9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - ĐI HẾT CUỘC ĐỜI

  •  
    Chi Tran
    ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng
    ĐI HẾT CUỘC ĐỜI, TA CÒN LẠI GÌ?

     

     

    Đã quá nửa đêm, chị em chúng tôi đang lau dọn sàn nhà, một chị điều dưỡng chạy tới giọng hối hả: “Các Sơ ơi, có người mới qua đời. Các Sơ vào cầu nguyện cho ông đi!”

     

    Hai chị em bỏ dở công việc, chạy vội vào góc phòng. Các điều dưỡng đang gỡ máy móc, dây ống ra khỏi cơ thể đã bất động. Tôi nhìn gương mặt ông tím tái rồi nhạt dần. Vị bác sĩ trẻ vẫn chưa rời khỏi, cô lộ rõ nét buồn vì không giữ được sự sống cho ông sau một hồi cấp cứu. Cô đưa tay vuốt mắt cho ông rồi lặng lẽ quay đi. Các điều dưỡng nhanh chóng bọc ông cụ vào bao đựng tử thi rồi điện thoại cho nhân viên nhà xác mang xác đi. Tất cả diễn ra trong tích tắc khi chị em chúng tôi còn chưa đọc xong những lời kinh phó linh hồn.

     

    Từ lúc vào giúp ở khoa ICU này, ngày nào cũng thế. Cảnh tượng ấy dần rồi quen thuộc. Lúc đầu, tôi vô cùng ngạc nhiên, thậm chí là hơi sốc. Ở gia đình, trong nhà dòng, tôi đã quen với việc nhìn thấy phút lâm chung của một người có biết bao người thân vây quanh. Người mất được tắm xác, mặc quần áo chỉnh tề, được tẩn liệm với bao nhiêu nghi thức, bao nhiêu hương hoa, nhang nến, khăn tang, tiếng khóc thương đưa tiễn… Còn đây là những cơn hấp hối và cái chết hoàn toàn trong cô đơn, lặng lẽ, chẳng có gì… Thật sự là không còn gì! Chẳng qua, chỉ vì trong trận đại dịch, trong hoàn cảnh lây nhiễm nên nhiều người phải từ giã cõi đời trong cái đau thương ấy! Nếu như tôi không ở đây, không tận mắt chứng kiến những cảnh tượng này, chắc tôi sẽ không có được cảm nghiệm sâu sắc về sự mong manh của phận người. Những ngày qua, tôi cứ suy nghĩ mãi: “Đi hết cuộc đời, ta còn lại gì?”

    Những bệnh nhân trong khoa ICU này phần lớn đã hôn mê. Ngày nào tôi cũng đi từng phòng thăm và cầu nguyện cho họ. Họ là những người dân của Thành phố này. Nam có, nữ có, già có, trẻ có, mập có, ốm có… có đủ tất cả. Con virus này chẳng chừa ai. Chúng tấn công đủ mọi thành phần trong xã hội: có những người da dẻ trắng trẻo, mịn màng, trên người còn đeo nhiều trang sức và cũng có những người da nhăn nheo, khắc khổ; có những người giàu có, địa vị, tài giỏi, cũng có những người dân nghèo, bình dị, kém cỏi… Thế mà giờ đây, trong phòng Hồi sức Cấp cứu này, tất cả đều bình đẳng, tất cả những sự phân biệt đều quay về con số 0… Mọi người dù là ai đi nữa, chỉ còn là một sự trần trụi trên giường bệnh với nhưng hơi thở khó khăn, thoi thóp. Và cái chết tinh thần đôi khi còn đến trước cái chết thể lý. Đó chính là sự cô đơn, sợ hãi khi không có lấy một người thân bên cạnh. Đi hết cuộc đời, làm bao nhiêu việc, tìm kiếm bao điều, bao mối tương quan… giờ chỉ còn một mình đối diện với cái chết cận kề. Cảm giác ấy thật không dễ dàng gì đón nhận!

     

    Có lẽ nhiều người trong số các bệnh nhân đã cảm nhận được thân phận bụi tro của mình nên ra đi trong bình an. Nhưng tôi cũng thấy có người vẫn vùng vẫy trong hơi thở cuối cùng như còn điều gì chưa thỏa. Như hôm, tôi chứng kiến cơn hấp hối của một cô độ 60 tuổi: Khi các bác sĩ vẫn đang nỗ lực cấp cứu, cô mở mắt ra lần cuối, đưa mắt nhìn quanh như tìm kiếm một người thân nào đó vì mới hôm trước, tôi nghe cô tâm sự: cả nhà đều bị nhiễm, mỗi người cách ly một nơi, cô rất lo vì mất liên lạc với mọi người. Thế nhưng xung quanh cô, giờ đây chỉ là những bức tường trắng xóa, những gương mặt xa lạ trong bộ đồ bảo hộ. Tôi thấy rõ ánh mắt đầy thất vọng và đượm buồn của cô. Máy thở đã không còn tín hiệu, cô ra đi mà mắt vẫn mở đầy thao thức. Thật không thể diễn tả được bao nỗi xót xa đau đớn. Mong manh quá, một kiếp người!

     

    Nơi đây, tôi thấy ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ như một cái nháy mắt. Có người hôm nay còn thấy ngày mai đã không còn nữa. Tất cả đều ra đi với đôi tay trắng như khi vào đời. Một cuộc đời còn lại gì? Không kèn trống, hương hoa, không một người thân đưa tiễn. Tất cả những bon chen giành giật, tìm kiếm danh vọng, địa vị, tiền bạc, sắc đẹp… không một điều gì có thể theo chúng ta vào cõi vĩnh hằng.

     

    Lời Chúa vang lên soi sáng cho tôi: “Hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời…” (Mt 6,20). Quả thật, khi cánh cửa thời gian khép lại, nguồn hy vọng duy nhất đời tôi chỉ còn là Lòng Thương Xót Chúa. Mọi sự thế gian đều phải bỏ lại thế gian.

      Chỉ có những công việc bác ái mà hàng ngày tôi tích góp mới trở nên kho tàng đích thực cho tôi, là người bạn duy nhất theo tôi đến trước tòa Chúa. “Đi hết cuộc đời còn lại gì?”. Bài học này thật quý giá cho tôi, để ngay lúc này, khi tôi còn hơi thở, tôi kịp thời chọn cho mình kho tàng không bao giờ hư mất.

    Đồng Hồ Cát SPC

    Nguồn: tgpsaigon.net

     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - NGƯỜI THIẾU LÒNG TIN

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Chúa Ði Trên Biển.

    03/08 – Thứ Ba tuần 18 thường niên.

    "Xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến cùng Thầy".

     

    Lời Chúa: Mt 14, 22-36: "NGƯỜI HÈN TIN, SAO LẠI NGHI NGỜ"

    Khi dân chúng đã ăn no, lập tức Chúa Giêsu giục môn đệ trở xuống thuyền mà qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên núi cầu nguyện một mình. Ðến chiều, Người vẫn ở đó một mình. Còn thuyền thì đã ra giữa biển, bị sóng đánh chập chờn vì ngược gió.

    Canh tư đêm tối, Người đi trên mặt biển mà đến với các ông. Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hồn mà nói rằng: "Ma kìa" và các ông sợ hãi kêu la lớn tiếng. Lập tức, Chúa Giêsu nói với các ông rằng: "Hãy yên tâm. Thầy đây, đừng sợ". Phêrô thưa lại rằng: "Lạy Thầy, nếu quả là Thầy, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến cùng Thầy". Chúa phán: "Hãy đến". Phêrô xuống khỏi thuyền bước đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa Giêsu. Khi thấy gió mạnh, ông sợ hãi và sắp chìm xuống nên la lên rằng: "Lạy Thầy, xin cứu con". Lập tức, Chúa Giêsu giơ tay nắm lấy ông mà nói: "Người hèn tin, tại sao lại nghi ngờ?" Khi cả hai đã lên thuyền thì gió liền yên lặng. Những người ở trong thuyền đến lạy Người mà rằng: "Thật, Thầy là Con Thiên Chúa!"

    Khi đã sang qua biển hồ, các ngài lên bộ và ghé vào Ghênêsarét. Nhận ra Ngài, dân địa phương liền loan tin đi khắp cả vùng xung quanh, và người ta đem đến cho Ngài hết mọi kẻ ốm đau. Họ nài xin Ngài cho họ rờ đến tua áo choàng của Ngài thôi, và ai đã rờ đến thì đều được chữa lành.

     

    Suy Niệm 1: Xin cứu con

    Suy niệm :

    Bài Tin Mừng hôm nay là một loạt những kinh nghiệm thiêng liêng.

    Có thể chúng ta ít nhiều đều đã có những kinh nghiệm này.

    Thầy Giêsu là một nhà giáo nhân từ và cương quyết.

    Ngài giáo dục các môn đệ bằng cách đưa họ vào những kinh nghiệm.

    Kinh nghiệm bị Thầy bắt buộc phải qua bờ bên kia (c. 22),

    dù họ rất muốn ở lại bờ bên này để nếm dư vị của thành công vừa rồi.

    Sau phép lạ nhân bánh, người ta định tôn Thầy lên làm vua (Ga 6, 15).

    Chỉ cần Thầy gật đầu là trò được chia sẻ tiếng tăm và quyền lực.

    Các môn đệ đã bị ép lên thuyền, ngay lập tức, lúc chạng vạng tối.

    Kinh nghiệm bị sóng đánh vì ngược gió.

    Thuyền đã xa bờ mấy cây số, tiến tới không được, lùi lại cũng không xong.

    Vào lúc khó khăn ấy lại không có Thầy ở trong thuyền.

    Hầu như suốt đêm các môn đệ phải vất vả chèo chống với sóng gió.

    Họ phải tập chiến đấu trong đêm tối khi không có Thầy ở bên.

    Họ có nghĩ quyết định của Thầy là sai lầm, vội vã không ?

    Kinh nghiệm hốt hoảng, sợ hãi và được trấn an.

    Mãi đến lúc gần sáng, Thầy Giêsu mới đi trên biển mà đến với các môn đệ.

    Ngài đến khi họ chưa thấy rõ mặt Ngài.

    Ngài đến vào lúc bất ngờ và đến theo cách bất ngờ, khiến họ khiếp kinh.

    Ngài đến đem bình an mà họ tưởng là ma quái đe dọa (c. 26).

    Quả thật có những lúc không dễ nhận ra là Chúa đang đến với mình.

    Chúa đến làm các môn đệ sợ hãi hơn cả sóng gió.

    Nhưng “Cứ yên tâm, chính Thầy đây. Đừng sợ !” (c. 27).

    Kinh nghiệm tự đưa mình vào một thách đố của lòng tin.

    Một mặt Phêrô vẫn chưa tin trọn vẹn khi nói câu: Nếu quả là Thầy…(c. 28).

    Nhưng mặt khác ông lại rất táo bạo khi dám xin ơn đi trên mặt nước.

    Ông coi đó là cách thức chắc chắn nhất để biết có phải là Thầy không.

    Nếu đúng là Thầy thì Thầy cũng có thể cho mình làm được như Thầy.

    Chỉ cần Thầy truyền lệnh là đủ, Phêrô tin như thế.

    Kinh nghiệm đi trên mặt nước và kinh nghiệm bị chìm.

    Khi được Thầy cho phép, Phêrô đã dám từ thuyền bước xuống biển động.

    Và ông đã đi được một quãng không rõ bao xa (c. 29).

    Mặt nước cứng như đá hay người ông trở nên nhẹ bổng?

    Bây giờ thì đúng là Thầy rồi, chỉ Thầy mới cho mình làm được như Thầy.

    Phêrô sung sướng tiến về phía Thầy với lòng tin đang lớn lên.

    Nhưng khi gặp gió thổi mạnh thì ông lại sợ, lại hoài nghi, yếu tin.

    Ông mất tập trung vào sự hiện diện quyền năng của Thầy và bị chìm.

    Người ta có thể bị chìm ngay khi biết Chúa ở trước mặt.

    Kinh nghiệm được Thầy nắm tay mà dắt vào thuyền.

    Khi Phêrô kêu cứu, Thầy Giêsu đã giữ ông khỏi bị nước nuốt chửng.

    Sau đó hẳn hai Thầy trò đã cùng nhau đi trên sóng mà về thuyền.

    Khi cả hai lên thuyền thì gió lặng, chẳng cần Thầy phải dẹp yên sóng gió.

    Các kinh nghiệm môn đệ vừa trải qua thật kinh khủng và gần gũi với ta.

    Buồn bực, sợ hãi, căng thẳng, bình an, nghi ngờ, chới với, hạnh phúc.

    Đời Kitô hữu là một chuỗi những kinh nghiệm như thế.

    Chúng ta tưởng Chúa bỏ rơi, Chúa vắng mặt, Chúa là ma làm ta sợ hãi.

    Đơn giản Chúa là Thầy biết cách làm ta trưởng thành qua kinh nghiệm.

    Cuối cùng chúng ta sẽ nhìn nhận: “Quả thật Thầy là Con Thiên Chúa” (c. 33).

     

    Cầu nguyện :

    Lạy Chúa Giêsu,

    con chẳng dám xin đi trên mặt nước như Phêrô,

    nhưng nhiều khi con cảm thấy

    sống đức tin giữa lòng cuộc đời

    chẳng khác nào đi trên mặt nước.

    Có bao thứ sóng gió đẩy đưa và lôi cuốn.

    Có bao cám dỗ muốn hút con vô vực sâu.

    Cả sự nặng nề của thân xác con

    cũng kéo ghì con xuống.

    Đi trên mặt nước cuộc đời chẳng mấy dễ dàng.

    Nhiều khi con thấy mình bàng hoàng sợ hãi.

    Xin cứu con khi con hầu chìm.

     nắm lấy tay con khi con quỵ ngã.

     nâng đỡ niềm tin yếu ớt của con,

    NHỜ ƠN CHÚA con trở nên nhẹ tênh

    mà bước những bước dài hướng về Chúa. Amen.

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

     

    Suy Niệm 2: Xác thịt và thần khí

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    My-ri-am đối đầu với Mô-sê. Về phương diện con người thì My-ri-am chiếm ưu thế ở 3 điểm. Về xã hội: Tập tục không cho phép người Do thái kết hôn với ngoại kiều, thế mà Mô-sê đã cưới một người xứ Cút. Về gia đình:

    My-ri-am là chị cả trong gia đình và Mô-sê phải vâng lời bà. Về cá nhân: My-ri-am là ân nhân cứu mạng Mô-sê và chăm sóc ông từ bé. Thế nhưng Chúa lại cho rằng My-ri-am đã đối đầu với Chúa vì dám xúc phạm đến Mô-sê là tôi tớ của Chúa. Hơn nữa, bà ghen tị vì Mô-sê được Chúa gặp trực tiếp. Đó chính là cuộc đối đầu giữa xác thịt và Thần Khí. My-ri-am đã để cho tính ghen tức xác thịt bùng nổ nên nói xấu Mô-sê. Mô-sê là người của Thần Khí vì ông tràn đầy ơn Chúa và ông cư xử theo Thần Khí, hiền lành khiêm nhường không đối đáp lại My-ri-am (năm lẻ).

    Tin Mừng cũng tường thuật lại cuộc đối đầu giữa nhóm Pha-ri-sêu và Chúa Giê-su. Pha-ri-sêu cũng vận dụng tập tục tiền nhân để chống lại Chúa Giê-su. Họ cũng tự cho mình có quyền giảng dậy và cắt nghĩa lề luật để dậy dỗ Chúa và các môn đệ. Cuối cùng họ cũng bộc lộ tính xác thịt, chống lại Chúa vì ghen tức với Chúa. Chúa Giê-su cho biết ai sống theo xác thịt sẽ đi vào chỗ chết: “Cây nào mà Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời không trồng, thì sẽ bị nhổ đi. Cứ để mặc họ. Họ là những người mù dắt người mù. Mù mà lại dắt mù, cả hai sẽ lăn cù xuống hố”. Bà My-ri-am lập tức bị phong cùi, tức là đi vào đất kẻ chết.

    Sống theo xác thịt sẽ chết theo xác thịt. Như Chúa nói với Giê-rê-mi-a: “Không ai biện hộ cho vụ kiện của ngươi…Mọi nhân tình của ngươi đều quên ngươi hết, chúng không kiếm tìm ngươi nữa…Ngươi kêu la vì thương tích của ngươi làm gì? Nỗi thống khổ của ngươi thật hết đường cứu chữa. Ấy chỉ vì sự gian ác của ngươi quá nhiều, và tội lỗi của ngươi quá nặng”. Nhưng khi dân ăn năn sám hối, từ bỏ con đường xác thịt để sống theo Thần Khí, Chúa lại cho phục hồi. Sống theo Thần Khí họ được tự do vì làm chủ lấy mình: “Thủ lãnh của nó sẽ từ nó xuất thân, và người thống trị nó sẽ từ giữa nó mà ra”. Họ thuộc về Chúa: “Các ngươi sẽ là dân Ta chọn, và Ta, Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi”. Biết thờ phượng, ngợi khen Chúa: “Từ các nơi ấy, sẽ vọng ra lời cảm tạ và tiếng reo mừng” (năm chẵn).

    Sống theo xác thịt thì mù quáng. Sống theo Thần Khí thì sáng suốt. Sống theo xác thịt thì lăn xuống hố. Sống theo Thần khí thì thanh thoát vươn lên. Sống theo xác thịt là đi vào cõi chết. Sống theo Thần Khí đi vào đời sống. Sống theo xác thịt bị nô lệ. Sống theo Thần Khí tự do vì tự mình làm chủ lấy mình.

    ----------------------------------------------

     

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - LÀM DẤU THÁNH GIÁ

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
    Làm Dấu Thánh Giá

    Có bao giờ bạn nghì rằng : tại sao mình lại làm dấu? Làm dấu trước mọi công việc. Làm dấu trước và sau khi ăn. Làm dấu khi sợ hãi, khi gặp gian nan. Nghĩa là làm dấu không đơn thuần là biểu lộ niềm tin Công Giáo mà còn là xin thêm sức mạnh từ Thiên Chúa. Làm dấu còn biểu lộ niềm tín thác vào quyền năng của Thiên Chúa có thể che chở hồn xác chúng ta.

    Đó là điều mà nhạc sĩ Lê Đức Hùng đã diễn tã qua lời bài hát “Làm Dấu” mà ca sĩ Phan Đình Tùng từng hát.

    Bài hát được khởi đầu bằng lời xác quyết: “Con đặt lên trán tôn vinh Chúa Cha toàn năng. Con đưa tay xuống ngực chúc tụng Chúa con từng yêu. Đưa tay sang trái- phải vinh danh Chúa Thánh Thần nguồn ơn Thánh thiêng hồng phúc đời con....

    Và rồi bài hát mời gọi chúng ta hãy làm dấu để xin ơn Chúa. Vì phải có ơn Chúa chúng ta mới làm mọi việc êm trôi. “Giữa hiểm nguy khốn khó, con làm dấu xin ơn bình an. Trong an vui ngập tràn con làm dấu hân hoan tạ ơn. Khi cô đơn thất vọng, khi mệt mỏi chán chường. Chúa ơi ở bên con nhé!”

    Như vậy làm dấu là để thêm ơn Chúa. Làm dấu để xin ơn trợ lực, giúp sức từ Thiên Chúa. Làm dấu như dây sạc nối đời ta với Thiên Chúa. Điện thoại ta dùng hằng ngày cần phải kết nối với nguồn điện để duy trì hoạt động. Cuộc đời con người cũng cần kết nối với nguồn năng lượng ân sủng của Chúa để được sống hạnh phúc và sung mãn hơn.

    Chúa Giê-su khi chỉ thị cho các môn đệ ra đi làm phép rửa nhân danh Chúa thì Ngài cũng hứa sẽ ở cùng các ông để tăng thêm sức mạnh cho các ông. "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần... Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế." (Mt 28:19-20)

    Khi các môn đệ nhân danh Chúa Ba Ngôi thì các ông còn làm được những chuyện phi thường hơn nữa : "Nhân danh Thầy họ sẽ trừ được quỉ, nói được các thứ tiếng mới lạ, cầm rắn trong tay, và nếu uống phải thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khỏe"(Mc 16: 17-18).

    Như vậy khi làm dấu thánh giá nhân danh Chúa Ba Ngôi thì con người nhận lãnh nguồn sung mãn của Người. Con người như được tiếp sức từ sức mạnh của Thiên Chúa để có thể làm được nhiều điều phi thường. Thực vậy, có những điều tưởng chừng như bế tắc cùng đường, nhưng khi làm dấu thánh giá kêu cầu Chúa Ba Ngôi thì bế tắc đó lại được khai thông. Có những khi tôi sợ hãi, tôi làm dấu và thưa với Chúa : Chúa ơi, con sợ qúa, xin giúp con. Và quả thực tôi lại tìm được bình an. Có những khi gặp khó khăn trong công việc, tôi làm dấu và thưa với Chúa : Chúa ơi, con bất lực, xin giúp con, và dường như mỗi lần như thế tôi lại tìm được sức mạnh của Chúa để vượt qua.

    Cuộc sống luôn đong đầy những khó khăn của cơm áo gạo tiền, của tuổi già bệnh tật, của tai ương hoạn nạn bất ngờ đưa đến. Cuộc sống vốn dĩ đầy những nổi trôi như muốn dìm chúng ta trong bể khổ trần gian. Có đôi lúc chúng ta cảm thấy bất lực vì những gì đang diễn ra trong cuộc đời. Có đôi lúc chúng ta cảm thấy chán nản vì những chuyện ngoài ý muốn vẫn đến với chúng ta. Đó là lúc mà Chúa bảo với chúng ta hãy tin tưởng vào Chúa, vì « Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế »

    Ước gì chúng ta có đủ niềm tin vào Ba Ngôi Thiên Chúa để có thể phó thác cho Chúa. Ước gì khi làm dấu nhân danh Chúa Ba Ngôi chúng ta cũng nhận lãnh được sức mạnh, ân sủng và tình thương của Chúa để vượt qua những khó nguy trong cuộc đời. NHỜ Chúa giúp chúng ta luôn nhớ đến Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc đời để tạ ơn và cầu xin sức mạnh của Chúa bảo vệ cuộc đời chúng ta. Amen

    Lm. Tạ Duy Tuyền
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - TĨNH CAO - THỨ BẢY CN17TN-B

  •  
    Tinh Cao
     
     
     

    Thứ Bảy sau Chúa Nhật 17 Quanh Năm

     

    Bài Ðọc I: (Năm I) Lv 25, 1. 8-17

    "Trong năm toàn xá, người ta làm chủ lại cơ nghiệp mình".

    Trích sách Lêvi.

    Chúa phán cùng Môsê trên núi Sinai rằng: "Ngươi cũng phải tính bảy tuần năm, tức là bảy lần bảy, cộng chung là bốn mươi chín năm: Ngày mồng mười tháng bảy, ngươi hãy thổi kèn trong thời gian đền tội trong toàn lãnh thổ ngươi. Ngươi hãy làm cho năm thứ năm mươi nên năm thánh và hãy kể là năm tha tội cho mọi người cư ngụ trong nước ngươi, vì đó là năm toàn xá. Người ta sẽ làm chủ lại cơ nghiệp mình, và ai nấy đều được trở về gia đình cũ của mình, vì năm toàn xá là năm thứ năm mươi. Các ngươi đừng cày cấy, đừng gặt hái hoa màu tự nhiên phát sinh trong đồng ruộng, và đừng hái nho đầu mùa, vì phải kể năm toàn xá là năm thánh, và các ngươi được ăn hoa màu tự nhiên phát sinh.

    "Trong năm toàn xá, mọi người nhận lại cơ nghiệp của mình. Khi ngươi mua bán vật gì với người đồng hương, ngươi chớ làm phiền lòng người anh em, nhưng hãy mua theo số năm toàn xá, và nó sẽ bán cho ngươi theo số hoa lợi của nó. Số các năm sau năm toàn xá càng nhiều thì giá càng cao, và số năm càng ít, thì giá mua càng hạ, vì nó tính mùa hoa lợi mà bán cho ngươi. Các ngươi chớ hà hiếp những người cùng một chi tộc với các ngươi: nhưng mỗi người hãy kính sợ Thiên Chúa mình, vì Ta là Thiên Chúa các ngươi".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 66, 2-3. 5. 7-8

    Ðáp: Chư dân hãy ca tụng Ngài, thân lạy Chúa, hết thảy chư dân hãy ca tụng Ngài (c. 4).

    Xướng: 1) Xin Thiên Chúa xót thương và ban phúc lành cho chúng con; xin tỏ ra cho chúng con thấy long nhan Ngài tươi sáng, để trên địa cầu thiên hạ nhìn biết đường lối của Ngài, cho chư dân người ta được rõ ơn Ngài cứu độ. - Ðáp.

    2) Các dân tộc hãy mừng vui và khoái trá, vì Ngài công bình cai trị chư dân, và Ngài cai quản các nước địa cầu. - Ðáp.

    3) Ðất đã cho chúng tôi hoa trái. Ðức Thiên Chúa, Chúa chúng tôi, đã chúc phúc lành cho chúng tôi. Xin Thiên Chúa chúc phúc lành cho chúng con, để cho khắp cùng bờ cõi trái đất kính sợ Ngài. - Ðáp.

     

    Alleluia: Tv 94, 8ab

    Alleluia, alleluia! - Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa, và đừng cứng lòng. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mt 14, 1-12

    "Hêrôđê sai người đi chặt đầu Gioan, và các môn đệ của Gioan đi báo tin cho Chúa Giêsu".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy quận vương Hêrôđê nghe danh tiếng Chúa Giêsu, thì nói với những kẻ hầu cận rằng: "Người này là Gioan Tẩy Giả, ông từ cõi chết sống lại, nên mới làm được các phép lạ như vậy". Tại vì Hêrôđia vợ của anh mình mà vua Hêrôđê đã bắt trói Gioan tống ngục, bởi Gioan đã nói với vua rằng: "Nhà vua không được lấy bà ấy làm vợ". Vua muốn giết Gioan, nhưng lại sợ dân chúng, vì họ coi Gioan như một tiên tri. Nhân ngày sinh nhật của Hêrôđê, con gái Hêrôđia nhảy múa trước mặt mọi người, và đã làm cho Hêrôđê vui thích. Bởi đấy vua thề hứa sẽ ban cho nó bất cứ điều gì nó xin. Ðược mẹ nó dặn trước, nên nó nói: "Xin vua đặt đầu Gioan Tẩy Giả trên đĩa này cho con". Vua lo buồn, nhưng vì đã trót thề rồi, và vì các người đang dự tiệc, nên đã truyền làm như vậy. Ông sai người đi chặt đầu Gioan trong ngục, và để đầu Gioan trên đĩa đem trao cho cô gái, và nó đem cho mẹ nó. Các môn đồ của Gioan đến lấy xác thầy và chôn cất, rồi đi báo tin cho Chúa Giêsu.

    Ðó là lời Chúa.

    Image result for Mt 14, 1-12

    Hêrôđê - Một con cáo già, vừa đánh trống vừa ăn cướp
     
    Hôm nay, Thứ Bảy Tuần XVII Thường Niên, Thánh Ký Mathêu ghi lại một sự kiện đó là "Thời ấy, tiểu vương Hêrôđê nghe danh tiếng Đức Giêsu, thì nói với những kẻ hầu cận rằng: 'Đó chính là ông Gioan Tẩy Giả; ông đã từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ". 
     
     
    Sau đó vị thánh ký đã thuật lại lý do tại sao đã thúc đẩy vị tiểu vương này đã ra tay sát hại nhân vật mà ông cho là đã sống lại từ cõi chết và đang sống động nơi Chúa Giêsu Kitô:
     
     
    "Số là vua Hêrôđê đã bắt trói ông Gioan và tống ngục vì bà Hêrôđia, vợ ông Philípphê, anh của nhà vua. Ông Gioan có nói với vua: 'Ngài không được phép lấy bà ấy'. Vua muốn giết ông Gioan, nhưng lại sợ dân chúng, vì họ coi ông là ngôn sứ. Vậy, nhân ngày sinh nhật của vua Hêrôđê, con gái bà Hêrôđia đã biểu diễn một điệu vũ trước mặt quan khách, làm cho nhà vua vui thích. Bởi đó, vua thề là hễ cô xin gì, vua cũng ban cho. Nghe lời mẹ xui bảo, cô thưa rằng: 'Xin ngài ban cho con, ngay tại chỗ, cái đầu ông Gioan Tẩy Giả đặt trên mâm'. Nhà vua lấy làm buồn, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên truyền lệnh ban cho cô. Vua sai người vào ngục chặt đầu ông Gioan. Người ta đặt đầu ông trên mâm, mang về trao cho cô, và cô ta đem đến cho mẹ. Môn đệ ông đến lấy thi hài ông đem đi mai táng, rồi đi báo cho Đức Giêsu".
     
     
    Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao vị quận vương này cho rằng nhân vật Gioan Tẩy Giả có thể tự mình sống lại cho dù bị ông ta sát hại, và tại sao ông ta lại ghép việc sống lại của vì Tẩy Giả này vào trường hợp của Chúa Giêsu, bởi nghe thấy Người "có quyền năng làm phép lạ"Ông ta có ý nghĩ Gioan Tẩy Giả có thể sống lại trước khi ông ta ra lệnh lấu đầu của ngài, hay sau khi nghe thấy Chúa Giêsu làm nhiều phép lạ mới có ý nghĩ Gioan sống lại như vậy?
     
     
    Phải chăng vị quận vương này có ý muốn nói rằng chính nhờ ông ta hành quyết Gioan Tẩy Giả mà Chúa Giêsu mới có quyền năng làm phép lạ như thế, bằng không Người không thể nào có thể làm phép lạ như vậy? Qua câu nói này của ông ta, cũng có thể là ông ta đã bị ám ảnh về cái chết của nhân vật Gioan Tẩy Giả là nhân vật ông rất kính nể nhưng đã ra lệnh hành quyết bởi lỡ miệng hứa với đứa con gái của người vợ bất chính và muốn giữ thể diện của mình trước mặt bá quan văn võ trong triều đình của ông bấy giờ? 
     
     
    Có nghĩa là ông ta đang tìm cách vừa đánh trống vừa ăn cướp, ở chỗ muốn xoa dịu lương tâm bị áy náy của mình là người đã lỡ sát hại một kẻ công chính, bằng cách gán ghép quyền năng làm phép lạ của Chúa Giêsu cho nạn nhân của mình là kẻ đã bị mình hành quyết, nhờ đó mình chẳng những vô tội mà còn nổi tiếng nữa qua các phép lạ Chúa Giêsu làm. Nếu vậy thì vị quận vương này đúng là một thứ cáo già, gian manh không thể nào tượng tưởng nổi! 
     
     
    Không biết có phải vì thế mà ít lâu sau, khi gặp lại ông ta trong thân phận của một tử tội được Tổng Trấn Philatô chuyển đến cho thẩm quyền của ông ta, Chúa Giêsu đã không hề lên tiếng nói gì với ông ta (xem Luca 23:9). Chắc chắn thái độ im lặng của Chúa Giêsu không phải là thái độ coi thường thẩm quyền của ông ta hay khinh bỉ con người tồi bại của ông ta, cho bằng Người muốn tỏ ra thái độ nhẫn nhục nhân ái với con người đầy gian ác hết sức đáng thương ấy, một con người chỉ biết có quyền lực, và chỉ mong gặp Chúa Giêsu để xem Người làm phép lạ (xem Luca 23:8) mà không được toại nguyện, vì Chúa Giêsu đến thế gian này không phải như một cứu tinh xuất chúng về quyền lực nhưng là để giải thoát con người, điển hình là vị quận vương Hêrôđê này, khỏi tội lỗi và sự chết. 
     
     
    Bài Đọc 1 cho năm lẻ hôm nay liên quan đến năm toàn xá là thời điểm 50 năm một lần trong dân Do Thái, một "năm thánh", bao gồm, trước hết là việc nghỉ ngơi cho chính con người cũng như cho thiên nhiên vạn vật:

     

    "Các ngươi sẽ công bố năm thứ năm mươi là năm thánh và sẽ tuyên cáo trong xứ lệnh ân xá cho mọi người sống tại đó. Đối với (các) ngươi, đó là thời kỳ toàn xá: mỗi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình, mỗi người sẽ trở về dòng họ của mình. Đối với các ngươi, năm thứ năm mươi sẽ là thời kỳ toàn xá: các ngươi không được gieo, không được gặt lúa tự nhiên mọc, không được hái trong vườn nho không cắt tỉa. Vì đó là thời kỳ toàn xá, một năm thánh đối với các ngươi, các ngươi sẽ ăn hoa lợi của đồng ruộng".

     

    Sau nữa, "năm thánh" không phải chỉ liên quan đến việc nghỉ ngơi của con người và thiên nhiên tạo vật, mà còn liên quan nhất là với tha nhân nữa, qua các việc bác ái yêu thương không gây thiệt hại cho người khác, như sau:  

     

    "Năm toàn xá đó, mỗi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình. Nếu các ngươi bán cái gì cho người đồng bào hoặc mua cái gì từ tay người đồng bào, thì đừng ai làm thiệt hại người anh em mình. Ngươi sẽ mua của người đồng bào theo số năm sau năm toàn xá, và nó sẽ bán cho ngươi theo số năm thu hoạch. Còn nhiều năm thì ngươi mua giá cao, còn ít năm thì ngươi mua giá thấp, vì nó bán cho ngươi một số năm thu hoạch. Không ai trong các ngươi được làm thiệt hại người đồng bào, nhưng (các) ngươi phải kính sợ Thiên Chúa của (các) ngươi, vì Ta là Chúa, Thiên Chúa của (các) ngươi. Thiên Chúa bảo đảm về năm sabát".

     

    Mối liên hệ giữa Bài Phúc Âm về ý nghĩ của quận vương Hêrôđê về quyền năng của Chúa Giêsu và Bài Đọc 1 hôm nay về năm thánh 50 năm một lần của dân Do Thái liên quan đến bác ái yêu thương, là ở chỗ Chúa Giêsu là hiện thân sống động của Lòng Thương Xót Chúa, và vì thế sứ vụ của Người đó là công bố Năm Thánh cũng là năm hồng ân của Thiên Chúa (xem Isaia 61:2; Luca 4:19) cho cả nhân loại, không trừ một ai, "nhất là những linh hồn cần đến LTXC hơn" như quận vương Hêrôđê, cùng tất cả mọi tạo vật (xem Marco 16:15; Roma 8:21). 

     

    Bởi thế, trước tình yêu thương của Thiên Chúa, Đấng chẳng những dựng nên tất cả mọi sự, mà còn quan phòng chăm sóc cho những gì Ngài dựng nên, để làm cho chúng được nên thánh hảo theo ý muốn của Ngài, mà con người cần phải có tâm tình như các câu Đáp ca hôm nay: 

     

    1- Nguyện Chúa Trời dủ thương và chúc phúc, xin toả ánh tôn nhan rạng ngời trên chúng con, cho cả hoàn cầu biết đường lối Chúa, và muôn nước biết ơn cứu độ của Ngài.

    2- Ước gì muôn nước reo hò mừng rỡ, vì Chúa cai trị cả hoàn cầu theo lẽ công minh, Người cai trị muôn nước theo đường chính trực và lãnh đạo muôn dân trên mặt đất này. 

    3- Đất đã sinh ra mùa màng hoa trái: Chúa Trời, Chúa chúng ta, đã ban phúc lộc. Nguyện Chúa Trời ban phúc lộc cho ta! Ước chi toàn cõi đất kính sợ Người!

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    TN.XVIIL-7.mp3   

     

     

    Ngày 31 tháng 7

    Thánh I-nha-xi-ô Lôi-ô-la, linh mục

    lễ nhớ bắt buộc

     
    Sinh năm 1491 tại Lôi-ô-la miền Can-ta-bơ-ri-a. Lúc còn thanh niên, I-nha-xi-ô theo binh nghiệp, phục vụ trong triều đình. Khi đã trở lại, người học thần học ở Pa-ri. Tại đây, cùng với mấy người bạn, người đã sáng lập dòng Chúa Giê-su, thường gọi tắt là dòng Tên (năm 1534). Nhưng chính tại Rô-ma, người nỗ lực làm cho dòng lan rộng khắp châu Âu và hăng hái truyền giáo, nêu gương phục vụ Hội Thánh, hết lòng tuân phục đức giáo hoàng. Phương pháp linh thao của người vạch ra một con đường cho ai muốn hiến thân để làm cho vinh quang Thiên Chúa ngày một sáng ngời hơn. Người qua đời ở Rô-ma năm 1556.

    Bài đọc 2

    Hãy cân nhắc các thần khí
    xem có phải bởi Thiên Chúa hay không

     

    Trích tự thuật của thánh I-nha-xi-ô do linh mục Lu-y Gon-xan-ve ghi lại.

    Lúc bấy giờ, I-nha-xi-ô rất say mê đọc những sách vô bổ và dối trá ; những sách này thuật lại những việc phi thường của các danh nhân. Khi cảm thấy khoẻ, I-nha-xi-ô xin người ta đem lại cho mình vài quyển để đọc giết thời giờ. Nhưng ở trong nhà ấy, người ta không tìm được quyển nào như vậy. Vì thế người ta đưa cho anh cuốn sách nhan đề “Cuộc đời Đức Ki-tô”, và một cuốn khác nhan đề “Bông hoa các thánh”, cả hai đều được viết bằng tiếng mẹ đẻ.

    Nhờ năng đọc các sách này, anh bắt đầu có cảm tình với những điều viết trong đó. Đôi lần anh ngưng đọc để suy nghĩ những điều mình mới đọc ; hoặc đôi khi anh nghĩ đến những điều vô bổ anh đã quen suy nghĩ trước đây, và nhiều điều tương tự khác xuất hiện trong trí anh.

    Thiên Chúa đã rủ lòng thương giúp anh loại trừ khỏi tâm trí anh những gì anh vừa đọc. Quả vậy, khi anh đọc cuộc đời Đức Ki-tô, Chúa chúng ta và cuộc đời các thánh, thì anh đã suy nghĩ nhiều và tự hỏi : “Vậy giả như tôi làm điều mà thánh Phan-xi-cô đã làm, thì sao ? Giả như tôi làm điều mà thánh Đa-minh đã làm, thì sao ?” Và như thế anh để tâm suy nghĩ rất nhiều điều. Nhưng các tư tưởng ấy chỉ tồn tại một thời gian. Và rồi vì anh bận rộn với các công việc khác, nên những chuyện vô bổ và trần tục ấy lại xen vào ; những chuyện này kéo dài một thời gian khá lâu. Hết tư tưởng này đến tư tưởng kia tiếp nối nhau cầm giữ anh rất lâu.

    Tuy nhiên có sự khác biệt giữa những tư tưởng ấy : khi nghĩ đến những tư tưởng phàm tục, anh cảm thấy rất thích thú ; nhưng khi mỏi mệt không suy nghĩ, anh cảm thấy buồn bã và khô khan. Còn khi nghĩ đến việc theo đuổi những chuyện khắc khổ mà anh biết các vị thánh đã quen sống, thì không những lúc đang nghĩ đến những chuyện ấy, anh cảm thấy tâm hồn vui thú, và ngay cả lúc thôi nghĩ đến, anh vẫn thấy mình sung sướng. Nhưng chính anh không nhận ra, cũng không nghĩ đến sự khác biệt này, cho đến một ngày kia, khi mắt tâm trí anh được mở ra, anh ngạc nhiên nhận ra sự khác biệt này ; nhờ kinh nghiệm, anh hiểu rằng có loại tư tưởng để lại buồn rầu, có loại tư tưởng để lại niềm vui. Và đó là suy luận đầu tiên anh thu lượm được về những điều thuộc về Thiên Chúa. Sau này, khi làm linh thao, anh bắt đầu được soi sáng để hiểu biết về sự cân nhắc các thần khí và dạy các môn đệ của mình.

    Lời nguyện 

    Lạy Chúa, Chúa đã ban cho Giáo Hội một chiến sĩ can trường là thánh I-nha-xi-ô, để làm cho danh Chúa thêm vinh quang rạng rỡ. Nhờ gương sáng và ơn phù trợ của thánh nhân, xin cho chúng con ở đời này biết hăng say chiến đấu, để đời sau được cùng người lãnh phần thưởng vinh quang Chúa hứa ban. Chúng con cầu xin

     

    ThanhIgnatio.mp3   

     

     

     

     

    --