6. Văn Hóa & Gia Đình

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - TẾT RỒI - ĂN GÌ CHO MAY MẮN

  •  
    Hung Dao - Jan 27 at 11:53 AM
     
     
     
     
    Subject: DOI SONG :Tết đến rồi ăn gì cho năm mới may mắn
     
    image.png

    Tết đến rồi ăn gì cho năm mới may mắn

     
     

    Năm mới đến, ai cũng muốn những điều tốt đẹp nhất đến với những người thân yêu trong gia đình mình. Các bà, các mẹ cũng cố gắng chuẩn bị một bữa cơm thịnh soạn, đủ đầy, gia đình sum họp quây quần và cầu chúc năm mới nhiều an vui. Vậy ăn gì đầu năm là may mắn nhất, mời độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây!

    1. Canh khổ qua (mướp đắng) – Nỗi buồn đi qua đón niềm vui đến.

    Canh khổ qua có vị đắng đặc trưng, ngon ngọt từ thịt hòa quyện vị thanh mát của nước dùng giúp giải nhiệt. Đây là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của người Việt được nhiều người yêu thích.

    Món ăn này còn mang ý nghĩa giống với cái tên của nó, “khổ qua” tức là mọi sự đau khổ sẽ qua đi và chào đón những điều tốt đang tới. Vì vậy, món canh này thường được dùng nhiều trong những ngày đầu của năm mới.

    Thịt kho tàu – Đoàn viên sung túc

    Thịt kho tàu có mặt trong mâm cỗ Tết với là biểu tượng của trên thuận dưới hòa – giàu sang phú quý. Đây là món ăn truyền thống mà người vùng miền nào cũng yêu thích, chỉ khác là mỗi nơi sẽ có cách chế biến khác nhau phù hợp với khẩu vị và sở thích mỗi người.

    Thịt kho tàu ăn cùng với chút dưa hành và bánh chưng thì ngon hết ý!

    Xôi gấc – Thịnh vượng cát tường

    Màu đỏ cam tươi sáng biểu thị cho sự rực rỡ, mong muốn một năm mới thịnh vượng. Đó là màu của cát tường như ý, đĩa xôi gấc làm mâm cỗ Tết phong phú và nhiều màu sắc hơn.

    Không chỉ trong dịp lễ Tết, món ăn này còn được nhiều người yêu thích và lựa chọn trong bữa ăn thường ngày bởi gấc là loại quả chứa nhiều chất quý, ngăn ngừa lão hóa, giúp làn da căng mịn và tốt cho mắt.

    Gà luộc – Khởi đầu suôn sẻ vàng óng lộc tài

    Gà trống luộc cúng đêm giao thừa thể hiện lòng thành kinh với đất trời, tổ tiên. Tiếp nữa là mong muốn hạnh phúc, may mắn cho mỗi gia đình trong những ngày đầu năm mới.

    Gà luộc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của mỗi gia đình người Việt.

    Những loại trái cây có hình tròn –  Trọn vẹn đong đầy hạnh phúc cả năm

    Các loại trái cây như: bưởi, dưa hấu, táo, quất… có hình tròn, mọng nước luôn được ưu ái trong ngày đầu năm, vì nó được ví cho sự viên mãn, hạnh phúc đong đầy. Đặc biệt quả ngọt và mọng nước lại thể hiện sự đầy đặn dồi dào.

    Các món ăn từ cá

    Theo quan niệm người Trung Quốc, cá mang lại sự dư giả, giàu có cho mọi người, bởi vậy, các món ăn chế biến từ cá luôn được ưu tiên trong mâm cỗ đầu năm.

    Bên cạnh đó, cá còn là nguồn thực phẩm bổ sung chất đạm và chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe.

     

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - GIAO THỪA ĐOÀN TỤ

  •  
    Kristie Phan <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    To:Nguyen Dinh
     
     
    Jan 25 at 9:53 AM
     
     
     
     
     
     
    GIAO THỪA ĐOÀN TỤ
     
         Tết là khởi đầu của một năm, là dịp lễ quan trọng và linh thiêng nhất trong một năm.  Ngày Tết ai cũng ao ước khởi đầu lại.  Ai cũng muốn rũ bỏ những gì không tốt đẹp của năm qua để đón nhận một luồng sinh khí mới.  Thế nên, mọi người đều cố gắng vui vẻ độ lượng với nhau, bỏ qua hiềm khích cũ.  Sống tình thân ái trong những ngày Tết.  Lòng người ai cũng tràn đầy hoài bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới.
        Ngày tết với những giờ phút rất linh thiêng gọi là giao thừa.  Một thời khắc giao thoa giữa cũ và mới.  Giữa quá khứ và hiện tại.  Một thời khắc con người như muốn chuyển mình cùng vạn vật, hoà mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao nỗi ưu tư, vất vả truân chuyên trong cuộc sống.  Một thời khắc tràn đầy niềm lạc quan hy vọng cho một năm mới an bình, hạnh phúc và thịnh vượng.
         Ngày Tết còn là dịp đ�� gia đình dòng tộc sum họp.  Dù ai đi ngược về xuôi cũng muốn trở về đoàn tụ với gia đình trong giây phút linh thiêng ấy.  Quây quần bên bàn thờ, thắp lên nén hương trầm trên bàn thờ tổ tiên để tưởng nhớ tới ông bà, cha mẹ những người đã nuôi nấng sinh thành ra mình nay đã khuất.  Vì cây có cội, nước có nguồn.  Con người cũng phải nhớ về tổ tiên để tỏ lòng tri ân và cầu mong các ngài chúc phúc cho một năm mới bình an.
        Trong giây phút giao thừa, mỗi thành viên trong gia đình thường lần lượt chúc tuổi nhau.  Con cháu chúc mừng ông bà mạnh khoẻ sống lâu.  Ông bà cha mẹ mừng tuổi lại con cháu chăm ngoan, học giỏi, thảo hiếu, vâng lời...  Ngày tết người lớn thường không quên lì xì cho con cháu với một ý nghĩa tượng trưng, mong sang một năm mới con cháu sẽ gặt hái được nhiều điều tốt đẹp.
        Một việc làm trong Ba ngày tết có lẽ không thể thiếu chính là lễ hội tâm linh.  Ngày tết người Phật Giáo rủ nhau đi Chùa.  Người Công Giáo đến Nhà Thờ như muốn hoà vào dòng người đi lễ để cảm nhận được sự giao hoà của trời đất.  Để gởi gắm vào chốn linh thiêng những ưu từ hoài bão lên Đấng Tạo Thành.  Chính nơi đây, con người cũng tìm thấy sự thanh thoát, nhẹ nhàng cho tâm hồn như những làn khói nhẹ bay vào chốn không trung.
         Người Công Giáo chúng ta luôn nhìn nhận Thiên Chúa là chủ thời gian.  Thiên Chúa sắp đặt mọi vận hành của trời đất và con người.  Thế nên, gửi gắm tâm tình lên Đấng Tạo Thành trời đất là lẽ thường tình.  Chỉ có Ngài mới làm cho “con tạo xoay vần” theo chu kỳ của nó.  Chỉ có Ngài mới giúp con người đạt được ước nguyện của mình.
         Thế nên, hôm nay trong giây phút giao thừa, mỗi người hãy để lòng mình thanh thản nương theo thánh ý Chúa.  Hãy trao vào tay Chúa những ưu phiền lắng lo.  Hãy đặt niềm tin trọn vẹn vào Thiên Chúa có thể xoay vần cuộc đời theo như ý Ngài.  Xin phó thác mọi sự trong tay Ngài.  Và trước thềm một năm mới, chúng ta cùng kính chúc nhau:
     
     – Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn luôn ngọt ngào
    –Vừa đủ THỬ THÁCH để luôn kiên nhẫn trung kiên
    – Vừa đủ HY VỌNG để luôn hạnh phúc
    – Vừa đủ THẤT BẠI để luôn khiêm nhường
    – Vừa đủ THÀNH CÔNG để luôn nhiệt tâm
    – Vừa đủ BẠN BÈ để được an ủi
    – Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng mọi nhu cầu
    – Vừa đủ NHIỆT TÌNH để đời thêm hân hoan
    – Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan thất bại
                                  
    Xin cầu chúc cho nhau một đêm giao thừa ấm áp Tình Chúa – Tình Người.  Amen!
     
    Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
     
    chợ hoa bến bình Đông.jpg
     
    chợ hoa bến bình Đông.jpg
     


    --Certified Virus Free by 4SecureMail.com ICSA-Certified Scanner--
    •  
      GIAO THỪA ĐOÀN TỤ.docx
      180.9kB

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - 10 QUỐC GIA CÓ TẾT GIỐNG VN

  •  
    Thanh Nguyen - Jan 21 at 9:42 PM

    Sent: Tuesday, January 21, 2020, 6:35:45 PM PST
    Subject: Fw: Các quốc gia đón Tết Âm lịch giống Việt Nam -
     
     
     
    ----- Forwarded Message -----
    From: Thanh Bui 
     
    From: TU PHUNG
    Date: January 18, 2020 at 10:45:07 PM CST
    To: TU PHUNG 
    Subject: Fw:  Các quốc gia đón Tết Âm lịch giống Việt Nam -


     

    Các quốc gia đón Tết Âm lịch giống Việt Nam

    Ngày Tết Nguyên Đán (Tết âm lịch) được xem là ngày Tết cổ xưa nhất lịch sử Việt Nam. Đây là những ngày để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, nghỉ ngơi sau 1 năm làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên không riêng Việt Nam, có rất nhiều nước trên thế giới cũng ăn Tết theo âm lịch.

    1. Trung Quốc

    Giống như Việt Nam, Tết cổ truyền ở Trung Quốc là ngày lễ lớn nhất, quan trọng nhất trong năm.

    Đây là dịp để gia đình sum họp đón năm mới cùng nhau vì thế từ ngày 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết.

    Những lễ hội vui Tết cổ truyền của Trung Quốc được kéo dài cho đến hết ngày 15/1 âm lịch.

    Để cầu mong những điều may mắn trong năm mới, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ và đốt pháo rộn ràng.

    Đường phố Trung Quốc được trang hoàng rực rỡ. Đường phố Trung Quốc được trang hoàng rực rỡ. (Ảnh: Globe Trottr).

    Ngày Tết, người Trung Quốc cũng có thói quen quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên.

    Mỗi năm trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm.

    Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh.

    Trong đó đáng chú ý có bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi.

    Theo tiếng Trung, “Gao” là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững.

    Phiên âm "Nian Gao" trong tiếng Trung còn mang ý nghĩa chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên. Đó cũng chính là mong ước của mọi người trong năm mới.

    2. Campuchia

    Tết ở Campuchia

    Tết theo lịch âm của đất nước Campuchia lễ hội lớn ăn mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer, còn được gọi là lễ hội Chol Chnam Thamy.

    Người dân Campuchia hay người Khmer tại Việt Nam đón lễ hội Chol Chnam Thamy rất lớn. Đối với họ còn tin rằng mỗi năm có một vị thần được sai xuống chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại có một vị thần khác xuống.

    3. Thái Lan

    Tết ở Thái Lan

    Tại đất nước chùa vàng Thái Lan, người dân ăn Tết âm lịch 3 ngày giống Việt Nam. Lễ hội lớn nhất năm này được đặt tên là Songkran và diễn ra từ 13/4 đến 15/4. Lúc này phong tục té nước đầu năm diễn ra để, người trẻ sẽ té nước vào người già để tỏ lòng tôn kín. Người lớn tuổi thì mong rất hậu bối sẽ bỏ qua những lời gắt gỏng của người già hàng ngày.

    Đặc biệt phong tục té nước vào ngày Tết âm này rất hoàng tráng. Nó đã thu hút rất nhiều khách du lịch, và họ rất thích thú khi sử dụng thau, chậu, bóng nước, súng nước để té vào nhau… Những người bị té nước nhiều nhất được cho là sẽ may mắn suốt cả năm.

    4. Đài Loan (Trung Quốc)

    Tết ở Đài Loan (Trung Quốc)

    Người Đài Loan xem đây là ngày lễ lớn nhất trong năm, là ngày mọi người trong gia đình tụ họp bên bàn ăn, chia sẻ cho nhau những buồn vui, thành công thất bại trong năm qua.

    Việc sum họp ngày Tết với người dân Đài Loan quan trọng, đến nỗi nếu có 1 thành viên trong gia đình về trễ hoặc không về được họ vẫn để dành 1 chỗ ngồi cho những người này.

    5. Singapore

    Tết ở Singapore

    Vì là một đất nước có nguồn gốc quá nữa là người Hoa, nên hơi hướng văn hóa Singapore chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Trung Quốc. Ngày Tết âm tại Singapore diễn ra gần như cùng lúc với Việt Nam (ngày 1 tháng 1 âm lịch).

    Người dân trang trí nhà cửa đường phố với sắc đỏ đặc trưng của ngày Tết để đón chờ năm mới. Có rất nhiều lễ hội diễn ra suốt 1 tháng tính từ mùng 1 âm lịch cho đến hết trung tuần tháng 2. Nổi bật gồm có Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay.

    6. Mông Cổ

    Tết ở Mông Cổ

    Ngày Tsagaan Sar hoặc Tết Tháng Trắng là những tên gọi để người Mông Cổ gọi cho ngày Tết âm lịch của mình. Ngày Tsagaan-Sar báo hiệu mùa xuân đến kết thúc 1 mùa đông lạnh lẽo tại nơi đây, thời điểm ấm áp thích họp để bắt đầu một mùa vụ mới.

    Mọi người trong gia đình quay quần bên nhau, thưởng thức bữa cơm gia đình ấm cúng. Người già sẽ trao quà cho những em nhỏ như phong tục lì xì Tết tại Việt Nam. Các mâm hoa quả được bầy lên để cúng tổ tiên được trang trí đẹp mắt.

    Trong mâm cơm ngày Tết của Mông Cổ có những món ăn rất đặc biệt như: cơm và sữa đông, cơm và nho khô, thịt cừu nướng… những món ăn này mang đậm vị biên cương hoang dã của Mông Cổ.

    7 – 8. Hàn Quốc – Triều Tiên

    Tết ở Hàn Quốc

    Có chung nguồn cội với nhau nên dễ hiểu 2 đất nước này vẫn ăn Tết âm lịch vào mùng 1 (Triều Tiên đã đổi ăn Tết từ tháng 10, tháng 11 sang mùng 1/1 âm lịch vào những năm gần đây). Tuy có nhiều phong tục khác vào ngày Tết nhưng phong tục mọi người cùng trong gia đình sum vầy bên nhau ngày Tết vẫn không khác là mấy.

    Món ăn truyền thống ngày Tết tại Hàn Quốc là ttok-kuk (một loại phở nước được chế từ bò hay gà), món cay kim chi và canh bánh gạo. Người dân Hàn Quốc cho rằng khi ăn cuối Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa.

    Còn với Triều Tiên là “cơm thuốc”, đây là món ăn quan trọng trong mâm cơm cúng tổ tiên và dùng để đãi khách vào đầu năm. Người Triều Tiên quan niệm, ăn loại cơm này vào đầu năm mới thì cả năm sẽ được sống sung túc và ngọt ngào.

    9. Ấn Độ

    Tết ở Ấn Độ

    Ngày Tết âm lịch lớn nhất năm ở Ấn Độ là lễ hội Holi. Đây được xem là lễ hội quan trọng nhất năm và là lễ hội mùa xuân nổi tiếng của người dân Ấn Độ.

    Lễ hội này đánh dấu sự kết thúc của mùa đông khắc nghiệt và chào đón mùa xuân, là đặc trưng của ngày Tết. Ngoài ra người Ấn Độ cho rằng khi nắng ấm lên xua tan cái lạnh mùa đông cũng giống như việc cái thiện đánh lùi cái ác.

    Cũng giống với lễ hội té nước của Thái Lan, tại Ấn Độ diễn ra sự kiện mọi người pha bột màu và nước thoa lên mặt, quần áo… những người xung quanh dù quen hay lạ. Cùng với hàng loạt lễ hội đặc sắc khác, sự kiện này làm cho khách du lịch khá ấn tượng và thích thú khi tham gia lễ hội này.

    10. Bhutan

    Tết ở Bhutan

    Có thể nói lịch nghỉ ngơi và ăn Tết của Bhutan diễn ra rất giống Việt Nam. Người dân Bhutan gọi chuỗi ngày này là Tết Losar. Đây là ngày lễ quan trọng nhất năm được tính theo âm lịch, nó diễn ra trong vòng 15 ngày và ba ngày đầu tiên của năm mới.

    Mọi thành viên trong gia đình quay về nhà dù ở xa nơi đâu, cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, bầy biện các mâm cơm, mâm trái cây để cúng tổ tiên cũng là phong tục của người Bhutan. Những mâm cơm thịnh soạn nhiều thực phẩm và hoa quả để tạ ơn thần linh và tổ tiên đã ban tặng cho họ cuộc sống ấm no trong năm cũ.



     


     
     
     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - 3 ÔNG PHÚC - LỘC - THO

  •  
    Hung Dao - Jan 22 at 1:18 PM
     
     
     
     
     
    Subject: DOI SONG :Chuyện Xuân về 3 ông Phúc Lộc Thọ.
     

    Chuyện Xuân về 3 ông Phúc Lộc Thọ.

     

    image.png

    Một người phụ nữ vừa bước ra khỏi nhà thì nhìn thấy có 3 cụ già râu tóc bạc phơ đang ngồi trên phiến đá ở trước sân nhà.
    Bà không quen biết họ, nhưng là con người tốt bụng, bà lên tiếng nói:
    “Tôi không quen biết các cụ nhưng chắc là các cụ đang đói bụng lắm, vậy xin mời các cụ vào nhà tôi dùng một chút gì cho ấm bụng nhé… “.
    – Ông chủ có ở nhà không thưa bà…. Một cụ cất tiếng ái ngại hỏi.
    – Dạ thưa không, nhà tôi đi làm chưa về. Người phụ nữ trả lời.
    – Thế thì chúng tôi không thể vào nhà của bà bây giờ được, bà ạ.
    Đến chiều khi người chồng đi làm về, người phụ nữ kể lại chuyện cho chồng nghe. Nghe xong người chồng bảo vợ:
    “Vậy thì bây giờ em hãy ra mời ba cụ ông vào, nói với mấy cụ rằng anh đã về và muốn mời họ vào”.
    Người vợ làm theo ý của chồng, bà bước ra sân mời cả ba cụ cùng vào.
    – Rất tiếc thưa bà, cả ba chúng tôi không thể vào nhà bà cùng một lúc được. Họ đồng thanh đáp.
    – Vì sao lại thế thưa các cụ…. Người phụ nữ ngạc nhiên hỏi.
    Một cụ già bèn đứng dậy từ tốn giải thích:
    – Cụ ông này tên là Lộc , còn kia là cụ ông Thọ , và còn lão già đây là Phúc. Bây giờ bà hãy vào nhà hỏi ông nhà xem sẽ mời ai trong ba lão chúng tôi vào nhà trước nhé. Người phụ nữ đi vào nhà và kể lại sự việc cho chồng.
    – Ồ vậy thì tuyệt quá! Người chồng vui mừng nói.
    – “Vậy thì tại sao chúng ta không mời cụ ông Lộc vào trước. Cụ là điềm giàu sang phú quý rồi đây, sẽ cho chúng ta nhiều tiền bạc của cải sung túc”.
    Nhưng người vợ lại không đồng ý.
    – “Nếu vậy thì tại sao chúng ta lại không mời cụ Thọ vào trước chứ… Đời người quý nhất là chữ Thọ mà.
    Hai vợ chồng tranh cãi mà vẫn chưa đi đến quyết định.
    Cô con gái nãy giờ ngồi nghe yên lặng ở góc phòng bỗng lên tiếng nhỏ nhẹ:
    “Bố mẹ ạ, tại sao chúng ta không thử mời ông già Phúc vào nhà trước đi. Nhà mình khi ấy sẽ tràn ngập tình thương yêu ấm áp, và ông già sẽ cho gia đình chúng ta thật nhiều hạnh phúc. “
    – “Có lẽ con gái mình nói đúng”. Người chồng suy nghĩ rồi bảo vợ . “Vậy thì ta hãy mau ra ngoài mời cụ Phúc vào trước đi vậy. “
    Người hai vợ chồng ra ngoài và cất tiếng mời,
    “Gia đình chúng tôi xin hân hạnh mời cụ Phúc làm vị khách mời đầu tiên vào với gia đình của chúng tôi”.
    Cụ già Phúc từ tốn đứng dậy và chầm chậm bước vào nhà. Nhưng, hai cụ già kia cũng từ từ đứng dậy và bước theo cụ già Phúc…
    Rất đỗi ngạc nhiên, 2 vợ chồng bước lại gần hai cụ Lộc và Thọ hỏi:
    – “Tại sao hai cụ cũng cùng vào theo… Các cụ đã chẳng nói là cả ba cụ không thể vào nhà cùng một lúc sao”.
    Khi ấy cả hai cụ cùng trả lời:
    “Nếu ông bà mời cụ Lộc hay Thọ – 2 chúng tôi đây, thì chỉ một trong ba chúng tôi vào nhà được thôi, nhưng vì bà mời cụ ông Phúc vào trước, thì cả ba chúng tôi sẽ cùng vào theo.
    Bởi gia đình nào có Phúc thì ở đó tất sẽ có Lộc và Thọ đó ông bà ạ”
    ————————————————————————————–
    Sự tích ba ông Phúc Lộc Thọ.
    Có một bộ tượng ba ông già gọi là “Tam đa”, hình tướng khác nhau, áo quần mỗi ông một vẻ. Thường ba ông này được bày trong nhà để trang trí, làm cảnh cho vui. Sự tích về ba ông cũng rất lý thú
    1. Ông Phúc
    Ông Phúc thường được đặt ở giữa tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Tương truyền, Ông Phúc là một quan thanh liêm của triều đình. Theo quan niệm xưa, nhà đông con là nhà có phúc nên đôi khi còn thấy có một đứa trẻ đang nắm lấy áo Ông Phúc, hoặc nhiều đứa trẻ vây quanh ông hay là có hình ảnh con dơi bay xuống ông (dơi phát âm giống “phúc”).
    Ông Phúc tên thật là Quách Tử Nghi, Thừa tướng đời Đường. Cụ xuất thân vốn là quý tộc, đồng ruộng bát ngát hàng trăm mẫu, nhưng suốt cuộc đời tham gia triều chính, cụ sống rất liêm khiết, thẳng ngay. Không vì vinh hoa, phú quý mà làm mất nhân cách con người.
    Cụ bà và cụ ông bằng tuổi nhau. Người Việt có câu: “Cùng tuổi nằm duỗi mà ăn”. Còn theo người Hoa Hạ ở Trung Nguyên thì vợ chồng cùng tuổi là rất tốt. Họ có thể điều hòa sinh khí âm, khí dương cho nhau. Vì vậy, có thể bớt đi những bệnh tật hiểm nguy. Lại cùng tuổi nên dễ hiểu nhau, dễ thông cảm cho nhau, nên hai cụ rất tâm đầu, ý hợp. Hai cụ 83 tuổi đã có cháu ngũ đại. Lẽ dĩ diện phải là nam tử rồi. Cụ Phúc thường bế đứa trẻ trên tay là như vậy. Theo phong tục của người Hoa cổ đại, sống đến lúc có cháu ngũ đại giữ ấm chân nhang của tổ tiên là sung sướng lắm lắm! Phúc to, phúc dày lắm lắm! Bởi thế cụ mới bế thằng bé, cháu ngũ đại, đứng giữa đời, giữa trời, nói:
    – Nhờ giời, nhờ phúc ấm tổ tiên, ta được thế này, còn mong gì hơn nữa. Rồi cụ cười một hơi mà thác. Được thác như cụ mới thực sự được về cõi tiên cảnh nhàn du. Cụ bà ra ôm lấy thi thể cụ ông và chít nội than rằng:
    – Tôi cùng tuổi với chồng tôi. Phúc cũng đủ đầy, dày sâu, sao giời chẳng cho đi cùng…
    Ai có thể ngờ, nói dứt lời cụ bà cũng đi luôn về nơi chín suối. Hai cụ được con cháu hợp táng. Vậy là sống bên nhau, có nhau, chết cũng ở bên nhau, có nhau. Hỏi còn phúc nào bằng. Và cụ được người đời đặt tên là Phúc.
    2. Ông Lộc
    Ông Lộc hay Thần Tài tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng. Theo truyền thuyết, Ông Lộc được sinh tại Giang Tây, sống trong thời Thục Hán của Trung Quốc, ông còn là một quan lớn của triều đình, có nhiều tiền của. Ông thường mặc áo màu xanh lục vì trong tiếng Hoa, “lộc” phát âm gần với lục”, tay cầm “cái như ý” hoặc thường có một con hươu đứng bên cạnh (hươu cũng được phát âm giống “lộc”).
    Ông Lộc tên thật là Đậu Từ Quân, làm quan đến chức Thừa tướng nhà Tấn. Nhưng cụ Đậu Từ Quân là một quan tham. Tham lắm. Cụ hưởng không biết bao nhiêu vàng bạc, châu báu, là của đút lót của những kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội cho chính mình, cho con, cho cháu, cho thân tộc. Trong nhà cụ, của chất cao như núi. Tưởng cụ Đậu Từ Quân được như thế đã là giàu sang, vinh quang đến tột đỉnh. Cụ chỉ hiềm một nỗi, năm cụ tám mươi tuổi vẫn chưa có đích tôn. Do vậy cụ lo nghĩ buồn rầu sinh bệnh mà chết. Cụ ốm lâu lắm. Lâu như kiểu bị tai biến mạch máu não bây giờ. Cụ nằm đến nát thịt, nát da, mùi hôi thối đến mức con cái cũng không dám đến gần. Đến khi chết, cụ cũng không nhắm được mắt. Cụ than rằng:
    – Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?
    3. Ông Thọ
    Ông Thọ tượng trưng cho sự sống lâu với hình ảnh là một ông già râu tóc bạc trắng, trán hói và dô cao, tay cầm quả đào, bên cạnh thường có thêm con hạc.
    Ông Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời Hán. Triết lý làm quan của cụ Đông Phương Sóc là quan thì phải lấy lộc. Không lấy lộc thì làm quan để làm gì. Cụ coi buôn chính trị là buôn khó nhất, lãi to nhất. Nhưng cụ Đông Phương Sóc vẫn là quan liêm. Bởi cụ nhất định không nhận đút lót. Cụ chỉ thích lộc của vua ban thưởng. Được bao nhiêu tiền thưởng, cụ lại đem mua gái đẹp, gái trinh về làm thê thiếp. Người đương thời đồn rằng, trong dinh cụ, gái đẹp nhiều đến mức chẳng kém gì cung nữ ở cung vua. Cụ thọ đến 125 tuổi. Nên người đời mới gọi cụ là ông Thọ. Trước khi về chốn vĩnh hằng, cụ Thọ còn cưới một cô thôn nữ xinh đẹp mới mười bảy tuổi. Cụ Đông Phương Sóc bảo, cụ được thọ như vậy là nhờ cụ biết lấy âm để dưỡng dương.
    Do cụ Đông Phương Sóc muốn có nhiều tiền để mua gái trẻ làm liều thuốc dưỡng dương, cho nên suốt cuộc đời của cụ, cụ chỉ tìm lời nói thật đẹp, thật hay để lấy lòng vua. Có người bạn thân khuyên cụ:
    – Ông làm quan đầu triều mà không biết tìm lời phải, ý hay can gián nhà vua. Ông chỉ biết nịnh vua để lấy thưởng thì làm quan để làm gì.
    Cụ Đông Phương Sóc vuốt chòm râu bạc, cười khà khà bảo:
    – Làm quan không lấy thưởng thì tội gì mà làm quan. Can gián vua, nhỡ ra vua phật ý, tức giận, chém đầu cả ba họ thì sao?
    Ông được phong tặng Đa Thọ vì sống đến 125 tuổi. Khi ông mất chỉ còn đứa chắt (đời thứ 4) làm ma chay vì vợ, con, cháu của ông đều đã chết hết cả.
    Người Hoa Hạ đã khéo xếp 3 vị Thừa tướng, có 3 tính cách khác nhau, ở 3 triều đại khác nhau, thành một bộ không tách rời nhằm để răn đời. Đồng thời, biến những cái tốt, cái lợi có từ 3 ông thành mong ước ngàn đời của mọi người, đó là: Đa phúc, Đa lộc, Đa thọ.
    4. Quan niệm Phúc – Lộc – Thọ ngày nay
    Phúc – Lộc – Thọ là mong ước của tất cả mọi người, ai cũng muốn có nhiều lộc, lắm phúc và sống lâu. Nhưng quan niệm thế nào cho đúng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện lịch sử. Đặc biệt trong cuộc sống hiện nay.
    Ngày xưa, các cụ quan niệm “nhiều con, lắm phúc”, “có con trai mới có phúc”. Còn ngày nay, có con gái hay con trai đều là phúc.
    Nếu các con hiếu thảo, ngoan ngoãn, thông minh, thành đạt là có phúc. “Mỗi gia đình chỉ nên có 1- 2 con”, vì nhiều con đâu hẳn đã là phúc. Nhiều con mà không dạy dỗ, không cho ăn học, để chúng đói nghèo, ngu dốt, hư hỏng, thì không thể nói là có phúc được. Và không thể chắc rằng 3 đời sống chung nhà, hay 3 đời sống chung nhà, là mô hình để học tập và noi theo khi mà nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt ngày nay thay đổi so với thời trước.
    Làm quan mà chỉ lo vơ vét cho giàu có, để rồi chết cô đơn như Đậu Từ Quân, hay xu nịnh, hám sắc như Đông Phương Sóc thì lộc để làm chi, thọ để làm gì. Tiền của lắm, thọ lâu dài trong sự khinh bỉ của người đời thì liệu bạn có muốn chăng? Hay cứ tranh đua lợi lộc mà gây phương hại cho những người xung quanh thì liệu lộc của bạn có lâu bền ? Chi bằng cứ sống cho tốt, cho đúng đạo làm người thì lộc tự dưng sẽ đến.
    Quan niệm về thọ ngày nay không chỉ là sống lâu, mà còn phải sống vui vẻ, lành mạnh, sống có ích, chứ lấy âm dưỡng dương như Đông Phương Sóc thì không an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Trong đời sống ta có được niềm vui thanh cao là hạnh phúc, vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất của đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là do mình tạo ra, hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.


    Tóm lại, Phúc – Lộc – Thọ là ước nguyện lớn nhất của mọi người, vì thế mới tồn tại lời chúc Phúc – Lộc – Thọ và bộ Tam Đa từ xưa tới nay. Nếu đạt được hết thảy « đa phúc, đa lộc, đa thọ » thì còn gì bằng..

    --------------------------

     

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH -3 NGÀY TẾT THEO KINH THÁNH

  •  
    Chi Tran - Jan 18 at 9:18 PM
     
     
     
     


    Ảnh cùng dòng
     
    TẾT KIỂU XƯA VÀ NAY  / Ý NGHĨA 
     
    1)  Đón tết kiểu xưa: Ông Bà cha mẹ, con cháu cùng tụ họp trước bàn thờ Thiên Chúa sau khi từ Thánh lễ nhà thờ ra về / mọi người cùng đứng trước bàn thờ, tạ ơn Chúa vì những ơn lành Chúa ban trong năm cũ / cùng dâng mọi sự trong gia đình và xin Chúa chúc lành, bình an trong năm mới. Sau đó cùng nhau mừng tuổi ông bà / cha mẹ / anh em mừng tuổi nhau / nhận tiền lì xì rồi cùng nhau quây quần bên mâm cơm với rượu thịt, dưa chua, bánh chưng, bánh tét / một kiểu đón Tết đậm đà tình quê hương, tình gia đình , rồi mọi người chia nhau đi thăm hỏi chúc Tết họ hàng, bà con, chòm xóm, bạn bè, thân quen / thật là vui, thật nồng ấm / kiểu đón Tết này không thể tìm thấy ở các nước Âu Mỹ tiên tiến.
     
    2) Đón Tết kiểu ngày nay: Chúng ta có thể thấy sự trái ngược / thay vì Chúa trên hết thì đó là tiền trên hết. Họ không muốn Thánh lễ / đọc kinh / tạ ơn / xin ơn, nhưng thay vào đó là rượu chè, yến tiệc / thú vui / du lịch, mạnh ai nấy vui, mạnh ai nấy sống / ai có nhiều tiền thì vui nhiều / ai không có tiền thì ...bi đát / người giàu với những cuộc vui thâu đêm / thức ăn thừa mứa vất bừa bãi / trong khi người nghèo vẫn đói . Họ vui trong tiếng nhạc đinh tai nhức óc / múa may quay cuồng như những kẻ điên / như những con thiêu thân / Họ khẳng định mình qua lối sống vứt tiền qua cửa sổ / ngày Tết đối với họ là những dịp để khoe mình / Họ luôn hãnh diện vì được  dẫm đạp lên kẻ khác mà sống và luôn khẳng định ...đồng tiền là sức mạnh /
    Nhưng………. . . . .
    Đồng tiền không mang lại hạnh phúc / chỉ mang lại nỗi lo âu và sự oán than của kẻ khác dưới lối sống bất công của chính họ / quanh họ có biết bao nhiêu “ người nhà giàu và Lazarô bất hạnh / nhưng ai sẽ cảnh báo để cho họ tin ?
    Chúa Giêsu, vị cứu tinh / đã sinh ra trong khó nghèo / chết trần truồng / mở ra một lối sống mới / mà hạnh phúc không do đồng tiền mang lại nhưng Ngài đã chỉ cho ta thấy con đường sống là hãy yêu thương tha nhân như chính mình / Hãy chia cơm sẻ áo cho người khác.
    Thời giờ là của Chúa / tài nguyên là của Chúa / của cải là của Chúa / danh vọng / sinh lực / sắc đẹp cũng đều của Chúa / không có Chúa, ta chỉ là bụi đất , hư vô.
    Hãy xin Chúa tuôn đổ muôn hồng ân trong năm mới để chúng ta được hạnh phúc và  giúp anh em chúng ta cũng được ấm no hạnh phúc như chúng ta / vì họ cũng là anh em ta và cũng có một Cha chung là Thiên Chúa trên trời / **R
     
    ***
    LỄ GIAO THỪA
     
    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca. (Lc 9, 22-25)
     
    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Con Người phải đau khổ nhiều, bị các vị Kỳ lão, các Thượng tế, và các Luật sĩ khai trừ và giết chết, nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại".
    Chúa nói với mọi người rằng: "Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta. Vì chưng, ai muốn giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai mất mạng sống vì Ta, sẽ được sống. Vậy nếu con người được lời lãi cả thế gian, mà phải thiệt mất mạng sống, thì được ích gì?" 
    Đó là lời Chúa.
     
    BÀI CHIA SẺ I CỦA GIU-SE LUCA:
     
    Ta đang đứng ở lằn ranh giới giữa năm cũ và năm mới. Ta quay lại , nhìn lùi về dĩ vãng cũng như nhìn tới hướng tương lai.
    Một năm trôi qua với biết bao biến cố đã xảy ra, nhìn từ bản thân / nhìn qua gia đình, nhìn ra xã hội, nhìn vào thế giới / Rất nhiều thứ đã xảy ra chung quanh ta trong khi đó có biết bao người thân, bạn bè vừa qua ta vẫn thấy họ ,nhưng đến nay không còn nữa. Thế giới đang thay đổi từng ngày, thời gian trôi qua như bóng câu và không bao giờ quay trở lại nữa.
    Biến cố: Chúng ta có thể tìm biết ý Chúa qua lời cầu nguyện và qua các biến cố chung quanh ta / một năm trôi qua là ta đã chết đi 1 năm. Ta bước tới nấm mồ gần hơn – vì thế ta nghiệm ra rằng không có thứ gì vĩnh cửu ở cuộc đời này cả ! Chúa ban cho mỗi người thời gian như nhau – Hãy tìm biết ý Chúa và sử dụng cho đúng.
    Kết quả: Thành công hay thất bại ở đời tất cả đều thuộc về ý Chúa. Đừng kiêu căng tự mãn / cũng đừng thất vọng / Đừng tin thái quá cũng đừng bất cập! Có 4 điều kiện để đạt được thành công: 1) Thời gian/ 2) Sức lực/ 3) Cơ hội / 4) Quyết đoán
    a) Khi ta thất bại, đừng nghĩ rằng Chúa không thương ta, nhưng hãy xét kỹ coi Chúa muốn dạy ta điều gì? Thiếu khiêm tốn, thiếu cậy trông / hay thiếu nhẫn nại ?
    b) Khi ta thành công, đừng kiêu căng tự phụ vì có biết bao nhiêu người giúp ta bằng cách này hay cách khác để ta có được thành công? Nhờ có Chúa giúp đỡ nên ta mới được như ngày hôm nay? Vậy thì ta thành công không do sức riêng mình, đúng không ?
    Tạ ơn: Biết ơn Chúa. Tạ ơn Chúa. Điều Chúa muốn nhất là gì? Nước Cha trị đến là gì? Có phải là lúc tất cả cả mọi người cùng đưa 2 tay lên để tạ ơn Thiên Chúa vì muôn ơn lành mà Chúa đã  ban
    Điều kiện để được Chúa tiếp tục ban ơn là ta phải biết cảm ơn cho xứng đáng – luôn luôn cảm ơn vì ta luôn luôn nhận ơn mà ta làm sao có thể cảm ơn cho xứng đáng được ?
    Nhìn về tương lai, ta thấy còn quá nhiều việc phải làm nhưng cái chưa làm được lại còn rất nhiều / ta cần phải tiến bộ hơn
    Tiến bộ về con người: Chúng ta phải sử dụng thời gian tốt hơn, ta phải giữ gìn sức khỏe để ta có sức bền / Đừng để thời gian trôi qua vô ích / Đừng phí sức với những việc vô bổ / Hãy nắm bắt cơ hội thật nhanh / Hãy có đầu óc thực tế và phải ra quyết định nhanh nhạy , đúng lúc / Hãy tiến bộ về mọi mặt  / Hãy nhìn đời mình thực tế hơn .
    Tiến bộ bằng trái tim: Hãy nhìn đời với cặp mắt dịu dàng hơn, Hãy tận tình hơn với công việc / Hãy nhìn mọi vật một cách kỹ lưỡng hơn / Hãy tế nhị hơn trong mọi giao tiếp / Hãy thông cảm hơn với những người đối diện / Đừng quá khắt khe với mọi người / Hãy tươi cười trong mọi lúc giao tiếp / Tránh gây nghi kỵ nhau.
    Tiến bộ về niềm tin: Hãy nhìn mọi sự xảy ra bằng con mắt Đức Tin, lòng cậy, lòng mến / Hãy đồng hành với Chúa trong mọi công việc / Hãy bác ái hơn với mọi người chung quanh / Hãy dâng mọi công việc chúng ta làm cho Chúa, xin Người luôn chúc lành và chúc thành công cho bạn trong năm mới / Hãy bám vào Chúa tích cực hơn.
    Nguyện xin Thiên Chúa đổ tràn muôn hồng ân cho mọi người và cho mọi gia đình của những người hiện diện nơi đây trong năm mới này. **R 
     
    BÀI CHIA SẺ II CỦA GIU-SE LUCA:
     
    1/ Những cảm nghĩ về cuộc đời mình sau khi trải qua 365 ngày sống: Một năm hay một trăm năm cũng thế, cuộc đời này mau qua như bóng ngựa qua cửa sổ / Chúng ta mỗi người nên tự hiểu rằng: mình còn sống ở trần gian này là do được sức mạnh thiêng liêng nâng đỡ, đã thúc đẩy mình sống, đã can đảm sống cho tới giây phút này / Sức mạnh ấy chính là do từ Thiên Chúa.
    2/ Thiên Chúa là ai và chúng ta cần phải thưa gì cùng Ngài? Ngài là Đấng tạo dựng trời đất, Đấng tác tạo ra loài người, chúng ta cần phải nói lên lời cảm tạ tri ân Thiên Chúa / như lời tạ ơn của Đức Mẹ Maria qua Kinh “Magnificat”,  như lời Thánh Phaolô đã viết : hãy đàn hát lên, nhờ Thánh Thần linh ứng, hãy dâng lên Chúa Cha trót tâm tình, hãy cảm tạ Người nhân danh Thánh Tử / Vì Người đã ban muôn phúc lộc chan hòa cho chúng ta trong một năm qua.
    3/ Tiên tri Isai-a đã tung hô Thiên Chúa như thế nào? Trong một thị kiến, ông đã nhìn thấy các Thần sốt mến tung hô Thiên Chúa rằng: “Thánh, Thánh, Thánh, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh, toàn thể địa cầu đầy vinh quang Chúa.”
    4/ Thánh Phaolô đã viết gì về điều này cho giáo đoàn Corinto? Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em, về ân huệ của Người đã ban cho anh em nơi Đức Giê-su Kitô (1Cor 1, 4) / Thánh vịnh đáp ca trong Thánh lễ Tất Niên cũng nói lên những kỳ công, những hồng ân mà chỉ mình Chúa mới ban cho nhân loại, ban cho các con của Người: “Hãy cảm tạ Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”.
    5/ Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phao lô I đã có một câu chuyện dí dỏm về vấn đề tri ân: Ngài là vị Giáo Hoàng của nụ cười, đã kể ra một câu chuyện vui về sự vất vả và công lao của một bà vợ trong gia đình mà không ai chịu hiểu, cho dù đó là ông chồng, đó là các con => vì không ai biết động viên, cảm ơn, khen ngợi / Một ngày kia, khi ông chồng và các con đi chơi xa về, họ chỉ nhận được một bàn ăn được bày biện toàn cỏ khô, thay vì là các món ăn ngon… / Sau đó họ mới nhận ra lỗi của mình đã không hiểu gì về lòng yêu thương bao la của người vợ hiền / Cũng từ lúc đó họ động viên nhau, cố giúp nhau, biết nói lời cảm ơn nhau và gia đình sau đó đã trở nên hạnh phúc / Chúng ta cũng rất cần phải làm thế đối với Thiên Chúa, với các Đấng bề trên, với cha mẹ, thầy cô và các ân nhân của mình.
    6/ Tin Mừng Luca cho ta thấy điều gì ở Kinh Magnificat (Lc 1, 39-45)? Trước những hồng ân hết sức lớn lao, trước những ân huệ vô biên của Thiên Chúa, Mẹ Maria chỉ biết thốt lên lời ca tụng tri ân: Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, Danh Người thật Chí Thánh Chí tôn (Lc 1, 49) / Mẹ Maria chỉ biết nói lên tâm tình của mình, nói lên cõi lòng của mình, nói lên tất cả con người và cuộc đời của mình trước tình thương cao cả và vô biên của Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng trong Thiên Chúa – Đấng Cứu Độ tôi.
    7/ Thiên Chúa đáp lại thế nào ? Thật ra, “Cha không cần chúng con ca tụng, nhưng biết tạ ơn Cha lại là một hồng ân cao cả, bởi vì những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm gì cho Cha, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời trong Đức Giê-su Kitô – Chúa chúng con.”
    8/ Vì sao chúng ta phải cảm tạ Chúa? Cảm tạ Chúa bởi biết bao ơn lành Ngài đã đổ xuống trên chúng ta, trên gia đình, trên bản thân, trên Giáo Hội và trên cả thế giới này / Thánh vịnh 115, câu 12-13 đã viết: “Biết lấy chi đáp đền Chúa bây giờ vì mọi ơn lành Ngài đã ban cho? Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ và luôn kêu cầu Thánh Danh Đức Chúa”.
     
    9/ Chúa Giê-su đã làm gương như thế nào trong cuộc đời tại thế? Khi Chúa ra giảng đạo: dù khi công bố Lời Chúa, dù khi chữa bệnh, khi làm phép lạ, khi xua trừ ma quỷ / Chúa Giê-su luôn cảm tạ Chúa Cha / Cụ thể là lần làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi 5.000 người ăn no, không kể đàn bà và con nít / Chúa Giê-su đã ngước mắt lên trời tạ ơn Thiên Chúa Cha của Ngài, sau đó mới truyền cho các môn đệ đi phân phát thức ăn / Khi lập phép Thánh Thể, Chúa Giê-su cũng tạ ơn Thiên Chúa Cha và truyền cho các môn đệ hãy làm việc này mà nhớ đến Ngài.
    10/ Trong bài ca Nhập Lễ của Thánh Lễ Tất Niên, chúng ta đọc thấy lời gì? “Lạy Thiên Chúa Toàn Năng Hằng Hữu, trong năm qua, Chúa đã thương ban ơn phù trợ cho hồn xác chúng con an toàn, giờ đây năm mới đã đến / Chúng con cùng họp nhau dâng lên Chúa lời cảm tạ tri ân, và xin Chúa thứ tha tội lỗi, để chúng con được thư thái bình an trong năm mới”.
    11/ Trong lời nguyện hiệp lễ, Giáo Hội đã nhắc chúng ta điều gì? “Lạy Chúa trong Thánh Lễ này, Chúa đã cho chúng con được no thỏa Lời Chúa và Bánh Thánh / Xin cho chúng con được đầy lòng tin yêu, để sang năm mới, chúng con thêm phấn khởi, sẵn sàng phục vụ Chúa và tất cả mọi người.”
    12/ Lạy Chúa Giê-su, chúng con xin cảm tạ tri ân vì muôn hồng ân Chúa đã tuôn đổ xuống trên chúng con, xin Chúa tiếp tục củng cố lòng tin của chúng con, để chúng con luôn sẵn sàng giới thiệu Chúa cho những anh em khác. Amen.
    13/ Khi nào thì Nước Chúa trị đến? Khi tất cả mọi người cùng đưa cao đôi tay lên trời, tạ ơn Thiên Chúa / Đồng nghĩa với việc họ nhận ra Chúa là Thiên Chúa và cũng nhận ra muôn phúc lành Chúa đã ban cho họ / Hiện tại đa số người không công nhận những gì Thiên Chúa ban tặng cho con người / Họ chỉ luôn đề cao sức riêng của mình và gạt bỏ mọi ân huệ của Thiên Chúa / nên họ không công nhận có Thiên Chúa hiện hữu.
    14/ Một Linh Mục hỏi bà cố của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận: Thưa bà cố! Bây giờ Đức Cha Thuận đã lên chức Hồng Y, bà cố cầu nguyện gì cho Ngài? Tôi chỉ cầu nguyện cho con tôi sống đẹp lòng Chúa. Chỉ vậy thôi sao thưa bà cố? Vâng! Sống đẹp lòng Chúa là điều mà tôi luôn cầu nguyện cho con tôi / 
    15/ Sống đẹp lòng Chúa cũng là điều cùng đích cho mọi Ki-tô hữu, nhờ đẹp lòng Chúa thì tâm hồn mình mới có sự bình an, hạnh phúc.
    16/ Theo truyền thống dân tộc: Ngày Mồng Một chúng ta cầu xin Chúa ban bình an của Chúa cho mọi người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bình an của Chúa chỉ có khi chúng ta biết tôn thờ Chúa và quyết tâm tìm kiếm nước Trời.
     
    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con  biết sống đúng theo Lời Chúa dạy để con có được Chúa là nguồn bình an đích thực. Amen.  **R
     
    CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS
    ***
    MỒNG MỘT TẾT / LỜI CHÚC ĐẦU XUÂN
     
    1/ Alpha và Omega nghĩa là gì? Là hai mẫu tự đầu và cuối của tiếng Hy Lạp cổ đại: dùng để chỉ sự khởi đầu và là cùng tận của Thiên Chúa / Là chúa tể của vũ trụ muôn loài / Thiên Chúa đã sáng tạo thời gian và không gian / Chính Ngài ấn định năm, tháng, ngày, giờ và thiết lập ra các chu kỳ đại lễ.
    2/ Năm mới là gì? Là một khoảng thời gian nữa được ban cho chúng ta / Thời gian là một ơn rất quý, chúng ta có thêm thời gian để sống, cũng có thêm thời giờ để chuẩn bị cho cuộc sống mai sau, cuộc sống vĩnh cửu!
    3/ Niềm vui của thế gian và niềm vui của Chúa có khác nhau không? Niềm vui của con người thì tùy thuộc vào yếu tố vật chất bên ngoài / còn niềm vui của Chúa thì nhẹ nhàng thanh thoát, tùy thuộc vào điều kiện bên trong tâm hồn nhiều hơn, như là: hiền hòa, quảng đại và luôn cầu nguyện / Có được những điều kiện này, chúng ta có thể vui luôn trong Chúa!
    4/ Bài Tin Mừng mời gọi chúng ta sống thế nào? Lời Chúa mời gọi chúng ta hãy an tâm bước vào năm mới với một niềm tin tưởng phó thác cho Chúa / Cái gì đáng cho chúng ta lo? Đó là lo sống công chính, lo xây dựng Nước Chúa / xây dựng Nước Chúa là lo sống công bình bác ái, kiến tạo hòa bình và xây dựng hạnh phúc cho con người.
    5/ Thứ nào cần thiết nhất? Làm sao có được Nước Trời đó chính là cái đáng lo nhất / Thế thì cần gì phải lo cho vấn đề cơm ăn áo mặc? Tất cả những thứ gì mà người đời cho là thiết yếu nhất, thật ra chỉ là những cái được “cho thêm” mà thôi!
    6/ Tính cách của mùa xuân là gì? Vì quả đất tròn nên xuân đến, xuân đi, rồi xuân lại đến / cho dù ai có yêu, ai có ghét thì xuân vẫn đến / Xuân không phụ thuộc vào già trẻ, lớn bé, đẹp xấu, giàu nghèo, thông minh hay dốt nát, xuân vẫn đến nhẹ nhàng và đều đặn.
    7/ Hãy trở lại một chút với sách Sáng Thế: Thiên chúa tạo dựng trời đất muôn vật / Ngài đã tách bóng tối ra khỏi ánh sáng để làm ra ngày và đêm, ngày đêm thay đổi để làm nên chu kỳ năm tháng / Thay đổi 365 lần sẽ làm nên một năm (St 1, 14-18) / Hết 365 ngày lại có 365 ngày khác mà chúng ta quen gọi là năm mới.
    8/ Năm mới có thật sự mới không? Ai trong chúng ta cũng gọi là năm mới nhưng nó có thật sự mới không? Vì có nhiều người cho rằng nó chẳng có gì là mới cả / năm nào cũng vậy thôi, có khi nó còn cũ hơn năm ngoái.
     
    9/ Xét theo cảnh vật, xét theo con người thì nó cũ hay mới? Xét theo cảnh vật thì nó cũ / Khi tôi 70 tuổi, đương nhiên tôi cũ hơn là lúc tôi 20 tuổi / Nhưng chúng ta xét theo tâm hồn tức là xuân ơn thánh, thì có thể gọi là xuân mới / xuân mới trong tâm hồn là đời sống đổi mới, đời sống sạch tội, đời sống giàu ân sủng.
    10/ Với cái nhìn sâu sắc giúp con người nhận ra điều gì? Con người thời nay đã già cỗi, cần phải trở lại thời thanh xuân của con người nguyên thủy / Khi mới sinh ra, chúng ta sạch tội, rất ít nết xấu / Con người phải trở lại thời sạch tội thì mới được vào Nước Trời / Chúa Giê-su nói: phải trở nên như trẻ  nhỏ mới vào được Nước Trời.
    11/ Tin Mừng Matthe-ô đã nói gì về vấn đề này? Con người trẻ trung ngày xưa đã bị vật dục làm hư hỏng, đã trở nên già khọm đi / phải làm sao canh tân con người già cả của chúng ta, để trở nên con người trẻ trung tươi mát / phải trở nên trẻ thơ sạch tội (Mt 19, 13-15).
    12/ Năm mới người ta chúc nhau những gì? Người ta thường chúc nhau một năm mới tốt đẹp / Một câu chúc ngắn gọn thời xa xưa nhất là: phúc, lộc, thọ / Có người chúc nhau nhiều hơn: phú, quý, thọ, khang, ninh / Nhưng điều cần nhất có lẽ là chữ phúc phải đứng hàng đầu vì nếu có tất cả mà thiếu hạnh phúc thì đời thật vô nghĩa, nếu không nói đúng hơn đó là bất hạnh.
    13/ Sống lâu có phải là hạnh phúc không? Sống lâu và hạnh phúc là 2 điều quan trọng của lời chúc, thế nhưng cũng có người cho rằng: đa thọ, đa nhục / cũng có câu khác: trẻ khôn qua, già lú lại / đã lú lại thì sẽ bị trẻ con chê bai / Đã lú lại thì tất phải bị chê cười / không trốn đâu được cái nhục đó.
    14/ Mặt trái của sống lâu là gì? Không thiếu các cụ già bị bỏ rơi, đang sống tủi nhục trong các viện dưỡng lão / đang sống côi cút trong các gia đình bị con cháu hất hủi / Ít có ai nghe được người già nói: tôi được hạnh phúc trong tuổi già!
    15/ Một câu thơ nói lên sự thật của cảnh tượng này:
    “Còn duyên như tượng tô vàng
    Hết duyên như ổ ong tàn ngày mưa
    Còn duyên kẻ đón người đưa
    Hết duyên đi sớm, về trưa một mình.”
    16/ Người ta chúc nhau giàu có, nhưng đâu là đáy của chiếc túi tham? Chẳng bao giờ người ta thỏa mãn, nên chẳng bao giờ đạt được sự giàu có như lòng mong ước, người ta vẫn khát khao sự giàu có / Người ta tôn vinh tiền bạc / tôn nó lên hàng thần thánh / sẵn sàng làm nô lệ cho nó / tiền bạc là ông chủ khắc nghiệt / tiền bạc thường đi liền kề với nỗi bất hạnh / cho nên nhiều người nhận ra tiền bạc không mang lại hạnh phúc / Người khôn ngoan phải biết dùng tiền của để mua nước Thiên đàng.
    17/ Đặc ân mà Thiên Chúa ban cho con người là gì? Đó là sự tự do, thời gian và ơn tha thứ / Hãy nhớ lấy câu: Mỗi ngày trôi qua là một bước đi tới nấm mồ, hãy sống cẩn thận để khỏi phải hối tiếc / Ai đi sớm, tới sớm / ai đi trễ, tới trễ / Hãy sống sao cho xứng đáng một người con cái Chúa. **R
     
    CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS
    ***
    KÍNH NHỚ ÔNG BÀ TỔ TIÊN / MỒNG HAI TẾT 
     
    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu. (Mt 9, 14-15)
     
    Khi ấy, Chúa Giêsu sang miền Gêsarênô, các môn đệ Gioan đến gặp Người mà hỏi: "Tại sao chúng tôi và những người biệt phái thì giữ chay, còn môn đệ của Ngài lại không?" Chúa Giêsu nói với họ: "Làm sao các khách dự tiệc cưới có thể buồn rầu khi tân lang đang còn ở với họ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra đi, bấy giờ họ mới giữ chay". Đó là lời Chúa.
     
    BÀI CHIA SẺ CỦA GIU-SE LUCA:
     
    1/ Nguồn gốc lễ Vu Lan và ý nghĩa: Lễ Vu Lan là ngày báo hiếu cha mẹ / Câu chuyện được kể lại như sau: Mục Kiều Liên là một người theo hầu Đức Phật, ông tu luyện đã lâu, đã học được nhiều phép thần thông / Một hôm, ông cảm thấy nhớ mẹ nên dùng đôi mắt thần nhìn xuống địa ngục, thấy mẹ mình là bà Thanh Đề bị Diêm vương đọa đày cho làm quỷ đói vì kiếp trước bà đã gây ra nhiều tội ác / Vì quá thương mẹ nên Mục Kiều Liên đã dùng phép thuật để xuống địa ngục dâng cơm cho mẹ / Bà Thanh Đề do lâu ngày bị nhịn đói, nên khi ăn, bà dùng tay che bát cơm của mình vì sợ các cô hồn khác đến tranh giành / Chính vì bà còn tánh tham sân si nên khi đưa bát cơm lên miệng, thức ăn đã hóa thành lửa đỏ, bà không thể ăn được / Chứng kiến cảnh này, Mục Kiều Liên đau xót vô cùng bèn xin Đức Phật cứu mẹ mình / Đức Phật dạy rằng: Mục Kiều Liên dù thần thông quảng đại nhưng vì một mình nên cũng không thể cứu mẹ mình do ác nghiệp của bà quá nặng / chỉ còn cách hợp lực với các chư thần thánh khắp mười phương mới mong thành công / Vào rằm tháng 7, hãy sửa lễ vật đặt trong một chiếc chậu để dâng cúng và thành khẩn cầu xin mới có thể cứu rỗi vong nhân khỏi địa ngục tăm tối / Mục Kiều Liên đã thành tâm làm theo lời Phật dạy, ông đã cứu được mẹ và còn giải thoát cho tất cả các vong hồn bị giam trong chốn âm cung / Cho nên Phật giáo gọi tháng bảy là mùa hiếu hạnh, cũng gọi là tháng xá tội vong nhân/ là thời gian các vong hồn được thả tự do.
    2/ Người công giáo Việt Nam dùng ngày mồng hai tết để kính nhớ ai? Ngày tết là ngày con cháu ở xa về xum họp cùng gia đình để chúc tuổi năm mới cho ông bà, cha mẹ / Đồng thời cũng nói lên lòng yêu mến, biết ơn của con cháu đối với các bậc tiền bối.
    3/ Giáo Hội Việt Nam đã làm gì vào ngày tết? Cũng đồng hành với dân tộc, cũng muốn đề cao 3 ngày tết, giúp giáo dân thánh hóa ngày tết / Giáo Hội cũng muốn giáo dân dùng ngày mồng hai tết để tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên bằng cách dâng Thánh Lễ đặc biệt cầu cho các ngài còn sống hay đã qua đời / Chúng ta phải hiếu thảo ngay cả khi cha mẹ đã qua đời / vì tuy các ngài đã khuất, nhưng vẫn còn ở bên chúng ta.
    4/ Người Á Đông coi trọng chữ hiếu như thế nào? Đề cao chữ hiếu, coi như cội rễ của mọi đức / Người con bất hiếu là đồ bỏ đi / Tội nặng nhất là tội bất hiếu / Những người thờ cúng tổ tiên có vẻ như họ sống gần gũi với người đã khuất / người ta coi việc phụng dưỡng người sống cũng như người đã chết / do đó khi khấn vái, nói chuyện với người đã chết giống như nói chuyện với người còn sống / họ dâng cho cha mẹ hoa quả, nén hương, với mâm cơm để tỏ lòng thành với các ngài.
    5/ Cội nguồn là gì? Ca dao có câu: Người ta có cố, có ông, như cây có cội, như sông có nguồn / Không có tổ tiên, ông bà, thì không có ta / Tất cả những cái ta đang có là do ông bà để lại / Đừng ai được phép quên công ơn lớn lao đó.
    6/ Câu chuyện người con kiện mẹ (Bang New Jersey Hoa Kỳ): Bà mẹ 78 tuổi bị người con kiện vì bà không trả tiền công cho anh ta, vì anh ta đã sửa xe tải cho bà / Bà đã tố ngược lại => bà đòi anh ta phải trả công cho bà trong 40 năm phục vụ / Bà xin tòa án cho phép bà đánh đòn đứa con, nếu không được thì xin tòa án đánh đòn dùm / Vì bà đã không áp dụng câu: thương cho roi cho vọt để dạy nó.
    7/ Một câu thành ngữ dùng để biểu lộ sự tha thiết, trách móc: Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày / Muốn lấp hố sau chia cách giữa 2 thế hệ, giới trẻ phải luôn ghi nhớ công ơn của cha mẹ và giữ trọn chữ hiếu / Đây là bài học được giữ mãi trong xã hội Á Đông của chúng ta và cũng là một nét rất đặc thù mà xã hội Âu – Mỹ đã đánh mất từ rất lâu!
     
    8/ Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao 9 chữ ghi lòng con ơi.
     
    9/ Chín chữ cù lao là gì? Là 9 điều khó nhọc của cha mẹ khi sinh dưỡng con cái: Sinh: sinh đẻ / Cúc: nâng đỡ / Dục: dạy dỗ / Phủ: vuốt ve trìu mết / Xúc: cho bú sữa / Trưởng: nuôi cho khôn lớn / Cố: trông nom / Phục: ôm ấp / Phúc: bảo vệ.
    10/ Hôm nay kính nhớ ông bà tổ tiên, chúng ta phải làm gì?
    a) Sốt sắng hiệp dâng Thánh Lễ để cầu nguyện cho các ngài vì Thánh Lễ là phương thế hiệu nghiệm nhất mà chúng ta có thể kéo ơn Chúa xuống cho ông bà cha mẹ khi còn sống cũng như đã qua đời.
    b) Khơi lại lòng hiếu thảo của chúng ta đối với các ngài bằng những việc làm cụ thể, nhất là trong những ngày tết này / Hãy nhớ lại điều răn Chúa dạy chúng ta trong kinh Mười Điều Răn: Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ.
    11/ Thảo hiếu với cha mẹ là gì? Là yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ khi còn sống cũng như lúc qua đời.
    12/ Câu chuyện về đôi đũa thứ năm trong bữa cơm của gia đình bác Ba.
    13/ Mồng hai tết: Theo truyền thống giáo hội Việt Nam dạy người giáo dân kính nhớ tổ tiên, ông bà cha mẹ, là những người đã vất vả sinh thành dưỡng dục chúng ta khôn lớn, nên người.
    14/ Hiếu thảo với tổ tiên, cha mẹ ngày khi các Ngài còn sống. Cũng như xin lễ cầu nguyện cho các Ngài khi đã khuất là một điều quá hợp lý với đạo Chúa cũng như thuận với lòng người.
     
    Đêm đêm con thắp đèn trời/
    Cầu xin cha mẹ sống đời với con.
     
    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin tuôn đổ muôn phúc lành xuống cho cha mẹ con là những người đã vất vả một đời vì con. Xin Chúa cho các Ngài sớm về nơi vinh phúc, và ban bình an hạnh phúc mạnh khỏe cho những vị còn đang sống với chúng con. Amen. **R
    CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS 
     
    ***
    MỒNG BA TẾT /THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM
     
    TIN MỪNG Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca. (Lc 5, 27-32):
     
    Khi ấy, Chúa Giêsu trông thấy một người quan thuế tên là Lêvi đang ngồi ở bàn thu thuế, Ngài bảo ông: "Hãy đi theo Ta". Ông liền bỏ mọi sự đứng dậy theo Người. Lêvi đã dọn một bữa tiệc linh đình thết đãi Người tại nhà ông. Có đông người thu thuế và nhiều người khác cùng ngồi ăn với các ngài. Những người biệt phái và các luật sĩ của họ lẩm bẩm với các môn đệ của Người rằng: "Sao các người lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như vậy?" Chúa Giêsu trả lời họ rằng: "Những ai mạnh khoẻ không cần tới thầy thuốc, chỉ những người đau yếu mới cần thôi. Ta đến không phải để kêu mời người công chính, nhưng để gọi kẻ tội lỗi ăn năn hối cải". Đó là lời Chúa.
     
    BÀI CHIA SẺ CỦA GIU-SE LUCA:
     
    1/ Người Việt Nam chia công việc 3 ngày tết như thế nào? Công việc 3 ngày tết được chia ra như sau: mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy / vì muốn 3 ngày tết có đầy đủ ý nghĩa nên người xưa đã chia ra như vậy / nhà cha là bên nội / nhà mẹ là bên ngoại / người dạy dỗ cho ta nên người hữu dụng chính là thầy.
    2/ Tập tục Việt Nam như thế nào? Do tập tục xã giao và chúc tụng được tập trung trong 3 ngày tết, nếu để ra ngoài ngày, sẽ mất đi ý nghĩa nhất là về mặt tình cảm, tôn kính, quý trọng / chính vì thế bạn bè muốn đến chơi trong 3 này đều phải nên hẹn trước / Hơn nữa, gia đình nếu có đi vắng, cũng phải sắp xếp người trực ở nhà để tình cảm không bị rơi vào cảnh trống vắng, lạnh lẽo.
    3/ Mồng ba ra mắt mang ý nghĩa gì? Mồng ba tết thầy, cũng là ngày ra mắt tổ sư của nghề nghiệp mình làm / Sáng sớm ai có nghề gì thì đem đồ nghề ấy ra khởi động cho lấy lệ, như là hình thức / Nhà nông thì đem liềm ra cắt một ôm cỏ đem về cho bò ăn (nhưng chưa làm động thổ), người buôn bán thì mang hàng ra bán tượng trưng lấy ngày / thợ thầy thì mang búa, kéo ra đập ít cái để gọi là / Nói chung mọi công việc đều làm với tính cách tượng trưng => gọi là ra mắt tổ nghề / Mong ông tổ sư hộ độ suốt năm làm ăn tấn phát / tất nhiên trong ngày này bàn thờ các ông thần tài, thổ địa, tổ nghề đều rất tươm tất, hương đèn không tắt, hoa trái đầy ắp (phần này chỉ dành cho người lương dân).
    4/ Thánh hóa công ăn việc làm: Hội Thánh Công giáo luôn đồng hành cùng dân tộc / Hội Thánh Việt Nam cũng muốn dành ngày mồng ba tết để thánh hóa công việc làm ăn / Chúng ta hãy trình lên Chúa công việc làm ăn trong năm / Để Thiên Chúa chúc lành và ban ơn phù giúp / để cho công việc làm ăn của chúng ta phù hợp với Thánh Ý Chúa.
    5/ Đọc chương đầu của Sáng Thế ký, chúng ta nghiệm ra điều gì? Thiên Chúa dựng nên loài người giống hình ảnh Ngài (St 1, 26) / Các nhà chú giải cho rằng: loài người giống Thiên Chúa nhờ sự thông minh và tự do / Giống Thiên Chúa vì loài người được làm bá chủ vạn vật (St 1,26).
    6/ Biết như vậy thì lao động mang ý nghĩa gì? Dù lao động tinh thần hay vật chất đều mang ý nghĩa trọng đại: cộng tác vào việc sáng tạo của Thiên Chúa / giữa ý nghĩa của lao động và giáo thuyết về sáng tạo có mang một sợi dây liên quan.
    7/ Tại sao Thiên Chúa muốn con người cộng tác? Vì mọi sự trên thế gian này là của Chúa, nhưng Ngài lại giao phó cho con người quản trị, đổi mới và làm phong phú thêm / Sự quan phòng hằng ngày của Thiên Chúa trên vạn vật cũng là một cuộc sáng tạo không ngừng / Chúng ta chỉ có thể góp một phần nhỏ.
     
    8/ Công Đồng Vatican II đã xác quyết điều gì? Công Đồng quả quyết rằng: làm việc là góp phần sáng tạo và hoàn thành ý định của Thiên Chúa trong lịch sử loài người / khi tìm kế mưu sinh cho mình và cho gia đình / Tất tả những ai hoạt động để phục vụ xã hội một cách hữu hiệu đều có thể tin rằng nhờ công lao của mình, họ đang tiếp nối công trình của Thiên Chúa, phục vụ anh em, đóng góp công lao của mình vào việc hoàn thành ý định của Thiên Chúa.
    9/ Con người được vinh dự như thế nào? Nếu lao động là đem sức mình để cộng tác vào chương trình sáng tạo của Thiên Chúa / thì đây quả là một vinh dự lớn lao của con người/ Chúng ta cứ theo ý nghĩa đó mà kết luận rằng: lao động sẽ đem lại sự vinh quang.
    10/ Ngày mồng ba tết, chúng ta sẽ xin gì cùng Thiên Chúa? Chúng ta xin Chúa thánh hóa công việc làm ăn của chúng ta / đặc biệt trong Thánh Lễ này / bài Tin Mừng hôm nay dạy chúng ta phải biết cảm tạ Chúa đã ban cho chúng ta những nén bạc cơ bản làm vốn, đó là: Sự sống, sức khỏe, trí khôn, thiên hướng, sự tự do, những kinh nghiệm cộng đồng, những tri thức của người đi trước, những nhu cầu phát triển thuận lợi của thời đại.
    11/ Những điều gì cần làm sau đó? Xin Chúa giúp chúng ta luôn ý thức công việc làm ăn của bản thân như là thước đo về sự công bằng, bác ái và phát triển xã hội / Xin Chúa cũng ban ơn nâng đỡ tinh thần và nghị lực để chu toàn các trách nhiệm có liên quan đến công việc đang làm .
    12/ Một chút quyền gì được Chúa trợ giúp? Mọi người đều được có quyền làm việc và quyền được chuẩn bị chu đáo để có một việc phù hợp với nguyện vọng và khả năng của mình, để ai cũng được sống xứng đáng với nhân phẩm của mình là một con Thiên Chúa.
    13/ Tóm kết: khi ước nguyện công ăn việc làm của mình sẽ được Thiên Chúa thánh hóa và chúc phúc, người Kitô hữu cũng khao khát diễn tả hình ảnh một Thiên Chúa luôn hoạt động qua việc mỗi người đang thể hiện công việc lao động của mình / để minh chứng rằng: Thiên Chúa đã trao cho con người quyền được làm cho cuộc sống thêm văn minh và giàu đẹp / Càng văn minh, giàu đẹp, hạnh phúc, con người càng làm vinh danh Chúa / Đó là mục đích cuối cùng của lao động trần thế.
    14/ Hãy lao động, đừng mộng mơ: Một người kia đang cày ruộng, bỗng thấy một con thỏ chạy va đầu vào gốc cây mà chết. Anh ta liền bỏ cày, đi lượm thỏ, rồi lại tiếp tục ngồi đó đợi mong có được con nào nữa; nhưng đợi mãi, thế là anh lỡ mất buổi cày, thiên hạ biết được thì cười chê anh.
    15/ Một cô bé được mẹ sai đội vò sữa ra chợ bán, cô ta chân thấp chân cao, trong đầu rất vui vẻ và đang hình thành một ước mơ nho nhỏ: Bán sữa mua con gà nhỏ, gà lớn lên đẻ bầy con, cô lại bán đi để mua một con dê, con bò,... Cứ thế cô ta mơ ước tới tới, thế rồi trong một giây không chịu nhìn đường đi, cô đã vấp phải hòn đá, thế là sữa đi đàng sữa mà bò cũng đi đàng bò .../.
     *Thiên Chúa mời gọi con người cộng tác với Chúa trong công trình sáng tạo. Theo Thánh tiến sĩ Toma, mọi kế hoạch do Thiên Chúa sắp đặt từ muôn thuở, còn sự thực hiện kế hoạch sẽ diễn ra từ từ trong thời gian nhờ vào sự cộng tác của con người.
    * Thái độ ôm cây đợi thỏ. Mơ mộng viễn vông, hay bàng quan phó mặc mọi sự cho Thiên Chúa đều đáng bị chê trách. Trái lại Thiên Chúa luôn muốn con người tích cực làm việc nhờ vào sự dẫn dắt của Ngài.
     
    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin  giúp con luôn siêng năng cả về phần xác lẫn phần hồn, ngõ hầu vào ngày sau hết, con cũng được Chúa ban lời khen: Đây là tôi tớ tài giỏi và trung thành của ta, hãy vào mà hưởng vinh phúc với Chủ anh. Amen  **R
    CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS