6. Văn Hóa & Gia Đình

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - GƯƠNG MẪU CHO CON

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, Sep 28 at 1:05 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     

    PHẢI LÀM GƯƠNG CHO CON CÁI NOI THEO

    Một buổi chiều mùa đông tuyết rơi nặng hột, một người đàn ông say rượu lảo đảo bước đi trên lớp tuyết dày. Quay lại nhìn, ông thấy đứa con trai mười tuổi của ông đang đi theo bước chân thất thường của ông. Ông hỏi:

    -Con làm gì thế?

    Đứa con trả lời:

    -Thưa ba, con bước theo bước chân của ba!

    Chúng ta, các bậc cha mẹ có muốn con cái mình bước theo vết chân của mình không? Con cái sẽ không bao giờ lương th yện thật thà khi mà cha mẹ chúng thường nói dối và lường gạt,  vì nó thường đi theo vết chân của cha mẹ mình. Cha mẹ nào cũng muôn con cái mình nên người vì vậy cha mẹ phải cẩn thận trong nếp sống của mình sao nên gương mẫu cho chúng bước theo.

    Nên nhớ, con cái hay bước theo bước chân của cha mẹ như cậu bé bước theo bước chân say sưa của người cha trong chuyện này, thật bất hạnh cho đời nó trong tương lai biết bao! (MV). 

     
    GUONGMAUGIADINH
     

 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - ICH LỢI CỦA ĐỌC SACH

  •  
    Hung Dao
    Fri, Sep 18 at 6:40 AM
     
     

     Đọc sách có thể nuôi dưỡng "Mười khí" của bậc quân tử

    An Nhiên  

     

    image.png
    Đọc sách nhiều, trình độ nhận biết được nâng cao, sẽ đứng cao hơn và nhìn mọi thứ sâu sắc hơn.   

    Đọc sách không chỉ bởi vì để nâng cao tri thức, mà còn có thể đề cao tu dưỡng. Đạo gia cho rằng "khí" là nền tảng và cầu nối của tinh thần con người, khí đủ thì tinh mãn và thần hòa. Đọc sách sở dĩ có thể đề cao người tu dưỡng, chính là bởi vì có thể dưỡng khí.

    Đọc sách có thể dưỡng thành "Mười khí" của bậc quân tử sau đây:

    Dưỡng tĩnh khí, trừ nộ khí

    Trong "Đại học" có nói: "Biết dừng rồi sau đó có định, định rồi sau đó có thể tĩnh, tĩnh rồi sau đó có thể an, an rồi sau đó có thể lo, lo rồi sau đó có thể đắc". Qua đó đã chỉ ra một quá trình tu dưỡng hoàn chỉnh, "tĩnh" ở vào vị trí trọng yếu liên hệ giữa trước và sau. Tĩnh có khả năng cải biến, nhưng tĩnh cũng có thể phanh hãm lại; bực bội thì thất thố, xao động thì sinh loạn. Tĩnh thực sự là một công phu.

    Đối với việc đọc sách nghiên cứu mà nói, "băng ghế lạnh phải ngồi mười năm", đặc biệt phải chú ý tĩnh tâm nghiên cứu, không sợ ăn không ngồi chờ. Đọc sách yêu cầu hoàn cảnh yên tĩnh, tâm lý bình tĩnh, nội tâm thanh tĩnh, nếu tâm phiền ý loạn, phập phồng không yên là đọc sách không vào. Trạng thái của một người thực sự chú tâm vùi đầu vào đọc sách, trên thực tế cũng là một loại trạng thái tu luyện bản thân, là quá trình tích lũy phẩm tính tu dưỡng, ý chí ma luyện sức mạnh tâm lý.

    Kiên trì đọc sách học tập, năm rộng tháng dài, cứ như vậy tĩnh khí trên thân sẽ tự nhiên càng ngày càng nhiều, cái khí nóng nảy sẽ càng ngày càng ít. Từ đó có thể bài trừ quấy nhiễu, luyện thành tĩnh công phu, gặp lâm không sợ nguy, đối mặt với nguy nan không sợ hãi.

    Trạng thái của một người thực sự chú tâm vùi đầu vào đọc sách, trên thực tế cũng là một loại trạng thái tu luyện bản thân, là quá trình tích lũy phẩm tính tu dưỡng, ý chí ma luyện sức mạnh tâm lý.
    Trạng thái của một người thực sự chú tâm vùi đầu vào đọc sách, trên thực tế cũng là một loại trạng thái tu luyện bản thân, là quá trình tích lũy phẩm tính tu dưỡng, ý chí ma luyện sức mạnh tâm lý. (Pikist)

    Dưỡng nhã khí, trừ tục khí

    Đại thi hào Tô Thức từng viết "phúc hữu thi thư khí tự hoa”, bụng chứa sách vở tất mặt mũi có khí chất, đọc sách có thể khiến người ta trở nên phong nhã. Tăng Quốc Phiên nói: "Đọc sách có thể biến hóa khí chất". Sách hay đọc đến càng nhiều, liền càng có khí chất.

    Yêu thích đọc sách, không chỉ trực tiếp nuôi dưỡng, nâng cao về mặt thẩm mỹ, mà tầm mắt sẽ còn trở nên khoáng đạt, tư tưởng sẽ còn trở nên khắc sâu, tinh thần và phẩm đức sẽ còn trở nên cao thượng, cử chỉ cao nhã.

    Nếu không yêu thích đọc, tri thức liền sẽ biến chất, tư tưởng xơ cứng, năng lực thoái hóa. Những người như vậy, việc nhỏ cũng vì lợi ích mà tính toán chi li. Nếu ai ai cũng như vậy, toàn bộ xã hội sẽ trở đầy rẫy hỉ nộ ái ố, "mùi tiền" ngày càng hưng thịnh.

    Dưỡng tài khí, trừ vu khí

    Chính như Lưu Hướng thời Tây Hán từng nói: "Sách cũng là thuốc, thiện đọc có thể chữa được ngu". Đỗ Phủ "độc thư phá vạn quyển, hạ bút như hữu thần" là câu thơ thiên cổ lưu truyền. Tôn Thù đời nhà Thanh cũng nói: "Đọc thuộc lòng thơ Đường ba trăm thủ, sẽ không làm thơ cũng sẽ ngâm". Đây đều là đang nói, đọc sách có thể nuôi dưỡng tài hoa của con người.

    Đọc sách nhiều, trình độ nhận biết được nâng cao, sẽ đứng cao hơn và nhìn mọi thứ sâu sắc hơn.
    Đọc sách nhiều, trình độ nhận biết được nâng cao, sẽ đứng cao hơn và nhìn mọi thứ sâu sắc hơn. 

    Đọc sách nhiều, trình độ nhận biết được nâng cao, sẽ đứng cao hơn và nhìn mọi thứ sâu sắc hơn. Tích lũy tri thức nhiều, suy luận và tư duy sẽ càng thêm toàn diện, góc nhìn càng thêm đặc biệt; khi giải quyết vấn đề cũng sẽ càng thực tế hơn, càng đọc sách nhiều, các giải pháp sẽ càng trở nên suy nghĩ và thấu đáo.

    Dưỡng triêu khí, trừ mộ khí

    "Triêu" ở đây là chỉ buổi sáng sớm, "mộ" là buổi chiều tối. Trong sách "Đại học" có viết: "Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân", nếu muốn ngày hôm nay đổi mới thì ngày ngày đều phải luôn đổi mới, lại tiếp tục đổi mới hơn nữa. Xã hội là không ngừng phát triển biến hóa, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ thông tin và thay đổi nhanh chóng của chúng ta. Cho nên, muốn theo kịp thời đại biến hóa này, không ngừng đổi mới bản thân có được chăng? Mà sự đổi mới này chỉ có thể thực hiện thông qua đọc sách.

    Chính như Phùng Mộng Long đời Minh, tác giả của tiểu tuyết nổi tiếng Đông Chu liệt quốc từng nói: "Muốn biết chuyện thiên hạ, cần đọc sách cổ nhân". 

    Nếu như không nhìn thấy thế giới ngày nay phi tốc phát triển và biến hóa, sẽ trở nên bảo thủ không chịu thay đổi, dáng vẻ nặng nề. Người thích đọc sách, thiện đọc sách, thì có thể "hai cước đạp đông tây văn hóa, một lòng viết vũ trụ văn chương".

    Muốn theo kịp thời đại biến hóa này, không ngừng đổi mới bản thân có được chăng? Mà sự đổi mới này chỉ có thể thực hiện thông qua đọc sách. (Pikrepo)
    Muốn theo kịp thời đại biến hóa này, không ngừng đổi mới bản thân có được chăng? Mà sự đổi mới này chỉ có thể thực hiện thông qua đọc sách. 

    Dưỡng nhuệ khí, trừ biếng khí

    Viên Liễu Phàm đời Minh có cuốn sách "Liễu Phàm tứ huấn", trong đó có viết rằng: "Thiên hạ thông minh tuấn tú không ít, cho nên người mà đức không thêm tu, nghiệp không thêm mở rộng, chỉ vì hai chữ 'chần chừ', làm trì hoãn cả đời".

    "Chần chừ" chính là do tính lười quá lớn, biếng nhác, sống dễ dãi được chăng hay chớ. Người ham ăn biếng làm, ham an nhàn thích lười biếng, nhưng "ngọc bất trác, bất thành khí", không quản được mình sao có thể thành tựu sự nghiệp, bồi dưỡng nhân tài? Gia Cát Lượng trong "Giới tử thư" đã sớm khuyên bảo rằng, "phi học vô dĩ quảng tài, phi chí vô dĩ thành học”ý nói nếu không học sẽ không mở rộng được cái tài, không có ý chí thì học sẽ không có thành quả.

    Càng là chí hướng cao xa, chuyên cần đọc sách, càng sẽ phát hiện bản thân mình biết rất ít, càng biết tự thân cần cố gắng học tập, dù cho khó khăn đến đâu cũng duệ khí vươn lên.

    Dưỡng đại khí, trừ tiểu khí

    Đại khí là một loại nhãn giới, một loại cảnh giới, cũng là một loại tâm trí. Muốn dưỡng thành đại khí, thì nhất định không thể không chăm chỉ đọc sách. Đọc sách có thể cất cao tầm mắt, hun nuôi cảnh giới, khoáng đạt lòng dạ. Cổ nhân có câu nói, "đọc vạn quyển sách, đi vạn dặm đường".

    Cổ nhân có câu nói, đọc vạn quyển sách, đi vạn dặm đường.
    Cổ nhân có câu nói, "đọc vạn quyển sách, đi vạn dặm đường".

    Có người học vì lợi của mình, vì vợ con; có người vì nước vì dân mà đọc sách, dù trên người không có đồng nào mà tâm lo thiên hạ, nỗ lực thực hiện "lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ", "làm lợi cho quốc gia không màng chuyện sinh tử, không trốn tránh vì sợ tai họa" (Cẩu lợi quốc gia sinh tử dĩ, khởi nhân họa phúc tị xu chi), thật oai hùng khiến người đời ngưỡng mộ, noi theo. Loại người thứ nhất, sách còn đọc quá ít, còn không có đọc thấu. Loại người thứ hai, mới là người thực sự lĩnh ngộ được "mùi vị" của đọc sách.

    Dưỡng chính khí, trừ tà khí

    Nho gia coi trọng nhất chính khí, Mạnh Tử từng nói "Ta khéo nuôi cái khí hạo nhiên". Ông cũng nói rằng: "Cái khí hạo nhiên này là chính đại quang minh nhất, là rắn chắc mạnh mẽ nhất, dùng chính trực để bồi dưỡng nó và không gây tổn hại nó thì nó sẽ lấp đầy giữa trời đất. Cái khí hạo nhiên này tương xứng hợp với nghĩa và Đạo". 

    Chính khí bất dương, tà khí tất trướng; tà khí phách lối, người ắt gặp tai ương. Văn hóa truyền thống coi trọng lễ nghĩa liêm sỉ, yêu cầu người đọc sách cần phải có phẩm hạnh đoan chính, phẩm đức cao thượng của bậc chính nhân quân tử. Quân tử muốn "tu thân tề gia trì quốc bình thiên hạ", giúp đỡ chính nghĩa, hoằng dương chính khí, đầu tiên bản thân nhất định phải đi đường chính, như có câu "thân chính, không khiến mà đi; Thân bất chính, dù khiến không theo".

    Dưỡng dũng khí, trừ khiếp khí

    Cái gọi là "vô tri không sợ", là một loại ngu muội lỗ mãng và mù quáng tự phụ. Có thức tài có gan, tài cao thì gan mới lớn. Khổng Tử từng nói rằng: "nhân giả tất hữu dũng, dũng giả bất tất hữu nhân", ý rằng người nhân tất dũng cảm, người dũng cảm chưa hẳn đã có đức nhân. Trong Luận ngữ cũng giảng: "Tri giả bất hoặc, nhân giả bất ưu, dũng giả bất cụ", ý rằng người hiểu biết thì không nghi hoặc, người nhân đức thì không lo âu, người dũng cảm thì không sợ hãi. 

    Muốn không vô tri, có tri thức, đương nhiên cần phải đọc sách. Đọc sách có thể mở mang tầm mắt, tự nhiên dũng khí cũng liền tăng lên. 

    Muốn không vô tri, có tri thức, đương nhiên cần phải đọc sách. Đọc sách có thể mở mang tầm mắt, tự nhiên dũng khí cũng liền tăng lên.
    Muốn không vô tri, có tri thức, đương nhiên cần phải đọc sách. Đọc sách có thể mở mang tầm mắt, tự nhiên dũng khí cũng liền tăng lên. 

    Dưỡng hòa khí, trừ bá khí

    "Hòa", có thể nói là khái niệm hạch tâm trong văn hóa truyền thống cổ xưa, nho thích đạo đều có giảng. Như "Kinh Dịch"  đề xuất "thái hòa", Khổng Tử nói "hòa vi quý", Lão Tử thuyết "vạn vật phụ âm nhi bão dương, trùng khí dĩ vi hòa" (Vạn vật đều cõng âm mà ôm dương, điều hòa bằng khí trùng hư). Vậy nên, người cần tĩnh dưỡng hòa khí, và đọc sách chính là một biện pháp hữu hiệu.

    Tâm bình khí mới hòa, lòng yên tĩnh mới có thể tâm bình, đọc sách có thể tĩnh tâm, tự nhiên sẽ nuôi dưỡng hòa khí. Ngoài ra, người đang trong quá trình đọc sách, tầm nhìn cao, ý chí lớn, tự nhiên có thể ngày càng thêm bao dung, trong lồng ngực hòa khí cũng sẽ lớn lên từng ngày. Thông qua đọc sách có thể dưỡng thành chính khí hiền hòa, cũng có thể khiến người ta đối đãi với thế giới và người khác bằng con mắt khác, càng thêm từ bi, càng thêm hòa khí.

    Dưỡng vận khí, trừ hối khí

    Tục ngữ nói, "cơ hội chỉ lưu cho người có chuẩn bị". Một người đọc sách nhiều, sẽ có tích lũy, gặp được cơ hội liền càng có thể nắm bắt lấy. Mà có cơ hội có thể nắm bắt lấy, chính là vận khí thăng hoa.

    Hơn nữa đọc sách nhiều, trở thành người có học vấn, cơ hội cũng sẽ càng nhiều. Bởi vì tầm mắt của anh ta lớn, mà tư tưởng chi phối hành vi, không gian và sân khấu hoạt động bên ngoài cũng sẽ trong lúc bất tri bất giác kèm theo biến lớn, cơ hội gặp phải tự nhiên cũng sẽ càng nhiều. Đây cũng chính là tầng hàm nghĩa đọc sách nuôi dưỡng vận khí.

    An Nhiên

    HOA TỰ DO
    Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
    Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương
                 

     

    --

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - VĨ ĐẠI CỦA NGƯỜI MẸ

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Aug 16 at 3:50 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    SỰ VĨ ĐẠI CỦA NHỮNG NGƯỜI MẸ

     

    Những người mẹ trần gian, dù vẫn còn những giới hạn của kiếp người yếu đuối, vẫn chiếu tỏa rạng ngời hình ảnh của người Mẹ vĩ đại là Đức Maria.

     

     

     

    Thằng “Chiền” có tên giấy tờ rất đẹp là Tú Anh. Nội nó nói tên này nghe sang trọng quá, không hợp với đứa trẻ nhà quê nên gọi nó là “Chiền”, theo tên bố nó là Chiên.

     

    Mẹ Chiền bị lây bệnh phong hủi, xóm làng kỳ thị xa lánh. Nhưng đau nhất là ông chồng bỏ mẹ con chị mà theo người khác. Trong nỗi đau đớn thể xác và sự tủi nhục tinh thần, mẹ Chiền có ý định sẽ tự vẫn. Dẫu vậy, trước khi tìm đến cái chết chị quyết tâm sẽ xây cho con mình một ngôi nhà để nó có chỗ nương tựa.

     

    Đêm đêm trong thời tiết giá lạnh, bằng hai bàn tay cùi co quắp thiếu ngón đốt, người phụ nữ đau khổ và bất hạnh cắn răng nuốt lệ để đóng 18 ngàn viên gạch xây cho con ngôi nhà. Căn nhà hình thành song song với những dòng nhật ký không bao giờ thẳng hàng:

     

    “Túp lều nát rùng mình trong gió rét

    Chiếc nôi nghèo run rẩy giữa đêm đông

    Bố bỏ đi biệt xứ chẳng một lời

    Con mồ côi ôm một đời cơ cực

    Mẹ còn sợ gì cái giá lạnh đêm đông

    Dựng cho con một nếp nhà hy vọng…”.

     

    Ông trời có mắt. Lúc chị làm xong ngôi nhà thì cũng là thời điểm bệnh cùi có thuốc trị. Các bác sĩ nghe biết đã tận tình cứu chữa. Chị được tiếp tục sống hạnh phúc với con của mình trong chính ngôi nhà đó (Trích trong phim tài liệu Chuyện Người Tử Tế của Trần Văn Thủy).

     

    Người đàn bà xứ Canaan (Mt 15, 21-28): Trong sự bất hạnh của mẹ góa con côi, trong thân phận dân ngoại bị xa lánh và kỳ thị trên đất Israel,  cùng trong sự khốn khổ khi đứa con yêu đang điên dại vì quỷ ám. Bà tìm đến Thầy Giê-su mà đâu đó bà đã nghe thiên hạ kháo nhau về Ngài.

     

    Qua bóng dáng gầy gò nhỏ bé, sự đau khổ dường như đã khắc lên tường chi tiết trên người bà. Thất thểu lẽo đẽo theo sau đoàn Thầy trò Giê-su, bà nhận được những cái nhìn ái ngại, một vài câu ủi an cho xong chuyện từ các Tông đồ. Đau hơn nữa là sự thử thách đức tin của Thầy Giê-su có phần quá khắc nghiệt với bà. Nhưng rồi tình thương và sự hy sinh vĩ đại của người mẹ đã chiến thắng tất cả: “Bà muốn sao thì sẽ được vậy”, ngay lập tức con bà đã khỏe mạnh bình an với quyền năng Chúa.

     

    Cặp Song sinh: Trúc Nhi và Diệu Nhi được tồn tại trong kiếp người hoàn toàn nhờ sự dũng cảm của người mẹ. Trong xã hội vô thần, phá một đứa con trong bụng cũng tương đương với giết con gà con vịt. Vợ chồng anh Hoàng Anh và chị Hồng Thúy nhận kết quả siêu âm hoa trái đầu đời của tình yêu trong sự đau khổ vô hạn. Con mình dị tật, không phải một mà là hai đứa. Là người Công Giáo, anh chị phản đối ngay lập tức lời đề nghị của bác sĩ là phá bỏ nó. Chị khẳng định sẽ cho con mình được sống dù các cháu có thế nào đi nữa.

     

    Chúa không bỏ rơi mẹ con chị, dù Ngài có chút “nghiệt ngã” như đã đối xử với người phụ nữ Canaan. Những đường dao phẫu thuật trên thân thể hai con cũng là những nhát dao đâm thấu tâm hồn anh chị, để rồi trong thâm tâm của những con người tràn đầy niềm tin và dạt dào tình yêu đó, mở ra cơ hội được sống và sống dồi dào cho hai thiên thần bé nhỏ.

     

    Những người mẹ trần gian, dù vẫn còn những giới hạn của kiếp người yếu đuối, vẫn chiếu tỏa rạng ngời hình ảnh của người Mẹ vĩ đại là Đức Maria. Xin Mẹ là Mẹ đầy yêu dấu của chúng con, cứ yêu mãi chúng con như tình yêu Mẹ đã dành cho Thầy Giê-su Chí Thánh.

     

    Lm Giuse Nguyễn Đức Thịnh

     



     

 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH -THIÊN NHÂN HỢP NHẤT

  •  
    Hung Dao
     
    Mon, Sep 7 at 9:09 AM
     
     
     

    Bàn về ý nghĩa của “Thiên nhân hợp nhất” trong văn hóa truyền thống

    Minh Huệ Net
     
     

    Văn hóa Hoa Hạ là văn hóa Thần truyền, tư tưởng Thiên – Nhân hợp nhất là cốt lõi của tinh thần nhân văn truyền thống Trung Quốc, luôn chiếm vị trí chủ đạo trong văn hóa truyền thống, đối với các lĩnh vực như luân lý đạo đức, quan niệm giá trị, ý thức thẩm mỹ… đều có ảnh hưởng rất sâu xa.

    “Thiên – Nhân hợp nhất” là lấy “quan hệ giữa Trời và Người” làm trung tâm để xem xét vấn đề nhân sinh và vũ trụ, đó là một loại thế giới quan và vũ trụ quan, là cảnh giới cao cả mà con người theo đuổi, là nơi trở về và cội nguồn tư tưởng của quan niệm truyền thống. Nội hàm của “Thiên – Nhân hợp nhất” rộng lớn tinh thâm, những ghi chép trong sử sách có bao hàm những nội dung sau:

    Quan sát Đạo Trời, thực hành ý Trời

    Trong con mắt của người xưa, vũ trụ là một vũ trụ của sinh mệnh, “Đạo” là cội nguồn của vạn vật, là nguồn gốc của sinh mệnh. Thế gian vạn vật biến đổi muôn ngàn chỉ trong nháy mắt, duy chỉ có Đạo Trời là vĩnh hằng bất biến. Lão Tử nói: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”, đã nói rõ quan hệ giữa con người và tự nhiên, đã cho thấy vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều phải tuân theo đặc tính vũ trụ và quy luật vận hành sống động không ngừng nghỉ của nó. “Quan sát Đạo của Trời, thực hiện theo ý chỉ của Trời”, đã nói rõ nguyên tắc làm người và xử sự, tức là hành vi con người cần phải thuận theo Đạo Trời, khiến toàn bộ thân và tâm của bản thân thống nhất với Đạo Trời, tự nhiên, thì mới có thể bao dung được hết thảy, thiên hạ sẽ quy về, thì mới có thể lâu bền được.

    Sách Trung Dung viết: “Thế nên Trời sinh ra con người, ban cho khí để thành hình, lại ban cho lý để thành tính. Thế nên phép Trời là to lớn khởi đầu, hanh thông, lợi ích và chân chính (nguyên, hanh, lợi, trinh), mà tứ thời ngũ hành thiên biến vạn hóa, không điều gì là không từ phép Trời mà sinh ra. Phép tắc ở con người chính là Nhân Nghĩa Lễ Trí, mà lý của tứ đoan ngũ điển, vạn sự vạn vật, không điều gì mà không được bao hàm ở trong đó”. Đây chính là Đạo vô xứ bất tại (Đạo không nơi nào mà không có), ở trên trời thì là Đạo Trời, ở dưới đất thì là Đạo Đất, ở con người là Đạo con người. Đem nguyên hanh lợi trinh của Đạo Trời, tức sinh trưởng toại thành và ngũ thường của Đạo con người là Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín thống nhất lại. Đồng thời còn cho rằng trong hành vi hậu thiên của mình, con người chỉ có chuyên tâm nắm chắc cái thiện của bản tính tiên thiên của con người thì mới có thể thuận theo Đạo Trời mà hưng thịnh, chỉ có thể thuận ứng theo phép tắc tự nhiên, yêu người yêu vật thì mới có thể đạt được Thiên – Địa – Nhân hòa thành nhất thể, mới có thể sinh trưởng không ngừng nghỉ.

    Trong Lễ Ký có viết: “Chân thành là Đạo của Trời, truy cầu chân thành là Đạo của con người”. Đổng Trọng Thư đời Hán nói: “Giữa con người và Trời, hợp lại thành một thể”. Đó đều là những chuẩn mực của những người khéo tu Đạo thời cổ đại.

    Trước tiên đề ra là con người hợp với Trời chứ không phải Trời hợp với con người; là Trời và con người hài hòa chứ không phải là ‘nhân định thắng Thiên’. Nghiêm khắc tuân theo Đạo Trời, nguyên tắc “trợ giúp sự tự nhiên của vạn vật” một cách lý tính, tự giác cao độ, đạt được “Hợp đức cùng Trời Đất, hòa quang cùng Nhật Nguyệt, hợp trật tự cùng tứ thời”. “Dĩ đức phối Thiên”, hợp đức cùng Trời Đất chính là sự biểu đạt rõ ràng của tư tưởng Thiên – Nhân hợp nhất. Từ đó cũng có thể nhìn ra tư tưởng Thiên – Nhân hợp nhất truyền thống ngay từ khởi đầu đã gắn liền với vấn đề đạo đức, vì vậy duy hộ chân lý và đạo đức chính là sứ mệnh và trách nhiệm của con người.

    Trời là sự tồn tại có thể phát sinh quan hệ cảm ứng với con người

    Thiên – nhân tương ứng, Thiên – nhân tương thông. Có câu cổ ngữ rằng: “Người giỏi giảng Đạo Trời sẽ biết lấy Đạo Trời ứng nghiệm vào con người. Người giỏi giảng chuyện xưa sẽ biết lấy chuyện xưa ứng nghiệm vào chuyện ngày nay. Người giỏi giảng khí lý sẽ biết đem khí lý ứng nghiệm vào vạn vật. Người giỏi giảng cảm ứng sẽ biết thống nhất với tạo hóa của Trời Đất. Người giỏi giảng sinh hóa, biến thông sẽ thông hiểu lý của Thần linh”. Văn hóa truyền thống xuất phát từ ý niệm này biểu hiện là trọng Đạo, trọng Thần, trọng Đức, trọng hài hòa.

    “Trang Tử – Đạt sinh” viết: “Trời Đất là cha mẹ của vạn vật”. Trương Tái đời Tống viết trong “Tây minh” rằng: “Càn (Trời) gọi là cha, khôn (Đất) gọi là mẹ, còn ta nhỏ bé như thế này, nhưng hòa đồng Đạo của Trời Đất trong thân. Do đó chứa đầy khí ở giữa Trời Đất là thân thể ta, dẫn dắt vạn vật trong Trời Đất là bản tính tiên Thiên của ta. Nhân dân là đồng bào của ta, vạn vật là cùng tính với ta”. Đây chính là nói đến cảnh giới con người và Trời Đất vạn vật hợp thành nhất thể. Trình Hạo đời Tống đã chỉ rõ rằng: “Nhân đức coi Trời Đất vạn vật là nhất thể”, tức là nói Trời Đất vạn vật vốn là nhất thể, mà đặc tính Nhân quán thông xuyên suốt tất cả.

    Người xưa nhận thức được Thiên – Nhân là một chỉnh thể, giữa chúng có tồn tại mối liên hệ và quan hệ đối ứng. Sự biến hóa của thiên tượng sẽ dẫn động những biến hóa xảy ra trong xã hội nhân loại. “Sử ký – Nhạc thư” viết: “Trời và con người tương thông, giống như quan hệ giữa hình với ảnh và khí. Người làm việc tốt, Trời báo bằng phúc. Người làm việc xấu, Trời báo bằng họa. Giống như trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, là đạo lý rất tự nhiên. Do đó người xưa giảng, suy Đạo Trời để hiểu rõ chuyện con người. Bậc quân vương cần hành động giống như Trời, tâm thái chí thành của quân vương có thể cảm động đến Trời, khiến âm dương biến đổi. Nếu quân vương trái với âm dương, trái với ý Trời, thì sẽ có tai họa, dị tượng xảy ra. Đó là Trời cảnh cáo quân vương”. Vì vậy các triều các đời đều vô cùng coi trọng quan sát thiên văn, thiên tượng, không chỉ dùng để tính toán lịch pháp, mà còn dùng để quan sát sự biến hóa ở nhân gian. Trong lịch sử, có rất nhà tiên tri, cao nhân đều có thể thông qua quan sát thiên tượng mà biết trước được đại sử xảy ra và sự thay triều đổi đại, như “Mã tiền khóa” của Gia Cát Lượng thời Tam Quốc, “Hoa mai thi” của Thiệu Ung đời Tống, “Thiêu bính ca” của Lưu Bá Ôn đời Minh. Còn một số trước tác tiên văn tinh tượng như “Ngũ tinh chiêm”, “Sử ký – Thiên quan thư”, “Thiên văn chí”, “Ngũ hành chí”… Thiên – nhân cảm ứng, quan hệ đối ứng, quan hệ nhân quả, như bóng theo hình, kẻ sĩ minh trí nên lựa chọn để đón cát tránh hung.

    Trời là đối tượng mà con người kính sợ và thờ phụng

    Trời đất cực kỳ rộng lớn, che chở vạn vật, con người có lòng cảm ân. Khổng Tử nói: “Trời Đất là cha mẹ của vạn vật, con người là anh linh của vạn vật”; “Trời vô tư che phủ, Đất vô tư mang chở, nhật nguyệt vô tư chiếu sáng”, ông ca ngợi ân hóa dục của Trời Đất. Trời đất mãi mãi bất biến, ban cho vạn vật, tự thân lại không tiếp nhận bất cứ sự vật nào, chất phác, khiêm tốn, rộng lớn vô tư.

    “Thượng thư” viết: “Thánh nhân cổ đại biết cái lý Thiên – nhân hợp nhất. Do đó đối với việc con người thì không dám không tận tâm, mà đối với Đạo thì không dám không cẩn trọng. 4 người họ Hy, họ Hòa của vua Nghiêu, Thất Chính của vua Thuấn, Ngũ Kỷ của Hồng Phạm, họ Bảo Chương của Chu Quan, đều cẩn trọng với những điều này. Thế nên luôn dùng kính đối đãi với người, luôn kính Trời mà không dám lơ là”. Thiên tử cổ đại coi trọng nhất là tế tự. Tế tự là để kính Thần, ca tụng sự vĩ đại của Thiên Đế, coi sự thành công của bản thân trị sửa thiên hạ là do Thượng Thiên chỉ đạo, giúp đỡ và bảo hộ, thế thì khi tế tự thì ngoài sự thành kính ra, ngoài sự long trọng của lễ nghi ra, còn cần phải chế tác ra âm nhạc để ca tụng Thần, để bày tỏ sự kính ngưỡng đối với Thần.

    Vua Nghiêu quan sát thiên văn, định ra lịch pháp, thuận theo Đạo Trời mà trị vì, dạy dỗ thần dân Ngũ Điển – tức 5 loại mỹ đức: phụ nghĩa, mẫu từ, huynh hữu, đệ cung, tử hiếu để chỉ đạo hành vi bản thân. Vua giáo dục bách tính chung sống hòa thuận, đã thực hiện được “9 dòng tộc đã hòa mục”, khiến phong tục người dân thuần hậu. Vua Nghiêu chế tác nhạc vũ Đại Chương để ca tụng thịnh đức của Thiên Đế, đồng thời ngụ ý lấy đức để kính Trời. Vua Thuấn dùng Hiếu trị vì thiên hạ, dùng đức cảm hóa người, vô tư vì dân, khiến bách tính trong thiên hạ nâng cao đạo đức, ai nấy đều trọn đạo hiếu, tín Thần kính Trời. Vua Thuấn thực hành văn hóa lễ nhạc, coi trọng tế tự, đồng thời phối hợp với văn học, thi ca, đã chế tác ra Thiều Nhạc để tế tự Thượng Thiên, đức âm bình hòa của nó khiến “phượng hoàng đến múa theo lễ nghi, cầm thú cảm hóa bởi đức”. Chu Công thuận theo Thiên Đạo chế tác lễ nhạc, thông qua lễ nhạc, đạo đức giáo hóa quy phạm tư tưởng và hành vi con người, “đại nhạc hòa đồng cùng Trời Đất, đại lễ cùng khánh tiết với Trời Đất”, khiến cho quốc gia được thịnh trị. Các triều đình các thời đại hàng năm đều định kỳ cử hành lễ nghi đại điển “tế Trời” long trọng, mọi người cũng tế lễ “Thần Xã Tắc” cai quản thổ địa, ngũ cốc. Thánh nhân minh quân dẫn dắt người dân kính Trời, mọi người kính Trời tín Thần, phong tục thế gian tường hòa, đối với tất cả mọi thứ đề biểu hiện ra không tranh giành, khiến thiên hạ xuất hiện cảnh tượng trong sáng, thái bình.

    Trời làm chủ sự tồn tại của vận mệnh con người, xã hội và sự tồn tại của cát hung họa phúc cấp cho con người

    Thiên mệnh quan cổ đại đã rõ ràng ban cho con người thuộc tính đạo đức “kính đức bảo dân”, “thiên mệnh” và “nhân sự” là tương thông với nhau, “Ông Trời không thân với ai, chỉ trợ giúp người có đức” (Tả Truyện – Hy Công ngũ niên). Quy phạm đạo đức là cái mà Trời vì để bảo vệ người dân mà ban cho nhân gian, con người phục tùng Thiên mệnh là một loại hành vi đạo đức, Trời sẽ ban thưởng cho con người, nếu không thì Trời sẽ trừng phạt con người. Hành vi thiện ác của con người có thể được Trời cảm ứng, tức “Trời soi xét con người, không khác gì tấm gương”; “làm điều thiện thì Trời Đất đều biết, làm điều ác thì Trời Đất cũng đều biết”.


    Xem lại lịch sử nhân loại, thiên tai dường như chưa bao giờ dứt. Sử sách đồng thời cũng ghi chép rất nhiều câu chuyện người hành thiện thì dịch bệnh không xâm phạm đến họ được, không bị tai ương của thủy hỏa phong lôi (lũ lụt, hỏa hoạn, bão gió, sấm sét), tâm thiện có thể cảm động Trời Đất. Những sự tích chân thực này đã chứng thực đầy đủ trọng đức hướng thiện là cách tốt nhất để được Thượng Thiên để ý và bảo hộ, cho dù là ở hoàn cảnh hiểm nguy thì cũng có thể hóa hiểm thành an, bởi vì “Tự có Trời bảo hộ thì cát tường, không điều gì là không thuận lợi”. Nếu con người làm những việc trái với lẽ Trời, Trời sẽ giáng tai họa cảnh cáo, để con người phản tỉnh, nếu có thể kịp thời sửa chữa lỗi lầm, bù đắp những tổn thất, thế thì sự trừng phạt của Trời sẽ tự giảm thiểu hoặc chấm dứt. Thay đổi cái tâm chính là biện pháp căn bản nhất giải quyết vấn đề, có thể thông qua giáo hóa mà hành thiện.

    Như “Hán thư” ghi chép: Thời Hán Nguyên Đế, vùng kinh thành Trường An có những thiên tai như nhật thực, địa chấn… Nguyên Đế cảm thấy kinh sợ và lo lắng, thế là hỏi quần thần về những điều làm được và không được về mặt chính trị. Khuông Hoàng – người đảm nhiệm chức Cấp sự trung, đã chiểu theo kinh điển Nho gia trả lời rằng: “Từ quân vương đến thứ dân, tất cả đều kính Trời sùng thiện. Quân vương cần phải tiếp nhận Thiên ý để thực hành nền nhân chính, làm việc thiện, cầu phúc cho bách tính. Nên giảm quy mô cung thất, tu nội và ngoại, gần gũi những người trung chính, tránh xa gian nịnh. Công khanh đại phu cần tuân theo lễ, cung kính khiêm nhường, thích nhân nghĩa, thí xả, trọng nghĩa khinh lợi, làm tấm dương cho dân chúng. Sau đó thúc đẩy đạo đức giáo hóa trong bách tính, hoằng dương phong khí nhân – hòa. Trên thực hành, dưới làm theo, như thế thì quốc gia có thể hưng vượng, bách tính có thể an cư lạc nghiệp”. Khuông Hoành nhằm vào tệ nạn đương thời mà đề ra biện pháp tốt, được Nguyên Đế, các đại thần và bách tính ủng hộ và tán thành. Sau khi thực thi, quả nhiên phong khí xã hội trở nên tốt đẹp, các dị tượng không xảy ra nữa, quốc thái dân an.

    Trời là sự tồn tại ban cho con người đức tính, thiện tính và bản tính nhân, nghĩa, lễ, trí

    Khổng Tử nói: “Trời sinh đức cho ta, Hoàn Đồi làm gì ta được”; “Trời chưa diệt văn hóa đó, người Khuông làm gì được ta”. Đó là nói: Đức là do Trời ban cho ta, ta thụ mệnh từ Trời, bất kể sự tình gì đều không thể làm gì ta được. Mạnh Tử nói: “Người tận tâm theo thiện thì biết bản tính của mình. Người biết bản tính của mình thì có thể thờ Trời được” (Mạnh Tử – Tận tâm thượng). Tức là cần phải kiên trì giữ vững lương tri, cái tâm của bản thân, tu thân dưỡng đức thì mới có thể đạt đến cảnh giới biết được Trời, thờ Trời và chí thiện. Nho gia cho rằng “Lòng Trời có nhân đức”, đã nói rõ cái lý của Trời Đất: “lòng người bất nhân thì lòng Trời không bảo hộ”, nhấn mạnh sùng nhân chuộng lễ, khiêm hòa cung kính, quang minh lỗi lạc, thuận ứng với trật tự âm dương của Trời Đất, từ sự lựa chọn trên các phương diện thời gian, không gian, hoàn cảnh và đạo đức, hành vi, truy cầu lý tưởng của bản thân, đồng nhất với Đạo của Trời Đất.

    Lý niệm Thiên – nhân hợp nhất hàm chứa ở trong hệ tư tưởng Nho gia, Đạo gia và Phật gia, thể hiện ra tinh thần nội tại của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Nhìn từ Nho gia, có thể thấy Trời là bản nguyên của nguyên tắc và quan niệm đạo đức, bản tính nhân nghĩa lễ trí là Trời ban cho, là thứ cố hữu trong tâm con người. Nhưng do hậu thiên của con người bị mê hoặc bởi các loại danh lợi và dục vọng, muốn thông qua tu thân để trừ bỏ các loại tư tâm và tạp niệm, từ đó đạt đến một cảnh giới tự giác thực hành các nguyên tắc đạo đức. Đó chính là điều Khổng Tử nói: “70 tuổi làm theo những gì lòng mong muốn mà không vượt ra ngoài phép tắc”. Nhìn từ Phật gia, có thể thấy Phật tính là thứ con người ai ai cũng có, nhưng do con người mê lạc trên thế gian nên bản tính mất đi mà không tự biết, thông qua tu luyện, không ngừng thăng hoa có thể tu thành giác giả – cảnh giới của Phật. Nhìn từ Đạo gia, có thể thấy ngộ Đạo tu Chân, phản bổn quy chân, cuối cùng tu thành Chân nhân. Do đó có thể thấy, muốn đạt được cảnh giới con người thông với Trời thì con người ắt phải thăng hoa đạo đức, đạt được tiêu chuẩn cao hơn, cho đến tiêu chuẩn của Phật Đạo Thần.

    Người Trung Quốc từ xưa đến nay tin và tuân theo chân lý Thiên – nhân hợp nhất, kính Trời kính đức, tin vào sự đối ứng trực tiếp của thiên tượng biến hóa với sự việc nhân gian, tin thiện ác hữu báo, coi trọng nâng cao đạo đức. Nhưng ngày nay, Trung Cộng nghịch Trời phản Đạo, phản Thiên phản Địa, phản đạo đức, phản quy luật vũ trụ, đã tạo ra vô số các bi kịch nhân gian, khiến đạo đức xã hội suy bại, thì lẽ Trời ắt không dung thứ. Ngày nay, ở Bình Đường, Quý Châu đã phát hiện ra tảng đá lớn, ở mặt cắt sau khi vỡ ra, người ta tháy có 6 chữ lớn “Trung Quốc Cộng Sản Đảng Vong” (Đảng CSTQ diệt vong). Có thể thấy tà đảng Trung Cộng tội ác tày Trời, con người và Thần đều phẫn nộ, Trời sẽ tiêu diệt nó. Phong trào “thoái đảng” ở Trung Quốc hiện nay chính là một loại thể hiện của thiên tượng ở nhân gian. Càng ngày càng nhiều người có hiểu biết đã thoái xuất khỏi Trung Cộng và tất cả các tổ chức phụ thuộc của nó, kình thuận Thiên ý, kiên trì giữ vững đạo đức, lựa chọn chính nghĩa và tiền đồ tươi sáng.

    HOA TỰ DO
    Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
    Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương
                    

     

    --
     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - ĐỜI NGƯỜI CÓ 3 VIỆC

  •  
    Hung Dao
     
    Sat, Aug 8 at 4:07 PM
     
     
     
     
     
    Subject: VAN HOA :Đời người có 3 việc càng lười biếng càng có phúc khí
     

    Đời người có 3 việc càng lười biếng càng có phúc khí

    Ngọc Linh

     
    Đời người có 3 việc càng lười biếng càng có phúc khí
     

    Mặc dù lười biếng là một điểm yếu của con người nhưng nếu lười một cách đúng lúc, đúng chỗ thì lại là phúc ấm. Cái lười biếng ấy không phải là siêng ăn nhác làm mà là một thái độ sống nhàn nhã và giản dị.

    Não lười biếng: Bớt so đo, tính toán

    Trong cuộc sống, nhiều rắc rối là do bản thân tự mình quàng vào, là do suy nghĩ quá nhiều mà nên. Bộ não con người vốn nhỏ, những phiền não quá nhiều cũng khiến nó không có đủ sức chứa.

    Lười động não một chút không phải là không để tâm đến những chuyện khác mà chỉ là để tâm đến những chuyện lớn, chuyện cần thiết.

    Lười động não thì sẽ bớt lo lắng, bớt so đo, tất cả đều thuận theo tự nhiên để tâm mình được nhẹ nhàng.

    Cung tên lên dây quá lâu, căng rồi sẽ đứt. Con người cũng vậy, bỏ qua được thì hãy bỏ qua, nâng lên được đặt xuống được, đừng ép bản thân phải quá ôm đồm. 

    Nhà văn nổi tiếng thời Bắc Tống, Tô Đông Pha là người có thái độ sống rất tích cực. Dù gặp phải chuyện không như ý cỡ nào, ông cũng luôn vui vẻ. Những đau khổ không thể quật ngã ông, mà chỉ làm Tô Đông Pha trở nên mạnh mẽ hơn. 

    Lười mở miệng: Ít tranh luận

    Có câu: “Trước khi nói người khác, hãy ngồi tĩnh lại suy nghĩ về bản thân mình”. Trước khi chỉ trích bất kỳ ai, hãy xem lại bản thân mình. “Tiên trách kỷ hậu trách nhân” chính là như vậy. Mọi xung đột đều từ ngữ khí và lời nói bất hảo, từ cái tâm chỉ trích và thái độ không nghĩ cho người khác mà ra. 

    Nếu lười mở miệng một chút thì sẽ ít lời đi, quan sát và lắng nghe nhiều hơn, tự rút ra cho bản thân mình thế nào là đúng là sai. Đôi khi không nhất thiết phải nói ra hết những lời trong lòng. 

    Nói chuyện cũng phải có nghệ thuật, có ý thức và chừng mực, cái gì nên nói, cái gì không nên nói cũng cần cân nhắc, suy nghĩ một cách cẩn thận. Đừng nói xấu sau lưng người khác, điều này chỉ dẫn đến những rắc rối và mâu thuẫn.

    Ít nói chuyện của người khác có thể giúp bản thân mình tránh xa muộn phiền, giảm bớt kẻ thù. Trong cuộc sống, hãy biến bạn thành thù. Người không có kẻ thù mới là người mạnh mẽ và hạnh phúc nhất. 

    Lười động tay: Bớt chỉ đạo

    Hãy tự quản tốt việc của bạn, đừng ôm đồm lo cho chuyện của người khác. Nếu lúc nào cũng chỉ đạo người khác phải làm cái này cái kia, bạn sẽ khiến họ cảm thấy rất khó chịu. Bạn có thể giúp đỡ người khác hoàn thành công việc tốt hơn chứ đừng bao giờ áp đặt ý chí của mình. 

    Bạn không thể thay người khác quyết định cuộc đời của họ, dù đó có là người thân, gia đình của mình đi chăng nữa. Trong gia đình, đừng can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng của vợ, chồng, con cái. Để cho mỗi người có một khoảng không riêng, gia đình mới có thể hòa thuận. Ép người khác phải theo ý mình chính là khởi nguồn của nhiều bi kịch đau lòng. 

    Hãy lười động tay động chân một chút, hãy ngừng can thiệp vào chuyện của người khác, bạn sẽ thấy cuộc đời mình nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Mỗi người là một cá thể độc lập và chính vì chúng ta biết giữ khoảng cách với nhau mà mối quan hệ lại càng trở nên đẹp hơn, cao quý hơn. 

    Làm người đôi khi đừng quá ôm đồm. 

    Làm người đôi khi đừng quá so đo, tính toán. 

    Làm người đôi khi hãy cứ lười biếng một chút đi! 

    HOA TỰ DO
    Văn diù cánh Phượng yên trăm họ
    Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương