6. Văn Hóa & Gia Đình

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - TS DUYỆT - NGÀY CỦA MẸ

  •  
    DM Tran
    Thu, May 5 at 9:58 AM
     
     

    NƯỚC MẮT MẸ CHẢY XUÔI!

     

    Trần Mỹ Duyệt

     

     

    Mẹ tôi là vậy, cũng giống như bao người phụ nữ Việt Nam truyền thống, bà thương chồng, thương con, luôn hy sinh hết mình, lo lắng cho người mình yêu.

     

    Dĩ nhiên, bà cũng mang cái bản tính muôn thuở của phụ nữ là hay nói và hay càm ràm. Dầu vậy, hai đức tính này không phải lúc nào cũng làm người khác khó chịu, bực bội; mà ngược lại, nó là một cái gì mà không thể thiếu trong sinh hoạt gia đình. Nói theo kiểu nói của thầy (bố) tôi, “Không có thì thiếu mà có thì thừa”. Chính vì vậy mà mỗi lần mẹ tôi có chuyện phải vắng nhà vài ba bữa là từ bố tới con, ai ai cũng cảm thấy căn nhà trở nên vắng vẻ và thiếu thiếu một cái gì.

     

    Nhiều khi con cháu trong nhà làm những điều khiến bà buồn, bà giận, thì theo phản ứng tự nhiên, bà la, bà chửi, và không sợ ai phiền: “Chết bố chúng mày đi. Ăn cho lắm vào rồi nghịch ngợm, phá phách.”

     

    Mỗi lần như vậy, thầy tôi lại có dịp biểu diễn cái tài hút thuốc lào của ông bằng cách viên thuốc, châm lửa, hít một hơi kêu ro ro cả nhà, rồi nhả một làn khói thuốc điệu nghệ, đôi mắt lim dim nhìn lên trần nhà nói: “Đứa nào nghịch thì chửi đứa đó. Bố nó đang ngồi hút thuốc lào.” Và như chiết radio vặn đúng đài, bà càng la to: “Nối giáo cho giặc. Bố nào con nấy, bảo sao con nó không hư.’’

     

    Nói vậy chứ bà là người chiều con nhất nhà, đặc biệt là cô út của bà. Nhớ lại, những năm bà còn sống, thỉnh thoảng tôi về thăm bà là bà vui vẻ nấu cho các món ăn mà còn bé tôi vẫn thường ưa thích, rồi ép con ăn nhiều cho khỏe: “Ăn đi. Ở Mỹ làm gì có những món này mà ăn nhỉ?” Cảm động nhất là tối nằm ngủ trong mùng bà còn quạt cho ngủ.

     

    Một việc mà không bao giờ bà quên là mỗi lần trước khi tôi trở lại Mỹ, ngoài cách biểu lộ tình thương, khóc khóc, mếu mếu ra, bà vẫn hỏi:

     

    -Còn đồng nào dư không dùng cho mẹ đi? Bà vừa nói, vừa ngửa bàn tay như ăn xin thằng con của bà.

     

    -Còn vài đồng lót túi đây, thôi mẹ lấy đi. Nhưng mà mẹ đâu có thiếu thốn gì?

     

    -Mẹ xin để dành đấy nếu con út nó cần thì cho nó.

     

    -Trời đất ơi! Mẹ lo gì vợ chồng con đó. Nó giầu hơn con ở Mỹ đó mẹ à. Nó chết đói làm sao được. Cái con lúc nào cũng cãi mẹ, hay gây chuyện và làm cho mẹ buồn hơi đâu mà phải lo cho nó.

     

    -Con nói vậy. Nước mắt thì bao giờ chả chẩy xuôi.

     

    Đó là những giọt nước mắt chẩy xuôi của mẹ tôi cho người con gái út của bà và cũng là em út của tôi. Còn những giọt nước mắt mà bà dành cho tôi là con trai trưởng của bà thì sao?

     

    Số tôi là số phải sống xa nhà, nên vừa đến tuổi hiểu được lòng mẹ, biết thương mẹ là phải xa cha mẹ, anh em. Tôi không biết có bao nhiêu đêm nước mắt mẹ tôi đã chảy ra vì chúng tôi, cách riêng là tôi. Dĩ nhiên, những giọt nước mắt ấy cũng là những giọt nước mắt chẩy xuôi! Nhưng có những giọt nước mắt mà mẹ tôi dành cho tôi cách rất đặc biệt. Chúng đặc biệt mà cho đến bây giờ mỗi lần nhớ lại, tôi không khỏi xúc động, nghẹn ngào.

     

    Thời gian đó, khi tuổi đã già và sức khỏe đã yếu, tôi hằng ngày vẫn điện thoại về thăm bà, và nhắc nhở các em, các cháu lo săn sóc cho bà. Thầy tôi đã qua đời trước đó, còn lại mình bà, bởi đó, hễ mỗi lần tôi nghe điện thoại reo là hồi hộp. Tôi sợ nhất là nếu có mệnh hệ gì tôi không được gặp bà trước lúc bà lìa trần thì đối với tôi là một bất hạnh. Trước đó lúc thầy tôi qua đời, ông đã bảo con cái dấu không được báo cho tôi biết vì sợ tôi tốn kém đi về, sợ tôi mất việc, sợ đủ thứ. Chính vì vậy, mà nếu lần này trước khi mẹ tôi qua đời mà tôi không được gặp thì không biết như thế nào.

     

    Rồi chuyện gì đến cũng đến, đó là buổi chiều của một ngày trong tháng Sáu… Em gái tôi gọi từ Việt Nam qua báo tin sức khỏe của mẹ tôi yếu lắm. Không biết bà còn sống được bao nhiêu lâu. Tôi hồi hộp quá, và nói với em tôi rằng nói với mẹ ráng chờ anh về.

     

    Tình mẹ thương con ôi thật lạ lùng. Mẹ tôi nằm đó trên giường bệnh mắt nhắm nghiền, không nói gì nhưng vẫn hoi hóp thở để chờ gặp đứa con trai đầu lòng của bà. Còn tôi, ngồi trên máy bay mà trong lòng hồi hộp. Dường như hôm đó máy bay bay hơi chậm! Và khi máy bay vừa hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn Nhất, tôi đã liên lạc ngay với mấy đứa cháu đang chờ tôi bên ngoài.

     

    Không cần quan tâm đến những gì đang xảy ra chung quanh, tôi vội vã lên xe nôn nóng về gặp mẹ. Trên đường từ phi trường về, tôi lo là không biết niềm hy vọng gặp mẹ lần cuối của tôi có đạt được hay không. Tôi sợ nhất là khi về mà mẹ đã ra đi…

     

    Ngồi trên xe mà lòng tôi bồi hồi xao xuyến. Mấy đứa cháu thấy tôi sốt ruột thì an ủi: “Bác yên tâm, trước khi đi đón bác bà biết và bà nói muốn gặp bác. Chạy như vầy là tương đối nhanh rồi. Sợ lỡ bọn công an nó thổi lại thì còn lôi thôi hơn nhiều, mệt lắm bác ơi!”

     

    Cuối cùng thì xe cũng về đến nhà. Tôi chạy vào bên giường mẹ hôn lên trán mẹ, và nói: “Mẹ ơi! Con đã về rồi mẹ. Mẹ ơi, con yêu mẹ!”  

     

    Tôi không thấy bà phản ứng gì nhưng chỉ thấy một số những giọt nước mắt ứa ra từ hai cặp mắt đã nhắm nghiền của mẹ. Tôi hiểu là bà đã chờ tôi. Và tôi biết đây là những giọt nước mắt cuối đời của mẹ chỉ dành riêng cho tôi. Những giọt nước mắt cuối cùng mà mẹ tôi không bao giờ chảy ra cho bất cứ ai.

     

     

    Năm phút sau, mẹ tôi đã trút hơi thở cuối cùng khoảng 12 giờ 30 trưa. Hôm đó là ngày 12 tháng 6 năm 2015!

     

    “Nước mắt mẹ chảy xuôi!”

     

    Mẹ ơi, giờ này trên nơi cao xanh kia cùng với thầy và các em của con hẳn mẹ không còn khóc nữa. Xin mẹ hãy nhìn xuống và chúc phúc cho chúng con. Mẹ đừng khóc nữa, nhưng hãy mỉm cười, vì những giọt nước mắt cuối cùng của mẹ con đang giữ trong tim.  

     

    “Cha như hoa phấn giữa trời.

    Thiên thu tình mẹ, rạng ngời tâm can”.   

     

     

    Ngày của Mẹ,

    8 tháng 5 năm 2022

     

     

      ----------------------------------------

     

     

     

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - TĨNH CAO - MẸ CHỒNG NÀNG DÂU

 

  •  
    Tinh Cao
    Fri, Apr 29 at 10:24 AM
     
     
    Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,
     
    Trong bài Giáo lý về mẹ chồng và nàng dâu chưa từng có này, chúng ta thấy vị giáo hoàng đương kim Phanxicô của chúng ta đã huấn dụ chúng ta rất thực tế và thấm thía ở những câu tiêu biểu chính yếu như sau:
     
    "Sách Rút, một viên ngọc quý của Kinh Thánh. Dụ ngôn Rút làm sáng tỏ vẻ đẹp của mối liên kết gia đình: được tạo nên bởi mối quan hệ vợ chồng, nhưng còn vượt xa nó....
     
    "Cuốn sách nhỏ này cũng chứa đựng một giáo huấn quý giá về giao ước của các thế hệ: là nơi tuổi trẻ chứng tỏ khả năng khôi phục lòng nhiệt huyết cho tuổi già; và tuổi già tái khám phá khả năng mở lại tương lai cho những người trẻ bị thương tích...
     
    "Hãy nhìn lại mối quan hệ của bạn với mẹ chồng / mẹ vợ: đôi khi họ hơi đặc biệt, nhưng họ đã cho bạn tình mẫu tử của vợ / chồng bạn, họ đã cho bạn tất cả...
     
    "Tôi cũng muốn nói với các bà mẹ chồng / mẹ vợ rằng: hãy cẩn thận với cái lưỡi, vì cái lưỡi là một trong những tội xấu nhất của các bà mẹ chồng / mẹ vợ, vậy nên hãy cẩn thận...  
     
    "Rút đã chấp nhận mẹ chồng và làm cho bà sống lại. Và bà Na-ô-mi lớn tuổi chủ động mở lại tương lai cho Rút, thay vì chỉ biết hưởng thụ sự đỡ nâng của cô".
     
    Giờ đây, chúng ta hãy theo dõi toàn bài Giáo lý của ĐTC ở những cái links tùy nghi dưới đây:
     
     
     
     
    bé tĩnh

     

    bé tĩnh

     

     

     

     

    --

 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - CẦN GIÁO DỤC CON CÁI


  •  
    Chi Tran

     
     
     
     


    CẦN THAY ĐỔI CÁCH GIÁO DỤC CON CÁI CHO HIỆU QUẢ

     

    Chính tình yêu thương từ cha mẹ mà con cái được cảm hóa, được rung động con tim và cảm thấy mình được sự bình an, hạnh phúc trong gia đình...

     

    Ngày 01/04, nam sinh ở chung cư Văn Phú Victoria – Hà Đông, đã nhảy lầu tự tử do áp lực học hành. Trước khi ra đi vĩnh viễn, em đã để lại lá thư tuyệt mệnh. Trong thư, nam sinh lớp 11 trường chuyên Hà Nội – Amsterdam đã xin lỗi bố mẹ và giải thích lý do tự tử. Em đã quá mệt mỏi với áp lực học hành từ cha mẹ… em còn nhiều ước ao, dự phóng chưa thực hiện, nhưng năng lượng tiêu cực quá lớn, đè nén trên em lâu dài. Có lẽ, em chưa được đồng cảm, sẻ chia và thấu hiểu từ mọi người. Em đã chọn cách tự tử để giải thoát mình khỏi những mệt nhọc, căng thẳng này.

     

    Từ tai nạn đáng buồn trên, có lẽ đã đến lúc các bậc cha mẹ cần xem lại cách thức giáo dục con cái sao cho hợp lý, hiệu quả. Thật vậy, chẳng thể quy hướng toàn bộ lỗi lầm cho nam sinh bông bột này, nhưng thiết nghĩ cũng cần xem lại cách giáo dục từ các bậc sinh thành. Giáo dục con cái là quyền và bổn phận của các bậc cha mẹ, thế nhưng quyền và bổn phận ấy cần đặt trên nền tảng tình yêu thương, tình phụ tử, mẫu tử. Do đó, nếu cha mẹ giáo dục con cái mà thiếu vắng tình thương, hoặc không biết cách diễn tả tình thương ấy thì đây là một cách giáo dục chưa thiện toàn. Bởi vì một khi, các bậc cha mẹ còn theo kiểu cách giáo dục mang tính ép buộc, độc đoán, gia trưởng… trên con cái, bắt chúng phải nghe lời mình mà thiếu sự đồng hành, đối thoại, lắng nghe… thì áp lực nơi những người con là khó tránh khỏi.

     

    Trong lá thư tuyệt mệnh, nam sinh 16 tuổi này viết: “…bố một người dễ nóng, ít quan tâm, ít tham gia nhưng luôn muốn có cái nhìn hiểu biết…mẹ rất quan tâm nhưng luôn làm sai, luôn thái quá và dần anh mày chả còn thấy cái ích của việc chia sẻ khi mà ý kiến của mình chẳng thực sự quan trọng…” Những lời sau cuối này mang sắc thái bi quan, tiêu cực, nặng nề mà nam sinh nay đã từng ngày ấm ức chịu đựng.

     

    Nếu như người cha bớt nóng hơn và quan tâm con hơn, người mẹ lắng nghe chân thành, thấu cảm thực sự và tôn trọng ý kiến của con… có lẽ kịch bản bi thương của nam sinh đã không xảy ra. Việc kiến tạo nên bầu khí ấm cúng trong gia đình là rất cần thiết không chỉ để giữ hòa khí, hạnh phúc, bình an mà còn là điều kiện tiên quyết trong việc giáo dục con cái. Nếu gia đình có cha mẹ, con cái sống lành mạnh, cởi mở, hòa thuận, lắng nghe, tôn trọng, lạc quan và tin tưởng lẫn nhau… thì gia đình ấy sẽ hạnh phúc biết bao.

     

    Dẫu biết rằng, giữa các thế hệ trong gia đình con những khoảng cách về tuổi tác, về lối suy nghĩ, hành động… và lỗi sống mỗi thời mỗi khác. Nhưng, việc tìm hiểu tâm lý của con cái là điều hết sức cần thiết với các bậc cha mẹ. Hãy biến những bức tường ngăn cách là những ngăn trở về định kiến, tuổi tác, kinh nghiệm sống… thành những cầu nối yêu thương, lắng nghe, thấu hiểu và cảm thông… Nhờ đó khoảng cách của sự khác biệt sẽ rút ngắn, “hố sâu” của tâm lý lứa tuổi sẽ được vơi dần. Giáo dục chính là lắng nghe, thấu hiểu, đồng cảm, đối thoại và định hướng, và tất cả những kỹ năng này được xuất phát từ tình yêu thương.

     

    Bên cạnh những kỹ năng giáo dục con cái trên, kiên nhẫn là một đức tính mà không chỉ con cái mà cả các bậc cha mẹ cần có khi đối thoại và lắng nghe lẫn nhau. Đừng bao giờ tỏ vẻ thất vọng, nán chỉ trong việc giáo dục con cái mà buông ra những lời cay đắng với chúng. Trong trong sách Nghệ Thuật Nói Hay, tác giả Nhiệm Văn Cật kể một câu chuyên như sau: “Ở Nhật Bản, có một thiếu niên nằm trên đường rây tàu hỏa tự sát. Qua điều tra của cảnh sát, cái chết của thiếu niên này bắt nguồn từ lời nói của người cha. Người tự sát là học sinh cấp hai. Đêm đó, do mải xem tivi không làm bài, người cha chửi độc một câu: “thật là đồ đầu óc lợn, không bằng chết đi cho xong.” Chính câu nói này dẫn đến bi kịch trên.” Nếu người cha trong câu truyện trên biết kiềm chế cơn giận và nhắc nhở người con với những lời nói nhẹ nhàng hơn thì có lẽ câu chuyện đáng buồn trên đã không xảy ra.

     

    Tựu trung, ngang qua vụ việc tự tử của em L.N.N.M. (16 tuổi, trú tại tầng 28 V1, chung cư Văn Phú Victoria). Thiết nghĩ đã đến lúc các bậc cha mẹ cần xem lại cách giáo dục con cái của mình sao cho hiệu quả và hợp lý. Có lẽ, cách giáo dục xưa cũ mang tính gia trưởng, độc đoán, hay mang tính sĩ diện… cần thay bằng cách thức đồng hành cùng con, quan sát, lắng nghe, hiểu thấu tâm sinh lý, ước vọng và cả những góc khuất, hạn chế từ nơi con, để cha mẹ giúp con học tập tốt, triển nở không chỉ thể lý nhưng là tâm lý, tâm cảm và cả tâm linh. Cha mẹ cũng cần làm gương sáng chon con, kiên nhẫn giáo dục với những phương pháp hiệu quả và tất cả cần đặt trên nền tảng tình thương. Chính tình yêu thương từ cha mẹ mà con cái được cảm hóa, được rung động con tim và cảm thấy mình được sự bình an, hạnh phúc trong gia đình và tự do phát triển cuộc đời mình trong sự đồng hành, trợ lực dõi bước theo của cha mẹ trên mỗi chặng đường đời.

     

    Tham khảo

    https://www.facebook.com/watch?v=277904887850077

    Học Viên Minh Đức S.J.(dongten.net)

     
     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - LỜI NGUYỀN RÚA CỦA CHA MẸ

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     


    LỜI NGUYỀN RỦA CỦA CHA MẸ LÀM HẠI CON CÁI
     
    Trong phần 4, chương 13 của tác phẩm The Autobiography of St. Anthony Mary Claret, tạm dịch là tác phẩm Tự Thuật của Thánh Anthony Mary Claret, ngài đã kể những câu chuyện thật của chính những người cha mẹ đã nguyền rủa con mình rồi chịu đau khổ vì hậu quả của lời nguyền rủa ấy
    Sau đây là lời kể của Thánh Anthony :
    " 1. Ngày 18/6/1864, khi tôi ở thủ đô Madrid thì có một phụ nữ đến gặp tôi. Bà ta đau khổ nên đến xin tôi an ủi và khuyên nhủ bà. Bà có một con trai thường thích đi chơi và đàn đúm vào ban đêm với chúng bạn. Dù bà mẹ cấm đoán nhưng đứa con không vâng lời bà. Trong một đêm nọ, bà giận dữ nguyền rủa con mình:
    - “ Mày không vâng lời tao thì cho công lý bắt mày.”
    Vời lời chúc dữ ấy, đứa con bà cũng các bạn đi chơi. Cuối cùng cả bọn bị bắt vì chọc phá một phụ nữ. Rốt cuộc các bạn của con bà được thả về còn con trai của bà chịu hình phạt đến 15 năm lao động khổ sai. Bà hối hận vì lời chúc dữ của bà đã trở thành sự thật.
    2. Ngày 25 tháng 11 năm 1864, một phụ nữ khác thuộc vùng Madrid kể rằng bà có một đứa con gái vui vẻ và linh hoạt. Cháu được 9 tuổi. Một ngày kia, cháu nghịch ngợm làm cho bà mẹ giận. Bà liền chúc dữ cho con bà:
    - “Xin cho mày chết đi cho rồi.”
    Lúc ấy đứa con bà đang mạnh khoẻ bỗng lập tức lâm bịnh và chết yểu. Bà mẹ biết rằng vì lời nguyền rủa của mình mà con bà chết nên bà đau khổ, khóc lóc không ngừng.
    3. Ngày 10/1/1865, một người mẹ khác kể rằng bà có 2 con gái, một người 20 tuổi và một người mới 11 tuổi. Khi người con gái lớn đau gần chết, bà buột miệng nói:
    - “Nếu đứa con gái nhỏ chết đi thì tốt hơn!”
    Sau đó ít lâu, đứa con gái nhỏ của bà bị giết chết một cách oan ức. Số là một người đàn ông bắt cóc em, hãm hiếp và giết em rồi vứt xác em ra ống cống.
    4. Ngày 15/3/1865, một phụ nữ kể cho tôi nghe rằng bà sống lần lượt với 3 người đàn ông mà người nào cũng hứa rằng sẽ cưới bà, nhưng rồi cả ba người đều bỏ rơi bà. Bà đau khổ nguyền rủa cả ba người cho chết đi theo cách mà bà muốn. Sau đó, cả 3 người đều chết cách thảm thiết y như lời rủa của bà.
    Tôi đã nghe và thấy những lời nguyền rủa làm cho nhiều nạn nhân chết tức tưởi. Chuyện này xẩy ra khắp nơi, ở mọi giới, nhưng lời nguyền rủa có tác dụng nguy hiểm nhất là khi mà cha mẹ nguyền rủa con mình, vợ chồng nguyền rủa nhau, chủ nguyền rủa người giúp việc, những người yêu nhau nguyền rủa nhau.”
     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - NGƯỜI ẤY LÀ AI?

 
 
 
 
 
NGƯỜI ẤY LÀ AI
TỔNG THỐNG UKRAINE
Người chẳng cùng tôi lỡ hẹn hò
Chưa từng thề kết tóc se tơ
Xa xôi đến muôn ngàn vạn dặm
Sao bỗng ngùi thương quá bất ngờ
Trân trọng người chiến sĩ sắt son
Mang trên vai trách nhiệm sống còn
Phải giữ lấy giang san dân tộc
Lèo lái con thuyền vượt bão giông
Bão đạn mưa bom phải đâu trò chơi
Thịt nát xương tan số phận con người
Càng căm giận Putin gây chiến
Khiến muôn người máu đổ đầu rơi
Mỗi phút mỗi giây đọc tin chiến sự
Xót dạ thắt lòng Ukraine cửa nát nhà tan
Yêu ánh mắt dáng người bất khuất
Mười mất một còn vẫn khí tiết hiên ngang
Dẫu chẳng bao giờ vẹn trúc mai
Nhưng bóng chàng sẽ mãi không phai
Với dân tộc viết lên danh sử
Bằng sinh mệnh mình để tổ quốc có tương lai
Dù có ra sao ,Ukraine thua thắng
Zelensky sẽ mất hay còn
Cả thế giới phải cúi đầu cảm phục
Anh hùng quyết tử giữ quê hương
Feb 14/2022
 
 -----------------------------------------------