6. Văn Hóa & Gia Đình

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - HÙNG ĐÀO - TUỔI TÁC XẾ CHIỀU

  •  HUNG ĐÀO
     
    Thu, Aug 4 at 3:09 PM
     
     
     


     
     
     
       Những con đường rút lui khi tuổi tác xế chiều.
    Khi về già, có người sống những tháng năm vui vẻ, có người lại u uất muộn ρhiền. Tổng kết lại thì không gì ngoài việc bạn đã chuẩn bị con đường lui bước tốt đẹρ cho mình chưa?
    Khi về già, cũng là lúc chỉ còn lại khoảng thời gian cuối cùng trong đời người, bạn đã có con đường lui của mình chưa? Sau đâγ là 5 gợi ý thú vị giúρ bạn luôn thảnh thơi khi tuổi tác xế chiều:
    EmojiCon đường thứ 1: Có một thân thể mạnh khỏe
    Điều nàγ quan trọng nhất, bất kể có tiền haγ không, khi có một thân thể mạnh khỏe thì đã có những năm tuổi già hạnh ρhúc.
    Có thân thể mạnh khỏe sẽ không gâγ thêm ρhiền ρhức cho con cháu.
    Có thân thể mạnh khỏe sẽ không đem tiền tặng cho Ьệпh viện.
    Có thân thể mạnh khỏe, thì bản thân mới có niềm vui.
     
    Thế nên, bất kể lúc nào, có thân thể mạnh khỏe mới là con đường lui tốt đẹρ nhất đời người.
    Khi bạn có tuổi càng cần chú ý, cái gì cũng của người khác, chỉ thân thể mới là của mình, đó là cái mình ρhải đem đi.
    Ở trong nhà không bằng hoạt động. Bình thường cần chú ý những thông tin mà thân thể biểu lộ. Đối với thân thể nhất định ρhải chăm chút, định kỳ kiểm tra sức khỏe, chớ tự làm khó mình.
    Cần xem nhẹ tất cả, tâm tĩnh lại rồi thì Ьệпh tật sẽ tránh xa.
    EmojiCon đường thứ 2: Bên mình có người dìu bước
    Đó chính là người chung gối, là bạn đời. Có tuổi rồi, có bạn đời bầu bạn mới là ρhúc.
    Dân gian thường nói: “Con cháu đầγ nhà cười ha hả, chẳng bằng một người bạn già bên thân”. Haγ như câu: “Con chăm cha không bằng bà chăm ông”.
    Đâγ không ρhải thứ tình cảm oanh liệt hoành tráng gì, chỉ là cùng trò chuγện, bình thản, nhẹ nhàng, đó mới khiến trái tιм ҳúc ᵭộпg nhất.
    Có người bạn đời biết γêu, biết tҺươпg, đó mới là con đường tốt nhất.
    EmojiCon đường thứ 3: Cuộc sống cần có quγ luật
    Con người có tuổi nhất định ρhải sống có quγ luật. Nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, ngủ nghê… cần ρhải có thời gian của mình. Bởi vì các ‘linh kiện’ trên thân mình đều đã lão hóa, chẳng thể chịu nổi sức tàn ρhá của bất quγ luật. Ăn uống không được chè chén thỏa thê. Trưa nhất định cần ngủ. Với bạn già khiêu vũ chơi bài cũng cần có mức độ.
    Kết giao bạn bè là rất quan trọng, người có tuổi cũng nên có nhóm của mình, chớ khéρ kín mình, nhưng kết giao nhất định ρhải cẩn thận.
    Chớ kết giao với người có lòng dạ hẹρ hòi , ích kỷ, tham lam, vơ vội của người làm của mình.
     
    EmojiCon đường thứ 4: Dành đủ tiền chi tiêu cho mình
    Việc nàγ rất quan trọng, chớ đem hết tiền cho con cháu. Có tiền rất quan trọng.
    Nếu xảγ ra bất trắc gì thì đã có đủ tiền xử lý. Khi có việc cần dùng đến tiền, tự mình lấγ ra, không ρhải ngửa taγ xin con cháu.
    Có tiền ra ngoài, đáng tiêu thì tiêu, đi du lịch một chuγến, mua bộ quần áo đẹρ. Khi tâm tình vui vẻ thì mới cảm thấγ được đã không cô ρhụ bao năm tháng đã qua.
    EmojiCon đường thứ 5: Một trái tιм vui vẻ
    Con cháu đều bận rộn, chúng ta chớ làm ρhiền chúng. Chúng ta nghỉ hưu rồi, nhất định ρhải tìm niềm vui của riêng mình.
    Tuổi tác nàγ là quý báu nhất, do đó cần hưởng thụ cuộc sống.
    Hát ca, nhảγ múa, du lịch, dạo chơi, thăm thú… xem còn có những ρhong cảnh đẹρ nào mà mình chưa xem, nếu điều kiện cho ρhéρ thì hãγ đi thực hiện. Nhất định cần trân quý quãng thời gian cuối cùng.
     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - ĐTC - NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI CAO TUỔI

 

  •  
    Kim Vu


     

    Hướng dẫn cử hành Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi lần thứ hai

     

     
       
    •  
    Hướng dẫn cử hành Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi lần thứ hai

    Ngày 14/7/2022, Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống và Giáo phận Roma đã đưa ra hướng dẫn cử hành Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi lần thứ hai, vào Chúa Nhật ngày 24/7/2022, có chủ đề: "Trong tuổi già, vẫn sinh hoa kết quả".

    Tại Vatican, vào lúc 10 giờ sáng ngày 24/7/2022, Đức Hồng y Angelo De Donatis, giám quản giáo phận Roma, sẽ cử hành Thánh lễ trong đền thờ thánh Phêrô.

    Cử hành Thánh lễ và thăm viếng người già neo đơn

    Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống đề nghị hai cách thế các giáo phận trên toàn thế giới có thể tham dự cử hành Ngày này: cử hành một Thánh lễ hoặc thăm viếng người già neo đơn. Trên trang web của mình, Bộ cung cấp các tài liệu cũng như những gợi ý mục vụ và phụng vụ để giúp các giáo phận cử hành Ngày này, đặc biệt là thăm viếng và đồng hành với người già neo đơn.

    Giáo hội cũng ban ơn Toàn xá cho các tín hữu thực hiện việc này trong những ngày gần với ngày 24/7, vì như Đức Thánh Cha khẳng định trong Sứ điệp Ngày Ông bà và Người cao tuổi năm nay: "thăm viếng người già neo đơn là công việc của lòng thương xót trong thời đại chúng ta."

    Trong thư gửi các cha xứ của giáo phận Roma và những người già ở Roma, Đức Hồng y De Donatis nhắc rằng vào mùa hè, nhiều người già cảm thấy bị bỏ rơi hơn. Do đó, "thật là tốt khi vào dịp này, nghĩ về một giây phút đơn giản và ý nghĩa đối với người già." Ngài mời gọi thăm viếng người già tại tư gia hay trong các nhà dưỡng lão.

    Quan tâm đến người cao tuổi

    Đức Hồng y Kevin Farrell, Tổng trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, nhận định rằng "Với Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta ý thức về tầm quan trọng của người già trong đời sống xã hội và cộng đoàn của chúng ta và do đó không cử hành nó riêng rẽ nhưng theo cấu trúc."

    Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi được Đức Thánh Cha thiết lập vào năm 2021 và được cử hành hàng năm vào Chúa Nhật thứ tư của tháng 7, năm nay vào ngày 24/7.

    Vào ngày 24/7 Đức Thánh Cha sẽ bắt đầu chuyến viếng thăm Canada. Theo chương trình, ngài sẽ viếng đền thánh thánh Anna và gặp gỡ người già và giới trẻ tại trường tiểu học ở Iqaluit. Chăm sóc người già và việc đối thoại giữa họ và các thế hệ trẻ hơn là quan tâm không ngừng của Đức Thánh Cha. (CSR_2953_2022)

    Nguồn: Vatican News


    Virus-free. www.avast.com
     

 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - MƠ NGUYỄN - HỌC TIẾNG ANH

  •  
    Mo Nguyen
    Thu, Jul 28 at 6:47 PM
     
     

    Kính thưa Quý Độc Giả Trang Nhà Chia Sẻ Lời Chúa,

     

    Tôi, Fx Nguyễn Văn Mơ, xin có đôi lời kính chào toàn thể Quý Độc Giả. Sau đây tôi xin hân hạnh chia sẻ cùng Quý Độc Giả nào luôn luôn coi việc học Tiếng Anh là Lương Thực của Trí Tuệ, xin kính mời Quý Vị hãy thưởng lãm những trải nghiệm về việc học Tiếng Anh là chìa khóa xây dựng tương lai nơi Quê Hương mới của tôi:

     

     

     

    HỌC KỸ - HIỂU THẤU ĐÁO - NĂNG THỰC HÀNH CÁC THÌ TRONG TIẾNG 

     

    ANH

    Di Ngôn Vàng Ngọc Thứ Nhì của Cha Cố Ân Sư Giuse Nguyễn Quốc Vận  xưa hằng nhắc nhở các chủng sinh yêu quý thuộc Giáo Phận Long Xuyên của Ngài rằng:"Khi các Chú nói hoặc viết Tiếng Anh, các Chú phải học kỹ,hiểu thấu đáo và năng thực hành càng nhiều càng tốt cách xử dụng chính xác các loại Thì (Tenses), các Hình Thái Động Từ Ở Điều Kiện Cách (Conditional verb forms) hoặc các Cấu Trúc Điều Kiện cách (Conditional structures và nhất là Thì Quá Khứ). Tôi, Nguyễn Văn Mơ, một phần tư thế kỷ bôn ba trong nghề dạy học LOTE bằng Tiếng Anh ở Bậc Trung Học Chính Mạch tại College, University, CAE tại Melbourne, Tiểu Bang Victoria, Úc Châu, giờ này tôi đã trải nghiệm và tuệ được Lời Thầy căn dặn 59 năm xưa thật quá ứng nghiệm trong cuộc đời làm nghề dạy học của tôi. Bằng chứng là trong môi trường giáo dục tại Nước Úc, một Quốc Gia Đa Văn Hóa, tôi có dịp tiếp xúc với rất nhiều tầng lớp con cái của các Sắc Tộc Di Dân khắp nơi trên thế giới di dân hoặc tỵ nạn đến định cư tại Quê Hương Thứ Hai này. Một điều rất thú vị, tôi lấy làm lạ khi tôi nghiệm ra rằng: đại đa số các Ngôn Ngữ Á Châu, trong đó có Tiếng Việt, khi chúng ta nói hoặc viết, chúng ta thường thường 'chỉ dùng THÌ HIỆN TẠI (Present Tense)' và đặc biệt là chúng ta KHÔNG DÙNG ĐỘNG TỪ Ở ĐIỀU KIỆN CÁCH (Conditional Mood), để thay đổi hình thái Động Từ ở hai vế đối nhau trong hai mệnh đề phụ và mệnh đề chính (subordinate clause and main clause) hoặc trong các câu nói thuộc dạng có điều kiện: 'Nếu '(If...)'Trong bài chia sẻ trải nghiệm cá nhân này, tôi hy vọng được trình bày hầu 'Quý Độc Giả Trang Chia Sẻ Lời Chúa' về những kinh nghiệm chuyên môn của tôi. Bây giờ tôi xin mạo muội chia bài ra làm ba phần như sau: Làm cách nào tôi tạo được thói quen dùng thì quá khứ trong nghề nghiệp chuyên môn của tôi tại trường họclàm thế nào tôi đầu tư cho mình có được vốn liếng quen dùng các thì ở điều kiện cách và làm sao tôi có đủ tự tin dùng các loại thì trong sinh hoạt thường ngày.

     

    Đầu tiên, làm cách nào tôi tạo được thói quen dùng thì quá khứ trong nghề nghiệp chuyên môn của tôi tại trường học. Dữ kiện thứ nhất là hằng ngày, tôi đến trường dạy học cho học trò sinh trưởng tại Nước Úc hoàn toàn bằng Tiếng Anh. Trong số cả trăm đồng nghiệp dạy khác bộ môn và cấp lớp khác nhau, tôi may mắn ngồi ở bàn ngay bên cạnh, trong phòng làm việc chung, với một cô giáo chuyên dạy kèm thêm giờ phụ trội ESL (English as a second language) cho một số học sinh gốc di dân mới đến định cư tại quê hương thứ hai này. Tôi hỏi ngay cô bạn đồng nghiệp này thường gặp những khó khăn đặc biệt gì, khi cô dạy Tiếng Anh cho các em? Cô bảo tôi  rằng có vài khó khăn chính, thường xuyên cô gặp phải nhất:

     

     Dữ kiện thứ nhất là cách dùng động từ ở thì quá khứ, trong khi các em chỉ để nguyên động từ ở thì hiện tại, kể cả khi các em nói cũng như khi các em viết; hai là các em không phát âm những phụ âm cuối, khi danh từ đổi sang số nhiều hoặc động từ chia ở ngôi thứ ba số ít thì hiện tại"Tôi bắt mạch đúng hai yếu điểm của chính tôi, y như trong vài năm đầu, sau khi tôi được Chính Phủ Úc ban  Quyền Định Cư chính thức cho tôi tại Nước Úc. Rồi tôi tế nhị hỏi xem cô làm cách nào giúp các em vượt qua được những trở ngại này và âm thầm gói kỹ những kinh nghiệm quý báu của cô giáo này làm bửu bối, để tôi tự răn mình.

     

    Dữ kiện thứ hai là có một cô giáo khác là English Teacher, cô ta bảo tôi rằng mỗi Chúa Nhật cô ta đi tham dự Thánh Lễ, thỉnh thoảng cô có nghe một Linh Mục Người Việt giảng bằng Tiếng Anh, cô hỏi tôi xem bên ngôn ngữ Tiếng Việt có chia động từ ở Thì Quá Khứ và các Thì khác nhiều như bên Tiếng Anh và đặc biệt là danh từ Tiếng Việt có phát âm khác nhau giữa số nhiều  và số ít không? Tôi trả lời cô ta rằng thông thường Tiếng Việt không dùng các thì cho động từ, nhưng thay vào đó, Người Việt dùng trạng ngữ chỉ thời gian, vì họ không quen dùng các loại thì như trong Tiếng Anh cho thêm phức tạp; còn danh từ trong Tiếng Việt có thêm mạo từ vào trước danh từ: 'cái, con' cho số ít và 'các, những' cho số nhiềugiống như Tiếng Pháp: 'le, la cho số ít' và 'les, des cho số nhiều', chứ danh từ không đổi cách phát âm. Cô này thở dài! Hèn chi 'cái không có tập tành cho có, thói quen này phải đòi hỏi thời gian luyện tập thường xuyên và lâu dài'. Là cô / thầy dạy Môn ESL, tất nhiên, họ phải hết sức kiên trì giúp từng học sinh; còn học sinh cũng phải mất rất nhiều công phu, thời gian luyện tập ghê lắm. Tuy nhiên, Cô giáo này khâm phục Vị Linh Mục này soạn bài giảng rất kỹ lưỡng bằng cách đánh máy ra , nên khi Ngài giảng, Ngài từ từ đọc bài giảng, nên tôi chú ý nghe , tôi cũng thấy khá dễ hiểu. Rồi cô ta thú nhận rằng ngày xưa cô có học Tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ hai, giờ này chữ của Thầy/ Cô lại trả về Cô/ Thầy. Lời cô này thú nhận càng khuyến khích tôi 'Có công mài sắt, có ngày nên kim'.

     

    Dữ kiện thứ ba là tôi quyết chí chọn một truyện thật ngắn sau đây, đọc thành tiếng, học thuộc lòng, viết xuống thuộc lòng, 'gạch dưới các động từ chia ( finite verbs) ở thì quá khứ', tôi tự ghi âm lại và nhờ người có trình độ Anh Văn cao nghe, chỉ lỗi và giúp tôi sửa đổi cách phát âm cho thật chuẩn; câu chuyện rất ý nghĩa, có tựa đề: Feed Life, do Dr Stanley John tường thuật như sau:"I watched some pigeons feeding. One pigeon was very pugnacious and was constantly fighting the rest. But noticed it was a losing game, for when he was fighting, he wasn't feeding. The rest stepped out of his way and kept feeding while he wasted his time and temper and nourishment in fighting others.''Như vậy, với ba dữ kiện trên đây, tôi vừa phải trực diện với bối cảnh Tiếng Anh chính mạch trong khi tôi vừa đề cao tinh thần học hỏi qua câu 'học thầy không bằng học đồng nghiệp' đã giúp tôi ngày thêm tự tin đem dần vào thói quen khi tôi nói hoặc viết Tiếng Anh.

     

    Tiếp theo, làm thế nào tôi đầu tư cho mình có được vốn liếng quen dùng các thì ở điều kiện cách. Khi tôi nói đến việc dùng động từ ở hai vế của mệnh đề phụ với 'If...' đi kèm với mệnh đề chính, có bốn điều tóm gọn tôi cần ghi nhớ:(1Các biến cố và tình huống không chắc chắn, ví dụ: Ask Giao if he's staying tonight (Giao có thể hoặc không có thể ở lại) hoặc If I see Hằng, I'll give her your love (Tôi có thể hoặc không gặp Hằng). (2Các điều kiện phải xảy ra khi một sự việc khác cũng xảy đến, ví dụ: If you get here before seven, we can catch the early train hoặc Oil floats if you pour it on water.(3) Ba thứ Điều Kiện Cách:

     

    (a) Điều Kiện Cách thứ nhất:

    If + Present                                                                                  will + Infinitive

    If we play table tennis                                                             I will win.

     

    (b) Điều Kiện Cách thứ nhì:

    If + Past                                                                                     would + Infinitive

    If we played table tennis                                                      I would win.

     

    (c) Điều Kiện Cách thứ ba:

    If + Past perfect                                                                      I would have + Past participle

    If we had played table tennis                                             I would have won.

     

    (4) Vị trí của If-mệnh đề (If-clause) có thể đi đầu hoặc đi sau mệnh đề chính (main clause). Tuy nhiên, khi mệnh đề có if đi trước mệnh đề chínhbuộc tôi phải để dấu phẩy ngăn hai mệnh để ra. Trong khi, nếu mệnh đề chính dẫn đầumệnh đề if theo sau không có dấu gì ngăn cách cả, ví dụ: If you eat too much, you get fat. Or you get fat if you eat too much. Như vậy, trong hai ví dụ chuyển đổi vế của hai mệnh đề chính và phụ, chúng ta thấy hai vế động tự của hai mệnh đề đều ở thì hiện tại.

     

    Sau hết, làm sao tôi có đủ tự tin dùng các loại thì trong sinh hoạt thường ngày. Tôi đã ghi ra 12 câu điều kiện cách phức tạp bao gồm hầu hết mọi tình huống éo le, học đi học lại, học tới học lui cho tới khi hầu như tôi đã hiểu tường tận từng trường hợp như trong các ví dụ sau đây:

     

    Ví dụ một, tôi nói""Hello! I have been trying to telephone you all day. Where have you been?".Tôi phải vẽ một hàng kẻ dài, rồi tôi đánh dấu trên hàng kẻ đó, xem có phải tôi bắt đầu từ quá khứ và chấm dứt ở hiện tại không?

     

    Ví dụ hai, tôi nói:"I don't think we have met before?". Câu vừa rồi cũng có cùng thì giống như ví dụ một.

     

    Ví dụ ba, tôi nói:"It looks as if this light has been burning all night. I must have forgotten to swich it off before I went to bed last night". Khi tôi vẽ biểu đồ cho câu này: tôi chấm thì hiện tại cho 'looks'; riêng 'has been burning', nghĩa là để đèn cháy liên tục suốt cả đêm, còn 'have forgotten'cũng dùng thì giống như ví dụ một.

     

    Ví dụ bốn, tôi nói:"Come in now. I'm sorry to have kept you waiting so long". Trên biểu đồ, tôi cũng vẽ điểm giống ví dụ một.

     

    Ví dụ năm, tôi nói:"I was going to buy or would have bought the book, but when I heard the opinion of the critics, I changed my mind". Tôi đáng lẽ sẽ mua cuốn sách, nhưng khi tôi đã nghe xong những ý kiến bình phẩm, tôi đã đổi ý. Trên biểu đồ của câu này, tôi hoàn toàn dùng thì quá khứ.

     

    Ví dụ sáu, tôi nói:"At last you're here! I have been waiting here for more than half an hour. I might have known you would be late!". Trên biểu đồ của câu này, tôi có thì tương đương trong ví dụ một.

     

    Ví dụ bảy, tôi nói:"My father has been working in Japan for the last year, so by the time he returns the month after next I shall not have seen him for fourteen months". Trong câu này biểu đồ tôi vẽ has been working giống như trong ví dụ một, còn returns là thì hiện tại; riêng shall not have seen là thì tương lai gần vì chỉ còn hai tháng nữa là đủ mười bốn tháng.

     

    Ví dụ tám, tôi nói:"When you see him again you will be struck by the way his health has improved since he went to Vietnam". Biểu đồ theo câu này:see là thì hiện tại, will be struck là thì tương lai thụ động; trong khi sức khoẻ của hắn lúc này has improved là vì hắn đã đi Việt Nam về.

     

    Ví dụ chín, tôi nói: "If you had told me you had already bought the book, I wouldn't have given it to you as a birthday present, but now it is too late". Biểu đồ của câu này bắt đầu từ thì đại quá khứ had toldhad already bought trong điều kiện anh không bảo trước cho tôi biết anh đã mua cuốn sách này rồi, mà tôi đã không biết, cho nên tôi mới tặng cuốn sách cho anh wouldn't have given; nhưng bây giờ thì quá trễ rồi is.

     

    Ví dụ mười, tôi nói:"I shall ring the bell once more, but as he hasn't answered yet, I think he must have gone out. I wouldn't have bothered to come this way if I had known". Trong câu này, tôi vẽ xuống: tôi 'đã'bấm chuông lần đầu không thấy ai trả lời; tôi 'sẽ' bấm thêm lần nữa shall ring, nhưng vẫn chưa thấy hắn trả lời hasn't answered, nên tôi nghĩ hắn 'đã' đi vắng - Nếu tôi 'đã/đã' (Đại Quá Khứ) biết cơ sự như vầy had known, tôi chẳng thèm uổng công đến làm gì wouldn't have bothered to come.

     

    Ví dụ mười một, tôi nói: "It's just as well we brought or have brought a guide-book with us. If we hadn't, we would have been or would be completely lost". Biểu đồ của câu này là một loại câu điều kiện xảy ra có thực hoặc không có thực, tùy theo động tự ở hai mệnh đề chính và phụ ở thể xác định hoặc thể chối.

     

    Ví dụ mười hai, tôi nói:"You can't have remembered to tell him how to get there. If you had he could have arrived long before now". Biểu đồ của câu này cũng là một loại câu điều kiện xảy ra không có thực, nghĩa là anh không thể nhớ được rằng anh đã bảo hẳn; giả như anh đã bảo hẳn, thì giờ này hắn đã đến đây trước lâu rồiNhư vậy, qua mười hai ví dụ trên đây, tôi đã ôn đi ôn lại không biết bao nhiêu lần, cho đến bây giờ tôi có cảm tưởng như cách dùng động từ của tôi đã thành thói quen.

     

    Nhìn chung, tưởng nhớ lại Di Ngôn Vàng Ngọc Thứ Nhì của Cha Cố Ân Sư Giuse Nguyễn Quốc Vận  xưa hằng nhắc nhở các môn sinh của Ngài rằng:"Khi các Chú nói hoặc viết Tiếng Anh, đa phần các Chú phải học kỹ, hiểu rành mạch, thực tập càng nhiều càng tốt cách xử dụng chính xác các loại Thì (Tenses), các Hình Thái Động Từ Ở Điều Kiện Cách (Conditional verb forms) hoặc các Cấu Trúc Điều Kiện cách (Conditional structures) và nhất là Thì Quá Khứ". Qua những trải nghiệm của cá nhân tôi mong được chia sẻ cùng Quý Độc Giả Trang Nhà chiaseloichua về: làm cách nào tôi ứng dụng dùng 'Thì Quá Khứ' trong ngành nghề sư phạm của tôi trong môi trường giáo dục; làm thế nào tôi duy trì cho mình có được tài sản vô giá quen dùng các 'Thì trong Tiếng Anh' và làm sao tôi xử trí linh hoạt 'Mọi Loại Thì trong Tiếng Anh' trong sinh hoạt thường ngày.Theo thiển nghĩ của tôi, tôi xin phép đề nghị sáu phương cách mà tôi đã cần cù bù khả năng thực tập:(1dùng DID khi bắt đầu ở các CÂU HỎI (Interrogative Questions); (2năng ôn đi ôn lại các ĐỘNG TỪ BẤT QUY TẮC (Irregular Verbs); (3dùng Note trong smart Mobile ghi âm và lưu lại TẬN: - ED CỦA CÁC PHÂN TỪ QUÁ KHỨ có ba cách phát âm khác nhau: khi nào là t (tờ); khi nào là d (đờ) và khi nào là iệt-đờ(ợt-đờ); (4) nhờ con sinh trưởng tại Nước sở tại hoặc bạn bè Người Bản Xứ đọc để ghi âm vào Iphone hoặc Ipad tất cả các động từ bất quy tắc và tập nghe đi, nghe lại nhiều lần; (5cắt ra 20 tấm thẻ (Flashcards) to bằng tấm thẻ bài cào, mỗi tấm chia ra ba cột, viết: Infinite - Past - Past participlerồi chép vào mỗi thẻ mười động từ bất quy tắc, nhét vào trong ví đựng giấy tờ, khi có thì giờ thuận tiện thì lấy ra ôn. Hoặc là chúng ta mở youtube tìm Links và save vào Ipad hoặc Iphone (6Đặc biệt khi chúng ta muốn kiếm hình ảnh diễn đạt của bất cứ động từ bất quy tắc nào, chúng ta chỉ cần vào Google đánh máy ra ba thể: Present -Past - Past participle. Ví dụ:  Với những đề nghị thô thiển của tôi vừa thân tặng Quý Độc Giả Trang Chia Sẻ Lời Chúa trên đây, tôi hy vọng với câu nói:"Thông thạo được một sinh ngữ thứ hai là thưởng thức thêm được một cuộc đời nữa" (Broaden/Enhance your life with another language - Discover another language, discover England through language). Thân chúc Quý Bạn kiên trì với vài câu châm ngôn:"Cần cù bù khả năng - Năng nhặt chặt bị Có công mài sắt có ngày nên kimvà chúng ta cần lưu ý rằng việc học một sinh ngữ là cuộc hành trình rất cần phải chăm chỉ ôn đi ôn lại liên tục trong cả cuộc đời.

     

    Francis Xavier Nguyễn Văn Mơ 

     

    Links tham Khảo:

     

    1/ Irregular Verb Dictionary:

    http://www.englishpage.com/irregularverbs/irregularverbs.html

    2/ Images for irregular verbs:

    https://www.google.com.au/?gfe_rd=cr&ei=XCgDWfOpM-LDXpKEnZAJ&gws_rd=ssl#q=irregular+verbs&spf=1

    3/ How many irregular verbs are there in the English language?

    The English language has a large number of irregular verbs, approaching 200 in normal use—and significantly more if prefixed forms are counted. In most cases, the irregularity concerns the past tense (also called preterite) or the past participle.

    English irregular verbs - Wikipedia

    https://en.wikipedia.org/wiki/English_irregular_verbs

    Search for: How many irregular verbs are there in the English language?

    What are the irregular verbs in English?

    List of English irregular verbs: A – F

    English irregular verbs A – F

    Verb (infinitive)

    Past simple form

    Past participle

    bear

    bore

    borne

    beat

    beat

    beaten

    become

    became

    become

    21 more rows

    List of English irregular verbs: A – F – Speakspeak

    speakspeak.com/resources/vocabulary-general-english/english-irregular-verbs

    Search for: What are the irregular verbs in English?

    What is the past participle of read?

    Conjugation of 'Read'

    Base Form:

    Read

    Past Simple:

    Read

    Past Participle:

    Read

    3rd Person Singular:

    Reads

    Present Participle/Gerund:

    Reading

    Read - Irregular Verb Definition - UsingEnglish.com

    https://www.usingenglish.com/reference/irregular-verbs/read.html

    Search for: What is the past participle of read?

    What is difference between regular and irregular verbs?

    How To: Use the past tense when speaking English:

    https://learn-english.wonderhowto.com/how-to/use-past-tense-when-speaking-english-165580/

    past/present tense when telling a story in spoken English:

    https://english.stackexchange.com/questions/139986/past-present-tense-when-telling-a-story-in-spoken-english

    talking about the past:

    https://learnenglish.britishcouncil.org/en/english-grammar/verbs/talking-about-past

    Conditionals - Perfect English Grammar

    www.perfect-english-grammar.com/conditionals.html

    Conditionals: Verb Tense in “If” Clauses:

    http://writingcenter.unc.edu/tips-and-tools/conditionals-verb-tense-in-if-clauses/

     

    *Conditional:

    http://www.ef.com/english-resources/english-grammar/conditional/

    *Moods in Verbs:

    https://web.cn.edu/kwheeler/grammar_moods.html

     

     

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - MƠ NGUYỄN

  •  
    Mo Nguyen
    Mon, Jul 18 at 5:34 AM
     
     

    Kính thưa Quý Độc Giả Trang Nhà Chia Sẻ Lời Chúa,

    Tôi, Fx Nguyễn Văn Mơ, xin có đôi lời kính chào toàn thể Quý Độc Giả. Sau đây tôi xin hân hạnh chia sẻ cùng Quý Độc Giả nào luôn luôn coi việc học Tiếng Anh là Lương Thực của Trí Tuệ, xin kính mời Quý Vị hãy thưởng lãm những trải nghiệm về việc học Tiếng Anh là chìa khóa xây dựng tương lai nơi Quê Hương mới của tôi:

     

                                                             NÓI TIẾNG ANH PHẢI PHÁT ÂM ĐẦY ĐỦ CÁC PHỤ ÂM CUỐI

    Năm mươi chín năm về trước, Cha Cố Ân Sư Giuse Nguyễn Quốc Vận dạy Tiếng Anh cho các chủng sinh Địa Phận Long Xuyên, Ngài luôn luôn nhắc nhở chúng tôi về một trong những điều quan trọng nhất rằng:"Khi các Chú nói Tiếng Anh, các Chú phải phát âm đầy đủ các phụ âm cuối". Tôi, Francis Xavier Nguyễn Văn Mơ, sau hơn quá nửa đời người định cư tại Úc, đã trăn trở vật lộn, nỗ công luyện tập để tự sửa chữa, thăng tiến cách phát âm các phụ âm cuối trong Tiếng Anh của mình và tôi đã đạt được mục đích. Đã đành trong Ngôn Ngữ Tiếng Việt chúng ta không phát âm tám phụ âm cuối: - n; - ng; - c; - t ; - p; - ch; - nh; - m. Ví dụ: son; song song; Bắc, bắt; mập; sách; nhanh nhanh; mâm - nhưng ngay cả đến hai Ngôn Ngữ La Tinh và Tiếng Pháp - chúng tôi được dạy dỗ trong Chủng Viện, cũng không hề có phát âm phụ âm cuối bao giờ. Trong khi Tiếng Anh có 24 phụ âm đầu (initial consonants) và 24 phụ âm cuối, nhưng với 24 phụ âm cuối, trừ bốn phụ âm này không phát: throb, thumb, cab, mob, babe (beib); Allah (a-elơ); show (sơu); và từ vựng có tận ....j. Còn lại hai mươi phụ âm cuối (20 final consonants) sau đây có tận khác nhau đều phải phát âm đầy đủ: stop ( pờ); debt (tờ); dad (đờ); book ( kờ) ; bag (gờ); church (chờ); judge ( đờ-gi..ờ); staff (phờ); five (vờ); month ( đẩy lưỡi ra giữa hai hàm răng, thổi gió ra / lưỡi không thụt vô ); with (đờ: lưỡi giữa hai hàm răng, nâng lên hạ đầu lưỡi xuống/ không thụt lưỡi vô ); forests ( xờ); bees (dờ); push ( sờ); measure (gi..ờ); Mum (mờ); nun (nờ); sing (ngờ); will (lờ); far (rờ). Bây giờ tôi xin mạo muội trình bày hầu Quý Bạn ba kinh nghiệm bản thân, qua việc tập tành phát âm các phụ âm cuối với ba phần: một là phát âm phụ âm đơn ở cuối mỗi từ vựng (single final consonant); hai là phát âm phụ âm đôi ở cuối mỗi từ vựng (combined final consonants) và ba là phát âm phụ âm chùm ở cuối mỗi từ vựng (clustered final consonants).

    Trước hết, chúng ta phải tập phát âm phụ âm đơn ở cuối mỗi từ vựng (single final consonant). Một là khi từ vựng nào chỉ có một vần, nhưng có ba phần âm vị: Phụ âm đầu (Initial consonant) - Nguyên âm đôi (Diphthong = double vowels) - Phụ âm cuối ( Final consonant). Ví dụ: light[lait], life [laif], like [laik], line [lain], lime [laim], lice[lais]. Qua sáu từ vựng trong ví dụ trên đây cho chúng ta thấy, chỉ có phụ âm cuối mang tính quyết định ngữ nghĩa khác nhau. Nên chúng ta cần tập phát âm phụ âm cuối của mỗi từ: -t, -f, -k, -n, -m, - s; rồi ghép âm ngược lại kèm theo: nguyên âm đôi [ai] và phụ âm đầu [l]là xong xuôi phát âm toàn bộ của từ vựng đó: [lait], [laif], [laik], [lain], [laim], [lais]. Hai là trong trường hợp, chúng ta cần thuộc lòng bảy phụ âm tận cùng của các phân từ quá khứ (past participle): -k, -f, -p, -th, -s, -sh, -ch. Ví dụ: booked, laughed, stopped,breathed, passed, pushed, watched - Bảy tận cùng -ed của các phân từ quá khứ có gạch dưới trong ví dụ trên đây buộc chúng ta phải phát âm là -t (tờ). Ba là chỉ đối với các động từ nguyên mẫu (non finite verbs = infinitive) có tận cùng: -t, -d. Ví dụ: wanted, wounded như trong hai ví dụ này, chúng ta phải phát là - [id] (ợt-đờ). Còn lại bao nhiêu các phân từ quá khứ không nằm trong hai dạng Ngữ Pháp tôi vừa liệt kê ra trên đây, chúng ta đều phát âm bình thường là -d [d](đờ). Như vậy, chúng ta chỉ cần ghi nhớ hai Luật Ngữ Pháp Tiếng Anh (hai là và ba là) có mẹo trừ mà thôi.

    Kế đến, chúng ta phải tập phát âm phụ âm đôi ở cuối mỗi từ vựng (combined final consonants). Một là những từ vựng có phụ âm -s trước -t là phụ âm cuối cùng. Ví dụ: first, last, faxed... Hai là những từ vựng có phụ âm -t trước -s. Ví dụ: Its, that's, He / She eats... Hai trường hợp tôi vừa đan cử trên đây là hai trở ngại lớn nhất cho những ai thiếu kiên trì tập luyện, xướng lên hai phụ âm này thành tiếng thật nhiều lần. Ba là khi danh từ phải từ số ít đổi sang số nhiều, có ba trường hợp phát âm khác nhau: trường hợp thứ nhất là khi tận cùng của các danh từ kết bằng: p, t, k, f, th(thờ). Ví dụ: - p (ships, stops); -t (pets, hits)-k (attacks, bricks); -f (laughs, coughs); -th (maths, moths), các chữ s số nhiều trong trường hợp này buộc chúng ta phải phát âm là "sờ" (có âm phát ra giống như con rắn hổ mang chúa đang dương bành phà hơi ra hoặc như tiếng từ ống ga) - Trường hợp thứ nhì là khi tận cùng của các danh từ kết bằng: -b, -d, -g, -v, -th(đờ), -l, -m, -n, -ng, -r, và bất cứ nguyên âm nào chẳng hạn như plays, employees, flees, goes, news, ect... Ví dụ: -b (grabs, robs); -d (lids, rods); -g (pigs, dogs); -v (loves, leaves); (-th(đờ) (breathes, lathes); -l (hills, fails); -m (comes, trams); -n (earns, burns); -ng (songs, paintings); -r (writers) và bất cứ nguyên âm nào chẳng hạn như plays, employees, flees, goes, news, ect... các chữ s số nhiều trong trường hợp này buộc chúng ta phải phát âm là "dờ" (có âm phát ra giống như tiếng đàn ong bay). - Trường hợp thứ nhì là khi tận cùng của các danh từ kết bằng: -s, -z, -sh, -ch; -g. Ví dụ: -s (buses, places); -z (chooses, sizes); -sh (washes, wishes); -ch (watches, matches); -g (judges, pages), các chữ es số nhiều trong trường hợp này buộc chúng ta phải phát âm là "i-dờ" (có âm phát ra giống như "y-zờ". Trong Tiếng Anh có hàng ngàn sa số các từ vựng nhiều vần nằm trong những trường hợp tương tự như chúng ta vừa ôn qua. Một khi chúng ta đã luyện trơn tru như cháo chảy, bằng cách phân hai phụ âm riêng ra, rồi tập phát ngược từ cuối cùng lên phía trước ; tới khi chúng ta gặp trường hợp tương tự ở bất cứ từ vựng mới nào, chúng sẽ trở thành thói quen giúp chúng ta nhẹ lướt chúng đẹp nhẹ tựa tơ hồng! Như thế, 'Acurate perfect makes perfect' là điều chắc chắn sẽ đưa dẫn chúng ta tới thành công.

    Sau cùng, chúng ta phải tập phát âm phụ âm chùm ở cuối mỗi từ vựng (clustered final consonants). Tiếng Anh có hằng ngàn từ vựng mang phụ âm chùm, nghĩa là có ba phụ âm liên tiếp ở cuối, mà chúng ta phải nỗ công tập luyện sao cho thật nhuần nhuyễn, đến độ gần như thành thói quen, chúng ta mới tránh khỏi thiếu sót. Ví dụ: He/ She asks, He/ She tastes, gifts, clasped... Một khi chúng ta đã nắm bắt vững như bàn thạch được phương thức phát âm ngược chiều, như trong đoạn hai trên đây, chúng ta sẽ dễ dàng tập luyện và tự mình cảm nhận ra những phụ âm chùm mình đã phát âm đầy đủ và rõ ràng. Cho nên, có 'công mài sắt có ngày nên kim' sẽ là phần thưởng trọng hậu cho những ai cần cù bù khả năng.

    Tóm lại, Di Ngôn của Cha Cố Ân Sư Giuse Nguyễn Quốc Vận dạy Anh Ngữ cho chúng tôi hơn nửa thế kỷ qua về điều tối quan trọng là chúng tôi 'Phải phát âm đầy đủ các phụ âm cuối, khi chúng tôi nói Tiếng Anh'. Giờ này, tôi cam đoan với Quý Bạn rằng tôi đã hoàn toàn tự tin vì hiện nay vẫn còn là ca viên trong Ca Đoàn Úc ba mươi năm qua, để tôi học hỏi thêm kỹ năng phát âm các phụ âm cuối khi Ca Trưởng và các Ca Viên là Người Úc Nòi hát các Bài Thánh Ca bằng Tiếng Anh. Điển hình nhất là sau 25 năm, tôi đứng Lớp dạy các học sinh Trung Học sinh trưởng tại tại Úc, tôi đã trải nghiệm rất vững tin về các bước tuần tự phải diễn tiến trong việc tập luyện phát âm các phụ âm cuối của mỗi từ vựng, mà tôi vừa hân hạnh trình bày hầu Quý Độc Giả Trang Nhà Chúa trong Phần Thân Bài ở trên về ba khó khăn qua việc: phát âm phụ âm đơn ở cuối mỗi từ vựng(single final consonant); phát âm phụ âm đôi ở cuối mỗi từ vựng(combined final consonants) và phát âm phụ âm chùm ở cuối mỗi từ vựng (clustered final consonants). Theo thiển nghĩ của tôi, nhờ tôi môi trường tập luyện bắt buộc tôi phải phấn đấu để sống còn, nên tôi đã có những trải nghiệm bản thân, đã giúp tôi và cả vợ tôi đạt được thành công trong việc tập luyện phát âm các phụ âm cuối, tóm tắt ngắn gọn trong ba hoa thị sau đây: 1/ *tôi phải phân biệt từ vựng đó xem có bao nhiêu phụ âm cuối:1, 2 hoặc 3, 2/ *tôi phải tập phát âm ngược chiều từng phụ âm (nếu có ba phụ âm):3/2/1. Sau đó, 3/ *tôi phát âm lại cả chùm ba phụ âm đó theo chiều xuôi, xem hình trong gương. Ví dụ: strengths [ng:1/- th:2/- s:3/( xuôi), [s:1/- th:2/- ng:3/( ngược) hoặc gifts và clasped, chúng ta cũng tập xướng âm ngược / xuôi như vậy. Lúc đó, tôi mới ghép ngược lại với các vần của từ vựng đó, tùy theo từ vựng đó có bao nhiêu vần. Với phương tiện tin học hiện đại ngày nay qua smart mobile, ipad, lap top, các loại tự điển điện tử rao bán trên Internet có phát âm hai giọng Anh-Mỹ và nhất là đối với Quí Độc Giả nào đang may mắn sinh sống ở Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, Canada, con cái của các Bạn chính là máy ghi âm sống, là thầy cô trẻ trung chính hiệu con nai vàng ngay trong chính gia đình mình, rất dễ dàng nhờ con cái đọc giùm để ghi âm vào mobile, để Quý Độc Giả nghe đi nghe lại và luyện tập. Tôi đoan quyết với câu châm ngôn:"Acurate practice makes perfect" sẽ giúp Quý Độc Giả mỉm cười và kính xin Quý Độc Giả vui lòng đọc một Kinh Kính Mừng cầu cho Linh Hồn Cha Cố Ân Sư của tôi là Giuse Nguyễn Quốc Vận. Mến chúc Quý Độc Giả thân tâm an lạc, 'Tinh thần minh mẫn trong một thể xác lành mạnh' và đạt được ước nguyện như lòng mong đợi.

    Chân thành chia sẻ - Francis Xavier Nguyễn Văn Mơ – Melbourne 19th July 2022 - Australia

    Tham Chiếu:

    1/ Improve English Pronunciation - Final Consonant Sounds:

    https://www.youtube.com/watch?v=Sdn7HYioMQ0

    2/ Pronunciation of Final Consonants:

    https://www.youtube.com/watch?v=dbjdu5qduaM

    3/ How to Pronounce 'ed' in English - Perfect English Grammar:

    http://www.perfect-english-grammar.com/how-to-pronounce-ed.html

    4/ [PDF]English PLURAL Pronunciation – Sounds /S/, /Z/ and /IZ/ → The /S ...

    http://carolinematte.net/pdfs/Plural_English-s-z-iz.pdf