9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - TRÁNH TIÊU CỰC

TRÁNH ĐÁNH GIÁ NGƯỜI CÁCH TIÊU CỰC

 
Nhiều người lớn tuổi từng trải thì người ta có đầy kinh nghiệm sống đời nên người trẻ cần phải kính trọng họ ngang hàng với ông bà, cha mẹ, chú bác, cô cậu, dì dượng của mình … Nhất là cần có kiên nhẫn để lắng nghe khi họ có lòng sẵn sàng cho vài lời khuyên bảo.
 
**
Câu “Ngựa non háu đá” có ý bảo người trẻ tuổi thường có tánh nông cạn. Có nghĩa ít có chịu suy nghĩ tới lui, dễ dàng đánh lộn nhau rồi hậu sự có ra sao thì ra nên có vài trường hợp ẩu đả nhau để dẫn đến chuyện hối tiếc là giết chết người trong lúc nóng giận. Vì thiếu sự kiềm chế, bị người khác khích động, bị người lợi dụng mà không biết nên đã có hành động nông nổi là “Giận mất khôn”.
 
**
Chúng ta bậc làm cha mẹ cần khuyên dạy con cái sớm tập phân tích mỗi sự việc nhiều hơn thay vì đánh giá người khác cách nhanh chóng, cách dễ gây thương tổn và dễ gây hiểu lầm chỉ vì nhìn vẻ bề ngoài hay cách nói chuyện của một người không giống với mình nhất là thành phần thấp kém hơn mình trong xã hội.
–*–
Nghĩ rằng mình hơn người ta nên cho họ một bài học đích đáng để nhớ đời và trong tương lai tránh cho xa mình ra; càng xa càng tốt kẻo sẽ gặp rắc rối nữa như trong xã hội của vài quốc gia đã cho phép côn đồ lên làm người lãnh đạo nên quốc gia đó trở thành bạo loạn ở khắp mọi nơi, nhà nào cũng có chứa súng thì an ninh và hòa bình làm gì có được?.
 
**
Vả trong chúng ta cũng đã từng nhiều lần thích bắt chước làm theo những lối sống của người giàu có sang trọng; bắt chước học theo trào lưu của fashion thay đổi từng ngày; học theo cách sống của những người nổi tiếng có tên tuổi của các minh tinh phim ảnh, ca nhạc sĩ, models, v.v… Mà chẳng hiểu chút gì về cuộc sống của họ là bắt buộc phải sống giả tạo nhưng sự giả tạo của họ là có cơ sở và họ có khả năng. Còn chúng ta thì không nên mới có sự dở khóc, dở cười mà hối cũng không còn kịp!?.
 
**
Người trẻ thường nói trước khi họ nghĩ (có thể là vì tánh năng động), trước khi họ hành động nên khi đụng chuyện thì họ thường hành xử kiểu bất chấp, bất cần đời, để dẫn đến tang thương cho cả đôi bên vì “Đánh được người thì má cũng sưng” mà có thể còn bị vào tù ngồi dài hạn, mất cả tương lai và mất tất cả. Chúng ta cha mẹ nên khuyên dạy chúng con cái hãy rất cẩn trọng trong việc “Chọn bạn mà chơi”.
 
**
” Anh em đừng bao giờ thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp, để xây dựng và làm ích cho người nghe. Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc. Ðừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Ðức Ki-tô.” (Ep 4,29-32).
 
**
Quả cuộc sống của chúng ta ngắn, dài không quan trọng nhưng rất quan trọng ở điều nếu chúng ta có được nhiều người bạn tốt lành vì đó là luật của con người mà Thiên Chúa muốn tất cả chúng ta cần phải thương yêu nhau để có được hạnh phúc đích thực. Còn khi chúng ta sống trong côi cút, đơn độc không có một ai quan tâm đến thì có thể là vì chúng ta khó chịu, hay bắt lỗi phải; hay thường chửi rủa vợ, con, cháu, chắt nên ai cũng sợ và tránh xa. Hy vọng chúng ta biết sớm để mà sửa khi còn có thể!.
 
**
Nếu chúng ta chịu khó sống cách cởi mở hơn, chịu mở rộng trái tim và tấm lòng ra với anh chị em nhiều hơn thì phần thưởng sớm mà chúng ta sẽ nhận được nơi họ là sự quan tâm, ân cần thăm hỏi và mau mắn chạy đến cùng khi chúng ta gặp chuyện không lành, v.v… Vì có phải hạnh phúc đích thực là khi chúng ta sống có nhau trong bình an, trong tình tương thân tương ái và là niềm hạnh phúc bất tận giữa ta và người trong gia đình, cùng anh chị em sống ở chung quanh!?.
 
**
Vì người tốt lành, vui vẻ, chân tình thì luôn luôn được mọi người đón tiếp như vị khách quý đến nhà – thưa nhất là trong những ngày đầu Tết Nguyên Đán (là phong tục tập quán đi xông đất của người VN).
–*–
Do đó chúng ta hãy yêu thương nhau như Thiên Chúa yêu thương con cái của Người, vô điều kiện. Amen.
 
**
Y tá con của Chúa,
Tuyết Mai
16 tháng 1, 2021
 
***
Xin bấm vào mã số dưới đây để cùng hát:
(Đừng Giận Nhau)
Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 2 Thường Niên B

Video Player
 
00:00
 
35:55
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - SỐNG VỊ THA-THA THỨ RẤT CÀN

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Jan 5 at 12:24 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Sống vị tha, cuộc sống sẽ hạnh phúc

     

    Cuộc sống luôn có những lời nói làm ta không hài lòng, có những hành động khiến ta bị tổn thương, nhưng chúng ta phải biết buông bỏ, tha thứ để tiếp tục vui sống.

    Lòng vị tha không phải tự nhiên mà có, nó phải có quá trình hình thành, nuôi dưỡng và phát triển. Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng có lúc phạm sai lầm. Sự tha thứ cho những lỗi lầm của người khác và của chính mình sẽ giúp chúng ta có cuộc sống tốt đẹp hơn.

    Lòng vị tha là một trong những phẩm chất tốt đẹp không thể thiếu của con người. Người có lòng vị tha luôn nghĩ cho người khác, biết đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu, sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm mà người khác đã gây ra. Họ giải quyết vấn đề bằng tấm lòng nhân hậu và khoan dung.

    Tha thứ cho một người đã làm ta đau lòng thật không dễ, tuy nhiên dù khó khăn đến đâu, ta vẫn nên học cách tha thứ. Tha thứ không chỉ là bỏ qua lỗi lầm của người khác, mà còn mở rộng lòng mình. Buông bỏ sự thù oán, không để tâm đến những tổn thương mà mình từng gánh chịu, chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ lòng.

    Tha thứ không có nghĩa là bao che, dung túng lỗi lầm, để người khác lợi dụng mình, tiếp tục phạm sai lầm. Sự vị tha nào cũng cần có giới hạn của nó, biết dừng lại đúng lúc, biết cách tha thứ để tiếp tục bước tiếp. Việc gì nếu tha thứ được thì nên tha thứ, tha thứ cho người và cho chính bản thân sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc cân bằng cuộc sống.

    Tha thứ giúp chúng ta bình tĩnh, suy nghĩ mọi việc thấu đáo hơn và rút ra được những bài học thật sâu sắc cho bản thân. Bản lĩnh sống của mỗi người chính là biết nhận ra lỗi lầm của mình, nhận ra lòng vị tha của đối phương để điều chỉnh thái độ, hành vi cho phù hợp. Để có thể hạn chế sự tức giận, cách tốt nhất là chúng ta nên học cách tha thứ cho người khác, hãy làm những điều tốt đẹp đó bất kỳ khi nào có thể.

    Lòng vị tha chẳng phải là điều gì xa vời, chúng ta chỉ cần để tâm một chút đến cảm nhận của người thân, bạn bè, chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác thậm chí có thể hy sinh kể cả lợi ích của cá nhân. Lòng vị tha còn thể hiện ở thái độ vô tư, không mưu cầu, toan tính khi ta giúp đỡ người khác. Những người giàu lòng vị tha luôn được mọi người yêu mến, quý trọng. Họ cảm thấy thanh thản trước cuộc đời bởi thấy rằng mình luôn sống có ích.

    Lòng vị tha chính là chất xúc tác giúp bạn xóa bỏ cảm giác tiêu cực. Tha thứ đem đến cho chúng ta sự bình an và là nền tảng xây dựng nên mối quan hệ tốt đẹp. Tha thứ là cách giúp bạn chữa lành vết thương tâm hồn và làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.


     
     

 

ĐÀO ĐẠO MÔN ĐỆ - THANH TE-PHA-NO TỬ ĐẠO

  •  
    Tinh Cao
     
     
    Fri, Dec 25 at 3:29 PM
     
     

    26/12

    Lễ Thánh Stephano Tử Đạo

     

    Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: Cv 6,8-10

    "Kìa tôi xem thấy trời mở ra"

    Bài trích sách Tông Ðồ Công Vụ.

    Trong những ngày đó, Têphanô đầy ân sủng và sức mạnh, làm nên những điều kỳ diệu và những phép lạ cả thể trong dân.

    Bấy giờ, có nhóm người kia, thuộc Hội đường, mệnh danh là "của những người Tự Do, người Xirênê và Alexandria", và những người khác từ xứ Cilicia và Á đông, đã nổi dậy.

    Họ tranh luận với Têphanô, nhưng họ không thể đương đầu với sự khôn ngoan và Thánh Thần vẫn giúp cho ông nói.

    Nghe ông nói, họ phát điên lên trong lòng, và họ nghiền răng phản đối ông.

    Nhưng Têphanô, đầy Thánh Thần, nhìn lên trời, đã xem thấy vinh quang của Thiên Chúa, và Ðức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa.

    Ông đã nói rằng:

    "Kìa, tôi xem thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa".

    Bấy giờ họ lớn tiếng kêu la và bịt tai lại, và họ nhất tề xông vào ông.

    Khi lôi ông ra ngoài thành, họ ném đá ông.

    Và các nhân chứng để áo của họ dưới chân một người thanh niên tên là Saolê.

    Rồi họ ném đá Têphanô, đang lúc ông cầu nguyện rằng:

    "Lạy Chúa Giêsu, xin đón nhận tâm hồn tôi".

    Thế rồi ông quì gối xuống, lớn tiếng kêu lên rằng:

    "Lạy Chúa, xin đừng trách cứ họ về tội lỗi nầy".

    Nói xong câu đó, ông đã an giấc trong Chúa.

    Ðó là lời Chúa.

     

     

     

    Ðáp Ca: Tv. 30,3cd 4, 6ab và 8a, 17 và 21ab

    Ðáp: Lạy Chúa, tôi xin phó mạng sống tôi trong tay Chúa.

    Xướng 1) Xin Chúa nên núi đá tôi nương náu, và nên thành trì cứu thoát tôi, bởi Chúa là núi đá và là thành trì của tôi, vì danh Chúa, xin dẫn đàng chỉ lối cho tôi. - Ðáp.

    2) Tôi phó mạng sống tôi trong tay Chúa, Lạy Chúa là Thiên Chúa trung tín, xin cứu thoát tôi.

    3) Còn tôi, tôi trông cậy nơi Chúa, tôi hân hoan vui mừng vì lòng từ bi Chúa. - Ðáp.

    4) Xin Chúa tỏ mặt nhân lành với tôi tớ Chúa, và lấy lòng thương xót Chúa cứu thoát tôi. Chúa che chở những ai nấp dưới nhan thánh Chúa khỏi mưu chước của loài người. Chúa giấu họ trong nhà Chúa khỏi miệng lưỡi gian ngoa. - Ðáp.

     

    Alleluia: Tv. 117, 26a và 27a

    Alleluia, alleluia - Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến; Chúa là Thiên Chúa đã soi sáng chúng ta. Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mt 10,17-22

    "Không phải chúng con nói, nhưng là Thánh Thần của Chúa Cha"

    Bài trích Phúc âm theo Thánh Matthêô.

    Ngày ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng:

    "Chúng con hãy coi chừng người đời.

    Họ sẽ nộp chúng con cho công nghị, họ sẽ đánh đòn chúng con nơi hội đường.

    Vì Ta, chúng con sẽ bị điệu đến trước vua quan, để làm chứng trước mặt họ và các dân.

    Nhưng khi người ta nộp chúng con, chúng con chớ lo lắng phải nói sao và nói gì, vì không phải chúng con nói, nhưng là Thánh Thần của Chúa Cha chúng con sẽ nói thay cho.

    Anh sẽ nộp em cho người ta giết, cha sẽ nộp con, con cái chống đối cha mẹ và làm cha mẹ phải chết.

    Vì Ta, chúng con sẽ bị mọi người ghét bỏ, nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, sẽ được cứu rỗi.

    Ðó là lời Chúa.

     

     

    SỐNG VÀ CHIA  SẺ

     

    Emmanuel Huyết Chứng   

     

    Theo lịch trình phụng niên, ngay sau Đại Lễ Giáng Sinh ngày 25/12 là Lễ Thánh Stephano Tử Đạo, 26/12, trước cả Lễ Tông Đồ Gioan 27/12 là "người môn đệ được Chúa Giêsu yêu" (Gioan 19:26; 20:2; 21:7,20). 

     

    Phải chăng 2 vị thánh này được Giáo Hội cố ý sắp xếp lễ kính vào hai ngày ngay sau Đại Lễ Giáng Sinh, căn cứ vào phụng vụ Lời Chúa cho mỗi lễ kính từng vị, bởi vì hai vị là hai nhân chứng liên quan đến Ngôi Vị có hai bản tính của Chúa Giêsu: Thánh Stephanô là nhân chứng về nhân tính của Chúa Kitô và Thánh Gioan Tông Đồ là nhân chứng về thần tính của Người.

     

    Đúng thế, Sách Tông Vụ trong Bài Đọc 1 hôm nay đã thuật lại chẳng những lời chứng của vị phó tế tử đạo tiên khởi về nhân tính của Chúa Kitô, Vị Thiên Chúa Làm Người, là"Kìa, tôi xem thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa", mà còn việc chứng của ngài nữa: "Lạy Chúa, xin đừng trách cứ họ về tội lỗi nầy", một hành động tha thứ cho kẻ sát hại mình như chính Chúa Kitô đã thực hiện trên cây thập tự giá (xem Luca 23:34).

     

     

    Nếu Chúa Kitô giáng sinh làm người là "để tỏ Cha ra" (Gioan 1:18) nơi bản thân của Người là hiện thân đích thực của tình thương Thiên Chúa, qua lời nói và việc làm của Người, nhất là qua cuộc Vượt Qua của Người, thì Vị Phó Tế Tử Đạo tiên khởi Stephano trong lịch sử Kitô giáo được Giáo Hội kính ngay sau Đại Lễ Giáng Sinh đây thật sự là phản ảnh trung thực và sống động về Người.

     

    Thị kiến của vị tử đạo trước cơn hận tức đến tột độ của thành phần đám đông đối phương và ngay trước khi ngài bị ném đá chết: "Kìa, tôi xem thấy trời mở ra, và Con Người đứng bên hữu Thiên Chúa", một lời chứng đã khiến cho thành phần đối chất với ngài không thể cầm mình được nữa: "Bấy giờ họ lớn tiếng kêu la và bịt tai lại, và họ nhất tề xông vào ông. Khi lôi ông ra ngoài thành, họ ném đá ông", vì lời chứng này cho rằng Đức Kitô là Con Thiên Chúa, hay là Thiên Chúa đã hóa thân làm người bị họ phủ nhận những Người quả thực là Con Thiên Chúa, là Đấng Thiên Sai, một lời chứng đã cho thấy ngài quả thực, đúng như Sách Tông Vụ trong Bài Đọc 1 hôm nay ghi nhận: "đầy ân sủng và sức mạnh, làm nên những điều kỳ diệu và những phép lạ cả thể trong dân" và "đầy Thánh Thần, nhìn lên trời, đã xem thấy vinh quang của Thiên Chúa, và Ðức Giêsu đứng bên hữu Thiên Chúa". 

     

    Tức là thánh nhân đã đạt đến tầm mức kết hiệp nên một với Chúa Kitô, Vị Thiên Chúa đã hóa thân làm người và đang ở bên hữu Cha, Đấng cũng đã sai Thánh Thần của Người từ Cha xuống trên Giáo Hội là chứng nhân của Người trên thế gian này cho tới tận cùng trái đất (xem Tông Vụ 1:8), qua các phần tử của Giáo Hội mà Vị Thánh Phó Tế Tử Đạo Stephano là chứng nhân tiêu biểu và tiên khởi.

    --------------------------------

     

     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - KẺ NGOẠI ĐẠO TÌM ĐẠO

CHIA SẺ TIN MỪNG

Chúa Nhật Lễ Hiển Linh

(03-01-2020)

Kẻ ngoại đạo nhưng thực tâm

tìm đạo, sẽ tìm được đạo, 

hơn kẻ có đạo mà không sống đạo

► Video: https://youtu.be/OlrdEz3d558

ĐỌC LỜI CHÚA

  • Is 60,1-6:(1) Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi. Vinh quang của Đức Chúa như bình minh chiếu toả trên ngươi.
  • Ep 3,2-3a.5-6:(6) Trong Đức Kitô Giêsu và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Dothái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa.
  • TIN MỪNG: Mt 2,1-12

Các nhà chiêm tinh đến
bái lạy Đức Giêsu Hài Nhi

(1) Khi Đức Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđê, thời vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giêrusalem, (2) và hỏi: «Đức Vua dân Dothái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người». (3) Nghe tin ấy, vua Hêrôđê bối rối, và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao. (4) Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Kitô phải sinh ra ở đâu. (5) Họ trả lời: «Tại Bêlem, miền Giuđê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: (6) “Phần ngươi, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ítraen dân Ta sẽ ra đời”».

(7) Bấy giờ vua Hêrôđê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. (8) Rồi vua phái các vị ấy đi Bêlem và dặn rằng: «Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người». (9) Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. (10) Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. (11) Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. (12) Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.

Câu hỏi gợi ý:

  1. Các thượng tế và kinh sư Do Thái biết rõ Đấng Cứu Thế sinh ra ở đâu lại không đến gặp Ngài, còn các nhà chiêm tinh ở mãi tận đâu đâu, phải nhờ các thượng tế và kinh sư Do Thái chỉ cho, thì lại gặp được Ngài. Tại sao lại có chuyện mỉa mai và nghịch lý như vậy?2. Rút kinh nghiệm từ bài Tin Mừng thì để gặp được Thiên Chúa, điều quan trọng nhất là gì? Cần phải có tôn giáo chân chính, hay phải có thiện chí và quyết tâm đi tìm Ngài? Cái nào là yếu tố quyết định để gặp được Ngài?3. Động lực gì khiến vua Hêrôđê muốn giết hài nhi Giêsu, cho dù biết hài nhi ấy là người của Thiên Chúa? Tuy Kinh Thánh không đề cập đến, nhưng ta thử đoán xem các thượng tế và kinh sư Do Thái – với bản chất của họ như ta đã thấy trong các Tin Mừng – đã có thái độ nào trước tội ác của Hêrôđê: can đảm ngăn cản nhà vua hay mặc kệ Đấng Cứu Thế mà họ mong chờ ra sao thì ra?

Suy tư gợi ý:


Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy ba hạng người khác nhau với ba thái độ khác nhau đối với Đức Giêsu mới sinh ra. Trước hết là các nhà chiêm tinh đến từ phương Đông, sau là các thượng tế và kinh sư tại Giêrusalem, và cuối cùng là vua Hêrôđê.

1.  Thái độ của các nhà chiêm tinh Đông phương
Các nhà chiêm tinh được nói đến như những người thuộc dân ngoại, không phải là người Do Thái giáo. Họ đại diện cho các dân tộc, các quốc gia trên thế giới đến thờ lạy Đức Giêsu, Đấng trong tương lai và vĩnh cửu sẽ là vua của toàn thể thế giới và vũ trụ. Thái độ của các nhà chiêm tinh là thái độ của những người tìm kiếm, khắc khoải đối với Thiên Chúa, với tha nhân, với chân lý, công lý và tình thương. Và chính vì họ quyết tâm lên đường và ra công tìm kiếm nên họ đã gặp, đúng như Đức Giêsu nói: «Ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra cho» (Mt 7,8).

Khi ngôi sao biến mất, việc tìm kiếm bị thử thách, họ không nản chí bỏ cuộc, vẫn tiếp tục tìm kiếm, vì họ đã quyết tâm và hết lòng tìm kiếm: «Các ngươi tìm Ta thì các ngươi sẽ thấy, bởi vì các ngươi hết lòng tìm kiếm Ta» (Gr 29,13); «Kẻ yêu Ta sẽ được Ta yêu lại, người tìm Ta ắt sẽ gặp Ta» (Cn 8,17).


2.  Thái độ của các thượng tế và kinh sư tại Giêrusalem

Các thượng tế và kinh sư Do Thái là những bậc thông thái, hiểu biết Kinh Thánh, thông thạo các lẽ đạo của tôn giáo chân chính do chính Thiên Chúa thiết lập. Vì thế, họ đại diện cho những người có chính đạo. Họ là những người có Kinh Thánh trong tay, nắm vững những kiến thức thần học, họ rao giảng và bảo vệ chân lý của Thiên Chúa. Nhưng khi Đức Giêsu đến, những hiểu biết rộng rãi và sâu xa của họ chẳng giúp ích gì cho họ trong việc tìm gặp Ngài. Họ biết rất rõ Đấng Cứu Thế sinh ra tại Bêlem, vì Kinh Thánh cho biết như thế. Nhưng họ biết chỉ để biết, chỉ để dạy người khác, chỉ để tự hào rằng mình hiểu biết, chứ không phải biết để áp dụng vào đời sống, để đem ra thực hành. Vì thế, cái biết của họ trở nên vô ích cho họ.

Cũng vậy, rất nhiều Kitô hữu hiểu biết rất sâu xa về Thiên Chúa, về chân lý, nhưng họ biết chỉ để biết, để khoe, để dạy người khác, để rao giảng, chứ không phải để áp dụng sự hiểu biết ấy vào đời sống thực tế. Vì thế, sự hiểu biết ấy không đem lại sự cứu rỗi cho họ.

Đức Giêsu nói: «Ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá… Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát» (Mt 7,24.26). «Mẹ tôi và anh em tôi chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành» (Lc 8,21); «Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em» (Ga 13,17); «Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa» (Lc 11,28).

Dụ ngôn người gieo giống (Lc 8,11-15) cho thấy những người nhận được Lời Chúa mà không đem áp dụng vào đời sống thực tế cũng giống như những mảnh đất «vệ đường», đầy «đá sỏi», đầy «bụi gai», khiến Lời Chúa không phát triển được. Còn những ai đem Lời Chúa ra thực hành, giống như mảnh đất mầu mỡ khiến Lời Chúa sinh hoa kết trái.

3.  Bài học cho những ai đang theo chính đạo

Câu chuyện về hai mẫu người trên cho chúng ta bài học quí giá. Những người tưởng rằng mình đang nắm được Thiên Chúa cùng với chân lý, công lý và tình thương trong tay, đồng thời ngủ say và an tâm trong sự lầm tưởng ấy, họ sẽ chẳng bao giờ gặp được Ngài và thực thi được những giá trị kia. Vì Thiên Chúa, chân lý, công lý và tình thương là những thực tại sống động, không phải thứ đồ vật tĩnh lặng có thể nắm được trong tay, nên chỉ có thể tìm kiếm và gặp được trong từng thời điểm, chứ không thể nắm bắt một lần cho mãi mãi. Cho nên muốn gặp Thiên Chúa, muốn sống trong chân lý, công lý và tình thương, ta phải không ngừng lên đường tìm kiếm, ra sức thực hiện trong từng thời điểm. Ngừng tìm kiếm, ngừng nỗ lực, thì những thực tại cần thiết ấy sẽ vuột khỏi ta ngay, và sự ngừng nghỉ ấy sẽ tạo cho ta một ảo tưởng rằng mình đang nắm được Thiên Chúa, chân lý, công lý và tình thương ở trong tay. Trong khi ấy, thực tế là ta đang xa rời Thiên Chúa và thường hành động ngược lại với chân lý, công lý và tình thương.

Thật vậy, những ai dù đang theo chính đạo, tự hào tự mãn về chính đạo của mình, tưởng mình đang nắm được chân lý trong tay, nhưng trong thực tế lại không sống đạo của mình, lại còn khinh chê người khác, họ sẽ trở thành những kẻ tự lừa dối chính mình: «Anh em hãy đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình» (Gc 1,22). Những ai chỉ biết rao giảng Lời Chúa cho người khác, còn chính bản thân mình lại không thèm áp dụng, hãy lo ngại cho số phận mình như thánh Phaolô: «Tôi phải bắt thân thể tôi chịu cực và phục tùng, kẻo sau khi rao giảng cho người khác, chính tôi lại bị loại bỏ» (1Cr 9,27).

Chuyện các nhà chiêm tinh – mà truyền thống Giáo Hội coi là đại diện cho người ngoại và các dân tộc – cho thấy: dù là người ngoại giáo hay không có tôn giáo chân chính, nhưng nếu người ta thật sự nỗ lực tìm kiếm Thiên Chúa thì họ sẽ gặp được Ngài, nếu thật sự muốn thực thi chân lý, công lý và tình thương thì họ sẽ thực hiện được. Còn những người có tôn giáo chân chính, nhưng lại thờ ơ với việc tìm kiếm Thiên Chúa, với việc thực thi chân lý, công lý và tình thương, người ấy sẽ chẳng gặp được Ngài, và trong người ấy không có chân lý, công lý và tình thương.

Tôn giáo chân chính được ví như một chiếc xe hơi tốt, có thể giúp ta đi đến nơi cần đến một cách an toàn, nhanh chóng và bảo đảm. Còn các tôn giáo khác có thể ví như như những loại xe kém hơn. Nhưng có đi đến nơi hay không, không tùy thuộc vào loại xe cho bằng ý chí quyết tâm muốn đi đến nơi. Người không có xe, phải đi bộ mà quyết tâm đi thì chắc chắn sẽ tới nơi, còn có xe tốt và bảo đảm đến đâu, nhưng chính bản thân lại không quyết tâm đi, thì không thể đến nơi cần đến được. Thiên Chúa vẫn luôn luôn tôn trọng đồng thời đòi hỏi sự tự do và quyết định của con người.

4.  Thái độ của vua Hêrôđê, nhà cầm quyền

Nói tới Hêrôđê, ta thấy ông có một nỗi sợ hãi khi nghe các nhà chiêm tinh cho biết: «Đức Vua dân Dothái mới sinh». Ông sợ vương quyền của ông sẽ bị lật đổ bởi hài nhi mới sinh ấy. Và dù biết hài nhi ấy đến từ Thiên Chúa, ông vẫn quyết tâm trừ khử. Như thế, tính tham quyền cố vị –ngoài xã hội cũng như trong Giáo Hội– có thể làm người ta mất hết lương tri, sẵn sàng gây nên tội ác, hay ít ra là im lặng để mặc sự ác phát triển. Hêrôđê quyết tâm tìm giết con trẻ Giêsu bằng cách «sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bêlem và toàn vùng lân cận từ hai tuổi trở xuống» (Mt 2,16).

Tin Mừng không nói đến thái độ của các thượng tế và kinh sư trước tội ác của nhà cầm quyền. Như đã nói trên, sự hiểu biết của họ về việc sinh ra của Đấng Cứu Thế chỉ là thứ hiểu biết chỉ để hiểu biết, chỉ để rao giảng, chứ không hề làm cho họ trở nên lo lắng cho số phận của Đấng Cứu Thế hài nhi. Đối với họ, sinh mạng của Đấng Cứu Thế chẳng là gì cả, chuyện quan trọng đối với họ là sự an toàn bản thân và giữ cho vững những «chiếc ghế» của họ trong tôn giáo Do Thái. Theo họ, lên tiếng để làm gì cho liên lụy đến bản thân, cho mất quan hệ tốt đẹp với nhà cầm quyền? Im lặng cho mọi sự qua đi, bất chấp tốt xấu, đó không phải là thái độ của những ngôn sứ hay mục tử đích thật. Nếu họ sẵn sàng «bỏ chiên mà chạy khi thấy sói đến» (Ga 10,12) thì họ cũng sẵn sàng im lặng bỏ mặc Đấng Cứu Thế mà họ rao giảng ra sao thì ra, dẫu có nguy hiểm đến tính mạng.

CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, con tưởng cứ theo chính đạo do Cha sáng lập là bảo đảm được cứu rỗi. Nhưng bài Tin Mừng hôm nay cho thấy, kẻ ngoại giáo quyết tâm tìm kiếm Cha – là chân lý, công lý và tình thương – thì lại bảo đảm gặp được Cha hơn là người có chính đạo mà lãnh đạm với Cha. Xin Cha đừng để con say ngủ trong chính đạo mà thờ ơ với những gì là chân lý, công lý và tình thương. Amen.

 

Nguyễn Chính Kết


Bấm vào đây để trở về bài chia sẻ/để đọc bài đào sâu: 

(). 

 

By Nguyen Chinh Ket at December 27, 2020

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 

--------------------------------

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI

 

  •  
    nguyenthi leyen chuyen
     
    Wed, Dec 23 at 12:06 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI

    Lễ Chúa Giáng Sinh : Ga 1, 1-18

     

     

    Suy niệm/TÔI ĂN-NHAI VÀ NUỐT LỜI CHÚA. (Giê-rê-mia 15, 16)

    Đối với tác giả Tin Mừng thứ IV, Đức Giêsu Kitô là Ngôi Lời. Bằng danh xưng này, thánh Gioan muốn diễn tả ra thực tại thâm sâu nhất của Đức Giêsu, Đấng nhiệm xuất từ Thiên Chúa và tầm mức tối quan trọng của Người đối với loài người chúng ta.

     

    Tương quan của Ngôi Lời Thiên Chúa với chính Thiên Chúa được xác định ở đây với ba ý: Ngôi Lời thì vĩnh cửu và vô tạo như Thiên Chúa; Ngài sống trong sự hợp nhất trường tồn với Thiên Chúa; Ngài là Thiên Chúa theo cùng một cách như Thiên Chúa là Thiên Chúa. Trong tất cả những gì Đức Giêsu làm, ta thấy Ngài không phải là người mang mọi lời của Thiên Chúa, mà là chính Lời Thiên Chúa, là Lời đầu tiên và Lời cuối cùng của Thiên Chúa. Lời vững chắc và đáng tin như chính Thiên Chúa trong chính thần tính của Ngài. Nơi Ngài, Thiên Chúa tự mạc khải cho chúng ta được biết chính Thiên Chúa.

     

    Tương quan đặc biệt của Ngôi Lời với loài người được diễn tả bằng sự sống và ánh sáng. Đặc tính căn bản của Ngôi Lời chắc chắn là sự sống vô cùng viên mãn, tức không có chút gì là bóng tối sự chết và giới hạn nơi Ngài. Như thế, Ngôi Lời có đặc điểm như Thiên Chúa, và Ngài là Thiên Chúa hằng sống (x. Ga 5,26). Nhờ sự sống viên mãn không hề cạn kiệt của Ngài, Ngôi Lời đã trở thành ánh sáng cho loài người chúng ta, là những kẻ sống trong bóng tối và đang bị đe dọa bởi sự chết.

     

    Nhưng cũng chính ở đây, thánh Gioan cho thấy công trình của Ngôi Lời gặp một sức mạnh đối nghịch. Đó là bóng tối ngăn cản loài người đến với ánh sáng. Tuy nhiên, đã là ánh sáng thì tự nó chiếu vào bóng tối. Thực tế, chúng ta thấy ánh sáng Chúa đã chiếu soi, nhưng bóng tối của sự dữ vẫn luôn hoành hành trên thế giới, trong từng quốc gia, từng cộng đoàn, từng gia đình, từng con người, như bức tường chắn ngang giữa nhân loại với Thiên Chúa và giữa con người với nhau.

     

    Ánh sáng đã chiếu soi trong bóng tối, nhưng bóng tối cứ vẫn là bóng tối, khi lòng người cứ đóng kín phủ che, che khuất cuộc đời, che khuất cả lương tri: đó là bóng tối của dục vọng, của phân chia và thù hằn ghen ghét, của tham lam và tranh chấp bạo tàn, của ngạo mạn và tiền tài danh vọng... Không chỉ bóng tối của cõi đời thế tục, mà còn là bóng tối trong cõi chốn tu trì. Không phải chỉ bóng tối của quyền hành xã tắc, mà còn là bóng tối của Giáo hội phẩm hàm. Ngôi Lời là ánh sáng chiếu soi, nhưng tiếc thay mọi người lại vẫn hay chọn bóng tối, vì bóng tối dễ chịu hơn, đồng lõa hơn (x. Ga 3, 19). Bóng tối ở ngoài ta và bóng tối ở trong ta. Hãy can đảm xóa tan bóng tối trong ta, bằng cách mở tâm hồn ra để cho mình được yêu thương và được chiếu sáng: “Ai yêu thương anh em mình thì ở trong ánh sáng” (1Ga 2, 10).

     

    Tuy nhiên, ánh sáng Chúa không phải lúc nào cũng chiếu soi, cho dù ta sống lành thánh. Vẫn có những đêm tối đức tin làm ta lo âu, sợ hãi và nghi ngờ, thấy như không hề có Chúa trong cuộc đời. Đêm tối đôi khi thật kinh khủng, làm ta hoang mang, hoảng loạn, nhưng rất cần thiết để thanh luyện lòng tin. Ta cứ kiên trì dù ánh sáng không còn. Ánh sáng ấy chỉ lẩn khuất trong bóng đêm để lòng ta thêm khao khát. R. Tagore đã từng trải nghiệm về điều đó, nên đã nói lên một xác tín thâm sâu rằng, đêm tối lại là lúc “chủ ngươi đang thức và chờ ngươi tới nơi hẹn hò tình tự”. Quả thực, Thiên Chúa vẫn dành cho ta những niềm vui bất ngờ, khôn tả, vì thế “đừng để thời gian trôi đi trong bóng tối. Hãy thắp sáng đèn tình yêu bằng cuộc sống của ngươi”.

     

    SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG:

     

    Mỗi cử chỉ trong yêu thương của ta đều có giá trị vô biên, vì khi đó ta ở trong ánh sáng của Ngôi Lời Thiên Chúa, và nhờ vậy ta biểu hiện chính Thiên Chúa cho anh chị em mình. Thiên Chúa đã một lần nhập thể trong thế gian, và Ngài còn đang tiếp tục nhập thể trong ta, khi ta để cho Ngài hóa thân thành Ánh Sáng Tình Yêu trong mỗi suy tư và hành động của mình, nhờ đó mọi người xung quanh tiếp tục đón nhận ánh sáng của niềm vui ơn cứu độ, chính là sự sống mới muôn đời.

     

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN:

    Ôi! Mầu nhiệm Thiên Chúa làm người,
    mầu nhiệm yêu thương quá thẳm sâu,
    trí phàm nhân chẳng thể nào hiểu thấu.

     

    Con hoan hỷ tôn thờ và chúc tụng,
    Đấng sinh ra trong máng cỏ nghèo hèn,
    lớn lên trong thân phận thấp hèn,
    hoàn tất đời mình như một kẻ mọn hèn.

     

    Nhìn máng cỏ,
    con bùi ngùi xúc động,
    vì đối diện với một tình yêu thật bao la,
    một tình yêu của Thiên Chúa không lùi bước,
    trước sự vô tâm và từ khước của con người.

     

    Nơi máng cỏ,
    con chiêm ngắm một tình yêu khiêm hạ,
    Thiên Chúa cúi mình và trao tặng cho con,
    là chính Ngài chứ không phải là ai khác.

     

    Qua máng cỏ,
    Chúa đã lặng lẽ đi vào đời con,
    đã nhẹ nhàng bước xuống lòng con,
    và âm thầm sống cuộc đời con.

     

    Con muốn chọn cách sống Chúa đã chọn,
    con muốn sống cuộc đời Chúa đã sống,
    Chúa đã trở nên giống như con,
    xin cho con được trở nên giống như Chúa.

     

    NHỜ ƠN CHÚA, con QUYẾT ẩn mình trong Chúa,
    như Chúa đang ẩn mình trong con,
    để cuộc sống con được tiến đến vẹn tròn,
    là chính Chúa Đấng làm con nên trọn. 
    Amen.

     

    LM THÁI NGUYÊN

    -------------------------------------

     

    Lm. Thái Nguyên