6. Văn Hóa & Gia Đình

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - HÃY YÊU THA THIẾT

Hãy Yêu Tha Thiết

Đây là bức thư của một người cha gửi cho con gái của mình trước khi từ bỏ cuộc sống của mình để đi về cõi vĩnh hằng.:

“….Con ơi, dù con sợ tình yêu nhưng tình yêu cứ đến.

Nếu đây là niềm vui thì con cứ nâng niu như người mẹ ôm ấp đứa con thơ.

Nếu đây là vết thương lòng cũng có thể tâm hồn con vương vấn.

Con đừng bao giờ tự hỏi con rằng người con đang yêu có xứng đáng với con không? Cái thứ tình yêu mà mặc cả như món hàng ngoài chợ thì cái đó không còn là tình yêu nữa.

Khi con yêu con đừng đắn đo tính toán. Nếu người yêu con là người nghèo khổ thì con sẽ cùng người ấy làm viêc xây đắp tô thắm cho tình yêu.

Nếu người yêu con già hơn con thì con sẽ làm cho người ấy trẻ lại với con.

Nếu người yêu của con bị cụt chân thì con sẽ là cái nạng vững chắc của họ. Tình yêu đẹp nhất sẽ đến với con nếu như con làm dúng theo lời cha dạy.

Con phải luôn cảnh giác xem thử người đó yêu con vì cái gì?

Nếu người đó yêu con vì sắc đẹp thì con nên nhớ rằng: Sắc đẹp của con rồi sẽ tàn.

Nếu người đó yêu con vì con có chức cao thì con hãy khẳng định rằng: Người đó không yêu con.

Con hãy tự bảo họ rằng: “Địa vị không bao giờ đem lại hạnh phúc cho con người, chỉ có tự túc chân chính mới thoả mãn lòng người chân chính.”

Con phải độ lượng và giàu lòng tha thứ nếu như họ hối hận thật sự.

Con hãy chung thuỷ với người yêu xây dựng cuộc đời riêng.

Nếu con làm mất hai chữ quí báu đó thì con sẽ hổ thẹn và không được quyền tự hào với chính con, với xã hội.

Nếu con để cho một người nào khác chồng con đặt cái hôn ranh mãnh bẩn thỉu lên môi con thì trước khi hôn họ sẽ khinh con và nhất là sau khi hôn họ sẽ càng khinh con hơn.

Ai sẽ vì con mà chăm sóc đời con. Vui khi có tin mừng, buồn khi con gặp sự không may. Đó chính là chồng của con.

“CON HÃY YÊU ĐI, YÊU THA THIẾT NHƯ NGÀY XƯA MẸ ĐÃ YÊU CHA”…….!!!!!

Nguồn: Sưu tầm

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐỈNH - VÂN HÓA VIỆT NAM

Văn Hóa Gia đình Việt Nam # 3
HIẾU THẢO VỚI CHA MẸ

1- Công lao của đấng sinh thành,
Làm con phải nhớ, chớ đành lòng quên!
Lễ phép là việc đầu tiên,
Phận con phải nhớ chớ quên việc này.

2- Tránh những lời nói chua cay,
Gắt gỏng với cha (mẹ) , tội này khó tha.
Nếu con ở với (mẹ) cha,
Đừng quên phụ giúp tiền nhà, tiền ga...

3- Nếu lập gia đình ở xa,
Bạn nên chịu khó về nhà thăm cha (bu).
Tặng quà, gởi thiệp, viết thư,
Hoặc phôn cho mẹ: Ba thời khỏe không?

4- Rể, dâu cùng những đứa con,
Đừng quên ghi nhớ công ơn bu, thầy.
Nếu cha mẹ chẳng đắp xây,
Làm sao con có cái ngày hôm nay.

5- Dù cha lú lẫn hay quên,
Rể, dâu vẫn phải đáp đền công ơn.
Con nào mà sống vô ơn,
Bất hiếu với cha (mẹ) liệu hồn nghe con!

6- Lo lắng, chăm sóc cho cha,
Để cho người sống an vui tuổi già.
Chớ nên giận mắng hay la,
Cha mẹ tủi hổ chắc là không hay !

Công cha, ơn mẹ cao dầy,
Phận con phải nhớ, ơn này đừng quên !


Phó tế: Định Sưu Tầm * This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

-----------------------------------

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH -CÔNG GIÁO &TỤC LỆ NGÀY TẾT

NGƯỜI CÔNG GIÁO VÀ NHỮNG  TẬP TỤC NGÀY TẾT
Kristie Phan chuyển
 
     Tết là ngày lễ hội truyền thống đã  có  từ  ngàn xưa.  Ngày Tết có ý nghĩa thiêng liêng, mang đậm bản sắc dân tộc.  Đã là người Việt Nam thì dù sống ở đâu, từ thành thị đến thôn quê, từ vùng đồng bằng đến vùng cao nguyên, dù ở trong nước hay đang sinh sống ở nước ngoài, dù thuộc những thành phần xã hội khác nhau, dù có chính kiến khác nhau, dù theo tín ngưỡng khác nhau… cũng đều coi Tết là một ngày trọng đại, cũng đều có chung một niềm hân hoan đón mừng ngày Tết.  Tết đã đi vào tim óc mỗi một người Việt Nam.
    Những người tương đối lớn tuổi đã từng sống ở miền Bắc đều rất quen thuộc với câu nói“Ba vua, lễ Nến, Tết đến sau lưng.”  Theo thứ tự thời gian, sau lễ Ba vua (tức lễ Hiển Linh) đến lễ Nến (tức là lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền thánh) rồi Tết đến ngay sau đó.  Điều này cho thấy người Công giáo gắn bó với văn hoá dân tộc và sự tương quan giữa lịch đạo và lịch đời trong việc tính ngày Tết là điều dễ hiểu.
 
Tinh thần của ngày Tết và đường hướng của Tin Mừng gần như đã hòa nhập vào nhau, không mấy khác biệt.  Đức TGM Ngô  Quang Kiệt cho rằng “Tinh thần ngày Tết cổ truyền dân tộc rất gần gũi với Tin Mừng.  Rõ ràng nét đẹp văn hoá Việt nam đã chất chứa những giá trị Tin Mừng.  Rõ ràng Tin Mừng đang đi vào cuộc sống của người Việt nam.” Tổng thể là như vậy nhưng khi đi vào những  tục lệ của ngày Tết, khi hòa nhập vào nền văn hóa chung của dân tộc, người Công giáo cần phải chú ý hầu không đi ngược lại giáo lý và niềm tin của mình.
 
Những tục lệ như đi chợ Tết, chưng hoa mai, hoa đào, cúc, thược dược… làm cho bầu khí  thêm tươi vui trong ngày Tết; tục lệ dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa cho khang trang, sửa sang mồ mả ông bà, người thân đã qua đời cho đẹp mắt; tục lệ gói bánh chưng bánh tét, muối dưa, ngâm củ kiệu… chuẩn bị việc ẩm thực cho ngày Tết hoặc tục lệ đón giao thừa, thăm hỏi nhau, chúc Tết, lì xì ngày đầu năm… đều là những nét đẹp văn hóa của người Việt trong ngày Tết, không có gì khác biệt trong tâm thức của người Công giáo hay không là người Công giáo.  Nhưng đối với một số tục lệ khác, người Công giáo cần phải điều chỉnh để không đi ngược lại niềm tin của mình...
 
Trong thời kỳ truyền giáo sơ khai, đối với tục lệ dựng cây neo mà dân gian tin rằng có thể xua đuổi tà ma trong dịp Tết, cha Alexande Rhodes đã khéo léo hướng dẫn bổn đạo của mình thay đổi một chút cho phù  hợp với niềm tin Kitô giáo.  Cha cho biết “Để thay thế cái hộp treo ở đầu cây nêu cao dựng ngay ở cửa nhà, thì chúng tôi khuyên họ đặt cây thánh giá.  Họ làm theo.  Thế là trong khắp phố phường trong kinh thành, người ta xem thấy biểu hiệu đáng kính của việc cứu rỗi được dựng cao chót vót qua mái nhà làm cho ma quỷ sợ hãi và các thiên thần vui mừng.”
 
Tục lệ “Hái lộc đầu xuân” ngày nay cũng đã được biến đổi cho phù hợp với niềm tin của người Công giáo.  Thay vì là những chồi non của những nhánh cây tươi, ngày nay “Lộc xuân Lời Chúa” hay còn gọi ngắn gọn là “Lộc Thánh” đang được phổ biến rộng rãi ở các giáo xứ và đã trở thành quen thuộc đối với người Công giáo.  “Lộc Thánh” là những câu được trích trong Kinh Thánh được bỏ trong các phong bì hay cuốn lại và treo trên cành mai, cành đào hay để trong một cái rổ đặt ở gian cung thánh.  Mỗi gia đình đi dự thánh lễ đầu năm sẽ hái một “Lộc Thánh” để suy niệm, tìm hiểu ý Chúa ở trong đó và sống ý Chúa trong cả năm.
 
Theo tín ngưỡng dân gian ông Táo là vị thần trông coi công việc nhà cửa, bếp núc, chợ búa trong mỗi gia đình, có nhiệm vụ ghi chép mọi việc trong gia đình đó để tâu trình với Ngọc hoàng.  Hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp người ta làm một mâm cỗ thịnh soạn cúng ông Táo để đưa tiễn ông về thiên đình tâu trình với Ngọc hoàng mọi việc ở hạ thế trong suốt một năm qua.  Người Công giáo không có thói quen cúng và cũng tin rằng Thiên Chúa thông biết mọi sự ở khắp mọi nơi, Ngài chẳng cần phải có người tâu trình.
 
Cũng theo quan niệm dân gian, chiều Ba mươi Tết người ta cũng làm một mâm cỗ cúng ông bà và mời ông bà về ăn Tết với con cháu.  Như trên đã nói người Công giáo không cúng quảy vì người Công giáo tin rằng hương linh người quá cố không thể hưởng dùng những của ăn vật chất.  Ngày nay Giáo hội cho phép lập bàn thờ ông bà và người Công giáo có thể chưng hoa quả, trái cây trên bàn thờ ông bà nhưng chỉ với ý nghĩa tôn kính và tưởng nhớ đến và biết ơn ông bà chứ không với ý nghĩa dâng hoa quả và trái cây để ông bà hưởng dùng.  Tin tưởng rằng ông bà  sẽ  hưởng dùng hoa trái con cháu dâng cúng là  trái với giáo lý và niềm tin của người Công giáo.  
 
    Người Công giáo được dạy phải hiếu kính với ông bà, tưởng nhớ và cầu nguyện cho các ngài trong nhiều dịp như ngày giỗ, ngày lễ các Đẳng và  trong suốt tháng 11 hàng năm.  Vì vậy không thể nào quên ông bà trong ngày Tết.  Tối Ba Mươi Tết trong các gia đình Công giáo thường có buổi đọc kinh cầu nguyện cho ông bà.  Lịch Phụng vụ còn ấn định thánh lễ ngày Mồng Hai Tết được dành riêng để kính nhớ tổ tiên, ông bà cha mẹ.  Người Công giáo tưởng nhớ, biết ơn ông bà bằng việc đọc kinh, dâng việc lành phúc đức để cầu nguyện cho ông bà.
 
Trong dân gian người ta thường hay nói cầu xin ông bà nhưng người Công giáo cần phải hiểu là xin ông bà cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta.  Chúng ta xin ông bà cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta được điều này điều nọ chứ ông bà ông thể tự ban cho chúng ta điều này hay điều khác được.  Chỉ có Thiên Chúa mới có quyền ban phát ơn lành cho chúng ta.
 
Ngày Tết cũng có tục lệ xông nhà.  Người ta tin rằng trong ngày mồng Một nếu mọi việc xảy ra suông sẻ, may mắn, hanh thông thì cả năm sẽ được tốt lành, thuận lợi và việc này tùy thuộc vào người xông nhà.  Người xông nhà là người đến thăm nhà đầu tiên trong ngày mồng Một và người này sẽ đem đến vận may hay không may cả năm cho gia chủ.  Cũng có người kiêng quét nhà suốt ba ngày Tết vì sợ sẽ quét hết tài lộc ra ngoài.  Trong ba ngày Tết họ dồn hết rác vào một góc nhà chờ qua ngày mồng Ba mới hốt rác đổ đi.  Những điều kiêng kỵ này hoàn toàn không phù hợp với niềm tin Kitô giáo.
 
Sau cùng xem tử vi, xin xăm, bói toán… là  những việc rất thịnh hành trong dân gian trong những ngày Tết nhưng lại là  điều cấm kỵ  đối với người Công giáo.  Bởi vì Giáo lý Công giáo dạy rằng  “Khi đặt tin tưởng vào những việc này, người ta đã gạt bỏ Thiên Chúa là Đấng duy nhất cầm quyền sinh tử cuả con người và vạn vật trong vũ trụ này.”
 
Lại Thế Lãng
 
 
Tet 2-A.jpg

 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - MÙNG 3 TẾT -THÁNH HÓA VIỆC LÀM

 

Chúa Cha hằng làm việc luôn.

07/02 – Thứ Năm đầu tháng, tuần 4 thường niên.

MỒNG BA TẾT KỶ HỢI. THÁNH HÓA CÔNG ĂN VIỆC LÀM.

"Chúa Cha yêu Chúa Con, và bày tỏ cho Chúa Con biết mọi việc mình làm".

 

Lời Chúa: Ga 5,16-20

Khi ấy, các người Do thái gây sự với Chúa Giêsu, vì Người đã chữa bệnh trong ngày sabbat. Chúa Giêsu trả lời họ rằng: "Cha Ta làm việc liên lỉ, Ta cũng làm việc như vậy".

Bởi thế, các người Do thái càng tìm cách giết Người, vì không những Người đã phạm luật nghỉ ngày sabbat, lại còn gọi Thiên Chúa là Cha mình, coi mình ngang hàng với Thiên Chúa. Vì thế, Chúa Giêsu trả lời họ rằng: "Thật, Ta bảo thật cho các ngươi biết: Chúa Con không thể tự mình làm gì, nếu không thấy Chúa Cha làm. Ðiều gì Chúa Cha làm, thì Chúa Con cũng làm y như vậy. Vì chưng, Chúa Cha yêu thương Chúa Con, và bày tỏ cho Chúa Con biết mọi việc mình làm, và sẽ còn bày tỏ những việc lớn lao hơn thế nữa, đến nỗi các ngươi sẽ phải thán phục".

 


Mưu sự tại nhân – Thành sự tại Thiên (Lm. Jos Tạ Duy Tuyền)

Từ lâu người Việt Nam đã biết có ông Trời. Tin ông Trời. Cầu khẩn ông Trời. ông Trời trở thành một thần linh luôn đồng hành với con người qua mọi thăng trầm. Tuy không rõ Ông Trời thế nào nhưng không ai lại không kính Trời. Ai cũng sợ Trời và cố gắng làm vui lòng Trời. Vì ông trời làm chủ vận mệnh muôn loài. Ông Trời quyền phép vô cùng. Thế nên,

Mưu sự tại nhân – Thành sự tại Thiên.

Trời cho ai nấy hưởng

Sống nhờ ơn Trời – Chết về chầu Trời.

Khi làm ăn mùa màng không được như ý thì người ta cầu trời:

“Lạy trời mưa xuống

Lấy nước tôi uống

Lấy ruộng tôi cày

Lấy đầy bát cơm

Lấy rơm đun bếp”

Làn mưa từ Trời sẽ mang lại niềm vui cho công việc, cho cuộc sống con người:

 “Nhờ Trời mưa thuận gió hoà

Nào cày, nào cấy trẻ già đua nhau

Người Việt cũng luôn tin vào Trời rất công bình, hoạ phúc công minh; Ông Trời như một ông chủ luôn thưởng phạt công minh:

“Trời nào có phụ ai đâu

Hay

làm thì giầu, có chí thì nên”

Hôm nay Giáo hội mời gọi chúng ta trao phó công việc làm ăn cho Thiên Chúa. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa quyền năng, Ngài điều khiển mọi loài. Ngài là Đấng cho mưa thuận gió hoà trên kẻ lành người dữ. Ngài là Đấng ban lại cho chúng ta sự thành công trong công việc mà thánh vương Đa-vít đã từng nói: “Nếu Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng bằng uổng công”.

Lịch sử nhân loại đã từng chứng minh có biết bao công trình mà không có bàn tay Thiên Chúa, hay cố tình loại trừ Thiên Chúa sẽ khó hoàn thành, đôi khi còn bị huỷ diệt.

Đó chính là sự kiện xây tháp Babel. Con người đã từng không chấp nhận thua Thiên Chúa. Họ muốn chống lại Thiên Chúa nên hợp lực với nhau để xây tháp tới Trời. Thế nhưng, lực bất tòng tâm. Công trình của họ đã bị dang dở. Họ chia rẽ nhau ngay khi công việc còn dở dang.

Gần đây nhất là sự kiện con tàu Titalic. Con tàu của sự kiêu hãnh của con người có thể chống lại phong ba bão tố. Người ta tưởng rằng với sự văn minh của nhân loại, người ta không cần ơn Trời vẫn có thể đi biển bình yên. Thế nhưng, con tàu đó đã bị chìm xuống đại dương cùng với sự ngạo nghễ của con người khi đâm vào một tảng đá ngầm mà không ai học được “chữ ngờ”.

Thế nên, việc cầu Trời, khấn trời dù ở khung trời văn minh hay chốn hồng hoang vẫn là cần thiết. Con người luôn bất lực trước sức mạnh của thiên nhiên. Con người như cảm thấy mình quả nhở bé so với vạn vật được tạo thành. Sự khiêm tốn đòi hỏi con người phải cần đến Đấng Tạo Thành, cầu xin Đấng Tạo, Khấn vái Đấng Tạo Thành. Sự khiêm tốn để nhìn nhận những gì mình có không phải do tài năng của mình, không phải do mưu trí của mình mà có mà là do ân ban của Thiên Chúa.

Tất cả là hồng ân. Thiên Chúa luôn tưới gội hồng ân của Ngài xuống trên con người. Thiên Chúa luôn làm biết bao việc kỳ diệu cho con người. Con người chỉ là loài thụ tạo được thừa hưởng muôn ơn lộc Chúa ban mà thôi.

Hôm nay, ngày xin ơn thánh hoá công ăn việc làm. Chúng ta dâng lên Chúa những ưu tư hoài bão lên Thiên Chúa. Cùng cầu xin Chúa ban cho một năm “mưa thuận gió hòa”, mùa màng trĩu hạt. NHỜ THÁNH THẦN Chúa là Đấng quyền năng chúc lành cho công việc của chúng CON từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen

-------------------------------

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - CHÚC TẾT NĂM MỚI

  •  
    Kim Vu <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>

     
    Chúc Mừng Năm Mới các bạn Tin Yêu . Vạn sự may mắn , an bình , Hạnh phúc  trong Tình Yêu Chúa .

    Chuc Mung Nam Moi., Tin Yeu.

     

    Chuc Tin Yeu luon duoc Chua dong hanh va moi su tot dep se den trong nam Ky Hoi.

     

     

    “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.” (Mt 6,33)

     

    CẢM NGHIỆM SỐNGBước vào năm mới, người dân Việt chúng ta đoàn tụ gia đình, thăm hỏi họ hàng, bạn hữu.

     

    Mặc dù hôm nay vẫn là mặt trời đó mọc lên rồi lặn xuống như hôm qua, nhưng dường như có một ranh giới thiêng liêng gọi là “giao thừa” mà người ta tin – hoặc mong muốn – rằng, khi vượt qua nó, họ sẽ bước vào một khởi đầu mới, và “đầu xuôi đuôi lọt”.

     

    Họ có thể hâm nóng lại tình thân, và cầu chúc nhau một cuộc sống mới may lành hơn, tốt đẹp hơn, dù tương lai vẫn hứa hẹn nhiều khó khăn vất vả và dù nhiều âu lo vẫn đang chờ đợi. 



    Chúa Giê-su cho ta biết rằng Ngài chính là “khởi đầu mới” đích thực, và bước đi đầu tiên để đi theo Ngài, đó là: “Trước hết, hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa” rồi “đầu xuôi đuôi lọt”, những điều khác “Chúa sẽ thêm cho.”

     

     

    “Happy moment, seek God.

    Quiet moment, worship God.

    Painful moment, trust God.

    Every moment, thank God.”

     

     

    Tuyet Van

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "Linh Thao Tin Yeu" group.