4. Bánh Sự Sống

BÁNH SỰ SỐNG - CN4PS-A

  •  
    Hong Nguyen


    CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH A

     CHÚA CHIÊN LÀNH - CHÚA LÀ CỬA CHUỒNG CHIÊN

    Tin Mừng Ga 10: 1-10


    Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu tự giới thiệu mình là “cửa chuồng chiên”, cho nên trước hết chúng ta cần tìm hiểu xem tại sao Chúa Giêsu lại ví mình là cửa chuồng chiên.   

    Trong dụ ngôn này, Đức Giêsu đề cập đến hai loại chuồng chiên. Tại các làng mạc và thị trấn, có những đàn chiên cộng đồng, tất cả các bầy chiên tại địa phương đó đều được nhốt chung khi chúng trở về buổi tối. Các chuồng chiên ấy được bảo vệ bằng một khung cửa thật chắc chắn mà chỉ có người canh cửa mới được giữ chìa khóa mà thôi. Đó là loại chuồng chiên mà Chúa đề cập đến trong  bài Tin Mừng hôm nay. Nhưng đến mùa nắng ấm, khi chiên được thả trên núi, đêm đến không lùa về làng, thì chúng được nhốt trong các chuồng chiên ngoài sườn đồi. Các chuồng chiên trên sườn núi này chỉ là một khoảng đất trống có rào chung quanh, có một chỗ trống cho chiên ra vào, không có cửa rả gì cả. Đêm đến người chăn chiên nằm ngay tại khoảng đất trống làm chỗ ra vào, không có chiên nào ra vào được, trừ phi nó bước qua anh ta.

    Và cũng trong Tin Mừng hôm nay, Chúa nêu rõ hai hình ảnh trái ngược: mục tử và kẻ trộm. Ðâu là tiêu chuẩn để có thể nhận ra khuôn mặt của hai hạng người đó ?

    Tùy thái độ đối với đoàn chiên, hai hạng người đó sẽ lộ nguyên hình. Tự bản chất, tên trộm bao giờ cũng rình mò xâm phạm đến của cải và tính mạng người khác. Bất chấp luật pháp, “kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá huỷ.” (Ga 10:10) 

    Trái lại, mục tử đích thực không những tôn trọng công lý, mà còn hy sinh bản thân vì người khác. Họ hy sinh tất cả cho hạnh phúc tha nhân. Có nhìn thấy mục tử chăn chiên trên đồi Palestine, mới thấy  họ hy sinh cho đoàn chiên tới mức nào. Họ mất ngủ, mệt mỏi đứng dựa trên gậy, theo dõi từng động thái của đàn chiên. Tối đến, sau khi lùa đàn chiên vào chuồng, họ nằm chắn ngang bực cửa để bảo vệ đoàn chiên khỏi thú dữ. Mục tử như một chiếc cửa mở ra cho chiên ra vào và che chở đoàn chiên khỏi thú dữ sát hại. Có được bảo vệ an toàn như thế, đoàn chiên mới “sống và sống dồi dào.” (Ga 10:10) 

    Đức Giêsu là mục tử tốt lành, như trong TV 23 đã diễn tả

    "Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi. Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính vì danh dự của Người. Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm. Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù. Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm, ly rượu con đầy tràn chan chứa. Lòng nhân hậu và tình thương Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời, và tôi được ở đền Người những ngày tháng, những năm dài triền miên" (Tv 23).

    Vì thế, khi ý thức được Đức Giêsu luôn chăm sóc mình như người mục tử tốt lành chăm sóc đàn chiên, người Kitô hữu có thể hết sức an tâm trước tất cả mọi giông tố, thử thách trong cuộc đời. Chúng ta hãy tin tưởng vào tình thương vô biên và chân thật của Ngài, và an tâm phó thác mọi sự cho Ngài, kể cả mạng sống, hạnh phúc của mình. Nhờ đó cuộc đời ta luôn luôn bình an, vui tươi, hạnh phúc. 

    Hôm nay cũng là ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Đây là một công việc rất quan trọng, cần sự cộng tác đắc lực của gia đình cũng như giáo xứ. Quả thực hạt giống thiên triệu là hạt giống vô cùng cao quí. Nhưng hạt giống ấy lại rất cần thời gian để nảy mầm và phát triển. Hạt giống càng được gieo vào tâm hồn sớm bao nhiêu càng có hy vọng trổ sinh hoa trái đúng mùa bấy nhiêu. Biết bao Kitô hữu bước vào đời sống linh mục hay tu sĩ vì đã nhận được hạt giống ơn gọi từ thuở thơ ấu. Những hình ảnh tốt lành thánh thiện của các vị chủ chăn, những khuyến khích hướng dẫn chân thành của ông bà cha mẹ, những việc làm dấn thân phục vụ của bao Kitô hữu đã hun đúc tâm hồn và chuẩn bị con em mình thành các tông đồ tương lai cho Nước Trời.

    Chúng ta cầu nguyện cho có nhiều tâm hồn quảng đại, biết dấn thân vô điều kiện, và phục vụ vô vị lợi cho đàn chiên Chúa, vì đàn chiên không thể thiếu chủ chăn. 

    Lạy Chúa, Chúa là mục tử tốt lành, xin dẫn dắt chúng con đi trên nẻo đường của Chúa, để chúng con được no thỏa ân tình của Ngài. Xin ban cho chúng con những chủ chăn nhân lành, chỉ biết say mê Chúa và say mê con người, chỉ biết yêu thương, phục vụ và chăm lo cho đàn chiên Chúa, để chia sẻ với Chúa nỗi bận tâm về một đàn chiên “được sống và sống dồi dào”. Amen


    Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy

    Kính chuyển:
    Hồng
     

BÁNH SỰ SỐNG - THỨ BẢY CN3PS-A

  •  
    Hong Nguyen
     

    THỨ BẢY TUẦN III PHỤC SINH A

    NGÀY 02/05/2020: CHÚA CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG

    LỄ THÁNH ATHANASIÔ, GIÁM MỤC



    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 6: 60-69)

    Khi ấy, có nhiều môn đệ của Chúa Giêsu nói rằng: “Lời này chói tai quá, ai nghe cho được!” Tự biết rằng các môn đệ đang lẩm bẩm về chuyện đó, Chúa Giêsu nói với họ: “Điều đó làm các ngươi khó chịu ư? Vậy nếu các ngươi thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao? Chính thần trí mới làm cho sống, chứ xác thịt nào có ích gì? Những lời Ta nói với các ngươi là thần trí và là sự sống, nhưng trong các ngươi có một số người không tin”. Vì từ đầu Chúa Giêsu đã biết ai là những người không tin, và kẻ nào sẽ nộp Ngươi. Và Người nói: “Bởi đó, Ta bảo các ngươi rằng: “Không ai có thể đến với Ta, nếu không được Cha Ta ban cho”. Từ bầy giờ có nhiều môn đệ rút lui không còn theo Người nữa. Chúa Giêsu liền nói với nhóm muời hai rằng: “Cả các con nữa, các con có muốn bỏ đi không?” Simon Phêrô thưa với Người: “Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng Thầy là Đấng Kitô, con Thiên Chúa”.

    SUY NIỆM /TÔI ĂN-NHAI VÀ NUỐT LỜI CHÚA

    Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe kết thúc Chương 6 của Phúc Âm Gioan, đó cũng là phần kết diễn từ của Chúa Giêsu về Bánh trường sinh.
     
    Sau lời khẳng định của Chúa Giêsu về Bánh hằng sống, rằng: chính Người là Bánh từ trời ban xuống, và phải ăn thịt và uống máu Người thì mới được sống đời đời; thì hôm nay, Gioan sẽ tường thuật phản ứng của các môn đệ (nhóm Bảy Mươi Hai) và phản ứng của các tông đồ (nhóm Mười Hai) mà Phêrô là người đại diện, đó là những đồ đệ thân tín của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy xem họ phản ứng thế nào trước mặc khải của Chúa Giêsu về Bánh trường sinh, và xem chúng ta đứng ở vị trí nào?

    Trước hết, chúng ta hãy xem phản ứng của các môn đệ. Tác giả Gioan mở đầu đoạn Tin Mừng rằng, khi nghe Chúa Giêsu nói Người là Bánh hằng sống từ trời xuống, ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời, thì chẳng những người Do Thái nghe không lọt tai, mà bấy giờ các môn đệ cũng không thể chấp nhận được, liền phản ứng: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi!”. Họ đã hiểu điều Người nói theo nghĩa mặt chữ, nghĩa vật chất phàm tục, mà không chịu hiểu theo nghĩa tâm linh được Thần Khí soi dẫn. Thế là “nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa”. Chúng ta thấy, Chúa Giêsu đã chấp nhận để cho các môn đệ bỏ đi mà không có bất kỳ sự níu kéo nào, hay sự năn nỉ nào. Quả đúng với lời Chúa Giêsu đã nói trước đó: “không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho”. Rõ ràng, ơn đức tin là một ơn ban chứ không phải do nỗ lực từ phía con người mà có được.

    Tiếp đến là phản ứng của các tông đồ (nhóm Mười Hai). Sau khi một số môn đệ rút lui, Chúa Giêsu hỏi nhóm Mười Hai: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?”. Ông Simon Phêrô liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Ðấng Thánh của Thiên Chúa”. Như vậy, các môn đệ rút lui vì họ không thể theo một người nói những lời không theo lề lối suy nghĩ của con người. Họ bỏ lỡ cơ hội học hỏi suy nghĩ cao siêu của Thiên Chúa. Trong khi đó, chưa chắc Phêrô và các tông đồ đã hiểu được mầu nhiệm Thánh Thể là lấy thịt Chúa cho nhân loại ăn, nhưng ít nhất Phêrô tin vào uy tín của Thầy không thể nói điều sai lạc vì Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa. Đồng thời, lời tuyên xưng của Phêrô và sự trung thành của các tông đồ là điểm sáng về niềm tin và lòng trung tín cho chúng ta, nhất là ngày hôm nay không thiếu những người đã lìa bỏ Giáo Hội.

    Khi Chúa làm dấu lạ hóa bánh ra nhiều cho người ta được ăn no nê, dân chúng hả hê đi theo Chúa nườm nượp. Nhưng hôm nay, Chúa bày tỏ tình thương xót của Người khi hứa ban của ăn thần thiêng là chính mình Người đem lại sự sống vĩnh cửu cho nhân loại, thì nhiều người trong đám đông bắt đầu tìm cách rút lui; trong số đó, có cả một số môn đệ của Chúa. Họ không mấy quan tâm đến sự sống vĩnh cửu xa xăm nào đó, mà họ chỉ muốn biết đến đời sống vật chất ở đời này. Đối với họ, thế là đủ rồi!

    Nếu chúng ta có mặt hôm đó, thì phản ứng của chúng ta sẽ thế nào? Đây là câu hỏi mà chúng ta phải chân thành trả lời trước mặt Chúa. Bởi vì, nhiều khi ta đến với Chúa cốt chỉ để xin những sự dưới đất mà chẳng mặn mà với những thực tại trên trời cao. Rồi khi xin mãi những sự dưới đất như tiền tài, danh vọng, địa vị, chức tước và những sự giàu sang phú quý mà chẳng thấy Chúa ban, ta đâm ra chán nản, chẳng thiết tha đến với Chúa nữa. Thậm chí, vì xin mãi những sự dưới đất không được, ta liền nghi ngờ không biết Chúa có thật hay không và cuối cùng ta nghe theo lời người khác cúng vái tứ phương, thờ hết thần này đến thần nọ để mong có được sự an ủi về đời sống gắn liền với tiền tài, vật chất thế gian này. Chẳng lẽ đời sống đức tin của ta, giống như đám đông dân chúng xưa kia, chỉ gói gọn trong mấy chuyện vật chất thế gian hay sao? Chẳng lẽ chỉ vì không được an ủi về đàng vật chất mà ta nghi ngờ tình thương của Chúa và quyết tâm bỏ Chúa hay sao?

    Diễn từ của Chúa Giêsu về Bánh trường sinh cuối cùng lại đi đến một kết thúc buồn, đó là đám đông dân chúng và nhiều môn đệ rút lui vì không thể tiếp nhận mặc khải của Người.
    Nhưng điểm sáng mà Tin Mừng hôm nay nhắm tới là Phêrô đã đại diện cho nhóm Mười Hai trả lời rằng: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời”.

    Còn chúng ta hôm nay, liệu chúng ta có dám ở lại với Chúa khi những người xung quanh không còn tin Chúa? Chúng ta có dám gắn bó với Chúa khi phần đông nhân loại đang chạy theo sức hút của tiền bạc, vật chất? Chúng ta cùng thinh lặng giây lát, nhìn nhận con người yếu đuối đã bao phen chúng ta rút lui trước lời mời gọi yêu thương của Chúa.

    Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng sự can đảm và lòng nhiệt thành, để chúng con luôn biết gắn kết với Chúa và trung thành rao truyền Lời Chúa cho mọi người. Nhờ đó, chúng con được sống cách sung mãn với những ơn thánh mà Chúa đã thương ban cho chúng con mỗi ngày một hơn. Amen. 

    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng
     

BÁNH SỰ SỐNG SỐNG LC - THỨ BA CN3PS-A

 

  •  
    qua1955 .
     
    Chia sẻ Lời Chúa - Thứ Ba 28-4-20
    THAM DỰ TIỆC LỜI CHÚA

    Phúc Âm Thánh Gioan. (6: 30-35)

    Khi ấy, đám đông thưa Chúa Giêsu: "Ngài sẽ làm dấu lạ gì để chúng tôi thấy mà tin Ngài? Ngài làm được việc gì? Cha ông chúng tôi đã ăn manna trong sa mạc, như đã chép rằng: "Người đã ban cho họ ăn bánh bởi trời". Chúa Giêsu đáp: "Thật Ta bảo thật các ngươi, không phải Môsê đã ban cho các ngươi bánh bởi trời, mà chính Cha Ta mới ban cho các ngươi bánh bởi trời đích thực. Vì bánh của Thiên Chúa phải là vật tự trời xuống, và ban sự sống cho thế gian". Họ liền thưa với Ngài rằng: "Thưa Ngài, xin cho chúng tôi bánh đó luôn mãi". Chúa Giêsu nói: "Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta sẽ không hề đói; ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ"

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

    Sau khi Chúa Giêsu làm hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi những người đói khát, họ không thể nhận ra Ngài là người được Chúa Cha ban xuống từ trời. Họ nói về mana được trao cho người Israel trong sa mạc nhưng họ đã sai về sự thật.

    Chúa Giêsu đã sửa sai dân chúng là mana được ban cho không phải do ông Môsê mà là bởi Cha trên trời. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh manna để nói về chính ngài được Cha trên trời sai đến. Điều đó phải là một phép lạ quyền năng để thu phục dân chúng nhận biết Ngài là Đấng Cứu Thế.

    Chúa Giêsu muốn giáo dục người Do Thái để họ có thể tin nhận Ngài và có sự sống đời đời. Đức tin đích thực vào Chúa Giêsu có nghĩa là biết tuân giữ Lời Ngài. Chúa Giêsu công bố một niềm tin chắc chắn cho bất cứ ai tin nhận Ngài sẽ sống mãi mà không bao giờ đói khát bởi vì chính Ngài là bánh ban sự sống từ trời ban xuống cho mọi người.

    Chúa Giêsu đã nói với một người phụ nữ Samari cho những ai tin vào Ngài: "Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời."(Ga. 4, 14)

    Sự sống đời đời là Nước trời ban cho bất cứ ai tin vào Chúa Cha trên trời và Con Một là Chúa Giêsu. Một người khôn ngoan nên suy nghĩ ở trên cao và đích đến sau cùng là Nước Trời là nơi mà "Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất."(KH. 21, 4)

    Tin vào Chúa Giêsu và bước theo Ngài luôn là một lựa chọn sáng suốt và là quyết định đúng đắn bởi vì những ai tin sẽ nhìn thấy Ngài trên Nước Trời sau cuộc đời này. Đó là mục đích của đời sống con người.

    Bình an của Chúa Kitô!

    Đa Minh Quang Hoàng, người Kitô hữu.
     
    --
     
    Bible sharing - Tuesday 4-28-20

    Gospel JN 6: 30-35

    The crowd said to Jesus: “What sign can you do, that we may see and believe in you? What can you do? Our ancestors ate manna in the desert, as it is written: "He gave them bread from heaven to eat.” So Jesus said to them, “Amen, amen, I say to you, it was not Moses who gave the bread from heaven; my Father gives you the true bread from heaven. For the bread of God is that which comes down from heaven and gives life to the world.” So they said to Jesus, “Sir, give us this bread always.” Jesus said to them, “I am the bread of life; whoever comes to me will never hunger, and whoever believes in me will never thirst.”

    Reflection:

    After Jesus multiplied the loaves and fish to feed the hungry people, they could not recognize Him as the one sent from heaven by the Father. They talked about mana given to the Israelites in the desert but they were wrong about the truth.

    Jesus corrected the people that the mana was given not by Moses but by his heavenly Father. However, Jesus used the image of manna to speak of himself sent by his heavenly Father. It must be a powerful miracle to win people to know Him as Savior.

    Jesus wants to educate the Jews so that they can believe in Him and have eternal life. True faith in Jesus means obeying His Word. Jesus proclaims a firm conviction for anyone who believes in Him to live forever without ever being hungry because He Himself is the bread that gives life from heaven to everyone.

    Jesus said to a Samaritan woman, "Whoever drinks the water I shall give will never thirst; the water I shall give will become in him a spring of water welling up to eternal life.”(Jn. 4, 14)

    Eternal life is the Kingdom given to anyone who believes in the heavenly Father and the only Son, Jesus. A wise person should think above and the final destination of the Kingdom is the place where "He will wipe every tear from their eyes, and there shall be no more death or mourning, wailing or pain, [for] the old order has passed away.”(Rev. 21, 4)

    Believing in Jesus and following Him is always a wise choice and right decision because those who believe will see Him in the Kingdom after this life. That is the purpose of human life.

    Peace of Christ!

    Dominic Quang Hoang, a Christian.
     -----------------------
     

 

BÁNH SỰ SỐNG -30/4 THỨ NĂM CN3PS-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Wed, Apr 29 at 8:39 PM
     
    Ảnh cùng dòng

    30/04/20 THỨ NĂM TUẦN 3 PS
    Th. Pi-ô V, giáo hoàng
    Ga 6,44-51

     ĐÓN NHẬN NGÔI VỊ GIÊ-SU

    TÔI LÀ BÁNH HẰNG SỐNG TỪ TRỜI

    “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời.”     (Ga 6,51)

    Suy niệm/SỐNG: Nhà văn G. Shaw khuyên ta: “Bạn đừng muốn trường sinh bất tử làm gì, chỉ là chuyện công dã tràng thôi.” Với ông, trường sinh bất tử ở đây thuộc lãnh vực thể lý, làm gì có chuyện trường sinh ấy trong cuộc đời này.

    Chúng ta hoàn toàn đồng ý với ông, trường sinh hay sự sống muôn đời ta nhắm đến không phải thuộc lãnh vực thể lý, nhưng là sự sống thần linh. Sự sống ấy Đức Giê-su hứa ban cho ai lãnh nhận Thịt và Máu Ngài. Ăn Thịt và uống Máu Thánh Ngài là đón nhận chính bản thân Ngài, Ngôi vị Ngài, đi vào trong mối tương quan thân thiết với Ngài, ở lại trong Ngài, trong tình yêu mến Ngài.

    Nhờ vậy, Ngài đi vào cuộc đời ta, chi phối lối nghĩ, ảnh hưởng lối ứng xử, điều hành lối sống của ta trong từng giây phút.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Chúa Giê-su muốn được nghiền nát để trở nên lương thực hằng ngày của bạn, thành thịt thành máu bạn, nên một với bạn trong bí tích Thánh Thể.

    Để được vậy, trước hết bạn rước Chúa cách sốt sắng, cầm lòng cầm trí cám ơn Chúa mỗi khi rước lễ. Thứ đến, bạn để Ngài đi vào cuộc sống hằng ngày của mình qua việc quan tâm xem Ngài muốn bạn sống thế nào trong bậc sống của mình.

    Sống Lời Chúa: Tôi xem lại cách đón nhận Chúa mỗi ngày (mỗi tuần) lúc rước lễ, để việc rước lễ trở thành nguồn vui, nguồn mạch sự sống muôn đời, LÀ TẤM BÁNH BẺ RA CHO THA NHÂN cho NGƯỜI THẤP CỔ BÉ MIỆNG.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, cảm tạ Chúa đã hạ mình đến với con cách trọn vẹn mỗi khi con rước Chúa. NHỜ THÁNH THẦN DẪN DẮT con biết cám ơn Chúa VÀ BIẾT CHIA SẺ CHO ANH EM. Amen.

    gpcantho
     

 

BÁNH SỰ SỐNG - THỨ BA CN3PS-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Mon, Apr 27 at 8:53 PM
     
     
    Ảnh cùng dòng

     

    Bánh trường sinh.

    28/04 – Thứ Ba tuần 3 Phục Sinh.

    "Không phải Môsê, mà chính Cha Ta mới ban bánh bởi trời đích thực".

     

    Lời Chúa: Ga 6, 30-35: ĐỨC KITO LÀ TẤM BÁNH BẺ RA CHO THẾ GIỚI

    Khi ấy, đám đông thưa Chúa Giêsu: "Ngài sẽ làm dấu lạ gì để chúng tôi thấy mà tin Ngài? Ngài làm được việc gì? Cha ông chúng tôi đã ăn manna trong sa mạc, như đã chép rằng: "Người đã ban cho họ ăn bánh bởi trời".

    Chúa Giêsu đáp: "Thật Ta bảo thật các ngươi, không phải Môsê đã ban cho các ngươi bánh bởi trời, mà chính Cha Ta mới ban cho các ngươi bánh bởi trời đích thực. Vì bánh của Thiên Chúa phải là vật tự trời xuống, và ban sự sống cho thế gian".

    Họ liền thưa với Ngài rằng: "Thưa Ngài, xin cho chúng tôi bánh đó luôn mãi".

    Chúa Giêsu nói: "Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta sẽ không hề đói; ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ".

     

     

    SUY NIỆM 1: Bánh ban sự sống cho thế giới

    Suy niệm :

    Man-hu? Cái gì vậy? Đó là câu con cái Israel hỏi nhau

    khi thấy manna lần đầu tiên rơi trên mặt đất.

    Môsê trả lời: “Đó là bánh Đức Chúa đã ban cho các ngươi làm của ăn.”

    Bốn mươi năm Đức Chúa đã nuôi dân của Ngài bằng thức ăn ấy,

    trong suốt cuộc hành trình trong sa mạc cho tới khi họ đến đất Canaan.

    Đức Chúa vẫn là Đấng quan tâm đến sinh mệnh của dân.

    Qua Môsê, Ngài cho họ manna là bánh từ trời xuống.

    Có vẻ những người ở Caphácnaum muốn thách đố Đức Giêsu

    làm một dấu lạ lớn lao tương tự như dấu lạ Môsê đã làm (cc. 30-31),

    nếu Ngài thật là một vị ngôn sứ như Môsê đã loan báo (Đnl 18, 15).

    Hãy ban cho chúng tôi thứ bánh bởi trời như manna ngày xưa.

    Đức Giêsu khẳng định không phải Môsê đã cho họ ăn bánh bởi trời.

    Chính Chúa Cha đã ban cho dân Israel bánh bởi trời, trong sa mạc.

    Và nay Chúa Cha còn muốn ban một thứ bánh mới.

    Đức Giêsu long trọng giới thiệu bánh mới này :

    “Chính Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực” (c. 32).

    Bánh này là bánh từ trời xuống và ban sự sống cho thế giới (c. 33).

    Như thế bánh mới này cũng là bánh từ trời,

    nhưng không chỉ dành cho dân Israel như manna cũ.

    Đây là thứ bánh đích thật dành cho cả thế giới loài người.

    “Lạy Ngài, xin cho chúng tôi thứ bánh ấy luôn” (c. 34).

    Đây là một sự hiểu lầm của dân chúng đang nghe Đức Giêsu.

    Nó tương tự như sự hiểu lầm của người phụ nữ Samari

    khi chị xin Đức Giêsu: “Xin cho tôi thứ nước ấy để tôi hết khát” (Ga 4, 15).

    Thứ bánh mới Đức Giêsu giới thiệu

    không phải là tấm bánh vật chất, ăn được để tránh cái đói tạm thời,

    nhưng là tấm bánh thỏa mãn sự đói khát sâu thẳm nơi trái tim.

    “Chính tôi là bánh trường sinh,

    Ai đến với tôi sẽ không đói, ai tin vào tôi sẽ không khát bao giờ” (c.35).

    Đến với và tin vào Đức Giêsu ta sẽ tìm được thức ăn tinh thần.

    Lời dạy dỗ của Ngài là bánh từ trời đích thực, vượt hẳn manna xưa.

    “Người ta sống không nguyên bởi bánh,

    nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Đnl 8, 3).

    Đức Giêsu là Ngôi Lời của Thiên Chúa,

    nên lời của Ngài sẽ là bánh đem lại sự sống cho bất cứ ai tin.

    Tạ ơn Cha đã nuôi chúng ta bằng Tấm Bánh Giêsu, Bánh từ trời xuống.

    Chúng ta không phải đi lượm manna mỗi ngày như dân Israel xưa.

    Nhưng mỗi ngày chúng ta phải lắng nghe Lời Giêsu để được no đủ.

     

    Cầu nguyện :

    Lạy Chúa Giêsu,

    con đường dài nhất là con đường từ tai đến tay.

    Chúng con thường xây nhà trên cát,

    vì chỉ biết thích thú nghe Lời Chúa dạy,

    nhưng lại không dám đem ra thực hành.

    Chính vì thế

    Lời Chúa chẳng kết trái nơi chúng con.

    Xin cho chúng con

    đừng hời hợt khi nghe Lời Chúa,

    đừng để nỗi đam mê làm Lời Chúa trở nên xa lạ.

    Xin giúp chúng con dọn dẹp mảnh đất đời mình,

    để hạt giống Lời Chúa được tự do tăng truởng.

    Ước gì ngôi nhà đời chúng con

    được xây trên nền tảng vững chắc,

    đó là Lời Chúa,

    Lời chi phối toàn bộ cuộc sống chúng con. Amen.

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

     

    SUY NIỆM 2: Bánh trường sinh

    Trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, mức tiêu thụ đã gia tăng nhanh chóng và xâm nhập vào hầu hết mọi chiều kích của cuộc sống con người, đến độ chúng ta gọi nền văn minh hiện nay là văn minh tiêu thụ. Từ năm 1975 đến năm 2000, mức tiêu thụ của thế giới đã gia tăng gấp đôi. Tổng cộng mức tiêu thụ của thế giới trong hai mươi lăm năm qua đã lên đến hai mươi bốn ngàn tỉ Mỹ kim. Ðây là một hiện tượng tích cực hay tiêu cực.

    Sự gia tăng của mức tiêu thụ có gia tăng với sự phát triển đích thực của con người không? Ðây là những câu hỏi cơ bản mà bản báo cáo cuối cùng của chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc đã nêu lên, để rồi cuối cùng đưa ra khẳng định như sau: "Sự tiêu thụ của cải và các dịch vụ là một sinh hoạt thường hằng trong đời sống mỗi ngày. Tuy nhiên, đó không phải là cứu cánh tối hậu của mỗi cá nhân. Hơn nữa, cho dẫu của cải và và các dịch vụ có thừa mứa và mức tiêu thụ có gia tăng theo một mức độ làm chóng mặt, trật tự xã hội vẫn không tốt đẹp hơn."

    Theo bản báo cáo của chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc, hiện nay một gia đình trung lưu tại Phi Châu tiêu thụ hai mươi phần trăm ít hơn cách đây hai mươi lăm năm. Hai mươi phần trăm dân số thế giới vẫn còn đứng bên lề sự gia tăng mức tiêu thụ của thế giới. Trong bốn tỉ bốn những người đang sống trong các quốc gia đang phát triển, gần ba phần năm vẫn chưa có được những hạ tầng cơ sở về vệ sinh. Một phần ba thiếu nước uống. Một phần tư không có được cái bếp ăn chốn ở cho đàng hoàng. Một phần năm không biết thế nào là các phương tiện chăm sóc sức khỏe hiện đại. Một phần năm trẻ em không được cắp sách đến trường cho hết bậc tiểu học và một phần năm khác không có đủ chất đạm và một chế độ ăn uống đầy đủ. Trong số hai tỉ người thiếu máu trên khắp thế giới chỉ có năm mươi lăm triệu sống tại các nước tiên tiến. Chênh lệch giữa các nước giàu và các nước nghèo, chênh lệch ngay trong cùng một nước. Ðây là hiện tượng không thể chối cãi được trong nền văn minh tiêu thụ ngày nay. Khoảng cách giữa các nước giàu và những nước nghèo càng xa; khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong cùng một nước lại càng xa hơn. Nguyên nhân của sự chênh lệch ấy chắc chắn chỉ có thể là sự ích kỷ của con người mà thôi, càng có con người càng muốn có thêm và chỉ muốn chiếm giữ cho riêng mình. Sự giàu có về của cải vật chất do đó cũng đương nhiên làm cho con người được phong phú hơn. Ðây là chân lý mà Giáo Hội không ngừng nhắc nhở cho con cái mình.

    Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng ta hướng về cùng đích của cuộc sống chúng ta là chính Chúa. Chỉ có Chúa mới có thể thỏa mãn được khát vọng thâm sâu của con người. Ðám đông những người Do Thái được Chúa Giêsu cho ăn no nê ngày hôm trước, ngày hôm sau đã tìm đến Ngài. Chúa Giêsu biết rõ họ đi tìm Ngài không phải vì đã thấy được ý nghĩa của phép lạ hoặc lắng nghe lời giáo huấn của Ngài, mà chỉ vì của ăn nuôi thân xác. Ngài kêu gọi họ hãy tìm kiếm những giá trị vĩnh cửu mà Ngài đã muốn thể hiện qua phép lạ nhân bánh và cá ra nhiều. Quả thật, qua phép lạ ấy, Chúa Giêsu báo trước bánh trường sinh là Ngài. Ngài chính là tấm bánh được bẻ ra để trao ban cho mọi người, ai tin nhận Ngài, đón nhận sự sống của Ngài, người đó sẽ được trường sinh, người đó sẽ tham dự vào chính sự sống của Ngài, nghĩa là cũng sẽ trở thành tấm bánh được bẻ ra để san sẻ và trao ban cho người khác. Chỉ có một cuộc sống như thế mới thực sự đáng sống, vì nó mang lại ý nghĩa đích thực cho cuộc sống con người. Với năm chiếc bánh và hai con cá, Chúa Giêsu đã có thể nuôi nấng một đám đông trên năm ngàn người. Quả thật, Ngài chỉ cần nói một lời, múa cây đũa thần cũng đủ để nuôi sống cả nhân loại, nhưng Chúa Giêsu đã không đến như một phù thủy, Ngài cũng chẳng đến để mang lại bất cứ một giải pháp kinh tế nào, Ngài đến là để trở thành tấm bánh được bẻ ra và trao ban. Ai thực sự ăn tấm bánh ấy cũng có thể trở thành một tấm bánh được bẻ ra để trao ban cho người khác. Nhân loại thiếu ăn không phải vì thiếu cơm bánh mà chỉ vì thiếu lòng quảng đại khi những bàn tay được mở ra để trao ban và san sẻ với người khác mà thôi. Cái đói khủng khiếp của nhân loại hẳn không là đói cơm bánh mà chính là đói tình thương và lòng quảng đại của con người.

    Ước gì được nuôi sống bằng tấm bánh bẻ ra là Chúa Giêsu, các tín hữu cũng trở thành tấm bánh được bẻ ra cho người khác.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

    ------------------------------