Đề Tài: NGƯỜI BẢO GÌ CÁC CON HÃYLÀM THEO [Ga, 2, 5]
9 Khi ấy, Chúa Giê-su phán cùng các môn đệ rằng: "Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy.10 Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người.11 Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.12 Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.13 Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.14 Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy.15 Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.16 Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em.17 Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau”.
SỐNG VÀ CHIA SẺ
Tình yêu không chỉ hệ tại ở lời nói, nhưng quan trọng là phải gắn kết cuộc sống của mình vào cuộc sống của người mình yêu. Sự gắn kết này được thể hiện qua việc ở lại trong tình yêu của người mình yêu.
Một cách gần gũi và cụ thể nhất trong việc ở lại trong tình yêu của người mình yêu là sống ý muốn của người yêu. Chúa Giêsu đã ở lại trong tình yêu của Chúa Cha bằng cách Người để cho ý muốn của Chúa Cha chi phối toàn bộ cuộc sống của mình. Chính Chúa Giêsu đã khẳng định điều này với dân chúng và những người lãnh đạo Do Thái: “Tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi” (Ga 6, 38);
“Tôi không thể tự ý mình làm gì. Tôi xét xử theo như tôi được nghe, và phán quyết của tôi thật công minh, vì tôi không tìm cách làm theo ý riêng tôi, nhưng theo ý Đấng đã sai tôi” (Ga 5, 30); “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Ngài” (Ga 4, 34).
Ngay cả khi đối diện với đau khố và cái chết, Chúa Giêsu cũng vẫn một lòng chọn làm theo ý Chúa Cha: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 16, 39; x. Lc 22, 42).
Kinh nghiệm thực tế cuộc sống cho thấy, yêu ai thì chúng ta tìm đủ mọi cách để thực hiện ý muốn của người yêu. Khi yêu ai rồi thì ý muốn của người yêu là ưu tiên hàng đầu. Thông thương vợ chông yêu thương nhau thì tìm cách làm vừa ý của nhau. Con cái yêu thương cha mẹ thì tìm cách làm theo ý muốn của cha mẹ. Và khi làm theo ý của người yêu là ở lại trong tình yêu của người mình yêu.
Chúa Cha đã yêu mến Chúa Giêsu thế nào thì Ngài cũng yêu mến các môn đệ như vậy. Cũng như Chúa Cha, Chúa Giêsu yêu thương các môn đệ không phải bằng cách ban một loạt các đặc ân kỳ diệu cho các ông, nhưng bằng cách muốn các môn đệ ở lại trong tình yêu của Người. Chúa Giêsu đã ở lại trong tình yêu của Chúa Cha bằng cách Người để cho ý muốn của Chúa Cha chi phối toàn bộ cuộc sống của mình. Người cũng muốn các môn đệ ở lại trong tình yêu của Người. Chúa Giêsu đáp lại tình yêu của Chúa Cha bằng cách thi hành ý muốn của Chúa Cha.
Người cũng mong muốn các môn đệ đáp lại tình yêu của Người bằng cách tuân giữ các điều răn của Người, để cho ý muốn của Người hướng dẫn toàn bộ cuộc sống của người môn đệ.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con luôn biết ở lại trong tình yêu của Chúa qua việc tuân giữ các điều răn Chúa dạy và để cho ý Chúa thật sự chi phối toàn bộ cuộc sống của chúng con. Amen.
BÁNH SỰ SỐNG
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan. Ga 14: 27-31
Đề Tài: NGƯỜI BẢO GÌ CÁC CON HÃYLÀM THEO [Ga, 2, 5]
Thứ Hai sau Chúa Nhật V Phục Sinh
AI YÊU MẾN THẦY THÌ GIỮ LỜI THẦY
Bài Ðọc I: Cv 14, 5-17
"Chúng tôi rao giảng cho các người bỏ các thần này mà trở về với Thiên Chúa hằng sống".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, tại Icônia có phong trào người dân ngoại và người Do-thái cùng các thủ lãnh của họ định ngược đãi và ném đá Phaolô và Barnaba. Biết thế, hai ngài trốn sang các thành thuộc Lycaonia là Lystra, Ðerbê và khắp vùng phụ cận, và rao giảng Tin Mừng ở đó.
Lúc ấy tại Lystra có người bại chân từ lòng mẹ, anh chỉ ngồi và không hề đi được. Anh nghe Phaolô giảng dạy. Phaolô chăm chú nhìn anh, thấy anh có lòng tin để được cứu chữa, nên nói lớn tiếng rằng: "Hãy chỗi dậy và đứng thẳng chân lên". Anh liền nhảy lên và bước đi. Dân chúng thấy việc Phaolô làm, thì la to bằng tiếng Lycaonia rằng: "Các vị thần mặc lớp người phàm đã xuống với chúng ta". Họ gọi Barnaba là thần Giupitê và Phaolô là thần Mercuriô, vì chính ngài giảng. Thầy sãi thần Giupitê ở ngoại thành, mang bò và vòng hoa đến trước cửa: ông toan hợp cùng dân tế thần.
Nghe tin ấy, các tông đồ Barnaba và Phaolô liền xé áo mình ra, xông vào đám dân chúng mà la lên rằng: "Hỡi các ngươi, các ngươi làm gì thế? Chúng tôi cũng là loài hay chết, là người như các ngươi, là những kẻ rao giảng cho các người bỏ các thần này mà trở về với Thiên Chúa hằng sống, Ðấng tạo thành trời đất, biển cả và mọi vật trong đó. Trong các thế hệ trước đây, Người đã để mặc cho mọi dân tộc đi theo đường lối riêng mình; dầu vậy, Người không hề để thiếu sót những dấu chứng về Người, Người ban phát muôn ơn lành, cho mưa từ trời xuống cho các ngươi và mùa màng hoa trái, cho các ngươi được no lòng phỉ dạ". Dầu nói thế, các ngài cũng phải vất vả lắm mới ngăn cản được dân chúng khỏi tế các ngài.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 113B, 1-2. 3-4. 15-16
Ðáp: Lạy Chúa, không phải cho chúng con, nhưng xin cho danh Ngài rạng sáng (c. 1).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Không phải cho chúng con, lạy Chúa, không phải cho chúng con, nhưng xin cho danh Ngài rạng sáng, vì đức từ bi, vì lòng trung tín của Ngài. Tại sao Chúa để chư dân người ta nói: "Thiên Chúa của bọn này ở đâu?" - Ðáp.
2) Thiên Chúa chúng tôi ngự trên trời, phàm điều chi Ngài ưng ý, Ngài đã thực thi. Thần tượng của họ bằng bạc với vàng, đó là sự vật do tay loài người tác tạo. - Ðáp.
3) Anh em đã được Chúa ban phúc lành, Chúa là Ðấng đã tạo thành trời đất. Trời là trời của Chúa, còn đất thì Chúa đã tặng con cái loài người. - Ðáp.
Alleluia: Cl 3, 1
Alleluia, alleluia! - Nếu anh em sống lại làm một với Ðức Kitô, thì anh em hãy tìm kiếm những sự cao siêu trên trời, nơi Ðức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 14, 21-26
"Ðấng Phù Trợ mà Cha sẽ sai đến, Người sẽ dạy các con mọi điều".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Ai nghe các giới răn Thầy truyền và tuân giữ, người ấy là kẻ yêu mến Thầy, và ai yêu mến Thầy, sẽ được Cha Thầy yêu mến, và Thầy cũng yêu mến và tỏ mình ra cho người ấy".
Ông Giuđa, không phải Giuđa Iscariô, thưa Người rằng: "Lạy Thầy, tại sao Thầy sẽ tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ cho thế gian?" Chúa Giêsu trả lời: "Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy. Kẻ không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Lời mà các con nghe, không phải là của Thầy, nhưng là của Cha, Ðấng đã sai Thầy. Thầy đã nói với các con những điều này khi còn ở với các con. Nhưng Ðấng Phù Trợ, là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con".
Ðó là lời Chúa.
CHÚA THÁNH THẦN SẼ DAY ANH EM MỌI ĐIỀU (C. 26)
Chiều kích Liên Hệ Thần Linh trong chủ đề "Thày là Sự Sống" cho chung Mùa Phục Sinh sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh được tỏ hiện rất rõ ràng trong bài phúc âm Thứ hai Tuần V Phục Sinh hôm nay:
"Ai giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy... Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy".
Trong bài phúc âm hôm nay, sự sống liên quan đến mối liên hệ thần linh ở đây xẩy ra giữa chung loài người và riêng thành phần môn đệ của Chúa Kitô với Người cũng như với Cha của Người. Ở chỗ "yêu mến", tác động duy nhất tạo nên mối hiệp nhất thần linh giữa con người tạo vật và Thiên Chúa Tạo Hóa.
Để tỏ lòng yêu mến của mình, về phần con người, họ phải "giữ các điều răn của Thày" hay "giữ lời Thày" cũng thế, bằng không, không làm theo ý muốn của người mình yêu thì họ đâu có thực lòng yêu mến nhau hay chưa tỏ lòng yêu nhau thực sự.
Tác dụng thần linh của việc con người yêu mến Thiên Chúa, đó là họ chẳng những được Thiên Chúa yêu thương mà còn được Ngài tỏ mình ra cho và ở với nữa. Có nghĩa là được hiệp nhất nên một với Thiên Chúa, có cùng một tâm tưởng như Thiên Chúa, bởi được Ngài chiếm đoạt, làm chủ và điều hành toàn thể con người của họ hoàn toàn theo ý muốn toàn hảo và toàn năng của Ngài.
Về câu tông đồ Giuđa không phải Íchca hỏi "Lạy Thầy, tại sao Thầy sẽ tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ cho thế gian?", Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp như thế nào. Nhưng qua những gì Người nói sau vấn nạn này, chúng ta thấy dường như Người trả lời như sau:
Sở dĩ Thày không tỏ mình ra cho thế gian mà chỉ tỏ mình ra cho riêng các con mà thôi vì các con là bạn hữu Thày (xem Gioan 15:14-15, bài Phúc Âm Thứ Sáu tuần này), và sở dĩ Thày tỏ mình ra cho riêng các con là thành phần bạn hữu than mật của Thày chứ không cho chung thế gian là để các con sinh hoa trái (cùng đoạn phúc âm câu 16-17). Nhưng muốn sinh hoa trái là phần rỗi các linh hồn, là thay Thày tiếp tục ban phát ơn cứu độ của Thày cho thế gian thì các con cần phải “yêu mến Thày” bằng cách “giữ lời Thày”, nhờ đó các con mới được hiệp thong thần linh với Ba Ngôi là nguồn sống thần linh, một nguồn sống được thông ban qua Thày sang các con và từ các con tới thế gian.
Bài Đọc 1 (Tông Vụ 14:5-18)
Mối liên hệ thần linh càng mật thiết càng cho thấy con người được Thiên Chúa chiếm ngự có một thần lực phi thường như thần linh, như trường hợp của Thánh Tông Đồ Phaolô trong bài đọc 1 hôm nay, vị tông đồ dân ngoại đã "chữa cho một người bại chân" ở Lystra, "bị què từ khi lọt lòng mẹ, chưa hề đi được bước nào", thế mà sau lời truyền của thánh nhân, "anh đã đứng ngay dậy mà bước đi", khiến cho dân chúng ở đó bàng hoàng sửng sốt tỏ ra sùng bái ngài như là một thần linh giáng thế vậy.
"Thấy việc ông Phao-lô làm, đám đông hô lên bằng tiếng Ly-cao-ni-a: 'Thần linh mặc lốt người phàm đã xuống với chúng ta!'... Thầy tư tế đền thờ thần Dớt ở ngoại thành đem bò và vòng hoa đến trước cổng thành, và cùng với đám đông, muốn dâng lễ tế..."
Tuy nhiên, không phải ai làm được phép lạ cũng là những vị thánh, cũng có một liên hệ thần linh mật thiết với Thiên Chúa, cũng có một sự sống viên mãn nhờ được Thiên Chúa chiếm đoạt và sống động trong họ, nếu họ không tỏ ra khiêm tốn để chứng thực cho thấy chính họ chỉ là dụng cụ thần linh của Đấng toàn năng hoạt động trong họ mà thôi, như Thánh Phaolô đã phải vội vàng phân trần với đám dân địa phương đang tuốn đến để thần thánh hóa ngài:
"Hỡi các bạn, các bạn làm gì thế này? Chúng tôi đây cũng chỉ là người phàm, cùng thân phận với các bạn. Chúng tôi loan Tin Mừng cho các bạn, là hãy bỏ những cái hão huyền này đi, mà trở lại cùng Thiên Chúa hằng sống, Đấng đã tạo thành trời đất với biển khơi cùng muôn loài trong đó. Trong những thế hệ đã qua, Người để cho muôn dân đi theo đường lối của họ. Tuy vậy Người không ngừng làm chứng cho mình, khi thi ân giáng phúc, ban mưa từ trời và mùa màng sung túc cho các bạn, và cho các bạn được no lòng, được an vui."
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 10: 22-30)
CHIÊN TÔI THÌ NGHE TIẾNG TÔI
Chúng ta đang sống trong những ngày của mùa Phục Sinh - biểu dương việc Chúa đã đánh bại tội lỗi và thần chết. Những ai tin nơi Chúa Giêsu, sẽ được hồng ân phục sinh của Người cứu chuộc. Tuy nhiên không phải ai ai cũng có thể sẵn lòng đặt niềm tin của mình vào Chúa.
Chính Chúa Giêsu cũng không ép buộc người ta tin vào Người khi có những người chất vấn Chúa Giêsu: “Nếu ông là Ðức Kitô, thì xin ông nói rõ cho chúng tôi biết”. Khi con người ta đóng lòng mình lại thì những lời đối thoại lúc bấy giờ không còn giá trị gì với họ. Chính vì thế, Chúa Giêsu không biện giải nhiều lời. Người chỉ mời gọi hãy nhìn vào những việc Người làm nhân danh Chúa Cha, mà nhận ra Người là Đấng được Chúa Cha sai đến.
Thực tế, đã có những người dám sống đức tin của mình vào Chúa Giêsu. Vị thánh tiên khởi tử đạo Stêphanô vì đức tin của mình mà sẵn sàng đánh đổi cả mạng sống, cả khi người ta phải chạy trốn, sống tản mác khi có những người bách hại đức tin; hoặc như những người rất nhiệt huyết loan báo Tin Mừng, chẳng hạn, thánh Barnaba và thánh Phaolô đã cùng tới Antiôkia, để tại đây, những người tin vào Chúa lần đầu tiên gọi là Kitô hữu; rồi còn nhiều người làm chứng cho đức tin bằng những hành động, đời sống cụ thể: Những người tự nguyện sống đời dâng hiến, trở nên những linh mục, tu sĩ cầu nguyện hay phục vụ Giáo Hội và các tâm hồn.
Họ sẵn sàng cống hiến hết sức mình, thậm chí nhiều khi bị chống báng, tẩy chai như Đức Hồng y George Pell của Australia.
Khi đang được Đức Giáo hoàng Phanxicô đặt để vị thế Bộ trưởng Văn phòng Kinh tế của Tòa Thánh từ năm 2014 - 2019, ngài đã phải từ chức, bị cáo buộc và chịu án tù vì một vụ vu cáo nhằm hủy hại thanh danh Đức Hồng y chống phá Giáo Hội Công Giáo. Nhưng rồi sự thật đã giải thoát ngài, vào ngày 07/4/2020, Tối cao Pháp viện quốc gia Australia đã tuyên bố ngài trắng án và trả tự do cho ngài.
Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn biết can đảm sống gương đức tin vào Chúa bằng những hành động và lối sống của người Kitô hữu công chính. Nhờ đó những ai tìm gặp Chúa nơi con đều không thất vọng bao giờ. Amen.