6. Văn Hóa & Gia Đình

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - ÂN HẬN MUỘN MÀNG

  •  
    Chi Tran
     
     
     


     
    Nỗi ân hận muộn màng
     
    Sắp tới ngày giỗ mẹ, tôi bảo con gái: “Mẹ con đi công tác về không kịp, con ra chợ mua hoa quả như nho, táo, măng cụt, lê… để về chưng trên bàn thờ bà nội.
     
    Kỳ này có mấy bác của con bên Mỹ về nên phải làm chỉn chu một tí. Thức ăn thì khỏi bận tâm, đã có mấy cô lo rồi”. Con gái tôi vặn lại: “Mua trái cây nhiều quá có lãng phí không ba, hay mình mua mỗi thứ chút ít tượng trưng là được rồi? Còn thức ăn nhiều một chút đãi mấy bác thì tốt…”. Tôi nói với con rằng mấy loại trái này hồi xưa bà nội rất thích nên chưng để tưởng nhớ nội. Lập tức, con tôi ra vẻ trách:
    “Thế sao hồi nội còn sống, ba mẹ cứ dửng dưng chẳng mua cho nội ăn những thứ bà thích? Nhà mình xưa nay tuy không giàu nhưng cũng đâu đến nỗi tệ mà cho nội nhịn thèm?”. Giật mình vì câu trách móc của con, nhưng tôi cố giả lả cho qua chuyện: “Con biết gì mà nói! Cứ làm theo lời ba dặn đi, đừng có cãi!”.
    Thực ra, con gái nói rất đúng. Hồi mẹ tôi còn sống, nó cũng lên 10 tuổi rồi nên chứng kiến mọi thứ trong nhà. Tôi phải công nhận rằng lúc đó tôi đã sai khi đối xử với đấng sinh thành tệ bạc. Mọi chuyện cũng vì mẹ viết di chúc chia đất cho chị Ba nhiều hơn. Tôi thấy chán nên cứ bỏ mặc mẹ, chẳng quan tâm bà có thèm ăn gì hay không mà chỉ lo ngày ba bữa cơm. Mẹ con như lửa với nước nên suốt ngày mẹ chỉ lủi thủi với cái đài và làm bạn với con gái tôi.
     
    Sau này, tôi khám phá ra bí mật giữa mẹ và chị Ba. Ông chồng của chị trước đây nghiện cờ bạc, chị sợ sau này không có “cục đất chọi chim” nên mới tích cóp tiền bạc rồi lén đưa cho mẹ mua đất, mẹ đứng tên luôn. Nhưng khi tôi hiểu ra mọi chuyện thì đã quá muộn. Mẹ đã nằm yên dưới lòng đất lạnh. Tôi và vợ hối hận vô cùng.
    Suốt ngày cứ tự trách mình vì sao lại nông nổi đến thế. Dù mẹ có chia phần cho anh chị em nhiều hay ít thì cũng là khúc ruột do mẹ sinh ra, dưỡng dục lớn khôn. Tôi quá ích kỷ, quá sân si, cứ nghĩ mình là con út thì phải được chia đất nhiều hơn vì còn phải nuôi mẹ, chăm sóc mồ mả, giỗ chạp cho ông bà, tổ tiên…
    Chị Ba bảo tôi: “Chuyện qua lâu rồi thì hãy khép lại đi. Em trách mình hoài cũng chẳng được gì. Ai trong chúng ta không có một lần mắc lỗi. Giờ thời gian không còn nhiều, chị em mình nên học cách sống chậm, suy nghĩ thấu đáo để hiểu nhau hơn”.
     
    Chị tôi nói phải, trách mình mãi cũng chẳng được gì. Nhưng sao cảm giác có lỗi cứ vây lấy tôi, nhất là vào những ngày cận giỗ. Giờ tôi chỉ cầu mong mẹ ở cõi vĩnh hằng, hiểu và tha thứ cho đứa con bất hiếu này để lòng tôi thanh thản nhẹ nhàng!
    NGUYỄN HOÀNG DUY
    “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.
     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - GIỚI TRẺ HÔM ANY

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     

    GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO NGƯỜI TRẺ CÔNG GIÁO

    Bài 60: NGHE LÀ LÀM THEO
     
    Hỏi: Làm thế nào để có thể lắng nghe thực sự được lời Chúa muốn nói và muốn mình thực hiện?

     

    Bạn thân mến,

    Bạn đã đặt ra một câu hỏi quan trọng không chỉ đối với bạn mà còn với bất cứ người tín hữu nào khác, bởi vì tin vào Chúa tức là ao ước được lắng nghe và thi hành ý muốn của Ngài. Giả như Chúa hiện ra với bạn và bảo bạn làm điều này điều kia, tôi tin chắc là bạn sẽ không ngần ngại làm theo. Thế nhưng một trường hợp giả định như thế lại chưa bao giờ và rất có thể là sẽ không bao giờ xảy ra trong cuộc đời của bạn.

     

    Có thể bạn đã từng nghe chuyện Chúa hay Đức Mẹ hiện ra với một số vị thánh và trao cho họ những sứ mạng đặc biệt. Thế nhưng đó chỉ là vài trường hợp rất họa hiếm. Vậy số đông các tín hữu lắng nghe lời Chúa bằng cách nào? Và bạn cũng đang tự đặt ra câu hỏi đó cho bản thân mình khi phân vân không biết những gì mình đang làm và ơn gọi mình đang sống có đúng là ý Chúa muốn hay không. Khi bạn nêu ra câu hỏi như vậy tức là bạn đã tin chắc rằng Chúa đang muốn bạn thực hiện một điều gì đó, vấn đề là bạn không biết phải làm thế nào để có thể nhận ra tiếng Chúa mời gọi. Dường như có người nói mà chưa có người nghe, hoặc là người nghe vẫn chưa nghe được.

     

    Vì bạn tin rằng Thiên Chúa muốn ngỏ lời với bạn nên tôi sẽ bắt đầu chia sẻ từ điểm này: Thiên Chúa chúng ta là Thiên Chúa thích trò chuyện. Ngài không phải là Đấng câm lặng. Tôi đề cập điều này là bởi vì không phải ai cũng nghĩ như vậy. Không ít người cho rằng không có Thiên Chúa, hoặc nếu có thì Thiên Chúa đó xa cách ngàn dặm và bỏ mặc con người. Trong những tình huống khó khăn của cuộc sống như thiên tai, chiến tranh, tội ác, nghèo khổ, bệnh tật, đau đớn, chết chóc… con người đã kêu lên Thiên Chúa nhưng không nghe thấy Ngài hồi âm.

     

    Trong những trường hợp như thế, thay vì mong muốn lắng nghe tiếng Chúa “như thế nào” thì nhiều người đã rơi vào tuyệt vọng và đặt vấn đề “có Chúa hay không.” Họ đã đánh đồng việc họ không nghe thấy tiếng Chúa với việc không có tiếng Chúa, hoặc thậm chí là không có Chúa. Đối với những người này thì tiếng Chúa, nếu có, cần phải rõ mười mươi, có thể được kiểm chứng dễ dàng, kiểu như xin cái gì là phải cho đúng cái đó mới “linh”!

     

    Như vậy, thay vì mở rộng tâm hồn để lắng nghe tiếng Chúa trong mọi tình huống của cuộc sống thì nhiều người đã khép lòng mình lại, ép Chúa phải nói theo cách họ muốn nghe, phải làm theo cách họ nghĩ. Một thái độ như thế chính là trở ngại lớn nhất trong việc lắng nghe và đón nhận tiếng Chúa. Do đó, nếu bạn muốn nghe được tiếng Chúa thì trước hết bạn phải tin rằng có Thiên Chúa đang nói chuyện với mình và xin ơn được mở lòng ra để hiểu và đón nhận lời ấy.

     

    Như bạn có thể đã biết, trong bất cứ cuộc trò chuyện nào thì người nghe luôn luôn ở thế thụ động, tức là họ chỉ “nghe” thấy những gì được nói ra và được truyền đạt tới, không có gì khác hơn. Yếu tố chủ động nơi người nghe chính là việc “lắng” đọng tâm hồn để đón nhận thông điệp. Người nghe không thể tự ý cắt xén hay bóp méo nội dung thông điệp được truyền tải. Như vậy, việc lắng nghe bao gồm thái độ bị động của phần “nghe” lẫn chủ động của phần “lắng.” Lắng nghe lời Chúa cũng vậy, tâm hồn bạn cần có độ lắng nhất định, chứ không phải cứ muốn nghe là nghe được ngay, cho dù Chúa vẫn hằng luôn trò chuyện với bạn.

     

    Thật dễ hiểu vì sao có rất nhiều người chọn tham gia các cuộc tĩnh tâm hàng năm hoặc là trước những quyết định quan trọng trong cuộc đời họ. Những đợt tĩnh tâm được tổ chức nhằm tạo điều kiện giúp người ta lắng đọng tâm hồn trong bầu khí thinh lặng, cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa, phản tỉnh về dữ kiện xảy ra trong cuộc sống, chú ý hơn đến những chuyển động cảm xúc trong tâm hồn dưới sự hướng dẫn đồng hành của người có nhiều kinh nghiệm trong đời sống thiêng liêng.

     

    Nếu bạn không có điều kiện tham gia những cuộc tĩnh tâm chính thức như vậy thì bạn vẫn có thể dành riêng cho Chúa không gian tĩnh lặng cả bên ngoài lẫn bên trong tâm hồn của mình để nghe được tiếng Ngài. Do đó, nếu bạn cảm thấy rằng mình không nghe được tiếng Chúa, câu hỏi cần đặt ra là bạn đã lắng đọng tâm hồn đủ để những lời thì thầm của Chúa được vang lên trong lòng mình hay chưa.

     

    Một điểm khác mà có lẽ bạn cũng đã có kinh nghiệm trải qua, đó là tính chọn lọc và cá vị (hay riêng tư) của việc lắng nghe. Tính chọn lọc ở đây không hẳn là thái độ phản kháng hay cố chấp, khước từ mọi thông điệp được truyền tải. Điều tôi muốn nói ở đây là ngay cả khi bạn thật lòng khao khát lắng nghe thì việc lắng nghe vẫn mang tính chọn lọc ở một mức độ nhất định. Nghĩa là bạn sẽ chỉ nghe rõ những điều gần gũi hay đụng chạm đến mình nhiều nhất, còn những điều khác dễ bị “bỏ ngoài tai” dù bạn không cố ý. Ví dụ, sau khi được nghe cùng một bài giảng ở nhà thờ, có người nhớ chi tiết này nhưng người khác lại nhớ chi tiết khác, tùy vào mối bận tâm riêng của họ. Nói cách khác, chúng ta chỉ đón nhận được những âm thanh có tần số phù hợp với ăng–ten của mình thôi.

     

    Trò chuyện với Chúa cũng vậy, nhiều lúc chúng ta không nhận ra và hiểu được tiếng Chúa chỉ vì chúng ta không đặt trọn tâm trí vào việc tìm kiếm và lắng nghe thánh ý của Ngài. Lời Chúa không thể lọt tai chúng ta được nếu tâm hồn chúng ta chỉ hướng đến những giá trị khác trái ngược với đức tin. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Như thế, muốn được, muốn thấy hay muốn mở cho thì trước hết chúng ta phải giữ thái độ tha thiết cầu xin, khao khát kiếm tìm, kiên trì gõ cửa nhà Chúa. Trong đời sống đức tin, những người càng thờ ơ nguội lạnh, không cố gắng xây dựng tương quan với Thiên Chúa, ít khi thao thức về đời sống thiêng liêng, sống kiểu được chăng hay chớ thì càng khó nghe được tiếng Chúa.

     

    Ngoài ra, lời Chúa không phải chỉ để nghe cho vui tai mà là để thực thi. Lời Chúa là lời của sự sống, chắc chắn sẽ làm trổ sinh hoa trái nơi đời sống người nghe. Do vậy rất nhiều khi chúng ta nghe được tiếng Chúa nhưng lại phớt lờ đi chỉ vì từ trong thâm tâm chúng ta không sẵn sàng hoặc là không muốn làm theo lời đó. Ví dụ khi bạn đang thù ghét một người nào đó thì bạn sẽ thấy lời Chúa dạy phải yêu thương mọi người ngay cả kẻ thù có lẽ chỉ dành cho ai khác chứ không phải cho mình, hoặc có thể là cho mình nhưng không phải lúc này! Như thế, nếu bạn không nghe được tiếng Chúa thì phải tự hỏi mình đã sẵn sàng và khao khát để được lời Chúa biến đổi con người mình ngay lúc này hay chưa.

     

    Bản chất siêu việt của Thiên Chúa không bị giới hạn trong thế giới vật chất, nhưng không phải vì thế mà Thiên Chúa không có cách ngỏ lời với con người. Lời của Thiên Chúa là lời nhập thể, tức là lời đó được diễn tả theo cách phù hợp với khả năng đón nhận của con người. Lời Chúa không phải là thứ ngôn ngữ huyền bí chỉ những người có khả năng đặc biệt mới nghe và hiểu được.

     

    Những gì xa lạ với kinh nghiệm con người thì không thể được coi là lời Chúa, bởi vì Thiên Chúa nói lời của Ngài là để con người nghe được và sống theo chứ không phải để chơi trò úp úp mở mở đánh đố con người. Quan trọng hơn cả, lời của Thiên Chúa không phải là âm thanh hay chữ viết nhưng chính là Ngôi Lời, tức là Lời mang lấy thân xác con người, ở giữa con người và nói cho con người về Thiên Chúa. “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử.” (Dt 1,1–2)

     

    Suốt cuộc đời mình ở trần gian, đặc biệt là trong thời gian sứ vụ công khai, Đức Giêsu chính là hiện thân của lời Thiên Chúa nói với dân Ngài. Đức Giêsu đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng, có quyền năng chữa lành mọi bệnh tật, làm cho kẻ chết sống lại, ban sự sống mới cho con người khi hòa giải tội nhân với Chúa, giải phóng con người khỏi xiềng xích tội lỗi, kêu gọi con người hoán cải đón nhận giá trị Nước Trời. Như thế, lắng nghe lời Chúa chính là để Chúa Giêsu “lọt” vào đời mình. Kinh Thánh được viết ra cũng nhằm mục đích duy nhất là để giúp con người thêm hiểu biết, yêu mến và bước theo Đức Giêsu mỗi ngày một hơn.

     

    Tóm lại, hiểu theo nghĩa chung nhất thì những gì Chúa muốn con người thực hiện chính là kết hiệp nên một với Đức Giêsu Kitô trong ân sủng của Chúa Thánh Thần. Do đó, sẽ không còn khoảng cách thời gian và không gian giữa việc lắng nghe và làm theo lời Chúa. Không phải là “nghe để làm theo” hoặc “nghe và làm theo”, nhưng “nghe là làm theo.” Lắng nghe lời Chúa là để Đức Giêsu chiếm trọn con người mình, là trở thành một Đức Giêsu khác, là chứng nhân đức tin giữa lòng thế giới hôm nay.

     

    Để kết thúc, tôi xin đưa ra một ví dụ để giúp hiểu hơn về việc “nghe là làm theo.” Khi nhận xét một đứa trẻ biết “nghe lời” bố mẹ, chúng ta không có ý nhấn mạnh đến khả năng thính giác hay những lời “dạ vâng” mau mắn của nó. Trái lại, chúng ta muốn khẳng định rằng đứa trẻ này luôn sẵn sàng làm mọi điều đẹp lòng bố mẹ. Có những điều bố mẹ nó không cần phải nói ra nhưng nó vẫn hiểu và ngoan ngoãn thực hiện. Đối với lời Chúa cũng vậy, chúng ta được coi là biết “nghe lời” khi và chỉ khi toàn bộ đời sống chúng ta đều nhắm đến việc tìm kiếm và thi hành những điều đẹp lòng Chúa. Bởi vì khả năng giới hạn của con người, đôi khi rất khó để chúng ta có thể xác định rõ điều nào là đúng ý Chúa và điều nào là không phải. Tuy nhiên, chính thái độ khao khát được lắng nghe và thi hành ý Chúa đã là điều đẹp lòng Chúa rồi.

     

    Nếu chúng ta cần một mẫu gương để noi theo thì không ai khác chính là Đức Giêsu Kitô. Trọn cuộc đời Ngài chỉ để nhằm một mục đích duy nhất là tìm kiếm và thi hành ý muốn của Chúa Cha, kể cả việc sẵn sàng đón nhận hậu quả nặng nề nhất là cái chết treo trên thập giá.

    Ước gì bạn, tôi và tất cả chúng ta ngày càng trở nên giống Chúa Giêsu hơn ở điểm này, từ đó suốt cuộc đời của chúng ta không chỉ nhằm mục đích tìm kiếm và thi hành lời Chúa mà còn trở thành chính lời Chúa cho người khác được lắng nghe.

     

    (Trích Giải Đáp Thắc Mắc cho người trẻ Công giáo, Tập 4, Nxb Tôn Giáo, 04/2021)

    WHĐ (10.10.2022)

    Giuse Lê Đắc Thắng, SJ



     

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - LÀM NGƯỜI - ÍT MỘT CHUT CŨNG ĐƯỢC

  •  
    Hung Dao
    Thu, Oct 6 at 7:40 PM
     
     
     
     
     
     
     
     
    Làm Người - ÍT MỘT CHÚT CŨNG ĐƯỢC!

    1. Làm người, tiền bạc ít một chút cũng được, nhưng đừng để ý chí nghèo hèn, đừng vì thiếu tiền mà tầm nhìn hạn hẹp. Dù không thể đạt đến vinh quang thì cũng nên làm một người hữu dụng.
    2. Làm người, ngoại hình có thể không bắt mắt, nhưng đừng để nội tâm xấu xí. Nhân từ, lương thiện không phụ thuộc vào bề ngoài mà xuất phát từ bên trong tâm hồn.
    3. Làm người, hình thể thấp bé một chút cũng được, nhưng đừng để tấm lòng nhỏ nhen. Thế gian chẳng ai thích những kẻ tâm địa hẹp hòi. Dù vai nhỏ lưng gầy nhưng tấm lòng nhân hậu, vẫn an ủi sưởi ấm được vô số người.
    4. Làm người, thể trạng gầy yếu một chút cũng được, nhưng đừng để tinh thần nhu nhược. Những người nhu nhược thường hay bi quan và tự ti, cho nên nhất định phải luyện được tinh thần dũng cảm, có chủ kiến và tự tin.
    5. Làm người, tai mắt chậm chạp một chút cũng được, nhưng không được để tâm trí mê muội. Nhớ nhắc mình giữ lấy tâm sáng, trí thông để nhìn xa trông rộng.
    6. Làm người, tham vọng một chút cũng được, nhưng nhất định đừng quá ngang tàng để dã tâm biến mình thành ác quỷ. Nếu không, bạn không vào địa ngục thì ai vào?
    7. Làm người, thông minh một chút thì tốt, nhưng nhất định đừng tự cho mình là khôn lanh, còn người đời đều là kẻ ngốc. Nếu không, thế giới này chỉ có một kẻ ngu ngơ, là bạn!
    8. Làm người, lười biếng một chút thì được, nhưng đừng bao giờ làm một kẻ suốt ngày nhếch nhác. Việc cần làm nên cố gắng làm cho trọn vẹn, nên có tâm cống hiến một chút, nếu không muốn làm ký sinh trùng đeo bám xã hội.
    9. Làm người, tiết kiệm một chút thì được, nhưng đừng quá toan tính với tiền bạc. Nếu không bạn sẽ có thói quen đánh giá người khác qua đồng tiền, sớm muộn gì cũng thành nô lệ cho nó.
    10. Làm người, khoan dung một chút thì tốt, nhưng đừng để người khác xem thường, lợi dụng sự khoan dung của mình mà tiếp tục phạm lỗi. Dù thế nào cũng nên giữ lấy quy tắc và sự tự tôn riêng.
    11. Làm người, khổ cực một chút cũng được, nhưng đừng để nỗi khổ kéo dài mà không có cách giải thoát, phải học cách vươn lên!

    Sưu tầm

    -----------------------------------------------

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - OSV CATHOLIC BOOKSTORE

  •  
    OSV Catholic Bookstore
    Sat, Oct 8 at 7:03 AM
     
     

    If you are having trouble reading this email, read the online version.

    Inspire Young Catholics on Their Road to Heaven

     

    Four new titles from OSV Kids are available now! Check them out below.

    In Jesus, Were You Little? children full of questions and wonder take readers on a journey of discovery, making Jesus real and relatable to young and old. With innocent curiosity, children ask the King of kings if he ever climbed a tree, spilled his milk, or skinned his knee.

    The Women Doctors of the Church is an introduction for children to four women who have helped shape the Church. These women all faced unique challenges in their lives but fixed their identities firmly in Christ and became incredible examples of holiness.

    In this endearing children's story filled with charming illustrations, Arthur the Clumsy Altar Server demonstrates perseverance, humility, and an unquenchable love of the Lord in pursuing his dream. Children will learn from Arthur that what matters most is the sincere desire to serve God - not performing perfectly.

    The heartwarming story of The Poorest Shepherd will help children and adults alike see that our poverty is precious to Jesus and that the emptier we are, the more we can be filled by his love.

    Take an inside look at the books below! Click on the images for more information about each book.

    Facebook Instagram

    Forward this email to a friend!

    Was this email forwarded to you? Sign up to receive the latest news and sales from OSV Catholic Bookstore.

    Free shipping offer only valid on purchases of $20 or more (after discount) made on OSVCatholicBookstore.com | Continental US only

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - ĐỪNG DẠI MANG RA ĐÙA

  •  
    Hung Dao
     
     

    4 kiểu đùa vuidễ dàng kết thúc mối quan hệ, đừng dại mang ra đùa

     

     
     
     

    Những người thích pha trò thường để lại ấn tượng tốt là người hài hước, dễ gần và vui tính. Nói theo tâm lý học, nói đùa là một cách “gây ấn tượng tốt” với người xung quanh. Tuy nhiên, có những trò đùa là chất bôi trơn cho các mối quan hệ xã giao, và cũng có những trò đùa có thể sẽ đặt dấu chấm hết cho mối quan hệ thân thiết.

    Bạn có phải là một người thích đùa không? Khi ở cùng người, hãy nhớ rằng 4 kiểu “đùa vui” này tốt nhất là đừng mang ra đùa, nếu không, mọi người đánh EQ (giá trí tuệ cảm xúc) của bạn quá thấp.

    1. Pha trò “vượt quá giới hạn” với người khác giới

    Cách đây không lâu, Ngọc, cô bạn thân của tôi, có kể với tôi về việc cô ấy đến đồn cảnh sát để trình báo sự việc rằng mình bị quấy rối nơi công sở. Với giọng bức xúc, Ngọc kể rằng nguyên nhân là bởi cô ấy bị một đồng nghiệp nam ôm bất ngờ từ phía sau khi đang làm việc. Dù có chống cự, vùng vẫy thế nào thì đối phương cũng không có ý buông tay.

    Trước đó, khi đang đi trên đường hoặc những lúc dừng xe chờ đèn đỏ, vị đồng nghiệp nam này cũng thường có những hành động quá phận với cô. Nhưng hành động quá trớn của nam đồng nghiệp lần này thật sự khiến cô cảm thấy rất bất an, cuối cùng đã chọn cách gọi cảnh sát.

    Giữa ban ngày ban mặt, dưới con mắt của biết bao nhiêu người, rốt cuộc nam đồng nghiệp này muốn làm gì vậy?

    Đối mặt với sự thẩm vấn của cảnh sát, anh ta nói với vẻ ủy khuất: “Tôi chỉ đùa chút cho vui thôi mà, có cần phải làm lớn chuyện đến vậy không!”.

    Tùy tiện động tay động chân như vậy là một biểu hiện rất thiếu tôn trọng với người khác giới, nhất là với phụ nữ. Người có hành động như vậy, EQ của họ cực kỳ thấp, ở cùng với người dễ khiến người ta cảm thấy bị xúc phạm. Cho dù đó là “động chạm” bằng lời nói hay cơ thể thì đều vượt qua giới hạn xã giao giữa bạn bè khác giới với nhau, làm cho mối quan hệ trở nên xấu đi.

    2. Pha trò về chuyện riêng tư của người khác

    Một đồng nghiệp ngày trước có chia sẻ trải nghiệm cá nhân của mình. Anh đồng nghiệp này cho biết anh có một người bạn thân, và người này rất hay lấy bí mật của anh để pha trò. 

    Anh kể rằng hồi anh còn học cấp 3, trong nhà xảy ra biến cố, cú sốc lớn đó khiến anh bị chấn thương tâm lý nặng, phải điều trị trong bệnh viện tâm thần gần 1 năm. Bí mật này ngoài người bạn thân đó ra thì anh không có kể với người nào khác.

    Hôm đó, anh đến thành phố người bạn này đang sống để tìm việc, người bạn này đã mời bạn bè đến nhà làm bữa chung vui. Trong bữa tiệc, mọi người hào hứng nói về những trải nghiệm thú vị trước đây của mình, cảm thấy thời gian trôi rất nhanh.

    Lúc này, người bạn thân đưa tay quàng lấy vai anh, cười nói to với mọi người rằng: “Nếu nói về trải nghiệm thú vị thì chắc mọi người ở đây không ai qua được người anh em này của tôi đâu, nói cho mọi người hay, cậu ấy từng ở bệnh viện tâm thần đó. Người anh em, hãy cho mọi người biết, bệnh viện tâm thần trông như thế nào? Đồ ăn trong đó có ngon không vậy?”.

    Mọi người đều đổ dồn ánh mắt về phía anh, khiến anh cảm thấy xấu hổ không nói được lời nào. Sau bữa tối đó, anh đã cắt đứt liên lạc với người bạn này.

    Lấy chuyện riêng tư của người khác ra đùa cợt đều là biểu hiện của một người không chỉ có EQ thấp, mà còn cho thấy người đó thiếu sự đồng cảm. Ai cũng có những bí mật không muốn cho người khác biết. Là bạn bè, ta nên giữ bí mật giúp họ  thay vì lấy nó ra trêu đùa, xát thêm muối vào vết thương của đối phương.

    3. Đùa giỡn về ngoại hình của đối phương

    Quỳnh và Mai là đôi bạn thân từ khi học cấp hai đến đại học. Thời đó, cách ăn mặc của Mai nhìn khá trung tính, cô để tóc ngắn, lại thường hay chơi chung với các bạn nam, tính cách lại mạnh mẽ giống như con trai, nên thường bị Mai lấy điều này ra trêu đùa. 

    Sau khi tốt nghiệp, cả hai đều làm cùng công ty với nhau, tình cảm cũng khá thân thiết. Một lần công ty tổ chức liên hoan, Quỳnh lại lấy ngoại hình ngày trước của Mai ra pha trò với mọi người, thậm chí còn trêu Mai có vấn đề về giới tính, bảo các chị em công ty phải cẩn thận.

    Sau khi liên hoan kết thúc, Mai hẹn và nói riêng với Quỳnh rằng: “Quỳnh này! Sau này làm ơn đừng giễu cợt tớ như thế này trước mặt mọi người nữa! Thật sự tớ rất khó chịu và không thích điều này chút nào!”.

    Hôm sau đến công ty, Quỳnh đã chính thức xin lỗi Mai trước mặt mọi người, nói rằng bản thân mình đã không ý thức về sự trưởng thành và thay đổi của Mai, rằng cô không nên đùa như vậy.

    Nhiều người tỏ ra lịch sự và kiềm chế với người lạ nhưng lại quá vô tư với những người thân thiết xung quanh, những lúc cười đùa thường vô tình chọc vào nỗi đau của đối phương mà không hề để ý. Cần phải biết rằng, chính vì quan hệ tốt nên họ càng để ý đến lời của đối phương, càng không mong rằng bị người bạn thân nhất tổn thương. Dù là người có tấm lòng rộng lượng, dễ tính đến đâu, họ cũng ít nhiều bận tâm đến những lời đùa cợt ác ý. 

    Người có trí tuệ cảm xúc cao, dù có đùa thế nào cũng đều sẽ nghĩ đến thể diện của đối phương, sẽ biết lựa lời và không tổn hại đến tôn nghiêm của đối phương.

    4. Đùa giỡn về gia đình của người khác

    Quang có một người bạn rất thân, người bạn này có tính hay đùa, hai người cũng hay đùa với nhau.

    Có lần, nhóm bạn chơi bóng rổ thì người bạn này không cẩn thận bị sái chân, Quang vừa trách bạn mình không cẩn thận, vừa quan tâm thương thế của bạn mình.

    Nhưng người bạn này không để tâm, còn ôm bụng cười nói rằng: “Cậu xem bộ dạng này của tớ có giống bố cậu không?”.

    Câu nói này đã chọc giận Quang, anh nghiêm túc nói: “Đừng mang bố tớ ra đùa có được không?”.

    Người bạn không nghe, còn tiếp tục bắt chước giọng điệu của bố Quang, nói rằng: “Bố ngã rồi! Con ơi, mau đến đỡ bố nào!”.

    Thì ra, bố của Quang ngày trước từng bị thương ở chân, rồi thành tàn tật, đi đứng cứ khập khà khập khiễng.

    Câu nói này của người bạn không chỉ làm nhục người nhà của Quang, mà nó còn vô tình xát muối vào chỗ đau của anh nữa.

    Dù là bạn bè thân nhau đến mấy thì cũng đừng nên lấy người nhà hoặc vợ/chồng của đối phương ra làm trò đùa trong các cuộc nói chuyện. Đây là nguyên tắc và ranh giới của một người, nếu vượt quá thì dù quan hệ có tốt đẹp đến đâu cũng sẽ trở nên xấu.

    Tôn trọng gia đình bạn bè là một loại trí tuệ cảm xúc, đó cũng là giáo dưỡng cơ bản mà chúng ta cần ghi nhớ trong lòng. Đối với người nhà bạn bè, dù ta không quan biết, hoặc là đã từng tiếp xúc qua, thì chúng ta cũng đều không có tư cách để bình phẩm, phán xét họ.

    Kết luận

    Dù kết thân với ai, bạn cũng nên nhớ: Không vượt quá giới hạn với người khác giới, không phơi bày đời tư, không giễu cợt ngoại hình và không chế giễu thành viên trong gia đình người khác, và tất nhiên còn nhiều phương diện khác nữa.

    Trò đùa mà thiếu cân nhắc thật sự sẽ là dấu chấm hết cho mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Hãy ghi nhớ 4 điều này để không bao giờ trở thành người có EQ thấp trong mắt người khác, bạn nhé!.

     

    Vũ Dương biên dịch.

     

     

    --