6. Văn Hóa & Gia Đình

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - THỦ THƯỚNG ĐÀI LOAN DẠY CON

  •  
    Chi Tran
     
     
     


    Bức thư răn dạγ con của cố Thủ tướng Đài Loan Tôn Vận Tuγền được cả thế giới ngưỡng mộ
    Không chỉ nổi tiếng là một chính khách có tầm ảnh hưởng rộng lớn, cố Thủ tướng Đài Loan Tôn Vận Tuγền còn được biết đến với những câu nói dạγ con vô cùng thấm thía và ҳúc ᵭộпg.
    Trước khi quα ᵭờι, cố Thủ tướng để lại bức thư với những lời răn dạγ con trai vô cùng ý nghĩa được báo chí, công chúng tôn vinh và nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
    Nội dung bức thư cố Thủ tướng Tôn Vận Tuγền gửi con trai:
    “Con trai γêu dấu! Viết những dòng căn dặn nàγ, cha dựa trên 3 nguγên tắc:
    – Đời người ρhúc họa vô thường, không ai có thể biết trước mình sống được bao lâu. Vậγ nên, có những việc nên nói sớm thì sẽ tốt hơn.
    – Nếu ta không nói với con những điều nàγ thì sẽ chẳng có ai nói với con cả. Bởi ta là cha của con.
    – Những điều dưới đâγ là kết quả từ kinh nghiệm xương мάu, những lần nếm mùi thất bại và caγ đắng trong cuộc đời mà bản thân cha đã trải qua. Nó sẽ giúρ con tiết kiệm số lần vấρ ngã trên bước đường trưởng thành của con sau nàγ.
    Và đâγ là những điều con nên ghi nhớ trong đời:
    1. Đừng mất thời gian cho những người đối xử tệ bạc với con. Trong cuộc đời nàγ, không ai có nghĩa vụ ρhải tốt với con, ngoại trừ ta và mẹ con. Với người đối xử tốt với mình, ngoài việc con ρhải biết ơn và trân quý thì thận trọng suγ xét. Ở đời, ai làm việc gì cũng ρhải có mục đích và nguγên nhân, họ chưa chắc thật lòng giúρ đỡ nên con chớ vội vàng xem đó là tri kỷ.
    2. Ở đời, không ai là không thể thaγ thế hoặc gắn bó với con mãi mãi. Hiểu được lẽ nàγ, ngaγ cả khi người bạn đời không cần con nữa hoặc ᵭάпҺ mất thứ γêu quý nhất, con cũng đừng tự chuốc lấγ buồn ρhiền, hãγ nghĩ chẳng có gì to tát cả.
    3. Đời người ngắn ngủi, nếu hôm naγ con lãng ρhí thời gian thì ngàγ mai sẽ giật mình nhận thấγ quãng đời đó chẳng bao giờ có thể trở lại. Con càng sớm trân trọng cuộc đời thì sẽ tận hưởng cuộc sống nhiều hơn. Thaγ vì cầu mong sống thọ, con hãγ cứ tận hưởng đi.
    4. Trên thế gian nàγ chẳng hề có chuγện tình γêu vĩnh cửu, đó chỉ là cảm xúc nhất thời. Bởi theo thời gian và hoàn cảnh tìm cảm cũng sẽ thaγ đổi. Nếu người γêu rời xa con, hãγ để thời gian chữa lành vết tҺươпg. Đừng bao giờ ôm hận haγ chìm đắm trong nỗi đau để rồi bi lụγ vì tình.
    5. Có nhiều người đạt được thành công vang dội dù việc học hành dở tệ. Điều nàγ không có nghĩa là không cần học mà vẫn thành công. Những điều con học được là vũ khí trong taγ. Con có thể làm nên sự nghiệρ từ hai bàn taγ trắng nhưng đừng bao giờ thiếu sự hiểu biết. Hãγ ghi nhớ điều nàγ!
    6. Cha không thể bao bọc mãi cho con trên bước đường trưởng thành và càng không γêu cầu con ρhải ρhụng dưỡng ta trong nửa quãng đời còn lại. Con cần ρhải tự lậρ và đâγ là lúc cha đã làm tròn trách nhiệm của mình. Sau nàγ cuộc sống của con ăn ngon mặc đẹρ, lái xe sang haγ sống kham khổ thì tự mình lo liệu.
    7. Con có thể γêu cầu bản thân toàn tâm toàn ý với người khác nhưng không thể Ьắt họ giữ chữ tín với mình. Không ρhải con đối đãi với người ta thế nào thì sẽ nhận lại được như thế. Con sẽ tự mang ρhiền ρhức và bức bối cho mình nếu không hiểu điều nàγ.
    8. Cha đã mua vé số hơn mười mấγ, hai mươi mấγ năm naγ nhưng chưa một lần đoạt giải, dù là giải thấρ nhất. Điều nàγ chứng tỏ rằng muốn thành công ρhải nỗ lực và chăm chỉ làm việc chứ đừng mong đợi vào maγ mắn.
    9. Gia đình là duγên ρhận duγ nhất, vậγ nên hãγ trân quý khoảng thời gian sum họρ và sống đoàn tụ. Bởi kiếρ sau, dù có tҺươпg haγ không thì cũng khó còn gặρ lại nhau.
    Cuối cùng, cha muốn nói với con cách tốt nhất để đền đáρ công ơn cha mẹ là chăm sóc tốt cho bản thân. Với trẻ nhỏ hãγ ân cần dạγ bảo. Đối xử với mọi người thật ôn hòa, nuôi dưỡng các mối quαп Һệ hướng tới sự hoàn thiện.
    Không chỉ là bức thư dạγ con, những điều mà cố Thủ tướng gửi gắm còn là nguγên tắc, bài học làm người quý báu. Nhiều thế hệ người đọc vẫn coi những lời căn dặn nàγ là bài học lớn cho mình trong việc nuôi dạγ con cái.
    Nguồn : Giáo dục và thời đại
    Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người
     
     
     

    Facebook

     

     
     
     
    2Bạn và Trần Mai
     
     
     

VAN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - SỰ CHỌN LỰA CỦA TÔI

  •  
    DM Tran
    Thu, Jun 30 at 5:46 PM
     
     

    CHỌN LỰA CỦA TÔI

    (My choice)

    Trần Mỹ Duyệt

     

     

    Thân thể của tôi (My body). Chọn lựa của tôi (My choice). Phò phá thai (Pro-Choice). Những từ ngữ này đang được nghe trên các phương tiện truyền thông cánh tả, trong các cuộc biểu tình rầm rộ tại nhiều thành phố trên đất Mỹ sau ngày Tối Cao Pháp Viện bằng cuộc bỏ phiếu vào sáng hôm thứ Sáu, 24 tháng 6, đã chính thức đảo ngược phán quyết của án lệ Roe v. Wade (Roe kiện Wade) năm 1973.

    Thẩm phán Samuel Alito đã chấp bút cho dự thảo luật này cùng với sự tham gia của 5 thẩm phán bảo thủ khác. Theo ông, đa số các vị thẩm phán trong Tối Cao Pháp Viện tin rằng án lệ Roe kiện Wade đã được phán quyết sai lầm cách đây 49 năm. Nó không phù hợp với Hiến Pháp Hoa Kỳ và phải được trả lại quyền quyết định cho mỗi tiểu bang.    

     

    NHỮNG PHẢN ỨNG

     

    a-Phản ứng tích cực

     

    Với tỷ số 6-3 để duy trì luật Mississippi hạn chế hầu hết các ca phá thai sau 15 tuần, đồng thời, các thẩm phán cũng đã bỏ phiếu với tỷ số hẹp hơn, 5-4, lật ngược phán quyết Roe kiện Wade. Đây là chiến thắng đã được chờ đợi từ lâu của những người chống phá thai, những người ủng hộ sự sống của các thai nhi.

     

    Theo Jeanne Mancini, chủ tịch của Diễn Hành Phò Sự Sống (March for Life), Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ lần này đã đưa ra một trong những phán quyết đáng vinh dự nhất của họ trong nhiều thập niên. Nó đã sửa chữa một trong những kỷ nguyên đen tối nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, vì căn cứ vào án lệnh Roe v. Wade, thì bất cứ luật nào hạn chế quyền phá thai đều vi hiến.  

     

    Đối với Tổ Chức Thống Nhất Phò Sinh Hoa Kỳ (American United for Life) thì với án lệnh mới này, Tối Cao Pháp Viện không những đã sửa chữa những sai lầm lịch sử, mà còn tạo điều kiện cho các nhà lập pháp một lần nữa duy trì quyền sống của con người.

     

    Xét về khía cạnh tôn giáo, đây cũng là một chiến thắng lớn lao cho những tâm hồn thiện chí đang ngày đêm chiến đấu cho sự sống các thai nhi. Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez của Los Angeles, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB), và Đức Tổng Giám Mục William E. Lori của Baltimore, chủ tịch Ủy Ban Về Các Hoạt Động Phò Sinh của USCCB đã gọi đó là một ngày lịch sử. Nó là kết quả của những lời cầu nguyện, sự hy sinh, và ủng hộ của nhiều người từ mọi nẻo đường cuộc sống. [1]

     

    Ngoài ra, chủ tịch Hàn Lâm Viện Tòa Thánh Về Sự Sống, Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia cũng ca ngợi quyết định này. Ngài đã ra thông cáo ủng hộ tuyên ngôn của các giám mục Mỹ, và chào mừng phán quyết của Tối Cao Pháp Viện nước này lật ngược phán quyết cách đây gần 50 năm cho phá thai. Theo quan điểm của Hàn Lâm Viện Tòa Thánh, đây là vấn đề phát triển những chọn lựa cho sự thăng tiến xã hội và hỗ trợ sự sống mà không rơi vào những lập trường mang thiên kiến ý thức hệ…Cũng theo Đức Tổng Giám Mục Paglia, đứng trước xã hội Tây Phương đang đánh mất lòng say mê sự sống, phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ là một lời kêu gọi mạnh mẽ để cùng nhau suy tư về vấn đề quan trọng và cấp thiết là sự sinh sản của con người, tạo điều kiện để điều này có thể diễn ra, vì khi chọn lựa sự sống, là chúng ta có trách nhiệm đối với tương lai của nhân loại. [2]

     

    b-Phản ứng tiêu cực

     

    Thành phần phản đối án lệnh của Tối Cao Pháp Viện cũng rất đông đảo. Họ bao gồm cả những thẩm phán “cấp tiến”, những chính trị gia khuynh tả, giới truyền thông thiên tả, và một số đông hội đoàn, đoàn thể cũng như những người ủng hộ và những người chủ trương phá thai.  

     

    Ba thẩm phán tòa tối cao - Stephen Breyer, Sonia Sotomayor và Elena Kagan - là những người thuộc phe “cấp tiến” đã bỏ phiếu phản đối án lệnh. Đối với ba vị thẩm phán này, bất kể các luật lệ áp dụng theo sau phán quyết là gì, nó đều mang ý nghĩa là: “Cắt giảm các quyền của phụ nữ.”

     

    Các dân biểu thuộc đảng Dân Chủ, kể cả ông Joe Biden cũng lên tiếng chỉ trích Tối Cao Pháp Viện vì đã “quyết định sai lầm.”  Phát biểu của tổng thống Joe Biden và những bài bình luận trên các cơ quan truyền thông thiên tả tại Mỹ như dầu đổ vào lửa, khiến nhiều nơi đã thật sự xảy ra bất ổn. Dân biểu Ocasio-Cortez đứng giữa đám đông ở New York tuyên truyền rằng quyết định của Tối Cao Pháp Viện “không hợp pháp”. Bà cùng với những người ủng hộ phá thai đã sánh vai Sunsara Taylor, một nhà lãnh đạo cộng sản, kêu gọi đám đông nổi dậy lật đổ chính phủ. 

     

    Nhưng ồn ào nhất, hung hăng nhất, và cuồng nhiệt nhất là quần chúng gồm thành phần phá thai, ủng hộ phá thai đang bị tác động bởi những cơ quan truyền thông cánh tả, bởi những chính trị gia khuynh tả, và bị ảnh hưởng của những tư tưởng cấp tiến xã hội chi phối.   

     

    CHỌN GIẾT HAY CHỌN CỨU SỐNG

     

    “Con ra đời có Mẹ Cha,

    là trời cao biển lớn bao la.

    Từng ngày qua giữa tuổi ngọc ngà,

    con là nụ hoa bé nhỏ trong nhà.

    Nhờ công Cha, nhờ nghĩa Mẹ,

    con khôn lớn trong muôn lời ca.” [3]

     

    Không có ai từ đất chui lên hay từ trời rơi xuống. Đó là định luật bất di bất dịch của trời đất. Dù con sau này khôn lớn có ra sao đi nữa thì vẫn mang trong mình dòng máu cha, dòng sữa mẹ. Vẫn thừa hưởng những yếu tố di truyền của cha và mẹ. Đó là chưa kể chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm, và những tháng ngày của tuổi thơ, tuổi trẻ và trưởng thành sau này.

     

    Câu nói: “Thân xác này là của tôi”, phản ảnh tư tưởng chủ thuyết “vô gia đình”, một tư tưởng phủ nhận những ràng buộc và liên hệ huyết thống. Nhưng dù lý thuyết có phủ nhận, thì mối giây liên hệ huyết thống là một ràng buộc thiêng liêng không thể chối cãi. Những người phá thai, giết chết thai nhi của mình, dù họ có muốn chối bỏ sự thật hiển nhiên về con người của mình, thì họ vẫn là những người đang mang ơn, đang nợ với chính cha mẹ của họ về sự hiện hữu và con người của họ. Ngoài ra, họ còn nợ với gia đình, với những người thân yêu, và với xã hội. Thomas Merton đã viết một tác phẩm rất giá trị nói về mối tương quan này dưới tựa đề “Không ai là một hòn đảo” (No man is an island). Theo ông, không ai sinh ra đời mà không có mẹ cha, và cũng không ai sống trên đời, phát triển, thành đạt mà không cần đến mối tương quan của xã hội. Ngoài luật sinh tồn, xã hội tính cũng là định luật tự nhiên, thiên phú của con người.

     

    Con người với những liên kết ràng buộc thể lý, tâm lý, tâm linh và xã hội. Những điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến quyết định và sự lựa chọn của mỗi người.      

     

    Tại phần lớn các nước tiên tiến, khi một thanh thiếu niên bước vào tuổi 18, em được cho là đã tới tuổi trưởng thành, đủ để chịu trách nhiệm về những hành vi nhân sự mình làm. Em có thể bị ngồi tù nếu vi phạm những luật lệ của xã hội. Do sự mặc nhiên công nhận của xã hội, việc một người chọn lựa phá thai hay ủng hộ phá thai được cho là một chọn lựa thuộc quyền riêng tư, và quyết định cá nhân.    

     

    Nhưng liệu trong những quyết định như vậy, những thanh thiếu nữ kia, hoặc những người đang hô hào và ủng hộ phá thai kia, có hoàn toàn trưởng thành về tâm lý và khách quan đối với chọn lựa và quyết định của mình hay không? Mặc dù, “Khi bạn suy nghĩ là bạn hành động” - I Think, Therefore I Feel and Act. (Joseph Goldstein)

     

    Chọn lựa trưởng thành là một hành động phối hợp giữa lý trí và tự do. Ta gọi đây là hành vi nhân tính bởi vì trong hành động này có tự do và có suy nghĩ. Nhưng khi chọn phá thai, có nghĩa là lý trí đã mất đi khả năng suy luận và quyết định một cách chính xác và sáng suốt. Bởi vì lý trí tự nhiên đều biết rằng phá thai là bỏ đi một mầm sống, giết chết một mạng người từ trứng nước. Hành động đi ngược với nhân tính ấy còn trở nên nặng nề hơn ở chỗ, người đó tự giết, tự loại bỏ con của mình.  

     

    Chúng ta không tranh luận ở đây mạng sống của một người được bắt đầu từ lúc nào? Lý do nào mang thai, và mang thai trong hoàn cảnh nào? Tất cả những lý do này, tất cả những đề tài này đã được nhiều học giả, các nhà khoa học, bác sỹ bàn luận đến từ rất lâu. Điều đáng nói ở đây là, những người phá thai nghĩ gì và thực sự họ làm gì với hành động mà họ cho là quyền tự do chọn lựa ấy. Một thứ quyền sinh sát, tự loại bỏ người con của mình.

     

    Từ một cái nhìn nhân bản, luân lý và đạo đức xã hội, khi nói “thân xác tôi”, và “chọn lựa của tôi” với ý tưởng liên quan đến phá thai hoặc ủng hộ phá thai, những người này đang ngụy biện, đang tự đánh lừa lương tâm mình, bằng chính sự ích kỷ căn cứ trên việc cho phép hay chấp nhận của luật pháp xã hội.

    Về phương diện quốc gia thì: “Một quốc gia cho phép giết các con mình là một quốc gia không có hy vọng.” - A nation that kills its own children is a nation without hope. (Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II)   

     

    _______

     

    Tham khảo :

     

    1. USCCBUSCCB Statement on U.S. Supreme Court Ruling in Dobbs v. Jackson

     

    2.Vatican Praises US Court Decision on Abortion, Saying It ...

    https://www.voanews.com › vatican-praises-us-court-de...

     

    3. Cầu Cho Cha Mẹ 7.  Phanxicô

     

     

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - NGÀY HIỀN PHỤ 19-6

  •  
    DM Tran

    HÌNH ẢNH CỦA BỐ NHÂN NGÀY TỪ PHỤ

    Trần Mỹ Duyệt

     

     

     

    Chúa nhật, 8 tháng 5 hằng năm là ngày tôn vinh, tưởng nhớ mẹ. Ngày “Hiền Mẫu”. Chúa nhật, 19 tháng 6 hằng năm là ngày tôn vinh, tưởng nhớ cha. Ngày “Từ Phụ”. Sao không gom hai ngày này thành một ngày nào đó trong năm để tôn vinh, tưởng nhớ cả cha và mẹ, gọi là ngày “Song Thân Kính Yêu.”

     

    Nhưng suy nghĩ một cách sâu xa hơn, tình cảm hơn, thì những nụ cười, giọt nước mắt con dành cho mẹ rất khác với những nụ cười, giọt nước mắt dành cho cha. Cả hai vòng tay đều mở ra ôm ấp, che chở con, nhưng khi áp vào lòng cha người con nghe tiếng đập của nhịp tim cha khác với tiếng đập nhịp tim mẹ.  

     

    “Cha như hoa phấn giữa trời.

    Thiên thu tình mẹ rạng ngời tim con.”

     

    Tình yêu của mẹ được biết từ ngày con sinh ra chào đời. Tình yêu người cha chỉ được biết đến khi người con đã làm cha.

     

    CHA VÀ CON

     

    Một cách tổng quát, các con thường nhìn cha mình như một người khô khan, khó chịu, và nghiêm nghị. Nhưng tất cả những người con khi nhớ về cha mình, lại cảm thấy hạnh phúc với những kỷ niệm đáng yêu:

     

    1. Ông là người yêu thương con: Dĩ nhiên tình yêu mà ông dành cho các con không giống như cách thức diễn tả của người mẹ. Mẹ nói nhiều, nhưng cha làm nhiều. Điều này chỉ khi con cái đã khôn lớn mới hiểu và phân biệt được. Thật ra, ông không bao giờ tỏ ra khó chịu, bẳn gắt trừ khi con cái bướng bỉnh, hoặc không vâng lời.   

     

     2. Ông yêu mẹ của các con: Điều này dễ hiểu, vì mẹ của các con ông chính là người yêu của ông. Một người cha tốt cũng luôn luôn là người chồng tốt. Ông yêu thương các con và mẹ của chúng.

     

    3. Ông là người trung thành: Chung tình với vợ mình. Giữ những điều hứa hẹn với các con. Ông không bao giờ phải nói dối vì sợ rằng con mình sẽ trở thành những kẻ nói dối. Một lời nói của cha giá trị hơn 5 lần lời nói của mẹ. Chính vì vậy, ông không cần phải nhiều lời.

     

    4. Ông sống bằng lý trí hơn cảm xúc: Và đây là điều khác nhau giữa mẹ và cha. Nó cũng là lý do tại sao con cái ít thấy ông khóc, nhưng thật ra ông khóc nhiều trong lòng.   

     

    5. Ông là người vất vả: Cả cha và mẹ đều vất vả. Nhưng chữ “cực nhọc” có lẽ thuộc về cha. Nhiều khi ông lao tâm, lao lực để lo cho gia đình, và cho từng đứa con. 

     

    6. Ông luôn có mặt mỗi khi con cần: Là một người cha tốt. Đây là tư cách của một người cha. Ông luôn có mặt ở đây, ở kia, và ở bất cứ nơi nào mỗi khi con ông cần đến ông. Ông theo dõi những bước chân đầu tiên của con, và khi con ngã, ông là người đã nâng con dậy, ngay cả sau này khi con không cần đến ông.

     

    7. Ông là niềm tự hào của các con: Không phải chỉ có mẹ, cha cũng là người lo lắng về tương lai, sự thành đạt, và hạnh phúc con cái. Bạn phải hãnh diện về người cha của mình, cũng như ông hãnh diện về bạn. “Người cha khi chết, nhưng thật ra ông vẫn chưa chết: vì còn để lại sau ông người con như ông.” (Sirach 30:40  

     

    NHỮNG KINH NGHIỆM VỀ NGƯỜI CHA

     

    Thông thường, người con, đặc biệt là con trai, chỉ hiểu và biết thương cha mình sau khi chính mình đã trở thành một người cha. Sau đây là thước đo nhận thức của bạn và của tôi về cha mình theo thời gian từng lứa tuổi:

     

    4 tuổi: Bố có thể làm được mọi thứ.

    5 tuổi: Bố biết hết mọi sự.

    6 tuổi: Bố thông minh hơn bố của bạn.

    8 tuổi: Bố không biết chuyện này.

    10 tuổi: Bố lúc này sao sao ấy.

    12 tuổi: Bố già rồi. Bố không còn biết sự gì cả.

    14 tuổi: Bố cổ lỗ sỹ. Chán không quan tâm đến ông ấy nữa.

    21 tuổi: Bố quá cổ lỗ sỹ!

    25 tuổi: Bố già rồi và không biết chuyện này sao.

    30 tuổi: Bố có nhiều kinh nghiệm. Mình cần hỏi bố.

    35 tuổi: Phải hỏi bố điều này trước.

    40 tuổi: Đây là vấn đề phức tạp. Không biết ở tuổi này, ngày xưa bố giải quyết như thế nào?

    50 tuổi: Bố nay không còn nữa trên cõi đời. Thật là buồn. Phải chi bố còn sống, mình sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm khôn ngoan từ bố.

     

    MỘT GIỜ CỦA BỐ GIÁ BAO NHIÊU?

     

    Điều đáng tiếc ở đây không những về phía các con, khi bố không còn nữa mới thấy thương, thấy nhớ, thấy tiếc! Phần những người làm cha, nhiều khi vì vất vả hoặc bận rộn lo lắng nhiều thứ mà lơ là, thiếu quan tâm, và không thời dành thời giờ cho con. Trong những thành công và thất bại, rất ít cha mẹ biết tự hỏi mình: Tôi vất vả, cực khổ vì ai? Cho tôi? Cho vợ con tôi? Hay cho người khác? Sau đây là một câu truyện về tình cảm cha con mang nhiều ý nghĩa:   

     

    Một hôm đứa con nhỏ đến gần và rụt rè hỏi bố:

     

    -Một giờ làm việc của bố được trả bao nhiêu?

     

    Người cha hơi ngạc nhiên trước thái độ và câu hỏi của cậu con, ông hỏi lại cậu:

     

    -Sao con hỏi câu này? Tại sao con muốn biết tiền lương của bố?

     

    -Dạ! Con chỉ tò mò thôi. Bố không cần trả lời nếu như bố không vui.

     

    - Có chứ. Bố được trả lương 50 dollars một giờ, con bằng lòng chưa?

     

    -Con cám ơn bố.

     

    Nói xong cậu chạy về phòng và đóng cửa lại. Thấy thái độ hơi lạ của con, ông bố cũng muốn tò mò tìm hiểu. Ông đã đến gõ cửa phòng con ông. Và vừa mở cửa phòng, ông hết sức ngạc nhiên khi thấy con ông đang cẩn thận đếm từng đồng bạc cắc từ con heo đất đổ văng vãi trên giường. Ông hỏi cậu:

     

    -Con đang làm gì vậy? Con làm gì với những đồng tiền này?

     

    Và cậu nhỏ run run, đầy xúc động trả lời ông:

     

    -Con đang đếm những đồng tiền con đã để dành. Hy vọng có đủ tiền để con mua bố một giờ.

     

    Nghe vậy ông cảm động, nước mắt chảy ra, và ông đã tiến lại ôm quàng đứa con vào lòng…

     

    NHỮNG NGƯỜI CHA TINH THẦN

     

    Ngoài những người cha đã sinh ra chúng ta phần xác, còn những người cha tinh thần: cha quan thầy, cha đỡ đầu, cha nuôi. Các ngài cũng cần được chúng ta tôn trọng, yêu mến, và biết ơn. Đặc biệt nhất là người Cha trên trời.

     

    Riêng về người Cha trên trời, chúng ta chỉ cần suy niệm một lời này cũng đủ để hiểu rằng mình thật là hạnh phúc biết bao, đồng thời phải tự nhủ mình sống sao với hạnh phúc ấy: “Vậy nếu các ngươi, dù là kẻ xấu, còn biết lấy của tốt mà cho con cái, thì huống chi Cha các ngươi, Đấng ở trên trời, sẽ ban những sự lành biết bao cho kẻ cầu khẩn Người!” (Mt 7:11).

    Chúa Giêsu đã nói với chúng ta về Chúa Cha trên trời. Và đó cũng là lý do khiến chúng ta hằng ngày phải tin tưởng, cầu xin: “Lạy Cha chúng con ở trên trời”.

       

     

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - HÌNH ẢNH NGƯỜI BỐ

HÌNH ẢNH CỦA BỐ NHÂN NGÀY TỪ PHỤ

Chúa nhật, 8 tháng 5 hằng năm là ngày tôn vinh, tưởng nhớ mẹ. Ngày “Hiền Mẫu”. Chúa nhật, 19 tháng 6 hằng năm là ngày tôn vinh, tưởng nhớ cha. Ngày “Từ Phụ”. Sao không gom hai ngày này thành một ngày nào đó trong năm để tôn vinh, tưởng nhớ cả cha và mẹ, gọi là ngày “Song Thân Kính Yêu.”

Nhưng suy nghĩ một cách sâu xa hơn, tình cảm hơn, thì những nụ cười, giọt nước mắt con dành cho mẹ rất khác với những nụ cười, giọt nước mắt dành cho cha. Cả hai vòng tay đều mở ra ôm ấp, che chở con, nhưng khi áp vào lòng cha người con nghe tiếng đập của nhịp tim cha khác với tiếng đập nhịp tim mẹ.  

“Cha như hoa phấn giữa trời.

Thiên thu tình mẹ rạng ngời tim con.”

Tình yêu của mẹ được biết từ ngày con sinh ra chào đời. Tình yêu người cha chỉ được biết đến khi người con đã làm cha.

 

CHA VÀ CON

Một cách tổng quát, các con thường nhìn cha mình như một người khô khan, khó chịu, và nghiêm nghị. Nhưng tất cả những người con khi nhớ về cha mình, lại cảm thấy hạnh phúc với những kỷ niệm đáng yêu:

  1. Ông là người yêu thương con:Dĩ nhiên tình yêu mà ông dành cho các con không giống như cách thức diễn tả của người mẹ. Mẹ nói nhiều, nhưng cha làm nhiều. Điều này chỉ khi con cái đã khôn lớn mới hiểu và phân biệt được. Thật ra, ông không bao giờ tỏ ra khó chịu, bẳn gắt trừ khi con cái bướng bỉnh, hoặc không vâng lời.   
  2. Ông yêu mẹ của các con:Điều này dễ hiểu, vì mẹ của các con ông chính là người yêu của ông. Một người cha tốt cũng luôn luôn là người chồng tốt. Ông yêu thương các con và mẹ của chúng.
  3. Ông là người trung thành:Chung tình với vợ mình. Giữ những điều hứa hẹn với các con. Ông không bao giờ phải nói dối vì sợ rằng con mình sẽ trở thành những kẻ nói dối. Một lời nói của cha giá trị hơn 5 lần lời nói của mẹ. Chính vì vậy, ông không cần phải nhiều lời.
  4. Ông sống bằng lý trí hơn cảm xúc:Và đây là điều khác nhau giữa mẹ và cha. Nó cũng là lý do tại sao con cái ít thấy ông khóc, nhưng thật ra ông khóc nhiều trong lòng.   
  5. Ông là người vất vả:Cả cha và mẹ đều vất vả. Nhưng chữ “cực nhọc” có lẽ thuộc về cha. Nhiều khi ông lao tâm, lao lực để lo cho gia đình, và cho từng đứa con. 
  6. Ông luôn có mặt mỗi khi con cần:Là một người cha tốt. Đây là tư cách của một người cha. Ông luôn có mặt ở đây, ở kia, và ở bất cứ nơi nào mỗi khi con ông cần đến ông. Ông theo dõi những bước chân đầu tiên của con, và khi con ngã, ông là người đã nâng con dậy, ngay cả sau này khi con không cần đến ông.
  7. Ông là niềm tự hào của các con:Không phải chỉ có mẹ, cha cũng là người lo lắng về tương lai, sự thành đạt, và hạnh phúc con cái. Bạn phải hãnh diện về người cha của mình, cũng như ông hãnh diện về bạn. “Người cha khi chết, nhưng thật ra ông vẫn chưa chết: vì còn để lại sau ông người con như ông.” (Sirach 30:40  

 

NHỮNG KINH NGHIỆM VỀ NGƯỜI CHA

Thông thường, người con, đặc biệt là con trai, chỉ hiểu và biết thương cha mình sau khi chính mình đã trở thành một người cha. Sau đây là thước đo nhận thức của bạn và của tôi về cha mình theo thời gian từng lứa tuổi: 

4 tuổi: Bố có thể làm được mọi thứ.

5 tuổi: Bố biết hết mọi sự.

6 tuổi: Bố thông minh hơn bố của bạn.

8 tuổi: Bố không biết chuyện này.

10 tuổi: Bố lúc này sao sao ấy.

12 tuổi: Bố già rồi. Bố không còn biết sự gì cả.

14 tuổi: Bố cổ lỗ sỹ. Chán không quan tâm đến ông ấy nữa.

21 tuổi: Bố quá cổ lỗ sỹ!

25 tuổi: Bố già rồi và không biết chuyện này sao.

30 tuổi: Bố có nhiều kinh nghiệm. Mình cần hỏi bố.

35 tuổi: Phải hỏi bố điều này trước.

40 tuổi: Đây là vấn đề phức tạp. Không biết ở tuổi này, ngày xưa bố giải quyết như thế nào?

50 tuổi: Bố nay không còn nữa trên cõi đời. Thật là buồn. Phải chi bố còn sống, mình sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm khôn ngoan từ bố.

 

MỘT GIỜ CỦA BỐ GIÁ BAO NHIÊU?

Điều đáng tiếc ở đây không những về phía các con, khi bố không còn nữa mới thấy thương, thấy nhớ, thấy tiếc! Phần những người làm cha, nhiều khi vì vất vả hoặc bận rộn lo lắng nhiều thứ mà lơ là, thiếu quan tâm, và không dành thời giờ cho con. Trong những thành công và thất bại, rất ít cha mẹ biết tự hỏi mình: Tôi vất vả, cực khổ vì ai? Cho tôi? Cho vợ con tôi? Hay cho người khác? Sau đây là một câu truyện về tình cảm cha con mang nhiều ý nghĩa:    

Một hôm đứa con nhỏ đến gần và rụt rè hỏi bố:

-Một giờ làm việc của bố được trả bao nhiêu?

Người cha hơi ngạc nhiên trước thái độ và câu hỏi của cậu con, ông hỏi lại cậu:

-Sao con hỏi câu này? Tại sao con muốn biết tiền lương của bố?

-Dạ! Con chỉ tò mò thôi. Bố không cần trả lời nếu như bố không vui.

– Có chứ. Bố được trả lương 50 dollars một giờ, con bằng lòng chưa?

-Con cám ơn bố.

Nói xong cậu chạy về phòng và đóng cửa lại. Thấy thái độ hơi lạ của con, ông bố cũng muốn tò mò tìm hiểu. Ông đã đến gõ cửa phòng con ông. Và vừa mở cửa phòng, ông hết sức ngạc nhiên khi thấy con ông đang cẩn thận đếm từng đồng bạc cắc từ con heo đất đổ văng vãi trên giường. Ông hỏi cậu:

-Con đang làm gì vậy? Con làm gì với những đồng tiền này?

Và cậu nhỏ run run, đầy xúc động trả lời ông:

-Con đang đếm những đồng tiền con đã để dành. Hy vọng có đủ tiền để con mua bố một giờ.

Nghe vậy ông cảm động, nước mắt chảy ra, và ông đã tiến lại ôm quàng đứa con vào lòng…

 

NHỮNG NGƯỜI CHA TINH THẦN

Ngoài những người cha đã sinh ra chúng ta phần xác, còn những người cha tinh thần: cha quan thầy, cha đỡ đầu, cha nuôi, những người đã mở rộng vòng tay và trái tim đón nhận chúng ta như những người con. Các ngài cũng cần được chúng ta tôn trọng, yêu mến, và biết ơn. Đặc biệt nhất là người Cha trên trời.

Riêng về người Cha trên trời, chúng ta chỉ cần suy niệm một lời này cũng đủ để hiểu rằng mình thật là hạnh phúc biết bao, đồng thời phải tự nhủ mình sống sao với hạnh phúc ấy: “Vậy nếu các ngươi, dù là kẻ xấu, còn biết lấy của tốt mà cho con cái, thì huống chi Cha các ngươi, Đấng ở trên trời, sẽ ban những sự lành biết bao cho kẻ cầu khẩn Người!” (Mt 7:11). Chúa Giêsu đã nói với chúng ta về Chúa Cha trên trời. Và đó cũng là lý do khiến chúng ta hằng ngày phải tin tưởng, cầu xin: “Lạy Cha chúng con ở trên trời”.

 

Tác giả:  Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

n

 
00:00
 
00:00
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi C

Video Player
 
00:00
 
00:00
 
 
 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - CHỮ QUỐC NGỮ - NGUYỄN VĂN VĨNH

  •  
    Quyvan Vu
     
    Sun, Jun 12 at 3:08 PM
     
     


     

    TƯỞNG NHỚ NGUYỄN V VĨNH

     
     
     
    SỰ RA ĐỜI CỦA CHỮ QUỐC NGỮ 
    VÀ CÁI CHẾT SIÊU VIỆT CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN VĨNH 
     
     
    Chữ Hán từng được dùng ở Việt Nam trong vòng MỘT NGÀN NĂM mãi đến tận đầu thế kỷ thứ 20.
    ALEXANDRE de RHODES  (sinh năm 1591 tại Avignon, Pháp; mất năm 1660 tại Ispahan, Ba Tư) đã sang Việt Nam truyền đạo trong vòng sáu năm (1624 -1630). Ông là người có công rất lớn trong việc LA MÃ hoá tiếng Việt.
    (Nhiều tác giả gọi là La-tinh hóa. Thực ra mẫu tự chữ cái tiếng Việt hiện nay là mẫu tự chữ Roman chứ không phải là chữ La-tinh).
    Kế tục công trình của những người đi trước là các tu sĩ Jesuit (DÒNG TÊN) người Bồ Đào Nha như 
    -Francisco de Pina
    -Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa, v.v. 
    Trong việc La-mã hóa tiếng Việt, ALEXANDRE de RHODES 
    -đã xuất bản Bài giảng giáo lý Tám ngày đầu tiên bằng tiếng Việt 
    -Và cuốn TỰ ĐIỂN VIỆT-LA-BỒ đầu tiên vào năm 1651 tại Rome.
    ***
    Hệ thống chữ viết tiếng Việt dùng CHỮ CÁI LA MÃ này được chúng ta ngày nay gọi là chữ quốc ngữ (chữ viết của quốc gia)
    ***
    Nguyễn Văn Vĩnh sinh năm 1882 tại Hà Nội, cái năm thành Hà Nội thất thủ vào tay quân Pháp do đại tá Henri Rivière chỉ huy. Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn. 
    Gia đình Nguyễn Văn Vĩnh nghèo nên không có tiền cho con cái đi học. Lên tám tuổi, cậu Vĩnh đã phải đi làm để kiếm sống. Công việc của cậu lúc đó là làm thằng nhỏ kéo quạt để làm mát cho một lớp đào tạo thông ngôn do người Pháp mở ở đình Yên phụ - Hà Nội.
    -Cậu vừa kéo quạt, vừa nghe lỏm bài giảng. 
    -Cậu ghi nhớ mọi thứ rất nhanh 
    -Và còn trả lời được các câu hỏi của thầy giáo 
    Trong khi các cậu con nhà giàu trong lớp còn đương lúng túng.
    Thầy giáo người Pháp thấy vậy bèn nói với ông hiệu trưởng 
    -Giúp tiền cho cậu vào học chính thức.
     
    NĂM 14 tuổi
    -Nguyễn Văn Vĩnh đỗ đầu khóa học 
    -Và trở thành một thông dịch viên xuất sắc. 
    -Sau đó ông được bổ làm trợ lý cho công sứ Pháp tỉnh Bắc Ninh. 
    NĂM 1906
    -Ông 24 tuổi, Nguyễn Văn Vĩnh được Pháp gửi sang dự triển lãm tại Marseilles. 
    -Tại đây, ông được tiếp cận với kỹ nghệ in ấn và báo chí. 
    Ông còn là người Việt Nam đầu tiên gia nhập hội NHÂN QUYỀN Pháp. 
    Trở về Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh từ bỏ nghiệp quan chức và bắt đầu làm báo tự do.
     
    NĂM 1907 
    -Ông mở nhà in đầu tiên ở Hà Nội và xuất bản tờ Đăng Cổ Tùng Báo - tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ ở Bắc Kỳ.
    NĂM 1913 
    Ông xuất bản tờ Đông dương Tạp chí ĐỂ DẠY dân Việt viết văn bằng quốc ngữ.
    Ông là người đầu tiên dịch ra chữ quốc ngữ các tác phẩm của các đại văn hào Pháp như: -Balzac
    -Victor Hugo
    -Alexandre Dumas
    -La Fontaine
    -Molière, v.v. 
    -Và cũng là người đầu tiên dịch Truyện Kiều SANG TIẾNG PHÁP.
    Bản dịch Truyện Kiều của ông Vĩnh rất đặc sắc, vì :
    -Ông không chỉ dịch cả câu 
    -mà còn dịch nghĩa từng chữ 
    -và kể rõ các tích cổ gắn với nghĩa đó 
    - một điều chỉ có những ai am hiểu sâu sắc văn chương Việt Nam (bằng chữ Nôm),Trung Hoa (bằng chữ Nho), và Pháp mới có thể làm được.
     
    Sự cố gắng và sức làm việc phi thường của ông Vĩnh đã góp phần rất quan trọng trong việc :
    -Truyền bá kiến thức và văn hoá phương Tây trong dân Việt
    -Và đẩy xã hội Việt Nam đi đến chỗ DẦN DẦN CHẤP NHẬN chữ quốc ngữ.
     
    NĂM 1915 
    vua Duy Tân ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi (Hương - Hội - Đình) ở Bắc Kỳ. 
    NĂM 1918 
    vua Khải Định ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi này ở Trung Kỳ 
    NĂM1919 
    bãi bỏ hoàn toàn các trường dạy chữ Nho, thay thế bằng hệ thống trường Pháp - Việt.
     
    NĂM 1924 Ngày 18 tháng 9 
    Toàn quyền Đông Dương Merlin ký quyết định đưa chữ Quốc Ngữ vào dạy ở ba năm đầu cấp tiểu học.
    Như vậy là, sau gần BA THẾ KỶ kể từ khi cuốn từ điển Việt –La - Bồ của Alexandre de Rhodes ra đời, người Việt Nam mới THẬT SỰ ĐOẠN TUYỆT với chữ viết của Trung Hoa, chính thức chuyển sang dùng chữ quốc ngữ.
     
    Đây quả thực là một CUỘC CHUYỂN HÓA vô cùng lớn lao, trong đó ông Nguyễn Văn Vĩnh đã vô hình chung đóng vai trò một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam.
     
    Ông Nguyễn Văn Vĩnh, tuy nhiên, đã không thể kiếm sống bằng nghề báo của mình.
    -Trên báo Ông là người luôn lên tiếng phản đối chính sách hà khắc của Pháp đối với thuộc địa
    -Ông là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đã HAI LZAFN TỪ CHỐI huân chương Bắc đẩu bội tinh của chính phủ Pháp ban tặng
    -Và cũng là người đã cùng với bốn người Pháp viết đơn gửi chính quyền Đông Dương phản đối việc bắt giữ cụ Phan Chu Trinh.
     
    Vì thế chính quyền thuộc địa của Pháp ở Đông Dương chẳng ưa gì ông.
    -Tòa báo của ông vỡ nợ. 
    -Gia sản của ông bị tịch biên. 
    -Ông bỏ đi đào vàng ở Lào 
    -và mất ở đó vì sốt rét.
    NĂM 1936
    Người ta tìm thấy xác ông nằm trong một chiếc thuyền độc mộc trên một dòng sông ở Sepole. Trong tay ông lúc đó vẫn còn nắm chặt một cây bút và một quyển sổ ghi chép: Ông đang viết dở thiên ký sự bằng tiếng Pháp Một tháng với những người tìm vàng. 
    Khi đoàn tàu chở chiếc quan tài mang thi hài ông Vĩnh về đến ga Hàng Cỏ
    -Hàng ngàn người dân Hà Nội đứng chờ trong một sự yên lặng vô cùng trang nghiêm trước quảng trường nhà ga để đưa tiễn ông
     
    Con người bằng tài năng và sức lao động không biết mệt mỏi. Ông đã góp phần làm cho chữ quốc ngữ trở thành chữ viết của toàn dân Việt.
    -Tôi đã vẽ bức tranh Sự ra đời của chữ quốc ngữ- Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh với lòng ngưỡng mộ sâu sắc đối với hai vĩ nhân nói trên của dân tộc Việt Nam - Alexandre de Rhodes và Nguyễn Văn Vĩnh.
    LỜI CÁM ƠN
    Tác giả bài viết này biết ơn thân sinh của mình – nhà giáo Nguyễn Đình Nam, người đầu tiên kể cho tác giả về cuộc đời và sự nghiệp của cụ Nguyễn Văn Vĩnh từ khi tác giả còn là học sinh tiểu học
    -khi sách giáo khoa chính thống còn gọi Alexandre Rhodes là gián điệp 
    -còn Nguyễn Văn Vĩnh là bồi bút của Pháp.
     
    Tác giả xin chân thành cảm ơn 
    -ông Nguyễn Kỳ - con trai cụ Nguyễn Văn Vĩnh
    -ông Nguyên Lân Bình - cháu nội cụ Nguyễn Văn Vĩnh 
    vì những câu chuyện xúc động về cuộc sống và sự nghiệp của cụ Nguyễn Văn Vĩnh cũng như của gia tộc cụ.
    Tác giả xin cảm ơn 
    -Thầy Trí - cháu ngoại cụ Nguyễn Văn Vĩnh, đồng thời từng là thầy dạy toán của tác giả khi tác giả là học sinh trung học.
    Nguyễn Đình Đăng

    -------------------------------------------------------