6. Văn Hóa & Gia Đình

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - TAI HẠI VÌ CHIỀU CON

  •  
    Chi Tran
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     
     
     
              CON CÁI VÔ ƠN VÌ CHA MẸ TRÓT BAO BỌC QUÁ NHIỀU

    Chúng ta ngày ngày bỏ công dốc sức vì con cái, tại sao chúng lại cho rằng công sức của chúng ta không đáng giá, tại sao chúng lại không cảm nhận được lòng tốt của cha mẹ, cứ luôn đòi hỏi này nọ?

    Hiện trạng nhiều gia đình hiện nay là: Cha mẹ nuôi dưỡng con khôn lớn mà con không biết cảm ơn cha mẹ.

    Bạn đã dành những thứ tốt nhất cho con cái nhưng chúng lại để lại những thứ xấu nhất cho bạn. Đó là kết quả của sự giáo dục con của bạn.

    Đó là do bạn tạo thành, đừng đổ lỗi cho bất kỳ người nào.

    Thế nên, con cái cần phải được giáo dục từ nhỏ, không được luôn cho rằng chúng còn quá nhỏ chưa hiểu chuyện.

    Bi kịch lớn nhất của bậc cha mẹ là đã dốc tất cả bản thân mình nhưng lại không nuôi dạy được ra con cái biết cảm ơn

    Vào dịp Tết, một bà mẹ thổ lộ nỗi khổ trong nhóm bạn bè:

    “Ăn Tết mừng tuổi cho con gái một triệu, không ngờ nó chê ít, không vui: ‘Năm ngoái cũng như thế này, năm nay cũng như thế này. Bạn bè đứa nào cũng được mừng tuổi 4, 5 triệu’. Bây giờ nó dỗi, không ăn cơm cũng không lý gì đến tôi nữa”.

    Không ngờ lời thổ lộ của bà mẹ này lại được rất nhiều bậc cha mẹ trong nhóm hưởng ứng, đều nói trẻ con hiện nay không biết cảm ơn, không biết đến nỗi vất vả và công sức của cha mẹ, chỉ thích so bì, động tí là nổi giận với cha mẹ.

    Mọi người đều cảm thán, không biết làm sao mà nuôi con trở thành những kẻ vô ơn như thế này? Bi kịch lớn nhất của cha mẹ không gì lớn bằng đã bỏ hết công sức tâm huyết cho con cái mà lại không nuôi dưỡng thành con cái biết cảm ơn.

     

    Con cái không biết cảm ơn thực tế là do cha mẹ ‘yêu thương’ quá mà thành

    Rất nhiều cha mẹ yêu thương con quá ư đơn giản: Đặt con lên vị trí cao hơn tất cả, làm tất cả các sự việc cho con, giải quyết tất cả các phiền toái giúp con.

    Khi ăn cơm thì đem bát đũa cho con, đơm cơm cho con.

    Khi con làm bài tập thì cùng con làm từng bài từng bài, kiểm tra lỗi.

    Buổi tối trước khi đi ngủ thì giúp con thu dọn sắp xếp sách vở, chuẩn bị cặp sách, mang đầy đủ đồ dùng học tập.

    Khi con cái giúp mẹ thì: “Con không cần quản việc nhà, cứ học tốt là được rồi”.

    Khi cha mẹ yêu thương quá sâu đậm thì con cái sẽ quen với tiếp nhận và đòi hỏi đơn phương, cảm thấy tất cả đều có thể nhẹ nhàng dễ dàng có được. Thế nên con cái không biết trân quý, dễ nảy sinh cảm giác hơn người.

    Càng đặt con cái vào vị trí trung tâm của cuộc sống, bỏ công sức vô điều kiện cho chúng thì càng dễ khiến con cái tăng cảm giác “nhận mà không biết xấu hổ”, sẽ không nuôi dưỡng thành những người con biết cảm ơn.

    Trên thực tế, cuộc sống của bạn là cuộc sống của bạn, cuộc sống của con cái là cuộc sống của con cái, không ai có thể lo cho ai được. Bản thân bạn còn khó kiểm soát cuộc sống của mình nữa là muốn kiểm soát cuộc sống của người khác.

    CON CÁI VÔ ƠN VÌ CHA MẸ TRÓT BAO BỌC QUÁ NHIỀU
    Biết yêu thương và cho đi mới là điều không thể thiếu được để con cái trưởng thành

    Một trường hợp cực đoan kinh động thế giới, đó là vụ án “Du học sinh giết mẹ ở sân bay”.

    Cậu Vương 24 tuổi du học ở Nhật 5 năm, chưa bao giờ làm việc gì. Hàng tháng cậu đều đòi mẹ 1000 đô la tiền sinh hoạt phí và học phí.

    Mẹ cậu là người mẹ đơn thân, nguồn kinh tế chỉ dựa vào tiền lương của mình bà. Bà nhịn ăn nhịn mặc, không dám chi tiêu từng đồng để dành tiền cho con ăn học.

    Còn cậu con trai thì sao? Không những không hiểu nỗi vất vả cực nhọc của mẹ, giảm gánh nặng cho mẹ, trái lại chỉ biết không ngừng đòi hỏi, nặn tiền mẹ, như loài ký sinh trùng.

    Hôm đó, cậu vẫn như mọi khi đòi mẹ tiền. Bà mẹ chạy vạy khắp nơi vay mượn bấy lâu, đến nay không kiếm đâu ra nữa.

    Cậu tức giận mất kiểm soát, đâm liền 9 nhát dao lên người mẹ ở ngay sân bay.

    Chúng ta yêu thương con cái nhưng cũng nhất định phải dạy con cái biết yêu thương.

    Nếu không thì sẽ chỉ diễn biến thành:

    Cha mẹ cam tâm tình nguyện bỏ hết công sức cho con, cuối cùng đổi lại con cái chỉ biết một mực đòi hỏi, không biết cảm ơn, không có chí tiến thủ, sống một đời thất bại.

    Có câu cổ ngữ: “Người biết cảm ơn thì Thượng Thiên sẽ đem lại càng nhiều hạnh phúc hơn cho họ”. Bởi vì đồng thời với lúc họ cảm ơn thì họ cũng sẽ cảm nhận được ý nghĩa đích thực của hạnh phúc”.

    Người con biết cảm ơn sẽ không bao giờ tự coi mình là trung tâm, chúng sẽ cảm nhận được sự khó nhọc của người khác, biết cảm thông và bao dung, tâm thái càng thêm bình hòa và lạc quan, quan hệ xã hội cũng càng tốt đẹp hơn.

    Còn người con không biết cảm ơn chỉ biết tự tư đòi hỏi, tầm nhìn hạn hẹp, thích so đo tính toán, luôn cảm thấy bất mãn và thất vọng với cuộc sống, với người và sự vật xung quanh.

    Cũng giống như trong cuộc sống, đối với một số người bạn, mặc dù 10 việc bạn đã làm tốt 9, chỉ còn 1 việc không được như ý họ, họ liền chỉ nhớ đến việc này, nhớ đến cái xấu của bạn mà quên đi tất cả mọi điều tốt đẹp trước đó của bạn, thậm chí còn trở mặt với bạn.

     

    Thế nên, cần để con cái học cách cảm ơn, để chúng biết đối diện với thế giới này bằng trái tim cảm kích, học cách yêu thương người khác. Đó không phải vì cha mẹ tự tư mà là tầm nhìn xa trông rộng cho cuộc sống tương lai của con cái.

    Nuôi dạy con không phải là để con hưởng thụ an nhàn, mà là thông qua hành vi của chúng ta, dạy bảo giáo dục chúng biết yêu thương và cảm ơn, không được chỉ biết đòi hỏi

    Một cặp vợ chồng có hai cô con gái sinh đôi 10 tuổi. Khi hai đứa trẻ nói muốn nuôi con vật nuôi, người cha đề nghị hai con trước tiên phải lập ra kế hoạch nuôi dưỡng con vật, bao gồm:

    Đi đến nhà ai xin, mua, đường đi như thế nào, thủ tục xin ra sao?

    Ai phụ trách vệ sinh, ai phụ trách cho ăn, cho uống…?

    Sau đó, 2 đứa trẻ tự mình đi xe buýt đến nhà người quen xin một con chó con. Mấy năm nay, chú chó cưng đều do 2 đứa trẻ chăm sóc, chưa bao giờ phiền đến cha mẹ. Chúng thể hiện ra rất có tinh thần trách nhiệm.

    Người cha bày tỏ, ông không muốn con cái hình thành thói quen hứng thú nhất thời, sau đó đùn đẩy cho cha mẹ xử lý.

    Nuôi dạy con cái không phải là tiết kiệm tiền, cũng không phải là dốc hết tất cả ra để đem lại cho con cái sự hưởng thụ dễ chịu. Nuôi dạy con cái chính là thông qua hành vi và sự dạy bảo của chúng ta, bồi dưỡng cho con cái nhân cách kiện toàn, có phẩm chất và ý chí kiên cường, dạy con cái biết yêu thương và cảm ơn, không được chỉ biết đòi hỏi.

    Cha mẹ yêu con tốt nhất là buông tay đúng lúc

    Nhà tâm lý học lâm sàng Mỹ là Wendy Mogel đã từng nói: “Nếu cha mẹ dốc toàn lực ra để con cái không phải trải qua khó nhọc thì sau khi trưởng thành, chúng hoàn toàn không biết đối diện với những khó khăn khúc mắc thông thường như thế nào”.

    Nói cách khác, chính là cha mẹ đã tước đoạt cơ hội trưởng thành của con cái.

    Bởi vì con cái đã quen với việc có người che gió che mưa cho chúng, giải quyết tất cả những phiền phức cho chúng, thế nên khi chúng độc lập đối diện với cuộc sống thì những thiếu sót, khiếm khuyết của chúng sẽ bộc lộ ra.

    Nuôi dạy con cái không phải là nâng niu chúng trong lòng bàn tay mà phải để chúng học được cách độc lập vững bước.

    Nhà tâm lý học Đức Erikson trải qua nghiên cứu đã phát biểu: “Trẻ con bắt đầu từ 1 tuổi là sẽ hình thành quan niệm về bản thân, 3 tuổi sẽ bước vào thời kỳ tự trọng, bắt đầu tìm kiếm giá trị bản thân. Trong thời kỳ này, sự giúp đỡ quá mức của cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy chúng không có năng lực, từ đó nảy sinh cảm giác thất bại”.

    Cảm giác được yêu cầu và được khẳng định đối với trẻ mà nói là vô cùng quan trọng. Loại cảm giác này sẽ khiến trẻ hình thành cảm nhận giá trị bản thân tốt. Đó là tiền đề và nguồn động lực để trẻ biết yêu thương, biết cho đi, biết gánh vác trách nhiệm.

    Mà loại cảm giác này lại đến từ việc độc lập hoàn thành những điều mà khả năng mình có thể làm được, hoặc chìa tay ra giúp đỡ người khác.

    Do đó, cha mẹ cần biết buông tay.

    Việc trẻ có thể làm được thì hãy để chúng tự làm, chớ vì sợ trẻ ăn cơm rơi vãi mà lựa chọn đút cơm, cũng chớ vì lo trẻ giặt bít tất không sạch mà giúp chúng giặt…

    Đừng cảm thấy trẻ đang gây phiền phức, từ xấu đến tốt cần có thời gian. Đó cũng là quá trình trẻ ắt phải trải qua để trưởng thành. Làm nhiều thì tự nhiên sẽ làm được tốt.

    Cha mẹ không được việc gì cũng phải sắp đặt, giải quyết tất cả các vấn đề phiền phức của trẻ. Hãy thử đem quyền lựa chọn và quyền tự chủ trao lại cho trẻ. Cha mẹ chỉ nên tham gia mà không can thiệp quá nhiều.

    Cha mẹ cũng không cần thể hiện mình tài giỏi. Khi mệt khi buồn, cần giúp đỡ thì có thể thỉnh thoảng thể hiện ra.

    Hãy biểu thị cảm thụ chân thực nhất của mình khi ở cùng trẻ, để trẻ có cơ hội quan tâm, chăm sóc người khác, để trẻ thưởng thức cảm giác được người khác cần đến này.

    Với trẻ, cần làm được bình đẳng về tâm hồn. Từ tuổi tác đến thân phận, cha mẹ luôn có ưu thế hơn. Bạn nhiều tuổi hơn trẻ, nhiều kinh nghiệm sống hơn, nên muốn trẻ nghe lời bạn. Trên thực tế thì trừ những điều này ra, về tầng diện tâm hồn thì bạn và trẻ là bình đẳng, đều là những thể sinh mệnh khát vọng được yêu thương.

     

    Trong khi bạn khát vọng con cái cảm ơn bạn thì bạn cũng nên có một trái tim cảm ơn đối với con cái

    Cảm ơn này tuyệt đối không phải là câu khách khí mà chúng ta vẫn nói hàng ngày, mà là cảm động phát xuất từ đáy lòng.

    Tình yêu của con cái đối với cha mẹ còn mạnh mẽ hơn tình yêu của cha mẹ đối với con cái nhiều. Tuổi càng nhỏ thì tình yêu của trẻ với cha mẹ càng là vô điều kiện.

    Trẻ càng nhỏ tuổi thì càng dựa vào cha mẹ. Khi trẻ bao dung đối với tính nóng nảy của bạn, khi trẻ an ủi bạn, khi trẻ dành những thứ ngon cho bạn, khi trẻ làm việc nhà cùng bạn, lẽ nào bạn không nên nói lời cảm ơn với trẻ?

    Do đó, khi bạn đặt mình vào vị trí bình đẳng với con cái thì bạn sẽ giảm rất nhiều yêu cầu đối với chúng, ngược lại bạn còn càng cẩn thận với hành vi, lời nói của mình.

    Chỉ cần có trái tim biết cảm ơn, biết yêu thương thì mỗi giờ mỗi khắc đều vui vẻ hạnh phúc

    Con cái không có ý thức cảm ơn thì quả là đáng sợ. Ban đầu trẻ sẽ không ngừng đòi hỏi cha mẹ, rồi sẽ sinh ra những tâm trạng tiêu cực. Khi con cái thấy cả thế giới đều đang nợ chúng thì đã là nguy hiểm rồi.

    Bản thân hạnh phúc không có bất kỳ mối quan hệ nào với những điều kiện bên ngoài. Mỗi bậc cha mẹ trong khi yêu thương con thì xin đừng quên dạy con cái biết yêu thương, biết cảm ơn.

     
     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH- VĂN HÓA - LÚA CHÍN LÀ CÚI ĐẦU

  •  
    Thanh Nguyen - Sep 28 at 9:14 PM
     
    Subject: Re: “BÔNG LÚA CHÍN LÀ BÔNG LÚA CÚI ĐẦU”
     
    Subject: Fw: “BÔNG LÚA CHÍN LÀ BÔNG LÚA CÚI ĐẦU”
     
     
    Subject: “BÔNG LÚA CHÍN LÀ BÔNG LÚA CÚI ĐẦU”

     
    Inline image
     
    “BÔNG LÚA CHÍN LÀ BÔNG LÚA CÚI ĐẦU”

         Nhớ hồi vợ chồng tôi và hai đứa con nhỏ (một trong hai đứa còn nằm trong bụng mẹ, tháng thứ 6) xuất cảnh đi Mỹ. Vì trường hợp phụ nữ mang thai nên IOM (cơ quan di dân quốc tế) thu xếp cho riêng chúng tôi đi đường bay quá cảnh phi trường Kyoto Nhật Bản thay vì đường ghé Hàn quốc như những gia đình khác cùng đợt hồ sơ, như vậy chúng tôi sẽ được rút ngắn chuyến đi gần nửa ngày. Sự tử tế chu đáo và bất ngờ này của một cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc, ‘người dưng nước lã' hoàn toàn xa lạ, làm tôi cảm động. Tiền mua vé máy bay cho tất cả những di dân diện tị nạn đều do IOM cho vay trước, chúng tôi sẽ trả góp sau khi đã an toàn định cư ở quốc gia mới.

        Gia đình nhỏ chúng tôi ghé đến phi trường Nhật, te tua xơ mướp vì mệt, lết tha lết thếch không giống ai giữa chuyến bay toàn hành khách sang trọng. Chúng tôi ngồi ở hàng ghế cuối, biết thân biết phận nên chờ cho mọi người ra hết mới dắt díu nhau ra sau cùng. Vậy mà vừa bước ra khỏi cửa máy bay, một tình nguyện viên của IOM, một thanh niên (sinh viên) người Nhật sáng sủa cao ráo, mặc bộ vest rất chỉnh tề, đứng sẵn đó, thấy chúng tôi là gập người chào cung kính. Cầm trên tay tấm giấy lớn ghi tên chúng tôi nhưng thực ra anh ta chẳng cần nữa vì quá dễ nhận ra cái gia đình nghèo vừa rời khỏi đất nước nghèo này.

        Chúng tôi sững người, ngượng nghịu lúng túng trước cái cúi chào đặc biệt của người Nhật lần đầu tiên trên đời mình được nhận. Sau đó anh chàng kính cẩn ân cần, cố đi thật chậm để bà xã tôi không phải vội, dù đôi chân cao ngồng của chàng ta chỉ cần sải một bước là bằng chúng tôi đi ba bước.

        Anh chàng nói tiếng Anh chậm rãi và cố tình chọn những từ dễ đến nỗi đứa dốt sinh ngữ như tôi cũng hiểu ngay. Cái cách anh chàng tế nhị đưa chúng tôi đến nhà vệ sinh và sẵn sàng kiên nhẫn chờ ở ngoài làm tôi càng phục lăn! Nước Nhật giáo dục kiểu gì mà người trẻ của họ tuyệt vời đến thế này nhỉ?

        Rồi anh chàng chậm rãi dẫn chúng tôi đi dọc các hành lang sân bay quốc tế rộng mênh mông để đến cổng chờ chuyến bay đi Mỹ. Tôi nhớ chúng tôi đi bộ gần nửa tiếng mới tới. Cung cách của anh chàng không khác gì đang hộ tống những nhân vật quan trọng. A không, đang ấm áp đón tiếp những người rất thân thiết. Tôi nghĩ người thân ruột thịt cũng không ân cần được đến thế!Đến nơi, anh chàng lại cung kính và áy náy xin lỗi vì bận việc phải đi gấp. Anh chàng nói sẽ gọi điện nhờ một người bạn đến ở với chúng tôi trong 8 tiếng chờ đợi.

        Thì ra anh chàng đã gọi phone nhờ cô người yêu của mình từ hồi nào. Cô ấy đến, cũng là sinh viên, nhỏ nhắn dễ thương, vừa đẹp vừa hiền, đem theo bữa cơm đắt tiền mua ở nhà hàng cùng một giỏ trái cây. Vừa gặp chúng tôi, cô ấy cũng gập người chào rất lễ phép. Tôi lại một lần nữa xúc động khi hiểu ra IOM có đặt sẵn suất thức ăn nhanh ở phi trường cho chúng tôi, nhưng đôi bạn trẻ này muốn đãi 'bà bầu' và hai em bé một bữa chu đáo hơn bằng chính tiền túi của họ.

        Không còn biết nói gì nữa khi nhìn cô gái Nhật dịu dàng dọn bữa ăn vẫn còn nóng ra chiếc băng ghế phi trường, chén đũa đàng hoàng, mời chúng tôi, ngồi 'hầu' bên cạnh chúng tôi với nụ cười luôn nở trên khuôn mặt dễ mến, ân cần hỏi han vợ con tôi.

        Tôi không còn tâm trí đâu mà thưởng thức món ăn. Mỗi một miếng đưa lên miệng là mỗi hạt ngọc hạt vàng! Tôi cảm thấy mình không xứng đáng ngồi đó để được cô bé tiếp đãi như thế này. Tôi xin kiếu, xin được đi lòng vòng để ngắm cái phi trường hiện đại, để trố mắt nhìn cái thế giới khác hẳn thế giới quen thuộc của mình ở quê hương.

        Nói thật, suốt đời còn lại chúng tôi không thể quên sự tử tế và khiêm nhu của hai người bạn trẻ Nhật ấy!

        Con gái đầu của chúng tôi năm đó mới 8 tuổi, nó nói lớn lên, quốc gia đầu tiên con phải đi thăm, trước cả về thăm quê hương Việt Nam, nhất định phải là nước Nhật!

        Gần đây tôi mới biết câu thành ngữ cổ xưa của người Nhật: "Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu".

        Bao thế hệ đi trước của người Nhật đã truyền lại lời dạy đó cho con cháu:

        Một cây lúa khi được mùa, trĩu hạt, thì nó biết cúi đầu. Khi mình đã sung túc thịnh vượng, không được nghếch mặt lên trời tự mãn kiêu căng, nhưng biết cúi mình để kính trọng và yêu thương người khác!

    “Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu” câu châm ngôn của người Nhật Bản

    実(みの)る程頭(ほどあたま)の下(さ)がる稲穂(いな

    ST

    Bạn có thể chia sẻ nếu thấy hay, xin cảm ơn!

    Hoàng Nguyên Vũ.

     

    ------------------------------------------

     
     
     

     
    --
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - LOẠI BỎ TẬT XẤU

  •  
    Hung Dao - Sep 25 at 2:31 PM
     
     
    Subject: Re : VAN HOA :Đời người có 4 đức tính cần nuôi dưỡng và 2 thói xấu cần loại bỏ
     

    Đời người có 4 đức tính cần nuôi dưỡng2 thói xấu cần loại bỏ

    Đời người có 4 đức tính cần nuôi dưỡng và 2 thói xấu cần loại bỏ
     

    Trong cuộc sống thường ngày, hãy tích cực nuôi dưỡng một số đức tính tốt. Những đức tính này sẽ giúp ta chiếm được lòng người, đồng thời vận may sẽ đến với bạn.

    Năm Hàm Phong thứ 8 (năm 1858), vào một ngày tháng 3, Tăng Quốc Phiên đã viết trong nhật ký của mình rằng làm người: 

    Tâm thái nên ổn định, đối xử tốt với mọi người

    Luôn khiêm tốn, rộng lượng

    Làm việc gì cũng nên làm chắc chắn, làm có trách nhiệm

    Luôn biết giúp đỡ người khác.

    Ngoài ra, ông cũng chỉ ra 2 tính xấu con người nên tránh, đó là kiêu ngạo và nói nhiều.

    Khi còn trẻ, Tăng Quốc Phiên chắc hẳn đã phạm phải sai lầm là kiêu ngạo và nói nhiều, nhưng sau đó ông đã tự ý thức và thay đổi bản thân, cuối cùng đã bỏ được những tính xấu đó. Vì thế ông đã nói, tính xấu là nguyên nhân làm con người bị thất bại. Đây là một đạo lý mà ông đúc kết từ trong kinh nghiệm sống của mình. Chúng ta hãy thử cùng tìm hiểu. 

    Con người hễ kiêu ngạo là sẽ bị mất cảnh giác trong mọi hoàn cảnh, vì thế khi nguy hiểm và thất bại ập đến sẽ không kịp trở tay. Kiêu ngạo là con đường tự dẫn mình đến chỗ diệt vong, như cổ nhân có câu “kiêu binh tất bại”. Shakespeare cũng từng nói: “Một người ngạo mạn sẽ có cái kết bi thảm”.

    Thất bại của Quan Vũ trong Tam Quốc cũng là do quá ngạo mạn. Bản chất Quan Vũ là một tướng giỏi, là người có năng lực hơn người. Nhưng vì quá ngạo mạn nên Quan Vũ đã phải chịu chết thảm. Trong trận Phàn Thành, Quan Vũ dùng kế dẫn nước sông nhấn chìm 7 đạo quân chết đuối, càng tỏ ra đắc ý. Sau đó, ai can ông cũng không nghe, cho mình là người tài giỏi nhất, cuối cùng dẫn đến cái chết thảm khốc.

    Tăng Quốc Phiên đã nhấn mạnh “nói ít” là một đức tính rất quan trọng với mỗi người. 

    Để khuyên mọi người không nên nói nhiều, Tăng Quốc Phiên đã dẫn ra câu chuyện của chính bản thân mình. Hồi ông mới vào Hàn Lâm Viện, trong một lần sinh nhật bố mình, vì nhiệt tình tiếp đón mọi người nên ông đã vui quá mà quên đi lễ nghĩa, cuối cùng đã có nhiều hành xử gây phản cảm cho người khác.

    Sau đó ông đã rất ái ngại, ghi vào nhật kí của mình rằng: Thứ nhất thường ngày nên biết mình biết người. Thứ hai với những việc mình không biết chắc thì nên nghĩ tới đâu nói tới đó. Thứ ba, khi đã nói lỡ lời thì không nên tiếp tục tranh luận, không nên tranh cãi tới cùng.

    Sau này, Tăng Quốc Phiên đã giáo dục con cháu và các em trai của mình theo những đạo lý này. “Không nói nhiều”, bản chất của nó là khi nói chuyện với người khác nên biết khống chế bản thân, tránh nói lỡ lời, tránh nói năng mất kiểm soát, khi gặp chuyện bất đồng quan điểm, không nên ra sức tranh cãi tới cùng.

    Khi bạn cãi thắng người khác, bề ngoài bạn tưởng mình là người chiến thắng, nhưng kỳ thực bạn đã làm mất lòng người khác. Vì thế, nên biết khiêm nhường, không vì chút hiếu thắng mà tranh luận tới cùng. Hãy biết giữ thể diện cho mình và cho người khác.

    Quỳnh Chi

     ------------------------------------

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG

  •  
    Chi Tran
    Sep 25 at 11:10 PM
     
     
     
    PHÉP LỊCH SỰ XÃ GIAO TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG
     
    MỤC ĐÍCH :
     
    1/ Trình bày được vai trò của tình bạn, họ hàng và láng giềng và những yếu tố để duy trì mối quan hệ ngoài gia đình được tốt.
    2/ Trình bày phong cách giao tiếp và luyện tập cử chỉ tốt trong giao tiếp.
    3/ Tạo mối quan hệ xã hội tốt đẹp trong những dịp thăm hỏi, ốm đau, bệnh tật, tang lễ, sinh đẻ…
     
     

    I. 
    PHÉP LỊCH SỰ XÃ GIAO ĐỐI VỚI BẠN BÈ, HỌ HÀNG, LÁNG GIỀNG:

    1/ Đối với bạn bè:

    Tình bạn là loại tình cảm gắn bó hai hoặc nhiều người với nhau trên cơ sở hợp nhau tính tình, giống nhau về sở thích, có sự phù hợp về xu hướng và một số nét nhân cách khác. Tình bạn chỉ bắt đầu từ tuổi thiếu niên (cấp 2) và đến tuổi trưởng thành, tình bạn càng bền vững, ổn định. Có nhiều cách phân loại tình bạn: dựa vào giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, xu hướng hoạt động.

    Tình bạn rất cần cho cuộc sống con người nói chung và cho lứa tuổi thanh niên nói riêng. Nếu tình bạn đúng đắn phù hợp với lợi ích xã hội, lý tưởng, nhân sinh quan thì nó sẽ là một hậu thuẫn vững chắc, một sức mạnh tinh thần to lớn thúc đẩy sự phát triển nhân cách của con người. Mặt khác, nếu tình bạn lệch lạc, sẽ dẫn đến những hậu quả xấu ảnh hưởng đến đạo đức và nhân cách con người.

    a/ Đặc điểm của tình bạn tốt (Tìm bạn và giữ được bạn)

    -      Có sự phù hợp với xu hướng (hứng thú, tính nết, ý chí, thái độ).
    -      Có sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không lợi dụng, giữ chữ tín.
    -      Có sự chân thành, tin cậy và trách nhiệm cao.
    -      Có sự cảm thông sâu sắc, vui vẻ, cởi mở.
    -      Có thể có nhiều bạn nhưng vẫn giữ được tình cảm chân thật thân thiết với bạn cũ, xem bạn như ruột thịt trong gia đình, an ủi, chia sẻ khó khăn.
    -      Lịch sự, có tình người, yêu thương mọi người.

    b/ Những điều cần tránh trong quan hệ tình bạn

    -       Tránh chạy theo xu hướng tiêu cực, hoặc vì động cơ vụ lợi, thực dụng.
    -       Giữ kín lời tâm sự của bạn, không đi quá sâu vào tình cảm riêng tư thầm kín của bạn.
    -       Tránh bao che khuyết điểm của bạn, nên đóng góp ý kiến xây dựng.
    -       Không nói xấu bạn hoặc lợi dụng bạn bè.
    -       Tránh chạy đua về số lượng bạn bè kẻo thành hời hợt.
    -       Tránh sa đà vào những sinh hoạt hội hè nhậu nhẹt (làm mất thời giờ sức lực).
    -       Tránh quá đề cao mình, tránh đối xử thô bạo khi có sự bất đồng.

    2/ Đối với họ hàng nội, ngoại:

    Ngoài ông bà, cha mẹ, anh chị em. Chúng ta còn có mối quan hệ họ hàng nội ngoại: chú bác cô dì… Họ hàng thường sống riêng, ở gần hoặc ở xa, gặp gỡ thường xuyên hoặc lâu lâu mới gặp vào dịp đám giỗ, ngày tết, ngày cưới hoặc ngày tang… Mức độ họ hàng do mối liên hệ huyết thống hai hay ba đời qui định. Trong gia đình nên có gia phả để giúp con cháu hiểu rõ quan hệ họ hàng.

    Trên thực tế, họ hàng sống gần nhau, có điều kiện gặp gỡ giao tiếp thường xuyên làm cho quan hệ rõ ràng thêm gắn bó, thân thiết, tạo điều kiện giúp đỡ nhau. Ngược lại, họ hàng gần nhưng không có liên hệ thăm hỏi, giao tiếp thì dần dần cũng trở nên xa cách. Giao tiếp là điều kiện thắt chặt các mối quan hệ gia đình.

    3/ Đối với hàng xóm, láng giềng:

    Láng giềng là nhóm người cùng sống trong địa phương với những phong tục tập quán giống nhau, và tuy mọi phần tử đều có vị trí riêng từ trình độ đến mức sống, sức khỏe nhưng tất cả mọi người đều phải liên kết với ý thức trách nhiệm cao, tạo nên sự an vui, thoải mái trong cộng đồng. Là những người sống kề cận bên gia đình chúng ta nên khi đau ốm, bệnh hoạn hay lúc vui vẻ đều có bên nhau, vì vậy, chúng ta cần đối xử êm đẹp, tránh phiền hà hàng xóm trong sinh hoạt hằng ngày: tiếng ồn radio, tivi…, la rầy con, con cái đùa giỡn trong giờ nghỉ trưa hay đêm khuya.

    Để phát triển tình hữu nghị láng giềng, khu xóm, chúng ta cần thận trọng mối quan hệ.

    a/ Người mới đến khu xóm:
    -      Tìm hiểu lối sinh hoạt của khu xóm.
    -      Tôn trọng những phong tục tập quán địa phương
    -      Đi thăm xã giao các gia đình lân cận.

    b/ Người ở khu xóm lâu năm
    -       Thăm viếng người mới đến, đáp lễ.
    -       Trao đổi sự hiểu biết về sinh hoạt trong khu xóm.
    -       Giúp đỡ người mới đến, giới thiệu tổ trưởng, trưởng khu.

    c/ Bổn phận chung của mọi người
    -       Giữ hòa khí với mọi người.
    -       Tránh ngồi lê đôi mách.
    -       Không tò mò, chỉ trích gia đình người khác.
    -       Cha mẹ nên xử sự khéo léo, không bênh con, không chửi bới, gây gỗ, hay chơi hơn người khác, bạn cần nín nhịn, thận trọng trong quan hệ.
    -       Khi gia đình có tiệc tùng ồn ào, nên thông báo hoặc xin lỗi hàng xóm trước.
    -       Cống rãnh, rác, chó mèo cũng là những nguyên nhân gây xích mích. Càng tránh làm phiền hà lẫn nhau càng tốt.
    -       Nên tham gia hội họp, cải tiến xây dựng khu xóm.
    -       Các việc hiếu hỉ, ma chay nên tích cực tham gia.
     
    Cành Dương
     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - NỮ KHOA HỌC GIA GỐC VIỆT

  •  
    quy ta
    Sep 18 at 4:17 PM
     

    Rất xứng đáng khâm phục... và là gương sáng cho lớp trẹ noi theo...
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Từ : Minh Hoang
    Thứ Tư, 11-9-2019 @ 08:47
    -------------------------------
                                      NỮ KHOA HỌC GIA GỐC VIỆT
             được xếp hạng trong nhóm những KHG có ảnh hưởng nhất thế giới

    Tuổi thơ theo mẹ đi khắp nơi để kiếm sống, sang Mỹ thì bị bạn bè chê cười vì không biết tiếng Anh, nhưng Nguyễn Thục Quyên đã vượt qua tất cả và trở thành một trong những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới. 


    Giáo sư Nguyễn Thục Quyên sinh ra ở Ban Mê Thuật (Đắk Lắk) trong một gia đình thượng lưu gồm 5 anh chị em. Sau năm 1975, cha đi cải tạo, mẹ chị - một cô giáo dạy toán cấp 2, dẫn dắt đàn con đến các vùng kinh tế mới như Phước Lâm, Long Điền, Đất Đỏ, Phước Tỉnh và Vũng Tàu để sinh nhai. 


    Lúc 5-6 tuổi, cô bé Quyên phải phụ giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, kiếm củi nấu cơm, đào khoai, câu cá, gánh nước... Cuộc sống cơm áo, gạo tiền cứ đeo bám cho đến năm 1986 khi gia đình mở tiệm phở ở Bến Đá - Vũng Tàu, Quyên mới được đi học ở trường Trung học Trần Nguyên Hãn.

    http://img.f29.vnecdn.net/2016/02/05/thucquyen2-1917-1454574432-2161-1454677269.jpg

    Giáo sư Nguyễn Thục Quyên. 
    Ảnh do nhân vật cung cấp.


                                     Nhọc nhằn nơi xứ người


    Tháng 7/1991, chị cùng bố mẹ và 5 anh chị đến Mỹ định cư. Hai năm đầu, các anh chị em của chị Quyên cứ đòi về Việt Nam vì không biết tiếng Anh và phong tục tập quán Mỹ. Nhưng chị thấy ổn vì được làm điều mình thích mà không sợ người khác dị nghị. 

    "Khi còn ở Việt Nam, gia đình đã vất vả rồi, nên khi sang Mỹ tôi phải cố gắng hơn rất nhiều để có được cuộc sống tốt hơn", chị Quyên chia sẻ. Để tự khẳng định bản thân nơi đất khách quê người, chị đã quyết tâm học tiếng Anh thật nhanh bằng cách ghi tên ở ba trường trung học tại ba thành phố. Ở Mỹ, tiếng Anh được học miễn phí.


    Vất vả với bao tủi nhục khi bị nhiều người coi thường càng khiến chị có thêm động lực vươn lên. 

    "Có giáo viên chế nhạo tôi trước cả lớp vì khả năng nói tiếng Anh kém. Một ông người Mỹ còn nói thẳng với tôi hãy về nước của cô đi", chị nhớ lại và cho biết ở Mỹ vẫn còn một số người phân biệt kỳ thị như vậy.

    "Thậm chí có đồng nghiệp lúc ở trường không bao giờ nói chuyện với tôi mặc dù tôi đã cố gắng để nói chuyện với anh ta vài lần", nữ giáo sư nói.

    Tháng 9/1993, người cô họ cho chị ở cùng nhà, nhưng chị phải dọn dẹp, nấu nướng, đi chợ và chạy việc vặt cho cô. Thời gian này, chị xin học ở Đại học Santa Monica nhưng không được nhận vì tiếng Anh kém. Chị đã năn nỉ nhà trường cho học thử một kỳ và hứa nếu không học được sẽ trở về trường trung học để học thêm tiếng Anh. Ban ngày đi học, ban đêm chị tìm lớp học thêm ở trung tâm dạy tiếng Anh miễn phí. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, cuối cùng chị cũng được nhận vào học. 

    Thấy bố mẹ vất vả làm trong nhà hàng và ở hãng may, chị không cho phép bản thân thất bại mà cố gắng gấp đôi, gấp ba so với những bạn cùng trang lứa. Để có tiền học, chị xin làm thêm trong thư viện trường từ 17h đến 22h mỗi ngày, nhưng vẫn không đủ nên phải vay thêm tiền của Chính phủ.

    Tháng 9/1995, chị xin chuyển lên Đại học Califonia, Los Angeles và làm thêm trong phòng thí nghiệm với công việc rửa dụng cụ. Chị xin làm nghiên cứu nhưng không có phòng thí nghiệm nào nhận. Sau khi tốt nghiệp bằng đại học Hóa năm 1997, chị nộp đơn học cao học. Chỉ trong một năm chị đã có bằng thạc sĩ ngành Lý - Hóa và quyết định học tiếp tiến sĩ. Thật bất ngờ, cuối năm của chương trình này chị là một 7 nghiên cứu sinh xuất sắc của Đại học Califonia, Los Angeles được trao học bổng.

    Tháng 6/2001, chị nhận bằng tiến sĩ và ra trường trước cả những sinh viên chị từng rửa dụng cụ thí nghiệm cho họ trước đây. Ra trường chị đạt giải thưởng xuất sắc ngành Lý - Hóa. Tháng 9/2001, được giải thưởng của liên bang đi tu nghiệp ở phòng thí nghiệm quốc gia nhưng chị từ chối và đến làm ở Đại học Columbia, New York.

    Ba năm sau chị bắt đầu làm việc ở Đại học California, Santa Barbara và mất hơn hai năm xây dựng hai phòng thí nghiệm riêng. Sau 11 năm, chị đã có 7 phòng thí nghiệm riêng cho nhóm nghiên cứu. Chị còn xin hơn 10 triệu USD cho những dự án nghiên cứu, được mời tới hơn 200 địa điểm trên thế giới để thuyết trình cũng như nhận nhiều giải thưởng lớn cho công trình nghiên cứu.

    "Bạn bè tôi ở Việt Nam vẫn thường bảo hồi ở quê học dốt thế mà sao qua Mỹ học giỏi ghê thế. Tôi trả lời rằng ngày xưa làm gì có thời gian để học vì còn phải phụ giúp gia đình", vị giáo sư nói.

                                                                                            http://img.f29.vnecdn.net/2016/02/04/thucquyen1-9266-1454574433.jpg

    Pin năng lượng mặt trời làm từ chất nhựa dẫn điện Nghiên cứu 
    trong phòng thí nghiệm của giáo sư Nguyễn Thục Quyên. 

    Ảnh do nhân vật cung cấp.


                     Những vất vả của phụ nữ khi làm khoa học


    Giáo sư Quyên tâm sự, có được ngày hôm nay là nhờ sự dìu dắt của mẹ và người cậu ruột khi hướng cho chị đi theo con đường tốt nhất có thể. Trong khi bố cho rằng, con gái thì nên lấy chồng, không cần học, thì mẹ ngược lại. Chị còn nhớ ngày học xong lớp 12, chị đã xác định sẽ ở nhà và tính chuyện lấy chồng, nhưng mẹ vẫn đưa chị lên Sàigòn để thi đại học. 

    "Mẹ đưa tôi lên Sàigòn ở nhà bà ngoại để thi đại học, nhưng tôi không muốn. Lớn lên và học ở trường làng tôi thấy ở tuổi 18 người ta đã lấy chồng và có con rồi", chị nói.

    Người cậu đã gọi chị đến nói chuyện hơn hai giờ, với mục đích khuyên chị đi thi và cố gắng vào đại học. 


    "Tại sao có cơ hội như vậy mà cháu lại từ chối. Học đại học sau này cháu sẽ có công ăn việc làm ổn định, có sự nghiệp, nếu lấy được người tốt thì không sao...", chị kể lại lời ông cậu. 

    Lớn lên, người chị hâm mộ đó là bà Marie Curie, bởi thời đó khoa học gia là nữ rất ít. Bà chính là tấm gương vượt khó để chị tiếp tục cố gắng cho nghiên cứu khoa học.

    Hơn 11 năm làm việc ở Đại học California, Santa Barbara, chị làm khoảng thời gian 15 tiếng mỗi ngày. Bên cạnh việc giảng dạy, chị còn làm nhiều công việc khác như biên tập báo khoa học, tổ chức hội nghị khoa học quốc tế, xin tiền dự án nghiên cứu trả lương, học phí, và bảo hiểm y tế cho sinh viên (mỗi nghiên cứu sinh tốn khoảng 100.000 đôla mỗi năm), hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu, giúp sinh viên viết bài đăng báo, làm trong ban xét lên lương và lên chức cho tất cả giáo sư trong trường, ban tuyển dụng giáo sư... 

    Chị chia sẻ, làm khoa học đã khó nhưng phụ nữ trong lĩnh vực này càng vất vả hơn, bởi ngoài sự nghiệp, họ còn phải lo cho gia đình. Ngay bản thân chị, dù đã cố gắng rất nhiều nhưng đôi khi vẫn không nhận được sự tôn trọng của đồng nghiệp nam giới. 

    "Cũng may tôi có người chồng tâm lý và thông cảm, anh dạy hóa hữu cơ cùng trường, luôn hỗ trợ nên tôi có thêm động lực để giảng dạy và nghiên cứu", nữ giáo sư nói.

    "Phần đông mọi người nghĩ con gái thì nên lo cho chồng con, dọn dẹp nhà cửa và không nên có sự nghiệp riêng. Tôi muốn cho những người phụ nữ khác biết là họ có thể làm cả hai. Tôi muốn làm những điều hữu ích cho xã hội", chị nói.

    Chị vẫn còn nhớ như in thời điểm bắt đầu vào học trong trường. Lúc đó chị xin vào phòng thí nghiệm nhưng không được vì nhiều người nghĩ chị không thể làm được điều gì và khuyên rằng “nghiên cứu không dễ dàng và không phải ai cũng làm được. Bạn nên tập trung để học tiếng Anh đi”. Mãi sau này, có vị giáo sư thấy chị có những câu hỏi hay trong lớp nên khuyến khích theo đường nghiên cứu. Biết được tin này chị rất vui vì từ bé đã thích tìm tòi những điều mới.

    Đầu năm 2004, chị đi phỏng vấn ngành hóa ở một số trường đại học. Chị cũng rất sợ vì những trường này ngành hóa rất ít hoặc không có nữ giáo sư. 

    "Con đường đi đến thành công ở Mỹ không phải dễ dàng vì quốc gia này thường thu hút nhà khoa học hàng đầu trên thế giới nhưng bản chất người Việt Nam thông minh và chăm chỉ", vị giáo sư nói và cho rằng có công mai sắt có ngày nên kim. 

                                       Thích về Việt Nam

    "Tôi nhớ Việt Nam lắm. Nếu có thời gian là tôi về ngay, bởi hiện nay anh em họ hàng, nhất là ông cậu - người đặt viên gạch đầu tiên trong cuộc đời khoa học của tôi vẫn ở quê hương", nữ giáo sư tâm sự.

    Lần đầu tiên chị và mẹ về Việt Nam là năm 1999 để thăm bà ngoại trong 3 tuần. 9 lần về nước ngoài dự hội nghị khoa học, chị dành thời gian để thăm gia đình.

    Chị cho biết, thời gian 21 năm sống ở Việt Nam, chị nhớ món ăn thuần túy Việt Nam và các bài hát Việt, nên lần nào về nước chị cũng nhờ cậu mợ dẫn đi xem ca nhạc. 

    "Tôi thích nhạc dân ca như bài Quê hương, Ai đưa con sáo sang sông", chị nói. 

    Khi hỏi ý định về Việt Nam sinh sống, chị nói : "Có lẽ khi nào về hưu tôi mới về nước, vì quê hương vẫn chưa có đủ cơ sở vật chất điều kiện tốt để tôi có thể nghiên cứu", chị nói và cho biết 7 phòng thí nghiệm riêng của chị trị giá khoảng 4 triệu đôla.

    Bên cạnh giải thưởng là một trong những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới ngành khoa học vật liệu, chị còn nhận nhiều giải thưởng khác như:


    - Giải thưởng Nghiên cứu khoa học Alexander von Humboldt-Foundation của Đức năm 2015; 
    - Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ 2010, 
    - Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Alfred P. Sloan Foundation 2009; 
    - Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Camille Dreyfus Foundation 2008; 
    - Giải thưởng Nghiên cứu khoa học Harold J. Plous Memorial Award and Lectureship 2007.

    Phạm Hương

     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
    Download all attachments as a zip file
    • image001.jpg
      117.9kB
    • image002.jpg
      1003B