4. Bánh Sự Sống

BÁNH SỰ SỐNG - THỨ SÁU CN6PS=A

 

  • nguyenthi leyen
    Fri, May 22 at 1:49 AM
     
     

    Tình yêu và đau khổ.

    22/05 – Thứ Sáu tuần 6 Phục Sinh.

    “Niềm vui của các con không ai sẽ lấy mất được”.

     

    Lời Chúa: Ga 16, 20-23a

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thật, Thầy bảo thật các con: các con sẽ than van khóc lóc, còn thế gian sẽ vui mừng. Các con sẽ buồn sầu, nhưng nỗi buồn của các con sẽ trở thành niềm vui.

    Người đàn bà khi sinh con thì lo buồn, vì giờ đã đến, nhưng khi đã sinh con rồi, thì bà mừng rỡ, không còn nhớ đến cơn đau, bởi vì đã có một người sinh ra đời.

    Các con cũng thế, bây giờ các con buồn phiền, nhưng Thầy sẽ gặp lại các con, và lòng các con sẽ vui mừng, và niềm vui của các con không ai sẽ lấy mất được. Và trong ngày đó các con sẽ không còn hỏi Thầy điều gì nữa”.

     

    SUY NIỆM 1: Lòng anh em sẽ vui

    Suy niệm :

    Hiếm khi một đoạn Tin Mừng ngắn

    mà lại có nhiều từ nói đến niềm vui, nỗi buồn như vậy.

    Khi sắp bước vào cuộc Khổ nạn,

    Đức Giêsu không giấu các môn đệ về những thử thách đang chờ họ.

    Khóc lóc, lo buồn, than van là những điều họ sẽ phải trải qua (c. 20).

    Nhưng tâm trạng đó chỉ là tạm thời.

    Niềm vui khi thấy Thầy phục sinh mới là điều còn mãi (c. 22).

    Không có một Kitô giáo buồn.

    Niềm vui là một trong những nét đặc trưng của Kitô giáo,

    bởi lẽ Kitô giáo phát sinh từ Tin Mừng rộn rã, từ tiếng reo Halleluia :

    Đức Kitô đã sống lại rồi và đang ở giữa cộng đoàn tín hữu.

    Niềm vui ấy vẫn được diễn tả qua nhiều hình thức,

    qua tiếng chuông chiều cao vút của nhà thờ,

    qua các bài thánh ca dìu dặt đưa hồn bay lên gặp Đấng Tuyệt đối,

    qua những nụ cười tươi và tà áo muôn màu của giáo dân đi lễ mỗi Chúa nhật.

    Nhưng niềm vui không chỉ có ở nơi nhà thờ, mà còn ở mọi nơi.

    Niềm vui trên khuôn mặt một nữ tu cúi xuống vết thương của người phong.

    Niềm vui háo hức của một thanh niên bỏ tất cả để xin vào nhà Tập.

    Niềm vui bình an của những vị tử đạo Việt Nam trên đường ra pháp trường.

    Không thể hình dung một Kitô giáo mà không có niềm vui.

    Kitô giáo buồn thì chẳng phải là Kitô giáo nữa.

    Thế giới hôm nay có quá nhiều cách để làm cho người ta vui.

    Niềm vui dường như có thể mua được bằng tiền.

    Người ta tưởng càng sở hữu nhiều, càng hưởng thụ nhiều thì càng vui.

    Nhưng chính lúc đó người ta lại rơi vào sự buồn chán.

    Thế giới hôm nay là một thế giới buồn.

    Ba mươi ngàn người Nhật tự tử trong một năm.

    Hiện nay ở Hàn Quốc đang lan rộng tình trạng tự tử tập thể.

    Khi đời sống vật chất quá đầy đủ, thừa mứa,

    người ta lại không biết mình sống để làm gì.

    Kitô giáo phải có khả năng đem lại niềm vui cho thế giới,

    không phải thứ niềm vui rẻ tiền, vì mua được một trận cười thâu đêm,

    nhưng là thứ niềm vui của người tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.

    Người mẹ phải chịu buồn phiền, đau đớn khi sinh con,

    nhưng sinh rồi thì vui sướng, chẳng còn nhớ đến chuyện vượt cạn (c. 21).

    Kitô giáo không né tránh đau khổ, cũng không tìm con đường diệt khổ,

    nhưng đón lấy đau khổ và tìm thấy ý nghĩa của nó trong tình yêu.

    Như người mẹ chịu đau để đứa con chào đời,

    người Kitô hữu vui sướng vì thấy hoa trái của những gian truân thử thách.

     

    Cầu nguyện :

    Lạy Chúa Giêsu,

    các sách Tin Mừng chẳng khi nào nói Chúa cười,

    nhưng chúng con tin Chúa vẫn cười

    khi thấy các trẻ em quấn quýt bên Chúa.

    Chúa vẫn cười khi hồn nhiên ăn uống với các tội nhân.

    Chúa đã cố giấu nụ cười trước hai môn đệ Emmau

    khi Chúa giả vờ muốn đi xa hơn nữa.

    Nụ cười của Chúa đi đôi với Tin Mừng Chúa giảng.

    Nụ cười ấy hòa với niềm vui

    của người được lành bệnh.

    Lạy Chúa Giêsu,

    có những niềm vui

    Chúa muốn trao cho chúng con hôm nay,

    có sự bình an sâu lắng Chúa muốn để lại.

    Xin dạy chúng con biết tươi cười,

    cả khi cuộc đời chẳng mỉm cười với chúng con.

    Xin cho chúng con biết mến yêu cuộc sống,

    dù không phải tất cả đều màu hồng.

    Chúng con luôn có lý do để lo âu và chán nản,

    nhưng xin đừng để nụ cười tắt trên môi chúng con.

    Ước gì chúng con cảm thấy hạnh phúc,

    vì biết mình được Thiên Chúa yêu thương

    và được sai đi thông truyền tình thương ấy. Amen.

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

     

    SUY NIỆM 2: Tình yêu và đau khổ.

    Trong bài xã luận của bán nguyệt san Công giáo Italia, số tháng 3/1993 có ghi lại gương hy sinh của một người mẹ trẻ tên là Carla Levati, qua đời khi mới chỉ được 28 tuổi. Khi mang thai đứa con thứ hai, Carla được các bác sĩ cho biết chị bị viêm cột sống mà một cuộc chữa trị có thể phương hại trầm trọng đến mạng sống của thai nhi. Với sự đồng ý của chồng, chị Carla chấp nhận đau khổ và ngay cả cái chết, miễn là đứa con được sinh ra lành mạnh. Nhưng vì quá đau đớn, người mẹ đã qua đời 8 tiếng đồng hồ sau khi đứa con chào đời ngày 26/1/1993.

    Cái chết của chị Carla đã gây nhiều phản ứng sôi nổi tại Italia. Những tờ báo lớn xuất bản tại Rôma xem sự hy sinh của chị như một hành động hy sinh cao cả chứ không mù quáng. Nguyên tắc của chị Carla tuân theo chính là tình yêu: chỉ tình yêu mới có thể thúc đẩy người mẹ hy sinh mạng sống mình vì đứa con. Nguyên tắc âý không chỉ bắt nguồn từ Tin mừng, mà còn là một đòi hỏi của tình mẫu tử. Người mẹ là người trao ban sự sống bằng chính đau khổ của mình và nếu cần chết đi để cứu mạng sống của con mình.

    Ý nghĩa cao cả nơi cái chết của chị Carla có thể giúp chúng ta đi sâu vào Tin mừng hôm nay. Thật thế, chính Chúa Giêsu đã nhận chân ý nghĩa cao cả nôĩ đau đớn của người đàn bà trong khi sinh con. Niềm đau đớn ấy mang một ý nghĩa cao cả đến độ đã được Chúa Giêsu mượn để nói lên chính cuộc Tử nạn và Phục sinh của Ngài. Có đau đớn trong khi sinh con, người đàn bà mới cảm nhận được niềm vui khi đứa con chào đời; có trải qua khổ nạn, Chúa Giêsu mới đi vào vinh quang Phục sinh; và từ nỗi đau khổ được chấp nhận trong tinh thần phó thác hiến dâng, người môn đệ Chúa Kitô mới cảm nhận được niềm vui tái sinh.

    Tin mừng hôm nay mời gọi chúng nhìn vào những biến cố cuộc sống với cái nhìn đức tin. Chỉ trong đức tin, con người mới tìm thấy được ý nghĩa cao cả của hy sinh; chỉ trong đức tin đau khổ mới mang ý nghĩa của hy sinh và trở thành biểu tỏ của tình yêu. Kitô giáo không phải là một tôn giáo đề cao đau khổ; Kitô giáo không tuyên xưng một Thiên Chúa chỉ biết vui lòng khi thấy con người đau khổ. Kitô giáo thiết yếu là đạo của tình yêu. Chỉ có tình yêu mới mang lại ý nghĩa cho cuộc sống: chỉ có tình yêu được cảm nhận trong mọi hoàn cảnh cuộc sống mới có thể khiến cho người hy sinh ngay cả mạng sống mình: chỉ có tình yêu mà con người không ngừng trao ban cho người khác mới thực sự đem lại ý nghĩa cho cuộc sống.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

    SUY NIỆM 3: Cưu mang: Cứu độ

    Để hiểu tầm mức lời này của Đức Giêsu, chúng ta cần tới kinh nghiệm của chúng ta về dự tính, về sinh trưởng và về khởi sự. Cái đà khởi đầu cuộc hành trình xuất phát từ miền phấn khởi, từ mơ ước, chúng ta xây dựng những phương trình đẹp, chỉ huy những giai đoạn thi công, kế hoạch. Chúng ta hình như làm chủ được vận mệnh.

    Các tông đồ đã phân phối khi Chúa biến hình lúc đầu sứ vụ truyền giáo, lúc đầu đi chữa các bệnh nhân. Nước Thiên Chúa chẳng bao lâu nữa được thiết lập.

    Nhưng sự khó khăn cũng bắt đầu khi bắt tay vào việc: Những vất vả khó nhọc, những bất lực, những hố sâu lòng người. Dù gặp đau khổ, chúng ta cảm thấy vẫn phải cố gắng hy sinh sức lực và mạng sống để đạt tới đích. Đức Giêsu đã biết phải trả giá thế nào để thực hiện kế hoạch cứu độ thế giới, và đến giờ phút treo trên thập giá, Người đã gục đầu xuống. Những kẻ chưa hiểu được công cuộc cứu độ, Đức Giêsu đã tiên báo cho chúng ta biết: Đó là một công việc rất khó khăn. Nhưng Tin mừng đã bảo đảm rằng: mặc dầu có cực khổ, khó khăn, kế hoạch cứu độ của Chúa vẫn được hoàn tất khi đã đặt kế hoạch ban sự sống, thì Người phải thực hiện cho đến cùng.

    Theo ý nghĩa đó, hôm nay chúng ta hiểu được sứ điệp đầy hy vọng này là mọi đau khổ được tận hiến đều dẫn đến vui mừng như đau khổ của người mẹ sinh đứa con ra chào đời, cũng thế, mọi kế hoạch được tận tâm thực hiện đều mang lại thành công tốt đẹp, đem lại sự sống.

    Muốn thúc đẩy con người tiến đến một đời sống phát triển tươi đẹp, phải mở cho họ thấy chân trời vô tận, nhưng đừng quên rằng hiện tại phải gian lao cùng khổ. Tóm lại hoạt động đem ơn cứu độ đến cho con người sẽ phải cưu mang nhiều giai đoạn đau khổ nhọc nhằn.

    Đức Giêsu mời gọi chúng ta sống kinh nghiệm những giai đoạn đó để tham gia vào công việc cứu độ, dù vì thế mỗi người chúng ta phải thiệt thòi đến mạng sống.

    CG.

     

    SUY NIỆM 4: Niềm vui của các môn đệ

    Ðoạn Phúc Âm vừa đọc nối tiếp với đoạn suy niệm hôm qua về mối tương quan mới cần phải có giữa Chúa Giêsu và các môn đệ. Người đồ đệ cần khám phá ra Chúa Giêsu với đôi mắt đức tin và sống kết hiệp khắng khít mỗi ngày một hơn với Người. Sự sống kết hiệp với Chúa là nền tảng vững chắc với niềm vui không bao giờ mất đi nơi tâm hồn người đồ đệ.

    Suy niệm bài Phúc Âm vừa đọc lại trên, chúng ta hãy đào sâu thêm về niềm vui mà Chúa muốn trao ban cho mọi đồ đệ của Người. Ðể được hưởng niềm vui của Chúa, người đồ đệ phải thực hiện một điều kiện căn bản, liên kết với cuộc khổ nạn của Chúa để được ân sủng Chúa thanh luyện. Trong khung cảnh những lời tâm sự mạc khải về cuộc ra đi, tức cuộc vượt qua của Người, Chúa Giêsu long trọng loan báo: “Thật, Thầy bảo thật các con, các con sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng”.

    Khóc lóc và than van là hành động của một người thương khóc cái chết của những người thân yêu nhất. Dùng hai từ này để diễn tả hoàn cảnh các môn đệ sắp trải qua, Chúa Giêsu như muốn mạc khải cho các ông về cái chết sắp đến của Người, vừa đồng thời hé mở cho các ông nhìn thấy mối liên hệ của cuộc đời các ông với cuộc vượt qua của Người. Ðây là điều mà sau này thánh Phaolô tông đồ dùng một từ ngữ khác để diễn tả, mang lấy cuộc Thương Khó của Chúa nơi mình, hoàn tất nơi mình những gì còn thiếu trong sự Thương Khó của Chúa là chịu đóng đinh vào thập giá làm một với Chúa. “Chúng con sẽ khóc lóc và than van vì Chúa sắp chịu chết trên thập giá tủi hổ”. Trong khi đó thì thế gian, tức những kẻ thù của Chúa Giêsu vui mừng, vì họ nghĩ rằng đã loại trừ được một đối thủ, có những lời nói phơi bày tật xấu của họ và không ngừng quấy rầy lương tâm họ.

    “Các con sẽ khóc lóc và than van”, lời cảnh tỉnh này còn nhắc cho các môn đệ sự thử thách họ sẽ trải qua trong cuộc khổ nạn và chịu chết trên thập giá của Chúa Giêsu. Chúa bị bắt, các ông chạy tán loạn. Chúa bị treo chết trên thập giá và an táng trong mồ, các ông lo sợ, ẩn mình trong phòng, đóng kín cửa; vài người khác thất vọng bỏ về quê. Làm môn đệ của Ðấng chịu đóng đinh không phải là chuyện dễ dàng, êm xuôi: “Ai muốn theo Thầy thì hãy vác lấy thập giá mình hằng ngày mà theo Thầy”; “Các con có uống nổi chén Thầy sắp uống không?” Nhưng cái chết của Chúa Giêsu chỉ là một giai đoạn dù là giai đoạn không thể tránh né được, Chúa chết đi để rồi sống lại, Chúa ra đi để rồi trở lại, Chúa phục sinh trở lại gặp các môn đệ và biến đổi nỗi buồn thành niềm vui: “Thầy sẽ gặp lại các con và lòng các con sẽ vui mừng và niềm vui của các con không ai có thể lấy mất đi được”.

    Niềm vui của các môn đệ đến từ Chúa, do Chúa ban cho, chứ không do những nguyên do nào khác. Nền tảng của niềm vui trong cuộc đời của các môn đệ là sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh trong chính cuộc đời họ. Chúa Phục Sinh đến với các môn đệ phục hồi niềm tin đã bị lung lay chao đảo. Chúng ta cần làm sao để Chúa Phục Sinh có thể đến và hiện diện luôn mãi trong cuộc đời.

    Lạy Chúa, xin đến ngự trong con, ban tràn đầy Thánh Thần tình yêu giữa Cha Con, kết chặt con vào Chúa để con được sống an vui mãi mãi, dù giữa những khó khăn thử thách.

    Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con luôn.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

    SUY NIỆM 5: NIỀM VUI TRỌN VẸN (Ga 16, 20-23)

    Một người phụ nữ đang mang thai, bà ta sẽ rất sợ hãi khi biết sắp đến giờ bà sinh. Bà thấu được những cơn đau dữ dội, xé lòng mà mình sẽ phải gánh chịu! Tuy nhiên, niềm vui khôn tả sẽ ập đến với bà khi mắt bà nhìn thấy đứa con của mình cất tiếng khóc chào đời.

    Thấy được tâm trạng các môn đệ đang hoang mang lo lắng vì sắp phải lìa xa mình, Đức Giêsu đã trấn an các ông và vén mở cho các ông thấy niềm vui sẽ nên trọn: “Bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em không ai lấy mất được”.

    Trong đời sống đức tin của chúng ta, cũng có những lúc đi trong đêm tối của cô đơn, ốm đau, bệnh tật. Những lúc đó, chúng ta chán nản và muốn buông xuôi. Nhưng như bà mẹ mệt nhọc lúc mang thai và đau đớn khi sinh hạ, sau đó, bà sẽ vui mừng khi thấy con mình chào đời. Hình ảnh này cũng là hình ảnh của cuộc đời đức tin nơi chúng ta.

    Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta cần có cái nhìn của đức tin và hy vọng trong nguồn ơn cứu độ, bởi vì: sau khi mưa trời lại sáng; thất bại là mẹ thành công; và nếu ta cùng chết với Đức Giêsu thì cũng được cùng Ngài sống lại trong vinh quang.

    Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết đón nhận những đau khổ, chấp nhận hy sinh, để từ đó, một ngày kia, chúng con được chan chứa niềm vui vì thập giá sẽ nở hoa cứu độ. Amen.

    Ngọc Biển SSP

    gplongxu
     
     

 

BÁNH SỰ SỐNG -HỒNG - THỨ BA CN6PS-A

  •  
    Hong Nguyen
    Mon, May 18 at 5:17 PM
     
     


    THỨ BA TUẦN VI PHỤC SINH A

    NGÀY19-05-2020

     

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 16: 5-11)
            ĐẤNG PHÙ TRỢ LÀ THÁNH THẦN SẼ ĐẾN

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Bây giờ, Thầy về với Đấng đã sai Thầy, mà các con không ai hỏi Thầy: Thầy đi đâu? Nhưng vì Thầy đã nói với các con điều đó, nên lòng các con tràn ngập u sầu. thầy đi thì ích lợi cho các con, vì nếu Thầy không đi, thì Đấng Phù Trợ sẽ không đến với các con. Khi Người đến, Người sẽ tố cáo thế gian về tội lỗi, về sự công chính và về án phạt. Về tội lỗi: vì họ đã không tin vào Thầy. Về sự công chính: vì Thầy về cùng Cha, và các con sẽ không còn thấy Thầy. Về án phạt: vì thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử”.

    SUY NIỆM: CHÚA THÁNH THẦN ĐANG HIỆN DIỆN TRONG TÔI

     

    Trang Tin Mừng hôm nay là lời giáo huấn nối tiếp của Chúa Giêsu về nhiệm vụ của Chúa Thánh Thần - Đấng không chỉ “làm chứng về Chúa Giêsu”, nhưng còn là Đấng “tố cáo thế gian về tội lỗi, về sự công chính và về án phạt”.

    Quả thế, trước những lo lắng của các môn đệ về sự ra đi của Chúa, Chúa Giêsu đã trấn an các ông bằng những lời an ủi đầy hy vọng: “Thầy đi thì ích lợi cho các con, vì nếu Thầy không đi, thì Ðấng Phù Trợ sẽ không đến với các con”. Sự an ủi này giúp các môn đệ hiểu hơn về sứ vụ mà Chúa Giêsu sẽ chuyển giao cho Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh sẽ đến để vạch trần tội lỗi của những kẻ không tin Chúa.

    Chúa Thánh Thần sẽ loan báo cho mọi người thấy sự thật về mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giêsu, Đấng đã phục sinh và trở về ngự trị bên Thiên Chúa Cha, chứ không phải là một sự dối trá đã bị các lãnh đạo Do Thái giáo che đậy bằng một tin bịa đặt. Chúa Thánh Thần sẽ công bố án phạt cho tên thủ lãnh thế gian là ma quỉ - kẻ đã lừa dối tổ tông loài người là Ađam và Evà. Ông bà đã sa ngã phạm tội phản nghịch lại Thiên Chúa nên phải chịu luận phạt, chịu đau khổ và chịu chết.

    Đã hơn 20 thế kỷ trôi qua, Chúa Thánh Thần không ngừng hoạt động trong Hội Thánh Chúa để “tố cáo thế gian về tội lỗi, về sự công chính và về án phạt”. Ước chi mỗi người Kitô hữu luôn biết lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần, biết kêu xin sự trợ giúp của Ngài, để chúng ta được thoát khỏi sự mê hoặc của thế gian, thoát khỏi sự lôi kéo của ma qủi vào tình trạng tội lỗi. Nhờ đó, mỗi người tín hữu chúng ta sẽ vui mừng đón nhận triều thiên hạnh phúc mà Chúa Giêsu đã mang lại cho chúng ta nhờ cuộc vượt qua của Chúa.

    Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì món quà vô cùng cao quý mà Chúa đã ban cho chúng con là chính Thánh Thần Chúa, để Ngài giúp chúng con sống ngay chính và xa lánh tội lỗi, hầu xứng đáng lãnh nhận ơn cứu độ Chúa đã trao ban cho chúng con. Amen.

    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng
     

BÁNH SỰ SỐNG - THỨ BẢY CN5PS-A

  •  
    Tinh Cao
    Fri, May 15 at 7:15 AM
     
     

    Thứ Bảy sau Chúa Nhật V Phục Sinh

    CÁC CON KHÔNG THUỘC VỀ THẾ GIAN

    Gioan 15, 18-21

     

    Bài Ðọc I: Cv 16, 1-10

    "Xin đi sang Macêđonia mà cứu giúp chúng tôi".

    Trích sách Tông đồ Công vụ.

    Trong những ngày ấy, Phaolô đến Ðerbê và Lystra. Ở đó có một môn đồ tên là Timôthêô, con của một bà Do-thái đã tin đạo, còn cha là người dân ngoại. Các anh em ở Lystra và Icôniô chứng nhận anh là người tốt. Phaolô muốn anh đi theo mình, vì nể người Do-thái ở trong vùng ấy, nên Phaolô đã đem anh đi cắt bì, vì mọi người biết cha anh là người dân ngoại. Khi hai ngài đi ngang qua các thành phố, hai ngài truyền lại cho họ tuân giữ những giáo lý do các tông đồ và kỳ lão tại Giêrusalem đã quyết định. Nhờ vậy, các giáo đoàn được vững mạnh trong đức tin và mỗi ngày càng tăng thêm đông số.

    Các ngài đi qua Phrygia và vùng Galatia, vì Thánh Thần ngăn cản không cho rao giảng lời Chúa tại Tiểu Á. Khi đến Mysia, các ngài tìm cách đi Bithynia; nhưng Thánh Thần của Chúa Giêsu không cho phép. Vậy các ngài đi sang Mysia, xuống Trôa, và ban đêm Phaolô được thị kiến thấy một người Macêđô đứng đó và van xin ngài rằng: "Xin đi sang Macêđônia mà cứu giúp chúng tôi".

    Vừa thấy vậy, chúng tôi liền tìm cách đi sang Macêđônia, tin chắc rằng Thiên Chúa đã kêu gọi chúng tôi rao giảng Tin Mừng cho họ.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 99, 2. 3. 5

    Ðáp: Toàn thể địa cầu, hãy reo mừng Chúa! (c. 2a)

    Hoặc đọc: Alleluia.

    Xướng: 1) Toàn thể địa cầu, hãy reo mừng Chúa! Hãy phụng sự Chúa với niềm vui vẻ; hãy vào trước thiên nhan với lòng hân hoan khoái trá. - Ðáp.

    2) Hãy biết rằng Chúa là Thiên Chúa, chính Người đã tạo tác thân ta, và ta thuộc quyền sở hữu của Người. - Ðáp.

    3) Vì Thiên Chúa, Người thiện hảo, lòng từ bi Người tồn tại muôn đời, và lòng trung tín còn tới muôn muôn thế hệ. - Ðáp.

     

    Alleluia: Ga 14, 16

    Alleluia, alleluia! - Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho các con một Ðấng Phù Trợ khác, để ở cùng các con luôn mãi. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Ga 15, 18-21

    "Các con không thuộc về thế gian, vì chính Thầy đã chọn các con khỏi thế gian".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu thế gian ghét các con, các con hãy biết rằng họ đã ghét Thầy trước. Nếu các con thuộc về thế gian, thế gian sẽ yêu những gì thuộc về nó, nhưng các con không thuộc về thế gian, vì chính Thầy đã chọn các con khỏi thế gian, nên thế gian ghét các con. Các con hãy nhớ lại lời Thầy đã nói với các con: Tôi tớ không trọng hơn chủ. Nếu họ đã bắt Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ các con; nếu họ tuân giữ lời Thầy, thì họ cũng tuân giữ lời các con. Tại vì danh Thầy mà họ sẽ làm cho các con tất cả những điều đó, bởi vì họ không biết Ðấng đã sai Thầy".

    Ðó là lời Chúa.

     

     

    Chiều kích "Liên Hệ Thần Linh" của chủ đề "Thày là sự sống" cho Tuần Lễ Thứ V Mùa Phục Sinh là ở nơi việc hiệp nhất nên một với Chúa Kitô, nhờ đó các môn đệ của Người mới có thể sinh hoa kết trái yêu thương như Người yêu thương họ, như các bài Phúc Âm trong tuần đã cho thấy, cũng là mối Liên Hệ Thần Linh nhờ đó làm cho các vị nên giống Người nơi thân phận bị thế gian ghét bỏ và sát hại, chỉ vì danh của Người, như lời Người khẳng định và tiên báo cho các tông đồ trong bài phúc âm hôm nay:

     

    "Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em. Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em. Nhưng họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy".

     

    Bài Phúc Âm cho Thứ Bảy Tuần V theo Thánh Gioan hôm nay là bài Phúc Âm chất chứa những lời Chúa Giêsu tiên báo cho các môn đệ của Người về thân phận chịu khổ của các vị trong thế gian nay, bị thế gian thù ghét, chỉ vì các vị đã được Người "chọn"  "tách ra khỏi thế gian". Nghĩa là những ai thuộc về Người và theo Người thì phải chịu chung số phận với Người và như Người: "Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em".

     

    Chính thân phận bị thế gian ghét bỏ và bách hại như Thày và vì Thày của thành phần môn đệ Chúa Kitô là những gì chứng tỏ họ thực sự thuộc về Chúa Kitô, hoàn toàn ở trong Chúa Kitô và Chúa Kitô hằng ở trong họ hơn ai hết và hơn bao giờ hết. Đúng thế, chính những gian nan khốn khó gặp phải trong cuộc hành trình đức tin trần thế nói chung và nhất là trong sứ vụ làm chứng cho Chúa Kitô đã chứng thực ai là môn đệ đích thực của Chúa Kitô và ai không/chưa.

     

    Mà thành phần môn đệ của Chúa Kitô nói chung, sau thời các thánh tông đồ, được Người tuyển chọn khi nào và ra sao? Nếu không phải khi Người gọi họ trở thành môn đệ Kitô hữu của Người qua các chứng nhân của Người (xem Mathêu 28:20), hay hơn thế nữa, khi Người gọi một số môn đệ Kitô hữu của Người theo sát Người hơn nữa theo 3 lời khuyên của Phúc Âm, nhất là khi Người gọi họ trở thành linh mục thừa tác của Người; và chính họ cũng đã đáp lại bằng việc lãnh nhận phép rửa, lãnh nhận Bí Tích Truyền Chức Thánh, cũng như bằng việc tuyên khấn các lời khấn sống đời thánh hiến trọn lành hơn theo tinh thần và gương sống của Người.

     

    Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những môn đệ Kitô hữu nào được "Thày đã chọn, đã tách ra khỏi thế gian", và cũng đã theo Người như thế, mà chỉ tìm kiếm và theo đuổi một Chúa Kitô Phục Sinh chẳng có các dấu thánh trên thân xác sống lại từ trong kẻ chết của Người, thì thực tế cho thấy họ vẫn tiếp tục "thuộc về thế gian",  vì thế họ được "thế gian yêu thích cái gì là của nó". Chẳng hạn như những người môn đệ thuộc về một thứ Giáo Hội Nhà Nước trong thế giới cộng sản, hay những môn đệ có biệt tài nào đó trở thành nổi tiếng, được dân chúng mộ mến đến bất chấp Giáo Quyền, hoặc những môn đệ mị dân không dám khuyên bảo hay giảng dạy dân chúng "vào qua cửa hẹp" (Mathêu 7:13), bởi sợ bị dân ghét bỏ, hay những môn đệ chỉ vì danh tiếng, vì nghề nghiệp, mà về chính trị đã bỏ phiếu chấp thuận hay ủng hộ các đạo luật phản tín lý và luân lý Công giáo của mình v.v.

     

    Trái lại, những môn đệ bị bách hại vì lẽ công lý (xem Mathêu 5:11) chính là các cành nho tốt lành đã sinh hoa kết trái trong đời sống thiêng liêng, ở chỗ họ càng ngày càng được kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô, qua việc thương xuyên tham dự các Bí Tích Thánh và thiết tha lắng nghe cùng đáp ứng Lời Chúa, và vì thế, họ còn được cắt tỉa thêm cho càng sai trái (xem Gioan 15:2), cho càng được nên giống Chúa Kitô là Thày của mình hơn ai hết và hơn bao giờ hết. Đến độ sự sống đã chiến thắng tội lỗi và sự chết của Chúa Kitô Phục Sinh nơi họ đã trở thành như một ngọn lửa thần linh bừng lên thiêu đốt bụi gai bản thân thấp hèn yếu đuối của họ, nhưng bụi gai là bản thân của họ đầy thương tích đớn đau ấy chẳng những vẫn không bị thiêu rụi (xem Xuất Hành 3:2), trái lại, chính bụi gai ấy lại còn thần hiển "rạng ngời chân lý - veritatis splendor" (Thông Điệp của ĐTC GP II ngày 6/8/1993) như một Chúa Kitô Tử Giá!

     

     

    Bài Đọc 1 (Tông Vụ 16:1-10)

     

    Mối Liên Hệ Thần Linh tràn đầy sự sống còn có thể được thấy nơi trường hợp của phái đoàn môn đệ Chúa Kitô, trong đó chính yếu là Tông Đồ Phaolô, những vị luôn kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô, Đấng ở với họ, sống trong họ và hướng dẫn họ bằng Thánh Thần của Người trong công cuộc truyền giáo chứng nhân của họ, thậm chí hướng dẫn họ đến những nơi Người muốn họ tới, như bài đọc 1 hôm nay cho thấy:

     

    "Các ông đi qua miền Phy-ghi-a và Ga-lát, vì Thánh Thần ngăn cản không cho các ông rao giảng lời Chúa ở A-xi-a. Khi tới sát ranh giới My-xi-a, các ông thử vào miền Bi-thy-ni-a, nhưng Thần Khí Đức Giê-su không cho phép. Các ông bèn đi qua miền My-xi-a mà xuống Trô-a. Ban đêm, ông Phao-lô thấy một thị kiến: một người miền Ma-kê-đô-ni-a đứng đó, mời ông rằng: 'Xin ông sang Ma-kê-đô-ni-a giúp chúng tôi!' Sau khi ông thấy thị kiến đó, lập tức chúng tôi tìm cách đi Ma-kê-đô-ni-a, vì hiểu ra rằng Thiên Chúa kêu gọi chúng tôi loan báo Tin Mừng cho họ".

     
     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    PS.V-7.mp3  

     
      

     

    --
    CMC-THDC (Thân Hữu Đồng Công)
    ---
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "CMC-THDC".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/cmc-thdc/CAKivYHqnx%3DjbVzpVfb%3D%3DqDWTjEDZ%2BdfZJXnDpQBTC28oA0hstg%40mail.gmail.com.
     

BÁNH SỰ SỐNG - THỨ HAI CN6PS-A

  •  
    tinh cao
     
     

    Thứ Hai sau Chúa Nhật VI Phục Sinh

     BÁNH SỰ SỐNG LỜI CHÚA

     

    Bài Ðọc I: Cv 16, 11-15

    "Chúa đã mở lòng cho bà chú ý nghe những lời Phaolô giảng dạy".

    Trích sách Tông đồ Công vụ.

    Chúng tôi xuống tàu tại Trôa và đi thẳng đến Samôthra, và hôm sau đến Nêapôli; rồi từ đó đi Philippê là thành thứ nhất vùng Macêđônia, và là xứ thuộc địa. Chúng tôi lưu lại thành này một ít ngày. Ðến ngày Sabbat, chúng tôi đi ra ngoài cửa thành đến bờ sông, chỗ người ta thường hợp nhau đọc kinh. Chúng tôi ngồi xuống giảng cho những phụ nữ đang tề tựu ở đó. Bấy giờ có một bà tên là Lyđia, buôn vải gấm, quê ở Thyatira, có lòng thờ Chúa, cũng ngồi nghe; Chúa đã mở lòng cho bà chú ý nghe các điều Phaolô giảng dạy. Sau khi chịu phép rửa tội làm một với gia đình, bà nài xin rằng: "Nếu các ngài xét thấy tôi đã nên tín đồ của Chúa, thì xin đến ngụ tại nhà tôi". Bà nài ép chúng tôi.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 149, 1-2. 3-4. 5 và 6a và 9b

    Ðáp: Chúa yêu thương dân Người (c. 4a).

    Hoặc đọc: Alleluia.

    Xướng: 1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, hãy vang lên lời khen ngợi trong công hội các tín đồ. Israel hãy mừng vui vì Ðấng tạo tác bản thân, con cái Sion hãy hân hoan vì vua của họ. - Ðáp.

    2) Họ hãy hoà nhạc để ngợi khen Người, hãy hát mừng Người với cây đàn cầm, với trống con: bởi vì Chúa yêu thương dân Người, và ban cho kẻ khiêm nhường chiến thắng vẻ vang. - Ðáp.

    2) Họ hãy hoà nhạc để ngợi khen Người, hãy hát mừng Người với cây đàn cầm, với trống con: bởi vì Chúa yêu thương dân Người, và ban cho kẻ khiêm nhường chiến thắng vẻ vang. - Ðáp.

    3) Các tín đồ hãy mừng rỡ trong vinh quang, hãy hoan hỉ trong những nơi khu phố. Miệng họ hãy reo lên lời hoan hô Thiên Chúa. Ðó là vinh quang cho mọi tín đồ của Chúa. - Ðáp.

     

    Alleluia: Ga 14, 13

    Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con và lòng các con sẽ vui mừng". - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Ga 15, 26-16, 4

    "Thần Chân lý sẽ làm chứng về Thầy".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Khi Ðấng Phù Trợ đến, Ðấng Thầy sẽ từ nơi Cha Thầy sai đến với các con, Người là Thần Chân lý bởi Cha mà ra, Người sẽ làm chứng về Thầy. Và các con cũng sẽ làm chứng, vì các con đã ở với Thầy từ ban đầu. Thầy đã nói với các con điều đó để các con khỏi vấp ngã. Người ta sẽ loại các con ra khỏi hội đường. Ðã đến giờ kẻ giết các con tưởng làm thế là phụng sự Thiên Chúa. Họ sẽ làm những điều đó cho các con, vì họ không biết Cha, cũng không biết Thầy. Nhưng Thầy đã nói với các con như vậy, để khi đến giờ của họ, các con nhớ lại là Thầy đã bảo các con".

    Ðó là lời Chúa.

     

     

     


    TÔI ĂN-NHAI VÀ NUỐT Lời Chúa

     

     

    "Thiên Chúa là Thần Linh" (Gioan 4:24). "Thần Linh" ở đây không phải như kiểu thiên thần theo bản tính thiêng liêng cũng có thể gọi là "thần linh",  "thần linh" theo tầm cấp tạo vật của các thiên thần thì không thể ở trong các tạo vật nói chung và nhất là trong linh hồn thiêng liêng của con người ta nói riêng. Chính sự kiện có thể ở trong linh hồn con người cũng như ở nơi chính các thiên thần trên trời cho thấy "Thiên Chúa là Thần Linh", là Hiện Diện Thần Linh. 

     

    Trong bài phúc âm Thứ Hai Tuần VI Phục Sinh hôm nay, thời điểm gần hết Mùa Phục Sinh 7 tuần lễ, một bài phúc âm cũng như các bài Phúc Âm khác trong tuần này, Giáo Hội cố ý chọn đọc những đoạn Phúc Âm của Thánh ký Gioan về Thánh Linh (3 ngày đầu trong tuần VI Phục Sinh này) là Đấng sau khi thăng thiên về cùng Cha Người sẽ từ Cha sai đến với các tông đồ, với Giáo Hội, để Người có thể ở cùng Giáo Hội cho đến tận thế (xem Mathêu 28:20), nhờ đó Giáo Hội có thể hiên ngang bất khuất làm chứng nhân về Người và cho Người đến tận cùng trái đất và cho tới khi Người lại đến trong vinh quang.

     

    "Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: 'Khi Ðấng Phù Trợ đến, Ðấng Thầy sẽ từ nơi Cha Thầy sai đến với các con, Người là Thần Chân lý bởi Cha mà ra, Người sẽ làm chứng về Thầy. Và các con cũng sẽ làm chứng, vì các con đã ở với Thầy từ ban đầu. Thầy đã nói với các con điều đó để các con khỏi vấp ngã. Người ta sẽ loại các con ra khỏi hội đường. Ðã đến giờ kẻ giết các con tưởng làm thế là phụng sự Thiên Chúa. Họ sẽ làm những điều đó cho các con, vì họ không biết Cha, cũng không biết Thầy. Nhưng Thầy đã nói với các con như vậy, để khi đến giờ của họ, các con nhớ lại là Thầy đã bảo các con'".

    "Các con cũng sẽ làm chứng" ở đây, theo lời Chúa Giêsu, cần hai yếu tố bất khả thiếu, đó là Thánh Linh, "Thần Chân lý bởi Cha mà ra, Người sẽ làm chứng về Thầy"  "ở với Thầy từ ban đầu", bằng không, không ai có thể làm chứng cho Chúa Kitô. Hai yếu tố bất khả thiếu là những gì cũng bất khả phân ly.

    Trước hết là yếu tố "ở với Thày ngay từ ban đầu", điều kiện tối cần để chọn vị tông đồ thay cho tông đồ Giuđa Ích-Ca (xem Tông Vụ 1:21-22), vì không hiểu biết Chúa Kitô bằng chính cảm nghiệm bản thân gần gũi với Người, không thể làm chứng về Người và cho Người. Bởi thế mà Thánh Gioan Tông Đồ, ngay đầu Thư Thứ Nhất là nói đến sự kiện "điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống. Quả vậy, sự sống đã được tỏ bày, chúng tôi đã thấy và làm chứng, chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời..." (1Gioan 1:1-2).

    Sau nữa là yếu tố "Thần Chân Lý", được "Thày từ nơi Cha sai đến", một "Thần Chân Lý" là Đấng "thấu suốt mọi sự nơi Thiên Chúa" (1Corinto 2:10), bất khả thiếu cho thành phần chứng nhân tông đồ, thành phần chứng nhân tiên khởi. Vì cho dù được ở với Chúa Kitô ngay từ ban đầu đấy, các tông đồ vẫn không hoàn toàn hiểu được Chúa Kitô như Người thực sự là, trái lại, còn trắng trợn bán Người và chối bỏ Người. Bởi thế các vị cần đến Thánh Linh là "Thần Chân Lý", vì Ngài "bởi Cha mà ra", là chính Ý Thức Thần Linh của Cha về bản thân Cha là chính Người Con của Cha, nên chỉ có Vị "Thần Chân Lý" này mới biết được Đấng Cha sai hầu có thể "làm chứng về Thày", làm chứng qua các chứng nhân được "ở với Thày ngay từ ban đầu": "các con cũng sẽ làm chứng nữa". Nếu không có Thánh Linh là Thần Chân Lý, cho dù có ở với Thày ngay từ ban đầu, họ vẫn có thể trở thành một phản kitô, một kitô giả. Như trường hợp tông đồ Phêrô vừa tuyên xưng Thày xong đã trở thành Satan trước mặt Người.

    "Người ta sẽ loại các con ra khỏi hội đường". Nếu so sánh với Giáo Hội Công Giáo có nghĩa là tuyệt thông nếu không tin Chúa Kitô như Giáo Hội tin hay không tin các tín điều do Giáo Hội tuyên bố. Cho đến nay Do Thái giáo vẫn loại ra khỏi hội đường của họ, hay tuyệt thông những ai theo Do Thái giáo công nhận Nhân Vật Giêsu Nazarét là Đức Kitô Thiên Sai. Mà các vị tông đồ gốc gác từ Do Thái giáo nên bị hiọ loại ra khỏi hội đường bởi các vị rao giảng Nhân Vật Giêsu Nazarét là Đức Kitô Thiên Sai.

    “Kẻ giết các con tưởng làm thế là phụng sự Thiên Chúa” ở đây, vì họ nghĩ rằng Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ trong giòng Lịch Sử Cứu Độ không thể nào ở nơi một Nhân Vật Lịch Sử Giêsu Nazarét cũng là người như họ. Điển hình là trường hợp của Hội Đồng Đầu Mục Do Thái đã nhân danh Thiên Chúa để lên án tử cho Chúa Giêsu là nhân vật đối với họ chỉ là người mà dám lộng ngôn cho mình ngang hàng với Thiên Chúa (xem Mathêu 26:65; Gioan 10:33). Lý do chính yếu là vì "họ không biết Cha, cũng không biết Thày"

    Bài Đọc 1 (Tông Vụ 16:11-15)

     

    Trong bài đọc 1 hôm nay, chúng ta thấy sự hiện diện thần linh chẳng những ở nơi người giảng mà còn cả ở nơi người nghe nữa, bởi thế, một khi gặp ngay tần số thần linh giống nhau, "Chúa đã mở lòng cho bà chú ý nghe các điều Phaolô giảng dạy", mới xẩy ra câu chuyện trở lại tiêu biểu (như các cuộc trở lại khác cũng nhờ sự hiện diện thần linh là chính Thánh Thần Thiên Chúa nơi cả đôi bên) của một người phụ nữ cùng với gia đình của bà sau khi nghe các nhà truyền giáo chuyên nghiệp Phaolô làm chứng cho Chúa Kitô bằng lời rao giảng của ngài về Người.

     

    "Chúng tôi xuống tàu tại Trôa và đi thẳng đến Samôthra, và hôm sau đến Nêapôli; rồi từ đó đi Philippê là thành thứ nhất vùng Macêđônia, và là xứ thuộc địa. Chúng tôi lưu lại thành này một ít ngày. Ðến ngày Sabbat, chúng tôi đi ra ngoài cửa thành đến bờ sông, chỗ người ta thường hợp nhau đọc kinh. Chúng tôi ngồi xuống giảng cho những phụ nữ đang tề tựu ở đó. Bấy giờ có một bà tên là Lyđia, buôn vải gấm, quê ở Thyatira, có lòng thờ Chúa, cũng ngồi nghe; Chúa đã mở lòng cho bà chú ý nghe các điều Phaolô giảng dạy. Sau khi chịu phép rửa tội làm một với gia đình, bà nài xin rằng: 'Nếu các ngài xét thấy tôi đã nên tín đồ của Chúa, thì xin đến ngụ tại nhà tôi'. Bà nài ép chúng tôi".

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHoguAv%3D8nyAYMfLKqTP6W9xF74BVr2zbvtWw%3DtLcB%3DWMw%40mai
     
     

BÁNH SỰ SỐNG - CHA BRIAN- 6TH SUNDAY - A

 

  •  
    Mo Nguyen
    Thu, May 14 at 5:19 PM
     
     

    SIXTH SUNDAY OF EASTER YEAR A       17 MAY 2020  

     

     

    Picture.jpg

        

     

                              TRUTH MATTERS: 6th SUNDAY EASTER A

                                                    (John 14: 15 -21)

     

    It’s often said: ‘Honesty is the best policy!’ I tend to agree. Some time ago, I saw a very touching movie, one of the best I’ve ever seen, called Secrets and Lies. It's about a white woman who secretly gave birth to a black daughter, and who was kept from seeing and sharing with her daughter all through the child’s growing-up years. The story unfolds and undoes the secrets and lies that had kept mother and daughter strangers to each other during that long time.

     

    The movie illustrates just how much the truth matters. So, e.g. we call for truth in politics and truth in advertising, and in a court of law, we are expected to swear to the truth of what we say - 'the truth, the whole truth and nothing but the truth'. For facts are very important. It’s equally important to us that we be known as honest, sincere, genuine, trust-worthy people, who don’t deceive, mislead, or cover-up. We know from experience that to sustain and develop our relationships, openness, honesty, and transparency are not optional, but absolutely necessary.

     

    It's also a fact of life that we human beings cannot cope with too much reality. So, we don't take kindly to anyone who blurts out our faults and failings to our face, who attack and abuse us, even though they may be telling the unvarnished truth. For the sake of our self-esteem and self-respect, something more than telling the truth to one another is needed. That something more is courtesy and politeness, patience and gentleness, understanding and tact. While deep down we want to face the truth for the sake of our integrity, we will take it much more readily from those who show they are on our side - people who care about us, people who support us.

     

    What's all this got to do with the teaching of Jesus today? A great deal, I suggest. Jesus, who has just called himself ‘the truth’, as well as ‘the way’ and ‘the life’, tells his friends, including us, that he has to go away. This is the truth. But some day he will come back to earth, and we will see him again. That's the second truth. And there is a third truth he tells. For the time in-between, he is sending us the Holy Spirit, his second self, to be our adviser, advocate, comforter and support.

     

    We rejoice, then, that the same Holy Spirit, the Spirit of truth, who was the source of Jesus' own honesty, truthfulness and integrity, is given to us and stays with and among us. Unless, of course, we deliberately decide to be ‘people of the lie’ (F. Scott Peck), living lives of spin, hypocrisy and deception. That same Spirit of Jesus is available to us 24/7 to empower us to be as truthful as Jesus. He also assures us that the Spirit of truth given to us is also the Spirit of love, empowering us to be like Jesus too in the way he communicated the truth. This was with courtesy, politeness and gentleness, and with patience, understanding and tact.

     

    The importance of ‘telling it like it is’ to our fellow-human beings applies also to what we say and how we say it, when we pray to God. When we are thanking God for gifts and blessings, we do that easily enough. But many of us are not good at telling God just how we feel, when life is tasting more like lemons than lemonade.

     

    This is particularly so at the present time, when we find ourselves cut off from others, even our nearest and dearest, because of the restrictions imposed by the ravages of the corona virus. We are quite ready and even eager to thank God for the good and heroic people around us keeping our communities going, such as doctors, nurses, shop assistants, bus and train drivers. But we are not so ready to pray prayers of lament to God, prayers in which we complain to God, even quite vigorously, for the death and destruction happening around us and around our world. We don’t find ourselves praying, like the Jewish people of old: ‘How long, O Lord, will you let this happen? How much longer must we wait for you to step in and deliver us from this pandemic scourge?’

     

    For many if not most of us, there is a block to praying such open, honest, and heart-felt prayer. We have been raised to speak only politely to ‘Almighty God’. Our sense of reverence and respect simply stop us from ‘letting it rip’ with what we ask of God and how we phrase it. It may help us to remember, then, that in the Psalms, the Jewish Prayer Book Christians have inherited from our Jewish ancestors, about two-thirds of the 150 psalms are laments, pleading for the Lord’s help in situations of desperation. Their confidence in God’s nearness to his beloved people, keeps them moaning and groaning over and over again: ‘Why? ‘Where are you, God? ‘How much longer will we have to endure this?’

     

    Jesus has promised to provide his gift to us of the Holy Spirit, as the Comforter, the Spirit of truth and the Spirit of love, given for our dealings with God and with our fellow-human beings. So, in the rest of our prayer together today, let us ask that when we need to speak the truth to others, that the Spirit of God will empower us to also speak it with respect, care, concern, and love! Let us pray too that our reverence and love for God will not block us from saying to God just how down and depressed we may be feeling, about the situations for which we are seeking God’s loving care and God’s powerful intervention!

     

    Fr Brian Gleeson

     

    John 14:15-17 (NLT) Bible Song (Lyric Video) | The Holy Spirit, Who Leads Into All Truth:

    https://www.youtube.com/watch?v=U3l5it7pqaw

     

     

    sing.jpg

     

    CHÚA LÀ ĐẤNG AN ỦI:

    https://www.youtube.com/watch?v=-3OLaLhOxC8