6. Văn Hóa & Gia Đình

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - CHO VÀ NHẬN

 

  •  
    Tri Vu <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Aug 4 at 8:03 AM
     
    Cửa hàng 0 đồng ‘thơm thảo’ của người Sài Gòn: Ai thiếu đến lấy, ai dư đến cho (không có ở miền Bắc)

     


    Sài Gòn có nhiều người cần sự giúp đỡ thì cũng luôn có người luôn sẵn lòng chia sớt, sẻ san, cửa hàng 0 đồng này như một nhịp cầu trung gian nối kết hai điều ấy.

    Thành phố đắt đỏ, xô bồ, trăm ngàn dịch vụ, dù là những thứ tủn mủn nhất cũng phải bỏ tiền ra mua. Nhưng ngược lại với mặt trái ấy, có những nơi sẵn sàng cho đi rất nhiều mà không cần người nhận trả bất kì khoản phí nào. 

    Mới đây, một cửa hàng đã thu hút sự chú ý của nhiều người khi 'kinh doanh' theo kiểu lạ lùng như vậy: 0 đồng, ai thiếu đến lấy, ai dư đến cho.



    Nằm trên đường Lê Văn Sỹ, quận Phú Nhuận, cửa hàng này mở từ 6h đến 11h mỗi sáng từ thứ 2 đến thứ 7, buổi chiều vẫn đón khách nhưng không mở rộng rãi như lúc sáng

    Mô hình cửa hàng 0 đồng được ông Nguyễn Viết Hợp (66 tuổi), Chủ tịch Hội giáo xứ Tân Sa Châu khởi tạo từ năm 2016, nhưng chỉ thật sự được 'ăn nên làm ra' từ tháng 5 đến nay.

    Ít ai biết, tại nhà thờ này, còn có một mô hình 0 đồng khác còn lâu đời hơn cả cửa hàng trên, đó là bữa trưa 0 đồng cho người nghèo, đã duy trì được hơn 11 năm nay.

    Khách đến dùng cơm đa phần người lao động nghèo, người vô gia cư, người già, người bệnh tật…




    Mỗi người sẽ được nhận một phần ăn gồm canh, rau, thịt, trái cây mà không phải trả tiền. Nhiều trường hợp đau ốm còn được chuyển phần ăn đến tận nhà

    Trong lúc quản lý bếp ăn này, quan sát thấy nhiều người ăn mặc rách rưới đến đây, ông Hợp nảy sinh mong muốn sẽ lo cho họ cái mặc tươm tất hơn, vậy là mô hình cửa hàng 0 đồng ra đời.

    Cửa hàng 0 đồng sẽ kêu gọi, tiếp nhận các loại trang phục như áo, quần, giày dép, mũ, túi xách, ba lô... đã qua sử dụng từ mọi người, sau đó lựa chọn, phân loại và mở ra phát cho những ai thiếu thốn. 




    Theo chia sẻ, mỗi ngày, nơi này nhận được 400-500 bộ quần áo, và ước tính có khoảng 100 người đến lấy




    Số lượng đồ nhiều quá sẽ được đóng gói và chuyển về các tỉnh huyện vùng sâu, vùng xa



    Nhiều người đến đây thường không tránh khỏi việc mắc cỡ, ngại ngùng nhưng thái độ tử tế, ân cần của những tình nguyện viên sau đó có thể giúp họ thấy thoải mái hơn



    Tại đây, món đồ 'đắt hàng' nhất là áo khoác. Cửa hàng quy định, với những món đồ có số lượng ít như giày, gấu bông, mỗi người chỉ được lấy một cái. Còn với quần áo thông thường, có thể lấy tự do, không giới hạn số lượng và hoàn toàn không mất một đồng nào.

    Khi được hỏi có sợ sẽ tồn tại lòng tham, không thiếu vẫn cứ lấy hoặc thiếu ít nhưng lấy nhiều không, ông Hiệp trả lời: 'Lúc mới mở tôi cũng có nghĩ đến trường hợp này. Lòng tham thì chắc chắn là sẽ có nhưng tôi tin nó sẽ không nhiều. Miễn ai đến lấy, mình đều sẵn sàng cho đi. Bởi vì bên cạnh việc có thể giúp đỡ trực tiếp được nhu cầu ăn mặc của một số người khó khăn, quan trọng là mô hình này còn có thể lan rộng ra tinh thần bác ái nữa'.

    Câu hỏi này cũng từng được đặt ra khi mới lập nên căn bếp nấu ra những bữa cơm 0 đồng 11 năm về trước. Tuy vậy, ông đã bỏ qua nỗi 'lăn tăn' kia khi ngẫm ra rằng: 'Người ta chịu tới đây, tức người ta chịu mang cái mác nghèo rồi. Ai cũng có lòng tự ái, ai cũng có lòng tự trọng mà. Nên chỉ cần người ta tới, mình đều đón tiếp chu đáo hết'.



    Cửa hàng 0 đồng này đóng vai trò như một cầu nối trung gian, giữa những người có thứ cần và những người có thứ muốn cho

    Nhiều người lượm ve chai sẵn đường qua ngang thì ghé vào, xin chiếc mũ cũ đội lên đầu, để lại lời cảm ơn và rời đi về phía những ngã đường oi ả nắng trưa. Có nhiều bà mẹ bán vé số chạy xe đạp vào, mừng tủi vì lựa cho con mình một chiếc quần tây đẹp để dành cho ngày khai giảng sắp tới.

    Cũng có ông chú xe ôm lạc quan hơn, lựa được chiếc quần jean xanh đậm thì khoe 'cái này mặc đi đám cưới được lắm nè'. Hay cũng có những đứa trẻ đi bán hàng rong cùng mẹ, ngập ngừng nhìn một chú gấu bông trên bàn, lễ phép hỏi người lớn 'cho con xin con này đem về chơi được không?'.





    Những thứ đã ít nhiều cũ với người này, nhưng với người khác, vẫn là những cái mới, cái cần, cái giá trị. Thế mới thấy, không có gì là hoàn toàn vô dụng, là phải vứt đi, chỉ là nó chưa được để ở đúng nơi cần nó mà thôi.

    Bên cạnh việc là 'cửa hàng quần áo' cho người nghèo, nơi này còn là địa chỉ thiện nguyện uy tín của nhiều nhà hảo tâm.




    Họ có một nơi an tâm để gửi gắm những món đồ mình có, có thể trực tiếp chứng kiến những thứ mình đã bỏ ra mang đến niềm vui cho người khác thế nào.


     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "QGHCK11" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/qghck11/CAPa9%3D%2BWddikU%3D1cqLUBS_vn_svbhiVT6fmFQTPJLsHFqZ86K6g%40mail.gmail.com.
     

 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - LỄ PHỤC ĐỨNG ĐẮN

 
Chi Tran
 
Jul 8 at 4:39 AM
 
 

Lễ Phục Đứng Đắn

Tại Sao Thiên Chúa Mặc Đồ Cho Ađam và Evà?

Bài gẫm của chị Lucia Fatima về thời trang

Trong một cuốn sách cuối cùng của sơ Lucia tại Fatima đã viết xong ngày 25 tháng 3 năm 1997 có nhan đề bằng tiếng Bồ đào nha là “Apelos da Messagem Da Fatima”. Dịch sang tiếng Anh là “Calls from the Message of Fatima” (Thông Điệp Fatima Mời Gọi), từ một người bạn đang sinh sống tại Fatima, ông Rôbert Nesnick. Là người được chọn giữ bản quyền bất cứ ở đâu sách của chị Lucia xuất bản: Secretariado dos Pastorinhos, 2496-908 Fatima, Portugal.

Trong sách này, Sơ Lucia nói về các trang phục của nước chị vào thời điểm Mẹ xuất hiện rồi, hồn nhiên, chị nói về cách ăn mặc quần áo

Ăn Mặc Đơn Sơ Nết Na

Chân phúc Jacinta đã nói tại Fatima năm 1917 rằng, “thực sự thời trang sẽ mãi luôn xúc phạm đến Thiên Chúa chúng ta rất nhiều.”

Có phải những bộ đồ mà chúng ta mặc trong ngày thấm đượm chất đơn sơ giản dị, tôn trọng phẩm giá con người, được những cô thôn nữ mặc trong những ngày đó! Điều ấy tốt cho chúng ta ở đây khi ôn lại những gì Thánh Kinh đã nói về chủ đề này: “Yahwêh Thiên Chúa làm cho con người và vợ con người những chiếc áo bằng da và mặc cho họ.” (Sáng thế 3:21)

Tại sao Thiên Chúa lại chỉ mặc đồ cho có hai con người đầu tiên ấy thôi, thế thì, trước đó họ trần truồng sao? Chính Thánh Kinh thuật lại cho chúng ta câu trả lời:

“Thế rồi, Yahwêh Thiên Chúa truyền lệnh cho con người rằng, ‘Hết mọi trái cây trong vườn ngươi cứ ăn.  Nhưng trái của cây cho biết điều thiện ác thì người không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết’ (…) “Người nữ thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt …nàng liền hái vài quả rồi ăn.  Nàng đưa cả cho chồng đang ở đó với nàng, và chàng cùng ăn.  Bấy giờ mắt hai người mở ra và họ thấy mình trần truồng. Họ mới kết lá vả làm khố che thân.”

Mặc Lấy Ân Sủng 

Yahwêh Thiên Chúa làm cho con người và vợ những chiếc áo bằng da và mặc cho họ.”  mạch văn thánh kinh này chỉ cho chúng ta thấy rằng, vì tội, mà Thiên Chúa đã mặc lấy áo ân sủng, bao bọc thân thể bị trần trụi của họ.   Vì lý do này, chúng ta phải ăn mặc hết sức giản dị, đơn sơ, và hợp với phẩm giá của chúng ta.  Những ai ăn mặc thiếu đứng đắn là gây nên dịp tội cho kẻ khác, và họ không những phải chịu trách nhiệm đối với tội lỗi của chính mình mà còn có lẽ cả tội của người khác vấp phạm vì họ nữa.  Xét rằng nếu thấy thời trang là thiếu nết na đứng đắn – và chúng ta thấy đấy không may thế giới hùa theo coi điều đó như là một luật lệ - đó là mưu mô của quỷ dữ, đó là một cái bẫy tinh khôn quỷ dữ giăng bắt các linh hồn, tương tựa như trò chơi của các tay thợ săn trong rừng và trong các lĩnh vực vậy.

Thiên Chúa không có ban tặng quần áo cho chúng ta như thể một thứ trang sức theo nhu cầu nuôi dưỡng con người hư vô và phù phiếm của chúng ta.  Không! Ngài ban nó cho chúng ta như một thứ đảm bảo chúng ta chống lại tội lỗi, tựa như một biểu hiệu đền vì tội lỗi đã phạm, và phải chịu hình phạt vì tội phạm đó, đồng thời nhắc nhở hết thảy chúng ta buộc phải vâng lời giới luật của Thiên Chúa.

Chúng ta hãy bắt đầu hồi tâm xem đâu là dấu hiệu của hình phạt và đền vì tội đã phạm, và một sự đảm bảo chống lại cám dỗ.  Mạch văn thánh kinh thuật lại với chúng ta rằng, sau khi hai ông bà phạm tội, Ađam và Evà đã lấy lá vả làm khố che thân; nhưng Thiên Chúa không lấy sự việc này làm đủ vì, Thánh Kinh thuật lại với chúng ta, Ngài “làm cho con người và vợ con người những chiếc áo bằng da và mặc cho họ.” (Sáng thế 3:21)

Thế rồi, theo một trình thuật của hình phạt và đền vì tội đã phạm: “Yahwêh Thên Chúa đuổi con người ra khỏi vườn Êđen để cày cấy đất đai, con người đã được lấy ra từ đó” (St 3:23). Và ở đấy “cho đến khi trở về với đất, (hay nói cách khác là cho tới khi chết), vì từ đất, ngươi đã được lấy ra.  Vì ngươi là đất bụi và sẽ trở về với bụi đất” (St 3:19).  Như vậy, sau khi mặc đồ cho họ, Thiên Chúa đuổi họ ra khỏi vườn địa đàng chỉ sau khi đã ra hình phạt, bắt họ phải làm việc đền tội, bảo họ phải canh tác đất đai cho đến khi trở về với đất mà từ đó họ đã được lấy ra.

Con người tự mình mang án chết bởi tội bất phục tùng giới răn Thiên Chúa, Ngài đã dặn họ: “Nhưng trái cây cho biết điều thiện ác, thì ngươi không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết” (St 2:17).  Vâng, thân xác bạn sẽ chết vì tội đã phạm và tội phạm đến giới răn Thiên Chúa.  Nhưng tệ hại hơn nữa, linh hồn của bạn sẽ bị hư mất đời đời ngoại trừ khi bạn ăn năn cải thiện và làm việc đền tội.  Bạn sẽ chết nếu không chịu cải thiện đời sống, bạn sẽ chết nếu không chịu quay về tuân phục giới răn Thiên Chúa.

Tuy thế, điều cảnh báo đó không chỉ có hai lý do – hình phạt và đền vì tội chúng ta đã phạm – mà Thiên Chúa đã mặc lấy chúng ta; bên trong việc con người được đảm bảo chống lại tội lỗi đó cũng còn có những mục đích phụng sự khác nữa, việc ăn mặc nết na giản dị cho biết chúng ta thuộc thành phần được tuyển chọn nhằm phân biệt với những phường vô đạo đức mất nết, cho phép chúng ta tự giới thiệu mình như những chứng nhân đích thực của Chúa Kitô và đối với thế gian.

Đồ mặc trang phục cũng nhắc nhở chúng ta về luật pháp Thiên Chúa, và đòi buộc chúng ta phải nghiêm chỉnh tuân hành.  Trong thực tế, Thiên Chúa yêu cầu dân của Người mặc lấy quần áo, vì qua đồ mặc của họ, là những biểu hiệu nhắc nhở họ về những Thánh luật của Thiên Chúa: “bảo chúng phải làm tua khâu vào tà áo của chúng, qua mọi thế hệ, và cột lên tua áo đó một sợi giây màu xanh.  Vậy các ngươi sẽ mang tua áo, và khi nhìn thấy nó, các ngươi sẽ nhớ đến mọi lệnh truyền của Thiên Chúa mà thi hành, chứ không theo con tim và đôi mắt các ngươi mà đi làm điếm.” (Dân số 15:38-39)

Thế nên, đồ chúng ta mặc là để bảo vệ con mắt và tâm hồn của mình, bởi đó chúng ta sẽ không cho phép mình bị sa chước cám dỗ của xác thịt, thế gian và ma quỷ.

Tua áo được nhắc đến trong mạch văn chắc chắn có ý nói đến một số phục sức qua quần áo của chúng ta; như thế trang phục phải xứng hợp với nhân phẩm con người, nết na đoan trang, giản dị, đơn sơ, tự trọng, thúc đẩy chúng ta tầm sát các huấn giới của Thiên Chúa.

Sau cùng, chúng ta hãy gẫm điều mà Thiên Chúa biểu lộ: “qua mọi thế hệ”. Điều này làm chúng ta suy rằng Thiên Chúa không nói chỉ vì ích lợi riêng cho dân Do Thái mà thôi.  Những gì Ngài truyền cho họ cũng đều có quan hệ đến chúng ta hôm nay, và cả đến các thế hệ đời sau nữa – không chỉ có hình thức của dấu hiệu được chọn bề ngoài mà, tự nhiên, thay đổi, nhưng bên trong còn có nghĩa là nếu chúng ta tôn trọng công việc sáng tạo của Thiên Chúa có trật tự lớp lang thì chúng ta không được đánh mất mục đích chính của mình.  Bởi lẽ luật lệ đến với chúng ta là từ Thiên Chúa và bất biến, chẳng hề thay đổi; cũng như Ngài là Đấng không hề đổi thay.

Sơ Lucia Fatima 

(sóngbiển phỏng dịch theo báo “Michael” số phát hành cho tháng 5,6,7, năm 2003)

 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - 10 MẨU CHUYỆN HÀI ƯỚC

10 mẩu chuyện hài hước giúp bạn nhìn thấu đạo lý cuộc đời

image.png

 

Mỗi chúng ta là “kẻ địch” lớn nhất của chính mình. Nếu có thể đặt bản thân vào vị trí người khác mà suy xét thì chúng ta sẽ có được thu hoạch bất ngờ. Dưới đây là 10 mẩu chuyện ngắn giúp bạn nhìn thấu đạo lý cuộc đời.

1. Trong bữa tiệc

Trong bữa tiệc Mark Twain ngồi đối diện với một phụ nữ trẻ, theo phép lịch sự ông nói:

– Cô quả thật rất đẹp!

Quý cô này không hiểu thiện ý của ông, bèn cao ngạo nói:

– Đáng tiếc là tôi không thể nào dùng lời như thế để khen ông được.

Mark Twain bình thản nói:

– Không sao, cô có thể làm giống như tôi, cứ nói dối một câu là được rồi.

Người phụ nữ đó không biết làm gì hơn, đành cúi đầu xấu hổ.

Cảm ngộ: Người ném ra hòn đá thì kẻ vướng ngã lại là chính mình.

2. Khi vợ nấu ăn

Trong bếp, vợ đang lúi húi nấu ăn. Người chồng đứng bên cạnh nói liên hồi:

– Chậm một chút!

Lát sau anh nói:

– Cẩn thận, lửa to quá rồi! Mau mau lật cá đi. Dùng thìa lật nhanh lên, sao mà nhiều dầu quá.

Chưa được bao lâu, anh lại kêu lên:

– Cắt đậu phụ bằng phẳng một chút, chứ sao lại lem nhem thế này.

Cuối cùng, anh nói:

– Ái chà, em biết nấu ăn như thế nào mà.

Người vợ thấy trong lòng khó chịu, bèn buột miệng nói:

– Dĩ nhiên là em biết rồi!

Lúc này người chồng mới nháy mắt nói với vợ rằng:

– Anh chỉ muốn để em biết rằng khi anh đang lái xe, em ngồi bên cứ liên chi hồ điệp thì cảm giác của anh như thế nào.

Cảm ngộ: Lượng thứ cho người khác không khó, chỉ cần bạn thực sự đứng trên góc độ và lập trường của họ để xem xét vấn đề.


Lượng thứ cho người khác không khó. 

3. Bác thợ sắp nghỉ hưu

Bác thợ già sắp nghỉ hưu, ông chủ quý mến không nỡ xa bác, bèn bảo bác làm thêm một căn nhà nữa rồi hãy về nghỉ. Bác thợ già miễn cưỡng nhận lời, nhưng không còn để tâm vào công việc. Vì để nhanh chóng được về quê, bác thợ chỉ làm quấy quả cho xong.

Khi nhà mới hoàn thành, ông chủ cười tươi nói rằng đây là quà nghỉ hưu của bác. Bác thợ không ngờ ngôi nhà này lại là nhà của chính mình, trong lòng vừa xấu hổ vừa hối hận.

Cảm ngộ: Mỗi việc trong cuộc đời đều là làm cho mình, đã làm gì thì phải làm đến mức tốt nhất.

4. Cụ già trên tàu cao tốc

Trên chuyến tàu cao tốc, một cụ già bất cẩn làm văng chiếc giày mới mua ra ngoài cửa sổ tàu, mọi người xung quanh ai nấy đều cảm thấy nuối tiếc thay cho cụ. Nào ngờ cụ già cầm chiếc giày còn lại ném qua cửa sổ…

Hành động này khiến mọi người kinh ngạc. Cụ già giải thích:

– Chiếc giày này dẫu có đắt giá đến mấy thì đối với tôi cũng là vô dụng. Nếu có ai đó nhặt được một đôi giày, chưa biết chừng họ còn có thể đi được.

Cảm ngộ: Nỗi thống khổ vốn không thể nào cứu vãn được thì tốt nhất là buông bỏ càng sớm càng tốt.

5. Thỏ con câu cá

Ngày thứ nhất đi câu cá, thỏ con không câu được con nào. Ngày thứ hai thỏ con lại đi câu, nhưng kết quả vẫn như cũ. Ngày thứ ba, khi thỏ con vừa đến nơi thì một con cá lớn ở dưới sông nhảy lên quát to:

– Nếu ngươi vẫn còn dùng cà rốt làm mồi câu thì ta sẽ…

Cảm ngộ: Thứ bạn cho đi thường là thứ bạn muốn cho chứ không phải thứ người khác cần. Nếu muốn mang lại niềm vui cho người khác, thì hãy đặt mình vào vị trí của họ chứ không phải suy xét từ góc độ của chính mình.


Thỏ con câu cá. 

6. Người bạn là tiến sỹ y khoa

Một bác sĩ làm phẫu thuật ung thư cho người bạn cũ của mình. Sau khi mổ ra mới phát hiện rằng khối u này không thể cắt được, anh đành phải khâu lại.

Sau đó anh giải thích tình hình với bệnh nhân. Bệnh nhân không hiểu các thuật ngữ y học, cứ tưởng rằng đã mổ xong thì bệnh sẽ khỏi.

Bác sĩ không làm cách nào giải thích cho người bạn cũ của mình hiểu được, đành phải cấp giấy cho xuất viện. Sau một năm người bạn cũ quay lại khám, bác sĩ kinh ngạc phát hiện ra rằng bệnh đã khỏi rồi, tế bào ung thư cũng hoàn toàn biến mất.

Bác sĩ ấy vốn là tiến sỹ y khoa, sau lần đó liền đi học tiến sỹ tâm lý.

Cảm ngộ: Tâm thái lạc quan chính là thần dược.

7. Tình cờ gặp nhau ở quán cà phê

Cô bước tới hỏi:

– Anh là người mà dì Vương giới thiệu phải không?

Anh ngẩng đầu nhìn cô, quả đúng là mẫu người mà anh thích. Trong lòng anh thầm nghĩ: “Đã nhầm thì nhầm một thể”, thế là vội vàng trả lời:

– Vâng, mời cô ngồi.

Hôm kết hôn, anh thẳng thắn thừa nhận rằng anh không phải người dì Vương giới thiệu, và hôm đó anh đến cũng không phải để gặp mặt làm quen. Vợ anh cười và nói:

– Em cũng không phải đến gặp mặt làm quen, chỉ là em lấy cớ để bắt chuyện với anh…

Cảm ngộ: Cơ hội đến thì chớ do dự, hãy mau chóng nắm chặt lấy nó.


Cơ hội đến thì chớ do dự, hãy mau chóng nắm chặt lấy nó. 

8. Hai con hổ

Có hai con hổ: một con trong chuồng và một con trong rừng. Cả hai con hổ đều cho rằng hoàn cảnh của mình không tốt, kẻ này luôn ngưỡng mộ kẻ kia.

Thế là chúng quyết định đổi chỗ cho nhau. Ban đầu chúng vô cùng vui sướng hạnh phúc. Nhưng không lâu sau, cả hai con hổ đều chết: Một con chết vì đói, một con chết vì buồn rầu.

Cảm ngộ: Đối với hạnh phúc của bản thân, người ta nhìn mà không thấy, chỉ dán mắt vào hạnh phúc của người khác. Kỳ thực điều bạn có chính là thứ mà người khác ngưỡng mộ.

9. Nữ sinh chọn hoa khôi

Một cô gái dung mạo bình thường đã có bài diễn thuyết như sau:

– Nếu tôi được chọn làm hoa khôi thì mấy năm sau, các chị em hiện đang ngồi tại đây có thể tự hào nói với chồng mình rằng: “Khi em học đại học, em còn đẹp hơn hoa khôi của lớp”.

Kết quả cô đã chiến thắng với số phiếu bầu tuyệt đối.

Cảm ngộ: Để thuyết phục người khác ủng hộ, bạn không cần phải chứng minh mình ưu tú hơn người khác, mà là khiến người khác cảm thấy vì có bạn mà họ trở nên ưu tú, có cảm giác thành công.

10. Chuột sa chĩnh gạo

Một con chuột vô tình rơi vào chĩnh gạo. Sự cố bất ngờ này khiến nó vui sướng khôn nguôi. Sau khi xác định không có nguy hiểm gì, nó bèn ăn ngốn ăn ngấu, ăn no rồi lại nằm ngủ, ngủ dậy rồi lại ăn no.

Cứ như thế, nó ở trong chĩnh gạo ăn rồi ngủ, ngủ rồi lại ăn. Cuộc sống hạnh phúc êm đềm trôi đi khoan khoái.

Đến khi chĩnh gạo vơi dần, vơi dần và lộ đáy, nó vẫn không thoát khỏi sức quyến rũ của những hạt gạo ngon lành còn sót lại. Cuối cùng nó đã ăn hết sạch sành sành. Lúc đó nó mới phát hiện ra rằng, nhảy ra khỏi chĩnh gạo chỉ là giấc mộng xa vời, hết thảy đều đã vô phương bất lực rồi.

Cảm ngộ: Cuộc sống của chúng ta xem có vẻ bình lặng, kỳ thực nơi nào cũng đầy nguy cơ rình rập. Chỉ có nhảy thoát ra khỏi quan niệm tư tưởng cũ thì mới có thể nhìn rõ con đường chính xác dẫn đến thành công.

Theo Cmoney

 
 

 

  •  

 


VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - NGƯỜI MỸ-NGƯỜI VIỆT

Anthony Dinh
 
Jul 5 at 3:17 PM
 
 
Subject: Fwd: : Người Mỹ - Người Việt? quá hay , nên đọc Thay cho moi ngay mo


 

           Người Mỹ - Người Việt

Kinh tế, khoa học, xã hội, văn minh của Mỹ và Việt cùng đi như tên lửa nhưng 2 chiều ngược nhau.

 

- Người Mỹ không thích người khác biết mình có tiền, người Việt thì tìm cách khoe của.
- Người Mỹ thả thú vào rừng, người Việt vào rừng bắt thú.

- Người Mỹ nói ít làm nhiều. Người Việt nói nhiều làm ít hoặc nói một đằng làm một nẻo.

- Người Mỹ khi ra nước ngoài thì tìm học cái hay. Người Việt thì tìm chỗ ăn chơi.

- Người Mỹ hôn nhau ngoài đường, đi tiểu trong toilet. Người Việt hôn nhau trong toilet, đi tiểu ngoài đường.
- Ở Mỹ, lễ tết sếp tặng quà cho nhân viên; ở Việt Nam, nhân viên tặng quà cho sếp.
- Người Mỹ ăn nhanh để đi làm, người Việt làm nhanh để đi ăn.
- Đàn ông Mỹ tan sở về nhà ngay; đàn ông Việt tan sở lê la quán nhậu.
- Người Mỹ yêu động vật, người Việt đấu trâu, đấu chó, chém lợn.
- Người Mỹ vừa dạo chơi vừa nhặt rác, người Việt vừa dạo chơi vừa xả rác ra đường.
- Người Mỹ đánh bắt hải sản thì thả mấy con nhỏ và con cái đang mang thai. Người Việt đánh bắt hải sản thì tóm toàn bộ không tha con nào hết.

- Người Mỹ va chạm nhau trên đường thì bắt tay xin lỗi, người Việt thì giơ nắm đấm ăn thua.
- Người Mỹ chủ nhật đem gia đình đi xa thành phố, người Việt thì đem cả nhà đến trung tâm thành phố.
- Mỹ nhà xa mặt đường thì đắt, Việt Nam nhà xa đường thì rẻ.
- Người Mỹ không uống rượu trước mặt trẻ em, người Việt uống rượu sai trẻ em đi mua thêm.
- Người Mỹ đến nhà hàng gọi ăn, uống vừa đủ. Người Việt sành điệu ăn uống phải bỏ lại nhiều (Người Mỹ bụng to hơn mắt, người Việt mắt to hơn bụng!)
- Yêu nhau người Mỹ hôn công khai, người Việt hôn trong bóng tối.
- Người Mỹ đến nhà thờ cầu nguyện cho yên bình, người Việt đến đền chùa để “hối lộ” và cướp phá..
- Người Mỹ đi du lịch thì mặc cốt sao thoải mái và khám phá văn hóa, người Việt đi du lịch thì mặc đẹp và chụp ảnh.
- Mỹ không thích hỏi tuổi, hỏi lương, người Việt là câu cửa miệng.
- Người Mỹ không bao giờ vứt rác sang nhà hàng xóm, người Việt không vứt được phải chịu.
- Người Mỹ không thích đàm đúm nói xấu cấp trên, người Việt như có gen di truyền.

- Người Mỹ sống thật không thích khoe mẽ, người Việt không khoe sợ người khác nghĩ mình nghèo...
- Người Mỹ mập ú mà sải bộ rất nhanh - người Việt nhỏ con mà chân bước chậm rề.
- Người Mỹ ra đường đàn ông tay xách nách mang, đàn ông Việt ra đường toàn ông kễnh.
- Ở Mỹ chặt một cây thì trồng 3 cây, ở Việt Nam chặt hàng trăm cây nhưng không trồng cây nào.
- Ở Mỹ lên xe là chạy, ở Việt Nam lên xe là bóp còi.
- Người Mỹ nuôi con theo ý họ, người Việt nuôi con theo chỉ đạo của mẹ chồng.
- Người Mỹ bàn xong thì làm, người Việt bàn xong thì bàn tiếp!
- Người Việt bị chỉ trích thì nhảy dựng lên. Người Mỹ bị chỉ trích thì tranh luận.
- Người Mỹ muốn đến nhà ai thì gọi điện trước, người Việt cứ đến nhà không thấy thì gọi điện hỏi.
- Người Mỹ luôn hỏi ý kiến con trước mọi vấn đề, Người Việt coi con trẻ là không biết gì, phải nghe theo mình.

- Ở Mỹ học nhiều tiến sĩ ít, Việt Nam học ít tiến sĩ nhiều (theo đầu người).

 

K. Minh (tổng hợp)

---------------------------