6. Văn Hóa & Gia Đình

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - TRẦN MỸ DUYỆT

  •  
    DM Tran
    Wed, May 25 at 7:50 AM
     
     

    SỰ SỐNG CON NGƯỜI BẮT ĐẦU KHI NÀO?

    Trần Mỹ Duyệt

     

     

    Chọn phá thai (pro choice) hay chọn phò sự sống (pro life). Ủng hộ phá thai hay ủng hộ sự sống các thai nhi, mỗi bên đều có những lập luận để biện minh cho quyết định và chọn lựa của mình.

     

    Những người chủ trương phá thai cho rằng họ có quyền làm như vậy, vì đó là quyền tự do chọn lựa: my body, my choice. Ngược lại, những người chống phá thai thì coi đó như những chọn lựa chết người, giết chết một bào thai, một mạng sống. Những bào thai cũng có quyền sống, có quyền được làm người, mặc dù không có tiếng nói để tự biện minh cho chính mình. Nhưng “khi nào một sự sống bắt đầu?”

     

    Thomas Aquinas:

     

    Con người một tạo vật đặc biệt, “nhân linh ư vạn vật”, được Thượng Đế tạo dựng bao gồm cả hồn lẫn xác. Nhưng “Khi nào một sự sống bắt đầu?” Đây là chủ đề đã được Nữ Tu Renée Mirkes, Giám Đốc Center for NaProEthics, một phân khoa đạo đức học của Học Viện Thánh Phaolô VI, Omaha, NE trình bày trên The Catholic THING, ngày 18 tháng Năm, 2022, qua tựa đề  Aquinas on When Human Life Begins.  [1]

     

    Đối với những người phò sự sống thì phá thai là loại bỏ một mạng sống. Nhưng sự sống bắt đầu từ lúc nào? Sáu tháng? Sáu tuần? Hoặc sớm hơn? Từ trứng vừa thụ thai. Thời gian bắt đầu sự sống cũng là lý do mà những người ủng hộ phá thai dùng để bênh vực cho quyết định của họ. Tại Hoa Kỳ hiện nay trong những tiếng nói ấy, đặc biệt có tiếng nói của tổng thống Joe Biden, mặc dù trước đó khi còn là một thượng nghị sỹ, chính ông đã đòi thu hồi án lệnh ‘Roe chống Wade’ ồn ào nhất. Ngoài ra, ông cũng còn là một tổng thống Công Giáo!

     

    Theo nữ tu tiến sỹ Mirkes, để có câu trả lời này, chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn về quan niệm, ý kiến của các vị tiến sỹ bậc thầy như thánh Thomas Aquinas, thánh Augustine, và ngay cả Aristotle bởi vì căn bản của sự sống không chỉ được công nhận dưới cái nhìn vật chất, mà còn phải được nhìn nhận bằng cái nhìn siêu hình, cái nhìn luân lý và đạo đức. Như vậy làm thế nào những nhà khoa bảng theo trường phái Thomas có thể hòa hợp với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về phá thai?

     

    Một mặt, Thomas Aquinas ở thế kỷ thứ 13 dựa trên khoa sinh vật học của Aristotle và Trung Cổ đã cho rằng khoảng 40 ngày cho con trai, và 80 ngày cho con gái là thời gian tương xứng để linh hồn với những quyền năng tinh thần phức tạp có thể nhập vào bào thai sau khi thụ thai (delayed hominization). Theo ngài, ở ngay giây phút thụ tinh “vật chất” (matter) của việc mang thai không tương xứng với khuôn mẫu thực thể (the “substantial form”) của linh hồn. Và dựa trên lý luận của Aristotle khi cho rằng chỉ khi phôi thai đạt đến mức độ hình thành cao hơn mới hoàn chỉnh hình hài con người (organization by a human form) với linh hồn có khả năng suy nghĩ, Thomas Aquinas đã kết luận “Thiên Chúa không hiệp nhất thân xác và linh hồn cho đến khi phôi thai phát triển (God did not unite the body and soul until later in embryonic development.)

     

    Ngược lại với trường phái Plato và Pythagoras cho rằng thân xác là cái “mồ” (tomb) hoặc “nhà tù” (prison) của linh hồn, và rằng linh hồn được trút vào trong thân xác là ngoại lai đối với nó, Aristotle coi linh hồn như một mô thức tự nhiên (natural form) của thân xác. Linh hồn không chỉ là một cái gì đặc biệt, hợp nhất và cộng tác của thân xác con người, nó cũng không bao giờ chống lại, hoặc không có liên quan với thân xác.    

     

    Mặt khác, dưới khám phá mới mẻ về phôi thai học của thế kỷ 21 – thì phôi thai con người là một sinh vật được thành hình ngay lập tức từ sự phân bào của tế bào đơn thuần đầu tiên. Trái tim của nó bắt đầu đập khoảng 21  ngày sau khi thụ tinh. Hoặc 5 tuần lễ sau khi người phụ nữ tắt kinh. [2]

     

    Tóm lại, mặc dù lý thuyết Aristotle /Thomas xây dựng trên khoa sinh vật học không chính xác, nhưng cũng nêu lên được sự thật, đó là có sự xuất hiện của linh hồn. Và điều xảy ra tức thời dựa trên DNA lúc thụ thai, đưa đến kết luận: “Sinh mạng hoặc ‘vật chất’ của một phôi thai được hình thành bởi trứng của người phụ nữ và tinh trùng của người đàn ông. Phôi thai (embryo) là con người bởi vì thân xác của nó là con người.” Nó không phải là một mớ những tế bào hỗn mang trong bụng người phụ nữ mà những người cánh tả cực đoan, những người chủ trương phá thai muốn bỏ là bỏ. 

     

    Augustine (354-430)

     

    Trước Thomas Aquinas rất lâu, Augustine qua một số tác phẩm chính của mình cũng đã đề cập đến phôi thai học (embryology), bao gồm Enchridion, On Marriage and Concupiscence, Against Julian, The City of God, the various Dialogues, and Confessions. Augustine cũng xây dựng lý thuyết của mình trên tư tưởng của Aristotle, mặc dù không phân tích sâu hơn một cách chính xác việc xảy ra này, cũng như việc một phôi thai được nhìn nhận như một con người bé nhỏ giá trị ngay từ lúc thụ thai. Tuy nhiên, những tài liệu của Augustine cho thấy ngài đã vật lộn với tư tưởng về giây phút đón nhận linh hồn (ensoulment). Dù linh hồn nhập vào thân xác lúc nào, nhưng với ngài, phá thai là một trọng tội. [3]

     

    Phá thai là giết thai nhi

     

    Sáu tháng? Sáu tuần? Hoặc sớm hơn? Thời gian đó thai nhi đã có sự sống chưa. Và sự sống con người bắt đầu từ lúc nào? Ai biết rõ? Nếu biết thì sao vì đây là “my body! my choice!” – Thân thể của tôi. Chọn lựa của tôi. Đó là lý do mà những người ủng hộ phá thai và chọn lựa phá thai cho là đúng.

     

    Nhưng như Augustine, Thomas Aquinas, và Aristotle thì vấn đề không nằm ở chỗ là khi nào một phôi thai trở thành một bào thai, cũng như phá thai lúc nào là hợp pháp, là được phép. Con người phải được cấu tạo từ giây phút đầu tiên trong bụng mẹ. Cái gọi là một vật thể sống, một phôi thai ấy đã là “người”, đã có “sự sống” ngay từ giây phút đầu tiên giữa sự gặp gỡ của trứng và tinh trùng.

     

    Thomas Aquinas có thể không đúng dưới cái nhìn của khoa học ngày nay, nhưng đã đúng khi cho rằng “Phôi thai con người là một sinh linh được thành hình ngay lập tức từ một tế bào đơn thuần…” Vì thế dưới cái nhìn về luân lý trước đó, Augustine đã cho rằng phá thai là một trọng tội.

     

    Tóm lại, đây là một trận chiến giữa thiện và ác, giữa tốt và xấu, giữa cứu người và giết người. Phá thai rõ ràng là một tội ác nghiêm trọng cần được chấm dứt!  Nó không chỉ thuộc phạm vi cá nhân của người mẹ, mà còn ảnh hưởng đến những mạng sống vô tội!..

     

     

    (Mời ghé thăm trang MÁI ẤM NAZARETH. www.giadinhnazareth.org để tham khảo thêm những bài vở khác.)

     

    _______

     

    Tài liệu tham khảo

     

    1. Renée Mirkes. Aquinas on When Human Life Begins.

    The Catholic THING. Wenesday, May 18, 2022

     

    2. Heart development - Wikipedia

    https://en.wikipedia.org › wiki › Heart_development

     

    3. Katherine Brind'Amour.

    St. Augustine (354-430) | The Embryo Project Encyclopedia

    https://embryo.asu.edu › pages › st-augustine-354-430

     

     

     

     

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - HUỲNH QUỐC BÌNH

  •  
    Binh Huynh on
    Thưa quý vị và các bạn,

    Cao điểm của Ngày Lễ Mẹ đã qua, nhưng những câu chuyện liên quan đến mẹ và con người ta có thể nhắc đến mỗi ngày. Trong tinh thần đó, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài giảng luận 30 phút
     
     

    Đề tài: Mẹ và Con
    Giảng luận: Huỳnh Quốc Bình


    Nếu được, xin quý vị vui lòng chuyển bài giảng này cho nhiều người khác, đặc biệt là cho những ai còn mẹ. Xin đa tạ!

    Những bài giảng hằng tuần của chương trình, "Đời Sống An Bình" phát thanh trên làn sóng của Đài Tiếng Nước Tôi Atlanta, GA đã được lưu trữ tại đây:

    Trân trọng,

    Huỳnh Quốc Bình

    E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
     
     
     
     
     
     
     
     
     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - MOTHER DAY'S PRAYER - MƠ NGUYỄN

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - 100 CÂU ĐỐ VUI VIỆT SỬ

  •  
    Kim Vu

    100 câu Đố Vui Việt Sử

    Vietsciences-  Đào Hữu Dương-Nguyễn Xuân Vinh        

     

     

     

     

     

     

    Sử Việt Nam ... (Đố để học ) bởi hai vị học giả lão thành : Đào Hữu Dương và Nguyễn Xuân Vinh
     
    Tôi gửi bài nầy tiếp theo  Lịch Sử VN (có tranh ảnh và cả 2 phần Anh Ngữ & Việt Ngữ gồm gần 20 chương)  
    do nữ nghệ sĩ Linh Sơn chuyển tới.

     

    “Đố Vui Việt Sử” là một tập thơ lục bát gồm có một trăm câu đố về lịch sử và văn học sử Việt Nam đề ra bởi luật sư Đào Hữu Dương và hai trăm câu thơ trả lời của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh.
     
    Dụng ý của hai tác giả là dùng một thể thơ thật nhẹ nhàng và hấp dẫn để nhắc nhở các thanh thiếu niên ôn lại những trang sử Việt Nam và nuôi dưỡng tinh thần nhớ nước, thương nòi ở nơi đất khách. Tập thơ in ra lần đầu ở San Diego, vào năm 1985, đã được gửi tặng các trường dậy Việt ngữ. Cuốn sách này cũng được Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang ở San Jose, CA in lại để làm tài liệu dậy tiếng Việt.
     
    Chúng tôi in lại ở đây như là một tài liệu giáo dục quý giá cho thế hệ trẻ

    ******************************************************
     
    Câu hỏi của Đào Hữu Dương
     
    1. Vua nào mặt sắt đen sì?
    2. Vua nào trong buổi hàn vi ở chùa?
    3. Tướng nào bẻ gậy phò vua?
    4. Tướng nào dùng bút đánh lừa Vương Thông?
    5. Ngựa ai phun lửa đầy đồng?
    6. Voi ai nhỏ lệ ở giòng Hóa Giang?
    7. Kiếm ai trả lại rùa vàng?
    8. Súng ai rền ở Vũ Quang thủa nào?
    9. Còn ai đổi mặc hoàng bào?
    10. Nữ lưu sánh với anh hào những ai?
    11. Nhà thơ lên đoạn đầu đài?
    12. Tướng Tàu chui ống chạy dài Bắc phương?
    13. Tướng Nam chẳng thiết phong vương?
    14. Rắc lông ngỗng, thiếp nghe chàng hại cha?
    15. Anh hùng đại thắng Đống Đa?
    16. Đông du khởi xướng bôn ba những ngày?
    17. Lũy Thầy ai đắp, ai xây?
    18. Hồng-Sơn Liệp-Hộ, triều Tây ẩn mình?
    19. Vua Bà lừng lẫy uy danh?
    20. Ấu nhi tập trận, cỏ tranh làm cờ?
    21. Vua nào nguyên-súy hội thơ?
    22. Hùng-Vương quốc-tổ đền thờ ở đâu?
    23. Đại vương bẻ gẫy sừng trâu?
    24. Rừng Lam khởi nghĩa áo nâu anh hùng?
    25. Hại dân bán nước tên Cung?
    26. Đục chìm thuyền địch dưới sông Bạch-Đằng?
    27. Lý triều nổi tiếng cao tăng?
    28. Bình-Ngô ai soạn bản văn lưu truyền?
    29. Mười ba liệt sĩ thành Yên?
    30. Bỏ quan treo ấn tu tiên thủa nào?
    31. Ai sinh trăm trứng đồng bào?
    32. Bình-Khôi chức hiệu được trao cho người?
    33. Tây-Sơn có nữ tướng tài?
    34. Cần-vương chống Pháp bị đầy xứ xa?
    35. Tổ ngành hát bội nước ta?
    36.. Khúc ngâm Chinh-Phụ ai là tác nhân?
    37. Vua nào sát hại công thần?
    38. Nhà văn viết truyện Tố-Tâm trữ tình?
    39. Thái-Nguyên chống Pháp dấy binh?
    40. Hà-Ninh tổng đốc vị thành vong thân?
    41. Vua nào mở nghiệp nhà Trần?
    42. Nêu gương hiếu tử diễn âm lưu truyền?
    43. Công lao văn học Nguyễn-Thuyên?
    44. Lừng danh duyên hải Dinh-Điền là ai?
    45. Nhà thơ sông Vị, biệt tài?
    46. Vua nào chống Pháp bị đầy đảo xa?
    47. Ngày nào kỷ niệm Đống Đa?
    48. Biên thùy tiễn biệt lời cha dặn dò?
    49. Mê-Linh xây dựng cơ đồ?
    50. Bến Hàm-Tử bắt quân thù xâm lăng?
    51. Húy danh Hoàng-Đế Gia-Long?
    52. Tướng nào hương khói Lăng-Ông thủa giờ?
    53. Rồng thiêng kết nghĩa Âu-Cơ?
    54.. Thánh Trần nay có bàn thờ ở đâu?
    55. Đời nào có chức Lạc-Hầu?
    56. Tướng Châu-Văn-Tiếp, ở đâu bỏ mình?
    57. Danh nho thường gọi Trạng Trình?
    58. Cha con cùng quyết hy sinh với thành?
    59. Đầm Dạ-Trạch nức uy danh?
    60. Sớ dâng chém nịnh không thành, từ quan?
    61. Công thần vì rắn thác oan?
    62. Ai mời bô lão dự bàn chiến chinh?
    63. Vua nào dòng dõi Đế-Minh?
    64.. Vĩnh-Long thất thủ, liều mình tiết trung?
    65. Ngày nào trẩy hội Đền Hùng?
    66. Ngày nào sông Hát, nhị Trưng trẫm mình?
    67. Núi nào ngự trị Sơn-Tinh?
    68. Sông nào ghép lại bút danh thi hào?
    69. Gốc nguồn hai chữ đồng bào?
    70. Bôn ba tổ chức phong trào Đông du?
    71. Hùm Thiêng trấn đóng chiến khu?
    72. Vua nào thành lập Hội Thơ Tao-Đàn?
    73. Dẹp Thanh giữ vững giang san?
    74. Thiết triều nằm lả khiến tàn nghiệp Lê?
    75. Hóa-Giang giữ trọn lời thề?
    76. Mười năm kháng chiến chẳng nề gian lao?
    77. Móng rùa thần tặng vua nào?
    78. Bình Chiêm, Dẹp Tống, Lý trào nổi danh?
    79. Dâng vua sách lược “Trị-Bình”?
    80. Trạng nguyên tướng xấu ví mình hoa sen?
    81. Người Tàu dựng đất Hà-Tiên?
    82. Họ Lương chống Pháp, Thái-Nguyên bỏ mình?
    83. Quy-Nhơn thất thủ, quyên sinh?
    84. Lê Triều sử ký soạn thành họ Ngô?
    85. Công thần mà bị quật mồ?
    86. “Vân-Tiên” tác giả lòa mù là ai?
    87. Đại-Từ nổi tiếng tú tài?
    88. Đem nghề in sách miệt mài dạy dân?
    89. Dâng vua cải cách điều trần?
    90. Sánh duyên công chúa Ngọc-Hân, vua nào?
    91. Thi nhân nổi loạn họ Cao?
    92. Xây thành đắp lũy, họ Đào là ai?
    93. Họ Phan lãnh ấn khâm sai?
    94. Phòng khuya vọng tiếng thuyền chài tương tư?
    95. Đông y lừng tiếng danh sư?
    96. Lời thề diệt địch trên bờ Hóa-Giang?
    97. Vân-Đồn ai thắng danh vang?
    98. Am mây ẩn dật chẳng màng lợi danh?
    99. Mùa xuân nào phá quân Thanh?
    100. Bao giờ trở lại thanh bình Việt Nam?

     


     



     

    Giải đáp của GS Nguyễn Xuân Vinh

     

     

    1. Vua nào mặt sắt đen sì ?
    Tướng Mai-Hắc-Đế, sử ghi chống Đường
    .


    2. Quét chùa mà tướng đế-vương,
    Lý-Công, tên Uẩn, xuất đường lên ngôi.


    3. Phò vua, chống giặc cõi ngoài,
    Đức Trần-Hưng-Đạo dẹp suôi hận lòng.


    4. Bút thần đâu sợ Vương-Thông,
    Thù cha, Nguyễn-Trãi có công dựng triều.


    5. Gậy thần, ngựa sắt cao siêu,
    Thiên-Vương Phù-Đổng một chiều thét vang.


    6. Voi lầy, nhỏ lệ Hóa-Giang,
    Đại-Vương Hưng-Đạo quyết đường dẹp Nguyên.


    7. Kiếm thần, lập quốc, báo đền,
    Vua  trả lại rùa thiêng trên hồ.


    8. Vũ-Quang, chống Pháp lập đô,
    Súng do Cao-Thắng, phất cờ cụ Phan.


    9. Lê-Lai đổi mặc áo vàng,
    Để vua Lê-Lợi thoát vòng gian lao.


    10. Triệu, Trưng kể lại biết bao
    Nữ nhi sánh với anh hào kém chi


    11. Ngang tàng cung, kiếm, cầm, thi,
    Ông Cao-Bá-Quát sá gì phân thây!


    12. Thoát-Hoan, Vạn-Kiếp sa lầy,
    Ống đồng chui rúc, từ đây kéo về.


    13. Nước Nam, làm quỷ ai thề ?
    Tướng Trần-Bình-Trọng chẳng nề Bắc-Vương.


    14. Lông ngan làm chước dẫn đường,
    Mỵ-Châu, Trọng-Thủy còn vương hận lòng.


    15. Đống-Đa thây giặc điệp-trùng,
    Quang-Trung Nguyễn-Huệ anh hùng phương Nam.


    16. Họ Phan có cụ  Sào-Nam,
    Bôn ba khởi xướng, luận bàn Đông-Du.


    17. Nguyễn-Vương giữ vững cơ đồ,
    Lũy xây Trường-Dục, Duy-Từ có công.


    18. Nguyễn-Du tạm lánh sơn trung,
    Truyện Kiều thi phẩm, anh hùng nổi danh.


    19. Triệu-Bà Lệ-Hải Tài-Trinh,
    Ngàn năm dân Việt tôn vinh, phụng thờ.


    20. Mục đồng tập trận ấu thơ,
    Tiên-Hoàng Bộ-Lĩnh phất cờ bông lau.


    21. Thánh-Tôn, nguyên súy, công hầu,
    Tao-Đàn lập hội, lựa câu họa vần.


    22. Đền Hùng, hương khói phong vân,
    Lâm-Thao là chốn nhân dân hướng chầu.


    23. Phùng-Hưng bẻ gẫy sừng trâu,
    Tôn thờ Bố-Cái, sức đâu hơn người.


    24. Lam-Sơn áo vải, lòng trời,
    Vua  khởi nghĩa, muôn đời ghi công.


    25. Họ Hồ chính Nguyễn-Sinh-Cung,
    Liên-Sô dâng nước, khốn cùng nhân dân.


    26. Yết-Kiêu, Dã-Tượng sả thân,
    Đục chìm thuyền địch, mấy lần Đằng-Giang.


    27. Lý-Triều Vạn-Hạnh cao tăng,
    Cùng Từ-Đạo-Hạnh tiếng vang pháp thiền.


    28. Bình-Ngô Đại-Cáo sách tuyên,
    Văn tài  Nguyễn-Trãi lưu truyền mai sau.


    29. Thành Yên, liệt sĩ rơi đầu,
    Vang danh Thái-Học, lưu sầu Quốc-Dân.


    30. Tiên-Du, treo ấn từ quan,
    Giáng-Hương, Từ-Thức theo nàng lên tiên.


    31. Âu cơ, trăm trứng nở truyền,
    Ngàn năm Hồng Lạc, con Tiên, cháu Rồng.


    32. Bình-Khôi, chức hiệu Nguyên-Nhung,
    Lệnh Bà Trưng Nhị được phong tướng tài.


    33. Tây-Sơn lẫm liệt thần oai,
    Quần thoa ai sánh tướng Bùi-Thị-Xuân.


    34. Cần-Vương vì nước gian truân,
    Vua Hàm-Nghi trải tấm thân lưu đầy.


    35. Lập ngành Hát Bộ từ đây,
    Tổ-sư Đào-Tấn, bậc thầy xướng ca.


    36. Đoàn thư, Chinh-Phụ dịch ra,
    Trần-Côn trước tác khúc ca ngậm ngùi.


    37. Gia-Long từ độ lên ngôi,
    Công thần giết hại, nhiều người thác oan.


    38. Tố-Tâm, tác giả Song-An,
    Chữ Hoàng-Ngọc-Phách, lời than tự tình.


    39. Thái-Nguyên chống Pháp, dấy binh,
    Lưu danh Đội Cấn, gây tình quốc gia.


    40. Pháp quân tiến đánh thành Hà.
    Tuẫn trung, Hoàng-Diệu, Chính-Ca một thời.


    41. Chiêu-Hoàng nhà Lý truyền ngôi
    Cho chồng Trần-Cảnh nối đời làm vua.


    42. Diễn âm gương hiếu ngày xưa,
    Ghi công Văn-Phức, vốn thừa  gia.


    43. Hán văn chuyển tiếng nước nhà.
    Thơ Nôm, Đường luật chính là Nguyễn-Thuyên.


    44. Kim-Sơn, Tiền-Hải, dinh điền,
    Uy danh Công-Trứ, tiếng truyền đời sau.


    45. Tú Xương, sông Vị, không giầu,
    Tiếng thơ cao ngạo, ai rầu mặc ai.


    46. Duy-Tân vì nước rời ngai,
    Thực dân uy hiếp đưa ngài đảo xa.


    47. Mồng Năm kỷ niệm Đống-Đa,
    Tháng Giêng chiến thắng, hùng ca Ngọc-Hồi.


    48. Tiễn cha, Nguyễn-Trãi nhớ lời
    Phi-Khanh còn vẳng núi đồi Nam-Quan.


    49. Bà Trưng khôi phục giang san,
    Mê-Linh khởi nghĩa, dẹp tan quân thù.


    50. Danh Trần-Quang-Khải ngàn thu,
    Chương-Dương cướp giáo, bắt tù Hàm-Quan.


    51. Nguyễn-Triều, khởi sự gian nan,
    Bôn ba Phúc-Ánh, Bắc Nam hợp lòng.


    52. Tả-Quân, thờ phụng Lăng-Ông,
    Tướng Lê-Văn-Duyệt có công phá thành.


    53. Âu-Cơ, tiên nữ giáng trần,
    Hợp duyên cùng Lạc-Long-Quân giống Rồng.


    54. Đức Trần-Hưng-Đạo phá Mông,
    Đền thờ Kiếp-Bạc, tôn sùng khói hương.


    55. Ngàn năm thời đại Hùng-Vương,
    Lạc-Hầu, Lạc-Tướng, chức thường gọi quan.


    56. Tướng Châu-Văn-Tiếp thân tàn,
    Vĩnh-Long, Mang-Thít đầu hàng Tây-Sơn !


    57. Trạng Trình phong tước Quốc-Công,
    Bỉnh-Khiêm họ Nguyễn, vốn dòng Cổ-Am.


    58. Hùm thiêng sớm đã về âm,
    Tri-Phương cùng với Nguyễn-Lâm giữ thành.


    59. Chống Lương, Dạ-Trạch uy danh,
    Triệu-Vương, Quang-Phục hiển vinh một thời.


    60. Chu hiền xin chém bẩy người,
    Vua nghe kẻ nịnh, ông rời chức quan.


    61. Vì tay Thị Lộ thác oan,
    Công thần Nguyễn-Trãi gia toàn chu di.


    62. Diên-Hồng quyết chiến còn ghi,
    Đời Trần bô lão kém gì tráng sinh.


    63. Tổ Hùng tên hiệu Đế Minh,
    Dương-Vương Lộc-Tục, con mình phong vua.


    64. Vĩnh-Long chống Pháp đành thua,
    Ông Phan-Thanh-Giản, ơn vua tuẫn người.


    65. Dù ai buôn bán ngược xuôi,
    Đền Hùng trẩy hội mồng Mười tháng Ba,


    66. Hàng năm kỷ niệm Hai Bà,
    Tháng Hai, mồng Sáu trầm hà Hát-Giang.


    67. Tản-Viên che phủ mây vàng,
    Sơn-Tinh chuyện cũ đưa nàng lên cao.


    68. Tản-Đà, bút hiệu thi hào,
    Núi sông hai chữ ghép vào thành tên.


    69. Cùng trong một bọc Rồng Tiên,
    Trứng trăm con nở, nối truyền đời ta.


    70. Đông-Du cách mạng sơn hà,
    Bội Châu lừng lẫy tiếng nhà họ Phan.


    71. Hùm thiêng Yên-Thế họ Hoàng,
    Nổi danh Hoa-Thám giữ vùng chiến khu.


    72. Đời  bình trị thiên thu,
    Thánh-Tôn mới lập hội thơ Tao-Đàn.


    73. Thăng-Long giữ vững giang san,
    Quang-Trung Nguyễn-Huệ đánh tàn quân Thanh.


    74. Ngọa triều, tửu sắc liệt mình,
    Uổng cho Long-Đĩnh tan tành nghiệp ê.


    75. Hóa-Giang giữ trọn lời thề,
    Thánh Trần không thắng không về tới sông.


    76. Mười năm kháng chiến thành công,
    Ơn vua Lê-Lợi, non sông phục hồi.


    77. Kim-Quy chuyện móng ngàn đời,
    An-Dương-Vương được Rùa trời ban giao.


    78. Bình Chiêm, dẹp Tống, Lý hào,
    Câu thơ Thường-Kiệt: Nam trào, Nam cư.


    79. Đời Lê, Lương đống tâm tư,
    Đắc Bằng, quốc sách dâng thư trị bình.


    80. Trạng nguyên họ Mạc thấp mình,
    Đĩnh Chi thảo phú ví tình hoa sen.


    81. Hà-Tiên Nam Việt cuối miền,
    Nhờ tay Mạc-Cửu dựng nên mật trù.


    82. Thái-Nguyên chống Pháp, giặc thù,
    Ông Lương-Ngọc-Quyến thiên thu tuyệt mình.


    83. Quy-Nhơn, Võ-Tánh quyên sinh,
    Đài cao đốt lửa, chiếm thành Tây-Sơn.


    84. Sĩ-Liên, Sử-Ký Đại-Toàn,Triều Lê soạn thảo, danh thần họ Ngô.


    85. Nguyễn phò, gây dựng cơ đồ,
    Tướng Lê-Văn-Duyệt, quật mồ thảm thay.


    86. Vân-Tiên, tác giả ai hay ?
    Cụ đồ Đình-Chiểu, xưa nay mù lòa.


    87. Đại-Từ, cách mạng sơn hà,
    Hải-Thần, cụ Nguyễn bôn ba nước ngoài.


    88. Thám-Hoa Nhữ-Học, thiên tài,
    Học nghề in sách miệt mài dạy dân.


    89. Tâu vua, Trường-Tộ điều trần,
    Tiếc thay Tự-Đức canh tân không màng.


    90. Ngọc-Hân tài sắc vẹn toàn,
    Quang-Trung Nguyễn-Huệ điện vàng sánh duyên.


    91. Văn tài  Bá-Quát vô tiền,
    Quốc-Oai treo ấn, cự thiên, kháng đình.


    92. Lũy-Thầy, Đồng-Hới, Quảng-Bình,
    Duy-Từ nổi tiếng xây thành, khai sơn.


    93. Khâm sai Bắc Việt chiêu dân,
    Cụ Phan-Kế-Toại, văn thần vua phong.


    94. Trương-Chi hát vọng khuê phòng,
    Mỵ-Nương nghe tiếng, đem lòng tương tư.


    95. Đông-Y Hải-Thượng danh sư,
    Dương-An Toàn-Trạch, đề thư dụng truyền.


    96. Trận này không phá giặc Nguyên,
    Không về sông Hóa, lời nguyền Đạo-Vương.


    97. Vân-Đồn thắng địch tuyệt lương,
    Quân Nguyên nản chí, công dường Khánh-Dư.


    98. Bạch-Vân về ngụ, tâm tư,
    Thi văn, lý đoán, ẩn cư Trạng Trình.


    99. Quang-Trung thần tốc phát binh,
    Mùa xuân Kỷ-Dậu chiếm thành Thăng-Long.


    100. Lời ca con cháu Tiên Rồng :
    Cộng nô tiêu diệt, non sông thanh bình.

     

     

     

                    http://vietsciences.free.fr 

     
     

    Vietsciences

     

     
     
     

    Virus-free. www.avast.com
     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - NGÀY CỦA MẸ - THÁNG HOA- ĐBĐM

NGÀY CỦA MẸ – THÁNG HOA VÀ ĐỨC MẸ

Hàng năm, Chúa nhật thứ hai của tháng Năm, được nhiều quốc gia, nhiều vùng miền trên thế giới chọn là ngày tôn vinh người làm mẹ: Ngày của Mẹ – The Mother`s Day.

Năm nay, 2022, The Mother`s Day sẽ là Chúa nhật 8.5.

Không biết thế giới do cố tình hay chỉ là vô tình, năm nào cũng vậy, Ngày của Mẹ luôn là thời điểm cả Hội Thánh nói chung, Hội Thánh tại Việt Nam nói riêng, tưng bừng dâng hoa lên Đức Mẹ.

Mừng The Mother`s Day 8.5.2022, cùng Hội Thánh sống mùa Hoa, chúng ta hướng về Người Mẹ trên mọi người mẹ, Mẹ của Chúa Giêsu Kitô và là Mẹ chúng ta, Đấng đáng mọi tín hữu tôn vinh, kính nhớ và noi gương bắt chước.

Chúng ta hãy suy tôn, chúc khen Người Mẹ tuyệt vời, Người Mẹ chí thánh không chỉ của toàn thế giới, nhưng còn là của toàn cõi vũ trụ.

Mỗi ngày, từng người hãy nhìn lên ảnh hay tượng Đức Mẹ ngay trong nhà mình và dâng lên Người ít là một lời chúc tụng. Xin đề nghị vài lời chúc tụng mà chúng ta có thể sử dụng để ngỏ cùng Đức Maria:

– “Lạy Mẹ Maria, Mẹ là mẹ của Chúa Giêsu và là mẹ của con. Con yêu Mẹ”;

– “Lạy Mẹ Maria, con xin chúc khen tình Mẹ dành cho con”;

– “Lạy Mẹ Maria, con yêu Mẹ trọn đời con”;

– “Lạy Mẹ Maria, Mẹ tuyệt mỹ, Mẹ dịu hiền, Mẹ nhân ái, xin cho con được nép mình vào lòng Mẹ”;

– “Lạy Mẹ Maria, con luôn mang hình ảnh của Mẹ trong tâm trí và trong trái tim con”;

– “Lạy Mẹ Maria, Mẹ diễm phúc vì luôn tin rằng, Chúa ở cùng Mẹ”…

Ngày của Mẹ và tháng Hoa kính Đức Mẹ, người tín hữu dâng hoa lên Đức Mẹ, không chỉ là dâng những cành hoa trên tay, nhưng còn là dâng tâm hồn, dâng lòng tin kính của mình dành đặc biệt cho Đức Mẹ.

Họ dâng lên chuỗi Mân côi hàng ngày để tha thiết cầu nguyện cùng Đức Mẹ. Qua chuỗi Mân côi, họ kết hợp với Đức Mẹ mà tôn thờ Thiên Chúa, tôn thờ Chúa Giêsu, Con Lòng Đức Mẹ và là Chúa của họ.

Rất nhiều người còn lợi dụng tháng Năm hàng năm như dịp tốt để đoan hứa cùng Đức Mẹ về những quyết tâm của mình đối với lòng trung thành yêu mến Chúa; đoan hứa cắt đứt những thói hư tật xấu; hoặc đoan hứa tín trung với những cam kết, những giao ước mà đời mình đã từng thiết lập trước Chúa, trước Hội Thánh và với nhau trong đời sống…

Hãy đến cùng Đức Mẹ. Hãy tôn sùng Đức Mẹ. Hãy yêu mến Đức Mẹ. Hãy học tập gương yêu mến Chúa của Đức Mẹ. Hãy để Đức Mẹ là trung gian đời ta, gia đình ta với Chúa Giêsu. Hãy đặt Đức Mẹ làm chủ bản thân ta và gia đình ta.

Đàng khác, để được sống thánh thiện, và được Chúa yêu thương, hãy tập sống các nhân đức mà Đức Mẹ đã sống. Đức Mẹ có nhiều nhân đức. Chỉ xin đan cử vài nhân đức để từng người có thể học tập: lòng khiêm hạ, đức tin mạnh mẽ, sống nghèo khó, yêu mến Chúa và yêu thương con người…

Học dưới ngôi trường của Đức Mẹ qua các nhân đức ấy, ta sẽ từng bước hoàn hảo cuộc đời mình. Vì chính khi học đòi gương nhân đức của Đức Maria, là lúc chúng ta sống Lời Chúa dạy: “Các con hãy thánh thiện như Cha các con trên trời là Đấng thánh thiện” (Mt 6, 48).

Các nhân đức chính là bông hoa tươi thắm của tâm hồn, rất cần thiết để được Chúa chọn đưa vào vườn hoa thiên đàng, nơi mà Mẹ Maria, và lớp lớp những người thánh thiện luôn dâng lên Thiên Chúa. Đó là những bông hoa mà khi sống trên cõi trần, các ngài đã dày công tập luyện, giờ đây hóa nên vĩnh cửu.

Nếu cuộc sống của ta là cuộc sống thánh, sự thánh thiện chắc chắn chiếu tỏa và ảnh hưởng nơi mọi người quanh mình. Có như thế, ta mới trở thành quà tặng cho anh chị em, như Đức Mẹ là tặng phẩm huy hoàng của ta.

Nếu Đức Mẹ rất vui lòng nhìn thấy ta vươn lên trong ơn thánh, chắc chắn niềm vui ấy càng lớn hơn khi sự thánh thiện của ta, tiếp nối vẻ đẹp trong sự thánh thiện của Đức Mẹ, ban tặng trần gian. Vì chỉ có tâm hồn thánh thiện mới là quà tặng quý giá mà thôi.

Hơn bao giờ hết, trong thời điểm đặc thù hiện nay của thế giới và quê hương Việt Nam, càng đòi hỏi các tín hữu hãy thường xuyên chạy đến cùng Mẹ Thiên Chúa mà trao phó cho Mẹ mọi ưu tư và âu lo, mọi nguy cơ gây nên chết chóc cùng vô số đau khổ rình rập đổ xuống trên phận người.

Dù đã có phần lắng dịu, nhân loại và quê hương chúng ta vẫn đang đối phó với nguy cơ lây nhiễm kinh hoàng của đại dịch.

Chắc chắn, hình ảnh những bệnh viện quá tải, cảnh thiếu mọi phương tiện y tế và sức người để cứu chữa cho đồng loại, cảnh người chết chất chồng lên nhau, cảnh gào thét khóc than khi biết người thân chết mà không được chứng kiến, không thể nhận được xác người thân… làm rúng động ngay cả những trái tim sắt đá nhất… vẫn còn ám ảnh và khắc vào tâm trí chúng ta.

Dù sau này, bệnh tật có đi qua, thì hậu quả là cảnh biết bao nhiêu đứa trẻ mồ côi, biết bao nhiêu người đói khổ, lang thang, rách rưới vẫn còn đó, như bằng chứng về một nỗi đau mãi mãi khó thể xóa nhòa…

Hiện nay, thế giới vẫn đầy giẫy hình ảnh những người tha phương, những người không có được một nơi kín đáo để trú ngụ, những người không còn một đồng để có thể chữa chạy bệnh tật, hay cho chút lương thực vào bụng…

Cuộc chiến vô nghĩa tại Ucraina vẫn đang làm nhức nhối lương tâm của những người thiện chí, vẫn tiếp tục đẩy vô số người vào cái chết, vào cảnh đói khổ, cảnh mồ côi, lầm than, tha phương…

Đó là chưa kể đến nguy cơ chiến tranh thế giới hay sự tàn phá gây nên thảm cảnh đổ nát về tình người, về vật chất, về lòng yêu thương, về sự sụp đổ của niềm tin mà con người dành cho nhau…

Chúng ta tin và mong đợi lời khẩn cầu của số đông loài người trên thế giới sẽ là sức mạnh mang đến cho từng người, cho quê hương chúng ta và cả thế giới lòng từ bi của Chúa, sự quan phòng lớn lao của Chúa.

Chúng ta tin và mong đợi quyền năng của tình yêu trạng sư, mà Đức Mẹ, Đấng mệnh danh là Mẹ của niềm an ủi sẽ làm vơi đi dòng lệ đang tuôn trên khuôn mặt lấm lem, chất chứa nhiều oan khuất, nhiều tang tóc và đau khổ của triệu triệu anh chị em khắp nơi trên thế giới và trên quê hương chúng ta.

Tháng Hoa kính Đức Mẹ và Ngày của Mẹ cũng khơi lên trong chúng ta về tình yêu và sự liên đới với cả Hội Thánh.

Chúng ta không quên nài xin Mẹ của ngàn hoa tươi thắm để cầu nguyện cho Hội Thánh, đặc biệt cho Đức Thánh Cha, các vị mục tử và những người thánh hiến, thay vì quan tâm đến thành công, địa vị, tiếng tăm, biết tham gia cuộc chạy đua lòng đạo đức, thực thi bác ái, chỉ mong danh Chúa được mọi người biết đến, Nước Chúa được hiển trị.

Trong tình yêu dành cho Đức Mẹ, chúng ta phó thác và cầu nguyện cho các nhà  lãnh đạo chính trị yêu thương người dân, nhất là những người nghèo, người thấp cổ bé miệng, để nhờ yêu thương, họ không lợi dụng quyền lực ức hiếp dân lành, chiếm đoạt của cải quốc gia và của cải của người dân.

Xin cho họ thay vì chạy đua vũ trang, phát minh vũ khí tối tân, biết dùng khả năng Chúa ban làm ra các dự án bác ái, cứu đói và các dự án nhân đạo…

Chúng ta càng cầu nguyện nhiều hơn cho các lãnh đạo độc tài biết suy nghĩ cho tha nhân, biết thay đổi suy nghĩ để tôn trọng sự sống đồng loại. Xin cho họ đừng vì sự ích kỷ của bản thân, đừng vì sự kiêu ngạo của kẻ chỉ biết say quyền lực, mà mải lo củng cố bản thân, lại có thể hy sinh mọi giá trị của đời sống, nhất là giá trị của sự sống…

Chúng ta tha thiết hướng về Mẹ Thiên Chúa trong Ngày của Mẹ và trong tháng Hoa năm nay với tất cả những suy tư bé nhỏ và thiết thực như thế, để với lòng tin tưởng vào tình yêu của Đức Mẹ, chúng ta hy vọng một mặt trời mới chiếu rọi những tia nắng mới hạnh phúc, an bình và ngập đầy yêu thương cho nhân loại, cho từng quốc gia và cho mỗi con người…

Xin chúc mừng tháng của ngàn hoa dâng kính Đức Nữ trinh!

Xin chúc mừng một Mother`s Day với ơn thánh tràn dâng khắp chốn!

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

n

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 4 Phục Sinh C

Video Player
 
00:00
 
18:12
 
 
 

 

 
 
 

Chuyên Mục