9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO

 
Sun, May 16 at 12:22 AM
 
 
 
 
 
 
Ảnh cùng dòng
 
 

NGƯỜI TRẺ VỚI TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO

 

Để cho lời Chúa phát triển và sống động giữa xã hội hôm nay, tất cả chúng ta hãy là những nhà truyền thông trong chính môi trường chúng ta đang sống, đang học tập hay làm việc, đó là trách nhiệm cũng như bản chất của việc truyền thông là giới thiệu chúa cho người khác.

 

Danh từ “truyền thông” được sử dụng rộng rãi và chúng ta dễ dàng bắt gặp nó ở bất cứ đâu, vậy chúng ta nên nhìn về nó như thế nào, đặc biệt nơi “truyền thông Công giáo”; những người hữu trách đang làm gì để góp phần phát triển lãnh vực mà họ đang đảm trách, hay nơi người đón nhận, đặc biệt là người trẻ, họ đang cần gì nơi truyền thông Công giáo? Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh vai trò của người làm truyền thông: “Giáo hội nhìn vào anh chị em, những người đang hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và truyền thông với sự tin tưởng và kỳ vọng. Bởi vì anh chị em được kêu gọi để đọc và giải thích thời hiện tại và nhận ra cách thức thông truyền Tin mừng theo các ngôn ngữ và cảm thức của con người thời nay”[1]Là người trẻ, đặc biệt là một Kitô hữu trẻ, tôi và các bạn có quyền hy vọng nơi truyền thông Công giáo những điều hữu ích cho đời sống và đức tin của mình, để rồi chính mỗi chúng ta cũng trở thành nhà truyền thông nói về Chúa Giêsu cách sống động cho mọi người, nhất là những người cùng thời với chúng ta.

 

1. Chân thật

Điều đầu tiên tôi luôn mang trong mình đó là niềm hy vọng, hy vọng nơi lãnh vực truyền thông Công giáo, nơi người đảm trách cũng phải rao giảng và làm chứng cho Tin mừng như các tông đồ xưa khi Chúa Giêsu về trời, là “ các ông ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời ác ông rao giảng”[2]. Việc loan báo Tin mừng cũng là lệnh truyền của chính Đức Kitô phục sinh khi hiện ra với Nhóm Mười Một: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”[3]. Khi nói về nguồn gốc của truyền thông Công giáo, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ có nói như sau: “Truyền thông Công giáo khởi sự từ Thiên Chúa, do sáng kiến tình yêu của Thiên Chúa, được thể hiện và đạt đỉnh cao nơi Chúa Giêsu Kitô, được lưu truyền và tiếp nối theo lệnh truyền của Chúa qua Giáo hội cho đến ngày tận thế![4] Truyền thông Công giáo khác với những việc truyền thông đại chúng khác, không cần tin “giật gân”, không cần số lượng bài nhưng phải là một “thông điệp đẹp”. Đẹp với nghĩa là làm chứng cho Tin mừng, sống và chết để cho Tin mừng được phát triển rộng khắp, chúng ta cũng cần nhớ đến lời của Thánh Phaolô nói với các tín hữu trong cộng đoàn Côrintô: “Rõ ràng anh em là bức thư của Đức Ki-tô được giao cho chúng tôi viết, không phải viết bằng mực đen, nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống, không phải ghi trên những tấm bia bằng đá, nhưng trên những tấm bia bằng thịt, tức là lòng người”[5]

 

2. Chứng tá

Kế đến, Truyền thông Công giáo phải can đảm vượt qua những thử thách và những xô bồ của nhiều luông thông tin, điều đó cũng đúng với thông điệp trong ngày lãnh nhận sứ vụ của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II mà ngay Ngài đã là thánh, “Đừng sợ! Hãy mở cửa thật rộng cho Đức Ki-tô, cho sức mạnh giải thoát của Người để mở cửa biên giới các Chính phủ, các hệ thống kinh tế và chính trị, những lĩnh vực bao la thuộc văn hóa, văn minh, và sự phát triển. Đừng sợ! Đức Ki-tô biết rõ ‘những gì có trong con người’. Chỉ mình Người biết điều đó.” Chúng ta hãy là công cụ hữu hiệu của đức Kitô, để rồi chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi của những thử thách mà sẵn sàng loan đi những sứ điệp của Chúa đến với mọi người. Chúng ta không thể nói về Đức Giêsu nếu như chúng ta không sống là Đức Giêsu, điều ấy thật phù hợp với lời nhắn nhủ của Thánh Giáo hoàng Phaolô VI: “Con người ngày nay họ cần chứng nhân hơn thầy dạy, và nếu họ tin vào lời thầy dạy thì chính thầy dạy đó là chứng nhân”, hay cũng giống như chúng ta không thể nói về Đức Giêsu nếu như chúng ta không biết Người là ai, và nếu không biết Người là ai thì người khác cũng chẳng thể tin điều chúng ta đang làm chứng về Đức Giêsu.

 

3. Cảm thông

Sau đó, truyền thông Công giáo phải là nơi để cảm thông với những tâm tư của anh chị em mình. Ở thời nào cũng thế, nhu cầu được lắng nghe, thấu hiểu và cảm thông là rất lớn; đặc biệt trước tình hình biến động và ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch trên toàn cầu. “Các phương tiện truyền thông là những viên gạch câng thiết xây dựng nên các xã hội hiện đại. Chúng không tồn tại vì bản thân chúng, mà đúng hơn, với tính cách là các phương tiện giao tiếp xã hội, chúng phục vụ con người và giúp họ hiểu nhau. Phương tiện truyền thông-và những ai cung cấp và phân phối chúng-phải gánh lấy trách nhiệm đạo đức. Họ phải hướng hoạt động của mình vào mục tiêu hỗ trợ sự hiểu biết lẫn nhau…”[6] Chính nơi những nhà truyền thông, chúng ta tìm thấy sự đồng cảm và tin tưởng nơi họ, để rồi qua đó chúng ta thấy được hình bóng của Đức Giêsu tình yêu mục tử, sẵn sàng hy sinh vì đoàn chiên của mình. Trong Sứ điệp nhân Ngày Thế giới về Truyền thông Xã hội lần thứ 55 năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu ra chủ đề: Truyền thông bằng cách gặp gỡ mọi người trong thực tại của họvới cảm hứng từ câu Kinh thánh “Hãy đến và xem” (Ga 1,46). Sứ điệp ấy như sau: "Lời mời gọi ‘đến và xem’ trong những cuộc gặp gỡ đầu tiên đầy cảm xúc giữa Chúa Giê-su và các môn đệ cũng là phương pháp cho mọi cách thông tin đích thực của con người. Để có thể thuật lại chân lý của cuộc sống, điều làm nên lịch, cần phải vượt ra khỏi thái độ tự mãn, cho rằng chúng ta ‘đã biết’ điều gì đó. Thay vào đó, chính chúng ta cần đi và nhìn thấy chúng, dành thời gian ở bên người dân, lắng nghe những câu chuyện của họ và so sánh với thực tế, điều luôn làm chúng ta ngạc nhiên dưới một khía cạnh nào đó”

 

4. Cẩn thận

Tất cả những ai, với khả năng tự do chọn lựa của mình, mà sử dụng các phương tiên truyền thông… cần phải tránh những gì có thể là nguyên cớ hay dịp tội cho chính họ bị thiệt hại về phần thiêng liêng, hay khiến kẻ khác gặp nguy hiểm do gương xấu, hoặc cản trở các trình chiếu thích hợp và tung ra các trình chiếu có hại[7]. Truyền thông, hay nói đúng hơn là các phương tiện truyền thông có thể là công cụ hữu ích giúp kết nối và đưa con người lại gần nhau hơn, hoặc cũng là nơi mà con người cô lập chính mình và loại trừ anh chị em khác. Kênh truyền thông cũng có thể là nơi cũng cấp thông tin, nơi truyền cảm hứng và những bài học bổ ích; nhưng đây cũng có thể là chỗ cho những cám dỗ lôi kéo con người sa vào tội lỗi, “truyền thông kỹ thuật số có thể đặt người ta trước nguy cơ nghiện ngập, cô lập và dần đánh mất sự tiếp xúc với thực tế cụ thể, làm bế tắc sự phát triển các tương quan liên vị[8]. Nói đến đây, chúng ta cần nhớ đến trách nhiệm cá nhân của mỗi người là tự chủ với tự do của mình, ngay cả người làm truyền thông và người đón nhận. Thứ nhất là trách nhiệm với Thiên Chúa, bởi lẽ chúng ta sống là làm chứng cho Tin mừng của Chúa; kế đến là trách nhiệm với chính bản thân mình, bởi lẽ dù là điều tốt hay điều xấu, nếu tôi làm thì nó cũng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tôi; và cuối cùng là trách nhiệm với tha nhân, khi ý thức sự truyền thông là những tương tác giữa người truyền và người đọc thông điệp, lúc ấy chúng ta sẽ ý thức mạnh mẽ sự tác động của truyền thông đến với người khác, đặc biệt là với người trẻ.

 

            Trong thời đại hôm nay, rất cần thiết khi chúng ta trang bị cho mình khả năng sử dụng các phương tiện truyền thông mới, không phải chỉ để theo kịp thời đại, mà đúng ra, để cho sự phong phú vô hạn của Tin mừng lan truyền đến trí óc và tâm hồn của tất cả mọi người, nhờ vào những cách thức diễn đạt hiện đại[9]. Để cho lời Chúa phát triển và sống động giữa xã hội hôm nay, tất cả chúng ta hãy là những nhà truyền thông trong chính môi trường chúng ta đang sống, đang học tập hay làm việc, đó là trách nhiệm cũng như bản chất của việc truyền thông là giới thiệu chúa cho người khác. Truyền thông cũng là giao tiếp, mà giao tiếp thì không của riêng ai, nhưng đó là quyền của tất cả mọi người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng hãy mang đến cho cuộc giao tiếp của mình một thông điệp tốt đẹp, đó là những sự thật dựa trên chân lý nền tảng là Tin mừng. Với tôi, truyền thông cũng là hành động của đức tin, nó thật giống với lời khẳng định nổi tiếng của thánh Giacôbê, “đức tin không có hành động là đức tin chết. Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động cho bạn thấy thế nào là tin”[10].

 

Ước mong rằng, khi nhận ra Thiên Chúa là tình yêu, mỗi chúng ta sẽ hăng say làm chứng cho đức Kitô là Đấng cứu độ con người để rồi sau đó chúng ta sẽ nhận ra Đức Kitô vẫn hằng sống và rất sống động giữa mỗi người chúng ta.

 

Giuse Lưu Hành, SDB

 


[1] x. https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2020-09/dtc-truyen-thon-cong-giao-niem-hy-vong.html

[2] x. Mc 16, 20

[3] x. Mc 16, 15

[4] x. https://gpcantho.com/gioi-tre-va-truyen-thong-cong-giao/

[5] x. 2Cr 3, 3

[6] x. Do Cat, Phải làm gì?, số 38

[7] x. Công đồng vaticanô II, Sắc lệnh Inter Mirifica (IM) 9

[8] x. Giáo hoàng Phanxicô, Tông huấn Đức Kitô hằng sống, số 88

[9] x. Giáo hoàng Bênêđíctô XVI, Thông điệp cho ngày truyền thông thế giới lần thứ 47, 2013

[10] x. Gc 2, 17-18

----------------------------------------------
  •  

 

 

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ -BS CẢNH -LÀM BẠN VỚI CHÚA GIÊ-SU

HÃY LÀM BẠN VỚI CHÚA GIESU

Cv 10:25-26, 34-35, 44-48; 1Ga 4:7-10; Ga 15:9-17

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

  Chúa Nhật này chúng ta suy niệm về:

 – Sự công chính và công bằng của Chúa (Cv 10:25-26,34-35,44-48)

 – Tình bạn trong Tin Mừng Gioan (Ga 15:9-17), trong giảng huấn của Biển Đức XVI và của Chân phước HY J. Newman

 

HỌC VÀ  HÀNH

Giáo Hội đòi hỏi người tín hữu không chỉ hiểu biết về niềm tin mà còn phải thực hành trong đời sống hàng ngày. Yêu Chúa thì phải thương người (1Ga 2:4). Câu chuyện Cornelius trở lại đã nói lên ý nghĩa này. Đây là một chuyện kể dài nhất trong Công Vụ Tông Đồ. Phero vì ít được chuẩn bị nên đã hai lần từ chối không tiếp nhận Cornelius vào cộng đồng Kito Giáo.

Phero cần được cải đổi trước khi cải đổi Cornelius. Phero đến để thực hiện tặng vật của Thiên Chúa. Tặng vật này chỉ ban cho những ai biết lắng nghe Lời Chúa. Câu hỏi:“Ai có thể ngăn cản chúng ta lấy nước làm phép rửa cho những người đã được ơn Chúa Thánh Thần như chúng ta?” (Cv 10:47) đã âm vang thành câu hỏi của Cornelius, quan thái giám người Ethiopia và được Philip trả lời trong câu chuyện này: “Cái gì có thể cản trở tôi chịu phép rửa?” (Cv 8:36). 

 

THIÊN CHÚA KHÔNG THIÊN VỊ

Hành động của Phero đối với Cornelius có một ý nghĩa rất quan trọng. Cách thức tiếp đón nồng nhiệt, thành thật và tốt lành của Cornelius và gia đình ông đã làm cho Phero ngỡ ngàng thốt nên lời: “Thiên Chúa đã mặc khải cho tôi là tôi không thể gọi bất cứ ai là phàm tục và dơ dáy. Thiên Chúa rất công bằng, không thiên vị ai cả.”

Lời tuyên bố đó phá tan mọi tập tục đã có cả hàng thế kỷ, ngay cả vấn đề dân Israel là dân được Thiên Chúa chọn trên hết mọi dân tộc (Đnl 7:6-8; Xh 19:5-6). Phero  không có chọn lựa nào khác ngoài việc làm phép rửa cho cả gia đình ông Cornelius. Vì việc này mà Phero bị chỉ trích, nhưng ông đã đáp trả bằng câu nói:“Tôi là ai mà dám ngăn cản Thiên Chúa?”(Cv 11:17). Khi những người chỉ trích nghe thấy vậy, họ yên lặng và bắt đầu ca ngợi tôn vinh Thiên Chúa (Cv 11:18).

Phaolo cũng đã nhận ra những bất ngờ về niềm tin của dân ngoại và hồ hởi tuyên xưng:“Bây giờ chúng tôi trở về với dân ngoại!” Cuộc tranh luận về luật lệ đã bị trì trệ  từ lâu, nên Phaolo phải viết những bức thư gửi tín hữu Roma một cách rất tổng quát.

 

THẦY GỌI CÁC ANH LÀ BẠN

Chúa Giesu đã khẳng định rõ ràng trong Tin Mừng Gioan hôm nay: “Thầy không còn gọi các anh là tôi tớ nữa….nhưng gọi các anh là bạn!”(Ga 15:15). Chúng ta không phải là những đầy tớ vô dụng nhưng là bạn bè! Chúa gọi chúng ta là bạn. Chúa làm cho chúng ta trở thành bạn của Chúa, ban cho chúng ta tình bạn của Chúa.

Chúa Giesu định nghĩa tình bạn theo hai cách. Bạn bè với nhau không có gì là bí mật: Đức Kito nói với chúng ta tất cả những gì người nghe từ Cha Người. Người hoàn toàn tin tưởng chúng ta. Vì tin tưởng, người ban hiểu biết cho chúng ta. Người biểu lộ diện mạo, tâm can của Người cho chúng ta. Người đối sử dịu dàng với chúng ta, yêu thương chúng ta tột cùng đến chết trên thập giá. 

 

HÃY LÀM BẠN VỚI CHÚA GIESU

Một trong những đề tài giảng huấn thường xuyên và quan trọng nhất của Biển Đức XVI  trong những năm ngài còn tại chức cũng là mời gọi chúng ta hãy làm bạn với Chúa Giesu. Ngài đề cập vấn đề này rất rõ ràng trong Thánh Lễ tại Vương Cung thánh đường Phero trước mật nghị bầu Giáo Hoàng. Ngài nói:

-“Một niềm tin trưởng thành và lớn mạnh là niềm tin bắt rễ xâu đậm nơi tình bạn với Chúa Kito. Tình bạn này cho chúng ta biết tất cả những điều tốt, phân biệt giữa thật và giả, giữa gian trá và thành thật.”     

Trong bài giảng thánh lễ khai giảng mục vụ Giám Mục Roma ngày 24-4-2005, tân giáo hoàng Biển Đức XVI đã ba lần nói về sự quan trọng của tình bạn với Chúa Giesu: “Giáo Hội là tổng thể và tất cả những mục tử của mình, như Đức Kito, phải đứng lên dẫn giắt mọi người ra khỏi sa mạc, đến với sự sống, với tình bạn, với Con Thiên Chúa, với đấng đã hy sinh mạng sống cho chúng ta, một cách dồi dào. (…) 

– “Không có gì tươi đẹp hơn là hiểu biết Người và nói cho mọi người biết về tình bạn với Người. (…) 

– “Chỉ ở trong tình bạn này, các cánh cửa dẫn tới sự sống mới mở ra mà thôi. Chỉ ở trong tình bạn này, khả năng của con người mới được tỏ lộ thực sự. Chỉ ở trong tình bạn này, chúng ta mới cảm nghiệm được vẻ đẹp toàn mỹ và giải thoát.”
 

LÀM BẠN VỚI CHÚA THÌ ĐƯỢC AN BÌNH THANH THẢN

Tám tháng sau, ngày 15-1-2006 khi giảng về Kinh Truyền Tin, Biển Đức XVI lại nói: “Làm bạn với thầy dạy là bảo đảm có an bình thanh thản trong tâm hồn, ngay cả trong những giây phút đen tối và thử thách căm go nhất. Khi niềm tin gặp phải  đêm tối dày đặc khiến chúng ta không còn “cảm thấy” hay “nhìn thấy” Thiên Chúa hiện diện, thì tình bạn với chúa Giesu vẫn là một bảo đảm chắc chắn mà trong thực tế không gì có thể ngăn cách chúng ta khỏi tình yêu của người” (Rm 8:39). 

 

SỐNG TÌNH BẠN VỚI CHÚA

Vào ngày 26-8-2007, đề tài tình bạn lại một lần nữa được nêu ra làm trọng điểm của bài giảng huấn: “Làm bạn thực sự với Chúa Giesu phải được biểu hiện qua cách sống. Thiện tâm. Công chính. Khiêm cung. Hiền hòa. Nhân hậu. Yêu công bằng và sự thật. Quyết tâm kiến tạo hòa bình và hòa giài một cách lương thiện và thành thực.”

Xem vậy chúng ta có thể nói đây là bản “căn cước/chứng minh thư” chúng ta là những người bạn thực sự của chúa Giesu, là tờ “hộ chiếu” cho chúng ta bước vào đời sống vĩnh cửu. Làm sao chúng ta có thể hiểu được tình bạn này là quà tặng quí giá vô cùng mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trong cuộc sống?

SỐNG THÀNH THẬT TỰ ĐÁY LÒNG

Có lẽ rất nhiều người biết HY John Henry Newman (1801-1890) qua cuộc sống và những tác phẩm của ngài nói về tình bạn. Ngài đã nói tự đáy lòng, cor ad cor loquitor, một câu mà ngài chọn làm châm ngôn. Cách thức ngài liên hệ với bạn bè và mọi người thật thắm thiết, không hời hợt. Ngài nhìn họ và yêu mến họ.

HY Newman được phong chân phước ngày 19-9-2010. Ngài cho chúng ta biết thế nào là tình bạn. Ngài đánh giá rất cao những đức tính của con người trong văn chương và lịch sử cổ Hy Lạp và La Mã. Các thánh mà ngài ái mộ nhất là thánh Phaolo, các tổ phụ của Giáo Hội sơ khai, thánh Philip Neri và thánh Francis De Sales. Ngài coi những vị này là những thánh nhân rất hấp dẫn và dễ dàng lôi cuốn mọi người.

HY Newman có một năng khiếu thiên phú về tình bạn. Không ai có thể nói HY Newman là một người hời hợt bề ngoài. Chỉ cần liếc mắt qua những tác phẩm đồ sộ của ngài như những bức thư, nhật ký hoặc nhìn vào các danh mục trong những tác phẩm tự thuật của ngài sẽ thấy rằng ngài đã chia sẻ tình bạn đậm đà với hàng trăm người trong suốt đời ngài. Ngài đã tạo ảnh hưởng, sinh kết quả trên hàng triệu người đã đọc những tác phẩm của ngài và hiểu được thế nào là tình bạn. 

 

ĐÔI LỜI KẾT: TÌNH BẠN CHÂN THẬT 

Viết về tình bạn mà không để ý đến biết bao nhiêu người cả nam lẫn nữ từ già đến trẻ đang hăm hở tìm bạn mỗi ngày là một thiếu sót. Cứ mở máy vi tính ra, coi mục MySpace, Facebook, You tube…Nếu Facebook là một quốc gia thì nó là quốc gia có dân số đông đứng thứ 8 trên thế giới. 

Nó đang làm gì cho chúng ta? Đang liên kết mọi người lại với nhau và cải tiến mạng lưới xã hội. Các gia đình, người tàn tât, già yếu hoặc bị bệnh kinh niên có thể nối kết với những cộng đồng cùng hoàn cảnh, từ đó phát sinh ra những liên hệ tình thân. Nhưng nó cũng có những vấn nại kế tiếp. Nó làm gì cho chúng ta? Có phải nó đóng khung chúng ta trong một xã hội giới hạn khiến ta có cảm giác riêng tư hay mở rộng tình bạn của chúng ta cho hết mọi người?

Tình bạn trong những không gian ảo đó hoàn toàn khác với tình bạn trong thời gian thực. Tình bạn là sự giao hảo giữa mọi người tin tưởng nhau, cùng nhau chia sẻ những lợi ích và biểu lộ mọi chi tiết thiết thân của nhau qua không gian và thời gian, trong những hoàn cảnh đặc biệt. Tình bạn thực là cùng nhau khám phá và biểu lộ những cái mình có để nó phát triển hơn lên trong cõi riêng tư một cách khiêm tốn.

Tuy nhiên, quan niệm về tình bạn trên mạng lưới xã hội toàn cầu có tính cách công cộng. Nó không phải là tình bạn như Chúa Giesu nói trong Tin Mừng, cũng không như tình bạn mà Biển Đức XVI nói tới trong những giảng huấn hay HY Newman diễn tả trong những bức thư. Khoảng cách và sự trừu tượng của tình bạn trên lưới cũng như sợi giây liên hệ của tình bạn ấy có thể dẫn đưa tới một loại vô cảm có hệ thống như trong văn hóa nếu chúng ta không khôn ngoan đủ và để ý đến những thực tế của thời đại mới ngày nay. Chúng ta biểu lộ tất cả mọi sự, nhưng chúng ta có được cái gì?

Tình bạn như vậy hay đúng hơn, sự quen biết như thế, hoàn toàn khác với điều mà HY Newman gọi là “Phát xuất tự đáy lòng” / “Cor ad cor loquitor”, một ước vọng và một cảm nghiệm mãnh liệt mà chúa Giesu đã có với các môn đệ của người, mà Phero nồng nhiệt đã có với một Cornelius, mà HY John Henry Newman người Anh, mà Giáo Hoàng  Biển Đức XVI người Đức đã sống đời sống mục tử gương mẫu, là những người bạn trung tín với tất cả mọi người không phân biệt dân tôc, màu sắc hay văn hóa….

Fleming Island, Florida

May 2021

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Lễ Chúa Thăng Thiên B

Video Player
 
00:00
 
00:00
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - TĨNH CAO - TUẦN KÍNH CHÚA THÁNH THẦN

  •  
    Tinh Cao
     
    Fri, May 14 at 8:48 AM
     
     
    Trọng Kính Cộng Đồng Dân Chúa,
     
    Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, sau Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên 10 ngày. 
    Một lễ là tột đỉnh của Mùa Phục Sinh và mở màn cho Mùa Thường Niên hậu Phục Sinh,
    và Chúa Nhật ngay trước Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi.
    Xin trân trọng chia sẻ Tuần 9 Kính Chúa Thánh Thần được soạn dọn, kèm theo Thánh Ca phụ họa cho từng ngày, như sau: 

    Mỗi ngày sống 1 Phúc Đức Trọn Lành (Mathêu 5:3-11), để có thể phát sinh 1 Hoa Trái Thần Linh (Galata 5:22-23)

    một cách tương hợp, giữa Phúc Đức Trọn Lành nhất, từ cuối lên đầu, với Hoa Trái Thần Linh tuyệt nhất, từ trên xuống cuối.

    Xin bấm vào cái link sau đây: Tuần Cửu Nhật Kính Chúa Thánh Thần

     

    Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

     

    TỔNG LUẬN VỀ CHÚA THÁNH THẦN

    1- CHÚA THÁNH THẦN LÀ NỘI TÂM HIỆP THÔNG THẦN LINH NƠI THIÊN CHÚA CHÂN THẬT DUY NHẤT LÀ CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN

    2- CHÚA THÁNH THẦN LÀ ĐẤNG BAN SỰ SỐNG LÀ LÀM CHO CON NGƯỜI NHẬN BIẾT MÀ ĐƯỢC HIỆP THÔNG THẦN LINH VỚI THIÊN CHÚA BA NGÔI

    3- CHÚA THÁNH THẦN CHỈ ĐƯỢC THIÊN CHÚA CHÂN THẬT DUY NHẤT THÔNG BAN CHO CON NGƯỜI NƠI LỜI NHẬP THỂ VÀ VƯỢT QUA SAU THĂNG THIÊN.

    4- CHÚA THÁNH THẦN CHỈ ĐƯỢC THÔNG BAN CHO GIÁO HỘI ĐỂ GIÁO HỘI TRỞ THÀNH BÍ TÍCH SỰ SỐNG TRONG SỨ VỤ CHỨNG NHÂN THỪA TÁC CỦA CHÚA KITÔ

    5- CHÚA THÁNH THẦN LÀ TÁC ĐỘNG TẠO DỰNG NGAY TỪ BAN ĐẦU CỦA THIÊN CHÚA CŨNG LÀ TÁC ĐỘNG CANH TÂN BỘ MẶT TRÁI ĐẤT VÀO NGÀY CÙNG THÁNG TẬN.

    Tóm Lại

    1- Vì Chúa Thánh Thần là nội tại hiệp thông thần linh của Thiên Chúa chân thật duy nhất.

    2- Mà chỉ có Ngài là nguyên lý hiệp thông thần linh mới có thể ban sự sống hiệp thông thần linh.

    3- Chính vì thế mà không một tạo vật nào có đủ tư cách và khả năng lãnh nhận Thánh Thần hiệp thông này.

    4- Nếu không được chính Thiên Chúa thông ban cho nơi Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô Vượt Qua Thăng Thiên.

    5- Chúa Thánh Thần quả thực đã được thông ban cho Giáo Hội Chúa Kitô để làm cho tất cả được nên một như Cha Con là Một.

     

    From: thanh kham (ĐTGM Ngô Quang Kiệt)
    Date: Thu, May 21, 2020 at 6:46 AM
    Subject: Re: Xin Đức Tổng
    To: Tinh Cao <
    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>

    Cám ơn anh Tĩnh đã gửi cho chương trình tuần Cửu Nhật xin ơn Chúa Thánh Thần

    Tốt lắm

    Chúng ta hãy tha thiết cầu nguyện 

    Có ơn Chúa Thánh Thần

    Chúng ta sẽ biến đổi chính mình

    Và có thẻ biến đổi thế giới

    nqk

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHp0DFsnEp6azSYGRMAXri6S8ww8Fox6OBDQ8Ptpr2hPCA%40mail.gmail.com.
     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - KHUYỀN KHÍCH TRẺ EM

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, May 12 at 11:20 PM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    TẠI SAO NÊN KHUYẾN KHÍCH

    TRẺ EM TRỞ THÀNH LỄ SINH?

     

    Đức tin được thông truyền qua tình bạn, qua việc phục vụ và qua những cử chỉ nhỏ nhất đối với Thiên Chúa. 

     

    Tôi tin chắc rằng điều quan trọng là truyền lại đức tin ngay từ khi các em còn nhỏ. Nếu có ai đó hỏi tôi làm thế nào để thực hiện đây, tôi sẽ nói rằng đức tin được thông truyền, qua nhiều thứ khác nhau, qua tình bạn, qua việc phục vụ và qua những cử chỉ nhỏ nhất đối với Thiên Chúa. Rõ ràng là có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng, nhưng có một vinh dự quý giá trong tầm tay của mọi đứa trẻ được đề cập ở tựa đề: trở thành người phục vụ bàn thờ. 

     

    Điều gây tò mò đó là tất cả những người khi còn nhỏ là lễ sinh đều nghĩ đến giai đoạn đó của cuộc đời mình với niềm vui và lòng biết ơn. Chúa Giêsu đã nói rất rõ: “Hãy để trẻ nhỏ đến cùng Ta” (Mc 10,14). 

     

    Đối với một linh hồn, cũng như đối với một đứa trẻ, không có gì mang lại sự hài lòng cho bằng phục vụ mà không mong đợi được đền đáp. Và như thể niềm vui được tăng thêm khi được phục vụ Thiên Chúa nơi bàn thờ, giống như các thiên thần trên thiên đàng vậy. 

     

    Thánh Tarcisio, thế kỷ III, vị thánh bảo trợ của các lễ sinh, khi lên 11 tuổi đã phụ giúp cho các linh mục ở Rôma. Ngài được phúc tử đạo nhờ sự phục vụ và nhiệt tâm của mình, trong khi mang Mình Thánh Chúa cho các tù nhân trên đường Appia, bị những người ngoại phát hiện. Họ đã ném đá ngài cho đến chết, nhưng ngài không trao nộp Thánh Thể. 

     

    Nhưng tại sao lại cổ vũ các em trở thành lễ sinh? 

    “Đó là một nhiệm vụ quan trọng, nó cho phép các con gần gũi Chúa cách đặc biệt, gia tăng tình bạn chân thực và sâu xa với Chúa. Hãy ra sức bảo vệ tình bạn này trong tâm hồn của các con như thánh Tarcisio, sẵn sàng dấn thân, để chiến đấu và trao ban cuộc sống ngõ hầu mang Chúa Giêsu đến cho tất cả mọi người” (Giáo hoàng Bênêđictô XVI, ngày 4 tháng 8 năm 2010). 

     

    Đối với các bậc cha mẹ, nhiệm vụ giáo dục con cái thường khó khăn và đòi hỏi kiên trì, nhẫn nại. Có lẽ rất ít các bậc cha mẹ thực sự dừng lại để suy nghĩ về những nhân đức mà con cái của họ có thể có được qua việc phục vụ bàn thờ. Chúng ta sẽ lấy làm ngạc nhiên khi phân tích những lợi ích do việc phục vụ, nó mang đến cho các em sự hình thành cá nhân, tinh thần và văn hóa. Các bạn có biết điều đó không? 

     

    Những lợi ích mà nó mang lại 

    Nhiệm vụ của lễ sinh là đào tạo các em nhỏ có tính ngăn nắp và cẩn thận. Chúng sẽ học được cách phục vụ bằng cách đặt tình yêu và tìm kiếm vẻ đẹp trong từng chi tiết. 

     

    Nhiệm vụ của lễ sinh sẽ dạy các em nhỏ trở nên người có trách nhiệm và đúng giờ, giúp chúng có được ý thức chung và dấn thân hơn đối với Thánh lễ ngay từ khi còn nhỏ. 

     

    Mỗi lễ sinh luôn trở nên nhanh nhẹn và hữu hiệu, vì nếu có gì đó không ổn hoặc thiếu sót trong phụng vụ, các lễ sinh được giao nhiệm vụ giải quyết tình huống bằng kỹ năng và tốc độ. 

     

    Nhiệm vụ của lễ sinh là khích lệ tình bằng hữu giữa các em với nhau, để chúng biết chia sẻ và phân chia nhiệm vụ. Những đứa lớn hơn sẽ chỉ dạy cho những đứa nhỏ hơn và hướng dẫn chúng. 

     

    Nhiệm vụ của lễ sinh là đào luyện cho các em về phụng vụ và nền văn hóa phong phú của Giáo hội. 

     

    Nhiệm vụ của lễ sinh là làm tăng thêm lòng đạo đức (tham gia cầu nguyện) và sức mạnh (dâng hiến thể chất và tinh thần). 

     

    Nhiệm vụ của lễ sinh là dạy cho các em biết yêu thương, tôn trọng và ngợi khen Thiên Chúa ngay từ khi còn nhỏ. 

     

    Nếu các bạn có một lễ sinh bên cạnh mình, các bạn hãy hợp tác để em ấy cảm thấy tự hào về những việc mình làm và hãy cầu nguyện cho em ấy. Các bạn hãy giúp em ấy học hỏi từng chút một để biến những hành động của mình thành lời cầu nguyện và phát triển nó trong hành trình đức tin của mình. 

     

    Và đây là điều dành cho con, người phục vụ bàn thờ quý mến: con hãy cảm thấy mình hạnh phúc khi phục vụ bàn thờ, khi được ở gần Chúa nhất! Và hãy dâng lời tạ ơn vì nhiệm vụ cao cả này, điều mà ở độ tuổi của con cho phép con phục vụ ở tuyến đầu khi Phép Lạ vĩ đại xảy đến, nơi đó điều phi thường nhất xảy ra.

    Tác giả: Miriam Esteban Benito
    Chuyển ngữ: G. Võ Tá Hoàng
    Từ: 
    it.aleteia.org (29.04.2021)

    Nguồn: gpquinhon.org  

     
     

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - HỌC HỎI THÔNG ĐIỆP CHÚC TỤNG CHÚA

 

  •  
    Tinh Cao
     
    Mon, May 10 at 8:59 AM
     
     
    Trọng Kính Cộng Đồng Dân Chúa,
     
    Chúng ta không thể nào tưởng tượng nổi những gì chúng ta đọc được ở trong chương cuối cùng này, 
    một chương đụng chạm chẳng những đến linh đạo hệ sinh thái của Kitô giáo ở 5 tiết đoạn đầu,
     mà còn đến tính chất siêu việt của thiên nhiên tạo vật, ở 4 tiết đoạn cuối. 
    Và đó là lý do, những ý thức và cảm nhận này sẽ càng làm cho Kitô hữu chúng ta phải làm sao
    trân quí, sở hữu và sử dụng tất cả những gì được tạo dựng theo đúng ý muốn của Thiên Chúa Hóa Công.
     
    "Có rất nhiều thứ cần thay đổi, nhưng trên hết vẫn là con người chúng ta phải thay đổi" 
    thực sự là một nguyên tắc bất khả thiếu trong tất cả mọi lãnh vực, 
    chứ không riêng gì trong vấn đề giải quyết tình trạng khủng hoảng hệ sinh thái trên trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta hiện nay. 
    Nếu chúng ta không thay đổi, vì chính con người là căn nguyên gây ra khủng hoảng hệ sinh thái thì chẳng bao giờ hệ sinh thái có thể tự mình cảo tiến được, 
    trái lại, như câu ngạn ngữ của Tây Ban Nha được ĐTC đã từng nhắc đến mấy lần: "Thiên Chúa luôn tha thứ, con người có thể thứ tha, nhưng thiên nhiên không bao giờ tha thứ".
     
    Sau đây là những cái links bình thường tùy nghi sử dụng
     
     
     
     
     
    Xin trân trọng và chân thành cám ơn Cộng Đồng Dân Chúa 
    đã tiếp nhận loạt bài Học Hỏi Thông Điệp Chúc Tụng Chúa Laudato Si sâu xa, thực tế và khẩn thiết này.
    Xin hẹn tái ngộ vào loạt bái khác về Thông Điệp Fratelli Tutti trong tương lai.
     
    Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHr_MokBCsrF%2B7OE6EXBJk89t-p8CBjHTWJh_zPEnmHWGw%40mail.gmail.com.