6. Văn Hóa & Gia Đình

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - HỌC PHẠM - TẾT ĐỂ XUM HỌP

  •  
    Hoc Pham CHUYỂN
    Sat, Jan 21 at 3:32 AM
     
     

    Nỗi lòng ngày giáp Tết: Ta thực sự đang mong đợi điều chi?

    Đăng An | DKN 15 giờ trước 2,436 lượt xem
     
     

    Mỗi dịp giáp Tết, lòng tôi lại chộn rộn. Một cảm giác mong đợi khó tả thành lời.

    Năm nay nghỉ Tết không dài như mọi năm. Người ta bảo càng ngày Tết càng khác xưa. Có lẽ không phải vậy. Trong lòng ta, Tết vẫn là Tết. Chỉ là ta đối với Tết như thế nào thôi.

    Tết là ngày sum họp của gia đình. (Ảnh: Blogspot.com)

    Tết là sum họp

    Gia đình đông con, ít con thì ngày Tết cũng luôn là ngày sum họp, gia đình mỗi người một nơi lại trở về nơi có ông bà, cha mẹ, sum vầy, đoàn tụ. Nhiều khi ta mong ngày Tết về, chẳng phải vì ăn uống mà chỉ mong đợi ngày đoàn viên sau một năm ít khi gặp mặt. Ai không về được Tết với cha mẹ, hẳn sẽ buồn lắm.

    Có lần, trong một cái Tết xa nhà, hát bài “Xuân này con không về”, Tôi vừa khóc vừa hát những lời da diết: Mẹ ơi, con hứa Xuân sau sẽ về….

    Tết là sự hy vọng, ước nguyện về khởi đầu của một điều tốt đẹp mới

    Ta hay nghĩ rằng biết đâu, sang năm, mọi thứ lại tốt đẹp hơn. Ta sẽ ước mong ta và gia đình sẽ mạnh khỏe hơn, công việc tốt hơn, gặp nhiều may mắn hơn. Với những ai ta trân trọng, ta cũng dành cho họ những lời chúc tốt đẹp nhân dịp tết đến xuân về. Bởi vậy, Tết đến, chúng ta, ai ai cũng mong cho ta, chúc cho người muôn vạn điều hay.

    Tết là dịp ta tỏ lòng hiếu thuận

    Bình thường, ta cứ cho ta cái quyền bận rộn cả năm, coi đấy là lý do để biện bạch với ông bà, cha mẹ rằng: con bận nên con không về được. Ừ, con bận, con cứ yên tâm làm việc đi, nhớ giữ sức khỏe.

    Người ta bảo nước chỉ chảy xuôi, không chảy ngược. Lòng cha mẹ cũng vậy. Nhưng Tết thì ta phải về.

    Cha mẹ đã bao dung và đợi ta cả năm, chỉ mong đến Tết, con mình sẽ về với mình.

    Ta phải về để an ủi cha mẹ, để thấy cha mẹ khỏe yếu thế nào, để cho cha mẹ thấy rằng ta vẫn ổn, để được rót cho cha mẹ chén nước, xới cho cha mẹ bát cơm, chúc cho cha mẹ những điều tốt đẹp nhất. Còn nữa, một điều quan trọng. Tết ta về thắp nén nhang thơm, đứng trước bàn thờ gia tiên để nhớ về tổ tiên, nhắc nhở bản thân và các con mình nhớ về gốc gác, cội nguồn.

    Cúng gia tiên. (Ảnh: Qtv.vn)

    Tết là dịp ta nghỉ ngơi

    Cả năm quần quật, chỉ Tết là dịp ta có thể an tâm gạt bỏ mọi việc sang bên cạnh để nghỉ ngơi. Ta có thể ở nhà, hay đi đâu đó với tâm thái thoải mái. Ba ngày Tết, năng lượng của ta sẽ được tái tạo, giúp ta đứng vững trước mọi thử thách của năm sắp tới.

    Tết là dịp chúng ta gia tăng tình thân, giữ gìn hòa khí, củng cố vững chắc thiện tâm, vị tha?

    Gia đình, họ hàng cả năm không gặp, lời trách tiếng bấc, tiếng chì. Tết gặp nhau lại xí xóa, lại thương yêu nhau. Tết đến, ta sẽ bỏ qua hết thảy mọi khúc mắc với ai đó năm cũ. Ta sẽ gửi đến họ, đến những người quanh ta những lời chúc tụng tốt đẹp. Một lời chúc tết sẽ là một cầu nối, một giao thoại xóa hết hận, ghét mà ta ôm trong một năm qua. Ai đó không tin? Bạn hãy thử xem, dịp Tết này, hãy thử gửi đến ai đó bạn đang ghét, ai đó đang ghét bạn một lời chúc chân thành, Bạn sẽ thấy khác.

    tet 3

    Tết là dịp ta chậm lại để hướng về tâm linh, cảm ơn Thần Phật.

    Tin rằng Thần Phật đã minh chứng cho mọi cố gắng của ta trong năm qua, đã biết những lầm lỗi ta đã từng phạm, tin rằng có nhiều thứ mình ta làm, nhưng có Trời biết, đất biết, Thần Phật biết. Ta sẽ tăng thêm tín tâm để tu thân tốt hơn, một cách tự giác hơn để năm cũ qua đi, năm mới sẽ đến với những nỗ lực mới, trên con đường ta phải tìm về thuần chân thuần thiện của chính mình.

    Đăng An

     

    Có thể bạn quan tâm:

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - MƠ NGUYỄN -

 
Mo Nguyen
Fri, Jan 20 at 11:37 AM
 
 
 

 

               ĐÔI LỜI MỞ ĐẦU

 

Kính thưa Quý Vị Phụ Huynh,/

Cùng các Cháu Người Việt sinh trưởng tại ngoài Nước Việt Nam,/

 

 

Tôi xin hân hạnh giới thiệu với Quý Vị và các Cháu / một công trình Hướng Dẫn Học Đánh Vần Tiếng Việt đột phá / và hết sức hữu dụng cho mọi gia đình Người Việt ở ngoài Nước / có con cháu đang độ tuổi học trò./ Công trình này là kết tinh những sáng nghĩ,/ cùng với kinh nghiệm nghề nghiệp dạy Vietnamese as A Second Language,/ trong suốt 25 năm tôi hành nghề Giáo Viên Trung Học / và một năm Đại Học,/ trong Hệ Thống Chính Mạch (main stream) tại Melbourne,/ cho các học sinh hoàn toàn sinh trưởng tại Úc./ Trong suốt ¼ thế kỷ,/ chúng tôi cùng trong một Department of Languages,/ gồm các đồng nghiệp dạy Italian,/ Spanish và English as a Second Language,/ tôi đã học hỏi được rất nhiều phương pháp thực tập thực tiễn từ những bạn đồng nghiệp này./

 

Để duy trì ổn định được sĩ số học sinh Lớp 7 ghi danh học Tiếng Việt as A Second Language hằng năm tại trường chính mạch./ Các học sinh Lớp 8,/ Lớp 9 và Lớp 10 chuyền tai nhau về Phương Pháp Học Đánh Vần mà tôi trình bày trong video này./ Qua 25 năm tôi hành nghề LOTE Teacher,/ có hàng trăm,/ hàng ngàn học sinh non-Vietnamese đã học qua các phương pháp thực dụng như trong video này,/ các em đã cảm thấy rất tự tin,/ khi các em sử dụng nhuần nhuyễn được cả chùm chìa khóa hướng dẫn Đánh Vần Tiếng Việt khởi đầu quan trọng này,/ để phát triển bốn kỹ năng của bất cứ ngôn ngữ nào:/ Listening and Speaking Skills + Reading & Writing Skills./

 

Với lời cảm ơn chân thành,/ xin thân gửi đến người bạn hiền Nguyễn Khắc Thiệu đã tận tâm,/ tận lực giúp đỡ tôi hoàn chỉnh Công Trình Hướng Dẫn Học Đánh Vần Tiếng Việt này./

 

Bản thân tôi,/ được Chính Phủ và Người Dân Úc ban quyền định cư cho tôi nơi Quê Hương Mới,/ với hai bàn tay trắng /– Tôi được phép bảo lãnh gia đình đoàn tụ /- Tôi có cơ hội làm lại cuộc đời trên Quê Hương Thứ Hai / – Giờ đây tôi đã nghỉ hưu, / tôi xin chân thành chia sẻ lại những kinh nghiệm nghề nghiệp của tôi,/ thân tặng lại cho những con cháu Người Việt sinh trưởng tại Úc và các thế hệ Hậu Duệ kế tiếp trong tương lai muốn cùng Cha Mẹ,/ Ông Bà tìm về nguồn: / như cây có cội, / như nước có nguồn:/ chính là 

 

   Ngôn Ngữ và Văn Hoá của Tổ Tiên Người Việt Nam có hơn Bốn Ngàn Năm Văn Hiến.

 

Ước mong và mến chúc Quý Vị phụ huynh dùng tài liệu hữu dụng này,/ để giúp các Cháu Người Việt sinh trưởng tại hải ngoại duy trì được tài sản vô giá là “Tiếng Việt còn – Nước Việt còn”.

 

CÁC VIDEO NHỎ TRONG LINK SAU ĐÂY LÀ NHỮNG BÀI HỌC THỰC HÀNH SOẠN SẴN - XIN QUÝ VỊ SUBSCRIBE ĐỂ CÙNG HỢP LỰC:

 

               https://www.youtube.com/channel/UCeuGpjo0blEX

 

                                                                                LOTE Teacher  Nguyễn Văn Mơ

***************************************************************************************************

Kính thưa Quý Vị Phụ Huynh có con cháu sinh ra ở ngoài Nước Việt Nam,

 
Sau đây tôi xin lần lượt gửi từ từ Công Trình Hướng Dẫn Học Tiếng Việt trích dẫn từ Electronic Booklet, / để cho Quý Vị Phụ Huynh của Trang Nhà chiaseloichua.org / tiện bề sử dụng trong gia đình, /giúp thăng tiến sự cảm thông,/ tạo không khí hài hòa giữa hai thế hệ Cha Mẹ và con cái đang ở tuổi thành niên / qua việc cùng nhau trau dồi song ngữ (bilingual).

                                                           NHỮNG SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

 

1. SO SÁNH VỀ PHỤ ÂM CUỐI:

 Trong Ngôn Ngữ Tiếng Việt, chúng ta không phát âm tám phụ âm cuối: - n; - ng; - c; - t ; - p; - ch; - nh; - m. Ví dụ: son; song song; Bắcbắt; mập; sách; nhanh nhanh; mâm.

Trong khi Tiếng Anh có 24 phụ âm đầu (initial consonants) và 24 phụ âm cuối (final consonants); nhưng với 24 phụ âm cuốitrừ bốn phụ âm sau đây không phát: throb, thumb, cab, mob, babe (beib); Allah (a-elơ); show (sơu); và nếu từ vựng nào có tận ....j.

Còn lại hai mươi phụ âm cuối (20 final consonants) sau đây có tận khác nhau đều phải phát âm đầy đủ: stop ( pờ); debt (tờ); dad (đờ); book ( kờ) ; bag (gờ); church (chờ); judge ( đờ-gi..ờ); staff (phờ); five (vờ); month (thờ); with (thờ); forests ( xờ); bees (dờ); push ( sờ); measure (gi..ờ); Mum (mờ); nun (nờ); sing (ngờ); will (lờ); far (rờ).

2.  SO SÁNH VỀ NGUYÊN ÂM:

Năm nguyên âm: a, e, i, e, u này cả hai ngôn ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh đều giống nhau.

Ngoại trừ 7 nguyên âm sau đây chỉ có trong Tiếng Việt: ă, â, ê, ô, ơ, ư, y.

Như vậy, Tiếng Anh chỉ có 5 nguyên âm, trong khi Tiếng Việt có thêm 7 nguyên âm nữa. Tổng cộng là 12 nguyên âm.

 3.  BỘ DẤU CỦA TIẾNG VIỆT:

Chỉ trong Tiếng Việt mới có 5 dấu: Sắc - Huyền - Hỏi – Ngã - Nặng. (Các từ vựng mang dấu Sắc & Ngã sơn đỏ, nhắc ta khi nói hoặc đọc phải lên giọng Các từ vựng mang dấu Huyền, Hỏi, Nặng sơn màu xanh da trời nhạt, nhắc ta khi nói hoặc đọc phải xuống giọng Còn 50% các từ vựng không mang năm dấu này giữ nguyên màu đen, nhắc ta khi nói hoặc đọc phải giữ nguyên bình giọng. )

Tôi mượn mặt hình người minh hoạ 5 dấu này, nhằm sinh động hoá bài học khi chúng ta thực tập:

 

Ps.

* Trên đây chỉ là phần lý thuyết

* Phần thực tập: Xin Quý Vị vào Link sau đây và chọn bài phù hợp:

                  https://www.youtube.com/channel/UCeuGpjo0blEX

 

 
 

 

 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - ANHLE CHUYỂN

  •  
    Anh Le CHUYỂN

    GIAO THỪA

    LM TẠ DUY TUYỀN

    Thời gian là món quà mà Thượng Đế ban tặng cho chúng ta từng phút giây là từng bấy nhiêu hồng ân. Thời gian hiện tại nếu không sử dụng thì nó trở thành quá khứ. Thời gian trôi đi rất nhanh tựa như “bóng câu qua cửa sổ” nên đời người cũng mong manh vô thường.

    Như có ai đó viết rằng:

    “Mới đó xuân sang đã lại xuân

    Thời gian năm tháng cứ xoay vần

    Đời người như mây trôi gió thoảng

    Đi về thảng thốt những bâng khuâng

    Thời gian thật quý hóa. Quý hóa vì nó một đi mà không quay trở lại. Thời gian cho ta làm việc, cho ta hưởng niềm vui, nhưng có đôi khi chúng ta đã để lỡ thời gian khi lao vào những đam mê trụy lạc, sống hưởng thụ mà quên thời gian. Khi cái già xồng xộc tới, rồi bệnh tật bám vào thân thể thì muốn làm lại cuộc đời, muốn sống cho ích cho đời đã qúa muộn.

    Theo niềm tin ky-tô giáo, thời gian là ân ban của Thiên Chúa. Thời gian Chúa ban cho con người tôn vinh Chúa và trao ban hạnh phúc cho nhau. Điều đáng tiếc là ít ai bằng lòng với hiện tại. Dường như cuộc đời họ chẳng có gì vừa ý, toại nguyện mãi mãi vì ‘Được voi đòi tiên” là vậy.

    Thế nên, con người bỏ niềm vui hiện tại nhưng lại quá lo lắng cho ngày mai. Ngày mai vẫn là ẩn số, không ai biết ngày mai ra sao nhưng con người lại quá lo lắng nên luôn bất an, sợ hãi, có khi còn thất vọng về tương lai.

    Chúa Giê-su phán: “ Hỏi có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang không? Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Salômôn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. ” (Lc 12, 25-26).

    Trong giây phút giao thừa, là thời gian chuyển tiếp giữa cũ và mới. Một thời khắc chuyển sang một năm mới với nhiều âu lo, trăn trở. Chúng ta hãy tạm gác mọi lo âu trăn trở để sống giây phút hiện tại thật bình yên và hạnh phúc. Hãy phó dâng cho Chúa . Hãy tin tưởng vào Thiên Chúa quyền năng, một Thiên Chúa nhân từ sẽ làm mọi sự tốt nhất cho con người, vì chúng ta là hình ảnh của Ngài, là con cái của Ngài, Ngài sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta.

    Xin Chúa chúc phúc cho chúng ta một đêm giao thừa an bình. Xin cầu chúc cho quý ông bà và anh chị em thưởng nếm những giây phút hiện tại này tràn đầy niềm vui trong tình Chúa tình người đầy ắp hôm nay. Amen  

    Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

     


    MỒNG MỘT TẾT QUÝ MÃO

    Phúc Miên Truờng

    Con người sinh ra là để đi tìm hạnh phúc. Hạnh phúc luôn là khát khao, là mơ ước trong từng thời khắc của cuộc sống. Như vậy, hạnh phúc là phải đi tìm, phải kiến tạo. Hạnh phúc không tự đến. Hạnh phúc hay đau khổ luôn theo sau những gì chúng ta đã trải qua trong cuộc đời.

    Chuyện cổ tích về con Mèo già dạy Mèo con về hạnh phúc có kể rằng: con Mèo trẻ quần quần mãi, đến tai vểnh, râu giương mà vẫn không chịu buông cứ mãi quần bắt cho được cái đuôi của mình. 

    Con Mèo già mới hỏi:

    - Con à! Con làm gì thế? Sao con cứ mãi đuổi theo cái đuôi của con vậy?

    - Dạ, con nghe rằng hạnh phúc của Mèo là nằm trong chính cái đuôi. Vì vậy mà con cố đuổi bắt cho được cái đuôi của mình. 

    Con Mèo già thấy thế trả lời:

    - Này con ạ! Ta đã suy nghĩ rất nhiều về hai chữ hạnh phúc. Ta cũng công nhận hạnh phúc của Mèo chúng ta là ở trong cái đuôi. Nhưng con ơi! Ta cũng đã nhận rằng mỗi khi ta cố đuổi theo cái đuôi thì ta lại không thể nào bắt được. Trong khi đó, nếu ta làm một việc khác, nhất là khi ta lo lắng cho một con Mèo khác, thì cái đuôi của ta lại đi theo ta bất cứ nơi đâu!…. 

    Vì hạnh phúc không phải ở trước ta, mà ở sau ta và đi theo ta!….. 

    Đúng là “Mèo già hóa cáo”. Người già sống lâu nên đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu.

    Ngày đầu xuân chúng ta dâng cuộc đời cho Thiên Chúa. Nguyện xin Chúa chúc lành và ban cho chúng ta vạn sự như ý. Thánh Kinh nói rằng:con người đã đánh mất hạnh phúc khi quay lưng lại với Thiên Chúa là nguồn bình an và hạnh phúc. Hạnh phúc vườn địa đàng đã tan vỡ và từ đó con người phải đi tìm hạnh phúc, phải kiến tạo hạnh phúc khi dùng tự do để sống theo lương tâm, theo luân thường đạo lý, phải vất vả mới có cái ăn, mới có niềm vui hạnh phúc.

    Chúng ta tin rằng: Chúa Giêsu đã đến để mang lại cho con người hạnh phúc và hạnh phúc ngay từ trên cõi đời này. Vì Ngài là hoàng tử bình an, là vua thái bình. Ngài đã đến để mang lại bình an cho những ai thành tâm thiện chí hướng về sự thiện, cho những ai ăn ở ngay lành, và cho những ai sống một cuộc đời cao thượng vượt qua khỏi những tham sân si làm hư hoại thanh danh đời người. Dĩ nhiên, hạnh phúc không có nghĩa là không có đau khổ. Hạnh phúc chính là biến đau khổ thành niềm vui của hiến tế, của sự hy sinh cho gia đình, cho con cái. Hạnh phúc tìm được ở sự cống hiến vun đắp hoà bình và bảo vệ công lý cho nhân loại. Ở gia đình, cha mẹ hy sinh cho con cái là niềm vui, vợ chồng hy sinh cho nhau là niềm vui, con cái hy sinh vì cha mẹ là niềm vui. Niềm vui và hạnh phúc của đời người được dệt bằng hy sinh, cống hiến để mang lại hạnh phúc cho người mình yêu. Chính Chúa Giêsu cũng đã trải qua rất nhiều đau khổ. Ngài đã hiến thân mình để mang lại niềm vui cho tha nhân. Qua cuộc sống hy sinh cứu độ đó, Ngài  cũng mời gọi chúng ta kiến tạo hạnh phúc bằng việc trao ban. Sống có ích cho tha nhân mới là cuộc sống có ý nghĩa. Sống vì lợi ích tha nhân mới là cuộc sống đẹp. Sống vì mọi người và cho mọi người là chúng ta đang làm cho nét xuân luôn nở rộ những bông hoa của công bình, của bác ái, của yêu thương và vị tha. 

    Khi con người có hạnh phúc là có mùa xuân. Hạnh phúc càng nhiều thì mùa xuân càng tươi thắm. Con người làm nên mùa xuân thì con người cũng có thể phá hủy mùa xuân. Ước gì mỗi giây phút trong ngày sống của chúng ta đều là lời chúc phúc cho anh em khi chúng ta biết sống tốt cho nhau, biết hy sinh phục vụ cho nhau là chúng ta đang trao ban mùa xuân cho nhau. Mùa xuân của tình người không chỉ ba ngày tết mà kéo dài mọi ngày trong đời sống, để cho dù mùa xuân của trời đất qua đi nhưng mùa xuân của tình người mãi nở rộ trên mỗi nhà và trong mọi người. Nguyện xin Chúa xuân chúc lành cho những ước nguyện đầu năm của chúng ta. Xin Người ban phúc lành và ban cho chúng ta một năm mới bình an, hạnh phúc và tràn ngập niềm yêu thương của chúng ta dành cho nhau. Amen

    Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

     

     

     


    Hiếu kính mẹ cha

     

    Ngày đầu xuân bao người đi xa cũng về với gia đình, cũng về với ân tình, ngất ngây với người yêu mến, dâng đến lòng mẹ cha bông hoa là lòng biết ơn”.

    Vâng, ngày Tết, những người con xa quê đều mong được trở về nhà, về nơi tổ ấm – về nơi có tổ tiên. Dâng hoa lòng hiếu kính mẹ cha. Thắp một nén hương trong ngày trở về là bày tò lòng tri ân tổ tiên. Người có hiếu với cha mẹ, thuận với anh em họ hàng sẽ không thẹn lòng trong mỗi dịp về quê đón xuân mới. Và người hiếu với tổ tiên sẽ không thẹn lòng khi nhắm mắt xuôi tay.

    Đây cũng là dịp để con cháu sum họp bên các đấng sinh thành để xin lỗi, để cầu chúc các đấng an khang trường thọ. Dẫu rằng, tình cha, tình mẹ có khác nhau nhưng nhờ ơn cha, nhờ nghĩa mẹ mà con cái mới có ngày “đủ lông đủ cánh” để tung cánh bay vào đời và nhờ sự uốn nắn của mẹ cha mà con cái mới có thể đứng vững trước những sóng gió cuộc đời.

    Tình cha nghĩa mẹ luôn là ân tình vượt lên trên mọi tình yêu trên nhân gian. Bởi lẽ, không có một tình con người nào sâu đậm, gắn bó, chân thành bằng tình cha mẹ yêu con, và càng không có một tình yêu nào trên trái đất này có thể thay thế được tình cha mẹ yêu con, mà bài hátcầu cho cha mẹ của Lm Nguyễn duy đã diễn tả.

     “Này chúng con sinh vào đời nhờ có tay của mẹ cha. Là thái sơn cao xa cao xa, là biển đông bao la bao la, như một rừng hoa ngát hương cả bốn mùa. Ôi tình mẹ cha nói lên tình Chúa. Đời chúng con yên vui hân hoan, nhờ mẹ cha gian nan lo toan, trong giọt mồ hôi có chung cả máu hồng, luôn dạy lòng con biết câu mặn nồng.

    Rồi lớn lên con vào đời, gặp biết bao nhiêu người thương. Dù có ai hy sinh cho con. Dù được ai cho mân cơm ngon, đi gần về xa thấy đâu một mái nhà, như nhà mẹ cha thiết tha từ ấy. Rồi lớn lên con xây non cao, vượt biển khơi bay lên trăng sao. Khi về nhà xưa với cha và với mẹ vẫn là trẻ thơ bé như ngày nào” 

    ng, lời ca như muốn nhắc nhở chúng ta hãy sống trọn tình con thảo ngay từ hôm nay. Hãy sống ngoan hiền bên những người cha mẹ đang còn trẻ để hưởng nếm giây phút ngọt ngào mà ai đó nói rằng: là chùm khế ngọt cho con trèo hái mỗi ngày. Hãy sống thảo hiếu, quan tâm chăm sóc các đấng sinh thành khi các cụ đã còng lưng vì một đời lam lũ cho đoàn con. Hãy hiếu kính khi các ngài qua đời bằng việc luôn nhớ thắp hương cầu nguyện cho các ngài. 

    Nhất là trong xã hội hôm nay lòng hiếu kính cần phải được đề cao, vì đâu đó trong cuộc sống người ta coi “tình cảm là chín mà tiền bạc là mười” dẫn đến những tranh chấp, thù hận đau thương.

    Mới đây chỉ vì chia thừa kế đất mà 3 cô con gái cùng mang can xăng đến tưới, phóng hỏa nhà mẹ đẻ và đốt luôn mẹ. Hậu quả, cả 4 người đều bị bỏng và được đưa đi cấp cứu, sau đó mẹ và 2 người con đã ra đi mãi mãi.

    Từ vụ việc trên, dư luận đã lên án hành vi của 3 cô con gái và cho rằng đó là hành vi “bất hiếu”, vì cha mẹ đã cho thân xác, cho ăn học để có thể tự lo cho bản thân, nên không thể cứ mãi là đứa trẻ chỉ biết đòi hỏi mẹ cha? 

    Hôm nay ngày sum vầy gia đình, hãy tận dụng thời gian quý báu này  để  sống cho trọn vẹn đạo làm con, trọn nghĩa tình với cha mẹ mình, vì cha mẹ là món quà thiêng liêng và quí giá nhất, tình cha mẹ là cái gì rất cao siêu lành thánh mà lại thật thân mật gần gũi mà Chúa dành cho chúng ta.

    Nguyện xin Chúa chúc lành và trả công cho các bậc sinh thành và ước gì những ngừơi con hôm nay đang vinh dự được chúc mừng tuổi mới của cha mẹ thì cũng biết sống hiếu thảo để đền đáp ân nghĩa cù lao chín chữ mà cha ông ta đã từng khuyên răn rằng:

    Công cha như núi ngất trời

    Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông

    Núi cao biển rộng mênh mông

    Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.

    Amen. 



     

     

    Sống Sao Có Ích Cho Đời

    Có bà cụ tuổi 90, than thở rằng: “Giờ tôi còn khỏe, mai mốt già rồi chẳng biết nương dựa vào ai!”

    90 tuổi mà còn nói: “…mai mốt già rồi…”. Thế thì, bao nhiêu tuổi mới gọi là già?!!!

    Rồi tình cờ nghe anh bạn gần 60 tuổi nói với mấy bà 50 tuổi là mấy con bé đấy hồi xưa mình thấy nó đàn em xa qúa. Một lão kế bên thì nhận xét về mấy bà bốn chục, là tụi con nít ranh! Thế thì, bao nhiêu tuổi mới gọi là già?!!!

     một anh bạn U 60 khác kể rằng mình muốn cho nó trẻ nên đi nhuộm tóc. Tối hôm sau, gã rủ vợ đi ăn cơm tiệm. Chưa kịp yên vị, bà chủ tiệm hỏi: “Hai chị em dùng gì?”. Gã vui lắm. Hóa ra mình còn trẻ chán!

     Thực ra, gia trị của một con người không phải họ già hay trẻ. Điều quan trọng là sống phải có ích cho đời. Sống có ích khi còn trẻ thì lao động, về già thì dùng kinh nghiệm để hướng dẫn thế hệ sau. Người trẻ có ích cho gia đình khi họ làm việc kiếm tiền, người già sống có ích khi biết tận dùng thời gian đễ cầu nguyện cho con cháu.

    Ông Mose khi về già không thể đi cùng đoàn dân vào đất hứa thì ông cầu nguyện để xin Chúa thêm sức mạnh cho dân của ông. Nhờ lời cầu nguyện của ông mà dân Do Thái đã vào được đất hứa.

    Ở đời mỗi người đều có giá trị khi hiện diện trong dòng đời này. Giống như vạn vật, mỗi loài đều có gía trị riêng. Mỗi người đều có giá trị khi biết tận dụng khả năng để làm việc theo hoàn cảnh của mình. 

     

    Ngày Mồng Ba Tết chúng ta dành để dâng lên Chúa những dự định và tương lai của chúng ta. Chúng ta xác tín rằng “mưu sự tại nhân- thành sự tại thiên”,  bởi vì “nếu Chúa không xây nhà thì thợ nề vất vả cũng bằng uổng công”. Thực vậy, nhìn lại 3 năm qua với dịch bệnh, rồi thất nghiệp và đói nghèo toàn cầu cho chúng ta thấy con người thật nhỏ bé trước sự dữ của ma qủy. Con người cần phải có ơn Chúa để gìn giữ, chúc lành cho công việc, cho những dự định của chúng ta.

    Nguyện xin Chúa là Đấng làm chủ mọi loài, xin Chúa chúc lành cho một năm bình an hạnh phúc, một năm an khang thịnh vượng. Xin Chúa chúc lành cho những dự định tương tai của chúng ta được thành toàn. Chúng ta hãy trao vào tay Chúa những lo toan vất vả của đời người. Chúng ta hãy bước đi trong sự tín thác vào tình thương quan phòng của Chúa. Xin Chúa là Chúa của Mùa Xuân chúc lành cho những ước nguyện đầu xuân của chúng ta. Amen

     Lm.Jos T duy Tuyền



    https://www.youtube.com/watch?v=tYQWNmPyqvY

    https://www.youtube.com/watch?v=c0D8oFMePoI

     

    https://www.youtube.com/watch?v=6nr7vgs4mac

    https://www.youtube.com/watch?v=9oqwNVOiLcs

     

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - GÓI BÁNH CHƯNG TẾT

 

  •  
    Long Nguyen -VUI NGUYỄN
     

    Tết Tết Tết Đến Rồi,
    Xin gửi đến quý vị bài viết của nhà văn Khánh Lan (nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian) về gói bánh chưng ngày Xuân cùng những hình ảnh để như thấy không khí Tết đang về trên Đất Trời.
    PGĐ
     

    GÓI BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT

    January 16, 2023

     

    Trong 5 anh em chúng tôi chỉ có chị Thư là người duy trì được các nghi lễ cúng giỗ tổ tiên cũng như phong tục gói bánh chưng ngày tết mà Mẹ tôi truyền lại. Những năm trước đây, khi chị Thư còn “trẻ và khỏe” thì chị là nhân vật chính trong công việc gói bánh, còn chúng tôi chỉ là thợ vịn. Vậy thợ vịn gồm những ai? Thưa gồm những đứa con của chị Thư, Tú và tôi.  Nhưng từ 3 năm nay, chị Thư đã “Train” cho dì cháu tôi “so well” cách thức gói bánh, nấu bánh và làm giò thủ. Giò thủ là món không thể thiếu trong những ngày tết của gia đình chúng tôi, nó ăn rất ngon và hương vị thì khác hẳn những cây giò thủ bán ngoài tiệm.

    Năm nay, California có bão và mưa kéo dài hầu như cả tuần nên Tú và tôi đã chăn gối lên nhà chị Thư từ tối thứ Sáu và ở lại cho đến chiều Chủ Nhật. Đã lâu lắm Tú và tôi mới ngủ lại đêm ở nhà chị Thư, có lẽ từ khi chúng tôi mỗi đứa có một gia đình riêng. Những lúc chị em có dịp gặp nhau như thế nầy, chúng tôi có cảm giác như sống lại thời son trẻ cùng Mẹ Cha. Chị Thư lớn hơn chúng tôi 5 tuổi nên chị thường kể lại cho Tú và tôi nghe những kỷ niệm xa xưa. Những ngày yên bình và xum họp tại Đà-Lạt, rồi chuyển vào Sài-Gòn. Những ngày buồn đau khi Bố tôi qua đời và những ngày cuối cùng rời xa Ngoại, Mẹ và anh Khoa trong cuộc di tản 1975.

    Để chuẩn bị cho việc gói bánh, một tuần trước ngày mồng một Tết, chị Thư đã bắt đầu đi chợ mua nếp, đậu xanh, thịt, lá chuối và những thứ cần thiết cho việc gói bánh. Thế nên khi chúng tôi bắt tay vào việc thì mọi thứ đã sẵn sàng: nếp đã ngâm, đậu xanh đã nấu và say nhuyễn, thịt đã ướp, lá đã rửa sạch và lau khô…Thật ra, công việc gói bánh không khó, nhưng nó đòi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn và khéo tay, nên dì cháu chúng tôi “Quải” lắm mỗi khi “năm hết Tết đến”.

    Để động viên tinh thần của chúng tôi, chị Thư luôn nhắc lại câu nói của Mẹ tôi khi người còn sống. “Các con ạ, đây là dịp mà mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, chia sẻ những sinh hoạt trong năm, những chuyện vui buồn và nhắc lại những kỷ niệm thời thơ ấu”. Phải, câu nói ấy, hầu như dì cháu chúng tôi đã nằm lòng, thế nên, mỗi khi nghe chị Thư nhắc lại… thì dì cháu chúng tôi đều đưa mắt nhìn nhau, lắc đầu và ngoét miệng cười toe…Cái lắc đầu đi theo tiếng cười này có một ẩn ý riêng của dì cháu chúng tôi…Nó có nghĩa là “SORRY, NOT ME, I AM NOT GOING TO CARRY ON THIS TRADITION”…

    Nói là nói cho vui thôi vì khi thực sự bắt tay vào công việc, không ai bảo ai, chúng tôi mỗi người một tay. Tú và Tâm thì cắt thịt, lỗ tai heo, bì, mộc nhĩ để làm giò thủ, chị Thư và tôi Thư lãnh nhiệm vụ gói bánh, vợ chồng Thanh và Tuấn thì lo xếp bánh cộng nấu bánh, Toàn bóc bánh và lau bánh sau khi bánh đã được nấu chín, v.v…

    Năm nay, chúng tôi gói tổng cộng 40 cái bánh chưng và 6 cái giò thủ. Phải công nhận, những cái bánh chưng do chúng tôi gói ngon và rất đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ là ít nếp, nhiều thịt và nhiều đậu xanh. Nếp thì nhừ và không bị “hấy”, đậu xanh mềm và thơm, chất béo từ thịt ba-chỉ như hòa tan vào nếp khiến cho bánh trở nên dẻo và không bị khô.

    Bánh chưng được nấu bằng nồi Pressure Cooker nên chỉ mất có 3 tiếng là xong một nồi, mỗi nồi là 6 cái bánh nên phải nấu đến 7 nồi mới hoàn tất được 40 cái bánh chưng. Bánh chưng sau khi nấu xong, chúng được ép qua đêm cho bánh chắc lại bởi vì chị Thư nói, có như thế thì bánh mới dẻo, chắc và giữ được cả năm.

    Phần tôi, tôi cho rằng, chẳng có gì tuyệt diệu cho bằng được “thử” miếng bánh chưng nóng hổi vừa nấu xong. Bởi bánh chưng khi vừa lấy ra khỏi nồi mà không cần ép qua đêm, thì nó vẫn giữ được nguyên vẹn cái mùi thơm thơm của lá chuối, cái chất deo dẻo của nếp, cái vị bùi bùi của đậu xanh và cái beo béo của thịt…. Ôi! quả là tuyệt vời.

    Khánh Lan

    Tết Quý Mão 2023

     


 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - THƯA DẠ-VÂNG

  •  
    Nguyen Quang Tuyen
    Wed, Jan 11 at 7:52 PM
     
     

    NGỌT NGÀO HAI CHỮ DẠ THƯA

    53
    Người miền Nam không nói ” vâng, ạ!” mà nói ” dạ, thưa”.
    – Một cân củ đậu hết hai mươi nghìn chị ạ! – người miền Nam sẽ nói:” Dạ, một ký củ sắn của chị hết hai chục ngàn!”
    – Vâng, đúng rồi đấy ạ! – người miền Nam sẽ nói:” Dạ thưa, đúng rồi!”
    – Vâng, cháu chào bác, bác mới đến chơi ạ! – người miền Nam sẽ nói :” Dạ thưa cô, cô mới tới chơi! “
    Từ nhiều năm đổ lại đây, tiếng ” dạ thưa” vắng bóng dần trong văn hóa nói, viết của người dân miền Nam, thay vào đó là tiếng ” vâng, ạ” được xài tùy tiện, đại trà tới mức nghe hoài nhàm lỗ tai, đôi khi biến câu nói trở nên vô hồn, khuôn khổ, giả tạo.
    Chẳng biết rõ nguồn cơn từ đâu tiếng ” vâng, ạ” in sâu và bén rễ trong lớp trẻ miền Nam tới làm vậy. Chỉ biết là khi bạn dễ duôi để văn hóa miền Bắc xâm nhập và thay đổi văn hóa nói, viết của người miền Nam thì bạn không đủ bản lãnh đặng tự hào mình là con cháu người miền Nam đã từng thừa hưởng nền tảng giáo dục tốt đẹp, tử tế, nhân văn nữa.
    Dưới đây là một bài viết hay từ trang nhạcxưa.vn mà mình vô tình đọc qua:
    – – –
    Khi xem lại các phim nhựa của Sài Gòn làm trước năm 75, hoặc gần hơn, nếu xem các cô, chú ca sĩ của thế hệ trước 75 trả lời phỏng vấn, các bạn dễ dàng nhận thấy rằng không bao giờ thiếu vắng tiếng dạ tiếng thưa trong đối đáp với nhau, dù đó là nói chuyện với người lớn tuổi hơn hoặc nhỏ tuổi hơn thì đều như vậy.
    Hoàng Oanh – cô ca sĩ, cựu nữ sinh Gia Long quê ở Mỹ Tho, khi trả lời phỏng vấn của các đài ở hải ngoại, vẫn xưng là “dạ thưa chị”, “dạ chưa anh”… dù người đối diện chỉ đáng tuổi con cháu.
    Điều đó không phải chỉ có trong phim ảnh hay trong các đoạn phỏng vấn, đó là một nét văn hóa nói chuyện thông thường của Sài Gòn xưa, và ít nhiều vẫn còn cho đến nay đối với những người Sài Gòn gốc.
    Người Sài Gòn thân tình, lịch sự, không trịch thượng, luôn nói chuyện một cách hòa nhã và ngọt ngào như vậy không biết từ bao giờ, không phải ngọt theo kiểu khen lấy lòng hay xã giao. Mà là những tiếng dạ, thưa, cám ơn, xin lỗi… đã nằm sẵn trong tim và nằm ngay cửa miệng.
    Những tiếng dạ thưa đó, ngày nay có lẽ trở thành thứ quý hiếm. Xưa có mà nay tự nhiên biến mất, có phải là do cuộc sống hiện đại quá vội vàng, người ta cắt bớt chữ nghĩa đi để nói cho nhanh, phù hợp với chủ nghĩa yêu cuồng sống vội, hay là do giá trị của vật chất đã tỉ lệ nghịch với giá trị của con người?
    Nhắc về tiếng dạ, tiếng thưa là tôi lại nhớ đến cụ Bùi Giáng khi đưa 2 chữ này vô bài thơ ngắn của ông về Huế như sau:
    Cô nương mắt ngọc răng ngà
    Nhìn bồ tát gọi rằng là: dạ thưa
    – Dạ thưa phố Huế bây giờ
    Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương
    Dạ thưa của con gái Huế nó khác vùng miền khác, rất nhỏ nhẹ và ngọt như mía lùi.
    Sống ở cuộc đời chưa lâu lắm, nhưng cũng vừa đủ để tôi nhận ra một điều rằng người ta có thành công hay không, quá nửa là tùy thuộc vào thái độ của họ khi giao tiếp với mọi người, đó là những tiếng dạ, thưa… làm mát lòng người khác. Đó không phải là sự xun xoe lấy lòng, mà đó là văn hóa giao tiếp thông thường giữa những con người văn minh và lịch sự. Mà thú thật là tôi thì chưa thấy người nào có sự nghiệp thành công (tự thân) mà không văn minh, lịch sự cả.
    Xin chép ra đây câu chuyện được kể trên mạng, không biết là có thật là là sáng tác, nhưng đọc xong ngẫm thì thấy nó rất đời thường và quen thuộc trong cuộc sống:
    *** Vào một buổi chiều muộn, sau khi mua ít đồ từ chợ bước ra, tui thấy một bà cụ chừng bảy mươi. Bà ăn mặc đẹp đẽ thẳng thớm, tóc bới cao, gương mặt trang điểm nhẹ, bày chiếc bàn xếp ra sau đuôi xe mình, đặt mấy nải chuối xanh trên đó. Ngang qua, bà cười thật tươi với tui:
    – Cậu ơi, mua dùm tui nải chuối đi cậu, chuối xiêm nhà trồng ngon dữ lắm.
    Cái thằng chẳng mấy khi ăn chuối định cám ơn rồi lướt qua nhưng đành dừng lại. Có lẽ bị nắm níu bởi cái giọng nói quá chừng ngọt.
    – Bao nhiêu một nải vậy bà ơi?
    – Dạ thưa cậu, năm đồng. Cái này là chuối xiêm nên nó mắc hơn chuối thường một chút.
    – Vậy bà cho con hai nải nhe.
    – Cậu ơi, sắp tối rồi, hay là cậu lấy giúp bà già bốn nải này luôn đi. Ăn hổng hết mình bỏ tủ lạnh hoặc nấu chè hay làm chuối chiên cũng ngon. Chưng cẳng tui bị khớp, ngồi từ chiều giờ bán được có một nải. Tối rồi, cậu lấy hết, tui tính 18 đồng thôi.
    – Dạ được rồi, bà lấy hết cho con đi.
    Bà cẩn thận gói mỗi nải vô từng bịch riêng, còn dặn dò thêm cách phân biệt chuối xiêm đen và xiêm thường. Thằng tui cứ đứng xớ rớ hoài, hỏi thăm đủ thứ. Là để được nghe cái giọng nói ngọt mềm, được nghe cái cách nói của một người Sài Gòn, khi trước mỗi câu trả lời, bà đều “dạ thưa cậu”. Thấy đâu đó bóng dáng bà nội bà Tư, thấy mình như đang đứng giữa cái vùng đất đã từng được lớn lên, với những con người hiền hoà, khiêm nhường và quá đỗi ngọt ngào trong ứng xử.
    Tự nhiên thấy quê hương ở ngay trân chỗ này, ngọt ngào vô phương.
    Bà Tư, bà nội hay bà bán chuối của tui, chẳng ai được học cao nhưng cái văn hoá ứng xử của họ sao mà văn minh mà dễ thương quá trời quá đất. ***
     
     


     

    --