6. Văn Hóa & Gia Đình

VĂ HÓA VÀ GIA ĐÌNH -

  •  
    Nhon Nguyen
     
    Sun, Nov 14 at 10:34 PM
     
     

                     Quê Hương Việt Nam

    Có ai hỏi, anh từ đâu đến?
    Tôi trả lời, tôi đến từ Việt Nam
    NTB

    Quê tôi, bên kia bờ Đại Dương
    Hình chữ S, giống Rồng, Tiên
    Bốn ngàn năm trải dài lịch sử
    Có sông Hồng, thành Thăng Long
    Cố đô, Ngàn năm văn vật
    Có sông Hương thơ mộng, tình tứ
    Cửu Long giang, đất phù sa

    Làng quê tôi có con suối nhỏ
    Một vạt bưng hai bên bờ
    Cây cầu ván bắc ngang
    Nên gọi mộc mạc làng Bưng Cầu
    Làng tôi có mội Thầy Thơ
    Nước trong như lọc
    Cội trâm già trĩu trái
    Tím ngắt, vị ngọt ngào

    Quê tôi Bình Dương, xứ Thủ
    Có dòng sông êm ả, hiền hòa
    Ven bờ có cây tàu sụp
    Nửa nổi, nữa chìm
    Như cuộc đời chìm nổi
    Của người dân xứ Thủ, quê tôi

    Kể từ ngày giặc dữ vô Nam
    Đất nước tôi chìm đắm trong làn sóng đỏ
    Thân tù đày trên rừng núi Hoàng Liên
    Rồi nhọc nhằn kinh tế mới Di Linh
    Rồi trôi giạt đến tận xứ Mỹ nầy

    Nay tuổi đời chồng chất
    Những mong “Lão giả, an chi”
    Nhưng xót thân lưu lạc xứ người
    Nhìn về bên kia bờ Đại dương
    Dân Văn Giang trăm bề cay đắng
    Nông dân Vụ Bản, khăn tang trắng cánh đồng
    Hai mươi sáu ngàn hộ dân Thủ Thiêm
    Đang chịu cảnh treo ngược chờ phán quyết
    Mấy ngàn hộ đồng bào xứ Thủ, quê nhà
    Bị cào nhà lập đô thị mới
    Lang thang lứ thứ chưa biết về đâu?!

    Chỉ cầu mong hoạn họa cọng sản sớm giải trừ
    Để dân tôi được một ngày thảnh thơi
    Sống vui thú theo thú vui mộc mạc
    Như cụ Đồ mộc mạc ngày xưa:
    “ Nước trong rửa ruột sạch trơn
    Một câu danh lợi chi sờn lòng đây
    Sớm voi, tối vịnh vui vầy”

    Nguyễn Nhơn
    (Thương bà con Văn Giang, Vụ Bản)
    9/5/2012

     

    --

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH -HÙNG ĐÀO

  •  
    Hung Dao
    Fri, Nov 12 at 9:08 PM
     
     
     

    Luân hồi mạn đàm: Nghiệp lực kiếp trước, bệnh tật đời này

    Minh Hạnh

     

    Trong thế giới phương Tây hiện đại, càng ngày càng có nhiều người tin vào luân hồi chuyển thế. Cùng với đó, việc tiến hành các liệu pháp hồi quy tiền kiếp (Past-life Therapy) cũng thu hút sự chú ý rộng rãi trong những năm gần đây.

    Vì sao tè dầm trên giường mỗi ngày? Là vì hình pháp “ngâm nước” trong tiền kiếp 

    Nhà tiên tri nổi tiếng người Mỹ thời cận đại Edgar Cayce là một tín đồ Cơ Đốc, đồng thời cũng là một nhà ngoại cảm lừng danh. Khi nhập định trong trạng thái giống như đang ngủ, ông có thể xuyên việt thời không mà quan sát tiền kiếp của người bệnh, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để từ đó tiến hành các liệu pháp chẩn đoán và điều trị phù hợp.

     

    Nhờ có năng lực đặc biệt này, Edgar Cayce đã chữa khỏi cho rất nhiều bệnh nhân. Ghi chép của ông về các ca chẩn đoán và điều trị đã trở thành tài liệu nghiên cứu quý giá cho rất nhiều nhà khoa học sau này.

    Một ngày, có cặp vợ chồng dẫn cậu con trai 11 tuổi đến nhờ Cayce chữa trị. Cậu bé từ năm 2 tuổi đã mắc tật tè dầm trên giường mỗi đêm. Cha mẹ cậu đã làm đủ mọi cách, đưa con trai đi khắp nơi chữa trị, thậm chí còn tìm đến khoa tâm thần khám bệnh, nhưng vẫn không thể cải thiện được tình hình. Mãi cho đến năm 10 tuổi cậu bé vẫn liên tục tè dầm trên giường, khiến cha mẹ phải bất lực thở dài.

    Mãi cho đến năm 10 tuổi cậu bé vẫn liên tục tè dầm trên giường, khiến cha mẹ phải bất lực thở dài. 

    Cayce đã tiến hành thôi miên hồi quy để tìm hiểu nguyên nhân trong tiền kiếp. Ông nhận ra rằng, tiền thân của cậu bé từng là giáo chủ trong một giáo hội ở Anh vào thế kỷ 16-17. Mỗi khi thẩm vấn phạm nhân, ông ta lại dùng hình pháp “tẩm thủy” (ngâm nước), trói phạm nhân vào một cây gỗ rồi liên tục dìm họ lên xuống trong nước hồ giá lạnh.

    Những tội nghiệp trong quá khứ đã để lại dấu ấn trên thận tạng ở đời này, khiến cậu bé phải liên tục bồi thường cho nợ nghiệp trong tiền kiếp. Đó cũng là nguyên nhân vì sao đời này đứa trẻ lại có tật tè dầm mỗi đêm.

    Chỉ khi tìm đến căn nguyên sinh ra nghiệp bệnh thì mới có hy vọng chữa trị. Đêm ấy khi cậu bé đã chìm sâu vào giấc ngủ, Cayce căn dặn mẹ cậu hãy ngồi bên giường và nhắc lại nhiều lần câu nói: “Con là người nhân nghĩa thiện lương, không chỉ biết nghĩ cho người khác và làm mọi người vui vẻ, mà con còn luôn hết mình giúp đỡ bất cứ ai bên cạnh mình”. Những lời nói ấy đã đi vào tiềm thức, để ý niệm chân chính ấy dẫn hướng cho cậu bé trở về với chân ngã, thành tâm hối lỗi về ác nghiệp đã tạo trong đời trước và tìm về thiện tâm vốn có của bản thân mình.

    Đêm ấy là lần đầu tiên trong đời cậu bé không còn tè dầm trên giường nữa. Vậy là sau bao nhiêu năm, cậu mới được tận hưởng một đêm ngon giấc. Liên tiếp nhiều tháng sau đó, mẹ cậu bé vẫn tăng cường dẫn hướng chính niệm cho con trai. Cuối cùng, cậu đã hoàn toàn khỏi bệnh, trở thành một người mới, không chỉ hòa ái thiện lương khiến ai nấy đều yêu mến mà còn vô cùng khoan dung, độ lượng, luôn nhiệt tình và vui vẻ giúp đỡ mọi người.

    Cậu bé sợ tiếng động lớn, tiền kiếp là thương binh trên chiến trường

    Carol Bowman là một người mẹ trẻ. Cuộc sống của cô có lẽ sẽ không có gì thay đổi nếu như không có một ngày… 

    Hôm ấy là dịp Quốc khánh, và Chase, con trai của Carol chỉ mới 5 tuổi. Mọi năm cậu bé rất hào hứng hòa mình vào bầu không khí náo nhiệt của ngày lễ lớn. Nhưng lần này, khi nghe thấy tiếng pháo nổ đùng đoàng cùng với khói lửa bốc lên, Chase không còn giữ được vẻ mặt hứng khởi như trước nữa. Thay vào đó, cậu bắt đầu òa khóc dữ dội, ánh mắt lộ ra vẻ kinh hoàng hoảng loạn. Mãi cho đến khi Carol đưa con trai về nhà, cách xa khỏi nơi có tiếng pháo nổ, thì Chase mới dần dần bình tĩnh trở lại.

    Khi nghe thấy tiếng pháo nổ đùng đoàng cùng với khói lửa bốc lên, Chase bắt đầu òa khóc dữ dội. 

    Phản ứng bất thường của Chase khiến Carol cảm thấy khó hiểu, bởi trước giờ cậu bé vẫn luôn là đứa trẻ can đảm và hoạt bát. Sau này khi Chase đang chơi ở bên hồ bơi, cậu bé bất ngờ nghe thấy tiếng người lao xuống nước và chứng sợ hãi lại bộc phát trở lại.

    Trong lúc Carol bối rối không biết làm cách nào thì một người bạn đã khuyên cô hãy để Chase thử thôi miên hồi quy, hy vọng sau khi được thôi miên cậu bé sẽ nhìn thấy những việc bản thân đã trải qua trong tiền kiếp.

     

    Carol hoàn toàn không ngờ rằng, Chase vừa nhắm mắt lại đã mở miệng kể rằng, cậu là một người lính đang nấp sau tảng đá và nã súng vào quân địch. Lúc ấy bốn phía là khói súng và lửa, âm thanh long trời lở đất. Đột nhiên, cổ tay phải của cậu bị trúng đạn, máu chảy ra lênh láng… Sau đó Chase còn kể về những tâm tư và nỗi khổ não của cậu trên chiến trường.

    Lời kể của Chase sống động như một thước phim 3D quay chậm, hệt như cậu đang ở trong chiến trường đầy lửa khói. Đó không phải là trải nghiệm mà một đứa trẻ 5 tuổi có thể tưởng tượng ra được.

    Lời kể của Chase sống động như một thước phim 3D quay chậm, hệt như cậu đang ở trong chiến trường đầy lửa khói. 

    Và điều khiến Carol không ngờ là, vị trí bị thương trên cổ tay cũng chính là vị trí mà Chase thường nổi mẩn ngứa từ khi còn nằm trong nôi, cậu thường gãi đến mức làm da trầy xước và chảy máu. Không ít lần Carol đã phải băng bó tay để đề phòng con trai tự làm tổn thương mình.

    Nhà trị liệu bằng thôi miên hồi quy nói với Chase: “Trong quá trình luân hồi chuyển thế, có lúc chúng ta là binh sĩ trên chiến trường, có lúc phải giết kẻ địch, cũng có lúc vì đánh trận mà tử vong, Thần cũng sẽ không vì thế mà trách tội chúng ta”. Sau đó, Chase đã không còn sợ tiếng động lớn, đồng thời những vết mẩn ngứa trên da của cậu cũng biến mất tự khi nào.

    Sinh mệnh luân hồi, thiện đãi người khác cũng là thiện đãi chính mình

    Trải nghiệm cá nhân khiến Carol vô cùng quan tâm và bắt đầu nghiên cứu về luân hồi chuyển thế. Suốt hơn 10 năm sau đó, cô dốc sức thu thập và phân loại các trường hợp luân hồi của trẻ nhỏ, các kết quả nghiên cứu ấy đã được ghi ghép trong hai cuốn sách nổi tiếng của Carol là “Children’s Past Lives” (Tiền kiếp của trẻ nhỏ) và “Return from Heaven” (Trở về từ Thiên Đường).

    Cũng từ đó, tác giả Carol Bowman càng có nhận thức sâu sắc hơn về lẽ sinh tử: Sinh mệnh của con người không chỉ có một đời này, sau trăm tuổi lâm chung, linh hồn vẫn có thể được chuyển sinh thành người. Nhân sinh là một trường hý kịch, kiếp người giống như một vũ đài, mỗi một đời đều đóng một vai diễn khác nhau trên sân khấu. Con người sống thì nên lấy thiện đãi người, cũng giống như bản thân hy vọng được người khác thiện đãi mình.

    Minh Hạnh

     

    --

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - HỌC PHẠM

  •  
    Hoc Pham
     
     
     
     

    Trong tâm mỗi người đều có một lỗ thủng, bạn đã biết nó là gì chưa?

    Chân Tâm | DKN 25/10/2021 2,752 lượt xem
     
    Ảnh: Shutterstock.
     

    Tại võ quán trên núi Võ Đang, các môn sinh ngày đêm rèn luyện chờ ngày tỉ thí, so tài để được chọn làm chưởng môn. Trong môn phái có năm huynh đệ võ công cao cường. Tam đệ giỏi nhất nhưng vì quá giỏi nên bị mọi người đố kỵ, lúc nào cũng đơn độc một mình… 

    Mọi việc nặng nhọc, các huynh đệ đều bắt tam đệ phải làm hết nhưng cậu vẫn cam chịu không một lời oán trách. Họ cho rằng như thế sẽ khiến tam đệ không còn thời gian luyện tập võ công. Để chắc chắn hơn, vị huynh trưởng còn tập hợp mọi người lại giao hẹn rằng ai bốc thăm đấu với tam đệ thì phải ra tay tàn độc để loại bỏ cậu ta. 

    Trước khi bắt đầu thi đấu, sư phụ trong võ quán cho biết cuộc thi gồm có 3 phần: Luận võ công, luận khinh công và luận võ học. Sư phụ nhắc mọi người trong lúc giao đấu không được ra độc chiêu để tránh gây sát thương cho đồng môn của mình.

    Thế nhưng ở phần đấu võ trong các vòng loại, tam đệ đã bị các huynh đệ ra tay hết sức tàn độc. Dù chiến thắng nhưng cậu bị thương khá nặng. Khi vào đến vòng trong, vị huynh trưởng chẳng tốn chút sức lực nào để hạ gục tam đệ. 

    Cuộc tỉ thí trên núi Võ Đang. Ảnh dẫn theo ivivu.com

    Phần thi khinh công, sư phụ đưa cho các đệ tử những chiếc thùng đựng nước bị thủng, yêu cầu họ vận dụng khinh công đưa nước từ bờ sông quay về đổ đầy chum lớn. Các đệ tử thi nhau ra sức mà vẫn không thể đổ đầy nước được. Họ thậm chí còn chẳng thể mang được chút nước nào về khi thùng nước đều thủng một miếng lớn ngay dưới đáy. 

    Tam đệ vì bị thương nặng ở phần đấu võ nên sớm phải đầu hàng ở thử thách này. Còn vị huynh trưởng còn đầy sức vóc mà cũng chẳng thể làm gì hơn, càng ra sức càng vô ích, rốt cuộc chỉ là dã tràng xe cát, trong tâm vô cùng khó chịu. 

    Bước vào phần luận võ học sư phụ yêu cầu các đệ tử giải thích vì sao không thể đổ nước đầy chum trong phần thi khinh công vừa rồi. Vị huynh trưởng nhẫn nhịn nãy giờ không nổi nữa, bèn lên tiếng: “Thưa sư phụ, người đưa cho chúng con cái thùng bị thủng thế kia, ngay từ đầu đã biết trước rằng không thể đổ đầy được rồi. Khinh công có giỏi mấy cũng không thể giữ nước bên trong một cái thùng thủng đáy“.

    Tam đệ bấy giờ mới bước lên thưa rằng: “Thưa sư phụ, là bởi tại con bất tài, không đủ sức chắt chiu từng giọt mà mang về. Chiếc thùng tuy thủng nhưng không phải là không đựng nước nổi nữa. Chỉ vì con bị thương quá nặng ở vòng trước nên mới phải chịu thua cuộc sớm mà thôi!“.

    Sư phụ nhìn tam đệ, ôn tồn nói: “Không phải vì thùng thủng đáy mà chính là tâm con không lành lặn. Con mang đầy thù hận với các huynh đệ đã ra tay hãm hại mình, đánh con trọng thương. Tâm con đã thủng một lỗ lớn như vậy, dẫu chiếc thùng không thủng thì liệu có thể vượt qua bài thi chăng?“.

    Đoạn, sư phụ lại quay sang nghiêm nghị dạy bảo huynh trưởng: “Ngươi là huynh trưởng, được học nhiều đạo lý, lẽ ra phải làm gương cho các huynh đệ của mình. Nhưng trong lòng ngươi lại chứa đầy sân hận, tham lam đố kỵ, tranh đoạt không thôi, lại xúi bẩy các huynh đệ khác tiếp tay hại tam đệ của mình. Thành kiến ấy đã đục thành một cái lỗ lớn trong tâm tưởng ngươi, càng khiến ngươi không thể đạt được gì, cũng giống như cái thùng bị thủng kia, không giữ được chút nước nào”. 

    Rồi sư phụ nhìn các đệ tử khắp một lượt, ôn tồn giảng: “Tâm của mỗi người đều là có một lỗ thủng, hoặc là thành kiến, ghen ghét, đố kỵ hoặc là nghi ngờ vô căn cứ, hèn nhát, nóng nảy, thù hận… Ai cũng có lỗ thủng đó, chỉ là mỗi người có một cái khác nhau mà thôi. Trong tâm có lỗ thủng thì chẳng thể khoan dung, dung chứa được người khác, chẳng thể tiếp nhận được bất kể điều tốt đẹp nào. Chỉ có loại bỏ chúng đi thì tâm người ta mới được bồi đắp hoàn thiện, tấm lòng mới đỡ chật hẹp vậy!”. 

    Sau đó, sư phụ thông báo rằng trong cuộc thi hôm nay tất cả đều thất bại, không ai xứng lên làm chưởng môn kế tục sự nghiệp của ông. Các đệ tử được dặn dò phải chú trọng rèn luyện tâm tính, trừ bỏ đố kỵ, ganh ghét. Nếu ai còn bày mưu hãm hại đồng môn thì sẽ bị đuổi ra khỏi võ quán.

    Các đệ tử được dặn dò phải chú trọng rèn luyện tâm tính, trừ bỏ đố kỵ, ganh ghét.

    ***

    Sự ganh ghét, đố kỵ luôn là khởi nguồn của những bi kịch. Vì ganh ghét mà huynh đệ mưu hại lẫn nhau, tranh quyền đoạt lợi, không còn coi trọng võ đức nữa.

    Lòng ganh ghét là biểu hiện của sự ích kỷ, nhỏ nhen. Người ta bởi quan niệm đối nghịch, luôn luôn đối đầu để hạ uy tín, hãm hại nhau. Trong võ quán kia chỉ cần phảng phất chút thành kiến, đố kỵ là nội bộ lủng củng, tình huynh đệ chẳng còn, mọi người không còn có thể sống chân tình với nhau được nữa. 

    Có người thể hiện lòng ganh ghét, đố kỵ ra ngoài nhưng có người lại chôn kín nó trong lòng, âm thầm hãm hại người khác. Một khi thấy ai đó có thành tích, địa vị, vinh dự, võ công hơn mình là liền nảy sinh ganh ghét, đố kỵ. Đức Phật chẳng phải đã từng dạy đó sao: “Khổ tâm lớn nhất của đời người là sự ganh ghét, đố kỵ”. 

    Một khi tâm danh lợi của người ta nổi lên là không muốn ai có được danh tiếng hay thành tựu hơn mình. Họ luôn coi chính mình là trung tâm vũ trụ, là tài giỏi hơn người, chỉ muốn một mình thống lĩnh cả thế giới. Nhưng cũng vì thế mà họ ngày đêm lo lắng, sợ hãi, mệt mỏi, phải tìm đủ cách để triệt hạ người khác. 

    Những người như vậy dù có học được võ công cao cường, tài nghệ siêu việt thì rốt cuộc cũng chỉ có thể gây họa cho đời mà thôi. Sư phụ, người làm thầy cũng chỉ cần những đệ tử có đức cao, sẽ chỉ truyền dạy tinh hoa chân truyền cho họ. Những đệ tử thiếu phẩm đức sẽ chỉ mang lại tai tiếng, làm mất thanh danh bao đời mà sư phụ đã khổ công gây dựng nên vậy. 

    Chân Tâm

     
     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH -HÙNG ĐÀO - BÍ QUYẾT DƯỠNG SINH

  •  
    Hung Dao
    Wed, Nov 10 at 6:11 PM
     
     
     
     
     

    Bí quyết dưỡng sinh: Giàu không ở nhà lớn, nghèo không đi đường xa, già không tiết tinh, trẻ không bổ dương

    Minh An

     

    Cổ nhân đã từng dạy rằng “giàu không ở nhà to, nghèo không đi đường xa”. Nó có nghĩa là gì? 

    Trong suy nghĩ của người Á Đông, nhà cửa là thứ rất được xem trọng và ai cũng mong muốn có được. Nhiều người trẻ dốc sức bôn ba, phấn đấu để có thể sở hữu một ngôi nhà cho riêng mình trong tương lai. Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng nhà càng to càng tốt, ở sẽ càng thoải mái hơn và nó còn là tài sản có giá trị. Nhưng cổ nhân đã từng dạy rằng “giàu không ở nhà to, nghèo không đi đường xa”. Nó có nghĩa là gì?

    Giàu không ở nhà lớn, nghèo không đi đường xa

    “Nhà to” trong nửa vế đầu “giàu không ở nhà to” kỳ thực không phải chỉ là ngôi nhà to, mà là một phòng ngủ rất lớn. Dù cổ hay kim, con người đều muốn kiếm tiền nâng cao chất lượng cuộc sống, ngày ngày sống trong căn nhà đầy đủ tiện nghi, nhưng dù nhà lớn đến đâu thì phòng ngủ cũng không được lớn, vì không được để lọt mất đi “dương khí”.

     

    Theo con mắt của người xưa, phòng ngủ trống trải, “dương khí” không tương xứng với “âm khí”, sẽ khiến cho con người mất cân bằng âm dương, dễ sinh bệnh. Vì vậy, phòng khách có thể rộng, nhà bếp có thể lớn, nhưng phòng ngủ không thể lớn.

    Nếm phân lòng lo âu
    Phòng ngủ trống trải, “dương khí” không tương xứng với “âm khí”, sẽ khiến cho con người mất cân bằng âm dương, dễ sinh bệnh. 

    Nửa sau của câu “nghèo thì không đi đường xa” rất đơn giản đúng với nghĩa là nhà nghèo thì không nên đi xa vì hai lý do.

    Lý do đầu tiên là giao thông thời cổ đại còn rất kém phát triển, phương tiện đi lại là xe ngựa. Nếu đi xa ít nhất mất vài tháng, người nghèo không có tiền để đi xe ngựa, nên rất có thể họ sẽ chết khi đi bộ ở một vùng đất xa lạ. Vì thế, người nghèo không nên tùy ý lựa chọn đi xa.

    Lý do thứ hai là thời xa xưa, chiến tranh và thiên tai thường xuyên xảy ra, điều kiện y tế lại lạc hậu, nếu không có nhiều tiền thì không cần đến một năm mà chỉ vài tháng đã có thể mất mạng nên không thể tuỳ tiện đi đường xa.

    Già không tiết tinh, trẻ không bổ dương

    Đạo lý trong câu nói trên là như vậy, và vế hai câu cuối của nó càng tinh tế hơn: “lão bất tiết tàn tinh, thiếu bất thực tráng hoả” (già không tiết tinh, trẻ không bổ dương)

    “Lão bất tiết tàn tinh” có nghĩa là khi về già, con người nên kiềm chế dục vọng của mình. Giống như “dương khí” đã nói ở trên, “tinh khí” cũng đặc biệt quan trọng.

    Khi về già, con người nên kiềm chế dục vọng của mình. Giống như “dương khí” đã nói ở trên, “tinh khí” cũng đặc biệt quan trọng. 

    Tinh khí là một phạm trù quan trọng trong triết học tiền Tần, dùng để chỉ những vật chất vi tế nhất. Nó là nguồn gốc của sinh mệnh, con người sinh ra là đã có tinh khí, nó quyết định thể chất, sự phát triển và tuổi thọ dài ngắn của con người. “Lão Tử” đã từng nói: “Có tinh khí là có tinh thần, có chính khí”. Khi về già, tinh khí đương nhiên sẽ kém hơn khi còn trẻ, vì vậy ta cần khắc chế dục vọng của mình. Việc khắc chế này sẽ giúp bản thân có thể sống trường thọ.

    Câu cuối cùng “thiếu bất thực tráng hoả”, “tráng hỏa” chính là thứ “bổ dương”. Chúng ta đều biết rằng dù thứ gì tốt đẹp đến đâu nếu nhiều quá cũng sẽ phản tác dụng. Cổ nhân cho rằng người trẻ vốn tinh khí dồi dào, nếu vẫn muốn bổ sung tinh khí thì sẽ dư thừa. Tuy nhiên, “tráng hoả” không phải chỉ là bổ dương. Trong “Tố vấn - Âm dương ứng tượng đại luận” có ghi chép rằng: “Tráng hoả chi khí suy, thiếu hoả chi khí tráng; tráng hoả thực khí, khí thực thiếu hoả; tráng hoả tán khí, thiếu hoả sinh khí”.  Có nghĩa là: “Hỏa mạnh khí suy, hỏa yếu khí mạnh, hỏa mạnh tiêu tán khí, hỏa yếu sinh khí”

    Tráng hỏa và thiếu hỏa ở đây ám chỉ tính dương thuần và tính ôn hòa của vị thuốc và thức ăn. Thông thường, khi còn trẻ nên dùng vừa phải những thức ăn cay nóng, không nên vì nhất thời vội vã mà làm hại tới thân thể, đến khi về già hối hận đã muộn.

    Bí quyết dưỡng sinh của người xưa “Phú bất trú đại ốc, cùng bất hành viễn lộ, lão bất tiết tàn tinh, thiếu bất thực tráng hoả” (Giàu không ở nhà lớn, nghèo không đi đường xa, già không tiết tinh, trẻ không bổ dương), chỉ 20 chữ thôi đã chứa đựng được cả các khía cạnh về “cơm ăn, áo mặc, nơi ở và phương tiện đi lại”,  hàm chứa trí tuệ thâm sâu trong cuộc của người xưa, thực đáng để cho thế hệ chúng ta tham khảo.

     

    Minh An

     

    --

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - NỮ SINH GIA LONG

 

  •  
    Kim Vu

    Kinh chuyen,


    Cô Nữ Sinh Gia Long
    20 tháng 10, 2021
     
    Đường xa cô gái Gia Long về đâu?
    Dừng chân cho nhắn thăm cô vài câu
    Bao cô dưới cùng mái trường
    Khi xưa đã tặng hoa mừng
     
    Nay có còn theo bút nghiên không?
    Người trai lính chiến em hằng chờ mong
    Ngày vui sông núi anh lập đầu công
    Hoa xưa vẫn vẹn sắc màu…
     
    (Nhạc phẩm Cô Nữ Sinh Gia Long, Nhạc sĩ: Phượng Linh-Nguyễn Văn Đông)
     
    Theo Wikipedia, trường nữ sinh Gia Long bắt đầu được khởi công xây vào năm 1913 và hoàn thành năm 1915. Toàn quyền Đông Dương khi đó là ông Ernest Nestor Roume và Thống đốc Courbeil là người cắt băng khánh thành và tuyên bố khai giảng. Khóa đầu tiên trường tuyển 42 nữ sinh, đồng phục khi này là áo dài tím, tượng trưng cho sự tinh khiết của phụ nữ Việt Nam nên trường còn có tên là Trường Nữ sinh Áo Tím. Tất cả nữ sinh trường đều cư ngụ ở Sài Gòn và vùng lân cận, mãi về sau mới có cư xá dành cho nữ sinh đến từ các tỉnh, thành phố khác.
     
    Đến tháng 9-1922, Toàn quyền Albert Sarraut khai giảng lớp đầu tiên của bậc Trung học Ðệ nhất Cấp. Một phiến đá bằng cẩm thạch khắc chữ COLLÈGE DES JEUNES FILLES INDIGÈNES (Trường Của Những Thiếu Nữ Bản Xứ) được dựng lên trước cổng trường, tuy nhiên trường vẫn được biết đến nhiều hơn với cái tên Trường Nữ Sinh Áo Tím. Hiệu trưởng đầu tiên là một cô giáo người Pháp tên là Lagrange.
     
    Đến năm 1950, sau một cuộc đấu tranh dài có sự góp sức của đông đảo học sinh các trường khác ở khắp vùng Sài Gòn-Gia Định, lần đầu tiên hiệu trưởng là người Việt đồng thời cũng là một cựu nữ sinh của trường: cô Nguyễn Thị Châu. Đến 1952, chương trình giáo dục Việt dần thay thế chương trình giáo dục Pháp. Năm 1953, đồng phục trường đổi từ áo dài tím sang áo dài trắng với phù hiệu của trường là đóa mai vàng khâu lên trên áo. Chương trình giáo dục bằng tiếng Pháp của trường sau đó cũng được đổi sang tiếng Việt và tên trường đổi thành tên tiếng Việt Trường Nữ Trung học Gia Long.
     
     
     
    Great Day GIF by memecandy
     
     
     
    Andy Van
     
     
     ♫ Cô Nữ Sinh Gia Long (Phượng Linh) 
     
    Mỉm Cười GIF - đỗmỹlinh Mỉm Cười áo Dài GIFs
     
    �� Cô Nữ Sinh Gia Long (Phượng Linh) Chế Linh, Diệu Thanh Pre 1975 | Tờ  Nhạc Xưa - Florida Maybach
     
    Clip art animation of lots of colorful musical notes zooming in flying toward you from the distance