6. Văn Hóa & Gia Đình

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - MÙA COVID

  •  
    Chi Tran

     
     
     

    MÙA COVID VỚI GIA ĐÌNH

     Trong mùa Covid, tôi với bạn có thời gian nhìn lại cách cư xử của mình với gia đình...

     

    Trong những ngày đối diện với dịch Covid 19, tôi thấy từ được nhiều người nhắc đến là “chán”. Chán vì không được đến trường, chán vì không được đi làm, chán vì không được đi lễ, chán vì không được đi chơi, chán vì không thể đến công sở. Và có muôn vàn lý do “chán” khác nữa.

     

    Nhưng có một người trẻ làm cho tôi thoát ra khỏi chữ “chán” và thấy được ý nghĩa của một công việc rất đỗi bình thường, đó là về bên gia đình: bạn ấy về nhà tránh dịch và thấy vô cùng hạnh phúc.

     

    Qua bạn trẻ này, tôi muốn gửi vài tâm tư với những bạn đã, đang và sẽ xa gia đình vì cuộc sống mưu sinh hay vì những lý do khác nhau của cuộc sống.

     

    Tôi hỏi bạn trẻ đó: Dịp này nghỉ làm, em đi đâu? Bạn ấy nói về nhà, và một ngày với bạn ấy rất bình thường: sáng dọn đồ ra cho mẹ bán, rồi ngồi trong nhà đọc sách, nửa buổi ra lấy đồ vào nấu ăn. Trưa đến hai mẹ con ăn cơm, chiều lại tiếp tục như thế. Một ngày với bạn ấy rất giản đơn nhưng bạn ấy nói là rất hạnh phúc vì lâu lắm rồi mới được ở nhà với mẹ nhiều ngày như thế, vì mẹ một thân một mình, nhưng bởi mưu sinh cuộc sống mà bươn chải, nên đành xa mẹ thôi.

     

    “Cảm ơn vì có thời gian ở bên mẹ”, đó là câu mà bạn ấy nói với tôi. Tôi chạnh lòng, và suy nghĩ về cha mẹ ở nhà. Có thời gian dường như tôi cứ loay hoay với đám bạn này, mối tương quan nọ mà quên mất cha mẹ. Ngay cả những bữa cơm với cha mẹ cũng dường như là một thứ gì đó xa xỉ với tôi.

     

    Tôi quan sát và cũng nhận thấy nhiều người trong dịp tránh dịch cũng muốn trốn gia đình, sợ ở nhà, sợ đối diện với những giá trị rất bình thường và quá ư quen thuộc. Tôi nghĩ đến những vần thơ của Lương Đình Khoa:

    Năm chúng ta 20 tuổi
    chỉ quen ngước nhìn lên trời cao,
    bỏ những quan tâm của gia đình bên ngoài niềm vui phố xá
    hớn hở với từng cuộc vui,
    xum xoe với đám đông người xa lạ
    mấy ai biết mình
    nhưng vẫn nghĩ mình trên tất cả
    ngày nào cũng là ngày vội vã
    với nắng mưa… 

     

    Đôi lúc, hạnh phúc thật giản đơn, đó chỉ là được ăn cơm với mẹ, được nhìn mẹ trong mái nhà yêu thương nhưng mấy ai cảm nghiệm được điều đó.

     

    Chúng ta không vui vì cha mẹ thường rất khó tính chứ không dễ dãi với ta như bạn bè hay người dưng; cha mẹ nói chuyện không dễ nghe như người thương ta ngoài phố thị.

     

    Trước mặt đám bè bạn, ta được chứng tỏ là ta, được là anh hai, chị ba, trong khi đó trong mắt cha mẹ, ta mãi mãi là đứa trẻ đáng yêu.

     

    Tuổi trẻ ta muốn chứng tỏ giá trị, muốn nói với thế giới “ta là ai”, muốn chứng tỏ với đời rằng ta có sức mạnh. Ta muốn “là một, là riêng, là thứ nhất; không ai có thể bè bạn nổi cùng ta” [1].

     

    Nhưng trước mặt cha mẹ thì ta như một đứa trẻ chưa trưởng thành, luôn bị nhắc nhở bởi những việc chẳng đâu vào đâu.

     

    Ta có thể ngồi chém gió với bạn bè và người bên ngoài cả tiếng, vì chúng ta nghĩ là hiểu nhau; chúng ta có chung thứ ngôn ngữ “rất đẹp” của tuổi trẻ.

     

    Còn cha mẹ ta là những người nông dân chân lấm tay bùn, quanh năm suốt tháng chỉ lủi thủi bên lũy tre làng, chưa ra khỏi nếp nghĩ mà ta cho là cổ hủ, không biết Facebook là gì, chẳng biết Zalo là chi… Cha mẹ vẫn cứ thế, vẫn nghĩ rằng chỉ cần yêu con theo cách riêng của mình.

     

    Tôi và bạn nhiều lúc muốn hét thật lớn “sao cha mẹ không hiểu con”, “đúng là cổ hủ quá...”

    Những bữa cơm bên gia đình nhiều lúc quanh đi quẩn lại mấy món “ngoài chợ xã”, cá kho thì mặn, cơm thì nấu bằng thứ gạo khô khó nuốt. Ta thích ăn mì nhưng mẹ lại nói với ta rằng mì nóng và không tốt. Ta thích nhịn ăn sáng để ngủ vùi vì cho rằng “mất ăn không bằng mất ngủ”, nhưng mẹ lại nói với ta “ăn sáng là ăn cho chính ta, ăn trưa là ăn cho khách và ăn tối là ăn cho kẻ thù”...

     

    Ta thích thức khuya và dậy muộn vì với ta “đêm về khuya vắng mới được là mình” thì mẹ lại nói với ta “ngủ sớm khỏe xác, dậy sớm khỏe hồn”. Ta đi chơi ăn mặc hơi ngắn ngủn một chút vì cho rằng đó là mốt của tuổi trẻ, có quyền phô lên nét đẹp của Tạo Hóa ban tặng thì mẹ lại nói với ta “con gái nên ăn mặc kín đáo nết na, nét đẹp của tâm hồn và trí tuệ mới tô lên nét đẹp thật sự cho con”. Ta uống tí bia rượu với bạn bè vì “nam vô tửu như cờ vô phong”, mẹ lại nói với ta “tuổi trẻ con lấy sức khỏe đổi lấy rượu và bạn bè, đến già con sẽ lấy gì để đổi lại sức khỏe”…

     

    Nói chung, tôi cũng như bạn, dường như luôn có những mâu thuẫn với cha mẹ - những người ta cho là “cổ hủ”, “quê mùa”… Nhưng trên đời này, trong tương quan nhân loại làm gì có tình thương nào thật hơn tình thương cha mẹ dành cho con. Trên đường đời, chúng ta phải lắng nghe nhiều lắm. Trong những lắng nghe, tại sao ta không lắng nghe chính mẹ mình, lúc mẹ còn sống [2]?

     

    Tôi và bạn vẫn đi tìm hạnh phúc, vẫn đi tìm lẽ sống cho cuộc đời mình. Đôi lúc ta muốn chứng tỏ mình là người can đảm phi thường trước người khác bằng cách “tỉ thí tửu lượng”, “hơn thua trong những trò chơi vô bổ”, “dẫn đầu trong những cuộc xích mích”… Nhưng người em này cho tôi cũng như bạn hiểu rằng, đôi lúc dám làm những việc đơn giản cho mẹ, dám sống những ngày có vẻ tẻ nhạt với mẹ mới là một người can đảm phi thường.

     

    “Về nhà” là về với cội nguồn, về với một tình cảm thiêng liêng nhất mà mỗi con người có thể, nơi đó cho ta hơi ấm trong những lúc lạnh lẽo, cho ta sức mạnh để vượt qua nỗi đau thử thách của cuộc đời, nơi cho ta chỗ trú ẩn những lúc ta thấy chênh vênh, là nơi cho ta nép mình khi thấy ngoài kia giông tố, “có nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi để về, đó là nhà”.

     

    Trầm lắng, tôi lại nhớ những vần thơ của Nguyễn Đình Khoa:

    Về nhà đi, bởi trong mỗi cuộc đời
    Ai cũng chỉ có một mái nhà để học cách yêu,
    Một mẹ, một cha, cho bàn chân tìm lối về hiếu nghĩa
    Dù dang cánh chạm chân trời góc bể
    Hãy cứ về khi có thể - để thương…
    Níu giữ trên tay thứ hạnh phúc cội nguồn …

     

    Mong rằng những người có cơ hội về gia đình trong dịp này, sẽ sống những giây phút ấm êm và hạnh phúc bên gia đình và người thân, làm những cử chỉ yêu thương cho cha mẹ và anh chị em mà những ngày đi học hay đi làm xa nhà ta không có cơ hội để làm. Bởi dù có ước mơ, dù có hoài niệm, dù có thuốc thần tiên chăng nữa, ai trong đời cũng phải thốt lên như Du Phong:

    Con trở về mơ ước nhỏ nhoi thôi:
    Suốt cuộc đời được vui bên cạnh mẹ
    Nhưng cuộc đời nói rằng con không thể…
    Mới một chút thảnh thơi, tóc mẹ đã bạc màu.

     

    Trong dịp Covid, có những dòng tin: “Cha mẹ mất, nhưng do dịch bệnh không thể về bên”, những dòng status: “Bệnh nhân bị nhiễm covid chết lặng lẽ, không được gặp người thân trước khi chết do bị cách ly”. Có khi nào bạn và tôi tự hỏi, nếu ngày bố mẹ lâm bệnh nặng mà ta không có mặt bên cạnh thì như thế nào?

     

    Tiền bạc có lẽ cha mẹ rất cần, nhưng họ cần hơn ở sự trưởng thành và tình yêu thương của con cái.

     

    Có khi nào bạn tự hỏi “nếu chỉ có một ngày để sống”, bạn sẽ làm gì, bạn sẽ nói gì với cha mẹ?

     

    Tôi cũng tự hỏi mình và thấy mình thật vô lý: Chỉ học với nhau ba năm cấp Ba, tôi và bạn bè chụp hình làm kỷ yếu, viết lưu bút, tặng nhau những kỷ vật, ôm nhau khóc như mưa. Nhưng rồi, trên những chặng đường tương lai, ta có những mối tương quan mới, trong số những người bạn cũ, ta giữ được mấy người?

     

    Còn với gia đình, nước mắt chúng ta lại khô hoánh.

    Nhìn một người bán vé số, một cụ ông ăn xin, một người nông phu lầm lũi, tôi và bạn có thể xót xa, thương cho thân phận của những người đó. Nhưng nhìn những giọt mồ hôi lấm chấm rơi của cha, những vết nhăn của mẹ, ta thấy đó chỉ là chuyện bình thường của thời gian.

     

    Ta không có một kỷ yếu gia đình, ta không lưu giữ những kỉ niệm đẹp bên mẹ cha. Những lúc ta mê man do bệnh tật, những lúc ta cảm thấy thế giới như quay lưng lại, khi ta sụp đổ và ngã quỵ giữa đường đời thì ta mới hiểu giá trị của “gia đình”.

     

    Tôi và bạn, những người có trái tim quảng đại, thích làm việc tình nguyện, chúng ta đến các bệnh viện hay trung tâm dã chiến. Cho các người bệnh tật ăn uống và giúp những công việc khác cho họ, các bạn rất vui, rất hạnh phúc.

     

    Nhưng tôi và bạn phản ứng thế nào khi về với gia đình, bên cha mẹ và người thân của mình? Ta có khó chịu khi rửa chén bát, đi nạnh kẹ với anh chị em của mình, ta khó chịu khi nấu cháo cho mẹ, ta sợ bẩn tay, sợ bẩn quần áo khi phụ việc cha mẹ…?

     

    Bạn có khi nào suy nghĩ rằng, để cho ta có đôi tay đẹp đẽ và mượt mà, cha mẹ ta đổi bằng sự chai sạn của đôi tay họ; để có cái áo đẹp cho ta, nhiều bậc cha mẹ đã vá đi vá lại cái áo của mình bao nhiêu lần… Nói chung rất nhiều thứ cha mẹ phải hi sinh và đánh đổi để tôi cũng như bạn có được cuộc sống như hôm nay.

     

    Khi nhìn vào các bạn, tôi mong rằng những người ngoài sẽ chúc phúc cho cha mẹ - Đấng sinh thành đã sinh ra những người con hiếu nghĩa, những con người biết lẽ trước sau, biết những giá trị cội nguồn, biết trân quý những bữa cơm gia đình, biết đón nhận những bất toàn của cha mẹ mình, biết chứng tỏ giá trị bản thân đích thực của một người có đức tin.

     

    Rồi dịp giãn cách xã hội cũng sẽ qua đi, tôi và bạn cũng sẽ trở lại với nhịp sống bình thường, đi học hay đi làm, rồi cũng sẽ xa cha mẹ và gia đình. Khi đó, nhìn lại khoảng thời gian chúng ta ở nhà, chúng ta thấy ấm lòng vì được sống bên mẹ cha nhiều thời gian hơn, hay ta cảm thấy như một gánh nặng thật sự với người thích tự do tung cánh ngoài kia?

     

    Chính dịp tránh dịch ở nhà, tôi với bạn có thời gian và nhìn lại cách cư xử của mình với gia đình, với người thân và đặc biệt là với cha mẹ mình.

     

    Nhìn lại để chúng ta sống tốt hơn tương quan này, hiểu được tấm lòng cha mẹ hơn, hiểu những sự hí sinh cao cả, rồi tự hỏi rằng: Nếu một ngày cha mẹ ta ra đi, ta có ngồi đó khóc thét lên vì hối hận, vì những vết thương lòng do ta gây ra cho cha mẹ mình hay chúng ta thấy bình an vì đã sống trọn “hiếu nghĩa” với các ngài?

     

    Hoàn Phạm - Hội Thừa Sai Việt Nam (TGPSG)

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - 2 CÂU CHUYỆN CƯỜI

  •  
    Hung Dao
     
    Mon, Sep 13 at 6:09 PM
     
     
     
     
     
    Subject: VAN HOA :2 câu chuyện cười hàm ẩn triết lý nhân sinh
     

    2 câu chuyện cười hàm ẩn triết lý nhân sinh

     
     

    Những câu chuyện cười được lưu truyền trong dân gian không chỉ để mua vui mà còn mang theo hàm ý rất sâu xa. Dưới đây là hai câu chuyện thú vị hàm chứa trí tuệ dân gian và triết lý nhân sinh sâu sắc.

    Câu chuyện thứ nhất: Những điều ước…

    Xưa kia có một ông lão có ba người con trai. Trước lúc lâm chung, ông cho gọi 3 con đến bên cạnh và hỏi các con xem họ có nguyện vọng gì, để sau khi ông qua đời có thể đem những nguyện vọng này thỉnh cầu Thượng đế. Người con trai cả nói: “Con muốn làm quan nhất phẩm”. Người con thứ 2 nói: “Con muốn có ruộng nương vạn khoảnh”. Cậu con trai út nói: “Con không có mong muốn gì, chỉ hy vọng có được đôi mắt to”. Nghe vậy, ông lão lắp bắp kinh hãi hỏi: “Con muốn có đôi mắt to để làm gì?” Cậu con trai út nói: “Khi con có đôi mắt to rồi thì có thể xem các anh trai con giàu có và phú quý như thế nào”.   

    Câu chuyện tiếu lâm này không chỉ rất khôi hài mà còn ẩn chứa đạo lý bên trong. Sự giàu có và quyền quý tại nhân gian đều có thời hạn. Dù cho một người giàu có đến cỡ nào đi nữa, quyền cao chức trọng đến đâu, con người cũng không thể thoát khỏi giới hạn thời gian đời người, cũng không thoát khỏi được nỗi thống khổ của sinh lão bệnh tử, không thoát được khỏi vòng luân hồi sinh tử, vậy thiết nghĩ chớ nên truy cầu, tham vọng. 

    Ngoài ra, câu chuyện còn ẩn chứa một nội hàm khác nữa. Đó là cậu con trai út của ông lão muốn mình có đôi mắt to để xem hai người anh của mình có thể duy trì giàu sang phú quý đến đâu!… Thực tế thì nhân gian giống như một sân khấu lớn, mỗi người chúng ta đều là diễn viên, đồng thời cũng là khán giả, ai cũng không ngoại lệ, khi đối diện với tham vọng, mưu cầu, thiện – ác, chính – phản v.v.. tại nhân gian thì mỗi người đều phải đưa ra lựa chọn. Nếu một người chọn thiện thì sẽ đắc được phúc báo, lựa chọn ác thì chắc chắn sẽ gặp ác báo. 

    Người xưa sáng tác truyện cười dựa trên cơ sở văn hóa Thần truyền, thông qua đó giúp con người hướng thiện, khơi gợi Phật tính, biết kính sợ Thiên ý, Thần Phật, đồng thời khuyến khích con người buông bỏ dục vọng, làm việc thuận theo Thiên ý, đắc nhiều phúc báo. 

    Ngày nay, trên mạng Internet có lưu truyền rất nhiều câu chuyện tiếu lâm, nghe cũng khá buồn cười nhưng không còn ẩn chứa những nội hàm thâm sâu phía sau nữa. Ý nghĩa của truyện cười truyền thống đã biến mất, chỉ còn giữ lại chức năng giải trí mà thôi… 

    Câu chuyện thứ hai: Ai mới là người thực sự nghèo?

    Ngày xửa ngày xưa có một phú ông vô cùng giàu có, vì không muốn con trai hoang phí, tiêu tiền như nước nên đã gửi con đến nhà một người bạn là nông dân để trải nghiệm sự nghèo khó. 

    Sau một vài tuần, người con đã trở về nhà. Phú ông bèn hỏi con trai: “Bây giờ hẳn là con đã biết thế nào là nghèo khó rồi chứ?” 

    Người con trai tỏ ra rất tự tin nói: “Con đã biết ạ!” 

    Phú ông nói: “Vậy con có thể nói cho cha biết về sự nghèo khó không?” 

    Người con trả lời: “Buổi tối sân nhà chúng ta có ánh đèn sáng ngời nhưng nhà người nông dân có đầy trời ánh sao sáng chiếu rọi. Diện tích nhà chúng ta mặc dù rộng rãi nhưng phạm vi hoạt động của nhà người nông dân còn rộng hơn. Chúng ta phải dùng tiền để mua lương thực, còn đồ ăn của gia đình nông dân đều là do họ tự trồng, ăn không hết còn đem phân chia cho hàng xóm. Cuộc sống sinh hoạt của chúng ta cần người hầu kẻ hạ, người nông dân ngoài việc tự chăm sóc bản thân còn có thể hỗ trợ người khác. Nhà của chúng ta bốn phía đều có tường bao bọc, còn họ thì hàng xóm xung quanh chính là hàng rào bảo vệ…”. 

    Phú ông nghe xong không khỏi ngây người. Cậu con trai lại nói tiếp: “Cha, cảm ơn cha đã cho con biết nhà chúng ta nghèo như thế nào!”. 

     

    San San biên dịch

     

     

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - HAPPY FATHER'S DAY

 

  •  
    MƠ NGUYỄN
     


                                                                HAPPY FATHER’S DAY

                                                                                                                          SEPTEMBER 05 2021

     

     

    I Love My Daddy | Happy Fathers Day Song | Fathers Day Songs | The Kiboomers:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=Tm4jDxUqQgg

     

    What is a Dad?

     

    He’s someone who’s taught you

    to follow your dreams

    and try to be all you can be.

    He’s someone who listens to

    your point of view

    (though sometimes he may disagree).

    He’s someone who loves you

    no matter what happens

    and sees you through

    good times and bad.

    He’s someone who’s there for you

    Time after time –

    He’s your mentor and friend…

    He’s your Dad.

    A touching story of an old father, son and a sparrow:

    https://www.youtube.com/watch?v=UVtm_fqGSng

     

     
     

 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH -

  •  
    Hung Dao

    Ở đời có 3 thứ không nên đấu, càng đấu càng chuốc họa vào thân

     

     
     
     

    Tăng Quốc Phiên, một vị quan nổi tiếng cuối thời nhà Thanh từng nói: “Kẻ sĩ có 3 thứ không đấu: không đấu danh với người quân tử, không đấu lợi với kẻ tiểu nhân, không đấu xảo với trời đất”…

    Ông từng dùng ‘3 không đấu’ này để thức tỉnh mọi người. Người nào thực hiện càng tốt 3 điều này thì cuộc sống sẽ càng thịnh vượng. 

    1. Không đấu danh với người quân tử

    Mặc dù trong mắt nhiều người, thanh danh chỉ như mây gió thoảng qua nhưng đối với người quân tử mà nói, thanh danh còn quan trọng hơn cả mạng sống. Đây là sự thật không thể chối cãi, do vậy bạn chớ có đấu danh với họ.

    Trong ‘Thuyết Uyển – Tạp ngôn’ có viết: “Phu quân tử ái khẩu, khổng tước ái vũ, hổ báo ái trảo, thử giai sở dĩ trì thân pháp dã”. Ý tứ là, người quân tử quý trọng danh tiếng của mình, cũng giống như loài khổng tước nâng niu bộ lông của chúng và hổ báo yêu quý bộ vuốt vậy. Bởi vì đó cũng chính là phương pháp bảo vệ bản thân. 

    Mặc dù trong thời đại hiện nay, có nhiều người chọn con đường không cần giữ thể diện để theo đuổi những thành tựu to lớn. Tuy vậy, thực tế vẫn có những người tôn thờ “bậc chí sĩ không uống trộm nước suối, người liêm khiết không ăn đồ ăn xin”, họ đúng là những người mà trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, giữ được thân ngay thẳng, có tấm lòng chính trực và hoài bão cao cả. 

    Đối với những người như vậy, chúng ta nên ứng xử có lễ tiết, không nên nịnh hót, cũng không đấu danh với họ, mà cần thật lòng kính trọng, bởi vì những người như thế rất đáng để chúng ta tôn trọng. 

    2. Không đấu lợi với kẻ tiểu nhân

    Người xưa nói: “Quân tử dụ vu nghĩa, tiểu nhân dụ vu lợi”. Ý tứ là, người quân tử hiểu rõ đâu là nghĩa, còn kẻ tiểu nhân nhìn rất rõ lợi ích. 

    Trong mắt kẻ tiểu nhân, lợi ích quan trọng hơn hết thảy, vì để đạt được lợi ích cá nhân, họ có thể dùng bất cứ thủ đoạn nào, thậm chí ngoài mặt thì tỏ ra là bạn bè tốt, nhưng sau lưng lại ngáng chân gài bẫy. Với những người như vậy, bạn có nên đấu lợi với họ không? 

    Vì vậy, chúng ta không nên vì lợi ích mà phát sinh xung đột với loại người này. Trong xã hội ngày nay, quân tử thì ít mà tiểu nhân thì nhiều, cho nên đắc tội với kẻ tiểu nhân là điều không đáng làm. 

    Trong mỗi sự việc, người quân tử thường quan tâm đến đâu là đúng đâu là sai, còn kẻ tiểu nhân thì nhìn rõ đâu là cái lợi cho bản thân mình. Kẻ tiểu nhân chỉ biết lo cho bản thân, chỉ cần đạt được lợi ích họ sẵn sàng làm hại người khác, cho nên chớ có đấu lợi với họ. 

    3, Không cùng Trời đất đấu xảo 

    Tăng Quốc Phiên từng nói: “Muốn thành đại sự, mưu người một nửa, Thiên ý một nửa”. Nói cách khác, một việc có thể làm được thành công hay không còn tùy thuộc vào ý Trời, xem thời cơ có tới hay không. Điều này cũng giải thích rằng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. 

    “Không cùng trời đất đấu xảo” cũng tức là không thể tranh đoạt những thứ phạm vào Thiên ý. 

    Vậy Thiên ý là gì? Trên trời có Thần Phật, Thiên ý chính là ý chỉ của Thần. Con người không được làm trái ý Trời, bởi vì nếu cố tình làm trái ý chỉ của Thần Phật, sẽ nhận phải quả báo ác.

    Người xưa thường nói: “Không thể trái ý Trời”. Cho dù là hoàng đế cũng không thể làm việc phạm vào Thiên ý, nếu không sẽ nhận về hậu quả nghiêm trọng. 

    Theo ghi chép trong cuốn ‘Triêu dã thiêm tái’, Thời Đường Thái Tông trị vì, có một mật sử chép rằng: “Đời thứ 3 triều đại nhà Đường, Võ Tắc Thiên sẽ làm chủ thiên hạ”. Vì vậy, Đường Thái Tông đã bí mật gặp Lý Thuần Phong để bàn bạc sự việc này, xem nên xử lý như thế nào. Lý Thuần Phong nói: “Căn cứ vào Huyền học mà phỏng đoán, loại dấu hiệu này sớm đã được hình thành, người sẽ trở thành nữ hoàng đế đã xuất hiện trong hoàng cung, tính từ thời điểm này, không quá 40 năm nữa bà sẽ lấy được quyền làm chủ triều đình. Hơn nữa còn bắt đầu giết con cháu của Hoàng đế, hầu như giết sạch”. 

    Hoàng đế Đường Thái Tông lại hỏi: “Có thể tìm người này và giết cô ta không?”

    Lý Thuần Phong nói: “Đây là Thượng Thiên sắp đặt, không thể phá hủy an bài. Con cháu hoàng đế dù không chết cũng không tranh giành ngôi vị được. Hơn nữa, theo tính toán của hạ thần, người phụ nữ này đã trưởng thành, đang ở trong cung và đã trở thành người nhà của bệ hạ. 40 năm nữa, người phụ nữ này cũng đã già, già rồi thì sẽ trở nên nhân từ hơn, không đến mức đuổi cùng giết tận con cháu của hoàng đế. Còn nếu như hiện tại đi giết cô ta, cô ta sẽ chuyển sinh và 40 năm nữa cũng sẽ lấy được quyền thống trị thiên hạ, lúc đó cô ta còn trẻ, bản tính hung ác sẽ giết sạch con cháu của bệ hạ không chừa một ai!”. 

    Kỳ thực, may mắn là Đường Thái Tông đã không giết Võ Tắc Thiên. Nếu như Võ Tắc Thiên bị giết, họ Lý sẽ không lấy lại được giang sơn mà toàn bộ sẽ bị giết sạch. Hoàng thái tử Đại Đô lên ngôi kế vị sau Đường Thái Tông, ông là người nhu nhược không có năng lực. Mãi đến thời Đường Huyền Tông kế vị, tình trạng mới được cải biến. Võ Tắc Thiên xuất hiện đúng vào thời kỳ này, để bù vào chỗ thiếu hụt. Cuối cùng bà lại đem thiên hạ trả về cho họ Lý. Bởi vì, dù nói như thế nào chăng nữa, bà ta cũng là mẹ của Hoàng đế. Có một số việc chúng ta không thể cải biến, đặc biệt là Thiên ý. Vì vậy cần học được cái gọi là ‘thuận theo Thiên ý mà hành’, nếu không sẽ bị Thượng Thiên trừng phạt vậy. 

     

    San San biên dịch

     


    Garanti sans virus. www.avast.com

     


VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH

  •  
    Hung Dao
     

    Nhân của hậu

    Lê Hữu Khóa
     
    Nhân của lý

    Lý đây là lý đôi, yêu tự do của mình thì phải quý tự do của tha nhân. Tạo tư lợi cho mình thì phải biết tôn trọng quyền lợi của người khác, không vụ lợi để trong sinh hoạt xã hội, quan hệ xã hội, đời sống xã hội không ai là nạn nhân của ai cả.

     

    Cái lý càng công bằng, thì cái nhân càng thong dong trên con đường công lý, ngược lại ai chết mặc ai từ thờ ơ tới vô cảm, mới chính là cái vô lý. Vì sau đó cái vô cảm này sẽ giết ngay trong trứng nước các giá trị của cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái). Cái lý có nhân là cái lý tôn trọng mọi sự sống, nó không bất nhân trong mạnh được yếu thua, nó không thất đức trong cá lớn nuốt cá bé, chắc chắn là nhân-của-lý không sao chấp nhận được ai chết mặc ai, tiền thầy bỏ túi. Khi bị đe dọa bởi kẻ xa người lạ, thì Sartre tuyên bố như la hoảng lên : "Địa ngục chính là tha nhân", nếu địa ngục là người khác, là những người chung quanh, thì đây là chuyện có thật, ngay tại Việt Nam từ khi Đảng cộng sản Việt Nam cướp và nắm được chính quyền. Lấy địa ngục của cái ác bằng công an trị để tạo ra địa ngục của cái tà bằng tham nhũng trị, và không quên địa ngục của cái gian bằng tuyên truyền trị, địa ngục của cái độc bằng ngu dân trị, nếu cần thì có địa ngục của cái thâm bằng thành trừng trị. Thảm kịch của Việt tộc từ khi Đảng cộng sản Việt Nam cướp được chính quyền rồi độc quyền trong chuyện áp đặt ra nhiều địa ngục trong một địa ngục lớn chính là chế độ bạo quyền độc đảng toàn trị. Chính địa ngục là cái ác, cái độc, cái hiểm, cái thâm đang bắt Việt tộc phải nhắm mắt-cúi đầu-khom lưng-khoanh tay-quỳ gối. Nhưng câu của Sartre sẽ sai ngay trong mô thức giải thích của nó, khi tha nhân mang lại cho ta những điều hay, đẹp, tốt, lành của nhân ái, nhân tâm, nhân từ, nhân đạo, nhân nghĩa. Và câu của Sartre sẽ sai hơn trong mô hình phân tích của nó, khi tha nhân mang lại cho ta những điều cao, sâu, xa, rộng cho nhân tri, nhân trí, nhân quyền, nhân vị để làm giàu cho nhân lý của chính ta. Câu chuyện nhân của lý sẽ trở nên thông minh ngay trong não bộ của ta, trở nên thông thái ngay trong não lý của ta, khi ta cùng tha nhân tiếp nhận chung một hợp đồng xã hội với các thỏa thuận trên các giá trị của cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái). Xa hơn nữa khi các giá trị của cộng hòa biết trợ lực và trợ duyên cho các giá trị của dân chủ (đa nguyên, công lý, nhân quyền) thì tha nhân và ta, sẽ không có ai là địa ngục của ai cả, vì được chung sống trong đoàn kết và tương trợ, với giáo lý Việt : "thương người như thể thương thân". 

     

     

    Nhân của tính

    Trong giáo lý của tổ tiên Việt, ta đọc được và hiểu được giáo luận của Nguyễn Trãi, từ đó được tiếp nhận được nhân tính của dân tộc : "Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn/ Lấy trí nhân thay cường bạo". Trong nhân tính của ông bà đã có nhân đạo, cụ thể là tình thương đồng bào được song hành cùng tình thương đồng loại.

    Trong lời của Ức Trai, ta còn nhận ra là nhân tính mang bền bỉ một nhân lý :

    "Duy chỉ một lòng trung với hiếu

                 Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng".

    Nhân tính Việt được giáo dục và giáo dưỡng bằng nhân tính liêm chính làm nên liêm sỉ Việt, cũng qua lời của Nguyễn Trãi :

    "Vườn quỳnh đầu chim kêu hót

    Cõi trần có trúc đứng ngăn".

    Biết hót, biết nói những điều quang minh chính đại, và thẳng như trúc giữa nhân thế và nhân sinh để giữ cho bằng được nhân đạo và nhân phẩm. Một nhân tính không những được trợ lực bằng hệ liêm (liêm chính, liêm minh, liêm sỉ) vì được trợ duyên bằng hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri).

    Khi dân tộc nhận ra là các là chế độ độc tài toàn trị hiện nay mang bản chất của bạo quyền của công an trị, tà quyền của tham nhũng trịquỷ quyền tuyên truyền trị, ma quyền của ngu dân trị, ngày ngày truy cùng diệt tận dân tộc. Khi mà bọn đầu đảng, đầu sỏ, đầu sòng, đầu nậu của Đảng cộng sản Việt Nam không những vắng hệ liêm (liêm chính, liêm minh, liêm sỉ) mà rổng luôn cả hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri).

    Tồi tệ hơn là chúng có toan tính của cái bạo, cái tà, cái quỷ, cái ma với những ý đồ thâm, độc, ác, hiểm ngược hướng với giáo huấn của tổ tiên Việt, với tâm địa xấu, tồi, tục, dở trái chiều với giáo lý của dân tộc. Thì tất cả hãy thấy để thấu bản lai diện mục vắng nhân tính của đám này. Mà vắng nhân tính thì chắc chắn là không sao thực hiện được đồ hình tương lai của đồng bào là phát triển đất nước-tiến bộ xã hội-văn minh dân tộc. Và khi nhân của tính mong cầu nhân phẩm, nó luôn miệt mài trên nhân lộ để đi tìm nhân đạo bằng nhân tâm và nhân từ, để loại bạo quyền, khử tà quyền, bứng quỷ quyền, trừ ma quyền. Nhân của tính sẽ vận dụng các giá trị cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái) để tận dụng các giá trị dân chủ (đa nguyên, công lý, nhân quyền) mà chế tác ra một không gian của tự do như hồ, như sông để con người không chết khát vì cái bạo, cái tà, cái quỷ, cái ma.

    Thông minh hơn nữa, nhân của tính còn biết tạo ra một không gian khác của tự do, rộng như đại dương, xa như biển khơi để không phải chết đói trong những ý đồ thâm, độc, ác, hiểm, trong tâm địa xấu, tồi, tục, dở của đám tham quyền, lạm quyền để cực quyền rồi cuồng quyền.

     

     

    Nhân của bản

    Nhân bản vừa là căn bản của con người, vừa là căn bản của tình người trong giáo lý đối nhân xử thế với đồng bào, với đồng loại, cư xử với người đàng hoàng và tử tế và mong người đối xử như vậy với ta. Khi có cùng một nhân bản thì đã có đồng hội đồng thuyền rồi, nên dễ cùng nhau đồng cam cộng khổ, để sau đó được chia ngọt sẻ bùi với nhau trong tình người có chung một nhân bản. Nhân của bản là câu chuyện giáo lý của tổ tiên trong quá khứ luôn có mặt trong đạo lý hiện tại của chúng ta, và khi giáo lý tổ tiên và đạo lý hiện tại được nhập làm một, và hiện diện trong gia đình, trong tập thể, trong cộng đồng, từ học đường tới xã hội, thì đó chính là đạo đức dân tộc.

    Câu chuyện nhân của bản cũng là câu chuyện chỗ đứng ghế ngồi của mọi quyền lực chính trị, nếu quyền lực này có nhân, thì chắc chắn nó có căn bản của dân tộc, sẽ có căn bản của giống nòi. Đây đang là câu chuyện thất nhân và thất bản của Đảng cộng sản Việt Nam, từ lãnh tụ tới lãnh đạo, không những đã mất nhân bản khi để mất đất, mất biển, mất đảo của Việt tộc trước Tàu tặc hiện nay, mà còn để mất nhiều thứ khác nữa. Mất môi trường, mất môi sinh trước Tàu họa với công nghiệp loại Formosa, với khai thác tài nguyên trên Tây nguyên gây bao thảm họa ô nhiễm. Mất sinh mạng dân tộc, mất sinh lực giống nòi trước Tàu hoạn với thực phẩm bẩn, hóa chất độc, song hành cùng bao nhà máy nhiệt điện than của Tàu tà. Mất luôn cả chí khí nhân bản của độc lập Việt tộc của Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung… với một Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay đang cúi đầu-nhắm mắt-khom lưng-khoanh tay-quỳ gối trước Tàu phỉ. Bỏ nhân bản Việt, chọn ĐCSTQ-Đảng cộng sản trung quốc làm hậu phương để được tiếp tục cái trị Việt tộc, bằng tà luận mất nước hơn là mất đảng. Nhân của bản cũng thường là câu chuyện đánh tráo khái niệm của kẻ ăn gian nói dối để gắp lửa bỏ tay người, rồi ngậm máu phun người khi nói chế độ của miền Nam (1954-1975) là ngụy ! Ngữ pháp ngụy chỉ loại tà quyền vong (nhân) bản làm nô bộc cho ngoại xâm, và Đảng cộng sản Việt Nam lập ra gian niệm : Mỹ-ngụy. Với sự thật hiện nay thì ai là ngụy ? Ai là kẻ truy cùng diệt tận các con dân Việt yêu nước thương nòi, đứng lên chống hệ Tàu (Tàu tặc, Tàu họa, Tàu hoạn, Tàu tà, Tàu phỉ), để tà quyền độc đảng toàn trị dùng bạo quyền công an trị để truy cùng diệt tận các đứa con tin yêu này. Với lý luận của chính trị học tri thức, với lập luận của xã hội học kiến thức, với giải luận của sử học nhận thức, xin được kết luận là đám đầu đảng, đầu sỏ, đầu sòng, đầu nậu của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay chính là : Hán ngụy !

     

     

    Nhân của vị

    Nhân vị không chỉ vị thế của con người, mà nhận vị còn định vị các giá trị tâm linh là nên linh hồn của một người, một tập thể, một cộng đồng, môt dân tộc. Và ngay trong nhân vị này, còn có cả chiều sâu của giáo lý tổ tiên làm nên tâm hồn của mỗi công dân, nơi mà dưới đáy của chiều sâu của giáo lý tổ tiên có bao báu vật, bao kho tàng mà nhân kiếp của một người không sao thấy hết được, thấy trọn được, hưởng đủ được.

    Nhân của vị vừa là chỗ đứng cho nhân bản, nhân lý, nhân tính, vừa là ghế ngồi cho nhân tâm, nhân từ, nhân đạo, chính nhận vị là chổ dựa để đi tìm nhân quyền, là khởi điểm để tiếp nhận nhân tri, nhân trí, từ đó khởi hành trên nhân đạo mà tìm ra nhân phẩmNhân của vị mong cầu mỗi chúng ta nên chọn lựa hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) để tỉnh thức, hơn là chọn quyền lợi vì tư lợi, trục lợi để vụ lợi trong mỗi nhân kiếp. Chọn chung một lộ trình của nhân loại đi tìm nhân quyền để giữ nhân phẩm, hơn là chọn cái ích kỷ ai chết mặc ai, cái tham tiền thầy bỏ túi. Chọn cái ích kỷ ai chết mặc ai là chọn sa mạc của tâm hồn, chọn cái tham tiền thầy bỏ túi là chọn cái đông giá, sẽ làm linh hồn buốt lạnh suốt nhân kiếp.

    Chọn đồng hội đồng thuyền trong nhân vị, để có đồng cam cộng khổ trong nhân bản, để tiếp nhận chia ngọt sẻ bùi trong nhân đạo. Chọn chung-để-chia hơn là chọn trộm, cắp, cướp, giật của tà quyền độc đảng toàn trị, sử dụng bạo quyền công an trị để cướp đất của dân lành, rồi biến họ thành dân oan trong họa cảnh màn trời chiếu đất. Vì nhân của vị bắt buộc ta phải có tư tưởng ngay trong đạo đức của ta : phòng hỏa hơn cứu hỏa, đừng chờ ở hạ nguồn mà đi cứu đói, cứu khổ, cứu nạn các nạn nhân của bạo quyền công an trị, của tà quyền tham nhũng trị, của quỷ quyền thanh trừng trị, của ma quyền ngu dân trị. Hãy tận dụng nhân của vị để triệt bạo quyền, để hủy tà quyền, để xóa quỷ quyền, để trừ ma quyền ngay trên thượng nguồn bằng nhân của vị trên các giá trị của cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái), trên các giá trị của dân chủ (đa nguyên, công lý, nhân quyền). Nhân của vị không xơ cứng trong khung, không cứng ngắc trong khuôn, vì nhân vị chuyển động theo nhân quyền, linh động vì nhân phẩm, nên khi ta đứng dưới ánh sáng của công bằng ta phải thấy bóng tối của các nạn nhân cùng đang cần ánh sáng này như ta. Để khi ta rơi vào bóng tối của nạn họa, ta biết gào thét kêu la các ánh sáng quanh tôi đến cứu ta ! Nhân của vị vừa biết cứu và vừa biết cưu mang.

     
    Nhân của tâm

     

    Trong một xã hội có giáo dục về nhân tâm, thì cái nhân được dắt dìu bởi cái tâm qua ít nhất ba loại giáo dục : giáo dục gia đình, giáo dục học đường, giáo dục xã hội, cả ba giáo dục này nhập vào nhân tri của ta, để nhân trí của ta luôn giữ chỗ trung tâm cho giáo lý bộ ba này. Giáo dục gia đình có trong gia phong biết lấy nhân tâm để giữa nhân tính, giáo dục học đường trợ lực cho nhân tri và nhân trí giúp ta nhận ra nhân bản và nhân vị của ta trong nhân thế. Riêng giáo dục xã hội qua sinh hoạt xã hội sẽ theo ta dài lâu trong nhân kiếp, giúp ta tự giáo dục qua quan hệ xã hội, từ đó trưởng thành ngay trong đời sống xã hội, có hành động thiện nguyện, có hành động từ thiện, mà miếng khi đói, bằng gói khi no, vừa là giáo lý, vừa là sự thông minh đã trưởng thành trong thông thái trước các thăng trầm của nhân thế.

    Giáo lý bộ ba sử dụng tự do để có nhân quyền, mà còn vận dụng nhân quyền để bảo vệ nhân phẩm của ta, một nhân phẩm có nền của nhân tâm biết thương người, để chế tác ra nhân từ biết chia sẻ nỗi khổ niềm đau với tha nhân đang là nạn nhân, dù do bất cứ nguyên do gì. Nhân của tâm khi đã có trong mỗi chúng ta, thì nó không những biết bảo vệ kẻ yếu để chống lại bất công mạnh được yếu thua, nó quyết tâm chống lại bạo quyền cá lớn nuốt cá bé. Và chắc chắn là nhân của tâm kiệt liệt chống lại mọi vô cảm thuộc loại ai chết mặc ai, và nhân của tâm triệt để đối đầu với mọi vô liêm sỉ : tiền thầy bỏ túi.

    Thảm họa của Việt tộc giờ như cá nằm trên thớt, mà kẻ cầm dao trong tay chính là bạo quyền độc đảng toàn trị, độc-tài-nhưng-bất-tài, lấy cái ác của công an trị là truy cùng diệt tận, để bảo vệ cho cái tà của tham nhũng trị là ăn không chừa một thứ gì. Nên nhân dân đã nhận ra bản lai diện mạo của bọn này : chẳng có tâm cùng chẳng có tầm. Nếu tâm là con tim, biểu tượng cho ánh sáng của nhân tính, ở chỗ trung tâm của linh hồn và thể xác, ngã tư sinh động của nhân ái, nhân từ, nhân đạo, nhân nghĩa, thì nhân tâm phải là rễ của nhân bản, là cội của nhân bản, là gốc của nhân quyền, là nguồn của nhân phẩm. Nên nhân của tâm ngày đêm bảo trì các giá trị đạo đức của tổ tiên, các giá trị đạo lý của dân tộc, các giá trị luân lý của giống nòi. Nhân của tâm biết đón khoan hồng, biết tiếp khoan dung, biết nhận vị tha để nhân tâm là một không mở, ngược lại với các không gian đóng.

    Kết luận, nhân của tâm có gốc, rễ, cội, nguồn của những hành vi hay, đẹp, tốt, lành ; của những hành động cao, sâu, xa, rộng biết lấy tình người trong mỗi chúng ta để hành xử bằng tình thương biết bảo bọc tha nhân trong cơn hoạn nạn.

     

    Nhân của từ

    Câu chuyện nhân của từ khi trao tặng và hiến dâng những gì mình có để cứu nạn nhân ra khỏi hoạn nạn, đâu chỉ là câu chuyện hy sinh, nó chính là sự thông minh có ít nhất là bốn nội dung sâu xa trong nhân kiếp.

    Thứ nhất, nhân từ cho những gì mình có vì không cho thì trước sau gì cũng hết, cũng cạn, cũng mất khi phải chết.

    Thứ nhì, nhân từ nhưng không mất mà còn được nhiều thứ khác còn cao quý hơn của cải, tiền bạc.

    Thứ ba là tiền bạc, của cải, vật chất không tạo nên hạnh phúc, nhưng khi biết trao, tặng, cho thì nó có thể tạo được hạnh phúc cho người nhận lẫn kẻ cho.

    Thứ tư, nhân từ là tặng những gì ta có, có thể làm tiền bạc, của cải, vật chất vơi đi, nhưng kẻ cho đang đong đầy nhân từ trong đời sống xã hội, để quan hệ xã hội được đầy bằng nhân tâm, để sinh hoạt xã hội được đầy bằng nhân đạo.

    Nhân của từ còn nói rõ một chuyện của nhân thế, nơi mà nhân gian mà một cuốn sách dày, nhưng kẻ vụ lợi để tư lợi thì chỉ đọc có một trang, đó là trang vị kỷ. Còn những người có nhân từ, đầy nhân tâm để bền nhân tính, thì họ đọc chương đầu là : Miếng khi đói bằng gói khi no. Họ đọc chương hai là : Bầu ơi thương lấy bí cùng, rồi họ thong dong qua chương ba là : Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, họ thư thả qua chương tiếp theo : Thương người như thể thương thân… Họ đọc cho tới hết về : Đồng cam cộng khổ với tha nhân, cho tới chương kết để hiểu thế nào là : Đồng hội đồng thuyền trong chia ngọt sẻ bùi với đồng bào, với đồng loại.

    Thảm họa của Đảng cộng sản Việt Nam, từ lãnh tụ thuở nào tới lãnh đạo thời nay, họ không viết được một văn bản nào về nhân từ, họ không đọc hay đọc ẩu nên không hiểu nhân từ chính là từ bi, có trong phật giáo, và nhiều tôn giáo khác. Thảm họa của Đảng cộng sản Việt Nam làm nên thảm nạn cho dân tộc, và giống nòi, chẳng hạn như mùa đại dịch cúm Tàu hè 2021 này, họ giành thuốc chích ngừa tốt nhất là Pfizer của Hoa Kỳ mà họ vẫn xem như tử thù, là "tư bản đang giãy chết". Còn thuốc chích ngừa tệ lậu nhất là Sinopharm của Tàu, mà họ xem như "bạn vàng", "bạn tốt""vừa là đồng chí, vừa là anh em", thì họ lại đẩy cho đám dân lành, dân hiền, dân đen.

    Câu chuyện nhân của từ luôn ngược chiều với hành vi bất nhân thất đức, luôn nghịch hướng với hành động ai chết mặc ai, tiền thầy bỏ túi. Nơi mà hoạn kịch của Đảng cộng sản Việt Nam chính là không gian : thiêu nhân từ, hủy nhân tâm, xóa nhân đạo, dẹp nhân nghĩa, bứng nhân đạo, nên họ không bao giờ có được nhân phẩm. Sống không nhân từ, thì chết sẽ không có nhân hậu, tức là vô hậu từ nhân đức tới nhân giáo.

    ly7

    Nhân của quyền

    Nhân của quyền là nhân quyền có cội rễ của tự do, không có tự do trong một quốc gia, một dân tộc, thì sẽ không là công dân mà chỉ là nạn nhân, của quyền lực, mà quyền lực thường có bạo quyền của công an trị đi cùng với tà quyền của tham nhũng trị. Vẫn chưa dứt, nạn nhân này còn là nạn nhân của quỷ quyền tuyên truyền trị và ma quyền của ngu dân trị, nơi mà tự do cá nhân, tự do dân tộc sẽ bị truy cùng diệt tận.

    Những ai cổ súy cho nhân quyền mà cùng lúc không cổ vũ cho tự do, thì kẻ đó rất đáng ngờ, và ta đừng gửi niềm tin vào loại người này. Nhân quyền không rời ba giá trị của cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái) trong văn minh của dân chủ, nơi mà giá trị đầu tiên, tiên khởi cho mọi lý luận vẫn là : tự do. Chính tự do này là khởi điểm cho nhân kiếp ngay trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền : con người sinh ra trong bình đẳng, nơi mà công bằng sẽ bảo vệ tự do, để tự do được giáo dục và giáo dưỡng cùng bác ái. Nơi đây, tự do của mỗi công dân và tự do của tha nhân có cùng một nhân lộ của công bằng được bảo vệ bởi công lý. Tự do là một loại kho báu được dân chủ biến thành một tài sản vô giá ; vô giá vì khi một công dân có tự do, thì cộng dân này sẽ có nhiều chân trời, nhiều tương lai, nhiều dự phóng, nhiều hoài bão, nhiều đóng góp cho đồng bào và đồng loại.

    Khi tự do được đặt vào nhân lộ của đa chiều, đa hướng, đa diện dựa trên đa tài, đa tri, đa trí, đa năng, đa hiệu của mỗi công dân, thì tự do sẽ mở cửa để đón đa nguyên, để đa nguyên sẽ cùng tự do mà bảo vệ cho nhân quyền. Khi các lý luận, các lập luận, các giải luận trên được hiểu đúng, thì hiện nay trong chế độ độc đảng toàn trị dựa vào bạo quyền công an trị, thì không một người Việt nào có tự do, không một người Việt nào thực sự là công dân, không một người Việt nào hiện nay thực sự có nhân quyền trong loại chế độc này. Chính bọn đầu đảng, đầu sỏ, đầu sòng, đầu nậu của Đảng cộng sản Việt Nam biết rõ hơn ai hết kho tàn vô giá của tự do : trên thượng nguồn của tự do là tự do tư duy, tự do tư tưởng, tại trung nguồn là tự do ngôn luận, tự do hành động, và hạ nguồn là tự do dấn thân, tự do đấu tranh…

    Khi tất cả các tự do này được hội tụ lại thì hùng lực của nó làm nên thực lực dân tộc, thì không một bạo quyền, một tà quyền, một quỷ quyền, một ma quyền nào đứng vững được. Nhân của quyền là nhân của tự do trong đấu tranh vì nhân quyền, tại đây tự do chặt xiềng để tự giải phóng mình mà cũng để củng cố tự do của tha nhân, nơi đây ta và tha nhân sẽ chung sống không xiềng, không xích, không ngục, không tù… nơi mà nhân quyền và tự do chỉ là một.

     

    Nhân của phẩm

    Phải có nhân quyền để bảo vệ cho bằng được nhân phẩm, mà nhân của phẩm là một phẩm giá-vô giá của văn minh dân chủ (đa nguyên, công lý, nhân quyền) song hành cùng văn hiến công hòa (tự do, công bằng, bác ái). Chính nhân của phẩm đã hiểu công bằng và công lý, đã thấu nhân quyền trong bác ái, nên nhân của phẩm sẽ tận dụng tự do để sáng tạo, mà sáng tạo là để tự giải phóng mình ra khỏi bạo quyền công an trị, tà quyền tham nhũng trị, quỷ quyền truyền truyền trị, ma quyền ngu dân trị…

    Tận dụng tự do để sáng tạo cùng là để khai thị đồng loại, làm sáng mắt đồng bào, đưa tha nhân thoát khỏi tục lụy của nô lệ, tục kiếp của nô bộc, nơi mà nhân của phẩm là tự do của nhân quyền, là bước đi quyết liệt để chấm dứt sự ngu dốt trong nô lệ, sự dại dột trong nô bộc. Chính nhân của phẩm là tự do vì nhân quyền sẽ là bước đi quyết định ngay trên nhân lộ của mỗi nhân kiếp, vì nếu tự do của nhân quyền không bảo vệ được nhân phẩm thì nhân kiếp sẽ ngả, nghiêng, rơi, rụng vào súc kiếp. Một súc kiếp của nạn nhân thường trực mạnh được yếu thua ; của nạn nhân thường xuyên cá lớn nuốt cá bé, của nạn nhân thường nhật ai chết mặc ai, tiền thầy bỏ túi.

    Không có nhân phẩm trọn vẹn, nếu không có nhân quyền tới từ tự do xây dựng đồ hình cá nhân (thành tựu học đường-thành công nghề nghiệp-thành quả kinh tế-thành đạt xã hội) song hành cùng đồ hình đồng bào (phát triển đất nước-tiến bộ xã hội-văn minh dân tộc). Sức hội tụ của đồ hình cá nhân và đồ hình đồng bào sẽ tạo ra đổ hình đồng loại, với mong cầu là nhân loại được trong ấm ngoài êm. Hãy khẳng lại lần nữa là lịch sử của nhân loại là lịch sử đi tìm tự do, không chỉ cho một cá nhân, một gia cấp, một thành phần mà là nhân lộ của tự do biết chấm dứt mọi bạo quyền để lập lại nhân quyền trên nền tảng của nhân phẩm. Hãy xác chứng lại lần nữa là lịch sử của nhân loại là lịch sử đi tìm tự do để tạo hạnh phúc, và khi có hạnh phúc rồi thì được quyền có thêm tự do, để tự do giúp nhân quyền được vững để bền, được dài để lâu. Hãy tâm sự thêm với nhau là nhân phẩm cất giữa trong nội chất của nó hai loại bí mật : bí mật thứ nhất là tự do (biết tự tin vì biết tự trọng), bí mật thứ nhì là nhân quyền (biết quyền lực của nhân) không trục lợi vì tư lợi, mà để vận dụng nhân của quyền để chế tác ra nhân của phẩm.

     

    Nhân của nghĩa

    Nhân nghĩa là con đường dài chấp nhận mọi thử thách của thời gian : "Đường dài ngựa chạy biệt tăm/ Người thương có nghĩa mấy năm cũng chờ", cam nhận luôn nổi trôi của không gian : "Sông dài cá lội biệt tăm/ Người thương có nghĩa mấy năm cũng chờ". Nhưng hãy đi sâu vào của câu chuyện nhân của nghĩa, đâu chỉ là câu chuyện khoanh tay, bó gối ngồi chờ trong thụ động, để bị chết rũ trong mòn mỏi. Ngược lại nhân của nghĩa là hành vi biết bế nhân đạo, là hành động biết bồng nhân tâm, là hành tác biết cõng nhân phẩm. Câu chuyện nhân của nghĩa là câu chuyện của một con đường dài, có khi nó dài cả một nhân kiếp, và con đường này chỉ có được đối với những kẻ có những bước chân của nghĩa tình-nghĩa khí-nghĩa sinh-nghĩa tử. Chính những bước đường của nhân nghĩa làm nên con đường của nghĩa nhân, chính những bước đi của nhân của nghĩa làm nên lộ trình của nhân nghĩa. Câu chuyện nhân của nghĩa mang thực chất tích cực, không hề thụ động, vì nó bước trên con đường của những ai có lẽ phải, dù lẽ phải có bị phản bội một cách ngấm ngầm bởi người mà ta đã trao trọn niềm tin : "Trong khi chắp cánh liền cành/ Mà lòng rẻ rúng đã giành một bên" (Nguyễn Du, Truyện Kiều).

    Nhân của nghĩa xa lạ với bội phản, xua cái rẻ rúng của những toan tính vụ lợi, nên nhân của nghĩa biết rất rõ lý lịch cá nhân của kẻ toan tính bội phản, rành luôn chân dung xã hội của bọn có tính toán để lừa lọc. Vì bản lai diện mạo của đám này, đã được nhân của nghĩa mô thức hóa ngay trên thượng nguồn : "Nắng ba năm ta không bỏ bạn, mưa một ngày bạn đã bỏ ta". Đám này là ai vậy trong lịch sử cận đại ? Đó là đám đầu đảng, đầu sỏ, đầu sòng, đầu nậu trong Đảng cộng sản Việt Nam, lợi dụng tiền tài của các doanh nhân yêu nước thời còn là "Việt Minh" để khi cướp được chính quyền, thì mang các doanh nhân yêu nước ra hành quyết trong Cải cách ruộng đất 1956-1958, sau khi buộc tội họ là địa chủ bóc lột nông dân. Câu chuyện nhân của nghĩa trước hết là tính chủ động trong dấn thân để đặt những bước chân chủ động của mình để đi trên một nhân đạo đúng, có nhân ái bền, có nhân tâm vững, có nhân từ dài, để tạo nhân cách mà giữ nhân phẩm. Vì nhân nghĩa là một tình cảm của dấn thân, đi trên lưng những toán tính thấp hèn, trên vai những vụ lợi nhỏ nhoi, trên đầu mọi rẽ rúng của phản bội. Và nếu kẻ phản bội còn có nhân giáo thì phải biết cúi đầu xin tha để xin xóa đi từ lỗi tới tội, để nhân nghĩa tha và xóa bằng : "xí xóa chín bỏ làm mười", hai tiềm lực của nhân nghĩa là : vị tha của nhân tâm và khoan hồng của nhân từ.

     

    Nhân của hậu

    Một nhân kiếp sẽ trở nên khốn kiếp, nếu ăn ở bất nhân với đồng loại, thất đức với đồng bào, đừng tưởng chết đi với mồ yên mả đẹp mà hết chuyện với thế thái nhân tình. Không đâu ! vì "ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ", nên "chết không là hết", nên "nghĩa tử không là nghĩa tận".  cái ác của bạo quyền công an trị, cái thâm của cuồng quyền thanh trừng trị, cái hiểm của cực quyền độc đảng trị, cái độc của tà quyền ngu dân trị, giờ đã vào lịch sử. Mà lịch sử vận dụng sử học dựa trên sử kiện để lập sử liệu, lấy ký ức trực diện chống cái quên, sử học xác chứng rằng "chết không là hết". Vì khi còn sống thì những cái thâm, độc, ác, hiểm đã tạo ra bao cái xấu, tồi, tục, dở, cùng lúc nó giết đi những cái hay, đẹp, tốt, lành, nó diệt luôn những cái cao, sâu, xa, rộng của giáo lý Việt, thì làm sao mà quên được ! Phải nhớ cho tới nơi tới chốn, vì các thế hệ tương lai, vì mai hậu của giống nòi Việt. Câu chuyện nhân của hậu, không hề trừu tượng trong lý thuyết, không hề mơ hồ trong lý luận, nó là nguyện luận sống để có hậu, sống để chống cái vô hậu. Vì cái vô hậu là cái bất nhân thất đức, có hành vi ăn gian nói dối, có hành động truy cùng diệt tận, có hành tác mưu hèn kế bẩn. Cái vô hậu đi tới đâu là nó phá, hủy, diệt, giết, thì làm sao nó có hậu được, mà ăn ở có hậu, tức là ở người ta thương, đi người ta nhớ, ngược lại với cái vô hậu, không có tình người thì làm sao có tình thương, không có tình đồng loại, nghĩa đồng bào thì làm sao có hậu được. Câu chuyện nhân của hậu, còn có một nội dung sâu xa với một nội chất cao rộng, vì nhân loại chỉ muốn tái sinh sản những cái những cái hay, đẹp, tốt, lành ; vì nhân sinh chỉ muốn tái sản xuất những cái những cái cao, sâu, xa, rộng. Cụ thể là giáo lý Việt đã chỉ bảo cho con cái rằng : "Cha mẹ hiền để đức cho con", cụ thể hơn là giáo huấn Việt dạy dỗ cho con cháu rằng : "Giống rồng lại đẻ ra rồng", vì Việt tộc có gốc của con rồng cháu tiên. Không người Việt nào muốn làm "Liêu điêu là đẻ ra giòng liêu điêu", chỉ có cái ác của bạo quyền công an trị, cái thâm của cuồng quyền thanh trừng trị, cái hiểm của cực quyền độc đảng trị, cái độc của tà quyền ngu dân trị, mới muốn làm liêu điêu để vụ lợi vì quyền lợi, trục lợi vì tư lợi. Cái vô hậu toan tính của nó, đã loại dân tộc, đã khử cộng đồng, đã trừ tập thể, đã triệt giáo lý của tổ tiên thì làm sao nó có hậu được. Sự thông minh có hậu biết nhìn xa, sự thông thái có hậu biết trông rộng, nên sự thông minh cùng sự thông thái này đã trên đầu và sẽ vượt thắng cái vô hậu để tiếp nhận nhân của hậu trong tương lai.

    Lê Hữu Khóa

    (30/08/2021)

     

     

    --
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "HoaTuDo".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/hoatudo/CAKtO7Rjmtn58%2BOT79DDSfoQ%3D9ZaXaReT_dY0y3PNrh4RXtH%2BOQ%40mail.gmail.com.