6. Văn Hóa & Gia Đình

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - HỌC PHẠM

  •  
    Hoc Pham
     
     
     
     

    Trong tâm mỗi người đều có một lỗ thủng, bạn đã biết nó là gì chưa?

    Chân Tâm | DKN 25/10/2021 2,752 lượt xem
     
    Ảnh: Shutterstock.
     

    Tại võ quán trên núi Võ Đang, các môn sinh ngày đêm rèn luyện chờ ngày tỉ thí, so tài để được chọn làm chưởng môn. Trong môn phái có năm huynh đệ võ công cao cường. Tam đệ giỏi nhất nhưng vì quá giỏi nên bị mọi người đố kỵ, lúc nào cũng đơn độc một mình… 

    Mọi việc nặng nhọc, các huynh đệ đều bắt tam đệ phải làm hết nhưng cậu vẫn cam chịu không một lời oán trách. Họ cho rằng như thế sẽ khiến tam đệ không còn thời gian luyện tập võ công. Để chắc chắn hơn, vị huynh trưởng còn tập hợp mọi người lại giao hẹn rằng ai bốc thăm đấu với tam đệ thì phải ra tay tàn độc để loại bỏ cậu ta. 

    Trước khi bắt đầu thi đấu, sư phụ trong võ quán cho biết cuộc thi gồm có 3 phần: Luận võ công, luận khinh công và luận võ học. Sư phụ nhắc mọi người trong lúc giao đấu không được ra độc chiêu để tránh gây sát thương cho đồng môn của mình.

    Thế nhưng ở phần đấu võ trong các vòng loại, tam đệ đã bị các huynh đệ ra tay hết sức tàn độc. Dù chiến thắng nhưng cậu bị thương khá nặng. Khi vào đến vòng trong, vị huynh trưởng chẳng tốn chút sức lực nào để hạ gục tam đệ. 

    Cuộc tỉ thí trên núi Võ Đang. Ảnh dẫn theo ivivu.com

    Phần thi khinh công, sư phụ đưa cho các đệ tử những chiếc thùng đựng nước bị thủng, yêu cầu họ vận dụng khinh công đưa nước từ bờ sông quay về đổ đầy chum lớn. Các đệ tử thi nhau ra sức mà vẫn không thể đổ đầy nước được. Họ thậm chí còn chẳng thể mang được chút nước nào về khi thùng nước đều thủng một miếng lớn ngay dưới đáy. 

    Tam đệ vì bị thương nặng ở phần đấu võ nên sớm phải đầu hàng ở thử thách này. Còn vị huynh trưởng còn đầy sức vóc mà cũng chẳng thể làm gì hơn, càng ra sức càng vô ích, rốt cuộc chỉ là dã tràng xe cát, trong tâm vô cùng khó chịu. 

    Bước vào phần luận võ học sư phụ yêu cầu các đệ tử giải thích vì sao không thể đổ nước đầy chum trong phần thi khinh công vừa rồi. Vị huynh trưởng nhẫn nhịn nãy giờ không nổi nữa, bèn lên tiếng: “Thưa sư phụ, người đưa cho chúng con cái thùng bị thủng thế kia, ngay từ đầu đã biết trước rằng không thể đổ đầy được rồi. Khinh công có giỏi mấy cũng không thể giữ nước bên trong một cái thùng thủng đáy“.

    Tam đệ bấy giờ mới bước lên thưa rằng: “Thưa sư phụ, là bởi tại con bất tài, không đủ sức chắt chiu từng giọt mà mang về. Chiếc thùng tuy thủng nhưng không phải là không đựng nước nổi nữa. Chỉ vì con bị thương quá nặng ở vòng trước nên mới phải chịu thua cuộc sớm mà thôi!“.

    Sư phụ nhìn tam đệ, ôn tồn nói: “Không phải vì thùng thủng đáy mà chính là tâm con không lành lặn. Con mang đầy thù hận với các huynh đệ đã ra tay hãm hại mình, đánh con trọng thương. Tâm con đã thủng một lỗ lớn như vậy, dẫu chiếc thùng không thủng thì liệu có thể vượt qua bài thi chăng?“.

    Đoạn, sư phụ lại quay sang nghiêm nghị dạy bảo huynh trưởng: “Ngươi là huynh trưởng, được học nhiều đạo lý, lẽ ra phải làm gương cho các huynh đệ của mình. Nhưng trong lòng ngươi lại chứa đầy sân hận, tham lam đố kỵ, tranh đoạt không thôi, lại xúi bẩy các huynh đệ khác tiếp tay hại tam đệ của mình. Thành kiến ấy đã đục thành một cái lỗ lớn trong tâm tưởng ngươi, càng khiến ngươi không thể đạt được gì, cũng giống như cái thùng bị thủng kia, không giữ được chút nước nào”. 

    Rồi sư phụ nhìn các đệ tử khắp một lượt, ôn tồn giảng: “Tâm của mỗi người đều là có một lỗ thủng, hoặc là thành kiến, ghen ghét, đố kỵ hoặc là nghi ngờ vô căn cứ, hèn nhát, nóng nảy, thù hận… Ai cũng có lỗ thủng đó, chỉ là mỗi người có một cái khác nhau mà thôi. Trong tâm có lỗ thủng thì chẳng thể khoan dung, dung chứa được người khác, chẳng thể tiếp nhận được bất kể điều tốt đẹp nào. Chỉ có loại bỏ chúng đi thì tâm người ta mới được bồi đắp hoàn thiện, tấm lòng mới đỡ chật hẹp vậy!”. 

    Sau đó, sư phụ thông báo rằng trong cuộc thi hôm nay tất cả đều thất bại, không ai xứng lên làm chưởng môn kế tục sự nghiệp của ông. Các đệ tử được dặn dò phải chú trọng rèn luyện tâm tính, trừ bỏ đố kỵ, ganh ghét. Nếu ai còn bày mưu hãm hại đồng môn thì sẽ bị đuổi ra khỏi võ quán.

    Các đệ tử được dặn dò phải chú trọng rèn luyện tâm tính, trừ bỏ đố kỵ, ganh ghét.

    ***

    Sự ganh ghét, đố kỵ luôn là khởi nguồn của những bi kịch. Vì ganh ghét mà huynh đệ mưu hại lẫn nhau, tranh quyền đoạt lợi, không còn coi trọng võ đức nữa.

    Lòng ganh ghét là biểu hiện của sự ích kỷ, nhỏ nhen. Người ta bởi quan niệm đối nghịch, luôn luôn đối đầu để hạ uy tín, hãm hại nhau. Trong võ quán kia chỉ cần phảng phất chút thành kiến, đố kỵ là nội bộ lủng củng, tình huynh đệ chẳng còn, mọi người không còn có thể sống chân tình với nhau được nữa. 

    Có người thể hiện lòng ganh ghét, đố kỵ ra ngoài nhưng có người lại chôn kín nó trong lòng, âm thầm hãm hại người khác. Một khi thấy ai đó có thành tích, địa vị, vinh dự, võ công hơn mình là liền nảy sinh ganh ghét, đố kỵ. Đức Phật chẳng phải đã từng dạy đó sao: “Khổ tâm lớn nhất của đời người là sự ganh ghét, đố kỵ”. 

    Một khi tâm danh lợi của người ta nổi lên là không muốn ai có được danh tiếng hay thành tựu hơn mình. Họ luôn coi chính mình là trung tâm vũ trụ, là tài giỏi hơn người, chỉ muốn một mình thống lĩnh cả thế giới. Nhưng cũng vì thế mà họ ngày đêm lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi, phải tìm đủ cách để triệt hạ người khác. 

    Những người như vậy dù có học được võ công cao cường, tài nghệ siêu việt thì rốt cuộc cũng chỉ có thể gây họa cho đời mà thôi. Sư phụ, người làm thầy cũng chỉ cần những đệ tử có đức cao, sẽ chỉ truyền dạy tinh hoa chân truyền cho họ. Những đệ tử thiếu phẩm đức sẽ chỉ mang lại tai tiếng, làm mất thanh danh bao đời mà sư phụ đã khổ công gây dựng nên vậy. 

    Chân Tâm

     
     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - NỮ SINH GIA LONG

 

  •  
    Kim Vu

    Kinh chuyen,


    Cô Nữ Sinh Gia Long
    20 tháng 10, 2021
     
    Đường xa cô gái Gia Long về đâu?
    Dừng chân cho nhắn thăm cô vài câu
    Bao cô dưới cùng mái trường
    Khi xưa đã tặng hoa mừng
     
    Nay có còn theo bút nghiên không?
    Người trai lính chiến em hằng chờ mong
    Ngày vui sông núi anh lập đầu công
    Hoa xưa vẫn vẹn sắc màu…
     
    (Nhạc phẩm Cô Nữ Sinh Gia Long, Nhạc sĩ: Phượng Linh-Nguyễn Văn Đông)
     
    Theo Wikipedia, trường nữ sinh Gia Long bắt đầu được khởi công xây vào năm 1913 và hoàn thành năm 1915. Toàn quyền Đông Dương khi đó là ông Ernest Nestor Roume và Thống đốc Courbeil là người cắt băng khánh thành và tuyên bố khai giảng. Khóa đầu tiên trường tuyển 42 nữ sinh, đồng phục khi này là áo dài tím, tượng trưng cho sự tinh khiết của phụ nữ Việt Nam nên trường còn có tên là Trường Nữ sinh Áo Tím. Tất cả nữ sinh trường đều cư ngụ ở Sài Gòn và vùng lân cận, mãi về sau mới có cư xá dành cho nữ sinh đến từ các tỉnh, thành phố khác.
     
    Đến tháng 9-1922, Toàn quyền Albert Sarraut khai giảng lớp đầu tiên của bậc Trung học Ðệ nhất Cấp. Một phiến đá bằng cẩm thạch khắc chữ COLLÈGE DES JEUNES FILLES INDIGÈNES (Trường Của Những Thiếu Nữ Bản Xứ) được dựng lên trước cổng trường, tuy nhiên trường vẫn được biết đến nhiều hơn với cái tên Trường Nữ Sinh Áo Tím. Hiệu trưởng đầu tiên là một cô giáo người Pháp tên là Lagrange.
     
    Đến năm 1950, sau một cuộc đấu tranh dài có sự góp sức của đông đảo học sinh các trường khác ở khắp vùng Sài Gòn-Gia Định, lần đầu tiên hiệu trưởng là người Việt đồng thời cũng là một cựu nữ sinh của trường: cô Nguyễn Thị Châu. Đến 1952, chương trình giáo dục Việt dần thay thế chương trình giáo dục Pháp. Năm 1953, đồng phục trường đổi từ áo dài tím sang áo dài trắng với phù hiệu của trường là đóa mai vàng khâu lên trên áo. Chương trình giáo dục bằng tiếng Pháp của trường sau đó cũng được đổi sang tiếng Việt và tên trường đổi thành tên tiếng Việt Trường Nữ Trung học Gia Long.
     
     
     
    Great Day GIF by memecandy
     
     
     
    Andy Van
     
     
     ♫ Cô Nữ Sinh Gia Long (Phượng Linh) 
     
    Mỉm Cười GIF - đỗmỹlinh Mỉm Cười áo Dài GIFs
     
    �� Cô Nữ Sinh Gia Long (Phượng Linh) Chế Linh, Diệu Thanh Pre 1975 | Tờ  Nhạc Xưa - Florida Maybach
     
    Clip art animation of lots of colorful musical notes zooming in flying toward you from the distance
     
     
     
     

 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - CHÍ SĨ NGÔ ĐÌNH DIỆM

  • 'Hoaiviet Nguyen' via PSXH>

               KHÓC THƯƠNG CHÍ SĨ NGÔ ĐÌNH DIỆM

                              VĨ NHÂN THỜI ĐẠI

    Con đau xót, khóc cha già dân tộc,
    Chết anh hùng vì tổ quốc vì dân .
    NGÔ Tổng Thống là vỹ nhân thời đại ,
    Mãi muôn đời cả thế giới tiếc thương.

    Cha bị giết trong xe tăng bọc thép ,
    Bằng giao găm, đâm chém nát cả người.
    Chết tức tưởi không một lời trăn trối.
    Máu tuôn trào, ghê sợ quá trời ơi

        . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
        Ngô Tổng Thống, suốt một đời kham khổ.
        Sống vì dân, xây Dân Chủ phú cường ,
        Vì quốc thể, nhất quyết không lùi bước
        Trước bạo tàn hay áp lực ngoại bang .

        Cha đã chết theo con đường Thánh giá ,
        Không hận thù và hỷ xả thứ tha .
        Con khấn vái vị cha già dân tộc.
        Xin cầu bầu dân nước Việt Tự Do.

        Trước di ảnh xin nguyện thề ghi nhớ ,
        Lời hịch truyền con ghi rõ bên tai.
       “Người tiến bước, hãy theo người tiến bước."
      "Người chết đi hãy tiếp nối gương người,”

        Ngày quốc nhục, xin thỉnh Ngài chứng giám ,
        Tòan quân dân thành tâm cám ơn Ngài .

        Đây hương qúy với cả trời thương nhớ ,
        Dâng lên Ngài tên bia đá muôn đời .

     NGUYỄN ĐÌNH HOÀI VIỆT

     

     
     

     

    --

 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - CHÍNH KHÍ CA

  •  
    Hoc Pham  chuyển
     
       
     

     

    CHÍNH KHÍ CA     

    Văn Thiên Tường   

     

    BẢN DỊCH CỦA BÁC SĨ NGUYỄN VĂN THỌ

    LỜI TÒA SOẠN

    Đời Nam Tống 南 宋 (Trung Hoa), một nghĩa sĩ là Văn Thiên Tường 文 天 祥 (1236-1282) bị quân Nguyên 元 bắt giam. Ông làm ra bài Chính Khí Ca 正 氣 歌 này để tán dương cái khí chính đại của các trung thần nghĩa sĩ.

    Ở Việt Nam, sau khi thành Hà Nội bị mất về tay người Pháp (năm Nhâm Ngọ, 1882), một nhà thơ ái quốc là Nguyễn Văn Giai (tức Ba Giai) cũng mượn đề mục ấy sáng tác bài ca ngợi quan Tổng Đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết. Đó là bài Chính Khí Ca Việt Nam.

    Bài Chính Khí Ca Trung Hoa trước kia đã được cụ Phan Bội Châu dịch ra Việt văn để dùng làm lợi khí cổ vũ lòng yêu nước (xem Khổng Học Đăng, từ trang 792). Gần đây lại có bản dịch của ông Nguyễn Hiến Lê (xem Đại Cương Văn Học Sử Trung Quốc, quyển 3, tr. 61-63).

    Nhưng người đầu tiên truyền bá tư tưởng Chính Khí ở Việt Nam chính là cụ Nguyễn Đình Chiểu (trong Ngư Tiều Vấn Đáp, từ câu 1350 đến câu 1375). Cụ đã quảng diễn tư tưởng của Văn Thiên Tường bằng tiếng mẹ đẻ: cụ là Văn Thiên Tường Việt Nam vậy.

    Nay nhân số đặc biệt kỷ niệm cụ, Văn Đàn xin cống hiến độc giả một bản dịch mới Chính Khí Ca do Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ thực hiện, kèm cả bản phiên âm và nguyên văn chữ Hán của Văn Thiên Tường. Tưởng cũng là một việc làm thích hợp để tỏ lòng kính nhớ anh linh và cảm thông tư tưởng của cụ.

    Tạp chí Văn Đàn

        -   

    Thiên địa hữu chính khí,

    天 地 有 正 氣

    Tạp nhiên phú lưu hình,

    雜 然 賦 流 形

    Hạ tắc vi hà nhạc,

    下 則 為 河 嶽

    Thượng tắc vi nhật tinh.

    上 則 為 日 星

    Ư nhân viết hạo nhiên.

    於 人 曰 浩 然

    Phái hồ tắc thương minh;

    沛 乎 塞 蒼 冥

    Hoàng lộ đương thanh di,

    皇 露 當 清 夷

    Hàm hòa thổ minh đình;

    含 和 吐 明 庭

    Thời cùng tiết nãi hiện,

    時 窮 節 乃 見

    Nhất nhất thùy đan thanh:

    一 一 垂 丹 青

    Tại Tề Thái Sử giản,

    在 齊 太 史 簡

    Tại Tấn Đổng Hồ bút;

    在 晉 董 狐 筆

    Tại Tần Trương Lương chùy,

    在 秦 張 良 椎

    Tại Hán Tô Vũ tiết.

    在 漢 蘇 武 節

    Vi Nghiêm tướng quân đầu,

    為 嚴 將 軍 頭

    Vi Kê Thị Trung huyết,

    為 嵇 侍 中 血

    Vi Trương Tuy Dương xỉ,

    為 張 睢 陽 齒

    Vi Nhan Thường Sơn thiệt.

    為 顏 常 山 舌

    Hoặc vi Liêu Đông mạo,

    或 為 遼 東 帽

    Thanh tháo lệ băng tuyết,

    清 操 厲 冰 雪

    Hoặc vi xuất sư biểu,

    或 為 出 師 表

    Quỷ thần khấp tráng liệt,

    鬼 神 泣 壯 烈

    Hoặc vi độ giang tiếp,

    或 為 渡 江 楫

    Khảng khái thôn Hồ Yết.

    慷 慨 吞 胡 羯

    Hoặc vi kích tặc hốt,

    或 為 擊 賊 笏

    Nghịch thụ đầu phá liệt.

    逆 豎 頭 破 裂

    Thị khí sở bàng bạc,

    是 氣 所 磅 礡

    Lẫm liệt vạn cổ tồn.

    凜 冽 萬 古 存

    Đương kỳ quán nhật nguyệt,

    當 其 貫 日 月

    Sinh tử an túc luận.

    生 死 安 足 論

    Địa duy lại dĩ lập,

    地 維 賴 以 立  

    Thiên trụ lại dĩ tôn.

    天 柱 賴 以 尊

    Tam cương thực hệ mệnh,

    三 綱 實 繫 命

    Đạo nghĩa vi chi căn.

    道 義 為 之 根

    Ta ! Dư cấu dương cửu,

    嗟 予 遘 陽 九

    Lệ dã thực bất lực;

    隸 也 實 不 力

    Sở tù anh kỳ quán.

    所 囚 纓 其 冠

    Truyền xa tống cùng bắc,

    傳 車 送 窮 北

    Đỉnh hoạch cam như di,

    鼎 鑊 甘 如 飴

    Cầu chi bất khả đắc;

    求 之 不 可 得

    Âm phòng khuých quỷ hỏa,

    陰 房 闃 鬼 火

    Xuân viện bí thiên hắc,

    春 院 閟 天 黑

    Ngưu ký đồng nhất tạo,

    牛 驥 同 一 皂

    Kê thê phụng hoàng thực;

    雞 栖 鳳 凰 食

    Nhất triêu mông vụ lộ,

    一 朝 蒙 霧 露

    Phận tác câu trung tích,

    分 作 溝 中 瘠

    Như thử tái hàn thử,

    如 此 再 寒 暑

    Bách lệ tự tịch dịch.

    百 沴 自 辟 易

    Ai tai ! Tự như trường,

    哀 哉 沮 洳 場

    Vi ngã an lạc quốc;

    為 我 安 樂 國

    Khởi hữu tha mậu xảo,

    豈 有 他 繆 巧

    Âm dương bất năng tặc;

    陰 陽 不 能 賊

    Cố thử cảnh cảnh tại.

    顧 此 耿 耿 在

    Ngưỡng thị phù vân bạch,

    仰 視 浮 雲 白

    Du du ngã tâm ưu,

    悠 悠 我 心 憂

    Thương thiên hạt hữu cực,

    蒼 天 曷 有 極

    Triết nhân nhật dĩ viễn,

    哲 人 日 已 遠

    Điển hình tại túc tích;

    典 刑 在 夙 昔

    Phong thiềm triển thư độc,

    風 簷 展 書 讀

    Cổ đạo chiếu nhan sắc.

    古 道 照 顏 色

    1.  Anh hoa chính khí đất trời

    Khoác hình vật chất khắp nơi vẫy vùng.

    Tràn mặt đất tuôn sông kết núi,

    Vút trời mây chói lói trăng sao

    5.  Trần ai lẩn bóng anh hào,

    Muôn ngàn khí phách rạt rào tầng xanh.

    Thuở non nước thanh bình khắp chốn,

    Nét đan thanh chóng lộn bệ rồng.

    Sơn hà gặp buổi lao lung,

    10. Càng cao tiết ngọc, càng bừng vẻ son.

    Tề Thái Sử mất còn mấy độ,

    Thẻ tre kia há sợ gươm ai.[1]

    Đổng Hồ múa bút mấy hồi,

    Làm cho Tấn tặc tơi bời ruột gan.[2]

    15. Trương Lương xót nỗi Hàn khói lửa,

    Dùi đồng vung, nghiêng ngửa Tần vương.[3]

    Ngọn cờ Tô Vũ phong sương,

    Càng băng giá cảnh, càng hương sắc lòng.[4]

    Đầu Nghiêm tướng dường đồng, dường thép,[5]

    20. Máu Kê quân nhuốm hết long bào.[6]

    Trương Tuần răng cứng cát sao,

    Thành đồng đà nát, lòng đào khôn thay.[7]

    Lưỡi Thường Sơn nào hay lắt léo,[8]

    Mũ Quảng Minh che nẻo Liêu Đông.[9]

    25. Xuất sư biểu ấy hào hùng,

    Ngọc vàng rộn rã nát lòng thần minh.[10]

    Dòng nước Hiệt lênh đênh bỡ ngỡ,

    Thề cùng sông: «Tan rợ mới về !» [11]

    Hốt ngà có lúc cũng ghê,

    30. Cho đầu soán chúa ê chề tóc tang.[12]

    Linh khí ấy chứa chan muôn thuở,

    Rực trần ai, tở mở trăng sao.

    Khí thiêng đượm máu hùng hào,

    Phù sinh nhẹ tựa hồng mao sá gì.

    35. Giây buộc đất nó xe cho vững,

    Cột chống trời nó dựng cho cao.

    Cương thường đạo nghĩa trước sau,

    Mối giường then chốt quán thâu một mình.

    Ta lỡ bước điêu linh tù túng,

    40. Vì ba quân lấp lửng ươn hèn.

    Thân tù dạ lỏng khóa then,

    Một xe đầy ải, băng miền heo may.

    Đời luân lạc tỉnh say mấy độ,

    Vạc dầu sôi mà ngó như sương.

    45. Ngục tù khóa kín ánh dương,

    Phòng giam trời vắng tối dường than tro.

    Long câu giữa trâu bò len lỏi,

    Phượng hoàng kia phận gửi đàn gà.[13]

    Một mai gió lạnh sương mờ,

    50. Mấy hồi run rét, xác xơ thân tàn.

    Cậy tuế nguyệt thổi tan chướng khí,

    Nhờ dương quang đượm vẻ an khương.

    Nhớp nhơ là chốn tù trường,

    Mà ta khinh khoát coi dường Bồng Lai.

    55. Ta vốn chẳng có tài phép lớn,

    Nhưng trần ai khôn bận lòng ta.

    Lòng ta Chính Khí chói lòa,

    Âm dương điên đảo khôn mờ tấc son.

    Trời lồng lộng mây tuôn sóng bạc,

    60. Động lòng sầu man mác trời mây.

    Biển trời bát ngát chơi vơi,

    Con thuyền dĩ vãng, bóng người xa xưa.

    Người xưa quá, tinh hoa vẫn đó,

    Tinh hoa còn rạng rỡ tờ mây.

    Đạo xưa vầng sáng đâu đây,

    Linh lung vầng sáng tỏa đầy dung quang.

     

     Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ dịch

     


    Chú Thích

    [1] Thôi Tử là Tể tướng nước Tề giết vua, quan Thái sử cứ chép việc thật, không sự oai quyền.

    [2] Triệu Thuần là Tể tướng nhà Tần giết vua, Đổng Hồ cũng theo sự thật chép vào trong sử.

    [3] Trương Lương muốn báo thù cho vua nước Hàn, một mình mang dùi lén đánh vua Thủy Hoàng nhà Tần.

    [4] Tô Vũ đời nhà Hán đi sứ bên Hung Nô, không chịu đầu hàng, bị giam 19 năm.

    [5] Trương Phi đánh Ba Thục, bắt được Nghiêm Nhan. Nhan không chịu đầu hàng, nói rằng: ở xứ Thục có anh tướng quân đứt đầu chứ không có tướng quân đầu hàng.

    [6] Vua Hoài Đế nhà Tấn bị giặc đuổi, quan thị trung Kế Thiệu đưa mình che tên cho vua, bị bắn chết, rảy máu lên áo vua.

    [7] Đời nhà Đường, An Lộc Sơn làm phản, Trương Tuần khởi quân đánh giặc, nhưng thua trận và bị bắt. Trương Tuần mắng giặc luôn miệng, bị giặc bẻ hết hai cái răng.

    [8] Nhan Kiều Khanh bị giặc bắt, mắng chưởi luôn miệng, bị giặc cắt đứt lưỡi, nhưng vẫn cứ chưởi mãi không thôi.

    [9] Quảng Minh đời nhà Hán được vua mời ra làm quan nhưng ông không chịu ra, mà cứ ở mãi xứ Liêu Đông 30 năm, chỉ đội cái nón lá và mặc vải bố.

    [10] Khổng Minh dâng tờ biểu cho vua đi đánh nước Ngụy.

    [11] Tổ Địch dẫn quân đi đánh giặc. Lúc sang sông được rồi thì bẻ quách mái chèo mà rằng: Nếu không dẹp xong giặc thì không thể về mà sang sông này nữa.

    [12] Đoàn Tú Thực giận Châu Xế chiếm ngôi vua, bèn cầm cây đánh vào đầu Xế, máu ra lai láng.

    [13] Lúc bị giam chung trong ngục, ông Văn Thiên Tường cùng bốn lính tráng ăn chung nằm lộn với nhau.

    Các chú thích này đều mượn nơi bản dịch Chính Khí Ca của Phan Bội Châu, in trong Khổng Học Đăng của cụ, quyển 2, tr. 792.

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - 4 CẢNH GIỚI GIÚP TA...

  •  
    Hung Dao
    Tue, Sep 28 at 8:31 PM
     

    4 cảnh giới giúp ta an nhiên trước sóng gió cuộc đời

    Hiểu Mai 
     
     

    Đời người có vui cũng có buồn, có niềm hạnh phúc cũng có lắm nỗi bi ai. Vậy nên, có thể giữ vững kiên cường trong nội tâm, giữ được sự tiêu dao tự tại trong tâm hồn không phải điều quá dễ dàng…

    Vậy nên, mới nói rằng đời người có 4 cảnh giới khó đắc nhất:

    Một là, đau mà không than: Thể hiện sự kiên cường trong nội tâm

    Đại bàng đau thì cất tiếng kêu thảm thiết, nó sẽ không thể cất cánh giữa bầu trời cao xanh. Thỏ đau thì sẽ dừng lại kêu gào, có khi nó sẽ trở thành một bữa ngon lành cho những con thú săn mồi khác. Có thể thấy rằng, nếu đau mà than vãn thì sẽ mất đi cơ hội được tôi luyện, quỹ đạo của đời người cũng theo đó mà đổi thay. Khi bị đau tức là cuộc đời đang cung cấp nền tảng thành công cho chúng ta.

    “Đau mà không than”. Không than không phải là không đau, mà là dám đối mặt với nỗi đau buồn, niềm đau thương và sự đau đớn. Muốn làm được “Đau mà không than”, chúng ta cần có sự kiên cường để san bằng những khó khăn trở ngại. Chúng ta cần có trí huệ kiếp người để chống đỡ lại sóng gió trên đường đời. Kỳ thực, đau mà không than chỉ có thể bắt nguồn từ một nội tâm lạc quan, mạnh mẽ: “Sau khi mưa gió qua đi, ánh cầu vồng sẽ lung linh màu sắc”.

    .
    Với nội tâm lạc quan bạn có thể thản nhiên đối mặt với sóng gió cuộc đời đó chính là “đau mà không than” 

    Hai là, cười mà không nói: Thể hiện sự khoáng đạt, tiêu dao tự tại trong tâm hồn

    Có những khi bạn phải đối mặt với những lời giễu cợt của bạn bè, cũng có khi bạn sẽ thấy bất lực vì bị người khác hiểu lầm. Nếu bạn cứ nhất quyết phải nhiều lời đôi co, giải thích, thanh minh với họ thì chỉ càng đẩy họ sang bên thái cực đối lập với bạn. Cái tâm của bạn cũng sẽ bị khuấy động, do đó loạn càng thêm loạn. Lúc này chi bằng chỉ cần giữ một nụ cười trên môi và để mặc cho người đời bàn luận đúng sai, tốt xấu.

    Mỉm cười có sức mạnh dời một ngọn núi. Một nụ cười nhẹ nhàng đôi khi còn thắng cả thiên binh vạn mã hùng mạnh.

    Người xưa có câu quân tử lúc nào cũng đường hoàng, chỉ có kẻ tiểu nhân mới thường sợ sệt. Đôi khi một nụ cười có thể làm tan chảy ân oán giữa đôi bên, có thể khiến những người xa xứ, tha hương nơi đất khách quê người cảm thấy ấm áp cả cõi lòng. Nở một nụ cười thật đơn giản nhưng lại thể hiện sự bình thản, an nhiên tự tại trong tâm hồn bạn và đạo lý làm người nơi thế gian.

    Đời người khó tránh sẽ có lúc gặp phải những chuyện không vừa ý. Nếu chỉ oán trách không ngừng cũng chẳng ích chi, chỉ khiến lòng người càng thêm nặng nề, rối ren mà thôi. Lúc này chi bằng bạn hãy tĩnh tâm xuống mà suy ngẫm.

    Sự trầm tĩnh như dòng nước chảy mãi không ngừng. Nó sẽ làm dịu nỗi đau đang bùng cháy trong tim bạn. Sức mạnh nội tâm này cũng sẽ lắng đọng thành một trải nghiệm, hun đúc thành một trí huệ ẩn sâu trong tim và thắp sáng tâm hồn. Khi gặp chuyện không vừa ý, chỉ cười mà không nói thể hiện tấm lòng bao dung của một người. Đó không chỉ là tố chất tốt đẹp có thể trấn tĩnh những dòng cảm xúc nông nổi, mà còn khiến bản thân mình không buột miệng nói ra những lời khiến người khác phải tổn thương, phiền muộn.

    Ba là, mê mà không mờ: Thể hiện của người trí huệ

    Muốn không bị mê hoặc bởi những chuyện trên thế gian thì điều bạn cần chính là sự mạnh mẽ trong nội tâm. Cổ nhân có một câu rất hay rằng: “Buồn mà không thương cảm” (Ai nhi bất thương). Khi nhiều chuyện đau khổ ập tới, chúng ta có thể buồn bã. Đây cũng là những cảm xúc rất tự nhiên và cần thiết của con người. Nhưng khi buồn phiền bạn cũng đừng quên rằng luôn có một con mắt thứ 3 đang trông chừng tất cả. Chỉ cần giữ vững thiện lương trời xanh sẽ tự có an bài.

    Nếu có thể coi nhẹ được mất trên thế gian, thì khi đột nhiên phải đối mặt với sự mất mát, bạn mới có thể không bị mê mờ. Có thể sức ảnh hưởng của thế giới bên ngoài quá mạnh mẽ, khiến bạn chìm đắm trong mớ cảm xúc hỗn độn mà không thể kiềm chế bản thân. Nhưng khi bạn có đủ trí huệ, một thời gian sau bạn sẽ dần dần học được cách cân bằng.

    Tâm hồn con người có khả năng tự chữa lành vô cùng kỳ diệu. Sống giữa cõi mê mà không mờ là định lực tu luyện của kiếp người, còn mê muội và không thể kiểm soát bản thân sẽ làm tổn thương chính mình.

     
    Nếu có thể coi nhẹ được mất trên thế gian, thì khi đột nhiên phải đối mặt với sự mất mát, bạn mới có thể không bị mê mờ 

    Bốn là, hoảng mà không loạn: Là sự tĩnh tại nhờ tu dưỡng

    Khi đối mặt với vinh nhục, con người rất khó tránh khỏi sự bàng hoàng, thảng thốt. Tâm hoảng thì ắt sẽ động, mà trong động lại có tĩnh. Hoảng mà không loạn mới là vẻ đẹp khác biệt.

    Cổ nhân có câu rằng: “Nếu gặp chuyện oan ức mà không kinh sợ, gặp chuyện uất hận mà không hoảng loạn, thì người này có thể đảm nhận trọng trách”. Đời người không thể tránh khỏi có những lúc bị oan khuất.

    Nhưng “Gặp đại sự mà không loạn, gặp sóng lớn mà không mất đi thói quen thường ngày”. Đây là một tâm thái xử thế ung dung tự tại, giỏi ứng biến linh hoạt. Làm được vậy thì khi đại sự đến mới không hoảng không loạn, mới có thể trầm tĩnh và điềm đạm. Khi gặp chuyện quan trọng họ sẽ không lo lắng, mà vẫn giữ được tâm thái bình hòa.

    Khi gặp chuyện sóng gió trong đời họ sẽ không lo lắng, mà vẫn giữ được tâm thái bình hòa, nhẹ nhàng, trầm tĩnh và điềm đạm

    Cảnh giới nhân sinh được đúc rút ra từ trong cuộc sống, được ngưng kết lại theo dòng chảy thời gian. Chỉ cần có mong muốn ngày càng hoàn thiện bản thân, luôn tiến về phía trước không mệt mỏi, thì bạn sẽ ngày càng trưởng thành.

    Sẽ có một ngày, vào một buổi ban mai rực rỡ hay dưới bóng hoàng hôn êm đềm nào đó, ký ức thuở xưa của bạn sẽ mở ra. Bạn sẽ phát hiện ra rằng tất cả những hiểu lầm, những nỗi đau sớm đã tiêu tan theo cơn gió của ngày hôm qua tự bao giờ, chỉ còn lại nụ cười thật tươi trên trên khuôn mặt rạng ngời của bạn.

    Hiểu Mai

     

    --