6. Văn Hóa & Gia Đình

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - VỢ CHỒNG UKRAINE TỪ BIỆT ĐI CHIẾN ĐẤU

  •  
    Kim Vu CHUYỂN


    Objet: Fw:  Người dân Ukraine TỪ BIỆT NHAU ĐỂ RA CHIẾN TUYẾN...
     


    Subject: Fw: Người dân Ukraine TỪ BIỆT NHAU ĐỂ RA CHIẾN TUYẾN...
     
     
     
     
     
     
                                                                                                   Người dân Ukraine
                      TỪ BIỆT NHAU ĐỂ RA CHIẾN TUYẾN

     
     
                                                   
    Inline image

     
    On Monday, March 07, 2022, HUY DANG <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.> wrote:
     
     
                                                                                          Cầu nguyện cho đất nước Ukraine
                                                     TẠM BIỆT CON, CHA XIN LỖI
                                                                                                               
                                                              
    Inline image
     
                                    
     
     
     
                                    
     
     
     
                                    
     
     
     
                                    
     
     
              Buồn nào hơn giờ phút giã từ con để ra chiến trường !
    😭 Sự lựa chọn này cha không chọn lựa
    Là sứ mệnh, là tiếng gọi thiêng liêng, là tình ái quốc, là sức mạnh kiêu hùng của dân tộc, là tương lai của con, của vợ, của chồng, của đồng bào, của đất nước chúng ta
     
                 TẠM BIỆT CON, CHA XIN LỖI !
                              Rồi mai này con đi qua cuộc chiến
                             Lịch sử rồi sẽ phán xét kẻ xâm lăng
                            Đi nhé con, đến nơi bình yên khác
                            Nơi có mặt trời, và con sẽ lớn khôn
                            Ngày trở lại nếu cha không còn nữa
                           Hãy nhớ nơi này, cha mãi là quê hương.
     
     
     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - NGÀY PHỤ NỮ QUỐC T61 TẾ 8/3

  •  
    Kq Le Van Hai
    Tue, Mar 8 at 12:52 PM
     
     
     

    Hôm nay ngày 8 tháng 3!

     

    Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8 tháng 3: Ngày dành cho Phái đẹp, để được cả Thế Giới chú ý ngưỡng mộ và yêu thương!

    *Thật ra Ngày Phụ Nữ Quốc Tế bắt nguồn, có gốc từ Mỹ, nhưng Cộng Sản đã làm hoen ố ý nghĩa cao đẹp. Chúng đã  lợi dụng ngày này, với mục đích chính trị đen tối. Xúi phụ nữ vùng dậy, đình công tranh đấu, cho một mô hình, tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa!

    Mỗi năm, bên cạnh những ngày lễ thế giới mừng chung, Phụ Nữ còn có riêng một ngày mừng đặc biệt, là ngày hôm nay! Ngày 8 tháng 3! Để được cả xã hội, cả con người quan tâm. Tôn vinh bởi những hy sinh, đóng góp to lớn của họ, dành cho chồng con trong gia đình, và xa hơn nữa, là những hy sinh cho đất nước. Nhân ngày đặc biệt này, cùng nhau tìm hiểu, chút nguồn gốc lịch sử, cũng như ý nghĩa cao đẹp của ngày này, người Mỹ gọi là (Happy Women's Day!) Mừng Ngày Quốc Tế Phụ Nữ!

    Chút lịch sử ngày 8 tháng 3

    Lịch sử ngày 8 tháng 3, bắt đầu xuất hiện kể từ khi phong trào công nhân nữ ngành dệt may tại các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ cuối thế kỷ 19. Do bị trả lương rẻ mạt, ép giờ giấc làm việc quá tải và điều kiện khó khăn, nên họ đã quyết định đứng dậy biểu tình phản đối, chế độ bóc lột của giới chủ nhân tại thành phố New York. Ngày 8 tháng 3 năm1857. Sau đó, thành lập nên công đoàn bảo vệ, giành quyền lợi cho phụ nữ vào năm 1859.

    Cuộc đấu tranh này, của những nữ công nhân nước Mỹ, đã đánh thức lương tâm con người! Đã là bước đầu, tạo nên một làn sóng cổ động, hoan hô mạnh mẽ cho quyền lao động nữ giới. Đã được lan rộng mau chóng đến các quốc gia khác. Đặc biệt là ở những quốc gia phát triển công nghệ tiên tiến lúc bấy giờ. Như ở Âu Châu.

    50 năm sau, vào ngày 8 tháng 3 năm1908, một cuộc biểu tình khổng lồ, với gần 20 ngàn người, đặc biệt là toàn phụ nữ! Tại New York, đã xuống đường biểu tình rầm rộ, đòi thực hiện các quyền lợi. Như tăng lương, giảm giờ làm việc, trả lương trong thời gian sinh con…

    Cộng Sản, qua Đảng Xã Hội Mỹ, nhân ngày 28 tháng 2 năm1909. Đảng Xã Hội đã cộng tác với Hiệp Hội Công Nhân May Mặc Quốc Tế, đã  chiếm công tổ chức lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ Nữ lần đầu tiên. (Như CS VN chiếm công người Quốc Gia, phất cờ đỏ trong cuộc biểu tình tại Quảng Trường Ba Đình)

    Từ đó, họ dành công đấu tranh này, để quảng bá ngày Quốc Tế Phụ Nữ, là do công của Đảng Xã Hội Mỹ mới có.

    Họ còn tổ chức một Đại Hội Phụ Nữ Quốc Tế Xã Hội Chủ Nghĩa, tại thủ đô Đan Mạch, chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc Tế Phụ Nữ.

    Chỉ cho đến năm 1977, Liên Hiệp Quốc mới chính thức công nhận ngày lễ này (còn gọi là Ngày Nữ Quyền và Hòa Bình Quốc Tế) Kể từ đó cho đến nay, và hôm nay, 8 tháng 3 hàng năm, đã trở thành ngày đặc biệt, để toàn xã hội dành tặng, gởi lời yêu thương tới “một nửa thế giới xinh đẹp”.

    Ý nghĩa cao quý ngày 8 tháng 3

    Với những đấu tranh bền bỉ, suốt một thời gian dài, để chuyển những suy nghĩ lệch lạc về giới tính, như người Tầu có câu: “Thập nữ viết vô, nhất nam viết có!” (Mười con gái chỉ là con số không, một con trai mới công nhận là có!) Để được công nhận quyền bình đẳng, với nam giới trong xã hội văn minh như ngày hôm nay.

    (Phần này ý kiến của riêng tôi thôi.)

    Nhưng than ôi, quyền phụ nữ đã đi quá đà như xã hội Mỹ này. Xếp đàn ông càng ngày càng tuột hạng, dưới cả xe hơi, sân cỏ, con mèo, con chó! Nên đàn ông, chẳng thấy tha thiết, mặn mòi với ngày lễ này cả! Chỉ được mừng ở những quốc gia còn thiếu nữ quyền mà thôi. Còn đàn ông ở Mỹ đã bị đè bẹp dí như con gián từ lâu, phụ nữ tranh đấu hơn nữa, làm sao còn đất sống! Đàn ông ở Mỹ, muốn có hạnh phúc, phải đầy đủ “công dung ngôn hạnh” như phụ nữ, phải biết rửa chén, quét nhà, cho con bú dzú! ý quên, bú…sữa bình! “Vợ gọi thì dạ! bẩm bà con đây!” Còn kèm theo bổn phận chở đi, mua sắm, ăn nhà hàng, tối thì vợ lại ngủ với…chó! với mèo. (Xin lỗi vì nhắc đến ngày này, nỗi uẩn ức, chứa đựng lâu ngày, tuôn ra như suối, không cản ngăn được!)

    Ở Miền Nam Việt Nam, trước 75. Mừng ngày này, liên kết với ý nghĩa lịch sử. Là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Vừa là vua, vừa là nữ tướng đầu tiên của đất Nước Âu Lạc, có công đánh đuổi giặc Tầu, ngoại xâm phương Bắc.

    Nhiều quốc gia còn nhắc nhở các công dân “vai u thịt bắp” của mình, nhớ kỷ niệm ngày này, là dịp để phái mạnh với bó hoa, bày tỏ sự tri ân người bạn đời của mình. Xa hơn nữa, cảm ơn và thể hiện tình yêu với Bà, Mẹ, Đồng Nghiệp Nữ, hay Bạn Gái (Nhưng những bạn trai có gia đình, đừng tặng hoa cho cô hàng xóm, sẽ gặp rắc rối ngay!)

    Phụ nữ trong xã hội hiện đại, thật cao quý, họ đóng vai trò vô cùng quan trọng không thua gì nam giới, không một lãnh vực ngày xưa chỉ dành cho nam giới, giờ họ đã có mặt của họ khắp nơi. Kể cả người Lính trên chiến trường! Không chỉ đảm nhiệm thiên chức làm mẹ cao cả, hy sinh tuổi trẻ để lo cho gia đình, mà còn giỏi giang trên bất cứ lãnh vực nào. Góp phần xây dựng đất nước, xã hội vững mạnh. Chính bởi những lý do này, toàn thể cả xã hội luôn luôn biết ơn, trân trọng và thương yêu. Thế giới mà vắng họ khác gì…sa mạc! những bông hoa sống, tươi đẹp nhất con người! món quà tuyệt hảo nhất từ Thượng Đế.

    Để kết thúc bài này, xin kể một chuyện vui có thật!

    Kỹ sư Henry Ford, người sáng chế ra chiếc xe hơi, khi chết được gặp Thượng Đế.

    Thượng Đế hỏi Ford:

    -Ta biết ngươi là kỹ sư sáng chế, nên muốn hỏi ngươi, nghĩ gì về sản phẩm “phụ nữ” mà Ta chế, có lỗi lầm gì không?

    Ford trả lời:

    -Nếu Ngài đừng trách, vì hỏi vào vấn đề chuyên môn, tôi phê bình thẳng, xin Ngài dừng giận. Tôi chưa bao giờ thấy sản phẩm nào tệ đến như vậy! Sản phẩm “đàn bà” mà Ngài chế, đủ thứ lỗi lầm nghiêm trọng. Mẫu mã thì thì không được bằng phẳng, nhô lên, nhô xuống, không cần thiết, làm cản sức gió, nên khi đi, thì ẹo qua ẹo lại! Dàn nhún không chắc, tài xế chưa ngồi, đã ưỡn lên, ưỡn xuống! Còn bộ phận điện, thì ôi thôi là chán, tệ ơi là tệ. Lúc thì có điện, lúc thì không, mỗi lần đề máy rất khó khăn. Cái radio thì không có nút tắt! không có nút điều chỉnh, điếc cả cái tai! Còn lầm lẫn tệ hại nhất về kỹ thuật thiết kế, ở bộ phận lỗ đổ nhớt, xả nhớt. Cả hai nằm sát bên nhau, chẳng phân biệt được lỗ nào. Hai lỗ lại không có nắp dậy, nên nước nhớt, cứ chảy ào ào, tùm lum! Thôi không kể nữa, sợ Ngài giận.

    Thượng Đế mỉm cười nói:

    -Ta công nhận, sản phẩm xe hơi nhà ngươi thiết kế thật hoàn hảo, nhưng chỉ chưa đầy 20% con người, dùng sản phẩm của ngươi mà thôi. Còn sản phẩm của ta đầy khiếm khuyết, vậy mà 95% con người đang dùng! Ai cũng ao ước có! Chính ngươi cũng dùng sản phẩm của Ta mà!

    Nói tới đây, thì có giọng phụ nữ gọi Ford:

    -Mình đó hả? Gớm! Nhớ quá phải không? Mới chết có mấy ngày, mà anh đã lại mò lên đây tìm em!

    Kiếm chút nụ cười vui vẻ trong ngày lễ, có đụng chạm, xin được thứ lỗi.

    Viết lén trong ngày 8 tháng 3.

    LVHải

    Nhân ngày Mừng Phụ Nữ Quốc Tế, chiêm ngưỡng những Nữ Chiến Binh của Ukraine, đang cầm súng chiến đấu cho một Ukraine độc lập tự do. Đang bị xâm lăng bởi quân đội Nga, dưới sự chỉ huy bởi bạo chúa Putin!

    --------------------------

     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     

     

     

     

     

     

    --
    *********************************

     

VĂN HÒA VÀ GIA ĐÌNH - TS DUYỆT

  •  
    DM Tran
    Fri, Feb 25 at 1:16 PM
     
     

    NHỮNG THÁCH THỨC VÀ NHU CẦU GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

     

    Trần Mỹ Duyệt

     

    Nếu bạn hỏi một em bé khoảng 5 tuổi trở lên “Lớn lên em sẽ làm già?” Câu trả lời tùy vào ảnh hưởng gia đình, ảnh hưởng môi trường và học đường. Các em nhỏ ở Mỹ trước thường thích lớn lên làm cảnh sát, lính chữa lửa. Nhưng sở thích đó giờ đây đang thay đổi dựa theo đà phát triển của xã hội, khoa học. Bây giờ có em thích làm cô giáo, phi công, phi hành gia, khoa học gia, bác sỹ, y tá, nha sỹ, dược sỹ, luật sỹ hoặc bác sỹ thú y…Tóm lại, những hình ảnh về một nghề trong tương lai của các em không phản ảnh quan niệm trước đây là con cái thường theo gót của cha mẹ.

     

    Nhưng có tới 75% bậc phụ huynh thì muốn rằng con mình sau này sẽ học và có một nghề trong lãnh vực STEM (Science -Khoa học, Technology - Kỹ thuật, Engineering - Kỹ sư, và Mathematics - Toán học). Lý do vì những chuyên môn này sẽ dẫn đến những ngành nghề liên quan đến khoa học, phát minh, y tế, và sự phát triển của nhân loại.

     

    Còn lại, khoảng 50% cha mẹ thì cho rằng con cái muốn làm gì là tùy sở thích và khả năng của chúng. [1]

     

    Nếu ở tuổi 5 tuổi trẻ lên, các em bắt đầu chú ý đến những việc làm sau này các em thích, dựa trên sự ưa thích cá nhân, và cảm tình. Nhưng phải chờ đến khoảng 15, 16 hoặc 18 tuổi, đa số các em mới có một cái nhìn rõ ràng về tương lai của mình. Rõ ràng nhất là tuổi 15, khi các em bắt đầu phát triển những sở thích và tài năng thích hợp với một ngành nghề trong tương lai. Tuy nhiên, ở một số em việc chọn lựa một ngành nghề vẫn gặp khó khăn. Có những trường hợp “nghề chọn mình, chứ không phải mình chọn nghề”. Và đó cũng là lý do nhiều người đã phải thay đổi nghề nghiệp đến 2 hoặc 3 lần.

     

    Nhưng dù con em muốn học ngành gì, phụ huynh muốn con mình sau này sẽ trở thành như thế nào, cái đó không nhất thiết quan trọng. Là một bác sỹ, nha sỹ, dược sỹ, tiến sỹ, luật sỹ, kỹ sư, giáo sư… như như thế nào mới quan trọng. Và đây là cái mà cha mẹ phải chuẩn bị cho các con ngay từ khi chúng còn đang trong vòng tay ấm của gia đình.

     

    Nhưng dậy những gì?

     

    “Dậy con từ thuở lên ba” (Ca dao tục ngữ).

     

    Theo quan niệm giáo dục, và theo truyền thống giáo dục từ xưa, những đứa trẻ trong các gia đình cần được dậy cho biết lễ nghĩa, luân thường, đạo đức. Theo  Ca dao tục ngữ Việt Nam là: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, và “Tiên học lễ, hậu học văn”. Như vậy, quan niệm của xã hội xưa thì đàn ông, con trai phải lấy chữ trung làm đầu, đàn bà, con gái thì phải quyết giữ tiết hạnh. Một truyền thống giáo dục quý báu của dân tộc mà ngàn đời cha ông đã truyền lại cho con cháu. Mở đầu tác phẩm nổi tiếng Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã viết hai câu thơ: “Trai thời trung hiếu làm đầu. Gái thời tiết hạnh làm câu sửa mình.” [2]

     

    Đọc qua những đòi hỏi đạo đức trên tưởng chừng như cha ông mình ngày xưa cổ hủ, lạc hậu và quá chú trọng vào hình thức, lễ nghĩa. Nhưng thực ra, nếu đem so sánh những kinh nghiệm trên với cái nhìn của khoa tâm lý giáo dục ngày nay thì không những không lạc hậu, bi quan mà còn là một điều hết sức cần thiết.

     

    Tuổi trẻ ngày nay đi hoang, sa đọa và coi thường giá trị căn bản của đời sống. Đời sống hôm nay như mất ý nghĩa và vô vọng. Giầu sang có, xe hơi có, nhà lầu có, những tiện nghi của khoa học hiện đại có, nhưng lòng người thì vô tâm, vô cảm, buồn phiền và chán ngán. Hoang đàng, vung vít trong tình yêu. Lẫn lộn yêu với đam mê, dục vọng. Lẫn lộn danh dự với danh giá hão huyền. Lẫn lộn giầu sang với bon chen, chộp giật và mánh mung. Hậu quả dẫn tới coi thường hôn nhân, ly thân, ly dị như thay đổi áo quần. Yêu nhau đồng tính, hôn nhân đồng tính. Nhân phẩm và mạng sống bị coi thường. Sau một thời gian dài ngừa thai, giờ thì phá thai được công khai và luật pháp hóa. Tất cả là kết quả của một nền “văn minh sự chết” (St. Gioan Phaolô II), của một nền luân lý tương đối (Moral realism).  

     

    Mục đích của giáo dục hiện nay

     

    Nhìn vào chương trình học hiện nay, có thể nói rằng những môn học cùng với việc giảng dậy có căn bản từ những công trình nghiên cứu bởi các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục. Nhưng một điều xem như rõ ràng là mục tiêu của nền giáo dục này là để trao cho học sinh, sinh viên những kiến thức, những kỹ năng cần để họ có thể phát triển hết tiềm năng của mình.

     

    Theo Barbara Danza, tác giả của các bài viết giá trị chú trọng đến những thách thức và hoàn cảnh nuôi dạy con trong thời hiện đại, và những chủ đề liên quan đến lựa chọn giáo dục gia đình, thì ngay từ nhỏ, các em cần được giáo dục về:

     

    Giao tiếp: Với truyền thống văn hóa cởi mở, tôn trọng phẩm giá con người tại các nước Tây Phương, thì đây là điều mà phụ huynh cần phải dậy con em mình ngay khi chúng còn trên gối mẹ. Điều này dễ hiểu và dễ phân biệt khi một em bé Việt Nam đứng bên một em bé Mỹ hay Pháp. Cách nói năng, biểu lộ tình cảm hoàn toàn khác nhau. Một bên khúm núm, sợ hãi, rụt rè, tự ty, còn một bên cởi mở, thoải mái, và tự tin.

     

    Đây là điều mà nền giáo dục Việt Nam, cũng như các cha mẹ Việt Nam cần một cái nhìn nhân bản dựa trên giá trị của con người khi theo dõi, và hướng dẫn các em từ lúc gửi đi vườn trẻ, cũng như tiếp tục sau này khi các em bước vào trung học. Một em bé ngoan, lễ phép, lịch sự không có nghĩa là phải cúi đầu, khép nép, và không được nhìn thẳng vào cha mẹ, người lớn khi nói năng, trao đổi.     

     

    Suy luận: Một trong những lợi ích của việc học toán, ngoài những ứng dụng thực tế đối với những ai sẽ theo đuổi về kỹ thuật, khoa học, và ngoài những ứng dụng trong việc hoạch định tài chính, môn toán dạy ta cách lý luận. Suy nghĩ có luận lý (logic) sẽ giúp các em khi lớn lên biết phân tích và định giá các công việc, giải quyết các vấn đề.

     

    Tại Hoa Kỳ hay tại những quốc gia tiên tiến Tây Phương, ngoài khả năng luận lý trong toán học, phân tích mọi chuyện, các em nhỏ còn được dậy cách trực diện và đặt những vấn đề với cha mẹ khi ở nhà. Lý luận học còn dậy các em biết xem xét những lập luận, những quan điểm trên phương diện lý tính, vì thế, trẻ em có thể sử dụng những yếu tố mang tính ngụy biện và đặt những giả thiết. Một con dao hai lưỡi, đó cũng là lý do mà phụ huynh cần phải chuẩn bị để không cảm thấy ngỡ ngàng, hoặc bị xúc phạm khi con cái mình có những thái độ thẳng thắn, thực tế khi nói chuyện, trao đổi về những vấn đề trong cuộc sống.

     

    Lịch sử: “Lịch sử hay sử học (gọi tắt là sử) là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này.” [3]

    Lịch sử sử quốc gia, lịch sử thế giới sẽ giúp con người sống với niềm tự hào về văn hóa, truyền thống, và phong tục của mình. Nhưng lịch sử cũng rất dễ biến thành ngụy sử. Nhiều sử gia nghiên cứu và viết sử với ảnh hưởng chính trị, khuynh tả, hoặc khuynh hữu nhằm bênh vực, ngụy tạo, và hướng dẫn người đọc. Quan niệm về thế giới đại đồng, một trật tự thế giới mới đang làm cho cái nhìn về lịch sử trở nên méo mó, sai lạc. Các bậc cha mẹ, phụ huynh phải quan tâm đến những điều này khi giải thích lịch sử cho con cái.

     

    Nghệ thuật: Các nền văn minh khác nhau trên khắp thế giới đã mang lại những thành quả về văn hóa rất đáng ghi nhận. Cảm quan về thẩm mỹ, vẻ đẹp, thiên nhiên, và con người là thứ mà các em có thể cảm nhận được qua những môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc, kịch nghệ, khiêu vũ, văn học, thơ ca hay bất kỳ hình thức biểu đạt nghệ thuật nào khác. Bổn phận cha mẹ là khám phá và khuyến khích con cái phát triển những tài năng ấy. Một số có thể là nghề nghiệp sau này, và một số sẽ góp phần làm đẹp cho đời khi các em lớn lên.

     

    Phát triển tiềm năng: Tại trường học, mỗi học sinh đều có những ưu điểm riêng biệt, những tài năng thiên phú của chính mình. Các em cần được khuyến khích phát huy những tiềm năng này. Cho dù một cá nhân có mang trong mình tố chất của một văn nhân, một khoa học gia, một nghệ sĩ, một luật sư, một giáo viên, một giám đốc, một người thợ thủ công hay thợ sửa ống nước, thì tiềm năng của mỗi người đều phải nên được phát huy tối đa và tôn trọng.

     

    Phẩm chất đạo đức: Ca dao Việt Nam có câu: “Tiên học lễ hậu học văn.” Đây là truyền thống giáo dục đặc biệt và nổi vượt nhất của người Việt phù hợp với tâm lý giáo dục và tâm lý phát triển. Song song với việc truyền tải những giá trị về kiến thức, tài năng, thì đạo đức học là một phần rất quan trọng trong sứ mạng giáo dục. Nhờ đạo đức, con người mới có được khả năng phân định tốt xấu, để rồi có thể đứng về lẽ phải, biết cất lên tiếng nói công đạo, và sống đời liêm chính.

     

    Rất tiếc ngày nay tại các học đường đang dần dần loại bỏ hoặc coi nhẹ chương trình đạo đức. Do đó, cha mẹ và phụ huynh không thể khoán trắng cho nhà trường về tư cách đạo đức của con mình, nhưng phải quan tâm dậy dỗ chúng từ trong gia đình. Có thể không quá đáng khi nhấn mạnh đến giá trị và thành quả của đạo đức khi nói: “Có đức mặc sức mà ăn.” Nhưng với trào lưu sống hiện nay đang nghiêng về những thành quả vật chất và đời sống duy vật, nên việc thực hành đạo đức là một thử thách rất lớn lao. 

     

    Tôi muốn kết thúc bài viết bằng việc suy tư về một tấm hình mà người bạn đã chuyển cho tôi qua facebook. Trong tấm hình vẽ một người giầu có hai tay sách những vali đầy tiền đang tiến về ngôi mộ của mình. Đứng đón ông là thần chết, và vị thần chỉ tay về phía chiếc thùng chất đầy tiền (có lẽ của những người đã đi trước), và nói: “Tiền để lại đây. Khi chết chỉ được mang theo TỘI, PHÚC mà thôi!”.  

     

     ________

     

    Tham khảo:

    1. https://www.khon2.com › local-news › new-study-reveals...

    2. Trích dẫn từ Lục Vân Tiên của Wikipedia, Bách khoa Toàn thư Mở.

    3. https://vi.wikipedia.org › wiki › Lịch_sử

     

     

     

     

     


VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH- TUỔI TRẺ VÀ TUỔI GIÀ


  •  
    Tinh Cao
    Thu, Mar 3 at 6:02 AM
     
     
    Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,
     
    Dù là Thứ Tư Lễ Tro, bắt đầu Mùa Chay, ĐTC Phanxicô vẫn tiếp tục loạt bài về Tuổi Già đã được ngài bắt đầu từ tuần trước.
    Trong bài giáo lý thứ 2 về tuổi già này, chúng ta thấy được rằng ngài quan tâm đến vận mệnh của chung nhân loại,
    ở chỗ, theo ngài, tuổi già là gốc rễ của tuổi trẻ, mà nếu tuổi trẻ mất gốc thì tương lai nhân loại sẽ bị héo tàn bởi bị bật gốc.
     
    "Lối sống quá vội, điều hiện đang ám ảnh mọi giai đoạn của cuộc đời chúng ta, khiến mọi trải nghiệm trở nên hời hợt hơn và ít “hữu ích” hơn. 
    Những người trẻ tuổi là nạn nhân vô thức của sự phân chia này giữa thời gian trên đồng hồ, cần phải gấp gáp, và thời gian của cuộc sống, đòi hỏi một “sự dậy men” thích hợp. 
    Tuổi thọ cao cho phép trải nghiệm những khoảng thời gian dài và nhận ra những thiệt hại của sự vội vàng.  
     
    "Chính từ chiều kích này, tôi đã mong muốn thiết lập Ngày Ông Bà, vào ngày Chúa Nhật cuối cùng của tháng 7. 
    Sự liên minh giữa hai thế hệ ở hai thái cực - trẻ em và người già - cũng giúp hai thế hệ còn lại - người trẻ và người lớn - 
    gắn kết với nhau để làm cho cuộc sống của mọi người trở nên phong phú hơn trong nhân loại. 
     
    "Chúng ta cần đối thoại giữa các thế hệ: nếu không có đối thoại giữa người trẻ và người già, giữa những người lớn, mỗi thế hệ sẽ bị cô lập và không thể truyền tải thông điệp. 
    Hãy suy nghĩ: một người trẻ không kết nối với nguồn gốc của mình, là ông bà, thì không nhận được sức mạnh, 
    như một cái cây không nhận được sức mạnh từ gốc rễ và phát triển èo ọt, bệnh tật, phát triển mà không có điểm quy chiếu".
     
    Chúng ta có thể theo dõi toàn bài giáo lý này của ngài ở những cái links tùy nghi sau đây:
     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - TS TRẦN MỸ DUYỆT

  •  
    DM Tran
    Sat, Feb 12 at 1:38 PM
     
     

    GIÁO DỤC TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

    Trần Mỹ Duyệt

     

     

    Chị là người mẹ quán xuyến và điều hành mọi việc trong gia đình từ trong nhà ra đến ngoài ngõ. Chồng chị, 3 đứa con của chị đều răm rắp vâng lời và hầu như không ai cãi lời chị, làm sai ý chị. Mọi chuyện xem như êm đẹp, và ai cũng khen chị là người vợ đảm đang, tài đức, người mẹ gương mẫu biết cách dạy dỗ con cái.

     

    Nhưng đời không như là mơ. Và cái nhưng đó đã xảy ra khi đứa con gái lớn 15 tuổi đã đánh em, cãi mẹ và đánh luôn cả mẹ. Không những thế, nó còn vào phòng dùng dao cắt tay lấy máu viết lời thề, và cắt luôn mái tóc đẹp óng ả của nó. Hành động của em là để tỏ dấu thống hối, để phản đối, hoặc bày tỏ sự bất mãn với cha mẹ; đặc biệt là mẹ, và các em?!!! Sự việc vừa xảy ra đã khiến cho cả nhà phải lo lắng.

     

    Câu chuyện trên cũng chính là một phần hoặc nhiều phần phản ảnh hiện tượng giáo dục gia đình, cách riêng trong môi trường xã hội ngày nay. Nó đang nói gì với chúng ta, những nhà luân lý, đạo đức, những nhà giáo dục, và các bậc phụ huynh?

     

    TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

     

    Định nghĩa thông thường của tuổi vị thành niên là tuổi từ 13 đến 19. [1] Mặc dù trên phương diện xã hội, luật pháp tại nhiều nơi vẫn công nhận khi một em đến tuổi 18 là người trưởng thành, và chịu trách nhiệm về những hành động dân sự của mình. Tuy nhiên, theo tâm lý, một người để được xem như hoàn toàn trưởng thành về mặt tâm lý là ở tuổi 30. Nhận xét này cũng trùng hợp giữa hai quan niệm Đông và Tây: “Tam thập nhi lập”. 

     

    -Tuổi trưởng thành của phái nữ

     

    Con gái bắt đầu dậy thì ở tuổi 10-11, và kết thúc tuổi này ở khoảng 15-17. Trong khi đó, con trai bắt đầu dậy thì khoảng tuổi 11-12 và kết thúc ở tuổi 16-17. Con gái bắt đầu dấu hiệu làm mẹ khoảng 4 năm sau những phát triển cơ thể ở tuổi tiền dậy thì. [2]

     

    -Tuổi trưởng thành của phái nam

     

    Theo một khảo cứu gần đây, phái nam đạt được mức trưởng thành khi bước vào tuổi 43 – một thời gian 11 năm sau phái nữ. Điều này cũng cho thấy cả hai phái nam và nữ không đạt mức trưởng thành giữa tuổi 30 và trước 40. Nhưng trung bình, phái nữ trưởng thành tâm lý khi 32 tuổi. [3]

     

    Tóm lại, trong khi phụ nữ đạt mức tâm lý trưởng thành ở tuổi 32, tức khoảng 11 năm trước khi phái nam đạt mức trưởng thành ở tuổi 43. Đó cũng là lý do 8 trong số 10 phụ nữ trong cuộc khảo cứu nhận xét rằng phái nam không bao giờ sống trưởng thành. [4]  

     

    HÌNH ẢNH VỊ THÀNH NIÊN

     

    “Gái mười bảy bẻ gẫy sừng trâu” (Ca dao tục ngữ).

     

    Phần đông phụ huynh khi nói và nghĩ đến tuổi dậy thì, tuổi vị thành niên là nói và nghĩ về một thời điểm mà đứa trẻ lớn lên, thay da, đổi thịt. Ngoài phần phát triển thể lý là sự thay đổi đột ngột đến khó hiểu về tâm lý. Đứa trẻ trước đó một năm, một tháng, một ngày vẫn còn là đứa bé dễ thương, bảo gì, nghe nấy bỗng chốc thay đổi 180 độ. Nó trở nên ngang tàng, bướng bỉnh, khó bảo, cãi trả, và thậm chí xô đẩy, đánh lại cha mẹ như trường hợp của em bé gái mà câu chuyện vừa kể.

     

    Không những tính tình thay đổi mà cách sống, cách cư xử với những người chung quanh cũng thay đổi. Ngôn ngữ bình thường gọi là “nổi loạn”: áo quần đủ kiểu cọ, đầu tóc nhuộm đỏ, vàng, xanh, xỏ tai, xỏ mũi, xỏ lưỡi, xỏ cằm, xỏ rốn và xâm mình. Lời ăn tiếng nói thì chửi thề, văng tục, ngôn từ thì cộc lốc… Hình ảnh của một anh chàng, một cô nàng đang bước vào tuổi này là hình ảnh mà những bậc làm cha mẹ, phụ huynh không mấy ai muốn nghĩ đến, hoặc nghĩ đến thì ngao ngán. Những chuyện như vậy không chỉ xẩy ra cho một gia đình trong một trường hợp đặc thù nào. Nó xẩy ra cho hầu hết mọi gia đình và cho mọi nền văn hóa. 

     

    Qua những việc làm trên, giới trẻ muốn nói gì với phụ huynh, với cha mẹ và các nhà giáo dục? Chúng nói với họ rằng, bây giờ tôi đã lớn, đã trưởng thành, và tôi muốn xác định con người thật, suy nghĩ thật của mình. Tôi không phải là những đứa con nít rúc nách mẹ, hoặc nấp bóng cha nữa. Xin hãy dành cho chúng tôi sự kiêng nể, và tôn trọng…

     

    Tuy nói là nói vậy, nhưng ở tuổi này, ở thời gian này giới trẻ vẫn chỉ là những con “nai vàng ngơ ngác”. Rất hung hăng con bọ xít. Anh hùng rơm, mà cũng rất dễ làm mồi cho những cạm bẫy xã hội.      

     

    TRƯỞNG THÀNH

     

    Vậy thế nào là trưởng thành? Để có một cái nhìn tổng quát thế nào là một người trưởng thành, cần phải dựa trên những tiêu chuẩn sau đây:

     

    -Trưởng thành thể lý

     

    Khi một em bước vào tuổi vị thành niên, tuổi dậy thì thân thể phát triển, các cơ quan nội ngoại cũng phát triển. Em bé cao, to và khỏe mạnh hơn. Râu, tóc bắt đầu mọc. Ngực, mông của các em gái bắt đầu phát triển. Về mặt tâm sinh lý, các em đã có thể trở thành người làm cha và làm mẹ. Chính vì vậy mà nhiều phụ huynh bất đắc dĩ phải làm ông bà nội, hoặc ông bà ngoại ngoài ý muốn. Tuy nhiên, các em chưa đủ mạnh mẽ, chín chắn để làm chủ con người bản năng của mình. Nói một cách khác, các em vẫn còn trẻ người, non dạ.

     

    -Trưởng thành tâm lý

     

    Trưởng thành tâm lý là khả năng làm chủ hoặc điều khiển được những cảm tình, cảm xúc. Nó có thể giúp làm chủ những phản ứng khi vui cũng như khi buồn, không nóng giận, bốc đồng và hành xử theo tình cảm. Như đã trình bày ở trên, mức độ trưởng thành tâm lý chỉ đạt được khi ở tuổi 30. Ở điểm này và trên phương diện giáo dục, cha mẹ hay phụ huynh vẫn còn phải tiếp tục theo dõi, hướng dẫn, góp ý với con em mình mặc dù lúc này các cô cậu đã trở thành cử nhân, cao học, tiến sỹ, bác sỹ, luật sư, kỹ sư, nha sỹ hay bất cứ loại sỹ trẻ nào khác.

     

    Kinh nghiệm của người lớn là những bài học khôn ngoan, và sự tiếp tục học hỏi là bí quyết thành công trong lứa tuổi này.

     

    -Trưởng thành tâm linh

     

    Trưởng thành tâm linh. Đó là sự chín chắn, khách quan và vững vàng trong quan niệm về niềm tin, về tôn giáo. Tâm linh là một nếp sống chiều sâu dựa trên nền tảng tôn giáo. Mê tín, cuồng tín, hoặc vô thần là lối sống thiếu trưởng thành về tinh thần.  

     

    Ngoài ra, trưởng thành tâm linh phải là người biết căn cứ vào lương tâm, luân lý, và đạo đức để quyết đoán hành động của mình. Thí dụ, khi lái xe đến đèn đỏ thì không cần phải có cảnh sát hay người khác nhìn thấy, chính ý thức đạo đức tự nhắc bảo rằng mình cần phải dừng xe. Hoặc tôi không làm hại tiết hạnh, danh dự của người này không phải vì tôi sợ tội, sợ bị bắt và ở tù, nhưng vì tôi ý thức rằng hành động ấy không tốt đối với tôi.   

     

    NHỮNG GÌ PHỤ HUYNH CẦN

     

    Vai trò phụ huynh đối với trẻ em vị thành niên, khác với các em ở tuổi thơ, tuổi trẻ tức là thời gian dưới 12 tuổi. Giáo dục các em tuổi vị thành niên, dậy thì vì thế khác với giáo dục các em khi lên 3, lên 7 tuổi. Sau đây là một vài gợi ý để các phụ huynh và bậc làm cha mẹ cần áp dụng khi muốn nói, muốn trao đổi với các em.

     

    -Dành thời giờ cho con

     

    Nếu khi các em còn bé, cha mẹ dành một phần thời gian cho các em, thì khi các em bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ cần nhiều giờ hơn với các em. Nhiều phụ huynh đã nói: “Tôi không có thời giờ cho chúng nó. Tôi phải lo công việc, kiếm tiền, và lo cho tương lai chúng nó”.

     

    Những câu nói như vậy thực chất chỉ là những lời bào chữa tưởng như hữu lý và đúng đối với phía phụ huynh, hoặc cha mẹ. Nhưng đó không phải là tầm nhìn về tương lai con cái. Kinh nghiệm đã cho tôi biết điều này, nhiều phụ huynh, nhiều cha mẹ tiền rừng bạc biển nhưng ăn không ngon, ngủ không yên, và chết cũng không xong vì những đứa con rơi vào cạm bẫy xã hội, tù tội, hoặc bệnh tật tâm thần. Câu hỏi là: “Những cha mẹ, phụ huynh này đã đầu tư đúng hay sai cho tương lai con cái?”

       

    -Hòa đồng và lắng nghe

     

    Nói với tuổi trẻ ở tuổi này là điều khó, và thường rất khó chịu khi cha mẹ nói gà, con cái nói vịt. Cha mẹ bảo đúng, con cái cãi là sai. Vậy ai đúng? Ai sai? Thưa, cả hai đều đúng và cả hai đều sai. Nhưng cha mẹ và phụ huynh sai hơn vì họ đã có kinh nghiệm, và đã từng trải mà lại không nhận ra những gì mình đang đòi hỏi, đang phàn nàn, đang la lối con cái là những cái mà chính mình đã lỗi phạm khi ở tuổi của chúng.

     

    Vậy nói và nghe trong trường hợp này là nghe và chia sẻ cảm nghiệm. Để lắng nghe con cái và để nói với con cái, sau đây là một vài nguyên tắc:

     

    a)Các câu hỏi mang nghĩa tiêu cực:

     

    Không bao giờ tranh cãi với con cái ở tuổi vị thành niên. Theo tâm lý phát triển một em bé khi lên 15 tuổi, có đủ suy nghĩ và tư tưởng để cãi tay đôi với cha mẹ, đặt cha mẹ vào những câu hỏi khó lòng giải quyết.

     

    Tránh những câu hỏi mang nghĩa tiêu cực và những câu hỏi mà người bị hỏi coi như một thách thức. Thí dụ, Tại sao? Tại sao mày làm việc này? Tại sao mày yêu con ấy? Tại sao mày bỏ học? Tại sao mày tập tành hút thuốc? Hoặc làm cái gì? Mày làm cái gì vậy? Cái gì mà mày cứ dấu dấu, đút đút? Mày có biết làm vậy là sai không?... Đây là những câu hỏi chết (death end requests), những câu hỏi mang tính khiêu khích, coi thường đối với tuổi trẻ. Và đương nhiên, chúng sẽ tìm cách phản ứng cũng bằng những ngôn ngữ và thái độ tiêu cực.

     

    b) Các câu hỏi tích cực:

     

    Để chinh phục tuổi trẻ, phụ huynh hoặc cha mẹ cần biết nêu lên những câu hỏi mang tính cách mở (open questions), những câu hỏi tích cực. Thí dụ: Con cho mẹ biết lý do con nghỉ học? Con quen với bạn trai con lâu chưa? Sao mẹ không biết?... Những câu hỏi và lối hỏi như vậy sẽ tạo cơ hội cho tuổi trẻ dễ tâm sự và chia sẻ. Từ đó cha mẹ hiểu hơn về những băn khoăn, lo lắng và nhu cầu của con cái, đồng thời để chia sẻ kinh nghiệm của chính mình với con cái.

     

    Ngoài ra, phụ huynh và cha mẹ cũng nên biết thêm điều này, con gái ở tuổi dậy thì không ưa nói chuyện với mẹ. Và một lời nói của cha có giá trị hơn 5 lần một lời nói của mẹ.         

     

    -Khả năng làm phụ huynh

     

    Ở tuổi vị thành niên, con cái không chỉ nhìn nhận cha mẹ là những người đã sinh ra mình, chúng còn muốn được cha mẹ đối xử với chúng như một người anh, người chị, người bạn. Lý do, vì ở tuổi này, các em đang muốn xác định vị trí của mình, đang muốn chứng minh nhân cách của mình. Và muốn được người khác tôn trọng. Ở tuổi này, phương pháp giáo dục tốt nhất là lắng nghe, chia sẻ và hướng dẫn.

     

    Phương pháp được nhiều nhà tâm lý và giáo dục hiện nay áp dụng đó là helicopter parents (tạm dịch là canh chừng và hướng dẫn). Như một người lái chiếc trực thăng ở trên, theo dõi và chỉ đường. Người làm cha mẹ phải có cặp mắt tinh tường, nhận định và đưa ra những lời hướng dẫn. Phương pháp này phù hợp với cá tính tuổi trẻ, và tạo niềm tin giữa cha mẹ và con cái. Đánh, chửi, khóc lóc, hoặc chiều chuộng không phải là cách giáo dục dành cho tuổi vị thành niên.

     

    Tuyệt đối không so sánh con này với con khác, con mình với con người ta. Cha mẹ còn phải tùy thuộc vào tâm lý và tính cách của mỗi đứa con để đưa ra những lời hướng dẫn cần thiết. 

     

    Trong các ngành nghề chuyên môn, đòi hỏi phải có thời gian học tập, nghiên cứu và thực tập, riêng nghề làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ lại rất ít khi được quan tâm trau dồi và học hỏi. Bởi thế, những buổi hội thảo, hồi tâm, thuyết trình, hoặc những sách vở giá trị về ngành nghề này cần thiết đòi hỏi các vị phụ huynh phải quan tâm, và chuyên cần. “Không biết không có tội.” Đây là lời bào chữa rất nguy hiểm cho những phụ huynh vô trách nhiệm và thiếu sót bổn phận. Sự vô tâm, lười lĩnh của họ không chỉ gây tai hại cho chính họ, mà còn cả tương lai của những thế hệ con cháu sau này.

     

    Thượng Đế không vô lý khi đòi hỏi con cái phải thảo kính cha mẹ [5]. Nhưng Ngài cũng cảnh cáo những cha mẹ lười biếng này: “Nếu ai nên cớ phạm tội cho những đứa trẻ đang tin Thầy đây thì thà rằng buộc cối đá vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn.” (Mat 18:6) 

     

     

    __________

     

    Tham khảo:

     

    1. https://www.merriam-webster.com › dictionary › teenager

     

    2. https://en.wikipedia.org › wiki › Puberty

     

     

    3.https://www.telegraph.co.uk › newstopics › howaboutthat

     

    4. https://xlcountry.com › men-arent-fully-mature-until-age-...

     

    5. Exodus 20:12, Ephesians 6:2.