4. Bánh Sự Sống

BÁNH SỰ SỐNG - THỨ HAI CN3PS-A

  •  
    Hong Nguyen
    Sun, Apr 26 at 5:32 PM
     

    NGÀY 27/04/2020

    THỨ HAI SAU CN III PHỤC SINH A


     
    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan (6:22-29)
               BẠN VÀ TÔI CÙNG THAM DỰ TIỆC LỜI CHÚA
    22 Hôm sau, đám đông dân chúng còn đứng ở bờ bên kia Biển Hồ, thấy rằng ở đó chỉ có một chiếc thuyền và Đức Giê-su lại không cùng xuống thuyền đó với các môn đệ, nhưng chỉ có các ông đi mà thôi.23 Tuy nhiên, có những thuyền khác từ Ti-bê-ri-a đến gần nơi dân chúng đã được ăn bánh sau khi Chúa dâng lời tạ ơn.24 Vậy khi dân chúng thấy Đức Giê-su cũng như các môn đệ đều không có ở đó, thì họ xuống thuyền đi Ca-phác-na-um tìm Người.25 Khi gặp thấy Người ở bên kia Biển Hồ, họ nói: "Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ vậy?"26 Đức Giê-su đáp: "Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê.27 Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận".28 Họ liền hỏi Người: "Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?"29 Đức Giê-su trả lời: "Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm, là tin vào Đấng Người đã sai đến".

        TÔI ĂN - NHAI VÀ NUỐT LỜI CHÚA


    Con người không thể một mình trở nên bạo chúa hay đồ tể, cần phải có một đám đông phụ họa tung hô và góp sức. Một Histler không thể trở thành một đồ tể, nếu không có những người Đức tuân theo chủ nghĩa dân tộc của ông; một Pôn Pốt làm sao có thể biến ruộng lúa thành những cánh đồng giết người, nếu không có người tiếp tay.

    Ở thời đại nào, đám đông cũng có thể là một sức mạnh mù quáng, hành động thiếu suy nghĩ và bị lôi cuốn bởi dòng chảy của sự dữ. Trước khi bị các thượng tế và tổng trấn Philatô kết án, Chúa Giêsu đã bị chính đám đông kết án. Đám đông đã từng tung hô Người trong ngày Nguời khải hoàn vào Giêrusalem, cũng như chính đám đông đã gào thét đòi đóng đinh Người vào thập giá. Bi kịch ấy dường như đã được thánh Gioan báo trước trong bài Tin Mừng hôm nay.

    Đám đông được Chúa Giêsu cho ăn no nê ngày hôm trước, hôm sau vẫn đứng bên kia biển hồ. Chúa Giêsu đã đọc được động lực thúc đẩy họ tìm kiếm Người. Họ đi tìm kiếm Người không phải vì Người là đối tượng của khát vọng tìm kiếm của họ, mà chỉ vì đã được Nguời cho ăn no nê. Họ tìm kiếm Người không phải vì đã nhận ra ý nghĩa của phép lạ nhân bánh và cá ra nhiều. Họ tìm kiếm Người không phải vì giáo huấn của Người, không phải vì những giá trị cao quí của cuộc sống mà Người đến bày tỏ.

    Đám đông ấy bị lôi cuốn bởi những cái hời hợt nhất thời và chóng qua là cơm bánh. Đây chính là bi kịch đã xảy ra cho Chúa Giêsu: đám đông đã khước từ Chúa Giêsu và treo Người lên thập giá, chỉ vì Người hành động theo những xác tín xây dựng trên đạo lý, trên tiếng gọi lương tâm. Dĩ nhiên, nói đến đạo là nói đến đám đông.

    Chúng ta lãnh nhận đức tin trong một cộng đồng, chúng ta sống và thể hiện đức tin trong một cộng đồng, chúng ta cần có một đám đông nào đó để nâng đỡ niềm tin của mình. Tuy nhiên, đám đông ấy cũng dễ lôi kéo, và biến việc thể hiện đức tin của chúng ta thành một lối giữ đạo hình thức và máy móc, chứ không còn là một gặp gỡ thân tình với Chúa với tất cả xác tín và tình yêu.

    *TÔI CẦU NGUYỆN VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Kitô Phục Sinh, xin Chúa luôn là đối tượng của sự khát khao và tìm kiếm của chúng con; để trong mọi sự, chúng con có thể thốt lên như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà chính là Chúa Kitô sống trong tôi”. Amen.

    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng
     ------------------------------

BÁNH SỰ SỐNG - CN3PS-A

  •  
    Tinh Cao
    Sat, Apr 25 at 1:49 PM
     
     
    Tái Sinh Thần Linh

    BÁNH SỰ SỐNG Lời Chúa Tuần III Phục Sinh

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL


    Nếu "Thày là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25) là chủ đề chính yếu của toàn Mùa Phục Sinh, trong đó, chủ đề "Thày là sự sống lại" cho nguyên Tuần Bát Nhật Phục Sinh là thời điểm 8 ngày có các bài Phúc Âm được Giáo Hội cố ý chọn đọc hoàn toàn liên quan đến các lần Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra mà thôi, thì chủ đề "Thày là sự sống" là chủ đề cho những ngày còn lại, bao gồm cả Chúa Nhật lẫn ngày trong tuần.

    Vậy chủ đề "Thày là sự sống" ở Phụng Vụ Lời Chúa cho cả Chúa Nhật lẫn các ngày trong tuần lễ thứ ba của Mùa Phục Sinh như thế nào, nếu không phải, nếu so sánh với nội dung của phụng vụ Lời Chúa cho các tuần còn lại, thì nội dung của Phụng Vụ Lời Chúa cho Tuần III Phục Sinh này cho thấy chủ đề "Thày là sự sống" liên quan đến chiều kích Tái Sinh Thần Linh và Bánh Sự Sống là bản thân Người để nuôi dưỡng những ai được tái sinh bởi Người.
     
    Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Phục Sinh, tuy vẫn còn các bài Phúc Âm trình thuật về 3 cuộc hiện ra khác nhau của Chúa Kitô Phục Sinh, nhưng cả 3 bài đều đã bắt đầu hướng về chủ đề "Thày là sự sống" ở khía cạnh tái sinh thần linh, như chúng ta thấy các bài phúc âm ngày thường trong tuần thứ hai Phục Sinh, nhất là 3 ngày đầu tuần, liên quan đến vấn đề tái sinh từ trên cao, tái sinh bởi trời, bởi nước và Thánh Linh v.v., một cuộc tái sinh thần linh đã xẩy ra nơi hai môn đệ đi Emmau sau khi gặp Đấng Phục Sinh (Năm A), một cuộc tái sinh thần linh xẩy ra nơi chung các tông đồ sau khi nhận ra Đấng Phục Sinh để có thể sửa soạn làm chứng nhân cho Người (Năm B), một cuộc tái sinh thần linh xẩy ra nơi sự kiện các tông đồ đã không còn sợ hãi và ra khỏi nhà đi đánh cá, nhất là riêng Tông Đồ Phêrô đã tỏ thái độ nhiệt tình đáp ứng lòng mong ước của Đấng Phục Sinh (Năm C).  
     
    Năm A 

    Chúa Nhật III Phục Sinh Năm A

     

    Bài Ðọc I: Cv 2, 14. 22-28

    "Không thể nào để cho Người bị cầm giữ trong cõi chết".

    Trích sách Tông đồ Công vụ.

    Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Phêrô cùng với mười một Tông đồ đứng ra, lên tiếng nói rằng: "Hỡi các người Do-thái và tất cả những ai ở Giêrusalem, xin hãy biết điều này và lắng nghe lời tôi! Hỡi những người Israel, hãy nghe những lời này: Ðức Giêsu Nadarét là người đã được Thiên Chúa chứng nhận giữa anh em bằng những việc vĩ đại, những điều kỳ diệu và những phép lạ mà Thiên Chúa đã dùng Người để thực hiện giữa anh em, như chính anh em đã biết. Theo như Thiên Chúa đã định và biết trước, Người đã bị nộp, và anh em đã dùng tay những kẻ độc ác mà hành hạ rồi giết đi. Sau khi bẻ gãy xiềng xích tử thần, Thiên Chúa đã giải thoát Người khỏi những đau khổ của cõi chết mà cho Người phục sinh, vì không thể nào để cho Người bị cầm giữ trong đó. Vì chưng Ðavít đã nói về Người rằng: 'Tôi hằng chiêm ngưỡng Chúa trước mặt tôi, vì Người ở bên hữu tôi, để tôi không nao núng. Vì thế, lòng tôi hân hoan, miệng lưỡi tôi hát mừng, và xác tôi yên nghỉ trong niềm cậy trông: vì Chúa không để linh hồn tôi trong cõi chết, và không để Ðấng Thánh của Chúa thấy sự hư nát. Chúa đã cho tôi biết con đường sự sống và cho tôi đầy hân hoan tận hưởng nhan thánh Chúa'".

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 15, 1-2a và 5. 7-8. 9-10. 11

    Ðáp: Chúa sẽ chỉ cho con biết đường lối trường sinh (c. 11a).

    Hoặc đọc: Alleluia.

    Xướng: 1) Xin bảo toàn con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa. Con thưa cùng Chúa: "Ngài là chúa tể con, Chúa là phần gia nghiệp và phần chén của con, chính Ngài nắm giữ vận mạng của con". - Ðáp.

    2) Con chúc tụng Chúa vì đã ban cho con lời khuyên bảo, đó là điều lòng con tự nhủ, cả những lúc đêm khuya. Con luôn luôn đặt Chúa ở trước mặt con, vì Chúa ngự bên hữu con, con sẽ không nao núng. - Ðáp.

    3) Bởi thế lòng con vui mừng và linh hồn con hoan hỉ, ngay cả đến xác thịt của con cũng nằm nghỉ an toàn, vì Chúa chẳng bỏ rơi linh hồn con trong Âm phủ, cũng không để thánh nhân của Ngài thấy sự hư nát. - Ðáp.

    4) Chúa sẽ chỉ cho con biết đường lối trường sinh, sự no đầy hoan hỉ ở trước thiên nhan, sự khoái lạc bên tay hữu Chúa tới muôn muôn đời! - Ðáp.

     

    Bài Ðọc II: 1 Pr 1, 17-21

    "Anh em được cứu độ bằng Máu châu báu của Ðức Kitô, Con Chiên tinh tuyền".

    Trích thư thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.

    Anh em thân mến, nếu anh em gọi Người là Cha, Ðấng không thiên vị ai khi xét đoán mỗi người theo việc họ làm, thì anh em hãy sống trong sự kính sợ suốt thời anh em còn lưu trên đất khách. Anh em biết rằng không phải bằng vàng bạc hay hư nát mà anh em đã được cứu chuộc khỏi nếp sống phù phiếm tổ truyền, nhưng bằng máu châu báu của Ðức Kitô, Con Chiên tinh tuyền, không tì ố. Người đã được tiền định trước khi tác thành vũ trụ và được tỏ bày trong thời sau hết vì anh em. Nhờ Người, anh em tin vào Thiên Chúa, Ðấng làm cho Người sống lại từ cõi chết, và ban vinh quang cho Người để anh em đặt cả lòng tin và niềm hy vọng nơi Thiên Chúa.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Alleluia: x. Lc 24, 32

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa Giêsu, xin giải thích cho chúng con những lời Thánh Kinh; xin làm cho tâm hồn chúng con sốt sắng khi nghe Chúa nói với chúng con. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Lc 24, 13-35

    "Hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Cùng ngày thứ nhất trong tuần, có hai môn đệ đi đến một làng tên là Emmaus, cách Giêrusalem độ sáu mươi dặm. Dọc đường, các ông nói với nhau về những việc vừa xảy ra. Ðang khi họ nói truyện và trao đổi ý kiến với nhau, thì chính Chúa Giêsu tiến lại cùng đi với họ, nhưng mắt họ bị che phủ nên không nhận ra Người. Người hỏi: "Các ông có truyện gì vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy?" Một người tên là Clêophas trả lời: "Có lẽ ông là khách hành hương duy nhất ở Giêrusalem mà không hay biết những sự việc vừa xảy ra trong thành mấy ngày nay". Chúa hỏi: "Việc gì thế?" Các ông thưa: "Sự việc liên can đến ông Giêsu quê thành Nadarét. Người là một vị tiên tri có quyền lực trong hành động và ngôn ngữ, trước mặt Thiên Chúa và toàn thể dân chúng. Thế mà các trưởng tế và thủ lãnh của chúng ta đã bắt nộp Người để xử tử và đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, chúng tôi vẫn hy vọng Người sẽ cứu Israel. Các việc ấy đã xảy ra nay đã đến ngày thứ ba rồi. Nhưng mấy phụ nữ trong nhóm chúng tôi, quả thật, đã làm chúng tôi lo sợ. Họ đến mồ từ tảng sáng. Và không thấy xác Người, họ trở về nói đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng: Người đang sống. Vài người trong chúng tôi cũng ra thăm mồ và thấy mọi sự đều đúng như lời các phụ nữ đã nói; còn Người thì họ không gặp".

    Bấy giờ Người bảo họ: "Ôi kẻ khờ dại chậm tin các điều tiên tri đã nói! Chớ thì Ðấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh quang sao?" Ðoạn Người bắt đầu từ Môsê đến tất cả các tiên tri, giải thích cho hai ông tất cả các lời Kinh Thánh chỉ về Người. Khi gần đến làng hai ông định tới, Người giả vờ muốn đi xa hơn nữa. Nhưng hai môn đệ nài ép Người rằng: "Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn". Người liền vào với các ông.

    Ðang khi cùng các ông ngồi bàn, Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận ra Người. Ðoạn Người biến mất. Họ bảo nhau: "Phải chăng lòng chúng ta đã chẳng sốt sắng lên trong ta, khi Người đi đường đàm đạo và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta đó ư?" Ngay lúc ấy họ chỗi dậy trở về Giêrusalem, và gặp mười một tông đồ và các bạn khác đang tụ họp. Họ bảo hai ông: "Thật Chúa đã sống lại, và đã hiện ra với Simon". Hai ông cũng thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào.

    Ðó là lời Chúa.


    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA


    Cuộc 
    tái sinh thần linh đã xẩy ra nơi hai môn đệ đi Emmau sau khi gặp Đấng Phục Sinh.

     
    Phúc Âm (Luca 24:13-35, bài Phúc Âm như Thứ Tư Bát Nhật Phục Sinh): "Ngay lúc ấy họ chỗi dậy trở về Giêrusalem... thuật lại các việc đã xẩy ra dọc đường và hai vị đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào".

     
     
    Bài đọc 1 (Tông Vụ 2:14,22-28) - sự sống ở khía cạnh tái sinh thần linh là nhờ ở: "Đức Giêsu Nazarét... đã bị nộp và anh em đã dùng tay những kẻ độc ác mà hạnh hạ rồi giết đi... Thiên Chúa đã cho Người phục sinh"
     
     
    Bài đọc 2 (1Phêrô 1:17-21) - sự sống ở khía cạnh tài sinh thần linh là nhờ ở: "Máu châu báu của Đức Kitô, Con Chiên tinh tuyền không tì ố... Nhờ Người anh em tin vào Thiên Chúa là Đấng đã làm cho Người sống lại từ trong cõi chết". 

    Nếu để ý chúng ta sẽ thấy Phụng Vụ Lời Chúa nói chung và bài Phúc Âm nói riêng được Giáo Hội chọn đọc cho Chúa Nhật thứ 3 Phục Sinh này hơi ngoại lệ. Trước hết, như chúng ta đã nhận định, chủ đề cho toàn Mùa Phục Sinh 7 tuần lễ là mạc khải thần linh "Thày là sự sống lại và là sự sống" (Gioan 11:25). Sau nữa, nếu chúng ta đã thấy rằng Tuần Bát Nhật Phục Sinh theo phần đầu của chủ đề chung Mùa Phục Sinh này "Thày là sự sống lại", bởi trong suốt Tuần Bát Nhật Phục Sinh, ngày nào cũng thế, cả 2 Chúa Nhật đầu và cuối Tuần Bát Nhật, cũng như các bài Phúc Âm cho ngày thường trong tuần, đều về các lần Chúa Kitô hiện ra để chứng thực Người "là sự sống lại".

    Sau hết, như vậy 6 tuần Phục Sinh còn lại về phần sau của chủ đề chung Mùa Phục Sinh, đó là "Thày là Sự Sống", nhưng tại sao ở ngay Chúa Nhật đầu tuần lễ thứ 3 Phục Sinh này lại có 3 bài Phúc Âm (đã được đọc trong Tuần Bát Nhật Phúc Sinh) về biến cố Chúa Kitô Phục Sinh, trong đó, có 2 bài Phúc Âm của Thánh Luca khác nhau cho cả Năm A (đáng lẽ theo Thánh Mathêu) lẫn Năm B (đáng lẽ theo Thánh Marco), và Bài Phúc Âm theo Thánh Gioan cho Năm C (đáng lẽ theo Thánh Luca)? Vậy Giáo Hội cố ý chọn đọc các Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật 3 Phục Sinh có vẻ "lộn xộn" như thế chắc chắn phải có ý nghĩa, chứ không thể nào vô nghĩa! Ở chỗ nào? Xin mạo muội suy diễn như sau.

    Thật thế, chủ đề của 6 tuần lễ còn lại (trong 7 tuần) của Mùa Phục Sinh vẫn "Thày là sự sống", vẫn được tiếp tục với các Bài Đọc 1 theo Sách Tông Vụ, liên quan đến "sự sống" mới nơi cộng đồng Kitô giáo tiên khởi và công cuộc truyền giáo liên quan đến "sự sống" mới cần được truyền đạt "cho tới tận cùng trái đất", cũng như với các bài Phúc Âm theo Thánh Gioan cũng về "sự sống" ở chỗ "tái sinh", với "bánh sự sống", ở nơi "cây nho", từ "Người mục tử nhân lành... cho chiên được sự sống", bởi Thánh Linh là Đấng ban sự sống v.v. Do đó, ngày tuần thứ 2, các bài Phúc Âm trong tuần cho chúng ta thấy "Thày là sự sống" ở chỗ con người cần phải được "tái sinh bởi trời", tức "bởi nước và Thánh Linh".

    Thế nhưng, 2 bài Phúc Âm cuối tuần 2, lại về phép lạ bánh hóa ra nhiều, liên quan đến "bánh sự sống" ở những bài Phúc Âm cho ngày thường trong Tuần 3 Phục Sinh. Mà "bánh sự sống" đây ám chỉ Chúa Kitô Vượt Qua và liên quan đến bữa ăn hay vấn đề ăn uống. Bởi thế mà trong cả 3 bài Phúc Âm cho Chúa Nhật III Phục Sinh, 2 của Thánh Luca cho Năm A và B, và 1 của Thánh Gioan cho Năm C, đều về Chúa Kitô Phục Sinh nhưng bao gồm chi tiết ăn uống, chi tiết liên quan đến "sự sống". Phúc Âm Thánh Luca Năm A có chi tiết Chúa Kitô Phục Sinh ngồi vào bàn ăn với 2 môn đệ; bài Phúc Âm của Thánh Luca cho Năm B cũng có chi tiết ăn uống khi Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra và Người đã ăn trước mặt các tông đồ; bài Phúc Âm Thánh Gioan cũng có chi tiết Chúa Giêsu dọn bữa sáng cho các tông đồ và mời các vị ăn.

    Vậy thì ý nghĩa về "sự sống" của Mùa Phục Sinh nơi Chúa Nhật III Năm A hôm nay như thế nào nơi bữa ăn giữa Chúa Kitô Phục Sinh với 2 môn đệ về Emmau? Trước hết, 2 môn đệ về Emmau, đã được Lời Chúa dọn lòng sẵn cho các vị dọc suốt quãng đường đi của các vị, nên nhờ đó các vị cuối cùng đã nhận ra người lữ khách nhiệm lạ đồng hành với hai vị chính là Thày của các vị, ở chỗ và vào lúc: 
    "đang khi cùng các ông ngồi bàn, Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận ra Người". Tuy nhiên, trong 4 tác đồng liên tục theo thứ tự Chúa Kitô làm trước mắt 2 vị: cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông", thì có lẽ hay phải nói rằng tác động quan trọng nhất, ý nghĩa nhất và chính yếu nhất đó là tác động "Người bẻ ra". Tại sao?

    Tại vì, tất cả Mầu Nhiệm và Biến Cố Vượt Qua đều ở tác động "Người bẻ ra" này! "Người bẻ ra" cái gì, nếu không phải là "bánh" Người đang cầm trên tay, một tấm "bánh", trên hết, được dâng lên Thiên Chúa là Đấng đã sai Người chỉ vì yêu thương nhân loại và cho họ được hiệp thông thần linh với Ngài qua Con của Ngài, và sau đó là để "trao cho các ông", ám chỉ Người ban tặng cho Giáo Hội và qua Giáo Hội cho chung loài người. Bởi vì Người chính là tấm bánh bẻ ra, ám chỉ cuộc khổ giá của Người, theo ý muốn Chúa Cha, "Đấng đã không dung tha cho Con Một của Mình, nhưng đã phó nộp Người vì tất cả chúng ta" (Roma 8:32), một tấm bánh bẻ ra, ám chỉ "vì họ mà Con tự hiến để họ (Giáo Hội) được thánh hóa trong chân lý" (Gioan 17:19), và ám chỉ "Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ, để hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người" (Mathêu 20:28).

    Bài Đọc 1, trích Sách Tông Vụ hôm nay đã nhắc nhở Kitô hữu chúng ta về Thiên Chúa là Đấng đã sai Con Một của Ngài như tấm bánh bẻ ra cho phần rỗi của loài người tội lỗi đáng thương, Đấng được chính Người Con Ngài sai đã hướng về bằng "lời chúc tụng" khi "cầm lấy bánh" trước khi "bẻ ra và trao cho hai ông":

    "Ðức Giêsu Nadarét là người đã được Thiên Chúa chứng nhận giữa anh em bằng những việc vĩ đại, những điều kỳ diệu và những phép lạ mà Thiên Chúa đã dùng Người để thực hiện giữa anh em, như chính anh em đã biết. Theo như Thiên Chúa đã định và biết trước, Người đã bị nộp, và anh em đã dùng tay những kẻ độc ác mà hành hạ rồi giết đi. Sau khi bẻ gãy xiềng xích tử thần, Thiên Chúa đã giải thoát Người khỏi những đau khổ của cõi chết mà cho Người phục sinh, vì không thể nào để cho Người bị cầm giữ trong đó".

    Bài Đọc 2, trích Thư thứ 1 của Thánh Phêrô, trong đó, vị tông đồ tác giả lãnh đạo tông đồ đoàn đã nhấn mạnh đến giá trị vô cùng cao quí của Chúa Kitô Vượt Qua chp phần rỗi vô cùng quan trọng của Kitô hữu đã tin vào Người và đã lãnh nhận Phép Rửa để thông phần vào Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người:


    "Anh em biết rằng không phải bằng vàng bạc hay hư nát mà anh em đã được cứu chuộc khỏi nếp sống phù phiếm tổ truyền, nhưng bằng máu châu báu của Ðức Kitô, Con Chiên tinh tuyền, không tì ố. Người đã được tiền định trước khi tác thành vũ trụ và được tỏ bày trong thời sau hết vì anh em. Nhờ Người, anh em tin vào Thiên Chúa, Ðấng làm cho Người sống lại từ cõi chết, và ban vinh quang cho Người để anh em đặt cả lòng tin và niềm hy vọng nơi Thiên Chúa".

    Như 2 môn đề về Emmau nhận ra được Đấng Vượt Qua Thày mình nơi tác động "bẻ bánh" của Người trong bữa ăn tối với họ ở dọc đường, Kitô hữu chúng ta không thể nào không cưu mang tâm tình tri ân cảm tạ Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương chúng ta vô cùng bất tận và nhưng không nơi Con Một của Người, và quyết tâm chỉ theo đường lồi của Ngài như chính Con Ngài đã vạch ra và đi trước chúng ta hoàn toàn vì phần rỗi của nhân loại, như tấm bánh bẻ ra. Và tâm tình tri ân cảm tạ Thiên Chúa cùng quyết tâm theo đường lối của Ngài nơi gương tấm bánh bẻ ra là Con Ngài được chất chứa trong Bài Đáp Ca hôm nay như sau:

    1) Xin bảo toàn con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa. Con thưa cùng Chúa: "Ngài là chúa tể con, Chúa là phần gia nghiệp và phần chén của con, chính Ngài nắm giữ vận mạng của con".

    2) Con chúc tụng Chúa vì đã ban cho con lời khuyên bảo, đó là điều lòng con tự nhủ, cả những lúc đêm khuya. Con luôn luôn đặt Chúa ở trước mặt con, vì Chúa ngự bên hữu con, con sẽ không nao núng.

    3) Bởi thế lòng con vui mừng và linh hồn con hoan hỉ, ngay cả đến xác thịt của con cũng nằm nghỉ an toàn, vì Chúa chẳng bỏ rơi linh hồn con trong Âm phủ, cũng không để thánh nhân của Ngài thấy sự hư nát.

    4) Chúa sẽ chỉ cho con biết đường lối trường sinh, sự no đầy hoan hỉ ở trước thiên nhan, sự khoái lạc bên tay hữu Chúa tới muôn muôn đời!

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    PS.CNIII-A.mp  

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHo_S2RwUjnwnDVSTCZv-QZb9ofdNo%3DpB13YZ-RF%3DX9MXA%40mail.gmail
     
     

BÁNH SỰ SỐNG - CN3PS -A

  •  
    Jerome Nguyen Van Noi
    Thu, Apr 23 at 7:57 PM
     
     

    TÔI ĂN-NHAI VÀ NUỐT LỜI CHÚA

    ----oooOooo----

    CHÚA NHẬT III PHỤC SINH NĂM A (26/04/2020)

     

    HIỂU THÁNH KINH VÀ CỬ HÀNH THÁNH THỂ

    GIÚP HAI MÔN ĐỆ EMMAU NHẬN RA

    CHÚA GIÊSU KITÔ PHỤC SINH

    "Chớ thì Đấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh quang sao?" Đoạn Người bắt đầu từ Môsê đến tất cả các tiên tri, giải thích cho hai ông tất cả các lời Kinh Thánh chỉ về Người "

     

    I. DẨN VÀO LỜI CHÚA

    Bài Phúc âm Chúa Nhật III Phục Sinh rất đáng các Kitô hữu chúng ta đọc và suy niệm vì nó chứa đựng một chân lý cốt yếu của Kitô giáo: hai môn đệ Emmau nhận ra Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh nhờ hiểu Thánh Kinh (và những lời giải thích của chính Chúa Kitô Phục Sinh) và nhờ việc Chúa Phục Sinh cử hành nghi thức Bẻ Bánh.

    Nói cách khác là hiểu Thánh Kinh và cử hành Thánh Thể giúp hai môn đệ Emmau nhận ra Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh. Với các tin hữu chúng ta cũng sẽ là như thế: Hiểu Thánh Kinh và cử hành Thánh Thể giúp chúng ta khám phá và gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh. Đó là thông điệp của bài Tin Mừng Chúa Nhật III Phục Sinh Năm A hôm nay.

     

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LUCA 24,13-35: Cùng ngày thứ nhất trong tuần, có hai môn đệ đi đến một làng tên là Emmaus, cách Giêrusalem độ sáu mươi dặm. Dọc đường, các ông nói với nhau về những việc vừa xảy ra. Đang khi họ nói truyện và trao đổi ý kiến với nhau, thì chính Chúa Giêsu tiến lại cùng đi với họ, nhưng mắt họ bị che phủ nên không nhận ra Người. Người hỏi: "Các ông có truyện gì vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy?" Một người tên là Clêophas trả lời: "Có lẽ ông là khách hành hương duy nhất ở Giêrusalem mà không hay biết những sự việc vừa xảy ra trong thành mấy ngày nay". Chúa hỏi: "Việc gì thế?" Các ông thưa: "Sự việc liên can đến ông Giêsu quê thành Nadarét. Người là một vị tiên tri có quyền lực trong hành động và ngôn ngữ, trước mặt Thiên Chúa và toàn thể dân chúng. Thế mà các trưởng tế và thủ lãnh của chúng ta đã bắt nộp Người để xử tử và đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, chúng tôi vẫn hy vọng Người sẽ cứu Israel. Các việc ấy đã xảy ra nay đã đến ngày thứ ba rồi. Nhưng mấy phụ nữ trong nhóm chúng tôi, quả thật, đã làm chúng tôi lo sợ. Họ đến mồ từ tảng sáng. Và không thấy xác Người, họ trở về nói đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng: Người đang sống. Vài người trong chúng tôi cũng ra thăm mồ và thấy mọi sự đều đúng như lời các phụ nữ đã nói; còn Người thì họ không gặp".

    Bấy giờ Người bảo họ: "Ôi kẻ khờ dại chậm tin các điều tiên tri đã nói! Chớ thì Đấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh quang sao?" Đoạn Người bắt đầu từ Môsê đến tất cả các tiên tri, giải thích cho hai ông tất cả các lời Kinh Thánh chỉ về Người. Khi gần đến làng hai ông định tới, Người giả vờ muốn đi xa hơn nữa. Nhưng hai môn đệ nài ép Người rằng: "Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn". Người liền vào với các ông.

    Đang khi cùng các ông ngồi bàn, Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận ra Người. Đoạn Người biến mất. Họ bảo nhau: "Phải chăng lòng chúng ta đã chẳng sốt sắng lên trong ta, khi Người đi đường đàm đạo và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta đó ư?" Ngay lúc ấy họ chỗi dậy trở về Giêrusalem, và gặp mười một tông đồ và các bạn khác đang tụ họp. Họ bảo hai ông: "Thật Chúa đã sống lại, và đã hiện ra với Simon". Hai ông cũng thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào.

     

    III. TÌM HIỂU VÀ SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LUCA 24,13-35:

    3.1 Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh giải thích Thánh Kinh cho hai môn đệ Emmau: Rõ ràng là nhờ việc Chúa Giêsu giải thích Thánh Kinh mà hai môn đệ Emmau hiểu ý nghĩa của Cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô. Lòng họ nóng ran -nghĩa là tình yêu bừng cháy- khi hai ông đã hiểu được chương trình cứu độ của Thiên Chúa và ý nghĩa của các sự kiện liên quan tới cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô.

    3.2 Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh cử hành lễ Bẻ Bánh với hai môn đệ Emmau:  Hành động có tính quyết định cho việc hai môn đệ Emmau nhận ra Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh là nghi thức Bẻ Bánh (Thánh Thể) mà Người cử hành với hai ông. Có nghĩa là việc cử hành Thánh Thể trong cộng đoàn đóng vai trò the chốt trong việc khám phá và gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh.

     

    IV. THỰC THI  LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LUCA 24,13-35:

    4.1 Lắng nghe và tìm hiểu Lời Chúa là một phần quan trọng trong đời sống đức tin của các môn đệ Chúa Kitô. Chúng ta hiêu tại sao trong Phụng Vụ Lời Chúa có phần đọc Lời Chúa và phần giải thích Lời Chúa. Phần giải thích Lời Chúa (là bài giảng của Thừa Tác Viên Lời Chúa (Minister of the Word) có mục đích cho các tín hữu hiểu và đón nhận Lời Chúa giống như hai môn đệ Emmau khi nghe Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh giảng giải Thánh Kinh thì lòng bừng nóng lửa yêu mến.

    Ngoài việc lắng nghe Lơi Chúa và bài giảng trong Thánh Lễ, các tín hữu còn nên tham dự các Khóa Thánh Kinh, nhất là Thánh Kinh 100 tuần (được gọi là đọc Thánh Kinh có hướng dẫn) để hiễu và yêu mến Lời Chúa.

    4.2 Tham dự cử hành Thánh Thề là một phần quan trọng khác trong đời sống đức tin cùa các môn đệ Chúa Giêsu Kitô. Trong khung cảnh của cộng đoàn đức tin, nhất là trong khung cảnh của cộng đoàn phụng vụ thì người tín hữu được tạo điều kiện khám phá và gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh là Đấng đang sống trong/giữa cộng đoàn.

    Kêt luận: Hiều Thánh Kinh và cử hành Thánh Thể giúp chúng ta khám phà và gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh. Đó là thông điệp của Bài Phúc Âm Chúa Nhật III Phuc Sinh Năm A.

    V. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN [VỚI LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LUCA 24,13-35

    KHAI MỞ:  

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Đức Giê-su Ki-tô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ Cha vì Con Cha là Chúa Giê-su Kitô phục sinh đã hiện ra với hai môn đệ Emmau và giúp hai ông hiểu Thánh Kinh và nhận ra Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh. Chúng con cảm tạ Cha và xin dâng lên Cha lời cầu xin tha thiết của chúng con.  

     

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN:

    1.- «Cùng ngày thứ nhất trong tuần, có hai môn đệ đi đến một làng tên là Emmaus, cách Giêrusalem độ sáu mươi dặm. Dọc đường, các ông nói với nhau về những việc vừa xảy ra» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho hết mọi người trong thế giới hôm nay quan tâm đến những sự việc xẩy ra chung quanh và tìm hiều ý nghĩa của những sự việc ấy.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.-«Ôi kẻ khờ dại chậm tin các điều tiên tri đã nói! Chớ thì Đấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh quang sao?»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và cho các Tu Sĩ Nam Nữ để các thành phần ấy của Dân Chúa chu toàn vai trò và sứ mạng mà Chúa đã giao phó là giúp mọi người hiểu Thánh Kinh là Lởi của Thiên Chúa.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.-«Đang khi cùng các ông ngồi bàn, Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận ra Người» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác để mọi người siêng năng tham dự Thánh Lễ và gặp gỡ được Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Phải chăng lòng chúng ta đã chẳng sốt sắng lên trong ta, khi Người đi đường đàm đạo và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta đó ư?» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa các học viên các khóa Thánh Kinh, cách riêng các Khóa Thánh Kinh 100 tuần để họ được lửa mến thiêu đốt tâm hồn khi học và hiêu Lời Chúa.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giê-su và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Con Cha là Chúa Giê-su Ki-tô phục sinh đã hiện ra với hai môn đệ Emmau và giúp các ông hiểu Thánh Kinh và nhận ra Người.

    Chúng con xin Cha giúp chúng con siêng năng đọc và tìm hiểu Thánh Kinh và sốt sáng tham dự cử hành Thánh Thể của cộng đoàn để chúng con khám phà và gặp gỡ được Chúa Giê-su Kitô Phục Sinh là Con Yêu Dấu của Cha. Chúng con cầu xin, nhờ công nghiệp Chúa Giê-su Ki-tô Con Cha, Chúa chúng con.

    Sài-gòn ngày 24 tháng 04 năm 2020

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

     

     

    --
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "SLCHN".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/slchn/CAMfwAgoCfFo0hWg_byJzLMb%2B53-EUSCe4R5J5RrAH%2BnUnVNkSg%40mail.gmail.com.
     

BÁNH SỰ SỐNG - THỨ SÁU CN2PS-A

  •  
    Hong Nguyen
    Thu, Apr 23 at 5:12 PM
     
     


    THỨ SÁU SAU CN II PHỤC SINH A


                                     THAM DỰ BỮA TIỆC LỜI CHÚA

    Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an (Ga 6: 1-15)

       BẠN VÀ TÔI CẦN LÀ TẤM BÁNH BẺ RA CHO NGƯỜI NGHÈO NHƯ CHÚA
     

    Khi ấy Chúa Giêsu đi sang bên kia biển Galilêa, cũng gọi là biển Tibêria. Có đám đông dân chúng theo Người, vì họ đã thấy những phép lạ Người làm cho những kẻ bệnh tật. Chúa Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lễ Vượt Qua của người Do Thái đã gần tới. Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám đông dân chúng đến với Người. Người hỏi ông Philípphê: "Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?" Người hỏi như thế là có ý thử ông, vì chính Người đã biết việc Người sắp làm. Philípphê thưa: "Thưa thầy, hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút”. Một trong các môn đệ tên là Anrê, em ông Simon Phêrô, thưa với Người: “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người”. Chúa Giêsu nói: "Cứ bảo người ta ngồi xuống đi." Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta ngồi xuống, nguyên số đàn ông khoảng năm ngàn. Bấy giờ, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, và khi đã tạ ơn, Người phân phát cho những người ngồi đó, và cá cũng phân phát như thế, ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ thích. Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ: "Các con hãy thu lại những miếng lúa mạch mà người ta ăn còn dư kẻo phí đi." Họ thu lại mười hai thúng đầy bánh do năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn mà còn dư. thấy phép lạ Chúa Giêsu đã làm, người ta đều nói rằng: “Ông này thật là vị tiên tri phải đến trong thế gian !" Nhưng Đức Giêsu biết rằng người sắp đến bắt Người để tôn làm vua, nên Người lại trốn lên núi một mình.


    GẶP ĐƯỢC LỜI CHÚA CON ĐÃ NUỐT VÀO (Gr 15, 16)

    Một trong những lo lắng và sợ hãi mà thế giới hôm nay đang đối diện khi cơn đại dịch Covid-19 ập đến, đó là người ta lo đói, lo khát và sợ hết lương thực. Chính vì vậy, không ít người đã ồ ạt kéo đến siêu thị chen nhau mua thức ăn dự trữ nhằm phòng khi đói khát.

     Trong trình thuật của Tin Mừng theo thánh Gioan hôm nay cho thấy ngữ cảnh mà Chúa Giêsu, vì thương đám đông đang khao khát sự sống tìm đến với Người, đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi sống họ. Sự xuất hiện của Chúa Giêsu vào đúng khoảnh khắc mà dân chúng phải đối diện với khó khăn và nghịch cảnh thiếu thốn và khao khát sự sống. Chính Chúa Giêsu làm phép lạ này để cho dân chúng biết Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi con người, Ngài luôn quan phòng, yêu thương và che chở mọi người. Điều quan trọng nơi chính mỗi người chúng ta đó là niềm tin, sự lạc quan và tinh thần phó thác cuộc đời mình cho Thiên Chúa trong mọi nghịch cảnh của đời sống. 

    Là người Kitô hữu, chúng ta xác quyết niềm tin của mình, đồng thời phải sống cách nào để cuộc đời chúng ta là bằng chứng đích thực về sự hiện diện và sự sống thần linh của Thiên Chúa trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta đừng bao giờ thể hiện đức tin của mình trong chốc lát, trong một sự kiện, mà phải kiên nhẫn và vững tin trong cả hành trình của đời sống. Bởi chỉ có niềm tin vào Thiên Chúa là nguồn sự sống thần linh giúp chúng ta đạt đến hạnh phúc vĩnh cửu nơi Thiên Chúa luôn dọn sẵn cho những ai biết tin tưởng, phó thác nơi Ngài.

     

    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng
     

BÁNH SỰ SỐNG - ĐÓN NHẬN LỜI CHÚA

Đón nhận hay khước từ lời Chúa?

Xin cho chúng con biết dành thời giờ lắng nghe, học hỏi và đón nhận lương thực tinh thần Chúa ban để trở thành người có phẩm chất cao đẹp, thánh thiện, tốt lành.

Hôm xưa, Chúa Giê-su cất bước tìm đến với hai môn đệ sầu thảm đang lê bước trên đường về Em-mau. Ngài dùng lời Kinh thánh để soi lòng mở trí hai môn đệ về biến cố tử nạn và phục sinh của Đấng cứu thế. Lời giảng giải của Chúa Giê-su khiến cho “lòng họ bừng cháy lên.” Họ say mê và yêu thích nghe lời Chúa đến nỗi khi “trời đã xế chiều và ngày sắp tàn, họ nài ép Chúa Giê-su ở lại với họ” cho bằng được (Lc 24, 28-29).

Nếu hôm nay, Chúa Giê-su lại tìm đến với chúng ta và ngỏ lời với chúng ta qua các vị mục tử, qua sách báo lành mạnh, qua các phương tiện truyền thông của Hội thánh… tiếp tục dùng lời Kinh thánh soi lòng ta, mở trí ta, nuôi dưỡng đời sống tâm linh chúng ta, thì ta có hoan hỉ đón nhận hay là ngoảnh mặt quay lưng?

Lắm kẻ khước từ

Hôm ấy, có đông đảo giáo dân tập trung tại hội trường rộng lớn của Giáo xứ để mừng lễ bổn mạng. Linh mục quản xứ có nhã ý chiêu đãi giáo dân bữa tiệc tinh thần, ngài nói:

– Ai muốn xem sách báo đạo với nhiều đầu sách truyền đạt lời Chúa, tìm hiểu giáo lý, giáo dục nhân cách và nhiều sách khác rất bổ ích cho đời sống thiêng liêng…  thì vui lòng đến phòng sách bên phải; Nếu ai muốn đọc truyện đời, những tiểu thuyết ngôn tình, kiếm hiệp, trinh thám và nhiều sách dạy làm ăn, buôn bán… thì qua phòng sách bên trái.

Thế là gần như 95% giáo dân chen chúc nhau vào phòng sách bên trái để tìm đọc những loại sách đời, nhiều người phải đứng chờ bên ngoài không vào được vì bên trong đã chật ních. Trong khi đó, phòng sách đạo bên phải chỉ có lác đác một ít người cao tuổi ghé thăm.

Nếu bạn là người hiện diện tại hội trường hôm ấy, bạn đi về phòng sách nào??

– Cha quản xứ kêu mời giáo dân, đặc biệt là giới trẻ, tham dự giờ tĩnh tâm quan trọng để chuẩn bị tâm hồn mừng đại lễ Phục sinh vào tối thứ Tư tuần thánh. Không ngờ vào giờ đó, nhà hàng ca nhạc bên cạnh cũng tổ chức sự kiện ca múa nhạc có sự tham gia trình diễn của các ngôi sao ca nhạc và danh hài từ thành phố về. Thế là giới trẻ giáo xứ đua chen nhau xem ca múa nhạc, chỉ còn một ít cụ ông, cụ bà tham dự tĩnh tâm!

Nếu bạn cũng thuộc thành phần giới trẻ của giáo xứ này, bạn sẽ tham dự sự kiện ca nhạc hay giờ tĩnh tâm?

Trong đời sống hằng ngày, người ta không tiếc thời giờ, công sức hay tiền bạc để đáp ứng nhu cầu ăn uống, nhậu nhẹt, vui chơi… Trong khi đó, chẳng mấy ai dành ít thời giờ trong ngày để học hỏi, lắng nghe lời Chúa và bồi bổ tâm hồn.

Nếu hôm nay Chúa Giê-su lại đến với mỗi người chúng ta và ngỏ lời với ta qua các vị mục tử, qua sách báo lành mạnh, qua các phương tiện truyền thông của Hội thánh…  thì bạn sẽ từ khước, dửng dưng, hờ hững… hay hăm hở đón nghe lời Ngài như hai môn đệ Em-mau?

Ung thư tâm hồn

Theo tổ chức Y tế thế giới, chỉ riêng trong năm 2018, số ca mắc ung thư của Việt Nam đã tăng lên 165.000 ca. Ung thư là mối đe dọa đáng sợ nhất đối với người Việt trong thế kỷ này.

Một trong những nguyên nhân gây bệnh là do thực phẩm bẩn và môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Thường xuyên hít thở không khí bị ô nhiễm cũng như dung nạp vào cơ thể những thực phẩm bẩn là con đường dẫn đến ung thư. Trái lại, hít thở không khí trong lành cũng như dung nạp thực phẩm lành, sạch là cách ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Tương tự như thế, nếu chúng ta thường xuyên dung nạp lương thực tinh thần độc hại do văn hóa phẩm đồi trụy cung cấp mà không bổ sung những thực phẩm tinh thần lành mạnh, cao quý do lời Chúa và giáo huấn Hội thánh mang lại, thì nguy cơ ung thư tâm hồn, ung thư đời sống thiêng liêng không thể tránh được.

Lạy Chúa Giê-su,

Chúa dạy chúng con biết rằng: “Người ta không chỉ sống bằng cơm bánh mà còn sống bằng lời Chúa nữa”, chính vì thế, Chúa đã mang Lời khôn ngoan từ trời của Thiên Chúa để làm lương thực hằng ngày nuôi dưỡng đời sống tâm linh của chúng con. Tiếc thay, chẳng những chúng con thờ ơ, hờ hững với quà tặng cao quý Chúa ban, lại còn ham mê những thứ lương thực tinh thần độc hại, có nguy cơ hủy diệt đời sống cao đẹp của tâm hồn.

Xin cho chúng con biết dành thời giờ để lắng nghe, học hỏi và đón nhận lương thực tinh thần Chúa ban, nhờ đó, chúng con sẽ trở thành người có phẩm chất cao đẹp, thánh thiện, tốt lành.

 

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà  

Tin mừng Luca 24, 13-35

13 Cũng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Em-mau, cách Giê-ru-sa-lem chừng mười một cây số.14 Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra.15 Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ.16 Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người.17 Người hỏi họ: “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy? ” Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu.

18 Một trong hai người tên là Cơ-lê-ô-pát trả lời: “Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay.”19 Đức Giê-su hỏi: “Chuyện gì vậy? ” Họ thưa: “Chuyện ông Giê-su Na-da-rét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân.20 Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá.21 Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi.22 Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm,23 không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống.24 Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy.”

25 Bấy giờ Đức Giê-su nói với hai ông rằng: “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ!26 Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?27 Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.

28 Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giê-su làm như còn phải đi xa hơn nữa.29 Họ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn.” Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ.30 Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ.31 Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất.32 Họ mới bảo nhau: “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao? “

33 Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giê-ru-sa-lem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó.34 Những người này bảo hai ông: “Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Si-môn.”35 Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts