6. Văn Hóa & Gia Đình

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - MÂM CƠM HÌNH CHỮ S

  •  
    Hung Dao
     
    Sat, May 16 at 5:52 PM
     
     
    Subject :Re: ĐẶC BIỆT: M â m C ơ m H ì n h C h ữ S
    Những món ăn ngon miệng được bày trong bộ đĩa mang dáng hình đất nước làm nức lòng người.

















    Hiện nay, có rất nhiều bộ bát đĩa bằng gốm sứ với thiết kế hình dáng chữ S bày bán trên mạng xã hội và được các chị em nội trợ ủng hộ nhiệt tình. 

    Hạ Mây/ Ảnh: internet (Khám Pha
     
     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - NƯỚC MẮT CỦA MẸ

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Sat, May 9 at 11:48 PM
     
     
    Ảnh cùng dòng

    NƯỚC MẮT CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ
    Cậu bé hỏi mẹ : “Tại sao mẹ khóc”
    “Vì mẹ là phụ nữ,”, mẹ cậu trả lời.
     
    Sau đó cậu bé đến hỏi bố :
    “Tại sao mẹ hay tự nhiên khóc không có lý do?”
     
    Bố cậu chỉ có thể trả lời rằng: “Tất cả phụ nữ đều khóc như thế.”.
     
    Cậu bé ngày xưa, nay đã trở thành người lớn, nhưng vẫn thắc mắc chưa lý giải được tại sao phụ nữ lại hay khóc.
    Cuối cùng, cậu mới điện thoại hỏi Chúa :
    “Chúa ơi, tại sao phụ nữ lại khóc một cách dễ dàng?”.
    Chúa mới trả lời cho cậu :
     
    Con ạ, người nữ mà Ta tạo nên là một người đặc biệt.
     
    Ta ban cho họ đôi vai vừa đủ mạnh để họ có thể chịu đựng được mọi nỗi đau, nhưng cũng vừa đủ mềm mại để họ có thể là một chỗ dựa êm ái và ấp ủ yêu thương cho chồng con.
     
    Ta ban cho họ một tâm hồn mạnh mẽ đủ để họ có thể “vượt cạn” được một mình và cũng đủ để chịu đựng được những sự hắt hủi nhiều lần của con cái.
     
    Ta ban cho họ một sự dẻo dai để họ có thể tranh đấu kiên trì trong khi những người khác bỏ cuộc; để họ có thể chăm sóc giúp gia đình vượt qua những lúc khổ đau, bệnh hoạn, mệt nhọc mà không hề than van.
     
    Ta ban cho họ một tấm lòng nhậy cảm để họ yêu thương con cái trong mọi hoàn cảnh cho dẫu con cái có khi đối xử hết sức tệ bạc với họ.
     
    Tấm lòng nhậy cảm cũng khiến con trẻ của họ cảm thấy được an ủi hơn khi phạm lỗi và cho phép họ chia sẻ những nỗi lo âu và sợ hãi của chúng ở tuổi mới lớn.
     
    Ta ban cho họ sức lực để giúp chồng vượt qua những lỗi lầm sai trái và sống một cuộc sống chẳng khác nào bộ xương ngực bảo vệ trái tim của chồng.
     
    Ta ban cho họ sự khôn ngoan để họ có thể nhận thức rằng một người chồng tốt sẽ không bao giờ làm đau lòng vợ, nhưng đôi khi cũng thử thách để biết rõ sức mạnh và ý chí của họ trước sự kiên quyết cùng chia sẻ mọi buồn vui, khốn khó với chồng.
     
    Ta ban cho họ nước mắt để họ có thể sử dụng bất cứ lúc nào cần thiết.
     
    Đó là điểm yếu duy nhất của họ.
    Và đó cũng chính là những giọt nước mắt của lòng nhân hậu.
     
    trích Hạt giống Tâm hồn
    -------------------------------------
     
     

 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - DẤU HIỆU Ô.BÀ LÀM HƯ CHÁU

 

  •  
    nguyenthi leyen
    Sun, Apr 26 at 11:29 PM
     
     
     

    7 DẤU HIỆU CHO THẤY CON BẠN

    ĐANG CÓ ÔNG BÀ ĐANG LÀM HƯ CHÁU

     

    Đối với nhiều người, ông bà thường là những người rất yêu thương cháu, nhưng cũng chính vì những hành động quá chiều chuộng đã khiến trẻ trở nên hư, khó dạy bảo.

    Nếu con cái của bạn đang có ông bà thuộc 1 trong 7 trường hợp sau, dù có yêu thương cháu vô điều kiện thì nó cũng sẽ chỉ mang lại sự tiêu cực trong quá trình dạy dỗ trẻ mà thôi.

    Ông bà khiến bố mẹ mất đi vai trò của mình

     

    7 dấu hiệu cho thấy con bạn đang có ông bà đang làm hư cháu - 1

     

    Bất cứ điều gì bạn dạy bảo con của mình cũng không bao giờ khiến họ hài lòng. Họ luôn lấy tư cách là cha mẹ của bạn để áp đặt những kiểu dạy con cái lỗi thời lên cháu của mình. Họ không tôn trọng các nguyên tắc và ranh giới mà bạn đặt ra, khiến cuộc chiến nuôi dạy con cái giữa 2 bên ngày càng mệt mỏi.

    Ông bà can thiệp vào mọi quyết định của bố mẹ

    Thỉnh thoảng ông bà can thiệp vào chuyện nuôi dạy cháu thì cũng không sao. Nhưng nếu nó thường xuyên xảy ra, mọi quyết định nuôi con cái như thế nào đều bị can thiệp thì bạn cần phải xem lại. Đây là kiểu ông bà luôn nghi ngờ tất cả quyết định của bố mẹ và thường xuyên cãi vả trước mặt cháu.

    Ông bà luôn khiến bố mẹ cảm thấy tội lỗi để thao túng

     
     

    7 dấu hiệu cho thấy con bạn đang có ông bà đang làm hư cháu - 2

     

    Ông bà kiểu này thường muốn con cái và cháu của mình làm theo tất cả những gì mà họ muốn. Chẳng hạn như họ sẽ thường kể lể những thiếu xót của bạn, từ đó chê bai và muốn bạn làm theo ý của họ.

    4.Ông bà thường đóng vai nạn nhân

     

    7 dấu hiệu cho thấy con bạn đang có ông bà đang làm hư cháu - 3

     

    Việc đóng vai một nạn nhân vô tội sẽ như một cách để họ kiểm soát hành vi và thao túng con của mình, cho dù đó có là cố ý hay không. Ông bà kiểu này sẽ khiến bạn cảm thấy tội lỗi, ích kỷ, thất vọng. Họ sẽ thường xuyên đề cao những gì mà họ đang làm cho con và cháu của mình.

    Ông bà cố gắng giành lấy tình yêu và sự chú ý của cháu mình

     

    7 dấu hiệu cho thấy con bạn đang có ông bà đang làm hư cháu - 4

     

    Điều đó hoàn toàn không vấn đềgì cho đến khi họ làm hỏng cháu mình bằng những món quà để đổi lại là sự yêu thương. Họ sử dụng những món quà đắt tiền như một cách để thao túng cháu mình.

    6.Ông bà quý cháu này ghét cháu kia

    Rõ ràng đây là một sự thiên vị khó chịu mà không một bố mẹ nào muốn con mình bị như vậy. Ông bà kiểu này còn thường xuyên so sánh những đứa trẻ với nhau kiểu như: ‘Cháu không thông minh bằng chị gái của cháu’ hay ‘Anh trai cháu giỏi hơn cháu’.

    7.Ông bà tin rằng họ có quyền giành hết tất cả thời gian của họ cho cháu

     

    7 dấu hiệu cho thấy con bạn đang có ông bà đang làm hư cháu - 6

     

    Đối với họ, tất cả những ông bà khác đều không quan trọng và luôn muốn mình chiếm vị trí số 1 trong cuộc đời của cháu mình. Họ không thích chia sẻ thời gian chơi với cháu cho những người khác và khăng khăng mình luôn làm tốt việc trông cháu.

    Để cải thiện mối quan hệ giữa bố mẹ và ông bà, bạn có thể làm như sau:

    - Nói chuyện rõ ràng với ông bà

    Hãy cho họ biết bạn cảm thấy như thế nào và cách nuôi dạy của họ ảnh hưởng không tốt đến cháu mình ra sao.

    - Đặt ranh giới rõ ràng giữa ông bà, bố mẹ và con cái

    Việc nuôi dạy con cái là nhiệm vụ của bố mẹ và ông bà chỉ có thể hỗ trợ thêm. Do đó, việc trẻ ăn uống, ngủ theo lịch trình như thế nào là do bố mẹ quyết định. Ngoài ra, ông bà khôngđược phép lấy quà ra dụ dỗ cháu của mình.

    - Hãy là một người lắng nghe tích cực và đánh giá cao sự quan tâm của ông bà

    Nếu ông bà không đồng ý với ý kiến của bạn, hãy tình bĩnh trước tiên và đừng quan trọng hóa cái tôi của mình. Việc lắng nghe, giải thích, đưa ra ý kiến của mình sẽ giúp họ thấu hiểu hơn.

    - Một bên thứ 3 tham gia vào cuộc thảo luận

    Nếu việc tranh cãi của bạn và ông bà không tìm thấy tiếng nói chung trong việc dạy dỗ con cái thì có thể nhờ đến người thứ 3.

    Theo Phan Hằng (Theo Brightside) (Báo GT

     
     

 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - NGƯỜI CAO TUỔI VỚI...GIA ĐÌNH

NGƯỜI CAO TUỔI VỚI ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH

Trong chu kỳ của cuộc sống, người cao niên thường trở lại giai đoạn phải lệ thuộc vào gia đình như đã lệ thuộc vào cha mẹ trong tuổi ấu thơ. Đó là vì khi tới tuổi cao, khả năng làm việc của họ giảm bớt, lại có thể nẩy sinh ra một số bệnh liên hệ tới tuổi già, khiến họ mất khả năng tự túc, tự tồn, thậm chí mất cả khả năng hiểu biết.

Đây là một vấn đề mà các xã hội Đông và Tây có giải pháp khác nhau mặc dầu có chung một mục tiêu là giúp đỡ người già trong giai đạn khó khăn nhất cuả đời họ.

Xin lần lượt xét về tình trạng người già trong hai xã hội này.

 

Xã hội Tây Phương

Tại các xã hội Tây phương, điạ vị người già tùy thuộc vào khả năng kiểm soát tài chánh. Khi có khả năng này, người già không lo bị sống cô đơn với các chứng bệnh kinh niên. Họ có thể thuê mướn những chuyên viên y tế để chăm sóc tại gia hoặc lựa chọn lối sống tập thể trong các cơ sở chuyên chăm sóc người già với đầy đủ tiện nghi y tế, vật chất.

Nhưng đó cũng là thiểu số. Còn phần đông người già với hạn hẹp tài chánh phải nhờ vả hoặc gia đình thân thích hoặc các cơ quan chính phủ, cơ sở cộng đồng, các tổ chức từ thiện.   

 

Tại các quốc gia kỹ nghệ cao, như Hoa kỳ chẳng hạn, nhu cầu công ăn việc làm đã khiến gia đình phân cách, trái ngược với tình trạng các gia đình sinh sống gần gũi  nhau trong các trang trại lớn vào đầu thế kỷ 20. Do đó, đa số người già thường sống cô đơn trong ngôi  nhà mà họ đã tạo lập từ thuở trung niên. Con cái họ thường là ở xa, có khi cách cả hàng ngàn cây số.

Thêm vào đó, đa số người già ở đây đều trải qua nhiều cuộc hôn nhân trong đời, rất ít người sống cùng với người phối ngẫu ban đầu. Con cái nhiều dòng, con ông con bà, con chúng ta, khó có sự đoàn kết trong tình máu mủ ruột thịt.

 

Nhận thức được sự khó khăn này, chính phủ  Mỹ đã lập ra chương trình An Sinh Xã Hội, chương trình chăm sóc y tế miễn phí cho người già từ 65 tuổi sắp lên. Chính phủ còn trợ cấp cho các chương trình giúp đỡ người già do các cộng đồng địa phương thực hiện. Các cộng đồng này điều hành nhiều trung tâm cao niên, cung cấp bữa ăn trưa với giá rẻ cho người già, cung cấp vài dịch vụ y tế căn bản như khám sức khoẻ, đo huyết áp, khám mắt, thử đường, cholesterol trong máu. Nhiều trung tâm còn tổ chức các cuộc giải trí lành mạnh, như thể dục thể thao, đi bộ, bơi lội, đi xe đạp v.v.

Các trung tâm cao niên  này đã tạo ra một môi trường làm vơi bớt nỗi cô đơn của họ.Các bữa cơm tập thể cũng cung cấp cho họ những chất dinh dưỡng căn bản hàng ngày.

Một cuộc khảo sát về ích lợi của bữa ăn tập thể đối với người cao niên cho thấy họ có khả năng hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn người già dùng bữa ăn cô độc ở nhà. Có thể đây cũng là một yếu tố tâm lý chứng minh người già cần một môi trường gia đình hay đoàn thể để tâm hồn được ổn định, đưa đến sự cải thiện các chức năng cơ thể.

Tóm lại, ở Mỹ người già có thể vừa trông cậy vào sự giúp đỡ của gia đình vừa dựa vào sự trợ giúp cuả chính phủ và cộng đồng xã hội.

         Người già ở Việt Nam

Ở các xã hội Đông phương như Việt Nam chẳng hạn, người già căn bản đều nương tựa vào gia đình trong giai đoạn chót của cuộc đời. Xã hội Việt Nam chưa có những chương trình giúp đỡ người già hoặc có những trung tâm cao niên có tổ chức như ở Mỹ.

May mắn thay, người Việt Nam có truyền thống hiếu thảo  đối với ông bà cha mẹ. Người Việt nào cũng xem mình có bổn phận đền đáp công lao sinh thành dưỡng dục cuả cha mẹ .

            “Công cha như nuí Thái Sơn,

Nghiã mẹ như nước trong nguồn chẩy ra”,

 là điều tâm niệm của con người Việt.

Do truyền thống tốt đẹp đó mà gia đình trở thành đơn vị gốc của xã hội. Đơn vị đó tồn tại qua nhiều cuộc xáo trộn kinh tế, chính trị của xã hội. Người già có một chỗ dựa nào đó trong cái đơn vị gốc này. Những người thiếu may mắn, không con cái, thì vẫn có thể nhờ vả bà con nội ngoại.

Cũng do truyền thống tốt đẹp cuả dân tộc mà cuộc sống chung giữa người già và người trẻ dưới mái ấm của gia đình thường rất hài hòa, ổn định. Trong xã hội Tây phương sự sống chung này không nhiều vì mỗi bên đều muốn có sự riêng tư.

         Người già Việt viễn cư

Đối với người Việt định cư tại nước ngoài, quý vị cao niên vẫn còn thừa hưởng cái truyền thống hiếu thảo của dân tộc. Các cụ vẫn còn được con cái phụng dưỡng như hồi còn ở bên nhà. Tuy đã có các chương trình trợ cấp của chính phủ, các cụ vẫn không chọn lối sống cô độc, lẻ loi.

Ngoại trừ khi quá yếu đau, sự hiện diện của các cụ còn là một lợi ích cho con, đặc biệt cho cặp vợ chồng trẻ.

Khi cả hai vợ chồng đều đi làm thì các cụ trở thành quản gia cho họ. Khi họ có con nhỏ, các cụ kiêm luôn việc giữ trẻ, đôi khi phụ trách cả công việc bếp núc. Các cụ vui vẻ làm những công việc đó cho con cái, không than phiền.

Sự xung khắc do khoảng cách tuổi tác ít khi xẩy ra, chỉ trừ một số rất nhỏ trong đó hoặc dâu, rể đã tiêm nhiễm nặng chủ nghiã cá nhân Âu Mỹ. Trong trường hợp này, các cụ tuy bị khổ tâm không ít, nhưng vì thương cháu nên không nỡ đoạn tuyệt với dâu rể. Sự  khổ tâm, chịu đựng này có thể đưa đến những hậu quả tâm thần trầm trọng.       

 

Một số các cụ cảm thấy cô đơn vì không có bạn đồng trang lứa để hàn huyên, trao đổi. Các cụ không thích đến các trung tâm cao niên để giải trí như người địa phương, đôi khi vì thiếu phương tiện di chuyển. Mà các trung tâm này cũng chỉ có ở các thành phố có đông người mình định cư, và số người tham dự vẫn ít oi.

 

Nói tóm lại, môi trường thích hợp nhất đối với các cụ vẫn là gia đình trong đó các cụ sống thoải mái giữa đông đảo con cháu. Tâm lý chung là các cụ thường chọn ở với con trai vì theo quan niệm Đông phương, dâu là con mà rể là khách, các cụ thà nhờ vả nương tựa con trai và con dâu hơn.

Quan niệm này khác với quan niệm Tây phương, đặc biệt là người Mỹ. Họ cho rằng con trai chỉ là con cho tới khi nó lấy vợ, còn con gái thì là con của họ suốt đời ( A son is a son until he gets a wife, a daughter is a daughter all her life ). Quả thật khi người con trai Mỹ lấy vợ thì đương sự đặt trọng tâm sinh hoạt vào nhà vợ, tách khỏi cha mẹ trong nhiều khía cạnh cuả cuộc sống.

Nhưng dù ở với con nào, các cu ta vẫn được sống thoải mái hơn các cụ Mỹ cùng hoàn cảnh. Lý do là dù hội nhập vào xã hội Mỹ, người mình vẫn còn giữ truyền thống tốt đối cha mẹ.

Sống dưới mái ấm đại gia đình, các cụ ta hưởng được sự chăm sóc cả vật chất lẫn tinh thần. Yếu tố tinh thần lại có ảnh hưởng không ít tới tới sức khoẻ thể xác của  các cụ. Cho nên truyền thống phụng dưỡng cha mẹ không những tốt đẹp về phương diện văn hoá mà còn tốt về phương diện kinh tế bằng cách giảm thiểu tốn kém về các dịch vụ y tế dành cho các cụ.

Trong các gia đình Việt Nam còn giữ được nền nếp cổ truyền, các cụ do tuổi tác được con cháu trọng nể, đương nhiên trở thành những nhân vật tiêu biểu cho trật tự và tình đoàn kết của các thành phần trong gia đình. Các cụ giữ vai trò xúc tác cho mọi hoạt động của các con cháu nhắm thăng tiến, hướng thượng và xây dựng hạnh phúc cho mọi người. Vai trò của các cụ trong việc tiếp tay giáo dục trẻ con không bị hạn chế, chống đối như các cụ già trong xã hội Âu Mỹ.

Tuy nhiên, tình trạng này trong tương lai gần sẽ có một vài biến chuyển. Đám trẻ được trường học dạy cho lối suy tư và hành động tự lập đối với gia đình thường trở nên ương ngạnh. Chúng xem các cụ thuộc thế hệ đã qua, không phù hợp với lý tưởng tự do cuả chúng.

Cho nên nếu các cụ không cởi mở mà quá khắt khe theo lối sống cổ truyền thì e rằng sớm muộn cũng mất đi mối quan hệ tình cảm với lũ trẻ.

Các cụ cần thích nghi với hoàn cảnh mới, với sự hội nhập vào xã hội mới, tìm hiểu tâm tư, ước mơ,  lối suy nghĩ của tuổi trẻ,  sẵn sàng chấp nhận những khác biệt, đặt trọng tâm vào tình thương. Có thế các cụ mới hòa đồng được với sự đổi đời do hoàn cảnh tạo nên.

Mà có hòa đồng, thích nghi  thì các cụ mới bảo vệ được sức khoẻ tâm thân,  nắm được bí quyết của tiến trình an hưởng tuổi vàng.

Nguyễn Ý-ĐỨC M.D.

Texas-Hoa Kỳ.

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH -

  •  
    Hung Dao
    Fri, Apr 24 at 2:21 PM
     
     
    Subject: VAN HOA :Vì sao nói: Người có bao nhiêu đức thì có bấy nhiêu phúc?
     

    Vì sao nói: Người có bao nhiêu đức thì có bấy nhiêu phúc?

    Minh Vũ

     

    image.png
    Đạo Trời xưa nay luôn công bằng, không thiên vị một ai, nhưng lại thường ưu ái người thiện. 

    Tự cổ chí kim, phúc họa vô môn, tất cả đều do tâm người tạo ra. Cổ nhân có câu: “Mệnh tự mình tạo, phúc tự mình cầu”, ai mà hiểu được ấy thời bình an...

    Chúng ta thường chỉ nhìn thấy được tài phú, mà không thấy được rằng, muốn có tài phú thì cần phải phúc khí. Phúc khí của mỗi người không phải do trời định mà do tự mình tạo ra - hay nói chính xác hơn, phúc khí là do tự thân mỗi người tạo lập. 

    Phúc do tự mình, tự mình tu dưỡng

    Đạo Trời xưa nay luôn công bằng, không thiên vị một ai, nhưng lại thường ưu ái người thiện. Vào thời Xuân Thu, một hôm Tần Mục Công bị mất con ngựa.

    Không may dân chúng ở núi Tiên Sơn bắt được con ngựa ấy và mổ thịt ăn. Khi quan phủ địa phương bắt những người giết ngựa giao cho Tần Mục Công, Tần Mục Công không xử phạt mà lại mời họ uống rượu.

    Mọi người thấy làm lạ mới hỏi Tần Mục Công, ông trả lời rằng: “Họ đã ăn thịt ngựa, nếu như không uống rượu sẽ tổn hại đến thân thể”.

    Sau này khi Tần Mục Công đem quân đánh nước Tấn, bị quân địch bao vây. Bách tính hay tin liền liều mình cầm vũ khí ra chiến trường để báo đáp ân đức mời rượu cứu mạng năm xưa của ông. Cuối cùng, Tần Mục Công không những thoát nạn mà còn đánh bại nước Tấn.

    Vậy nên, sống ở đời cứu giúp người khác cũng chính là cứu giúp chính mình, mở cho người một lối đi cũng chính là mở cho mình một lối thoát. Tần Mục Công nhờ vào đức nhân nghĩa đối đãi với bách tính của mình mà có được phúc báo, đó cũng chính là tự cứu lấy mình, phúc tự mình cầu.

    Sống ở đời cứu giúp người khác cũng chính là cứu giúp chính mình, mở cho người một lối đi cũng chính là mở cho mình một lối thoát. (Ảnh: baike.baidu.com)
    Sống ở đời cứu giúp người khác cũng chính là cứu giúp chính mình, mở cho người một lối đi cũng chính là mở cho mình một lối thoát. 

    Thượng thiện nhược thuỷ

    Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật, phù duy bất tranh, cố vô vưu” (Nước là tốt nhất, nước đem lại lợi ích cho muôn vật mà lại không tranh giành). Đây chính là nói tới phẩm hạnh tối cao của bậc quân tử nhân nghĩa cũng giống như nước vậy.

    Nước có lợi cho vạn vật, trước sau như một không hề tranh đua hơn kém với vạn vật, luôn bao dung với tất cả mọi vật, có thể ở nơi mà vật khác không muốn ở cho nên nước gần với Đạo.

    Phạm Trọng Yêm thời Tống từng mua một trang viên ở Tô Châu. Có vị thầy phong thuỷ nói rằng trang viên này long mạch rất tốt, sau này ắt sẽ xuất sinh một đại quan.

    Phạm Trọng Yêm nghe xong lập tức đem trang viên tặng cho vùng Tô Châu làm trường học. Ông cho rằng mình không thể độc chiếm mảnh đất cát kinh chi địa này được, cần đem lộc Trời chia sẻ với bách tính Tô Châu để càng có nhiều người học được lên cao, cải biến hoàn cảnh của mọi người. Quả nhiên sau này vùng đất Tô Châu xuất sinh ra vô số nhân tài, hoàn cảnh xã hội nơi đó cũng ngày một hưng thịnh.

    Về phần gia tộc Phạm Trọng Yêm, cũng nhờ vào phẩm chất và đức hạnh của mình mà gia tộc của ông được trường thịnh bất thoái... Trong khi các gia tộc khác không ngừng gặp nhiều sóng gió thăng trầm để rồi đi đến lụi tàn một cách nhanh chóng thì gia tộc Phạm Trọng Yêm lại trường tồn đến hơn 800 năm, mãi cho đến thời kỳ đầu Dân Quốc vẫn cường thịnh và không ngừng phát triển.

    Phạm Trọng Yêm cho rằng mình không thể độc chiếm mảnh đất cát kinh chi địa này được, cần đem lộc Trời chia sẻ với bách tính Tô Châu để càng có nhiều người học được lên cao, cải biến hoàn cảnh của mọi người. (Ảnh: hk.epochtimes.com)
    Phạm Trọng Yêm cảm thấy không thể độc chiếm mảnh đất này, cần chia sẻ với bách tính Tô Châu để có nhiều người học được lên cao, cải biến hoàn cảnh của mọi người. 

    Làm việc thiện cũng không thể cưỡng cầu

    Trong cuốn Đạo Đức Kinh Lão Tử nói: “Thượng đức vô vi nhi vô dĩ vi, hạ đức vô vi nhi hữu dĩ vi”. Người thượng đức là người tùy kỳ tự nhiên, sống thuận với tự nhiên, làm người đối nhân xử thế đều là vô vi, còn người hạ đức là người sống theo tự nhiên nhưng làm việc thiện là hữu ý, vì truy cầu tư lợi mà làm việc thiện.

    Trong cuốn Liêu Trai Chí Dị có viết: “Hữu ý làm việc thiện, tuy thiện nhưng không thưởng; vô ý mà làm ác, tuy ác nhưng không phạt”. Đây gọi là vì thiện mà thiện, vì muốn được phúc báo của việc làm việc thiện mà cố ý đi làm việc thiện thì chính là ngụy thiện.

    Mạnh Tử từng nói: “Nhân tính chi thiện dã, do thủy chi tựu hạ”, thiện lương cũng giống như nước, luôn chảy về chỗ trũng một cách tự nhiên. Người thiện lương cũng lại như thế, làm việc thiện bởi đó là điều nên làm, được xuất phát bởi nội tâm chứ không phải làm vì được lợi.

    Vì muốn được phúc khí mà cố tình đi làm việc tốt thì động lực vẫn là vì mình. Người như vậy không phải là người thiện thực sự, cũng giống như đạo tặc, vì lợi ích mà lấy đồ của người khác. Vậy nên cũng nói, người ngụy thiện và người ác cũng là đồng đẳng.

    Thiện lương cũng giống như nước, luôn chảy về chỗ trũng một cách tự nhiên. Người thiện lương cũng lại như thế, làm việc thiện bởi đó là điều nên làm, được xuất phát bởi nội tâm chứ không phải làm vì được lợi. (Ảnh: Public Domain)
    Thiện lương giống như nước, luôn chảy về chỗ trũng một cách tự nhiên. Người thiện cũng như thế, làm việc thiện bởi đó là việc xuất phát từ nội tâm chứ không phải vì lợi ích.Không vì việc thiện nhỏ mà không làm

    Lão Tử giảng: “Việc khó trong thiên hạ thì cần làm chỗ dễ, việc lớn trong thiên hạ thì cần phải làm tỉ mỉ”. Ở đây Lão Tử muốn nói, xử lý việc khó phải bắt đầu từ chỗ dễ, giải quyết việc trọng đại phải bắt đầu từ việc nhỏ.

    Trong Pháp Cú Kinh có viết: “Giọt nước tuy bé, nhưng dần thành đại khí, việc thiện nhỏ không tích, không thể thành Thánh. Xem nhẹ việc ác nhỏ mà làm, việc ác nhỏ tích tụ cũng đủ để diệt thân”.

    Cũng như câu “Nước chảy đá mòn”, tuy một giọt nước chẳng đủ để làm nên điều vĩ đại, nhưng nhiều giọt nước tích lại thì đá kia có cứng cũng bị mài mòn theo năm tháng. Nếu như không bắt đầu bằng những việc thiện nhỏ thì cũng không cách nào tu thành Thánh nhân.

    Tương tự như vậy, đừng nên xem thường việc xấu nhỏ mà tự thân gây tội, việc nhỏ tích tụ dần dần cũng thành việc lớn, đủ hại một đời.

    Đừng cho rằng việc thiện nhỏ không đáng kể gì, dù là việc thiện nhỏ cỡ nào đi chăng nữa, dần dần tích lũy, tâm thái tự nhiên sẽ có thay đổi, năm tháng đi qua, dung mạo, khí chất cũng từ đó mà thay đổi.

    Sự từ bi, hoà ái, dung nhẫn với mọi việc cũng theo năm tháng hiện lên khuôn mặt của bạn. Khi một người có khuôn mặt từ bi hoà ái, thử hỏi có ai là không cung kính khiêm nhường, đây cũng chính là người có đại phúc khí.

    Minh Vũ

     

    --