9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ- ĐTC - THƯ GALATA

  •  
    Tinh Cao
     
     
    Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,
     
    Hôm nay, sau loạt 39 bài Giáo Lý về Cầu Nguyện, kéo dài từ ngày mùng 6 tháng 5 năm 2020 đến ngày 16/6/2021,
    ĐTC Phanxicô tiến sang đề tài giáo lý mới mẻ, đó là loạt bài giáo lý về Thư Thánh Phaolô Gửi Giáo Đoàn Galata.
    Chúng ta không biết lý do tại sao ngài quay sang thư Thánh Phaolô, 
    không biết ngài có chia sẻ về các thư của thánh nhân hay chăng, nếu có thì tại sao ngài lại chọn Thư Galata này đầu tiên?
     
    Tuy nhiên, theo người dịch này, thì vì Bức Thư Galata này, theo như ngài nhấn mạnh:
    "Nó dường như được viết cho thời đại của chúng ta đây"
    Ở chỗ nào, nếu không phải ở chỗ, cũng chính ngài cho biết ngay trước đó:
    "một số đề tài quan trọng về đức tin, như quyền tự do, ân sủng và lối sống của Kitô hữu, những gì hết sức thời sự vì chúng đụng chạm tới nhiều khía cạnh của đời sống Giáo Hội ngày nay".  
     
    Để biết đâu là những điểm "thời sự" trong Thư Galata này, xin mở 2 cái links sau đây: để đọc (bản dịch - link trên) hay/và để nghe (bản dịch kèm theo chia sẻ và thánh ca phụ họa - link dưới)
     
     
     
    Đaminh Maria cao tấn tĩnh

     

    --

     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - BUÔNG BỎ

  •  
    Kim Bang Nguyen

    TU HÀNH CUỐI CÙNG ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU GÌ ?
     
                Có người hỏi vị Tăng sĩ:
    - "Ông lúc nào cũng tu tu hành hành vậy thông qua tu hành, cuối cùng đạt được cái gì?"
    Vị Tăng trả lời:  - "Cái gì cũng khôngđạt được".
    Người này lại hỏi:- "Vậy ngài còn tu hành làm gì?"
    Vị Tăng sĩ mỉm cười nói:  "Thế tôi cũng có thể nói với cậu những thứ tôi mất đi. Tôi từ từ mất đi tâm oán hận, ỷ lại, hẹp hòi, xoi mói, chỉ trích bi quan và cầu vọng. Mất đi sự nông cạn, tầm nhìn hạn hẹp, mất đi hết thảy những thứ vô tri, can nhiễu và chướng ngại.
    Chân lý của tu hành không phải vì muốn đạt được mà chính là phải vứt bỏ đi hết thảy những ích kỹ, chấp chước, quan niệm bất thiện bao đời hình thành ''.
    Mục đích của sự tu không phải để đạt được, mà là buông bỏ!
     
    --------------------------------------------------
    "SAO NHÁT THẾ? ANH VẪN CHƯA CÓ LÒNG TIN SAO?"  (MAC-CÔ 4, 40)
    --------------------------------------------------
     
     
                                 

     

    ------------------------------------

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ -01-6-2021

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Jun 1 at 1:55 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Bổn phận tín hữu và công dân.

    01/06 – Thứ Ba tuần 9 thường niên. – Thánh Giúttinô, tử đạo. Lễ nhớ.

    "Các ông hãy trả cho Cêsarê cái gì thuộc về Cêsarê, và trả cho Thiên Chúa cái gì thuộc về Thiên Chúa".

     

    Thánh nhân là một triết gia và là anh hùng tử đạo. Người sinh tại Phơ-la-vi-a Nê-a-pô-li, ở Samari, trong một gia đình ngoại giáo, đầu thế kỷ thứ 2.

    Sau khi tin Chúa Kitô, người đã viết nhiều tác phẩm bênh vực Kitô giáo. Trong số đó, còn lại hai tác phẩm “Minh giáo” gửi cho hoàng đế Antôniô và “Đối thoại với ông Triphông”, tranh luận với người Do thái.

    Người cũng mở một trường dạy triết lý ở Rôma. Bị một đồng nghiệp tố cáo, người một lòng son sắt tuyên xưng đức tin trước mặt quan toà và đã được phúc tử đạo cùng với sáu Kitô hữu khác, quãng năm 165, thời hoàng đế Máccô Aurêliô.

     

    Lời Chúa: Mc. 12, 13-17

    Khi ấy, người ta sai mấy người thuộc nhóm biệt phái và đảng Hêrôđê đến Chúa Giêsu để lập mưu bắt lỗi Người trong lời nói. Họ đến thưa Người rằng: "Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật không vị nể ai, vì Thầy chẳng xem diện mạo, một giảng dạy đường lối Thiên Chúa cách rất ngay thẳng. Vậy chúng tôi có nên nộp thuế cho Cêsarê không? Chúng tôi phải nộp hay là không?"

    Nhưng Người biết họ giả hình, nên bảo rằng: "Sao các ông lại thử Ta? Hãy đưa Ta xem một đồng tiền". Họ đưa cho Người một đồng tiền và Người hỏi: "Hình và ký hiệu này là của ai?" Họ thưa: "Của Cêsarê".

    Người liền bảo họ: "Vậy thì của Cêsarê, hãy trả cho Cêsarê; của Thiên Chúa, hãy trả cho Thiên Chúa". Và họ rất đỗi kinh ngạc về Người.

     

    Suy Niệm 1: Của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa

    Suy niệm :

    Nhóm Pharisêu và nhóm Hêrôđê không phải là hai nhóm hợp nhau.

    Nhưng họ lại rất hợp nhất trong việc muốn trừ khử Đức Giêsu (Mc 3, 6).

    Ngài đã từng nhắc các môn đệ đề phòng “men” của hai nhóm này (Mc 8, 15).

    Trong bài Tin Mừng hôm nay, họ lại liên minh với nhau để giăng bẫy.

    Trước khi đưa Đức Giêsu vào bẫy, họ đã lấy lòng bằng những lời ca ngợi.

    Rồi cái bẫy được giăng ra, sắc như một con dao hai lưỡi.

    “Có được phép nộp thuế cho Xêda hay không?” (c. 14).

    Đã từng có những câu hỏi như thế.

    “Có được phép chữa bệnh trong ngày sa bát không?” (Mt 12, 10).

    “Có được phép rẫy vợ vì bất cứ lý do nào không?” (Mt 19, 3).

    Được phép có nghĩa là không đi ngược với Luật Môsê.

    Từ năm thứ sáu sau công nguyên,

    khi Giuđê và Samari trở thành một tỉnh của đế quốc Rôma,

    mỗi người dân Do thái phải nộp một thứ thuế thân cho những kẻ xâm lược.

    Đã có những phong trào đứng lên chống lại thứ thuế này.

    “Có được phép nộp thuế cho Xêda không?”

    Nếu Đức Giêsu nói rõ là được phép nộp thì đụng đến lòng ái quốc của dân,

    và cũng đụng đến nhóm Pharisêu là những người không chấp nhận

    sự thống trị nhơ nhớp của ngoại bang trên phần đất của Thiên Chúa.

    Nếu Ngài nói rõ là không được phép nộp thì Ngài sẽ gặp khó khăn với Rôma,

    và sẽ đụng đến nhóm Hêrốt là nhóm lãnh đạo dựa dẫm vào thế của đế quốc.

    Dĩ nhiên Đức Giêsu đã khôn ngoan không trực tiếp trả lời câu hỏi này.

    Ngài không rơi vào bẫy, ngược lại, có thể nói, Ngài giăng một cái bẫy khác.

    “Đem cho tôi một đồng bạc để tôi xem” (c. 15).

    Đức Giêsu không mang trong mình thứ tiền này, dùng để nộp thuế cho Rôma.

    Nhưng kẻ thù của Ngài thì mang, và đưa cho Ngài một đồng bạc.

    Đồng bạc này mang hình của Xêda và mang dòng chữ:

    “Tibêriô Xêda, con của Augúttô thần linh, Augúttô.”

    Khi biết đó là đồng tiền bằng bạc của Xêda, Đức Giêsu đã nói:

    “Những thứ của Xêda, hãy trả lại cho Xêda,

    những thứ của Thiên Chúa, hãy trả lại cho Thiên Chúa” (c. 17).

    Câu trả lời này đã làm họ sững sờ, không thể nào bắt bẻ được.

    Đức Giêsu có vẻ không chống lại chuyện nộp thuế thân cho Xêda.

    Nhưng Ngài quan tâm đến một chuyện quan trọng hơn nhiều.

    Chuyện đối xử công bằng với Thiên Chúa.

    Trả lại cho Thiên Chúa mọi sự thuộc về Thiên Chúa: đó là bổn phận.

    Đồng tiền mang hình Xêda, nên chúng ta phải trả cho Xêda.

    Còn chúng ta là người mang hình ảnh Thiên Chúa,

    nên chúng ta phải dâng trả chính bản thân mình cho Thiên Chúa.

    Tên của Giêsu đã được ghi khắc trong tim ta,

    nên chúng ta không được quên mình đã thuộc trọn về Giêsu.

    Còn bao điều trong đời ta thuộc về Thiên Chúa mà ta vẫn giữ cho mình!

     

    Cầu nguyện :

    Lạy Chúa,

    xin nhận lấy trọn cả tự do, trí nhớ, trí hiểu,

    và trọn cả ý muốn của con,

    cùng hết thảy những gì con có,

    và những gì thuộc về con.

    Mọi sự ấy, Chúa đã ban cho con,

    lạy Chúa, nay con xin dâng lại cho Chúa.

    Tất cả là của Chúa,

    xin Chúa sử dụng hoàn toàn theo ý Chúa.

    Chỉ xin ban cho con lòng mến Chúa và ân sủng.

    Được như thế, con hoàn toàn mãn nguyện. Amen. (Kinh dâng hiến của thánh I-Nhã)

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.     

     

    Suy Niệm 2: Trả cho Chúa

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Người ta thường trích dẫn Lời Chúa để phân biệt tôn giáo với chính trị. Thế quyền có toàn quyền ở trần gian. Thiên Chúa có quyền ở trên trời. Nhưng người ta rất thường quên rằng quyền lực trần gian chỉ có ở đời này. Thiên Chúa có quyền ở đời sau. Ở đời sau mọi quyền lực đều qui về một mình Thiên Chúa. Mọi người phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa. Chịu Thiên Chúa xét xử. Như thế mọi sự đều phải trả về cho Thiên Chúa. Như Chúa Giê-su cảnh báo Phi-la-tô: “Ông chẳng có quyền gì nếu từ trên không ban cho ông”. Càng ngày người ta càng muốn thoát ảnh hưởng của Chúa. Vua La mã thậm chí còn coi mình là thần thánh. Đã in trên đồng tiền nộp thuế là: Au-gút-tô Xê-da. Thần thánh Xê-da. Chúa Giê-su vạch rõ sự giả hình của nhóm Biệt phái. Theo Lề Luật cấm thờ ngẫu tượng. Thậm chí cấm khắc hình ảnh Thiên Chúa. Vậy mà nhóm Biệt phái này dám mang hình ảnh ngẫu tượng Xê-da trong túi. Họ ham tiền. Lại làm ra vẻ giữ luật Chúa. Chúa vạch trần sự giả hình của họ.

    Tô-bít là người thực hành Lời Chúa. Ông biết mọi sự là của Chúa. Nên ông trả hết cho Chúa. Ông không sợ quyền lực thế gian. Dám lỗi luật vua chúa cấm chôn cất người chết. Để thực hành Lời Chúa dạy: chôn xác kẻ chết. Ông bất chấp nguy hiểm đến tính mạng. Bất chấp sự phản đối của hàng xóm, của thân nhân. Và của chính vợ ông. Ông tuyệt đối giữ sự công bằng. Bảo bà vợ: “Con dê nhỏ đó ở đâu ra vậy? Có phải của trộm cắp không? Đem trả lại cho chủ nó đi”. Với Thiên Chúa còn quyết liệt hơn. Tất cả là của Chúa. Phải trả cho Chúa (năm lẻ).

    Thánh Phê-rô hướng đức tin của ta về ngày sau cùng. Tất cả phải trả cho Chúa. Đời này rồi sẽ qua đi mau chóng. “Ngày mà các tầng trời sẽ bị thiêu huỷ và ngũ hành sẽ chảy tan ra trong lửa hồn”. Rồi sẽ có “trời mới đất mới, nơi công lý ngự trị”. Công lý tuyệt đối của Thiên Chúa.

       Trong khi chờ đợi ngày đó, đừng để mình bị đời này cám dỗ. Đừng để ảo ảnh đời này lừa dối. “Anh em hãy coi chừng kẻo bị những kẻ phạm pháp và lầm lạc lôi cuốn, mà không còn đứng vững nữa chăng”. Hãy kiên vững trong đức tin. Vì cuối cùng mọi sự thuộc về Chúa. “Xin kính dâng Người vinh quang, bây giờ và cho đến muôn đời. Amen” (năm chẵn).

    ------------------------------------------------

     

    *TẤT CẢ LUÔN HƯỚNG VỀ CHÚA*
    --------------------------------------------------
     

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - THỨ TƯ TUẦN 11TN-B

  •  
     

    Thứ Tư tuần 11 Thường niên - Làm việc lành trong âm thầm. (Mt 6,1-6.16-18)

    Tin mừng: Mt 6,1-6.16-18

    1 “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng.

    2 Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi.

    3 Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, 4 để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”

     5 “Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi.

    6 Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”

    16 “Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi.

    17 Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, 18 để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo.

    Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Bố thí, cầu nguyện và ăn chay chỉ có giá trị trước mặt Chúa khi được thực hiện vì Chúa, chứ không vì người đời hay với dụng ý khoe khoang.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, lắng nghe Tin Mừng hôm nay, con thấy Chúa muốn dạy con rằng các việc đạo đức con làm là làm cho Chúa, là sống với Chúa và với mọi người trong sự chân thành yêu thương, mà không cầu lợi cho mình, không mong tìm sự đánh giá của người khác. Chúa muốn cảnh giác con, để con tránh khỏi hình thức đạo đức bên ngoài. Chúa không muốn con đến cùng Chúa với dụng ý tư lợi, không muốn con đối xử với kẻ khác bằng thái độ vị kỷ. Trong gia đình, thật là tệ nếu con cái yêu thương bố mẹ chỉ vì muốn cha mẹ mua cho chiếc xe, cái máy. Con cũng không thể đến với Chúa với thái độ như vậy.

    Ẩn sau các việc đạo đức là một thái độ sống: sống trước mặt Chúa và cho Chúa như một người cha. Đó là cách để con tỏ bày lòng thảo hiếu yêu mến Chúa.

    Lạy Chúa, xin Chúa cho con nhận ra điều đó để con sống tốt trước mặt Chúa. Chúa là Cha yêu thương con, đã ban cho con rất nhiều ơn mà con không nhận thấy được. Chúa ban ơn phúc cho con mà không mong tìm điều gì cho Chúa. Con ao ước cuộc sống của con là cách thức để nói lên tấm lòng của con đối với Chúa, dù khi con sống một mình hoặc con sống trước mặt kẻ khác.

    Con muốn sống lương thiện không phải để được tiếng khen của người đời nhưng là để sống theo giáo huấn của Chúa. Con muốn cầu nguyện bởi vì đời sống con cần Chúa và phải gắn bó với Chúa. Con yêu thương tha nhân vì chúng con là con của Chúa. Xin tình yêu Chúa tinh luyện mọi hành vi và cuộc sống của con. Amen.

    Ghi nhớ: “Cha ngươi Ðấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho ngươi”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

ĐÀO TAO MÔN ĐỆ - GƯƠNG HÚA GIESU

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, May 22 at 8:54 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    GƯƠNG CHÚA GIÊSU

    Lòng Thống Hối

    Thực trạng con người

    Muốn tiến đức, bạn hãy giữ lòng kính sợ Chúa và đừng tự do phóng túng quá !

    Hãy bắt ngũ quan vào kỷ luật và đừng liều tìm những thú vui điên rồ.

    Hãy thực tâm sám hối, rồi bạn sẽ vãn hồi được ơn sốt sắng.

    Sám hối xây dựng lại những điều mà phóng đãng làm đổ nát.

    Một người sống ở đời, suy mình đang bị lưu lạc và hồn mình đang mắc ngàn vạn cái hiểm nguy mà cứ vui tít đi được, kể cũng lạ thật.

    Cần phải thống hối

    Tính nhẹ dạ, tật lười sửa khuyết điểm đã làm cho chúng ta không cảm được những đau khổ của linh hồn và thường khi lại cười một cách vô nghĩa trong lúc đáng lý ta phải khóc.

    Chỉ có tự do thật, chỉ có bình an vững chắc, khi nào ta biết kính sợ Chúa và có lương tâm thẳng thắn.

    Phúc lớn cho người biết khước từ những gì có thể làm cho mình chia trí và biết hồi tâm thống hối.

    Phúc lớn cho người biết trừ khử những gì có thể làm bẩn lương tâm.

    Hãy chiến đấu cho hùng dũng : một tập quán xấu chỉ có thể thắng dẹp bằng một tập quán tốt.

    Nếu bạn đừng pha mình vào việc người khác, người ta cũng sẽ để mặc bạn yên hàn mà làm điều bạn phải làm.

    Ơn Chúa an ủi

    Đừng tranh việc người khác, cũng đừng bận tâm đến việc thuộc phạm vi Bề trên.

    Hãy mở to mắt nhìn thẳng vào mình trước và hãy tự răn mình trước khi sửa vẽ chúng bạn.

    Không được lòng người ta cũng đừng buồn. Hãy buồn vì bạn đã không sống hẳn hoi, đã không thận trọng xứng đáng một tôi trung của Chúa, một tu sĩ đạo hạnh.

    Không hưởng được nhiều an ủi ở đời, nhất là những yên ủi giác quan, thì lại có lợi và làm cho đời ta vững chắc hơn.

    Còn ơn Chúa yên ủi mà ta không được, hoặc được ít là lỗi tại ta. Vì ta đã không thực tâm thống hối và đã không loại trừ những yên ủi ngoại lai vô ích.

    Đau đớn vì tội

    Bạn nên biết, bạn không đáng Chúa an ủi, trái lại chỉ đáng chịu đau khổ ?

    Toàn thể vũ trụ trở nên nặng nề, đắng cay cho những ai có lòng thống hối thật. Người công chính lúc nào cũng thấy có đủ lý do để khóc.

    Dầu xét mình hay xét việc người, ta nhận thấy rõ : trên đời không ai thoát đau khổ.

    Và càng suy cho thấu, càng đau đớn nhiều.

    Lý do xác đáng làm ta buồn tủi và thống hối chính là tội và thói hư của ta. Nó trói buộc ta chặt đến nỗi ta khó nhắc lòng lên suy những sự trên trời.

    Gẫm suy sự chết

    Nếu con năng suy đến sự chết hơn là nghĩ đến sống lâu, chắc con sẽ được sốt sắng sửa sai.

    Nếu con suy cho thấu những khổ đau nơi Hỏa ngục và Luyện hình, con sẽ vui lòng chịu đau khổ cũng như vất vả và không sợ gì là khắt khe nữa.

    Nhưng vì những chân lý đó chưa thấu nhập được tâm hồn ta và ta còn ưa chuộng những gì mơn trớn giác quan, nên ta còn lạnh nhạt và biếng lười.

    Xin ơn thống hối

    Thường tại tinh thần ta bạc nhược mà xác ta dễ phàn nàn về những gì không đâu.

    Hãy khiêm nhượng, xin Chúa ban cho ta tinh thần thống hối, và cùng Thánh Tiên tri thưa với Chúa : “Lạy Chúa, xin cho con ăn no bánh khóc lóc và cho con uống nước mắt con” (79, 6).

    SUY NIỆM

    Gặp đau khổ mà không phàn nàn, trái lại biết vui chịu, tự hạ trước mặt Chúa và xin ơn Chúa giúp đỡ : chính cảm tưởng khiêm tốn và sự thành tín ấy là tinh thần thống hối mà tác giả vừa nói.

    Phải, vui thế nào được, ở đời đầy đau khổ, đầy tội lỗi và thân phận lưu vong ! Quả thánh Augustin rất có lý khi nói : “Người giáo hữu thực đau khổ khi sống, chỉ chết mới hy vọng hết tội lỗi và được tùng phục Chúa trọn đời”.

    Lạy Chúa, xin cho lòng con xa vật chất mà kết thân với Chúa. Không còn gì sung sướng cho con hơn là được yêu mến Chúa, làm và chịu khổ vì Chúa, làm vui lòng Chúa ở đời này và đời sau được vui thỏa trong tình yêu bất diệt.

    (từ cuốn "The Imitation of Christ")