24. Học Hỏi Để Sống Đạo

HOC4 HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - THỨ HAI CN4TN-C

Thứ Hai CN4MC-C

 

 HỌC HỎI - CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

Bài Ðọc I: Is 65, 17-21

"Thiên hạ sẽ không còn nghe tiếng khóc lóc và than van nữa".

Trích sách Tiên tri Isaia.

Ðây Thiên Chúa phán: "Này Ta tác tạo trời mới, đất mới; người ta sẽ không còn nhớ lại dĩ vãng, và cũng sẽ không bận tâm đến dĩ vãng nữa. Nhưng các ngươi hãy hân hoan và nhảy mừng cho đến muôn đời trong các việc Ta tác tạo, vì đây Ta tác tạo một Giêrusalem hân hoan và một dân tộc vui mừng. Ta sẽ hân hoan ở Giêrusalem, sẽ vui mừng nơi dân Ta, và từ đây người ta sẽ không còn nghe tiếng khóc lóc và than van nữa. Ở đó sẽ không còn trẻ nhỏ chết yểu, không còn người già chết sớm nữa, vì người chết trăm tuổi cũng còn gọi là chết trẻ, người không sống đến trăm tuổi, kể là bị chúc dữ. Họ sẽ xây cất nhà cửa và cư ngụ ở đó, sẽ trồng nho và ăn trái nho".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 29, 2 và 4. 5-6. 11e-12a và 13b

Ðáp: Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con (c. 2a).

Xướng: 1) Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con, và không để quân thù hoan hỉ về con. Lạy Chúa, Ngài đã đưa linh hồn con thoát xa Âm phủ, Ngài đã cứu con khỏi số người đang bước xuống mồ. - Ðáp.

2) Các tín đồ của Chúa, hãy đàn ca mừng Chúa, và hãy cảm tạ thánh danh Ngài. Vì cơn giận của Ngài chỉ lâu trong giây phút, nhưng lòng nhân hậu của Ngài vẫn có suốt đời. Chiều hôm có gặp cảnh lệ rơi, nhưng sáng mai lại được mừng vui hoan hỉ. - Ðáp.

3) Lạy Chúa, xin nhậm lời và xót thương con, lạy Chúa, xin Ngài gia ân cứu giúp con. Chúa đã biến đổi lời than khóc thành khúc nhạc cho con, lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con sẽ tán tụng Chúa tới muôn đời. - Ðáp.

 

Câu Xướng Trước Phúc Âm: Lc 15, 18

Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha.

 

Phúc Âm: Ga 4, 43-54

"Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu bỏ Samaria mà đến Galilêa. Chính Người đã nói: "Không vị tiên tri nào được kính nể nơi quê hương mình". Khi Người đến Galilêa, dân chúng ra đón tiếp Người: Họ đã chứng kiến tất cả các việc Người làm ở Giêrusalem trong dịp lễ; vì họ cũng đi dự lễ.

Người trở lại Cana xứ Galilêa, nơi Người đã biến nước thành rượu. Bấy giờ có một quan chức nhà vua ở Capharnaum có người con trai đang đau liệt. Ðược tin Chúa Giêsu đã bỏ Giuđêa đến Galilêa, ông đến tìm Người và xin Người xuống chữa con ông sắp chết. Chúa Giêsu bảo ông: "Nếu các ông không thấy những phép lạ và những việc phi thường, hẳn các ông sẽ không tin". Viên quan chức trình lại Người: "Thưa Ngài, xin Ngài xuống trước khi con tôi chết". Chúa Giêsu bảo ông: "Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi". Ông tin lời Chúa Giêsu nói và trở về.

Khi xuống đến sườn đồi thì gặp gia nhân đến đón, báo tin cho ông biết con ông đã mạnh. Ông hỏi giờ con ông được khỏi. Họ thưa: "Hôm qua lúc bảy giờ cậu hết sốt". Người cha nhận ra là đúng giờ đó Chúa Giêsu bảo ông: "Con ông mạnh rồi", nên ông và toàn thể gia quyến ông đều tin. Ðó là phép lạ thứ hai Chúa Giêsu đã làm khi Người ở Giuđêa về Galilêa.

Ðó là lời Chúa.

 

 

Suy niệm

  

 

Hôm nay, Thứ Hai trong Tuần IV Mùa Chay, phụng vụ lời Chúa bắt đầu có chiều hướng càng sát nghĩa hơn bao giờ hết với chủ đề "Tôi tự ý bỏ sự sống mình đi để rồi lấy nó lại" (Gioan 10:17) của chung Mùa Chay, bao gồm cả Tuần Thánh. Bởi vì, từ hôm nay, dọc suốt 2 tuần liền của thời điểm cuối cùng của Mùa Chay, Giáo Hội cố ý chọn đọc cho các ngày thường trong tuần toàn là các bài Phúc Âm theo Thánh ký Gioan, không còn Phúc Âm của Thánh ký Mathêu, Marco hay Luca như ba tuần trước đây nữa. 
 
Tại sao? Tại vì chỉ có Phúc Âm của Thánh Gioan, cuốn Phúc Âm cuối cùng trong 4 cuốn Phúc Âm được Giáo Hội công nhận trong sổ bộ Thánh Kinh Tân Ước, cuốn Phúc Âm về thần tính của Chúa Kitô và về Giáo Hội, mới có những đoạn Chúa Giêsu tỏ thần tính của mình ra, hay nói cách khác, Người tỏ nguồn gốc thần linh của Người ra, vừa bằng phép lạ hay dấu lạ vừa bằng chính lời tự chứng của Người liên quan đến ý Cha là Đấng đã sai Người. 
 
Tuy nhiên, đa số dân Do Thái nói chung và thành phần lãnh đạo dân Do Thái bấy giờ nói riêng đã không thể chấp nhận chứng từ cùng chứng cớ rất chân thực bất khả chối cãi của Người, cho đến giờ của Người, tức cho đến thời điểm họ có thể thực hiện mưu đồ sát hại Người, theo đúng như dự án cứu độ của Thiên Chúa và công cuộc cứu độ của Người, Đấng đã "tự ý bỏ sự sống mình đi để rồi lấy nó lại" bằng Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người, một mầu nhiệm là tột đỉnh của chung phụng niên và của riêng Tuần Thánh, đặc biệt là của Tam Nhật Thánh!
 
Hai bài Phúc Âm theo Thánh ký Gioan đầu tiên cho 2 tuần cuối cùng của Mùa Chay liên quan đến 2 phép lạ Chúa Giêsu làm, phép lạ trước, trong bài Phúc Âm hôm nay, Người làm ở Galilêa, vùng đất miền bắc xa xôi, nơi có nhiều dân ngoại sinh sống, còn phép lạ sau, trong bài Phúc Âm ngày mai, Người làm ở ngay Giêrusalem xứ Giuđêa ở miền nam, một phép lạ xẩy ra ở ngay giáo đô của dân Do Thái, do đó, đã trở thành nguyên cớ dẫn đến cuộc đối đầu giữa Chúa Giêsu và dân của Người, nhất là với thành phần lãnh đạo ở đó bấy giờ. 
 
Phép lạ được bài Phúc Âm hôm nay thuật lại, "là phép lạ thứ hai Chúa Giêsu đã làm khi Người ở Giuđêa về Galilêa", tiếp theo phép lạ Người đã hóa nước thành rượu ngon ở tiệc cưới Cana trước đó để tỏ mình ra cho các môn đệ và làm cho các vị tin vào Người là phép lạ đầu tiên (xem Gioan 2:11). Nếu phép lạ thứ nhất liên quan đến hôn nhân thì phép lạ thứ hai này liên quan đến gia đình. Bởi thế mà cuối Bài Phúc Âm Thánh ký Gioan đã cho biết tác dụng xuất phát từ phép lạ Chúa Giêsu thực hiện: "nên ông và toàn thể gia quyến ông đều tin".
 
Tuy nhiên, sở dĩ Giáo Hội chọn bài Phúc Âm về phép lạ Chúa Giêsu làm cho "một quan chức nhà vua ở Capharnaum có người con trai đang đau liệt", không phải để cho chúng ta thấy cái cân xứng giữa hai phép lạ: phép lạ thứ nhất Người làm cho các môn đệ tin Người và phép lạ thứ hai Người làm cho dân chúng tin Người, mà chính là để cho chúng ta thấy rằng thành phần dân ngoại dễ tin vào Người hơn là chính dân của Người, như phép lạ trong bài Phúc Âm ngày mai chứng thực.
 
Đó là lý do ở đầu bài Phúc Âm hôm nay, Thánh ký Gioan đã ghi nhận lòng khao khát thần linh và thái độ mộ mến của dân chúng đối với Đấng Thiên Sai của chính dân Do Thái: "Khi ấy, Chúa Giêsu bỏ Samaria mà đến Galilêa. Chính Người đã nói: 'Không vị tiên tri nào được kính nể nơi quê hương mình'. Khi Người đến Galilêa, dân chúng ra đón tiếp Người: Họ đã chứng kiến tất cả các việc Người làm ở Giêrusalem trong dịp lễ; vì họ cũng đi dự lễ".
 
"Chính Người đã nói: 'Không vị tiên tri nào được kính nể nơi quê hương mình'" ở câu Phúc Âm này không phải ám chỉ dân chúng ở Nazarét quê quán của Người đã đối xử với Người được Thánh ký Luca thuật lại (xem 4:14-30), mà là ám chỉ chung dân Do Thái là dân tộc của Người theo huyết nhục trần gian. Tuy nhiên, thành phần dân tộc của Người ít là cũng đưc chia làm hai loại hay hai hạng, hạng bình dân cởi mở và hạng trí thức lẫn quyền lực. 
 
Hình như dân Do Thái ở Galilêa thuộc miền bắc xa xôi, xa giáo đô Giêrusalem và sống chung với nhiều người dân ngoại đã có được một tinh thần cởi mở và phóng khoáng hơn là những người Do Thái ở Giuđêa nói chung và ở giáo đô Giêrusalem nói riêng. Bởi thế nên, Thánh Gioan đã cho thấy dân Do Thái ở Galilêa đã cởi mở hơn với Chúa Giêsu: "Khi Người đến Galilêa, dân chúng ra đón tiếp Người: Họ đã chứng kiến tất cả các việc Người làm ở Giêrusalem trong dịp lễ; vì họ cũng đi dự lễ".
 
Sự kiện "dân chúng ra đón tiếp Người: Họ đã chứng kiến tất cả các việc Người làm ở Giêrusalem trong dịp lễ" đây có nghĩa là họ rất cảm phục Người, vì Người chỉ là một người Galilêa tầm thường như họ mà đã dám làm những gì không ai có thể làm và dám làm như Người. Chẳng hạn như Người đã chẳng những dám đánh đuổi đám buôn bán trong đền thờ mà còn dám thách thức những người Do Thái chính qui ở đó bấy giờ đã ngỏ ý muốn thấy dấu lạ Người làm để chứng tỏ thẩm quyền thực sự của Người trong việc Người thanh tẩy đền thờ là nhà của Cha Người như thế (xem Gioan 2:13-23).
 
Chính vì tấm lòng cởi mở của chung dân Do Thái ở Galilêa như vậy mà hầu như các phép lạ Người làm đều xẩy ra ở Galilêa, hơn là ở Giuđêa. Phép lạ thứ hai Người làm ở Galilêa trong Bài Phúc Âm hôm nay lại xẩy ra ở Cana là "nơi Người đã biến nước thành rượu", một phép lạ được Chúa Giêsu thực hiện cho người con trai của một viên chức triều đình (royal officer), không biết là người Do Thái hay dân ngoại, nhưng có thể nắm chắc là dân ngoại, bởi vì cuối bài Phúc Âm Thánh ký Gioan đã ghi chú thêm chi tiết: "ông và toàn thể gia quyến ông đều tin", như trường hợp của gia đình viên đại đội trưởng Roma Cornelio (xem Tông Vụ 10:1-48).
 
Trong Phúc Âm của Thánh Gioan, thường Chúa Giêsu tự động làm phép lạ để tỏ mình ra cho người ta tin vào Người, hơn là người ta phải có đức tin đã rồi Người mới làm phép lạ, như thường xẩy ra hầu hết ở bộ Phúc Âm Nhất Lãm. Tuy nhiên, trong bài Phúc Âm hôm nay, Người lại đề cập đến đức tin như là một điều kiện cần thiết trước khi Người làm phép lạ. 
 
Nhưng người đề cập đến đức tin không phải chỉ với riêng viên chức triều đình đang van xin mà là cho chung những người ở đó bấy giờ: "các ông". Như thể Người nhắc nhở hết mọi người rằng hãy tin sẽ được, như viên chức triều đình vẫn đang gắn bó tin tưởng vào Người bấy giờ: "xin Ngài xuống trước khi con tôi chết". Bởi thế, sau khi nghe "Chúa Giêsu bảo ông: 'Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi'. Ông tin lời Chúa Giêsu nói và trở về". 
 
Quả thật, ông đã tin sao thì được đúng như vậy, như bài Phúc Âm ở đoạn cuối cho thấy: "Khi xuống đến sườn đồi thì gặp gia nhân đến đón, báo tin cho ông biết con ông đã mạnh. Ông hỏi giờ con ông được khỏi. Họ thưa: 'Hôm qua lúc bảy giờ cậu hết sốt'. Người cha nhận ra là đúng giờ đó Chúa Giêsu bảo ông: 'Con ông mạnh rồi'". 
 
Ngay trong cách thức Chúa Giêsu chữa lành ở bài Phúc Âm của Thánh ký Gioan hôm nay, chỉ bằng ý muốn là xong, là phép lạ xẩy ra, chứ Người không cần phải hiện diện, phải đến tận nơi, phải đụng chạm, phải tỏ cử chỉ đặc biệt nào đó..., cũng là cách Chúa Giêsu muốn tỏ thần tính của Ngưòi ra, một tỏ mình thần linh chẳng những làm tan biến đi tất cả những gì là yếu hèn bệnh hoạn mà còn mang lại sự sống sinh động nữa.
 
Nội dung của Bài Đọc 1 hôm nay quả thực đã phản ảnh ý nghĩa tỏ mình ra của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay qua việc Người tỏ thần tính của Người ra nơi phép lạ chữa lành bằng ý muốn toàn năng vô cùng hiệu lực của Người, một phép lạ cho thấy ý muốn cứu độ của Thiên Chúa trong việc tiêu diệt tội lỗi và sự chết mà ban cho con người sự sống và hạnh phúc:
 
"Này Ta tác tạo trời mới, đất mới; người ta sẽ không còn nhớ lại dĩ vãng, và cũng sẽ không bận tâm đến dĩ vãng nữa. Nhưng các ngươi hãy hân hoan và nhảy mừng cho đến muôn đời trong các việc Ta tác tạo, vì đây Ta tác tạo một Giêrusalem hân hoan và một dân tộc vui mừng. Ta sẽ hân hoan ở Giêrusalem, sẽ vui mừng nơi dân Ta, và từ đây người ta sẽ không còn nghe tiếng khóc lóc và than van nữa. Ở đó sẽ không còn trẻ nhỏ chết yểu, không còn người già chết sớm nữa, vì người chết trăm tuổi cũng còn gọi là chết trẻ, người không sống đến trăm tuổi, kể là bị chúc dữ. Họ sẽ xây cất nhà cửa và cư ngụ ở đó, sẽ trồng nho và ăn trái nho".
 
Theo chiều hướng của Bài Phúc Âm và Bài Đọc 1 hôm nay, Bài Đáp Ca được Giáo Hội chọn đọc cùng ngày đã chất chứa tâm tình thần linh của thánh vịnh gia cũng là của những tâm hồn thực sự nhận thức được Thiên Chúa là Đấng yêu thương và cứu độ của con người nói chung và của bản thân mình nói riêng:
 
1) Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con, và không để quân thù hoan hỉ về con. Lạy Chúa, Ngài đã đưa linh hồn con thoát xa Âm phủ, Ngài đã cứu con khỏi số người đang bước xuống mồ. 
 
2) Các tín đồ của Chúa, hãy đàn ca mừng Chúa, và hãy cảm tạ thánh danh Ngài. Vì cơn giận của Ngài chỉ lâu trong giây phút, nhưng lòng nhân hậu của Ngài vẫn có suốt đời. Chiều hôm có gặp cảnh lệ rơi, nhưng sáng mai lại được mừng vui hoan hỉ. 
 
3) Lạy Chúa, xin nhậm lời và xót thương con, lạy Chúa, xin Ngài gia ân cứu giúp con. Chúa đã biến đổi lời than khóc thành khúc nhạc cho con, lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con sẽ tán tụng Chúa tới muôn đời. 

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

 MC-IV-2.mp3

HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - PHÉP GIẢI TỘI

  •  
    Tinh CaoMar 29 at 3:57 PM
     

    ĐTC Phanxicô - Huấn Từ với Tham Dự Viên Khóa Tòa Trong

    Thứ Sáu 29/3/2019

    ở Sảnh Đường Phaolô VI

     

    Pope Francis addresses participants in a course on the internal forum organized by the Apostlic Penitentiary at the Vatican's Paul VI Hall, March 29, 2019. Credit: Daniel Ibanez/CNA.

     

    "Bí Tích Hòa Giải là một đường lối thánh hóa thực sự;

    nó là một dấu hiệu năng Chúa Giêsu lưu lại cho Giáo Hội để cửa của nhà Cha luôn mở ngỏ cho việc con người trở về với Ngài luôn khả dĩ.

    Việc Xưng Tội theo Bí Tích là cách thức thánh hóa cả hối nhân lẫn vị giải tội".

     

     

    "Chúng ta hãy luôn nhớ - và điều này sẽ giúp cho chúng ta rất nhiều - trước khi đi vào tòa giải tội,

    chúng ta trước hết là các tội nhân đã được thứ tha,

    và chỉ bấy giờ chúng ta mới là những thừa tác viên của ơn tha thứ thôi"

     

     

     

     Xin chào anh em thân mến!

    Tôi xin chào anh em trong Mùa Chay này, nhân dịp khóa Tòa Trong, một khóa năm nay là khóa thứ 30.

    Tôi muốn nói thêm về chữ "tòa trong" này. Đây không phải là một diễn tả vô nghĩa: nó được nói một cách nghiêm chỉnh. Tòa trong là tòa trong và không thể trở thành những gì cởi mở. Tôi nói điều này là vì tôi nhận thấy có một số nhóm trong Giáo Hội, chẳng hạn những vị được bổ nhiệm, những vị bề trên đang pha trộn hai điều này với nhau và mang những quyết định ở tòa trong cho những quyết định ở tòa ngoài, hoặc ngược lại. Xin làm ơn đi, đó là một điều có tội! Nó là một thứ tội phạm đến phẩm giá của con người tin tưởng vào vị linh mục, con người bày tỏ thực tại riêng tư của mình để xin ơn tha thứ, và sau đó thực tại này được sử dụng cho một nhóm nào đó hay một phong trào nào đó, có lẽ - tôi không biết, tôi nghĩ vậy - có lẽ cho cả một tu hội mới, tôi không biết. Thế nhưng, tòa trong là tòa trong. Nó là những gì linh thánh. Tôi muốn nói điều này, vì tôi đang quan tâm đến nó. .....

    Tầm quan trọng của "thừa tác vụ thương xót" này là những gì biện minh, đòi hỏi và gần như áp đặt một thứ huấn luyện thích hợp đầy đủ, nhờ đó việc gặp gỡ người tín hữu đến xin ơn tha thứ của Thiên Chúa bao giờ cũng phải trở thành một cuộc gặp gỡ thực sự ơn cứu độ, trong đó việc đón nhận của Chúa được cảm nhận bằng tất cả quyền năng của nó, có thể biến đổi, hoán cải, chữa lành và tha thứ.

    Ba mươi năm trải qua Khóa về Tòa Trong về bí tích này của anh em cũng không bao nhiêu so với cả một lịch sử dài của Giáo Hội, cũng như với tính cách cổ kính của Tông Tòa Ân Giải là một Pháp Đình lâu đời nhất trong việc phục vụ của Giáo Hoàng: một pháp đình của lòng thương xót! Tôi muốn nói về pháp đình này như thế.

    Tuy nhiên, 30 năm, trong thời điểm của chúng ta đây, một thời điểm qua đi quá mau, cũng lâu đủ để có thể suy nghĩ và tiến đến một thứ quân bình. Ngoài ra, con số rất đông đảo tham dự viên ... năm nay, hơn 700 người! Vị hồng y chưởng ấn Tông Tòa Ân Giải đã nói rằng ngài đã ngưng việc ghi danh vì những lý do hậu cần! Nó như thể là một việc làm không còn chỗ ở Vatican vậy! Nó có vẻ như là chuyện diễu cợt! Con số tham dự viên rất đông đảo này cho thấy nhu cầu thực sự cần được huấn luyện và bảo toàn, liên quan tới các vấn đề rất quan trọng cho chính đời sống của Giáo Hội, cũng như cho việc hoàn thành sứ vụ Chúa Giêsu đã ủy thác cho Giáo Hội. 

    Trong khi nhiều người cho rằng Việc Xưng Tội, kèm theo nó là cảm quan về tội lỗi, đang bị khủng hoảng - và chúng ta không thể không thấy được một thứ khó khăn nào đó nơi con người đương đại về vấn đề này - thì việc tham dự đông đảo của các vị linh mục, mới chịu chức hay đã chịu chức, chứng thực mối quan tâm liên lỉ trong việc cùng nhau hoạt động để đối đầu và khắc phục cuộc khủng hoảng này, chính yếu bằng "các thứ khí giới của đức tin", cũng như bằng việc dấn thân phục vụ tốt đẹp hơn có thể để hiện thực sự vẻ đẹp của LTXC.

    Chúa Giêsu đến để cứu độ chúng ta bằng việc tỏ cho chúng ta thấy dung nhan nhân hậu của Thiên Chúa, cũng như bằng việc lôi kéo chúng ta đến với Ngài nơi Hy Tế yêu thương của Người. Bởi vậy, chúng ta cần phải luôn nhớ rằng Bí Tích Hòa Giải là một đường lối thánh hóa thực sự; nó là một dấu hiệu năng Chúa Giêsu lưu lại cho Giáo Hội để cửa của nhà Cha luôn mở ngỏ cho việc con người trở về với Ngài luôn khả dĩ.

    Việc Xưng Tội theo Bí Tích là cách thức thánh hóa cả hối nhân lẫn vị giải tội. Còn anh em là những vị giải tội trẻ trung thân yêu cũng sẽ sớm cảm nghiệm thấy như thế.

    Đối với hối nhân nó rõ ràng là cách thức thánh hóa, vì như đã được nhấn mạnh một số lần trong Năm Thánh Thương Xót gần đây, việc tha tội theo bí tích, khi được cử hành một cách hiệu thành, thì phục hồi cho chúng ta tính chất vô tội của phép rửa, mối hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa. Mối hiệp thông này Thiên Chúa không bao giờ làm lũng đoạn đối với con người, mà là con người đôi khi loại trừ bằng việc sử dụng không tốt tặng ân tự do trọng đại.

    Các vị linh mục trong giáo phận của tôi đã chọn làm câu tâm niệm "Hòa Giải, chị em của Phép Rửa" cho cuộc gặp gỡ năm nay của họ. Bí tích Thống Hối là "anh em" của Phép Rửa. Đối với linh mục chúng ta thì bí tích thứ 4 này là cách thức thánh hóa, trước hết và trên hết khi mà, như tất cả mọi tội nhân, chúng ta khiêm tốn quì xuống trước vị giải tội mà van xin LTXC cho chính chúng ta. Chúng ta hãy luôn nhớ - và điều này sẽ giúp cho chúng ta rất nhiều - trước khi đi vào tòa giải tội, chúng ta trước hết là các tội nhân đã được thứ tha, và chỉ bấy giờ chúng ta mới là những thừa tác viên của ơn tha thứ thôi.

    Hơn thế nữa - điều này là một trong nhiều tặng ân do tình yêu chuyên biệt của Chúa Kitô giành cho chúng ta - là những vị giải tội, chúng ta được đặc ân liên lỉ chiêm ngưỡng thấy "các phép lạ" của những việc hoán cải. Chúng ta luôn phải nhận thấy tác động quyền năng của ân sủng, có khả năng biến đổi tâm can chai đá thành cõi lòng da thịt (cf Ez 11:19), có khả năng thay đổi một tội nhân lạc loài thành người con hối nhân trở về nhà cha của mình (xem Lca 15:11-32).

    Vì lý do ấy mà Tòa Ân Giải, qua Khóa về Tòa Trong này, đang cống hiến việc phục vụ quan trọng của Giáo Hội, bằng thiện chí mở khóa huấn luyện cần thiết cho việc cử hành đúng đắn và hiệu quả bí tích Hòa Giải, một điều kiện tiên quyết bất khả châm chước để gặt hái được hoa trái tốt đẹp của nó. Bởi vì từng lần Xưng Tội bao giờ cũng là một bước tiến mới mẻ và dứt khoát đến việc thánh hóa trọn hảo hơn; một đón nhận dịu dàng đầy lòng thương xót giúp lan rộng Vương Quốc của Thiên Chúa, Vương quốc của tình yêu, chân lý và bình an.

    Chính việc Hòa Giải là một sự thiện được đức khôn ngoan của Giáo Hội luôn canh giữ với tất cả quyền lực về luân lý và pháp lý của mình đối với ấn tín bí tích này. Cho dù không phải lúc nào tâm thức tân tiến cũng hiểu được thì vẫn là những gì bất khả châm chước đối với tính cách linh thánh của bí tích ấy cũng như đối với lương tri của hối nhân; thành phần cần phải tin tưởng rằng, bất cứ lúc nào, việc hoán cải về bí tích sẽ luôn giữ kín nơi tòa giải tội, giữa lương tâm của con người hướng về ân sủng, với Thiên Chúa qua môi giới cần thiết là vị linh mục. Ấn tín bí tích là những gì bất khả châm chước và không một quyền lực trần gian nào, dù cho mình, có thẩm quyền trên ấn tín bí tích này.

    Các vị linh mục trẻ trung, các vị linh mục tương lai và các Vị Ban Xá Giải thân mến, tôi tha thiết xin anh em hãy luôn lắng nghe việc Xưng Tội của tín hữu một cách độ lượng, hãy cùng bước đi với họ đường lối thánh hóa là bí tích này, để chiêm ngưỡng thấy "các phép lạ" hoán cải do ân sủng tác động trong tòa giải tội kín đáo, những phép lạ mà chỉ có anh em và các thiên thần chứng kiến thấy. Và chớ gì trước hết anh em hãy thánh hóa bản thân mình, khiêm tốn và trung thành thực thi thừa tác vụ Hòa Giải.

    Xin cám ơn việc phục vụ của anh em! Và xin nhớ cầu cho tôi nữa nhé.

     

    http://w2.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2019/march/documents/papa-francesco_20190329_penitenzieria-apostolica.html

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và các chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu  

     

    Pope Francis hears confessions during World Youth Day in Panama

    "Cho dù không phải lúc nào tâm thức tân tiến cũng hiểu được

    thì vẫn là những gì bất khả châm chước đối với tính cách linh thánh của bí tích ấy cũng như đối với lương tri của hối nhân...

    Ấn tín bí tích là những gì bất khả châm chước và không một quyền lực trần gian nào, dù cho mình, có thẩm quyền trên ấn tín bí tích này".

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To post to this group, send email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHoV44cA4Tj5FeyJ22g6dvXf4FX4F1u2btZzrhGUQYUVZg%40mail.gmail.com.
    For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
     

HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO -THỨ BẢY CN2MC-C

Thứ Bảy CN2MC-C

 

HỌC HỎI- CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

 

Bài Ðọc I: Mk 7, 14-15. 18-20

"Chúa ném mọi tội lỗi chúng tôi xuống đáy biển".

Trích sách Tiên tri Mikha.

Lạy Chúa, với cây trượng của Chúa, xin chăn dắt dân Chúa, chăn dắt những con chiên thuộc quyền sở hữu của Chúa, sống lẻ loi trong rừng, ở giữa núi Carmêlô. Tất cả được chăn dắt ở Basan và Galaad như ngày xưa. Như ngày ra khỏi Ai-cập, xin tỏ cho chúng con thấy những việc lạ lùng.

Có Chúa nào giống như Chúa là Ðấng dẹp tan mọi bất công, và tha thứ mọi tội lỗi của kẻ sống sót thuộc về Chúa? Chúa không khư khư giữ mãi cơn thịnh nộ của mình, vì Chúa ưa thích lòng từ bi. Chúa còn thương xót chúng tôi, còn dày đạp những bất công của chúng tôi dưới chân Chúa, và ném mọi tội lỗi chúng tôi xuống đáy biển. Chúa ban cho Giacóp biết sự trung thành của Chúa và cho Abraham biết lòng từ bi mà Chúa đã thề hứa với tổ phụ chúng tôi từ ngàn xưa.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 102, 1-2. 3-4. 9-10. 11-12

Ðáp: Chúa là Ðấng từ bi và hay thương xót (c. 8a).

Xướng: 1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng thánh danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người. - Ðáp.

2) Người đã tha thứ cho mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân; Người đội đầu ngươi bằng mão từ bi, ân sủng. - Ðáp.

3) Người không chấp tranh triệt để, cũng không đời đời giữ thế căm hờn. Người không xử với chúng tôi như chúng tôi đắc tội, và không trả đũa điều oan trái chúng tôi. - Ðáp.

4) Cũng như trời xanh cao vượt trên trái đất, lòng nhân Người còn siêu việt hơn thế trên kẻ kính sợ Người. Cũng như từ đông sang tây xa vời vợi, Người đã ném tội lỗi xa khỏi chúng tôi. - Ðáp.

 

Câu Xướng Trước Phúc Âm: 2 Cr 6, 2b

Ðây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ.

 

Phúc Âm: Lc 15, 1-3. 11-32

"Em con đã chết nay sống lại".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.

Khi ấy, những người thâu thuế và những người tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng. Thấy vậy, những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: "Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi và cùng ngồi ăn uống với chúng". Bấy giờ Người phán bảo họ dụ ngôn này:

"Người kia có hai con trai. Ðứa em đến thưa cha rằng: "Thưa cha, xin cha cho con phần gia tài thuộc về con". Người cha liền chia gia tài cho các con. Ít ngày sau, người em thu nhặt tất cả tiền của mình trẩy đi miền xa và ở đó ăn chơi xa xỉ, phung phí hết tiền của. Khi nó tiêu hết tiền của, thì gặp nạn đói lớn trong miền đó và nó bắt đầu cảm thấy túng thiếu. Nó vào giúp việc cho một người trong miền, người này sai nó ra đồng chăn heo. Nó muốn ăn những đồ heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng không ai cho. Bấy giờ nó mới hồi tâm lại và tự nhủ: "Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói! Tôi muốn ra đi, trở về với cha tôi và thưa người rằng: "Lạy cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha; con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha". Vậy nó ra đi và trở về với cha nó. Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy lại ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu. Người con trai lúc đó thưa rằng: "Lạy cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha; con không đáng được gọi là con cha nữa". Nhưng người cha bảo các đầy tớ: "Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu; hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng, vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy". Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình.

"Người con cả đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhảy múa, anh gọi một tên đầy tớ để hỏi xem có chuyện gì. Tên đầy tớ nói: "Ðó là em cậu đã trở về và cha cậu đã giết con bê béo, vì thấy cậu ấy trở về mạnh khoẻ". Anh liền nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào, nhưng anh trả lời: "Cha coi, đã bao nhiêu năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn; còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn điếm nay trở về, thì cha lại sai làm thịt con bê béo ăn mừng nó". Nhưng người cha bảo: "Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy".

Ðó là lời Chúa.

 

 

 

 

Suy niệm

    

 

Hôm nay là Thứ Bảy, ngày cuối cùng của Tuần 2 Mùa Chay. Bài Phúc Âm về một dụ ngôn chỉ có trong Phúc Âm Thánh Luca vẫn được gọi là dụ ngôn người con hoang đàng, một dụ ngôn cũng liên quan đến chủ đề chung cho Mùa Chay bao gồm cả Tuần Thánh là: "Tôi tự ý bỏ sự sống mình đi (ở chỗ chia gia tài cho đứa con phung phá) để rồi lấy nó lại (khi đứa con phung phá trở về với cha của nó như chết mà sống lại)" (Gioan 10:17). 

Trong tuần Thứ 2 Mùa Chay này, Giáo Hội cố ý chọn 3 dụ ngôn cho 3 ngày cuối tuần này: Thứ Năm với dụ ngôn Lazarô và người phú hộ vô tâm, Thứ Sáu với dụ ngôn vườn nho và bọn tá điền gian ác, và Thứ Bảy hôm nay với dụ ngôn phải được gọi là người cha thương xót hơn là dụ ngôn người con hoang đàng.

Thật vậy, theo chiều hướng chung của phụng vụ lời Chúa hôm nay, bao gồm cả Bài Đọc 1, thì Giáo Hội, qua dụ ngôn của Bài Phúc Âm trong ngày này, cố ý nhấn mạnh đến tấm lòng vô cùng nhân hậu của người cha chẳng những đối với người con hoang đàng, hơn là đến việc hoán cải trở về cùng cha của người con hoang đàng ấy, mà còn đến cả người con trưởng lầm lạc đáng thương nữa.

Đúng thế, ngay ở đầu bài Phúc Âm, câu Phúc Âm mở màn đã khiến chúng ta thấy ngay được vai chính của dụ ngôn sau đó là người cha hơn là người con, một người cha có 2 đứa con chứ không phải một, và đứa con nào cũng được ông hết tình xót thương, trong đó bao gồm cả người con lớn, đứa con tiêu biểu cho thành phần "những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: 'Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi và cùng ngồi ăn uống với chúng'", cũng chính là thành phần được Chúa Giêsu "phán bảo họ dụ ngôn này", một dụ ngôn bao gồm cả họ lẫn "những kẻ tội lỗi" là thành phần được tiêu biểu nơi người con thứ phung phá. 

Quả thực qua dụ ngôn của bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy được người cha có hai người con trai này nhân hậu biết là chừng nào, một tình nhân hậu đúng là "như Cha trên trời là Đấng xót thương" (Luca 6:36), một tầm mức xót thương vô cùng trọn lành và cao cả, không một người cha người mẹ trần gian nào có thể đạt được hay vươn tới hoặc làm nổi, và vị nghĩ ra dụ ngôn này cũng phải là một vị Thần Linh mới có thể nói về một thực tại thần linh hoàn toàn siêu việt không thể nào xẩy ra trên trần gian này như thế.

Trước hết, lòng thương xót vô cùng siêu việt của người cha trong dụ ngôn được Thánh ký thuật lại trong bài Phúc Âm hôm nay đối với người con thứ hoang đàng phung phá. Ở chỗ, trước hết, sẵn sàng chia gia tài cho nó, dù biết rằng nó đòi chia gia tài cho nó là để nó bỏ đi, không muốn sống với ông nữa. Vì nếu nó còn ở nhà với ông như người con trưởng anh nó thì đâu cần phải chia gia tài cho nó mà làm gì. 

Và ông biết chắc rằng gia tài ông chia cho nó để nó bỏ ông mà đi như thế sẽ bị tan hoang hết thôi. Nhưng ông vẫn không can ngăn nó, không nói năng gì, cứ sẵn sàng đáp ứng yêu cầu tuy chính đáng của nó nhưng nguy hiểm cho nó và thiệt hại đến cả ông nữa. Hình như ông muốn để cho xẩy ra như vậy để cho đứa con dại khờ của ông sau khi hoang đàng trở về sẽ thấy được tất cả tấm lòng ông thương nó, bằng không, tình thương của ông không thể nào thi thố hết cỡ như với nó vậy

Nhưng ông làm sao có thể biết được là đứa con hoang đàng phung phá này của ông, một khi đã trở nên cùng cực, sẽ trở về với ông như một thân tàn ma dại: 

"Khi nó tiêu hết tiền của, thì gặp nạn đói lớn trong miền đó và nó bắt đầu cảm thấy túng thiếu. Nó vào giúp việc cho một người trong miền, người này sai nó ra đồng chăn heo. Nó muốn ăn những đồ heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng không ai cho. Bấy giờ nó mới hồi tâm lại và tự nhủ: 'Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói! Tôi muốn ra đi, trở về với cha tôi và thưa người rằng: Lạy cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha; con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha'". 

Đó là cái bí mật của lòng thương xót nơi ông, cái nghệ thuật siêu đẳng làm cha của ông, ở chỗ, ông biết con ông hơn chính nó biết nó, và thương nó hơn chính nó thương nó, đến độ, ông không sợ mất nó, sẵn sàng để nó đi, vì ông biết rằng nó sẽ không thể nào tìm được hạnh phúc thật và sự sống thật ngoại trừ trở về với cha của nó, sống với cha nó, và chỉ ở trong nhà của cha nó tiêu biểu cho mối hiệp thông với cha mới có sự sống mà thôi

Không phải hay sao: 1- "Khi nó tiêu hết tiền của": ám chỉ linh hồn phạm tội trọng bị mất Ơn Nghĩa Chúa, mất Thánh Sủng, như trong trường hợp Kitô hữu Công giáo; 2- "thì gặp nạn đói lớn trong miền đó và nó bắt đầu cảm thấy túng thiếu": ám chỉ tình trạng linh hồn mất Ơn Nghĩa Chúa cũng đồng thời thiếu ơn Chúa để có thể sống tốt lành; 3- "Nó vào giúp việc cho một người trong miền, người này sai nó ra đồng chăn heo": ám chỉ linh hồn trọng tình trạng tội trọng đang làm tôi cho ma quỉ và "người trong miền" mà linh hồn làm tôi là ma quỉ này bao giờ cũng xui khiến họ sống theo xác thịt đê hèn như loài "heo"; 4- "Nó muốn ăn những đồ heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng không ai cho": ám chỉ linh hồn thèm khát những gì con heo xác thịt tìm kiếm như đồ ăn bẩm sinh bất khả thiếu của nó là thế gian, nhưng không thỏa mãn...

Thế gian cùng với các thứ hào nhoáng thu hút của nó vô cùng thích hợp với bản tính tự nhiên của con người dù sao vẫn không thể nào hoàn toàn và tận tuyệt thỏa mãn con người, bởi tâm hồn của con người, dù tội lỗi đến đâu cũng đã được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa cao cả nên chỉ có thể được thỏa mãn nơi những gì chân thật thiện hảo xứng hợp với nó mà thôi... Do đó, như một khả năng được "build-in" - sẵn có nơi lòng của con người, đứa con hoang đàng từ đó và do đó, khi đã xuống tới đáy vực thì bật lên hay dội lại. Vì thế dụ ngôn mới được tiếp ngay đến chi tiết đứa con hoang đàng phung phá bật lên hay dội lại như thế này: "Bấy giờ nó mới hồi tâm lại và tự nhủ: 'Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói! Tôi muốn ra đi, trở về với cha tôi..."

Phải chăng đó là lý do cho dù có thương con đến thế nào chăng nữa, người cha cũng vẫn chẳng cần đi tìm đứa con dại hoang đàng phung phá của mình, mà chỉ cần ở nhà chờ nó trở về với ông, bằng tất cả tấm lòng bao dung tha thứ sẵn sàng của ông, bởi ông đã tha cho nó ngay từ khi nó xin ông chia gia tài cho nó để nó bỏ ông mà đi theo đam mê dục vọng đê hèn của nó, coi đam mê dục vọng của mình hơn tình phụ tử cao vời của ông với nó?!

Chính vì người cha đã tha cho con mình ngay từ đầu, và thấu hiểu con mình hơn ai hết như thế, mà "khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy lại ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu. Người con trai lúc đó thưa rằng: 'Lạy cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha; con không đáng được gọi là con cha nữa'. Nhưng người cha bảo các đầy tớ: 'Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu; hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng, vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy'. Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình". 

Người cha chẳng những đã vui mừng vì đứa con hoàng đàng phung phá trở về và đã tự động mau mắn tha thứ cho nó trước khi nó lên tiếng xin lỗi ông, mà còn phục hồi lại cho nó tất cả những gì nó đã tự đánh mất khi xa ông trong đời sống bê tha hoang đàng bất xứng, đó là chức làm con, được tiêu biểu nơi việc "mặc" "áo đẹp nhất", nghĩa là được có cùng huyết nhục của cha và với cha; quyền làm con, được tiêu biểu nơi việc "đeo nhẫn vào ngón tay cậu", nghĩa là được quyền thay mặt cha khi cha còn sống và thừa hưởng phần gia tài của cha sau khi cha qua đời; và phận làm con, được tiêu biểu nơi "giầy ở chân cậu", nghĩa là ở vai trò làm chủ của thành phần nô lệ và tôi tớ trong nhà, thành phần theo văn hóa bấy giờ lúc nào cũng đi chân không.

Tình của người cha xót thương đứa con hoang đàng phung phá này đã khiến cho người con trưởng cảm thấy bất mãn và ghen tức với cả người cha lẫn người em của hắn, đến độ, hắn "nổi giận và quyết định không vào nhà", một thái độ tiêu biểu cho việc tuyệt tình và tuyệt giao của hắn với cả cha hắn với em hắn, không còn muốn hiệp thông liên hệ gì với họ nữa, cho dù cả hai đều là ruột thịt của hắn. 

Đến đây chúng ta mới thấy tình thương của người cha không phải chỉ giành riêng cho đứa con hoang đàng phung phá mà còn cho cả đứa con ở nhà với ông nữa. Có thể nói ông tỏ ra thương người con trưởng hơn cả người con thứ nữa. Ở chỗ, trong khi ông không đi tìm người con thứ hoang đàng phung phá, thì ông lại đi tìm người con trưởng của ông, vì nó ở gần ông đấy nhưng lại hoàn toàn lạc mất ông và chẳng hiểu ông bằng người con thứ hoang đàng phung phá.

Có thể nói người con trưởng mới là con chiên lạc, đến độ người cha đã phải bỏ 99 con đang linh đình dự tiệc mừng người con hoang đàng phung phá trở về ở trong nhà mà đi tìm con chiên lạc loài một mình đang sống cô lập bên ngoài mối hiệp thông cha con và huynh đệ, bằng cách người cha đã "ra xin anh vào". Nghĩa là trong khi người con thứ hoang đàng phung phá tìm về với người cha, không cần người cha đi tìm nó, thì người cha lại đi tìm người con trưởng để mang nó về đàn với em của nó.

Người con trưởng quả thực là con chiên lạc cần được người cha tìm về hơn người con thứ. Bởi vì trong khi người con thứ biết thân phận làm con của mình vì hoang đàng phung phá đã không còn xứng nữa nên chỉ xin làm đầy tớ cho cha và của cha, miễn là được cha chấp nhận cho về sống với cha và trong nhà của cha, thì người con trưởng ở nhà với cha lại chỉ muốn làm đầy tớ của cha và cho cha, chứ không muốn làm con của cha, vì hắn làm gì cũng tính công, cũng đòi công như thành phần đầy tớ: "Cha coi, đã bao nhiêu năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn". 

Chính vì tinh thần làm công như một tên đầy tớ của cha và cho cha như thế mà người con trưởng đã không nghĩ rằng "tất cả của cha là của con", bao gồm cả đứa em của hắn, một đứa em còn quí báu hơn tất cả gia tài vật chất của người cha nữa, đến độ, người cha không thể nào không ăn mừng khi thấy đứa con hoang đàng phung phá tự động trở về với tấm lòng thương xót bất khả chống cưỡng của ông đối với nó: "Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy".

Người cha trong dụ ngôn của bài Phúc Âm hôm nay chính là hình ảnh về một Vị Thiên Chúa vô cùng nhân hậu, đã tỏ mình ra cho dân được Ngài tuyển chọn như vị mục tử chăn dắt họ là đàn chiên của Ngài, vị mục tử được tiên tri Mica cảm nhận trong Bài Đọc 1 hôm nay như sau

"Lạy Chúa, với cây trượng của Chúa, xin chăn dắt dân Chúa, chăn dắt những con chiên thuộc quyền sở hữu của Chúa, sống lẻ loi trong rừng, ở giữa núi Carmêlô. Tất cả được chăn dắt ở Basan và Galaad như ngày xưa. Như ngày ra khỏi Ai-cập, xin tỏ cho chúng con thấy những việc lạ lùng".

Lịch sử cứu độ của dân Do Thái đã cho thấy không phải là dễ dàng gì mà chăn dắt họ. Bởi họ là một dân tộc rất ngang tàng bướng bỉnh, bất chấp có được Vị Thiên Chúa của cha ông họ tỏ mình ra cho thấy Ngài là Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ "nhiều lần bằng nhiều cách" (Do Thái 1:1). 

Bởi thế, họ là cả một đàn chiên lạc chứ không phải chỉ lạc có một con, và vị mục tử của họ không thể nào chăn dắt họ nếu không nhẫn nại với họ, nếu cứ chấp tội họ, nếu không luôn đi tìm họ, không theo đuổi họ hơn là họ theo đuổi ngài, một vị Thiên Chúa đúng như cảm nhận và xác tín của tiên tri Mica trong Bài Đọc 1 hôm nay:

"Có Chúa nào giống như Chúa là Ðấng dẹp tan mọi bất công, và tha thứ mọi tội lỗi của kẻ sống sót thuộc về Chúa? Chúa không khư khư giữ mãi cơn thịnh nộ của mình, vì Chúa ưa thích lòng từ bi. Chúa còn thương xót chúng tôi, còn dày đạp những bất công của chúng tôi dưới chân Chúa, và ném mọi tội lỗi chúng tôi xuống đáy biển. Chúa ban cho Giacóp biết sự trung thành của Chúa và cho Abraham biết lòng từ bi mà Chúa đã thề hứa với tổ phụ chúng tôi từ ngàn xưa".

Phải, chỉ có ai cảm nghiệm được Lòng Thương Xót Chúa, ở chỗ cho dù mình có là một tội nhân nhưng đã được và hằng được Thiên Chúa vô cùng yêu thương nhận hậu tha thứ, hơn là đối xử với mình đáng tội của mình, mới có được những cảm nhận và tâm tình của Bài Đáp Ca và như Bài Đáp Ca hôm nay:

1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng thánh danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người. 

2) Người đã tha thứ cho mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân; Người đội đầu ngươi bằng mão từ bi, ân sủng. 

3) Người không chấp tranh triệt để, cũng không đời đời giữ thế căm hờn. Người không xử với chúng tôi như chúng tôi đắc tội, và không trả đũa điều oan trái chúng tôi. 

4) Cũng như trời xanh cao vượt trên trái đất, lòng nhân Người còn siêu việt hơn thế trên kẻ kính sợ Người. Cũng như từ đông sang tây xa vời vợi, Người đã ném tội lỗi xa khỏi chúng tôi. 

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

 MC.TuanII-7.mp3

-----------------------------------------------

HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - LỄ TRUYỀN TIN ĐỨC MẸ

Ngày 25 tháng 3

Lễ Truyền Tin Cho Ðức Mẹ

Lễ Trọng

 

Bài Ðọc I: Is 7, 10-14

"Này trinh nữ sẽ thụ thai".

Trích sách Tiên tri Isaia.

Ngày ấy, Chúa phán bảo vua Achaz rằng: "Hãy xin Thiên Chúa, Chúa ngươi, một dấu ở dưới lòng đất hay ở trên trời cao!" Nhưng vua Achaz thưa: "Tôi sẽ không xin, vì tôi không dám thử Chúa". Và Isaia nói: "Vậy nghe đây, hỡi nhà Ðavít, làm phiền lòng người ta chưa đủ ư, mà còn muốn làm phiền lòng Thiên Chúa nữa? Vì thế chính Chúa sẽ cho các ngươi một dấu: này một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và tên con trẻ sẽ gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta".

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 39, 7-8a. 8b-9. 10. 11

Ðáp: Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa (c. 8a và 9a).

Xướng: 1) Hy sinh và lễ vật thì Chúa chẳng ưng, nhưng Ngài đã mở tai con. Chúa không đòi hỏi lễ toàn thiêu và lễ đền tội, bấy giờ con đã thưa: "Này con xin đến". - Ðáp.

2) Như trong cuốn sách đã chép về con, lạy Chúa, con sung sướng thực thi ý Chúa, và luật pháp của Chúa ghi tận đáy lòng con. - Ðáp.

3) Con đã loan truyền đức công minh Chúa trong đại hội, thực con đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi. - Ðáp.

4) Con chẳng có che đậy đức công minh Chúa trong lòng con; con đã kể ra lòng trung thành với ơn phù trợ Chúa; con đã không giấu giếm gì với đại hội về ân sủng và lòng trung thành của Chúa. - Ðáp.

 

Bài Ðọc II: Dt 10, 4-10

"Ở đoạn đầu cuốn sách đã viết về tôi là, lạy Chúa, tôi thi hành thánh ý Chúa".

Trích thư gửi tín hữu Do-thái.

Anh em thân mến, máu bò và dê đực không thể xoá được tội lỗi. Vì thế, khi đến trong thế gian, Chúa Giêsu phán: "Chúa đã không muốn hy tế và của lễ hiến dâng, nhưng đã tạo nên cho con một thể xác. Chúa không nhận của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội. Nên con nói: Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa, như đã nói về con ở đoạn đầu cuốn sách. Sách ấy bắt đầu như thế này: Của lễ hy tế, của lễ hiến dâng, của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội, Chúa không muốn cũng không nhận, mặc dầu được hiến dâng theo lề luật". Ðoạn Người nói tiếp: "Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa". Như thế đã bãi bỏ điều trước để thiết lập điều sau, chính bởi thánh ý đó mà chúng ta được thánh hoá nhờ việc hiến dâng Mình Chúa Giêsu Kitô một lần là đủ.

Ðó là lời Chúa.

 

Alleluia hoặc Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ga 1, 14ab

(Mùa Chay: bỏ Alleluia)

Alleluia, alleluia! - Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng ta, và chúng ta đã nhìn thấy vinh quang của Người. -Alleluia.

 

Phúc Âm: Lc 1, 26-38

"Này Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính chào Bà đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ". Nghe lời đó, Bà bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì.

Thiên thần liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được nghĩa với Chúa. Này Bà sẽ thụ thai, sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận".

Nhưng Maria thưa với thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết đến người nam?"

Thiên thần thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà. Vì thế Ðấng Bà sinh ra, sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và này, Isave chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ họi là son sẻ; vì không có việc gì mà Chúa không làm được".

Maria liền thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền". Và thiên thần cáo biệt Bà.

Ðó là lời Chúa.

 

Maria là một Tân Evà đã tự nguyện tuân phục Thiên Chúa
 

Nhận định về biến cố Truyền Tin, Công Đồng Chung Vaticanô II đa đặc biệt nhấn mạnh đến giá trị của việc Mẹ Maria đa tỏ ra ưng thuận chấp nhận nhưng lời từ vị sứ giả của Thiên Chúa. Không giống như nhưng gì đa xẩy ra ở các trình thuật Thánh Kinh tương tự, vị thiên thần đa thực sự đợi chờ việc ưng thuận của Mẹ Maria: “Vị Cha của nguồn mạch xót thương muốn việc Nhập Thể phải được mở lối bằng việc ưng thuận về phía của người mẹ tiền định, để, như một người nư đa góp phần vào việc mang lại sự chết thế nào thì một người nư cung phải đóng góp vào sự sống như vậy” (Lumen Gentium, 56).

Hiến chế Lumen Gentium đa nhắc lại sự tương phản giưa tác hành của Evà và tác hành của Mẹ Maria, một tác hành đa được Thánh Irênê diễn tả thế này: “Như nhân vật trước là Evà đa bị nhưng lời của một thiên thần dụ dỗ làm cho bà bỏ Thiên Chúa bằng việc bất tuân phục lời của Ngài thế nào, thì nhân vật sau là Mẹ Maria đa lanh nhận tin mừng từ lời loan báo của một thiên thần một cách cởi mở đối với Thiên Chúa bằng việc tuân phục lời Ngài như vậy; như nhân vật trước bị dụ dỗ đến độ tỏ ra bất tuân phục Thiên Chúa thế nào thì nhân vật sau tỏ ra thâm tín tuân phục Thiên Chúa như vậy, bởi thế, Trinh Nư Maria đa trở nên người bênh chưa cho trinh nư Evà. Và như loài người đa bị chết bởi một trinh nư thế nào thì cung được giải thoát bởi một Vị Nư Trinh như vậy; thế là việc bất phục tùng của một trinh nư đa được cân đối lại bằng việc phục tùng của một Vị Nư Trinh” (Adv. Haer., V, 19, 1).

2-Trong việc nói lên lời “xin vâng” toàn vẹn của mình đối với dự án thần linh, Mẹ Maria hoàn toàn tự do trước nhan Thiên Chúa. Đồng thời Mẹ cung cảm thấy bản thân mình có trách nhiệm đối với tương lai nhân loại, một tương lai có liên hệ đến lời thân thưa của Mẹ. 
Thiên Chúa đặt định mệnh của tất cả loài người vào tay của một người nư trẻ trung. Lời “xin vâng” của Mẹ Maria là căn bản cho việc hoàn tất dự án mà Thiên Chúa đa yêu thương sửa soạn cho việc cứu độ thế giới. 
Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo tóm tắt một cách ngắn gọn và đầy đủ giá trị quyết liệt của việc Mẹ Maria ưng thuận đối với toàn thể loài người trong dự án cứu độ thần linh như sau: “Trinh Nư Maria ‘cộng tác vào việc cứu độ loài người bằng đức tin tự do và bằng đức tuân phục’. Mẹ đa ‘nhân danh tất cả bản tính loài người’ thưa tiếng xin vâng. Bằng việc tuân phục của mình, Mẹ đa trở nên một Tân Evà, mẹ của sinh linh” (số 511).

 

 3-Bằng việc làm của mình, Mẹ Maria đa nhắc nhở mỗi một người chúng ta về trách nhiệm nghiêm chỉnh trong việc chấp nhận dự án của Thiên Chúa đối với cuộc đời của chúng ta. Trong việc hoàn toàn tuân phục ý định cứu độ của Thiên Chúa, một ý định được bộc lộ qua lời nói của thiên thần, Mẹ đa trở nên một mẫu gương cho nhưng ai Chúa tuyên bố cho biết là có phúc, vì họ “nghe lời Thiên Chúa và tuân giư” (Lk 11:28). Để trả lời cho người đàn bà trong đám đông chúc tụng Mẹ Người có phúc, Chúa Giêsu đa tiết lộ lý do thực sự làm cho Mẹ Maria được diễm phúc, đó là việc Mẹ gắn bó với ý muốn của Thiên Chúa, một nỗi gắn bó khiến Mẹ chấp nhận vai trò Thiên Chúa Thánh Mẫu.


Trong Thông Điệp Redemptoris Mater, Tôi đa cho thấy là vai trò làm mẹ thiêng liêng mới mẻ được Chúa Giêsu nói tới ấy chẳng qua chỉ liên quan đến một mình Mẹ mà thôi. Thật vậy, “không phải hay sao, Mẹ Maria là người đầu tiên trong số ‘nhưng ai nghe lời Thiên Chúa và thực hiện’? Thế nên, niềm hạnh phúc Chúa Giêsu nói tới khi trả lời cho người đàn bà trong đám đông không thực sự ám chỉ về Mẹ hay sao?” (số 20). Bởi vậy, theo một ý nghĩa nào đó, Mẹ Maria đa được công nhận là người môn đệ đầu tiên của Con Mẹ (x cùng nguồn vừa dẫn), và bằng mẫu gương của mình, Mẹ mời gọi tất cả mọi tín hưu hay quảng đại đáp lại ơn Chúa.


4-Công Đồng Chung Vaticanô II đã cắt nghĩa việc toàn hiến của Mẹ Maria cho con người Chúa Kitô cũng như cho công cuộc của Chúa Kitô như thế này: “Như một nữ tỳ của Chúa Mẹ đã toàn hiến bản thân mình cho con người của Con mình cũng như cho công cuộc của Con mình, với tư cách phụ giúp Người cũng như đóng vai trò cùng với Người trong việc phục vụ mầu nhiệm cứu chuộc, nhờ ân sủng của Thiên Chúa toàn năng” (Lumen Gentium, 56).


Đối với Mẹ Maria, việc Mẹ hiến thân cho con người của Chúa Giêsu cũng như cho công việc của Chúa Giêsu nghĩa là việc Mẹ hiệp nhất với Con Mẹ, việc Mẹ dấn thân nuôi dưỡng Con Mẹ phát triển về phương diện loài người cũng như việc Mẹ cộng tác với công cuộc cứu độ của Người.


Mẹ Maria thực hiện khía cạnh cuối cùng trong việc hiến thân cho Chúa Giêsu này với tư cách “phụ giúp Người”, tức với thân phận phụ thuộc, thân phận là hoa trái của ân sủng. Tuy nhiên, đây là một việc cộng tác thực sự, vì việc cộng tác này được thực hiện “cùng với Người”, và kể từ biến cố Truyền Tin việc cộng tác ấy cho thấy Mẹ tích cực tham phần vào công cuộc cứu chuộc. Công Đồng Chung Vaticanô II đã nhận định: “Bởi thế, các Nghị Phụ thực sự thấy Mẹ Maria không phải chỉ được Thiên Chúa sử dụng một cách thụ động, mà là chủ động cộng tác vào công cuộc cứu độ loài người bằng đức tin và đức tuân phục. Như Thánh Irênêô nói, vì nhờ vâng phục, Mẹ ‘đã trở nên căn do cứu độ cho chính bản thân Mẹ cũng như cho toàn thể loài người’ (Adv. Haer. III, 22, 4)” (cùng nguồn vừa dẫn).


Liên kết với việc Chúa Kitô chiến thắng tội lỗi gây ra do nhị vị cha mẹ nguyên tổ của chúng ta, Mẹ Maria đã xuất hiện như là “mẹ sinh linh” thực sự (cùng nguồn vừa dẫn). Tự nguyện tỏ ra vâng phục chấp nhận dự án thần linh, vai trò mẫu thân của Mẹ đã trở nên nguồn mạch sự sống cho toàn thể loài người.


(ĐTC Gioan Phaolô II, Thứ Tư 11/9/1996, 
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ Tuần san L’Osservatore Romano, ngày 18/9/1996)

 

LeMeThaiLoi.mp3  

--------------------------------

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO- THỨ TƯ-CN2MC-C

Thứ Tư CN2MC-C

 

HỌC HỎI-CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA Lời Chúa

 

Bài Ðọc I: Gr 18, 18-20

"Hãy đến, và chúng ta hành hạ nó".

Trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Thiên hạ nói rằng: "Các ngươi hãy đến và chúng ta tìm cách chống lại Giêrêmia: vì tư tế không thiếu lề luật, người khôn ngoan không thiếu lời chỉ bảo, tiên tri không thiếu lời giảng dạy! Hãy đến, chúng ta hãy dùng lời nói mà tố cáo nó và đừng để ý đến các lời nó dạy".

Lạy Chúa, xin lưu tâm đến con, và nghe tiếng quân thù của con! Làm lành mà phải gặp dữ sao, vì họ đào lỗ chôn con? Xin Chúa hãy nhớ lại con đã đứng trước nhan thánh Chúa để biện hộ cho họ, Chúa đã nguôi giận họ.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 30, 5-6. 14. 15-16

Ðáp: Lạy Chúa, xin cứu sống con theo lượng từ bi của Chúa (c. 17b).

Xướng: 1) Chúa dẫn con xa lưới dò chúng ngầm trương ra để hại con, vì Ngài là chỗ con nương náu. Con phó thác tâm hồn trong tay Chúa; lạy Chúa, lạy Thiên Chúa trung thành, xin cứu chữa con. - Ðáp.

2) Con đã nghe thấy lũ đông bàn tán, nỗi sợ sệt gieo nặng khắp đôi nơi; cùng một lúc, chúng tụ họp phản đối con; chúng đã âm mưu sát hại mạng con. - Ðáp.

3) Phần con, lạy Chúa, con tin cậy ở Ngài, con kêu lên: Ngài là Thiên Chúa của con! Vận mạng con ở trong tay Ngài, xin cứu gỡ con khỏi tay quân thù và những người bách hại. - Ðáp.

 

Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ge 2, 12-13

Chúa phán: "Vậy từ đây các ngươi hãy thật lòng quay về với Ta, vì Ta nhân hậu và từ bi".

 

Phúc Âm: Mt 20, 17-28

"Họ đã lên án tử cho Người".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, đem riêng mười hai môn đệ đi theo. Dọc đường, Người nói với họ: "Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các vị thượng tế và luật sĩ. Người ta sẽ lên án tử cho Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại để chúng nhạo báng, đánh đòn, rồi treo Người lên thập giá, nhưng đến ngày thứ ba, Người sẽ sống lại".

Bấy giờ bà mẹ các con ông Giêbêđê cùng với hai con đến gặp Người. Bà sấp mình xuống lạy Người, có ý xin Người điều chi đó. Người hỏi: "Bà muốn gì". Bà ta thưa lại: "Xin Ngài hãy truyền cho hai con tôi đây được ngồi một đứa bên hữu, một đứa bên tả Ngài, trong Nước Ngài". Chúa Giêsu đáp lại: "Các ngươi không biết điều các ngươi xin. Các ngươi có thể uống chén mà ít nữa đây Ta sắp uống chăng?" Họ nói với Người: "Thưa được". Người bảo họ: "Vậy các ngươi sẽ uống chén của Ta, còn việc ngồi bên hữu hay bên tả, thì không thuộc quyền Ta ban, nhưng Cha Ta đã chuẩn bị cho ai, thì người ấy mới được". Nghe vậy, mười người kia tỏ ra bất bình với hai anh em: Chúa Giêsu gọi họ lại mà bảo: "Các con biết thủ lãnh của các dân tộc thì thống trị họ và những người làm lớn thì hành quyền trên họ. Giữa các con thì không được thế. Trong các con, ai muốn làm lớn, thì hãy phục vụ các con, và ai muốn cầm đầu trong các con, thì hãy làm tôi tớ các con. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người".

 

Ðó là lời Chúa.


 

Suy niệm

 

 

Sự Sống vượt qua   

 

Ngày Thứ Tư trong Tuần 2 Mùa Chay hôm nay, Bài Phúc Âm được Thánh ký Mathêu trình thuật lại 4 sự kiện liền, thứ nhất là sự kiện Chúa Giêsu tỏ ra cho riêng các môn đệ biết về cuộc vượt qua của Người, thứ hai là sự kiện bà mẹ của cặp anh em tông đồ Giacôbê và Gioan đến xin với Chúa Giêsu cho hai người con của bà một đặc ân, thứ ba là sự kiện Chúa Giêsu đáp lại lời yêu cầu xin đặc ân của ba mẹ con này, và thứ bốn là sự kiện Chúa Giêsu huấn dụ chung các tông đồ nhân biến cố xin đặc ân ấy.

Thứ nhất là sự kiện Chúa Giêsu tỏ ra cho riêng các môn đệ biết về cuộc vượt qua của Người, bài Phúc Âm hôm nay thuật lại rằng: "Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các vị thượng tế và luật sĩ. Người ta sẽ lên án tử cho Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại để chúng nhạo báng, đánh đòn, rồi treo Người lên thập giá, nhưng đến ngày thứ ba, Người sẽ sống lại".

Thứ hai là sự kiện bà mẹ của cặp anh em tông đồ Giacôbê và Gioan đến xin với Chúa Giêsu cho hai người con của bà một đặc ân: "Bấy giờ bà mẹ các con ông Giêbêđê cùng với hai con đến gặp Người. Bà sấp mình xuống lạy Người, có ý xin Người điều chi đó. Người hỏi: 'Bà muốn gì'. Bà ta thưa lại: 'Xin Ngài hãy truyền cho hai con tôi đây được ngồi một đứa bên hữu, một đứa bên tả Ngài, trong Nước Ngài'". 

Thứ ba là sự kiện Chúa Giêsu đáp lại lời yêu cầu xin đặc ân của ba mẹ con này: "Chúa Giêsu đáp lại: 'Các ngươi không biết điều các ngươi xin. Các ngươi có thể uống chén mà ít nữa đây Ta sắp uống chăng?' Họ nói với Người: 'Thưa được'. Người bảo họ: 'Vậy các ngươi sẽ uống chén của Ta, còn việc ngồi bên hữu hay bên tả, thì không thuộc quyền Ta ban, nhưng Cha Ta đã chuẩn bị cho ai, thì người ấy mới được'".

Thứ bốn là sự kiện Chúa Giêsu huấn dụ chung các tông đồ nhân biến cố xin đặc ân ấy: "Nghe vậy, mười người kia tỏ ra bất bình với hai anh em: Chúa Giêsu gọi họ lại mà bảo: 'Các con biết thủ lãnh của các dân tộc thì thống trị họ và những người làm lớn thì hành quyền trên họ. Giữa các con thì không được thế. Trong các con, ai muốn làm lớn, thì hãy phục vụ các con, và ai muốn cầm đầu trong các con, thì hãy làm tôi tớ các con. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người'".

Giáo Hội chọn bài Phúc Âm hôm nay, căn cứ vào chiều hướng chung của phụng vụ lời Chúa trong ngày, thì sự kiện nổi bật nhất trong 4 sự kiện ở bài Phúc Âm không phải là sự kiện việc yêu cầu của 3 mẹ con hai anh em tông đồ Giacôbê và Gioan, mà là sự kiện 1 và 4 liên quan đến chính số phận của Chúa Kitô, là Đấng, như Người khẳng định ở câu kết của bài Phúc Âm: "đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người", đúng như lời Người tiên báo ở đầu bài Phúc Âm về bản thân Người: "Con Người sẽ bị nộp cho các vị thượng tế và luật sĩ. Người ta sẽ lên án tử cho Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại để chúng nhạo báng, đánh đòn, rồi treo Người lên thập giá, nhưng đến ngày thứ ba, Người sẽ sống lại".

Đúng thế, chính vì "Tôi tự ý bỏ sự sống mình đi để lấy nó lại" (Gioan 10:17), chủ đề cho chung Mùa Chay bao gồm cả Tuần Thánh, mà Người "đã tự ý bỏ sự sống mình đi", ở chỗ, "Con Người sẽ bị nộp cho các vị thượng tế và luật sĩ. Người ta sẽ lên án tử cho Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại để chúng nhạo báng, đánh đòn, rồi treo Người lên thập giá", không phải để hoàn toàn và vĩnh viễn bị hủy diệt, bị tiêu tan, bị sự dữ lấn át, trái lại "để lấy nó lại", ở chỗ: "nhưng đến ngày thứ ba, Người sẽ sống lại", tức để tỏ mình ra là Thiên Chúa hằng sống, bất diệt, Đấng đã hóa thân làm người và chiến thắng tội lỗi và sự chết, nhờ đó, qua nhân tính của mình, thông ban sự sống thần linh và Thánh Linh của Người, cho Giáo Hội "được sự sống và là sự sống viên mãn" (Gioan 10;10). 

Giáo Hội được thừa hưởng sự sống viên mãn này của Chúa Kitô Phục Sinh, nhất là sau Biến Cố Thánh Thần Hiện Xuống ở Giêrusalem trong Ngày Lễ Ngũ Tuần mà các tông đồ là nền tảng của Giáo Hội (xem Epheso 2:20), vậy để có thể hoàn thành sứ vụ làm chứng nhân tiên khởi của mình, Giáo Hội nói chung, qua các tông đồ bấy giờ, cũng cần phải được thông phần vào cuộc vượt qua của Thày các vị và với Thày của các vị, bởi "tôi tớ không hơn chủ và môn đệ không hơn Thày. Môn đệ cần phải hân hoan được nên giống như Thày mình và tôi tớ được nên giống như chủ mình" (Mathêu 10:24-25).

Đó là lý do, bài Phúc Âm hôm nay còn bao gồm cả sự kiện 3 mẹ con của cặp anh em tông đồ Giacôbê và Gioan, những con người, cho dù sau khi nghe thấy Chúa Giêsu báo trước về cuộc vượt qua kinh hoàng khủng khiếp của Người, ngoài sức tưởng tượng và lòng mong ước của các vị cũng là của chính đại chúng Do Thái, đã dám dấn thân theo Người bằng việc sẵn sàng "uống chén" của Người và với Người, không sợ, nhờ đó hai vị tông đồ này đã hiện thực đúng như lòng mong ước của Chúa Giêsu: "Môn đệ cần phải hân hoan được nên giống như Thày mình và tôi tớ được nên giống như chủ mình" (Mathêu 10:25).

"Vậy các ngươi sẽ uống chén của Ta, còn việc ngồi bên hữu hay bên tả, thì không thuộc quyền Ta ban, nhưng Cha Ta đã chuẩn bị cho ai, thì người ấy mới được". Lời Chúa Giêsu nói đây để đáp lại tinh thần dấn thân tham phần vào cuộc vượt qua của Người và với Người không phải chỉ là một lời có vẻ thoái thác quyền hạn của Người mà là, ở một nghĩa sâu xa nào đó, ám chỉ đến số phận đặc biệt của riêng hai vị tông đồ là "những đứa con sấm xét" này (xem Marco 3:17) đã được "Cha Ta chuẩn bị" rồi, để "Thày ở đâu các con cũng được ở đó với Thày" (Gioan 14:3).

Thật vậy, cuối cùng, cả hai vị tông đồ này đều được toại nguyện: Tông đồ Gioan là người môn đệ được ngồi bên phải Người khi vị này trở thành người môn đệ duy nhất được đứng dưới chân thập giá của Người (xem Gioan 19:26), và tông đồ Giacôbê là người môn đệ được ngồi bên tả Người khi vị này trở thành vị tử đạo đầu tiên trong các tông đồ và ở tại Giêrusalem như Người (xem Tông Vụ 12:2).

Số phận của Chúa Kitô, vị Ngôn Sứ chính yếu và tối hậu được Thiên Chúa sai đến trần gian nơi dân Do Thái, cũng như số phận làm ngôn sứ như Thày và với Thày của các tông đồ nói chung và của 2 người môn đệ là những đứa con sấm xét Giacôbê và Gioan trong bài Phúc Âm hôm nay nói riêng, đã được báo trước nơi các vị tiên tri, ngôn sứ ngày xưa trong lịch sử dân Do Thái, mà tiên tri Giêrêmia trong Bài Đọc 1 hôm nay là tiêu biểu điển hình, như chính vị tiên tri này bày tỏ:

"Thiên hạ nói rằng: 'Các ngươi hãy đến và chúng ta tìm cách chống lại Giêrêmia: vì tư tế không thiếu lề luật, người khôn ngoan không thiếu lời chỉ bảo, tiên tri không thiếu lời giảng dạy! Hãy đến, chúng ta hãy dùng lời nói mà tố cáo nó và đừng để ý đến các lời nó dạy'. Lạy Chúa, xin lưu tâm đến con, và nghe tiếng quân thù của con! Làm lành mà phải gặp dữ sao, vì họ đào lỗ chôn con? Xin Chúa hãy nhớ lại con đã đứng trước nhan thánh Chúa để biện hộ cho họ, Chúa đã nguôi giận họ".

Đúng thế, số phận của các vị ngôn sứ được Thiên Chúa sai đến để truyền đạt sự thật là ý muốn tối hậu của Ngài, bao gồm cả chính Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô, như dụ ngôn của bài Phúc Âm Thứ Sáu tuần này sẽ cho thấy, đều cảm thấy số phận bất hạnh của mình, đó là "làm lành mà phải gặp dữ": "làm lành" ở chỗ "con đã đứng trước nhan thánh Chúa để biện hộ cho họ, Chúa đã nguôi giận họ", "mà phải gặp dữ" ở chỗ "họ đào lỗ chôn con". 

Bởi thế, một trong những dấu hiệu chắc chắn nhất và chân thật nhất để thấy được ai là ngôn sứ thật sự của Thiên Chúa và được Thiên Chúa sai đến đó là số phận "làm lành mà phải gặp dữ" của họ, bởi họ loan truyền sự thật, một sự thật tự bản chất có sức giải phóng (xem Gioan 8:32) nhưng lại là sự thật phũ phàng làm mất lòng, gây phản kháng và trù dập, nhưng chính số phận bất hạnh này đã chứng thực cho vai trò ngôn sứ của họ cũng như cho sứ điệp cứu độ từ họ, chứ họ không phải là những thứ tiên tri giả, kitô giả, mị dân, sợ dân, sợ sự thật, nên không bao giờ bị hoạn nạn, trái lại, còn được quần chúng mộ mến, tôn sùng như thần tượng của thế gian!

Tuy nhiên, để có thể chu toàn vai trò ngôn sứ đích thực của mình, thành phần thiên sai cần phải có một niềm tin tưởng mãnh liệt vào chính Đấng đã sai mình, bằng những cảm nhận thần linh và tâm tình siêu nhiên như trong Bài Đáp Ca hôm nay:

1) Chúa dẫn con xa lưới dò chúng ngầm trương ra để hại con, vì Ngài là chỗ con nương náu. Con phó thác tâm hồn trong tay Chúa; lạy Chúa, lạy Thiên Chúa trung thành, xin cứu chữa con. 

2) Con đã nghe thấy lũ đông bàn tán, nỗi sợ sệt gieo nặng khắp đôi nơi; cùng một lúc, chúng tụ họp phản đối con; chúng đã âm mưu sát hại mạng con. 

3) Phần con, lạy Chúa, con tin cậy ở Ngài, con kêu lên: Ngài là Thiên Chúa của con! Vận mạng con ở trong tay Ngài, xin cứu gỡ con khỏi tay quân thù và những người bách hại. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

 

 MC-TuanII-4.mp3

---------------------------