đến hai chữ Hội Thánh, có lẽ chúng ta cũng cần phải thận trọng, không nên lạm dụng hai chữ thiêng liêng này khi gọi tập hợp nào cũng là “hội thánh”. Tại sao? Bởi vì hễ nói là hội thánh thì hội đó phải thật sự thánh hay ít nhất có chút nào “chất thánh” trong đó.
     
    Một hội chia năm, xẻ bảy, hành xử theo bản năng xác thịt, dứt khoát không thể là hội thánh của Đức Chúa Trời. Nếu không phải là hội thánh đích thực, hội đó không thể có quyền năng từ Trời để cầu nguyện, chữa bệnh cho bất cứ ai. Có nghĩa là Chúa không bao giờ nhậm lời những kẻ bất xứng, những kẻ không bao giờ muốn ăn năn, thích tiếp tục ngụp lặn trong tội lỗi qua vỏ bọc thiêng liêng, mà chỉ thích làm “cha”, “sư” hay “thầy” của thiên hạ.
     
    Đọc đến đây, nếu có ai cho rằng tôi xét đoán người khác, xin đừng thèm nghe hoặc đọc tiếp, bởi chẳng ích lợi gì, có khi còn mất phước và khó ngủ.
     
    Nếu tôi là người chỉ giỏi lên mình kiêu ngạo về khả năng thần học và thành tích đạo đức ruổng nát của tôi, dứt khoát tôi không thể nào có đủ tư cách hay sự thiêng liêng để cầu nguyện chữa bệnh cho người khác.
     
    Trong sách Phúc Âm Giăng 15, Chúa Cứu Thế Jesus có nói rõ rằng, Ngài là gốc nho thật và Chúa Cha là người trồng nho. Con người chúng ta là nhánh nho, hễ nhánh nào không kết quả thì Ngài chặt hết; và Ngài tỉa sửa những nhánh nào kết quả, để được sai trái hơn.
     
    Đây là lời phán của Chúa Cứu Thế Jesus rõ ràng nhất, “Nếu ai chẳng cứ trong ta thì phải ném ra ngoài, cũng như nhánh nho; nhánh khô đi, người ta lượm lấy, quăng vào lửa, thì nó cháy. Ví bằng các ngươi cứ ở trong ta, và những lời ta ở trong các ngươi, hãy cầu xin mọi điều mình muốn, thì sẽ được điều đó.” (Giăng 15:6-7)
     
    Nếu một người không biết “ông Jesus” là ai, sự cứu rỗi của Thiên Chúa là gì, con người trần gian phải kêu cầu đấng nào để được cứu về phần linh hồn… Cho dù chúng ta có cầu nguyện, xô ngã, nói tiếng lạ, chữa bệnh cho người đó, chắc chắn sự chữa lành trong nhất thời đó không thể đến từ quyền năng của Đức Chúa Trời.
     
    Ngày nay, bất cứ ai nói rằng “tôi yêu Chúa” mà xem việc giảng về sự cứu rỗi của Thiên Chúa chỉ là phụ, còn những thứ khác như tranh giành chức vụ trong những nơi gọi là “hội thánh”, miệt mài trong các trường thần học để bằng mọi cách phải lấy cho được bằng tiến sĩ thần học để hảnh diện với đời, hoặc để “sâu nhiệm” về lời Chúa nhưng không sống theo lời Chúa. Tệ hại hơn nữa khi  cứ luồn lách, chạy chọt để được loại giáo quyền “rờ đầu” phong chức cho mình.
     
    Mừng Chúa Phục Sinh phải giảng về Nước Trời. Phải quyết tâm sửa mình. Phải loại bỏ những tánh hư, tật xấu và những suy nghĩ thấp hèn thuộc về xác thịt, trước khi giảng về những điều thiêng liêng.
     
    Đối với những ai chưa có niềm tin về Thiên Chúa, đang đọc hay nghe những lời này và đang đau buồn, tuyệt vọng, chán chường… Xin đừng tiếp tục tuyệt vọng, hãy mở miệng mình ra kêu cầu danh Chúa, tiếp nhận sự cứu rỗi của Chúa để tội mình được tha, linh hồn mình được cứu rỗi. Bởi vì Chúa Cứu Thế Jusus đã có lời kêu gọi, “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.” (Ma-thi-ơ 11:28)
     
    Cầu xin Chúa cho chúng ta ý thức về những gì Kinh Thánh đã khuyến cáo, những gì Chúa đã căn dặn và những gì Ngài kêu gọi những người yếu đuối trên trần gian này. A-men!
     
    Mọi thắc mắc, tâm tình, xin vui lòng liên lạc:
    Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
     
    ---------------------------------
     
     
     
     

ĐÀO TAO5 MÔN ĐỆ - TÔI MẾN THÁNH GIÁ?

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Mar 28 at 2:11 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Tôi có thực sự là Người Yêu Mến Thánh Giá ?

     

    Chị em thân mến,

    Hôm nay chúng ta cùng với Giáo Hội cử hành Lễ Lá, khởi đầu Tuần Thánh, trong một bối cảnh rất là đặc biệt giữa đại dịch virut Corona, không có những cuộc rước lá long trọng, cùng với các nghi lễ trọng thể, mà cử hành một cách lặng lẽ âm thầm. Sự âm thầm này, trong Năm Thánh mừng 350 năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá, giúp chúng ta đi sâu hơn vào mầu nhiệm Thánh Giá, là mầu nhiệm được tái diễn trong Tuần Thánh, và cũng là mầu nhiệm trung tâm của đời sống người nữ tu Mến Thánh Giá.

    Đây cũng là dịp để chị em chúng ta đặt lại vấn đề: Tôi có thực sự là người Mến Thánh Giá?

    Chúng ta hãy cùng nhau đọc lại đoạn sách đã gợi hứng cho Đức Cha Lambert de la Motte lúc ngài mới lên 9 tuổi, để ngài hình dung ra một hội dòng gồm Những người Yêu mến Thánh Giá Chúa Giêsu Kitô.  Sách Gương Chúa Giêsu, Quyển II, chương 11 đã trình bày một thực trạng là có ít người yêu mến Thánh Giá. Thực trạng này không chỉ là thời xưa mà cũng vẫn còn là thực trạng thời nay. Chúng ta sẽ vừa đọc vừa đối chiếu với đời sống của mình, để nghe lại trong nội tâm tiếng mời gọi tha thiết trở nên một người Mến Thánh Giá đích thực.

     “Ngày nay có nhiều người yêu mến Nước Trời của Chúa Giêsu nhưng ít ai muốn vác Thánh Giá của Người.”

    Chắc chắn là chị em chúng ta muốn vác Thánh Giá của Chúa Giêsu, nên mới chọn đi tu dòng Mến Thánh Giá. Trong công thức khấn chúng ta đã nói lên ước muốn của mình: bước theo sát dấu chân Đức Kitô trên đường Thánh Giá. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta lại không muốn vác Thánh Giá của mình, với những khó khăn hay đòi hỏi của đời dâng hiến, tự mình tách thập giá của mình ra khỏi Thánh Giá của Chúa, thiếu đời sống cầu nguyện gắn bó với Chúa, thập giá vì thế trở nên nặng nề thêm do những lời than van kêu ca chê trách, những tư tưởng tiêu cực, làm cho thập giá có khi đến mức dường như quá sức chịu đựng, mình lại tách ra khỏi chị em, không cùng với chị em cùng vác thập giá, dần dần mình không còn muốn vác và không thể vác nổi.

    Sách Gương Phước quảng diễn lý do ít có người yêu mến Thánh Giá:  “Nhiều người muốn được Người an ủi nhưng ít ai vui lòng chia sẻ nỗi đau khổ của Người. Có nhiều người sẵn sàng ăn tiệc Người dọn nhưng ít ai muốn bắt chước sự chay tịnh của Người. Tất cả đều muốn cùng chung vui với Người nhưng mấy ai muốn chịu đựng đau khổ với Người. Nhiều người yêu mến Chúa Giêsu cho đến lúc bẻ bánh nhưng ít ai đi cho tới khi uống chén đắng khổ nạn của Người.” Thật vậy, mặc dù mang danh là người Mến Thánh Giá, đôi khi chúng ta vẫn tìm kiếm những sự an ủi, dễ dãi, vui vẻ, thuận lợi, đáp ứng mong đợi của mình, hơn là tìm kiếm ý Chúa, làm theo ý Chúa và cùng hiệp thông trong cuộc khổ nạn của Chúa. Cụ thể là việc cử hành phụng vụ trong thời gian đại dịch, bản thân em cũng vẫn ước ao được có Thánh Lễ, hoặc là được cử hành Phụng vụ Lời Chúa và Rước Mình Thánh Chúa, và không vui mấy khi không được như thế. Tuy nhiên, khi đọc lại đoạn sách Gương Phước này, em thật thấm thía là mình vẫn còn thích những gì mình muốn hơn là làm những gì Chúa muốn, thể hiện qua Đấng Bản quyền giáo phận, đó không phải là điều Chúa mong đợi nơi một người Mến Thánh Giá. Khi nhìn lại đời sống hàng ngày, thập giá của chúng ta có khi thật nhỏ nhoi nhưng mình lại xem nó thật là to và thật nặng, là do mình chỉ muốn được Chúa an ủi, được ăn tiệc Người dọn, muốn chung vui, muốn cùng với Chúa Giêsu khi Người bẻ bánh, mà lại không muốn cùng chịu đau khổ với Người.

    Sách Gương Phước còn chỉ rõ hơn: “Nhiều người tung hô các phép lạ của Chúa nhưng ít ai sẵn sàng đón nhận sự ô nhục của Thập Giá. Nhiều người ca khen Chúa Giêsu bao lâu họ không gặp cảnh hoạn nạn, nhiều người chúc tụng Chúa bao lâu họ được Chúa an ủi nhưng nếu Người ẩn mình, làm như bỏ họ, tức thì họ phàn nàn hay mất hết tinh thần. Trái lại, những người yêu Chúa Giêsu vì Chúa chứ không phải vì những niềm an ủi riêng, họ chúc tụng Người trong mọi cơn thử thách và nỗi buồn phiền tâm trí cũng như trong mọi niềm an ủi lớn lao. Và ngay cả khi Chúa không ban cho họ ơn an ủi nào, họ vẫn không ngừng khen ngợi tạ ơn Người.” Chị em chúng ta hãy nhìn lại xem mình thuộc vào số nhiều người hay số ít người, xem mình có thực sự yêu Chúa vì Chúa, yêu Thánh Giá của Người và vui lòng đón nhận thập giá đời mình?

    Đức Cha Lambert, khi mời gọi con cái mình trở thành những người yêu mến Thánh Giá, ngài đã là người mến Thánh Giá đầu tiên, mặc dù ngài không thể thành lập Hội Tông đồ dành cho các giáo sĩ để chính thức trở thành một người mang danh hiệu Mến Thánh Giá. Ngày từ lúc chín tuổi, cậu bé Lambert đã có lòng yêu mến Thánh Giá, có một ý tưởng cao trọng về đời tu đến nỗi không tìm được một nơi nào đáp ứng được những khát vọng của cậu. Cậu đã để cho mình được thấm nhuần sách Gương Phước và tự xem đó là những đòi hỏi cho cả cuộc đời mình, và không ngừng đem ra thực hành.

    Từ thời niên thiếu đến khi thi hành nhiệm vụ của một nhà thừa sai, Đức Cha Lambert cũng có những lúc được Chúa an ủi, được ban cho những ơn cần thiết và cảm nghiệm được tình yêu vô biên mà Chúa dành cho mình. Tuy nhiên, bên cạnh việc sống tâm tình tạ ơn về những ơn lành Chúa ban, ngài luôn ao ước được chịu đau khổ nơi thân xác và tinh thần vì Chúa và với Chúa, đón nhận mọi gian lao vất vả, mọi đe dọa và chống đối, mọi sự hiểu lầm và khước từ. Đức Cha Lambert cũng mời gọi con cái ngài tiếp nối nơi bản thân mình cuộc đời lữ thứ hy sinh của Đức Kitô, hướng trọn lòng trí về Đức Giêsu Kitô-Chịu-Đóng-Đinh, không chỉ vào những lúc hát Kinh Tước hiệu hay là trong những giờ Phụng vụ, nhưng là trong từng giây phút của ngày sống, để Đức-Giêsu-Kitô-Chịu-Đóng-Đinh thực sự là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng ta.

    Ước mong rằng trong Tuần Thánh này, và trong thời gian còn lại của Năm Thánh mừng 350 năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá,  chị em chúng ta cùng nối kết thập giá của chúng ta lại với nhau, và kết nối với Thánh Giá của Chúa, sống tinh thần Mến Thánh Giá là tinh thần khổ chế hy sinh vì tình yêu, hết lòng yêu mến Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh trên Thánh Giá, yêu Thánh Giá của Người và sẵn lòng đón nhận thập giá đời mình, nhờ đó chị em chúng ta trở nên những người Mến Thánh Giá đích thực như ý muốn của Đức Cha Lambert, Đấng Sáng Lập Dòng, ngày càng yêu Thánh Giá hơn, bình an hơn, hạnh phúc hơn trong cuộc đời dâng hiến.

                                                           Nt. Anna Vân Nga

    Tổng Phụ trách MTG.Thủ Đức

     

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CAC ƠN ĐẠI XÁ TUẦN THÁNH

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Mar 31 at 12:01 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    THÔNG BÁO CÁC ƠN ĐẠI XÁ TRONG TUẦN THÁNH
    Chiếu theo Tông Huấn Giáo Lý Ân Xá (Indulgentiarum Doctrina ) do Đức Thánh Cha Phaolo VI ban bố ngày 1 tháng 1 năm 1967 và Cẩm Nang Về Các Ân Xá (Enchiridion Indulgentiarum) ấn bản thứ tư năm 1999, các việc làm vào những dịp sau đây trong Tuần Thánh được hưởng nhận các ơn Đại Xá Hội Thánh rộng ban cho các tín hữu như sau :
    – Tối Thứ Năm Tuần Thánh, sau Thánh Lễ Tiệc Ly, ai hát kinh Tantum Ergo (đây Nhiêm Tích Vô Cùng Cao Quý) hoặc Chầu Mình Thánh Chúa đủ 30 phút thì được hưởng nhờ ơn Đại Xá.
    – Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ai tham dự nghi lễ Thờ lạy và hôn kính Thánh Giá thì được hưởng nhờ ơn Đại Xá.
    – Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, trong Đêm Vọng Phục Sinh, ai tuyên lại lời hứa khi Rửa Tội hoặc có thể thay bằng Tín Biểu các Tông Đồ, Kinh Tin Kính công đồng Nicea-Constantinople thì được hưởng nhờ ơn Đại Xá.
    – Các ngày khác trong Tuần Thánh và các ngày khác quanh năm, ai viếng đủ 14 chặng Đàng Thánh Giá thì được hưởng nhờ ơn Đại Xá.
    Các ơn Đại Xá mỗi ngày được hưởng nhận 1 lần và có thể nhường cho các linh hồn.
    Để lãnh nhận ơn Đại Xá cần giục lòng ăn năn, chê ghét, dốc lòng chừa mọi tội trọng, tội nhẹ đã phạm, dứt lòng quyến luyến tội lỗi và theo các điều kiện hưởng ơn Đại Xá thông thường :
    – Xưng Tội
    – Rước Lễ trong chính ngày hưởng ơn Đại xá
    – Cầu theo ý Đức Giáo Hoàng : có thể cầu theo ý chỉ hoặc đọc thay bằng 1 Kinh Lạy Cha để hiệp ý cùng Đức Giáo Hoàng.
    ---------------------------------
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - VUA LUY NƯỚC PHÁP

  •  
    nguyenthi leyen
    NGƯỜI TÍN HỮU TRƯỞNG THÀNH
     
    Sat, Mar 27 at 12:01 AM
     
     
    VUA LUY NƯỚC PHÁP YÊU NGƯỜI NGHÈO
     
     
     

     

    Ảnh cùng dòng


    Con cưng của Đức Mẹ 
     

     

    Thánh Luy vua nước Pháp có lòng kính mến Ðức Mẹ cách đặc biệt, và có lòng thương người nghèo cách riêng. 
     
    Mọi thứ bảy trong tuần, để tỏ lòng tôn kính Ðức Mẹ, nhà Vua cho mời 13 người nghèo vào đền, dọn tiệc tại phòng riêng nhà vua để thiết đãi họ.  Các ngày thứ sáu trong tuần, và cả thứ tư mùa chay cũng làm như thế.  Nhà vua tự tay cắt bánh, vẽ cá, thái thịt cho họ.  Nếu ai mù lòa, nhà vua bưng đút cho họ.
     
      Ra về nhà vua cho mỗi người 12 đồng vàng, và nếu ai còn vợ con, nhà vua cho thêm nữa.  Các thứ bảy trong tuần, nhà vua còn mời họ vào để rửa chân  cho họ, và hôn chân họ mặc dầu họ bị ghẻ lở, hủi.  Rửa xong ngài cho họ mỗi người 60 đồng  vàng, và hôn tay họ,
     
    Ngài yêu thích người mù lòa, nhất là kẻ nghèo khó mà lại mù lòa.  Mỗi ngày nhà vua dậy nửa đêm vào nhà nguyện đọc kinh lần hạt và hát ca vịnh, rồi dự thánh lễ, cám ơn. 
    Mùa chay nhà vua dự ba thánh lễ cho đến gần trưa mới thôi.  Trước bữa trưa, nhà vua đọc kinh nguyện kính Ðức Mẹ, sau bữa tối lại đọc kinh nguyện kính Ðức Mẹ.  Mặc dầu mùa lạnh, dự thánh lễ nhà vua quỳ trót một ván lễ. 
     
    Vì lòng mến Mẹ,nhà vua ước ao chết đúng ngày thứ bảy, ngày của mẹ và Ðức Mẹ đã nhận lời đứa con cưng của mình.
     
    tinmung