4. Bánh Sự Sống

BÁNH SỰ SỐNG - THỨ NĂM 28-5-2020

  • Tinh Cao
    Wed, May 27 at 4:00 PM
     
     

    Thứ Năm sau Chúa Nhật VII Phục Sinh

    CÙNG THAM DỰ BỮA TIỆC LỜI CHÚA

     

    Bài Ðọc I: Cv 22, 30; 23, 6-11

    "Con phải làm chứng về Ta tại Rôma".

    Trích sách Tông đồ Công vụ.

    Trong những ngày ấy, toà án muốn biết đích xác người Do-thái tố cáo Phaolô về tội gì, nên cởi trói cho ngài, và truyền lệnh cho các thượng tế và toàn thể công nghị họp lại, rồi dẫn Phaolô đến đứng trước mặt họ. Phaolô biết có một số người thuộc phe Sađốc, và một số khác thuộc phe biệt phái, nên kêu lớn tiếng giữa công nghị rằng: "Thưa anh em, tôi là biệt phái, con của người biệt phái, tôi bị xét xử vì niềm hy vọng và vì sự sống lại của những người đã chết". Ngài vừa nói thế, thì xảy ra sự bất đồng ý kiến giữa các người biệt phái và Sađốc, và hội đồng đâm ra chia rẽ. Vì các người Sađốc cho rằng không có sự sống lại, không có thiên thần và thần linh; còn các người biệt phái thì tin tất cả điều đó. Tiếng la lối inh ỏi, và có mấy người biệt phái đứng lên bênh vực rằng: "Chúng tôi không thấy người này có tội gì; và nếu thần linh hay thiên thần nói với người này thì sao?" Cuộc tranh luận đã đến hồi gây cấn, viên quản cơ sợ Phaolô bị phân thây, nên sai lính xuống kéo ngài ra khỏi họ và dẫn về đồn.

    Ðêm sau, Chúa hiện đến cùng ngài và phán: "Hãy can đảm lên! Con đã làm chứng về Ta tại Giêrusalem thế nào, thì cũng phải làm chứng về Ta tại Rôma như vậy".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 15, 1-2a và 5. 7-8. 9-10. 11

    Ðáp: Xin bảo toàn con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa (c. 1).

    Hoặc đọc: Alleluia.

    Xướng: 1) Xin bảo toàn con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa. Con thưa cùng Chúa: Ngài là chúa tể con; Chúa là phần gia nghiệp và phần chén của con, chính Ngài nắm giữ vận mạng của con. - Ðáp.

    2) Con chúc tụng Chúa vì đã ban cho con lời khuyên bảo, đó là điều lòng con tự nhủ, cả những lúc đêm khuya. Con luôn luôn đặt Chúa ở trước mặt con, vì Chúa ngự bên hữu con, con sẽ không nao núng. - Ðáp.

    3) Bởi thế, lòng con vui mừng và linh hồn con hoan hỉ, ngay cả đến xác thịt của con cũng nằm nghỉ an toàn, vì Chúa chẳng bỏ rơi linh hồn con trong Âm phủ, cũng không để thánh nhân của Ngài thấy điều hư nát. - Ðáp.

    4) Chúa sẽ chỉ cho con biết đường lối trường sinh, sự no đầy hoan hỉ ở trước thiên nhan, sự khoái lạc bên tay hữu Chúa, tới muôn muôn đời! - Ðáp.

     

    Alleluia: Ga 14, 18

    Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con và lòng các con sẽ vui mừng". - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Ga 17, 20-26

    "Xin cho chúng nên một".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện rằng: "Con không cầu xin cho chúng mà thôi, nhưng còn cho tất cả những kẻ, nhờ lời chúng mà tin vào Con, để mọi người nên một, cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng cũng nên một trong Ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con. Con đã ban cho chúng vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để chúng nên một như Chúng Ta là một. Con ở trong chúng, và Cha ở trong Con, để chúng được hoàn toàn nên một và để thế gian biết rằng Cha đã sai Con, và Con đã yêu mến chúng như Cha đã yêu mến Con. Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu mến Con trước khi tạo thành thế gian. Lạy Cha công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng Con biết Cha, và những người này cũng biết rằng Cha đã sai Con. Con đã tỏ cho chúng biết danh Cha, và Con sẽ còn tỏ cho chúng nữa, để tình Cha yêu Con ở trong chúng, và Con cũng ở trong chúng nữa".

    Ðó là lời Chúa.

     

     

    Phúc Âm (Gioan 17:20-26): XIN CHO CHÚNG NÊN MỘT

     

    "Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện rằng: 'Con không cầu xin cho chúng mà thôi, nhưng còn cho tất cả những kẻ, nhờ lời chúng mà tin vào Con, để mọi người nên một, cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng cũng nên một trong Ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con. Con đã ban cho chúng vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để chúng nên một như Chúng Ta là một. Con ở trong chúng, và Cha ở trong Con, để chúng được hoàn toàn nên một và để thế gian biết rằng Cha đã sai Con, và Con đã yêu mến chúng như Cha đã yêu mến Con. Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con, vì Cha đã yêu mến Con trước khi tạo thành thế gian. Lạy Cha công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng Con biết Cha, và những người này cũng biết rằng Cha đã sai Con. Con đã tỏ cho chúng biết danh Cha, và Con sẽ còn tỏ cho chúng nữa, để tình Cha yêu Con ở trong chúng, và Con cũng ở trong chúng nữa'".

     

    Chiều kích Hiệp Nhất Thần Linh trong Mùa Phục Sinh theo chủ đề "Thày là sự sống" không phải chỉ bao gồm giữa Chúa Giêsu và các môn đệ của Người, giữa Người với Cha và các môn đệ của Người với Cha, mà còn giữa Giáo Hội qua các môn đệ của Người với thế gian và giữa thế gian với Người cũng như với Cha nữa, như lời Người đã cầu nguyện trong bài Phúc Âm hôm nay:  

     

    "Con không cầu xin cho chúng mà thôi, nhưng còn cho tất cả những kẻ, nhờ lời chúng mà tin vào Con, để mọi người nên một, cũng như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để cả chúng cũng nên một trong Ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con". 

     

    Thế nhưng, để các môn đệ của Người có thể trở thành trung gian môi giới cho cuc Hiệp Nhất Thần Linh giữa thế gian với Người và với Cha, thì Người cần phải thực hiện những gì Người thưa cùng Cha trong bài Phúc Âm hôm nay, đó là: 

     

    "Con đã ban cho chúng vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để chúng nên một như Chúng Ta là một. Con ở trong chúng, và Cha ở trong Con, để chúng được hoàn toàn nên một và để thế gian biết rằng Cha đã sai Con, và Con đã yêu mến chúng như Cha đã yêu mến Con".

     

    "Vinh hiển mà Cha đã ban cho Con" đây là gì nếu không phải là cho Con được cơ hội làm rạng danh Cha trên Thánh Giá, nên các môn đệ của Người được Người cho thông phần vinh hiển của Người nghĩa là được lấy chính mạng sống của mình để làm chứng về Người và cho Người như Người đã làm chứng về Cha và tỏ Cha ra vậy, như trường hợp của Tông Đồ Phêrô trong bài Phúc Âm ngày mai. 

     

    Trong lời nguyện dâng lên Cha của mình trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Kitô còn cho thấy mối Hiệp Nhất Thần linh giữa Người và các môn đệ được Người cho tham phần vinh hiển của Người là chịu khổ với Người ấy nhờ thế mới được thực sự Hiệp Nhất Thần Linh với Người: "Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con", một ý định phản ảnh những gì Người đã nói trước với các tông đồ về thân phận tôi tớ không hơn chủ của các vị rằng: "Thày đi để dọn chỗ cho các con, Thày sẽ trở lại với các con để đưa các con đi với Thày để Thày ở đâu các con cũng ở đó" (Gioan 14:3). 

     

     

    Lời nguyện hiến tế của Chúa Kitô kết thúc Bữa Tiệc Ly được Giáo Hội chọn đọc cho 3 ngày giữa tuần VII Phục Sinh (Thứ Ba, Thứ Tư và Thứ Năm) này bao gồm 3 phần rõ ràng: Phần nhất (Thứ Ba) Chúa Giêsu cầu cùng Cha cho chính bản thân Người để xin Cha làm rạng danh Người, nhờ đó Người cũng được làm rạng danh Cha. Phần thứ hai (Thứ Tư), Người cầu cho các tông đồ là nền tảng Giáo Hội Người thiết lập, liên quan đến thân mệnh của các vị, thành phần "thuộc về Cha" và "là của Cha" nhưng còn ở thế gian và sẽ bị thế gian bách hại, cần phải được "thánh hóa trong chân lý", để chẳng những ở trong thế gian mà không thuộc về thế gian mà còn có thể làm chứng cho chân lý là Chúa Kitô nữa. Phần thứ ba (Thứ Năm hôm nay), Người cầu cho thế giới tin Người qua chứng từ của các tông đồ nói riêng và Giáo Hội của Người nói chung, để nhờ đó "tất cả được hiệp nhất nên một, như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha".

     

     

    Tuy nhiên, ở phần thứ ba của Lời Nguyện Hiến Tế này của mình, về nội dung, Chúa Kitô vẫn tiếp tục cầu cho các tông đồ, thành phần sau khi đã "được thánh hóa trong chân lý", tức đã nhận biết sự thật là Chúa Kitô, hay "đã nhận biết Con bởi Cha mà ra", thì sẽ làm chứng cho Người trước thế gian. Thế nhưng, để làm chứng cho một Đấng đã chịu khổ nạn và tử giá, các vị cần phải được thông phần với Người, ở chỗ "Con đã ban cho chúng vinh hiển mà Cha đã ban cho Con", tức là đã tạo cho các vị có cơ hội để Thiên Chúa có thể tỏ mình ra, hay tỏ vinh hiển của Ngài ra, qua họ như qua chính Chúa Kitô trên Thánh Giá cứu độ. Nhờ đó mà các vị mới được hiệp nhất nên một với Người, mới hoàn toàn nên giống Người: "Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con, để chúng chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con". Và như thế, các vị mới tiến tới chỗ "tình Cha yêu Con ở trong chúng, và Con cũng ở trong chúng nữa" - "Con ở trong chúng, và Cha ở trong Con, để chúng được hoàn toàn nên một và để thế gian biết rằng Cha đã sai Con, và Con đã yêu mến chúng như Cha đã yêu mến Con".

     

    Bài Đọc 1 (Tông Vụ 22:30; 23:1-6) 

     

    "Trong những ngày ấy, toà án muốn biết đích xác người Do-thái tố cáo Phaolô về tội gì, nên cởi trói cho ngài, và truyền lệnh cho các thượng tế và toàn thể công nghị họp lại, rồi dẫn Phaolô đến đứng trước mặt họ. Phaolô biết có một số người thuộc phe Sađốc, và một số khác thuộc phe biệt phái, nên kêu lớn tiếng giữa công nghị rằng: 'Thưa anh em, tôi là biệt phái, con của người biệt phái, tôi bị xét xử vì niềm hy vọng và vì sự sống lại của những người đã chết'. Ngài vừa nói thế, thì xảy ra sự bất đồng ý kiến giữa các người biệt phái và Sađốc, và hội đồng đâm ra chia rẽ. Vì các người Sađốc cho rằng không có sự sống lại, không có thiên thần và thần linh; còn các người biệt phái thì tin tất cả điều đó. Tiếng la lối inh ỏi, và có mấy người biệt phái đứng lên bênh vực rằng: 'Chúng tôi không thấy người này có tội gì; và nếu thần linh hay thiên thần nói với người này thì sao?' Cuộc tranh luận đã đến hồi gây cấn, viên quản cơ sợ Phaolô bị phân thây, nên sai lính xuống kéo ngài ra khỏi họ và dẫn về đồn. Ðêm sau, Chúa hiện đến cùng ngài và phán: 'Hãy can đảm lên! Con đã làm chứng về Ta tại Giêrusalem thế nào, thì cũng phải làm chứng về Ta tại Rôma như vậy'".

     

    Thật vậy, nếu trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Kitô đã thưa cùng Cha của Người về số phận diễm phúc của các tông đồ được Người tuyển chọn để có thể thông phần vinh hiển của Người và với Người bằng hy sinh khổ ải thế nào để có thể nên giống Người và được Hiệp Nhất Thần Linh với người, thì trong bài đọc thứ nhất hôm nay cũng thế, chính Người cũng đã trấn an Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô và phấn khích ngài, sau khi bị điệu ra trước công nghị để "bị xét xử vì niềm hy vọng và vì sự sống lại của những người đã chết", và đang bị nhốt trong một "đồn" canh, tiếp tục làm chứng về Người chẳng những ở Giêrusalem là giáo đô của Do Thái giáo, mà còn tại chính Rôma là thủ đô của đế quốc Rôma, một địa điểm là tương lai của Giáo Đô Rôma của Kitô giáo: "Hãy can đảm lên! Con đã làm chứng về Ta tại Giêrusalem thế nào, thì cũng phải làm chứng về Ta tại Rôma như vậy".

     

    Chính việc làm chứng của Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô ở hai địa điểm chính yếu bao gồm cả Do Thái giáo lẫn Dân Ngoại Kitô giáo này cho thấy mối Hiệp Nhất Thần Linh giữa ngài và Chúa Kitô đến đâu, đến độ ngài đã trở thành đúng như ý định chọn lựa của Chúa Kitô, Đấng đã tỏ mình ra cho ngài trên đường đi Damascô và sai ngài đi: "Ta đã làm cho ngươi trở thành ánh sáng chư dân, thành phương tiện cứu độ cho đến tận cùng trái đất" (Tông Vụ 13:47).

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    PS.VII-5.mp3  

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHrPX2Mg%3DszyO9MGdDvwMMcosBQttRgVV1GdTrCu%3DqQqsQ%40mail.gmail.com.
     

BÁNH SỰ SỐNG - TINHCAO-THỨ BA CN7PS-A

  •  
    Tinh Cao
    Mon, May 25 at 3:58 PM
     
     

    Thứ Ba sau Chúa Nhật VII Phục Sinh

    BÁNH SỰ SỐNG LỜI CHÚA

     

    Bài Ðọc I: Cv 20, 17-27

    "Tôi đi cho hết quãng đường đời và hoàn tất nhiệm vụ rao giảng lời Chúa".

    Trích sách Tông đồ Công vụ.

    Trong những ngày ấy, từ Milê, Phaolô sai người đi Êphêxô mời các trưởng giáo đoàn đến. Khi họ đến với ngài và hội họp, ngài nói với họ: "Các ông biết ngay tự ngày đầu khi tôi vào đất Tiểu Á, tôi đã cư xử thế nào với các ông trong suốt thời gian đó, tôi hết lòng khiêm nhường phụng sự Chúa, phải khóc lóc và thử thách do người Do-thái âm mưu hại tôi. Các ông biết tôi không từ chối làm một điều gì hữu ích cho các ông, tôi đã rao giảng và dạy dỗ các ông nơi công cộng và tại tư gia, minh chứng cho người Do-thái và dân ngoại biết phải hối cải trở về với Thiên Chúa, phải tin Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Và giờ đây được Thánh Thần bắt buộc đi Giêrusalem mà không biết ở đó có những gì xảy đến cho tôi, chỉ biết là từ thành này qua thành khác, Thánh Thần báo trước cho tôi rằng: xiềng xích và gian lao đang chờ tôi ở Giêrusalem. Nhưng tôi không sợ chi cả, không kể mạng sống tôi làm quý, miễn là tôi đi cho hết quãng đường đời và hoàn tất nhiệm vụ rao giảng lời Chúa mà tôi đã lãnh nhận nơi Chúa Giêsu là làm chứng về Tin Mừng ơn Thiên Chúa. Và giờ đây, tôi biết rằng hết thảy các ông là những người được tôi ghé qua rao giảng nước Thiên Chúa, các ông sẽ chẳng còn thấy mặt tôi nữa. Vì thế hôm nay tôi quả quyết với các ông rằng: tôi trong sạch không dính máu người nào cả. Vì chưng, tôi không trốn tránh, khi phải rao giảng cho các ông mọi ý định của Thiên Chúa".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 67, 10-11. 20-21

    Ðáp: Chư quốc trần ai, hãy ca khen Thiên Chúa (c. 33a).

    Hoặc đọc: Alleluia.

    Xướng: 1) Ôi Thiên Chúa, Ngài làm mưa ân huệ xuống cho dân Ngài, và khi họ mệt mỏi, Ngài đã bổ dưỡng cho. Ôi Thiên Chúa, đoàn chiên Ngài định cư trong xứ sở, mà do lòng nhân hậu, Ngài chuẩn bị cho kẻ cơ bần. - Ðáp.

    2) Chúc tụng Chúa ngày nọ qua ngày kia. Thiên Chúa là Ðấng cứu độ, Ngài vác đỡ gánh nặng chúng ta. Thiên Chúa chúng ta là Thiên Chúa cứu độ, Chúa là Thiên Chúa ban ơn giải thoát khỏi tay tử thần. - Ðáp.

     

    Alleluia: Ga 14, 16

    Alleluia, alleluia! - Thầy sẽ xin cùng Cha, và Người sẽ ban cho các con Ðấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Ga 17, 1-11a

    "Lạy Cha, xin hãy làm vinh hiển Con Cha".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời và nói: "Lạy Cha, giờ đã đến, xin hãy làm vinh hiển Con Cha, để Con Cha làm vinh hiển Cha. Vì Cha đã ban cho Con quyền trên mọi huyết nhục, để con cũng ban sự sống đời đời cho mọi kẻ Cha đã giao phó cho Con. Sự sống đời đời chính là chúng nhận biết Cha là Thiên Chúa duy nhất chân thật, và Ðấng Cha đã sai, là Giêsu Kitô.

    "Con đã làm vinh hiển Cha dưới đất, Con đã chu toàn công việc mà Cha đã giao phó cho Con. Giờ đây, lạy Cha, xin hãy làm cho Con được vinh hiển nơi Cha với sự vinh hiển mà Con đã có nơi Cha, trước khi có thế gian. Con đã tỏ danh Cha cho mọi kẻ Cha đã đưa khỏi thế gian mà ban cho Con. Chúng thuộc về Cha, và Cha đã ban chúng cho Con, và chúng đã tuân giữ lời Cha. Bây giờ chúng biết rằng những gì Cha ban cho Con, đều bởi Cha mà ra. Vì những lời Cha ban cho Con thì Con đã ban cho chúng và chúng đã lãnh nhận, và biết đích thực rằng Con bởi Cha mà ra, và chúng tin rằng Cha đã sai Con.

    "Con cầu xin cho chúng, Con không cầu xin cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho Con, bởi vì chúng là của Cha. Và mọi sự của Con là của Cha, và mọi sự của Cha cũng là của Con, và Con đã được vinh hiển nơi chúng. Con không còn ở thế gian nữa, nhưng chúng vẫn còn ở thế gian, phần Con, Con về cùng Cha".

    Ðó là lời Chúa.

     

     

     GẶP ĐƯỢC LỜI CHÚA TÔI ĐÃ NUỐT VÀO (Gr 15, 16)

     

    Chiều kích Hiệp Nhất Thần Linh trong chủ đề "Thày là sự sống" trong bài phúc âm cho Thứ Ba Tuần VII Phục Sinh hôm nay được hiện tỏ nơi lời cuối cùng của Chúa Giêsu: "mọi sự của Con là của Cha, và mọi sự của Cha cũng là của Con, và Con đã được vinh hiển nơi chúng. Con không còn ở thế gian nữa, nhưng chúng vẫn còn ở thế gian, phần Con, Con về cùng Cha". 

     

    Thật vậy, chiều kích hiệp nhất không thể nào thiếu tính chất thuộc về nhau và ở với nhau. Thuộc về nhau: "mọi sự của Con là của Cha, và mọi sự của Cha cũng là của Con", và ở với nhau: "phần Con, Con về cùng Cha". 

     

    Thế nhưng, "mọi sự của Con" được Chúa Kitô nói đến ở đây là gì, nếu không phải là thành phần các môn đệ của người bấy giờ và sau này làm nên Nhiệm Thể của Người là Giáo Hội. Đó là lý do chính Chúa Giêsu đã xác nhận các môn đệ của Người là tất cả "mọi sự của Con là của Cha, và mọi sự của Cha cũng là của Con": "mọi kẻ Cha đã giao phó cho Con", "mọi kẻ Cha đã đưa khỏi thế gian mà ban cho Con. Chúng thuộc về Cha, và Cha đã ban chúng cho Con", và "những kẻ Cha đã ban cho Con, bởi vì chúng là của Cha". 

     

    Chính vì "mọi sự của Con là của Cha, và mọi sự của Cha cũng là của Con" như thế mà Chúa Kitô đã muốn cho họ cũng được hiệp nhất thần linh với Người và qua Người với Cha của Người nữa, bằng cách, như Người thưa cùng Cha của Người trong bài Phúc Âm: 1- ban sự sống đời đời cho họ: "Vì Cha đã ban cho Con quyền trên mọi huyết nhục, để Con cũng ban sự sống đời đời cho mọi kẻ Cha đã giao phó cho Con"; 2- và tỏ danh Cha cho họ: "Con đã tỏ danh Cha cho mọi kẻ Cha đã đưa khỏi thế gian mà ban cho Con... những lời Cha ban cho Con thì Con đã ban cho chúng và chúng đã lãnh nhận, và biết đích thực rằng Con bởi Cha mà ra, và chúng tin rằng Cha đã sai Con".   

     

    Bài Phúc Âm hôm nay là phần thứ nhất trong 3 phần của Đoạn Phúc Âm 17 được Thánh ký Gioan ghi lại, bao gồm tất cả Lời Nguyện kết thúc Bữa Tiệc Ly của Chúa Kitô. Phần đầu (hôm nay - Thứ Ba) của Lời Nguyện này liên quan đến chính bản thân Chúa Kitô và vinh hiển của Người, phần hai (ngày mai - Thứ Tư) liên quan đến các tông đồ và đặc ân thánh hóa của các vị, và phần ba (ngày kia - Thứ Năm) liên quan đến chung nhân loại và mối hiệp thông thần linh với Thiên Chúa. 

     

    Trước hết, "vinh hiển" của Chúa Kitô đây là gì? Tại sao Người lại xin Cha của Người làm cho Người được "vinh hiển"? Xin thưa, "vinh hiển" của Chúa Kitô đây là "vinh hiển mà Con đã có nơi Cha, trước khi có thế gian". Tức vinh hiển là "Con Thiên Chúa" của Chúa Kitô, một vinh hiển mà Người xin Cha của Ngài xin hãy làm sáng tỏ trước chung thế gian và riêng các môn đệ của Người, nhờ đó, Người cũng làm cho Cha được "vinh hiển" ở chỗ các môn đệ của Người cũng như thế gian nhận biết Cha là Đấng đã sai Người vì yêu thương nhân loại. 

     

    Nếu "Sự sống đời đời chính là chúng nhận biết Cha là Thiên Chúa duy nhất chân thật, và Ðấng Cha đã sai, là Giêsu Kitô", thì cách thức làm sao cho họ nhận biết chính là cách thức Cha làm "vinh hiển" Người và đồng thời nhờ đó Người cũng làm "vinh hiển" Cha của Người. Mà cách thức ấy là gì, nếu không phải hoàn trọn ý muốn của Cha là Đấng đã sai Người: "Con đã làm vinh hiển Cha dưới đất, Con đã chu toàn công việc mà Cha đã giao phó cho Con". 

     

    Phải, Chúa Cha đã làm "vinh hiển" Con ở chỗ muốn Con của Ngài phải chịu khổ nạn và tử giá, và chính Chúa Kitô cũng chẳng còn cách nào khác hơn là tuân phục Cha của Người: "tuy thân phận là Con, Người cũng đã biết tuân phục nơi những gì phải chịu, để khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên cứu độ đời đời cho tất cả những ai tín phục Người" (Do Thái 5:8), nghĩa là làm cho các môn đệ của Người và thế gian nhận biết Người là Con của Thiên Chúa, hay qua Người mà nhận biết Cha là Đấng đã sai Người, hầu được "sự sống đời đời".

     

    Đúng thế, theo thường tình thì được người khác biết đến là một vinh dự. Vậy làm cho ai được nhận biết hay nhận biết ai thì người ấy được vinh dự bởi mình và những người mình giới thiệu hay tỏ ra cho. Cũng vậy, Chúa Kitô làm vinh hiển Cha của Người là Đấng đã sai Người ở chỗ tỏ danh Cha ra cho riêng các tông đồ và qua các vị cho chung thế giới. Và chính nhờ việc Người tỏ Cha ra mà Người cũng được vinh hiển của Cha, với Cha và như Cha, ở chỗ Người được nhận biết thực sự là bởi Cha mà ra, chỉ làm theo Ý Cha, và Cha đúng là ở trong Người và với Người.

     

    "Mọi sự của Con là của Cha, và mọi sự của Cha cũng là của Con" đây, chẳng những có thể hiểu ám chỉ về các môn đệ tông đồ của Chúa Kitô, mà còn cả về sự hiệp nhất nên một giữa Cha và Con, đến độ "Ai thấy Thày là thấy Cha... Thày ở trong Cha và Cha ở trong Thày" (Gioan 14:9-10), một sự sống thần linh vô cùng viên mãn chứng tỏ Người nhận biết Cha là Đấng đã sai Người qua chứng từ tuân phục cho đến chết trên thập tự giá của Người, cũng là sự sống thần linh nhờ đó, nhờ cái chết để làm chứng cho tất cả sự thật là Người được Cha sai như thế mà các môn đệ đã nhận biết Người và qua Người nhận biết Cha mà được thông hưởng sự sống thần linh của Người và với Người "là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô" (Gioan 17:3). 

     

    Chiều kích Hiệp Nhất Thần Linh trong chủ đề "Thày là sự sống" trong Mùa Phục Sinh sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh được tỏ hiện một cách cụ thể nơi trường hợp của Thánh Phaolô, Vị Tông Đồ Dân Ngoại. Ở chỗ, ngài cảm nhận được tác động thần linh của Thánh Thần nơi ngài, như chính ngài nói: "Và giờ đây được Thánh Thần bắt buộc đi Giêrusalem mà không biết ở đó có những gì xảy đến cho tôi, chỉ biết là từ thành này qua thành khác, Thánh Thần báo trước cho tôi rằng: xiềng xích và gian lao đang chờ tôi ở Giêrusalem"

     

    Nếu không đạt được mức độ hiệp nhất thần linh cao cả, thì kinh nghiệm sống đạo cũng là sống đức tin cho thấy, không ai có thể nhậy cảm và cảm nghiệm được tác động thần linh của Chúa Thánh Thần như ngài. Mà cho dù có cảm nghiệm được tác động thần linh của Thánh Thần chăng nữa, nhiều khi Kitô hữu vẫn chối bỏ tác động ấy, bởi đụng đến bản thân của họ, bắt họ phải hy sinh hay chịu khổ, đến nỗi họ trốn chạy hay trấn át tác động thần linh của Ngài, điển hình là trường hợp của tiên tri Giona được sai đến rao giảng thống hối cho thành Ninivê (xem Giona 1:1-3).

     

    Thế nhưng, ở đây, với Tông Đồ Phaolô, được hiệp nhất thần linh với Chúa Kitô là Đấng sống trong ngài (xem Galata 2:20), đến độ không gì có thể tách ngài ra khỏi tình yêu của Chúa Kitô (xem Roma 8:35-39), thì như ngài quả quyết trong bài đọc 1 hôm nay: "Nhưng tôi không sợ chi cả, không kể mạng sống tôi làm quý, miễn là tôi đi cho hết quãng đường đời và hoàn tất nhiệm vụ rao giảng lời Chúa mà tôi đã lãnh nhận nơi Chúa Giêsu là làm chứng về Tin Mừng ơn Thiên Chúa". 

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    PS.VII-3.mp3  

     

                                                                                         

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHq26%2BTK3%2BsNLyhYKBsV6K8V4kENW2sJ4ooH5X6ZOzSQJQ%40mail.gmail.com.
     
     

BÁNH SỰ SỐNG-SƯ HUYNH BRENDAN

  •  
    Mo Nguyen
    Fri, May 22 at 10:54 PM
     
     

    THE ASCENSION OF THE LORD / A               24 MAY 2020

     

     

                     

        UNFINISHED BUSINESS, … BUT HOPE  

     

              REFLECTIONS ON THE GOSPEL (Matthew 28: 16-20)

     

                             UNFINISHED BUSINESS, … BUT HOPE

    Having escaped the clutches of his enemies by rising from the dead, the Lord ascends, like the prophet Elijah, to heaven.

    In biblical language and imagery this manner of describing the close of Jesus’ earthly ministry signals that the One who had been crucified on the trumped-up charge of being a political Messiah has now entered into his true messianic glory at God’s right hand.

    This entrance into heavenly glory does not mean that Jesus abandons either his disciples or his saving mission in the world. Rather, he will continue to exercise that mission through the ministry of the Church, empowered (at Pentecost) by the same Spirit that rested upon him.

    Just before he departs, the disciples voice an understandable concern: ‘Lord, has the time come? Are you going to restore the kingdom of Israel?’ The query betrays a strong sense of ‘unfinished business’. Despite the Easter victory, forces hostile to God and to true humanity continue to hold sway in the world – as the disciples, and we ourselves, remain acutely aware.

    Jesus does not give a direct answer. The time of the Kingdom’s full arrival remains shrouded in the mystery of God. The disciples’ task, meanwhile, is to take up the messianic mission of Jesus, bringing the hope of the resurrection to an often despairing world.

    The Ascension is not, then, simply something that happened to Jesus. As the Preface of the Mass says so well, he ‘has passed beyond our sight, not to abandon us but to be our hope; where he has gone, we hope to follow’.

     

    Brendan Byrne, SJ

    Ascension songs in CWBII:

    https://www.youtube.com/watch?v=XyG0UMy4EZ0

     

     

     

    Ascension Feast Day Hymns:

    https://www.youtube.com/watch?v=ZmA1bt1mpxs

     

    ĐÁP CA: Tv 46, 2-3. 6-7. 8-9 - Chúa nhật Lễ Chúa Thăng Thiên:

    https://www.youtube.com/watch?v=uRm2uDknkmk

     

     

BÁNH SỰ SỐNG - CAN ĐẢM LÊN! THỨ HAI 25-5-2020

  •  
    Tinh Cao
    Sun, May 24 at 3:38 PM
     
     

    Thứ Hai sau Chúa Nhật VII Phục Sinh

    BÁNH SỰ SỐNG: CAN ĐẢM LÊN !

     

    Bài Ðọc I: Cv 19, 1-8

    "Anh em tin mà đã nhận Thánh Thần chưa?"

    Trích sách Tông đồ Công vụ.

    Xảy ra là khi Apollô ở Côrintô, thì Phaolô đi miền thượng du, rồi đến Êphêxô gặp một số môn đồ, và ngài hỏi họ: "Anh em tin mà đã nhận Thánh Thần chưa?" Họ trả lời: "Nguyên việc có Thánh Thần hay không, chúng tôi cũng chưa nghe nói". Ngài lại hỏi: "Vậy các ngươi đã chịu phép rửa của ai?" Họ thưa: "Phép rửa của Gioan". Phaolô liền bảo: "Gioan thanh tẩy dân chúng bằng phép rửa sám hối mà rằng: Hãy tin vào Ðấng sẽ đến sau ông, tức là Ðức Giêsu". Nghe vậy, họ đã chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu. Và khi Phaolô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần đến ngự xuống trên họ, họ liền nói được nhiều thứ tiếng và nói tiên tri. Tất cả đàn ông chừng mười hai người.

    Ngài vào hội đường, và trong suốt ba tháng, Ngài mạnh dạn rao giảng, tranh luận và thuyết phục về nước Thiên Chúa.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 67, 2-3. 4-5ac. 6-7ab

    Ðáp: Chư quốc trần ai, hãy ca khen Thiên Chúa (c. 33a).

    Hoặc đọc: Alleluia.

    Xướng: 1) Thiên Chúa đứng lên, quân thù của Người tan rã, và những kẻ ghét Người chạy trốn khỏi long nhan. Như làn khói toả, chúng rã tan, như mẩu sáp ong gần lửa chảy ra, những đứa ác nhân tiêu vong trước nhan Thiên Chúa. - Ðáp.

    2) Những người hiền đức mừng rỡ hỉ hoan, trước nhan Thiên Chúa họ mừng vui sung sướng. Hãy hát mừng Thiên Chúa, hãy đàn ca danh Người, danh hiệu Người là Chúa, hãy mừng rỡ hân hoan trước nhan Người. - Ðáp.

    3) Là Cha kẻ mồ côi, là Ðấng bênh vực người quả phụ, Thiên Chúa ngự trong thánh điện của Người. Thiên Chúa tạo nhà cửa cho những người bị bỏ rơi, dẫn đưa những người tù tội ra nơi thịnh đạt. - Ðáp.

     

    Alleluia: Mt 28, 19 và 20

    Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Các con hãy đi giảng dạy muôn dân: Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế". - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Ga 16, 29-33

    "Hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, các môn đệ thưa Chúa Giêsu rằng: "Ðúng thế, bây giờ Thầy nói rõ ràng, và không dùng dụ ngôn nữa. Bây giờ chúng con biết rằng Thầy biết mọi sự, không cần có ai hỏi Thầy nữa. Bởi đó chúng con tin Thầy bởi Thiên Chúa mà ra". Chúa Giêsu đáp lại các ông: "Bây giờ các con mới tin ư? Này đến giờ, và đã đến rồi, các con sẽ tản mát mỗi người một ngả, bỏ mặc Thầy một mình. Nhưng Thầy không ở một mình đâu, vì có Cha hằng ở với Thầy. Thầy nói với các con những điều đó để các con được bình an trong Thầy. Giữa thế gian, các con sẽ phải đau khổ, nhưng hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian".

    Ðó là lời Chúa.

     

     

    Phúc Âm (Gioan 16:29-33)

     

    "Khi ấy, các môn đệ thưa Chúa Giêsu rằng: 'Ðúng thế, bây giờ Thầy nói rõ ràng, và không dùng dụ ngôn nữa. Bây giờ chúng con biết rằng Thầy biết mọi sự, không cần có ai hỏi Thầy nữa. Bởi đó chúng con tin Thầy bởi Thiên Chúa mà ra'. Chúa Giêsu đáp lại các ông: 'Bây giờ các con mới tin ư? Này đến giờ, và đã đến rồi, các con sẽ tản mát mỗi người một ngả, bỏ mặc Thầy một mình. Nhưng Thầy không ở một mình đâu, vì có Cha hằng ở với Thầy. Thầy nói với các con những điều đó để các con được bình an trong Thầy. Giữa thế gian, các con sẽ phải đau khổ, nhưng hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian'".

     

    Chiều kích Hiệp Nhất Thần Linh trong chủ đề "Thày là sự sống" cho Mùa Phục Sinh hậu Tuần Bát Nhật Phục Sinh được mở màn ở bài phúc âm hôm nay, Thứ Hai Tuần VII Phục Sinh, dường như không thấy gì là đúng như thế, thậm chí còn lạc đề nữa là đằng khác, vì nội dung của bài Phúc Âm hôm nay, qua những lời Chúa nói với các tông đồ trong Bữa Tiệc Ly, chỉ liên quan đến phản ứng của các vị trước cuộc tử nạn của Người và số phận gian nan khốn khó của các v trên thế gian này. 

     

    Tuy nhiên, nếu chiều kích Hiệp Nhất Thần Linh còn bao gồm cả tính cách nên giống nhau trong mối liên hệ thần linh giữa Chúa Kitô và các tông đồ thì số phận các vị bị gian nan khốn khó trên thế gian cũng là những gì Người đã trải qua trước các vị, những gì Người đã đi để dọn chỗ cho các vị, để "Thày ở đâu các con cũng ở đó" (Gioan 14:3). Và những gì các vị phải chịu vì danh Thày và như Thày để làm chứng về Người đều xuất phát từ niềm tin bất khuất của các vị nơi Người, như chính lời các vị tuyên xưng trong bài Phúc Âm hôm nay"Chúng con tin Thày bởi Thiên Chúa mà ra", một niềm tin đã làm cho các vị được hiệp nhất nên một với Người, sống động và tác hành như Người.  

     

    Bài Phúc Âm hôm nay có 2 điểm chính yếu có liên hệ mật thiết với nhau, một ở đầu và một ở cuối. Điểm chính yếu ở đầu bài Phúc Âm hôm nay đó là "bây giờ Thầy nói rõ ràng, và không dùng dụ ngôn nữa. Bây giờ chúng con biết rằng Thầy biết mọi sự, không cần có ai hỏi Thầy nữa. Bởi đó chúng con tin Thầy bởi Thiên Chúa mà ra"; và điểm chính yếu cuối bài Phúc Âm hôm nay đó là "giữa thế gian, các con sẽ phải đau khổ, nhưng hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian". 

     

    Ý nghĩa của "dụ ngôn" được Chúa Giêsu nói đến ở bài Phúc Âm Thứ Bảy tuần trước và được các tông đồ lập lại trong bài Phúc Âm Thứ Hai tuần này, đó là những gì diễn tả một thực tại hay một sự thật ở bên trong các "dụ ngôn" ấy. Bởi thế, các "dụ ngôn" ở đây, nhất là trong Phúc Âm Thánh Gioan là Phúc Âm nhấn mạnh đến các dấu lạ hơn là phép lạ hay đến các dụ ngôn bằng lời nói như ở Phúc Âm Thánh Mathêu, có thể hiểu là bao gồm tất cả lời nói và việc làm của Chúa Kitô vì qua những lời nói và việc làm của mình, Người đã tỏ ra một sự thật duy nhất, đó là Người là Đấng Thiên Sai, Người từ Cha mà đến, đúng như các tông đồ cuối cùng, trong bài Phúc Âm hôm nay, đã khám phá ra cái bí mật của những gì Thày của các vị vẫn nói và làm từ trước đến nay, cái sự thật bí mật trong các "dụ ngôn" đó là: "Thầy bởi Thiên Chúa mà ra".

     

    Nếu Chúa Kitô chỉ chiến thắng thế gian khi Người sống lại từ trong cõi chết, thì tại sao trong bài Phúc Âm hôm nay, lời Người khẳng định trong Bữa Tiệc Lý trước cuộc Vượt Qua từ tử giá đến phúc sinh, Người lại nói: "Thày đã chiến thắng thế gian". Nghĩa là cho dù Người chưa sống lại Người cũng "đã chiến thắng thế gian" rồi. Vậy phải hiểu ý nghĩa cái "đã" thuộc về quá khứ hay đã qua này ra sao, trong khi chính lúc Người khẳng định như thế lại chưa xẩy ra như vậy? Căn cứ vào các "dụ ngôn" là lời Người nói và việc Người làm như là các dấu lạ ẩn tàng một mầu nhiệm bên trong để chứng thực sự thật "Thày bởi Cha mà ra", có 2 "dụ ngôn" liên quan đến mầu Nhiệm Vượt Qua, mầu nhiệm tột đỉnh chứng tỏ sự thật "Thày bởi Cha mà ra", và chứng tỏ "Thày đã thắng thế gian", dù theo thời gian chưa thực sự xẩy ra như thế. 

     

    "Dụ ngôn" thứ nhất đó là biến cố Người chay tịnh 40 đêm ngày và cuối cùng bị ma quỉ cám dỗ, một biến cố ám chỉ và hường về mầu nhiệm khổ nạn và tử giá, một biến cố mang tính cách "dụ ngôn" cho thấy Người quả thực "đã chiến thắng thế gian", ở chỗ Satan đã hoàn toàn bị thảm bại, một thảm bại sẽ được lập lại trên Đồi Canvê sau này.

     

    "Dụ ngôn" thứ hai đó là biến cố Người biến hình trên núi cao, một biến cố liên quan đến mầu nhiệm phục sinh vinh hiển của Người, một mầu nhiệm cho thấy quả thực "Người đã chiến thắng thế gian", sau khi để cho thế gian, qua giáo quyền Do Thái giáo và chính quyền Đế quốc Rôma hợp nhau sát hại Người nhưng vẫn chẳng những không làm gì được Người mà nhờ đó Người biến thập giá là tiêu biểu cho tội lỗi và chết chóc thành ân sủng và sự sống.

     

    "Thầy đã thắng thế gian", trước khi nắm bắt được ý nghĩa thần học thật sự liên quan đến mạc khải thần linh, lời khẳng định về quá khứ này của Chúa Kitô còn có thể hiểu trước hết theo ý nghĩa triết học như thế này.  Ở chỗ "sự thật" là một thực tại bất biến, so với những gì được gọi là hiện tượng, là tính chất, hay sự kiện hoặc biến cố, đều là những gì phụ thuộc và sẽ qua đi. Sự dữ (evil), so với sự thật, chỉ là những gì gian dối và xấu xa, nghĩa là những gì không thật và không tốt: "không" ở đây mang tính cách "tiêu cực", tức "thiếu" - "không có" hoặc chưa có sự thật và sự thiện. Sự chết, một hình thức và là một thực tại tột cùng của sự dữ, nhất là về lãnh vực siêu nhiên và thiêng liêng, lại càng rõ ràng hơn nữa. Ở chỗ "sự chết" là hết sống (câu "chết là hết" có thể hiểu là như thế) hay "sự chết" là mất sự sống hoặc thiếu sự sống.

     

    Ngay từ ban đầu "Thiên Chúa thấy tất cả những gì Ngài đã dựng nên đều tốt đẹp" (Khởi Nguyên 1:31), đúng như Ngài thực sự muốn tạo dựng nên chúng, hoàn toàn không hề có sự dữ hay sự chết, cho tới khi xẩy ra nguyên tội thì từ bấy giờ "tội lỗi cùng với sự chết đột nhập vào thế gian" (Roma 5:12). Sự dữ là tội lỗi và sự chết là hậu quả của tội lỗi, như thế, theo Sách Khởi Nguyên, thật sự là một hiện tượng, một tính chất (hơn là bản chất), một biến cố, một sự kiện chỉ xẩy ra sau việc tạo dựng nên mọi sự tốt lành của Thiên Chúa, và hiện tượng "tội lỗi cùng với sự chết đột nhập thế gian" này, gây ra bởi một tạo vật của Thiên Chúa là ma quỉ, tác nhân "đã mang sự chết đến cho con người ngay từ đầu... nói năng xảo quyệt, hắn là cha của những sự dối trá" (Gioan 8:44), chứ không phải bởi chính "Thiên Chúa là ánh sáng, trong Ngài không hề có tối tăm" (1Gioan 1:5).

     

    Về bề ngoài và theo thời gian thì ra như ma quỉ làm chủ thế gian này. Thế nhưng, tự tính chất là hiện tượng (chứ không phải là thực tại bất biến), mà sự dữ và sự chết đã là những gì sẽ qua đi và sẽ như bóng tối (ám chỉ sự dữ bao gồm cả tội lỗi và sự chết) bị đánh tan, khi ánh sáng xuất hiện. Đó là lý do, từ nguyên tội cho tới "thời điểm viên trọn khi Thiên Chúa sai Con Ngài đến được hạ sinh bởi một người nữ" (Galata 4:4), thì thế gian nói chung và dân Do Thái nói riêng "còn ngồi trong tối tăm và trong bóng sự chết" (Luca 1:79), và chỉ cho tới "thời điểm viên trọn" thì "ánh sáng chân thật chiếu soi hết mọi người đã đến trong thế gian" (Gioan 1:12), đó là "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14) - Người đã xuất hiện như "ánh sáng chiếu trong tăm tối, một thứ tối tăm không át được ánh sáng" (Gioan 1:5).

     

    Chính vì Chúa Kitô "là đường, là sự thật và là sự sống" (Gioan 14:6) bất diệt và bất tử như thế mà "không ai có thể lấy được mạng sống của Tôi. Tôi tự bỏ nó đi và có quyền lấy nó lại" (Gioan 10:18). Và đó là lý do, trong bài Phúc Âm của Thứ Ba Tuần VI Phục Sinh, Chúa Kitô cũng đã khẳng định về số phận thảm bại ngay từ ban đầu của tên cho mình là chủ tể thế gian nhờ nguyên tội đó là: "Thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử rồi" (Gioan 6:11). Hắn "đã" "bị xét xử rồi", như chính Chúa Kitô "đã" "thắng thế gian" vậy, theo dự án cứu độ của Thiên Chúa, cho dù công cuộc cứu độ của Chúa Kitô chưa hoàn thành. Tóm lại, sự dữ không phải là tất cả, trái lại, nó chỉ là cơ hội được LTXC vô biên bất tận vố cùng khôn ngoan và toàn năng lợi dụng để tỏ mình ra bằng ơn cứu độ vô cùng cao quí của Ngài được ban cho con người nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng Thiên Sai Cứu Thế đã Vượt Qua, Thăng Thiên và "lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết".

     

    Bài Đọc 1 (Tông Vụ 19:1-8)

     

    "Xảy ra là khi Apollô ở Côrintô, thì Phaolô đi miền thượng du, rồi đến Êphêxô gặp một số môn đồ, và ngài hỏi họ: 'Anh em tin mà đã nhận Thánh Thần chưa?' Họ trả lời: 'Nguyên việc có Thánh Thần hay không, chúng tôi cũng chưa nghe nói'. Ngài lại hỏi: 'Vậy các ngươi đã chịu phép rửa của ai?' Họ thưa: 'Phép rửa của Gioan'. Phaolô liền bảo: 'Gioan thanh tẩy dân chúng bằng phép rửa sám hối mà rằng: Hãy tin vào Ðấng sẽ đến sau ông, tức là Ðức Giêsu'. Nghe vậy, họ đã chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu. Và khi Phaolô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần đến ngự xuống trên họ, họ liền nói được nhiều thứ tiếng và nói tiên tri. Tất cả đàn ông chừng mười hai người. Ngài vào hội đường, và trong suốt ba tháng, Ngài mạnh dạn rao giảng, tranh luận và thuyết phục về nước Thiên Chúa".

     

    Nếu không ở trong tình trạng Hiệp Nhất Thần Linh, không ai có thể làm được những gì như chính Chúa Kitô đã làm, bởi không có Thánh Thần của Người ở nơi họ, Vị Thánh Thần được Người chẳng những thông cho họ từ chính thân xác phục sinh của Người ngay sau khi Người sống lại tử trong cõi chết (xem Gioan 20:22) mà còn là Vị Thánh Thần được Người từ Cha sai đến với Giáo Hội (xem Gioan 15:26 và Tông Vụ 1:8). 

     

    Trong bài đọc 1 hôm nay cho thấy vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô đã thật sự được Hiệp Nhất Thần Linh đến độ việc đặt tay của ngài đã gây ra một tác dụng thần linh đó là làm cho "Thánh Thần ngự xuống trên họ", thành phần "đã nhận phép rửa nhân danh Chúa Giêsu", và chỉ nhờ lãnh nhận phép rửa nhân danh Chúa Kitô, chứ không phải phép rửa thống hối của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, mà nhờ đó "Thánh Thần ngự xuống trên họ" và họ cũng được Hiệp Nhất Thần Linh với Chúa Kitô, khiến "họ liền nói được nhiều thứ tiếng và nói tiên tri". 

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    PS.VII-2.mp3  

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHqA_C9mYvJ%3DeXobuxLafKBqPnw4wziW2O-NYwOVk%3D3zEw%40mail.gmail.com.
     
     

BÁNH SỰ SỐNG - THỨ BẢY CN6PS-A

  •  
    TĨNH CAO
    Fri, May 22 at 3:25 PM
     
     

    Thứ Bảy sau Chúa Nhật VI Phục Sinh

     

       BÁNH SỰ SỐNG LỜI CHÚA

     

    Bài Ðọc I: Cv 18, 23-28

    "Apollô trưng Thánh Kinh để minh chứng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô".

    Trích sách Tông đồ Công vụ.

    Sau khi ở lại Antiôkia ít lâu, Phaolô ra đi, lần lượt ngài đi qua các vùng Galata và Phrygia, làm cho tất cả môn đồ thêm vững mạnh.

    Bấy giờ có một người Do-thái tên là Apollô, quê ở Alexan-dria, rất lợi khẩu và thông biết Thánh Kinh, ông đến Êphêxô. Ông đã học thông đạo Chúa; ông nhiệt tâm rao giảng và siêng năng dạy những điều về Ðức Kitô, mặc dầu ông chỉ biết phép rửa của Gioan. Vì thế ông bắt đầu hành động mạnh dạn trong hội đường. Khi Priscilla và Aquila nghe ông, liền đón ông (về nhà) và trình bày cặn kẻ hơn cho ông biết đạo Chúa. Ông muốn sang Akaia, thì các anh em khuyến khích ông và viết thơ cho các môn đồ xin họ tiếp đón ông. Ðến nơi, ông đã giúp các tín hữu rất nhiều, vì ông đã công khai phi bác những người Do-thái cách hùng hồn; ông trưng Thánh Kinh để minh chứng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 46, 2-3. 8-9. 10

    Ðáp: Thiên Chúa là Vua khắp cõi trần gian (c. 8a).

    Hoặc đọc: Alleluia.

    Xướng: 1) Hết thảy chư dân, hãy vỗ tay, hãy reo mừng Thiên Chúa tiếng reo vui! Vì Chúa là Ðấng Tối cao, khả uý, Người là Ðại Ðế trên khắp trần gian. - Ðáp.

    2) Vì Thiên Chúa là Vua khắp cõi trần gian, hãy xướng ca vịnh mừng Người, Thiên Chúa thống trị trên các nước, Thiên Chúa ngự trên ngai thánh của Người. - Ðáp.

    3) Vua chúa của chư dân, đã nhập đoàn với dân riêng Thiên Chúa của Abraham. Vì các vua chúa địa cầu thuộc quyền Thiên Chúa: Người là Ðấng muôn phần cao cả! - Ðáp.

     

    Alleluia: Ga 28, 19 và 20

    Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Các con hãy đi giảng dạy muôn dân: Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế". - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Ga 16, 23b-28

    "Cha yêu mến các con, bởi vì các con yêu mến và tin Thầy".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thật, Thầy bảo thật các con: điều gì các con sẽ nhân danh Thầy mà xin Cha, thì Người sẽ ban cho các con. Cho đến bây giờ, các con chưa nhân danh Thầy mà xin điều gì. Hãy xin thì sẽ được, để các con được niềm vui trọn vẹn. Tất cả những điều đó, Thầy đã dùng dụ ngôn mà nói với các con. Ðã đến giờ Thầy sẽ không còn dùng dụ ngôn mà nói nữa, Thầy sẽ loan truyền rõ ràng cho các con về Cha. Ngày đó các con sẽ nhân danh Thầy mà xin, và Thầy không bảo là chính Thầy sẽ xin Cha cho các con đâu. Chính Cha yêu mến các con, bởi vì chúng con yêu mến Thầy và tin rằng Thầy bởi Thiên Chúa mà ra. Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian, rồi bây giờ Thầy bỏ thế gian mà về cùng Cha".

    Ðó là lời Chúa.

     

     

    TÔI ĂN - NHAI VÀ NUỐT Lời Chúa

     

    Sự hiện diện thần linh của Chúa Kitô nơi thành phần môn đệ của Người sẽ lên tới tột đỉnh khi mà họ được hiệp nhất nên một với Người như thể họ là chính Người. Ở chỗ, như lời Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Bảy Tuần VI Phục Sinh đang tiếp tục chiều kích Hiện Diện Thần Linh theo chủ đề "Thày là sự sống" trong Mùa Phục Sinh hậu Bát Nhật Phục Sinh, không phải họ chỉ "nhân danh Thầy mà xin Cha", mà còn lấy chính tư cách Chúa Kitô để xin Cha: "Ngày đó các con sẽ nhân danh Thầy mà xin, và Thầy không bảo là chính Thầy sẽ xin Cha cho các con đâu". 

     

    Tại vì chính họ được Cha của Người yêu thương nhờ sự hiện diện thần linh của Người nơi họ, tức là nhờ họ tin vào Người, tin rằng Người "bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian, rồi bây giờ Thầy bỏ thế gian mà về cùng Cha", chấp nhận Người đúng với căn tính thần linh của Người, chứ không tin Người chỉ là một con người thuần túy, và chỉ khư khư giữ chặt lấy Người như Người là của họ, thuộc về họ theo như ý của họ. 

     

    "Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: 'Thật, Thầy bảo thật các con: điều gì các con sẽ nhân danh Thầy mà xin Cha, thì Người sẽ ban cho các con. Cho đến bây giờ, các con chưa nhân danh Thầy mà xin điều gì. Hãy xin thì sẽ được, để các con được niềm vui trọn vẹn. Tất cả những điều đó, Thầy đã dùng dụ ngôn mà nói với các con. Ðã đến giờ Thầy sẽ không còn dùng dụ ngôn mà nói nữa, Thầy sẽ loan truyền rõ ràng cho các con về Cha. Ngày đó các con sẽ nhân danh Thầy mà xin, và Thầy không bảo là chính Thầy sẽ xin Cha cho các con đâu. Chính Cha yêu mến các con, bởi vì chúng con yêu mến Thầy và tin rằng Thầy bởi Thiên Chúa mà ra. Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian, rồi bây giờ Thầy bỏ thế gian mà về cùng Cha'".

     

    Trong bài Phúc Âm hôm nay, ở câu cuối, chúng ta chẳng những đọc thấy những lời Chúa Kitô báo trước về biến cố thăng thiên về trời của Người: "Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian, rồi bây giờ Thầy bỏ thế gian mà về cùng Cha", mà còn, ở câu đầu, đọc thấy một hiện diện thần linh sâu xa, một hiệp thông thần linh trọn hảo giữa Chúa Kitô và Giáo Hội nói chung và các môn đệ của Người nói riêng, ở chỗ: "Ngày đó các con sẽ nhân danh Thầy mà xin, và Thầy không bảo là chính Thầy sẽ xin Cha cho các con đâu".

     

    Ở trong bài Phúc Âm hôm qua, chúng ta đã thấy được tột đỉnh của tình trạng hiệp thông thần linh nơi các môn đệ Chúa Kitô, đó là được thông phần đau khổ với Người và như Người, nhờ đó mới có thể làm chứng về Người và cho Người, nghĩa là mới có thể sinh Người ra nơi các linh hồn, ở chỗ làm cho các linh hồn nhận biết Người mà được sống, nhờ đó, những đau khổ của họ đã trở thành niềm vui cho họ là thế, vì được chịu khổ vì Chúa Kitô và cho phần rồi các linh hồn, một niềm vui thần linh tràn đầy bình an không thể nào có được trên thế gian này nếu không xuất phát từ quyền lực phục sinh của Chúa Kitô.

     

    Tột đỉnh của tình trạng hiệp thông thần linh trong bài Phúc Âm hôm nay cũng thế, cũng trở nên một với Chúa Kitô, đến độ Người không cầu cho các môn đệ của Người nữa mà chính các môn đệ của Người cầu cùng Cha của Người như Người đã làm, và Cha của Người sẽ nghe họ như đã nghe Người. Tức là họ có thần thế trước nhan Cha của Người, Đấng nhìn thấy Người nơi họ và chắc chắn sẽ đáp ứng lời nguyện cầu của họ, và lời nguyện cầu của họ bấy giờ không phải của họ nữa mà là của chính Chúa Kitô, Đấng chỉ mong phần rỗi cho nhân loại, và chuyển cầu cho nhân loại được cứu rỗi, một lời chuyển cầu đẹp lòng Thiên Chúa nhất, vì Ngài sai Con Ngài xuống trần gian (xem Gioan 3:16) và không dung tha cho Con Ngài (xem Roma 8:32) chỉ có một mục đích duy nhất là cứu độ nhân loại mà thôi.

     

    Bài Đọc 1 (Tông Vụ 18:23-28)

     

    Trong bài đọc 1 hôm nay, chúng ta thấy Chúa Kitô hiện diện thần linh nơi một con người đặc biệt tuy chưa chính thức thuộc về thành phần môn đệ của Người, đó là Apollô, một con người chỉ mới biết phép rửa thống hối của Tiền hô Gioan, nhưng đã tỏ ra "nhiệt tâm rao giảng và siêng năng dạy những điều về Ðức Kitô... bắt đầu hành động mạnh dạn trong hội đường".

     

    "Bấy giờ có một người Do-thái tên là Apollô, quê ở Alexan-dria, rất lợi khẩu và thông biết Thánh Kinh, ông đến Êphêxô. Ông đã học thông đạo Chúa; ông nhiệt tâm rao giảng và siêng năng dạy những điều về Ðức Kitô, mặc dầu ông chỉ biết phép rửa của Gioan. Vì thế ông bắt đầu hành động mạnh dạn trong hội đường".

     

    Vấn đề ở đây là với một con người như vậy, từ vô danh tiểu tốt tự nhiên được nổi tiếng, thế mà nhờ sự hiện diện thần linh của Chúa Kitô trong thành phần môn đệ của Người, nên các vị chẳng những không ghen tị và đố kị, như tông đồ Gioan xưa kia tỏ ra đối với một người không thuộc về nhóm tông đồ đã nhân danh Thày mà trừ quỉ (xem Marco 9:38; Luca 9:49), trái lại, còn giúp thêm cho nhân vật mới lạ này nữa, để vị này càng nổi nang hơn, nghĩa là càng làm rạng danh Chúa Kitô hơn:

     

    "Khi Priscilla và Aquila nghe ông, liền đón ông (về nhà) và trình bày cặn kẻ hơn cho ông biết đạo Chúa. Ông muốn sang Akaia, thì các anh em khuyến khích ông và viết thơ cho các môn đồ xin họ tiếp đón ông. Ðến nơi, ông đã giúp các tín hữu rất nhiều, vì ông đã công khai phi bác những người Do-thái cách hùng hồn; ông trưng Thánh Kinh để minh chứng Ðức Giêsu là Ðấng Kitô".

     

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

     

    PS.VI-7.mp3  

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHrbonckYCA-fB4nXc%2Bgoem2qLL1ZknkQt30YBxacHEmRA%40mail.gmail.com.