24. Học Hỏi Để Sống Đạo

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - DIỀU RĂN THỨ NHẤT

 

  • nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
    Dec 2 at 11:49 PM
     
    Ảnh cùng dòng

    10 ĐIỀU RĂN CHÚA DẠY
     
    THỨ 1 - KÍNH MẾN THIÊN CHÚA HẾT LÒNG HẾT SỨC, TRÊN HẾT MỌI SỰ
     

    - Lời Chúa : Mc 12, 28- 30. 
    - Ý chính : Ta phải kính mến Thiên Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự.


    Điều răn thứ nhất là : “Hãy kính mến Chúa là Thiên Chúa của con hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết cả sức lực con”
    (x. Mc 12, 28-30)

    1- H. Kính mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự là thế nào ?
    T. Là luôn biết ơn và dành ưu tiên cho Thiên Chúa / trong mọi điều ta nghĩ / mọi lời ta nói / và mọi việc ta làm.

    2- H. Dành ưu tiên cho Thiên Chúa trong mọi điều ta nghĩ, nghĩa là làm sao ?
    T. Là thường xuyên hướng lòng về Chúa, yêu mến Chúa trong mọi việc ta làm / để tôn vinh danh Chúa hơn.

    3- H. Dành ưu tiên cho Thiên Chúa trong mọi điều ta nói, nghĩa là làm sao ?
    T. Là không gọi tên Chúa cách bất kính / nhưng dùng lời nói để ca tụng Chúa / và rao truyền cho mọi người biết Chúa.

    4. H. Dành ưu tiên cho Thiên Chúa trong mọi điều ta làm, nghĩa là làm sao ?
    T. Là dành những giờ thuận tiện nhất trong ngày / để gặp gỡ Chúa / và dành ngày chúa nhật để thờ phượng Chúa.

    www.simonhoadalat.com

     

    Virus-free. www.avast.com
     

 

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - THỨ HAI CN1MV-C

 

  •  
    HOC HỎI -CẢM NGHIỆM SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

    Bài Ðọc I: Is 4, 2-6

    "Những kẻ được giải phóng sẽ nhảy mừng".

    Trích sách Tiên tri Isaia.

    Ngày ấy, dòng dõi Chúa sẽ trở nên huy hoàng vinh quang, hoa màu trên đất sẽ dồi dào, và số người trong dân Isarel được giải phóng sẽ nhảy mừng. Những ai còn sót lại ở Sion và còn sống sót ở Giêrusalem sẽ được gọi là thánh, tất cả những ai sẽ được ghi tên để sống trọn đời ở Giêrusalem. Khi Chúa đã dùng thần trí thẩm xét và thiêu đốt mà tẩy bỏ những tồi bại của các thiếu nữ Sion, và đã tẩy rửa Giêrusalem cho sạch những vết máu, thì lúc đó Chúa sẽ đến trên khắp miền núi Sion và những nơi kêu cầu Người, như đám mây ban ngày và như cột khói hoặc như ánh lửa sáng rực ban đêm, vì trên tất cả, vinh quang Thiên Chúa sẽ là một phương du và là một lều vải để che khỏi sức nóng ban ngày, để làm nơi an toàn trú ẩn khỏi giông tố và mưa sa.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 121, 1-2. 3-4a. 4b-5. 6-7. 8-9

    Ðáp: Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa" (c. 1).

    Xướng: 1) Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa". Hỡi Giêrusalem, chân chúng tôi đang đứng nơi cửa thành rồi. - Ðáp.

    2) Giêrusalem được kiến thiết như thành trì, được cấu tạo kiên cố trong toàn thể. Nơi đây các bộ lạc, các bộ lạc của Chúa tiến lên. - Ðáp.

    3) Theo luật pháp của Israel, để ngợi khen danh Chúa. Tại đây đã đặt ngai toà thẩm phán, ngai toà của nhà Ðavít. - Ðáp.

    4) Hãy nguyện cầu cho Giêrusalem được thanh bình, nguyện cho những kẻ yêu mến ngươi được an ninh. Nguyện cho trong thành luỹ được bình an, và trong các lâu đài của ngươi yên ổn. - Ðáp.

    5) Vì anh em và bằng hữu của tôi, tôi nguyện chúc: bình an cho ngươi! Vì nhà Chúa là Thiên Chúa chúng ta, tôi khẩn cầu cho ngươi những điều thiện hảo. - Ðáp.

     

    Alleluia: x. Tv 79, 4

    Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin đoái nhìn chúng con, xin tỏ nhan thánh Chúa, thì chúng con sẽ được rỗi. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mt 8, 5-11

    "Nhiều người từ phương đông và phương tây sẽ đến trong nước trời".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, Chúa Giêsu vào thành Capharnaum, thì có một viên đại đội trưởng đến thưa Chúa rằng: "Lạy Thầy, thằng nhỏ nhà tôi đau nằm ở nhà, nó bị tê liệt và đau đớn lắm!" Chúa Giêsu phán bảo ông rằng: "Tôi sẽ đến chữa nó". Nhưng viên đại đội trưởng thưa Người rằng: "Lạy Thầy, tôi không đáng được Thầy vào dưới mái nhà tôi, nhưng xin Thầy chỉ phán một lời, thì thằng nhỏ của tôi sẽ lành mạnh. Vì chưng, cũng như tôi chỉ là người ở dưới quyền, nhưng tôi cũng có những người lính thuộc hạ, tôi bảo người này đi thì anh đi; tôi bảo người kia đến thì anh đến; tôi bảo gia nhân làm cái này thì nó làm!" Nghe vậy, Chúa Giêsu ngạc nhiên và nói với những kẻ theo Người: "Quả thật, Ta bảo các ngươi, Ta không thấy một lòng tin mạnh mẽ như vậy trong Israel. Ta cũng nói cho các ngươi biết rằng: nhiều người từ phương đông và phương tây sẽ đến dự tiệc cùng Abraham, Isaac và Giacóp trong nước trời. Còn con cái trong nước sẽ bị vứt vào nơi tối tăm bên ngoài, ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng".

    Ðó là lời Chúa.

     



    Suy niệm

     

    Bài Phúc Âm hôm nay, Thứ Hai Tuần I Mùa Chay, tuần đầu trong 4 tuần lễ tượng trưng cho 4 ngàn năm trông đợi Đấng Thiên Sai Cứu Thế là Chúa Giêsu Kitô, Đấng "đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), đã được sai đến không phải chỉ cho riêng dân Do Thái mà cho chung toàn thể nhân loại, vì Người mặc lấy bản tính chung của nhân loại và chỉ được sinh ra theo giòng tộc Do Thái mà thôi.

    Phải chăng đó là lý do, ngay trong bài Phúc Âm của ngày Thứ Hai Tuần I Mùa Vọng, Giáo Hội đã chọn đọc câu chuyện về viên đại đội trưởng dân ngoại Rôma, nhân vật đã đến với Chúa Giêsu chỉ vì lo lắng cho một thằng nhỏ đầy tớ của ông ta, như được bài Phúc Âm hôm nay thuật lại: "Khi ấy, Chúa Giêsu vào thành Capharnaum, thì có một viên đại đội trưởng đến thưa Chúa rằng: 'Lạy Thầy, thằng nhỏ nhà tôi đau nằm ở nhà, nó bị tê liệt và đau đớn lắm!'"

    Theo Phúc Âm Thánh Luca (7:2) thì "thằng nhỏ nhà tôi" trong Bài Phúc Âm của Thánh Mathêu hôm nay đây không phải là "thằng nhỏ" con trai của viên đại đội trưởng này, mà là một "thằng nhỏđầy tớ của viên đại đội trưởng, được viên đại đội trưởng này cảm thương quí mến (xem Luca 7:2), ở chỗ ông đã tỏ ra lo lắng cho sức khỏe cùng mạng sống của nó, đến độ thậm chí ông còn đích thân đến xin Chúa Giêsu chữa lành cho nó, chứ không sai phái một ai, như chính ông ta cũng thú nhận hành động tự nguyện này của ông:

    "Lạy Thầy, tôi không đáng được Thầy vào dưới mái nhà tôi, nhưng xin Thầy chỉ phán một lời, thì thằng nhỏ của tôi sẽ lành mạnh. Vì chưng, cũng như tôi chỉ là người ở dưới quyền, nhưng tôi cũng có những người lính thuộc hạ, tôi bảo người này đi thì anh đi; tôi bảo người kia đến thì anh đến; tôi bảo gia nhân làm cái này thì nó làm!" 

    Thái độ vừa yêu thương vừa khiêm nhượng của viên đại đội trưởng (yêu thương) đối với thằng nhỏ đầy tớ của ông cũng như (khiêm nhượng) đối với Chúa Giêsu, đã làm cho Chúa Giêsu đáp ứng ngay tại chỗ: "Tôi sẽ đến chữa nó". Và qua lời thân thưa của viên đại đội trưởng khi nghe thấy Chúa Giêsu hồi âm một cách mau mắn theo ý xin của ông ta, ông còn tỏ ra tin tưởng Chúa Giêsu đến độ, ông xin Người chẳng cần phải đi đến tận nơi mới chữa được "thằng nhỏ nhà tôi" mà Người chỉ cần "phán một lời, thì thằng nhỏ của tôi sẽ lành mạnh".

    Đó là lý do, Chúa Giêsu đã không thể không lên tiếng để hết lời khen ngợi viên đại đội trưởng dân ngoại ấy "với những kẻ theo Người"  như thế này: "Quả thật, Ta bảo các ngươi, Ta không thấy một lòng tin mạnh mẽ như vậy trong Israel. Ta cũng nói cho các ngươi biết rằng: nhiều người từ phương đông và phương tây sẽ đến dự tiệc cùng Abraham, Isaac và Giacóp trong nước trời. Còn con cái trong nước sẽ bị vứt vào nơi tối tăm bên ngoài', ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng".

    Đúng là vấn đề then chốt ở ngay chố ấy, vì trong Bài Phúc Âm hôm nay, vấn đề chính yếu không phải là vấn đề chữa lành của Chúa Giêsu cho bằng vấn đề tin tưởng của viên đại đội trưởng. Bởi thế, câu cuối cùng (Mathêu 8:13) về câu chuyện của bài Phúc Âm hôm nay liên quan đến chính việc chữa lành thật sự cho thằng con trai đầy tớ của viên đại đội trưởng, xẩy ra vào ngay lúc Chúa phán "Hãy về đi. Nó sẽ được thực hiện vì lòng tin tưởng của ông. Vào chính lúc ấy thằng nhỏ đầy tới cảm thấy khỏe hơn" (Mathêu 8:13) hoàn toàn không được Giáo Hội bao gồm trong bài Phúc Âm hôm nay tí nào.

    Phải chăng, những ai tin vào "Lời đã hóa thành nhục thể" là Chúa Giêsu Kitô như thế, thì dù không phải là chính gốc dân Do Thái đi nữa, họ vẫn có thể được gọi và xứng đáng thuộc về, như trong Bài Đọc 1 hôm nay đề cập đến "dòng dõi Chúa", một dòng dõi, như viên đại đội trưởng Rôma dân ngoại trong Bài Phúc Âm hôm nay, được chính Chúa khen tặng, theo kiểu diễn tả của Bài Đọc 1 hôm nay là "trở nên huy hoàng vinh quang"? 

    Đúng thế, Bài Đọc 1 hôm nay đã cho biết tính cách phổ thông và đại đồng của Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất đối với tất cả mọi người và cho mỗi một con người, nhất là những ai thuộc "dòng dõi Chúa"

    "Chúa sẽ đến (có thể ám chỉ "Lời đã hóa thành nhục thể" của Ngài sau này "vào thời điểm viên trọn" - Galata 4:4) trên khắp miền núi Sion (có thể hiểu là ám chỉ là toàn dân Do Thái) và những nơi kêu cầu Người (có thể hiểu là bao gồm cả dân ngoại, như viên đại đội trưởng Rôma trong bài Phúc Âm hôm nay), như đám mây ban ngày (ám chỉ Thần Linh của Thiên Chúa luôn bao phủ chở che "dòng dõi Chúa") và như cột khói hoặc như ánh lửa sáng rực ban đêm (ám chỉ Thần Linh của Thiên Chúa luôn soi đường dẫn lỗi cho "dòng dõi Chúa" trong tất cả mọi cơn gian nguy khốn khó), vì trên tất cả, vinh quang Thiên Chúa sẽ là một phương du và là một lều vải để che khỏi sức nóng ban ngày, để làm nơi an toàn trú ẩn khỏi giông tố và mưa sa". 

    Đó là lý do, trước tình yêu thương của Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất luôn ở với con người và hằng tỏ mình ra cho con người như thế, nhất là nơi mầu nhiệm nhập thể và giáng sinh của chính Con Một của Ngài trên trần gian này, bằng tất cả cảm nghiệm thần linh đầy đức tin, không một ai, dù là dân Do Thái hay dân ngoại, không được thúc đẩy hân hoan đáp ứng, không tiến đến với Ngài ở nơi Ngài ngự là Thành Giêrusalem, tiêu biểu cho chung dân Chúa, cho "dòng dõi Chúa", vì Ngài chính là "Emmanuel nghĩa là Thiên Chúa ở giữa chúng ta" (Gioan 1:14), hiện thực nhất và sống động nhất nơi "Lời đã hóa thành nhục thể":

    1) Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa". Hỡi Giêrusalem, chân chúng tôi đang đứng nơi cửa thành rồi.

    2) Giêrusalem được kiến thiết như thành trì, được cấu tạo kiên cố trong toàn thể. Nơi đây các bộ lạc, các bộ lạc của Chúa tiến lên. 

    3) Theo luật pháp của Israel, để ngợi khen danh Chúa. Tại đây đã đặt ngai toà thẩm phán, ngai toà của nhà Ðavít. 

    4) Hãy nguyện cầu cho Giêrusalem được thanh bình, nguyện cho những kẻ yêu mến ngươi được an ninh. Nguyện cho trong thành luỹ được bình an, và trong các lâu đài của ngươi yên ổn. 

    5) Vì anh em và bằng hữu của tôi, tôi nguyện chúc: bình an cho ngươi! Vì nhà Chúa là Thiên Chúa chúng ta, tôi khẩn cầu cho ngươi những điều thiện hảo.

     Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên 

    Thu.2.TuanI-MV.mp3  

     

 

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - THỨ NĂM CN34TN-B

  • Tinh Cao - Nov 28 at 7:43 PM

    HỌC HỎI -SỐNG VÀ CHIA SẺ Lời Chúa

    Bài Ðọc I: (Năm II) Kh 18, 1-2, 21-23; 19, 1-3. 9a

    "Thành Babylon vĩ đại đã sụp đổ rồi".

    Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan Tông đồ.

    Tôi là Gioan đã nhìn thấy một thiên thần từ trời xuống, có quyền năng cao cả, và đất rực sáng lên bởi vinh quang của Người. Người dõng dạc kêu lên rằng: "Thành Babylon vĩ đại đã sụp đổ rồi, đã sụp đổ rồi: nó đã trở thành nơi ma quỷ ở, hang mọi thần ô uế ẩn trú, và nơi mọi thứ chim dơ bẩn gớm ghiếc làm tổ".

    Rồi có một thiên thần dũng lực nhắc bổng hòn đá như cối xay lớn, và quăng xuống biển mà rằng: "Thành Babylon sẽ bị quăng xuống dữ tợn như vậy, và không còn tìm thấy nó nữa". Tiếng người gảy đàn và kẻ hát ca, tiếng kẻ thổi sáo thổi kèn sẽ không còn nghe thấy nơi ngươi nữa. Những người thợ bá nghệ không còn tìm thấy nơi ngươi nữa; và tiếng cối xay cũng chẳng còn nghe thấy nơi ngươi nữa. Ðèn sáng không còn chiếu sáng nơi ngươi nữa. Tiếng tân lang tân nương không còn nghe thấy nơi ngươi nữa, vì những tay buôn của ngươi là bọn kỳ hào trên hoàn vũ, và bởi phù phép ngươi, mọi dân tộc phải lầm lạc".

    Sau đó, tôi nghe như có tiếng nhiều đoàn người trên trời tung hô rằng: "Alleluia! Ơn Cứu độ, vinh quang và quyền năng đều thuộc về Thiên Chúa chúng ta: vì sự xét xử của Người thật chính trực và công minh, Người luận phạt gái điếm khét tiếng đã từng làm cho địa cầu ra hư nát bởi trò dâm dật của nó; Người đã báo oán máu các tôi tớ Người do tay nó đã đổ ra. Họ lại cất tiếng rằng: "Alleluia! Khói nó bốc lên cho tới muôn đời".

    Và thiên thần bảo tôi: "Hãy viết rằng: Phúc cho những ai được mời đến dự tiệc cưới Con Chiên".

    Ðó là lời Chúa. 

    Ðáp Ca: Tv 99, 2. 3. 4. 5

    Ðáp: Phúc cho những ai được mời đến dự tiệc cưới Con Chiên (Kh 19, 9a).

    Xướng: 1) Hãy phụng sự Thiên Chúa với niềm vui vẻ! Hãy vào trước thiên nhan với lòng hân hoan khoái trá. - Ðáp.

    2) Hãy biết rằng Chúa là Thiên Chúa, chính Người đã tạo tác thân ta, và ta thuộc quyền sở hữu của Người, ta là dân tộc, là đoàn chiên Chúa chăn nuôi. - Ðáp.

    3) Hãy vào trụ quan nhà Người với lời khen ngợi, vào hành lang với khúc ca vui, hãy tán dương, hãy chúc tụng danh Người. - Ðáp.

    4) Vì Thiên Chúa, Người thiện hảo, lòng từ bi Người tồn tại muôn đời, và lòng trung tín Người còn tới muôn thế hệ. - Ðáp. 

    Alleluia: Lc 21, 28

    Alleluia, alleluia! - Các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến. - Alleluia. 

    Phúc Âm: Lc 21, 20-28

    "Giêrusalem sẽ bị các dân ngoại chà đạp, cho đến thời kỳ dành cho các dân ngoại chấm dứt".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Khi các con thấy Giêrusalem bị các đạo binh bao vây, các con hãy biết rằng đã gần đến lúc thành ấy bị tàn phá. Bấy giờ những ai ở trong đất Giuđa, hãy chạy trốn lên núi, những ai ở trong thành, hãy rời xa, và những ai ở vùng quê, chớ có vào thành; vì những ngày ấy là những ngày báo oán, để ứng nghiệm mọi lời đã ghi chép.

    "Khốn cho những đàn bà đang mang thai và nuôi con thơ trong những ngày ấy: vì chưng sẽ có sự khốn cực cả thể trong xứ và cơn thịnh nộ trút xuống dân này. Chúng sẽ ngã gục dưới lưỡi gươm, sẽ phải bắt đi làm tôi trong các dân, và Giêrusalem sẽ bị các dân ngoại chà đạp, cho đến thời kỳ dành cho dân ngoại chấm dứt.

    "Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn, chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả. Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến".

    Ðó là lời Chúa.

     



     

    Suy niệm/CẢM NGHIỆM SỐNG

    Tiếp theo bài Phúc Âm hôm qua về số phận bị bách hại của thành phần chứng nhân cuối thời, hôm nay, Thứ Năm Tuần XXXIV Thường Niên, Bài Phúc Âm thuật lại thêm những lời cảnh báo kèm huấn dụ của Chúa Giêsu với các môn đệ về việc ứng phó với tình hình cuối thời, sau đó Người lại cho biết tiếp về hiện tượng cuối thời diễn tiến cho đến khi Người tái xuất hiện.

    Về những lời huấn dụ kiêm cảnh báo của Chúa Giêsu với các môn đệ liên quan đến việc ứng phó tình hình cuối thời:

    "Khi các con thấy Giêrusalem bị các đạo binh bao vây, các con hãy biết rằng đã gần đến lúc thành ấy bị tàn phá. Bấy giờ những ai ở trong đất Giuđa, hãy chạy trốn lên núi, những ai ở trong thành, hãy rời xa, và những ai ở vùng quê, chớ có vào thành; vì những ngày ấy là những ngày báo oán, để ứng nghiệm mọi lời đã ghi chép. Khốn cho những đàn bà đang mang thai và nuôi con thơ trong những ngày ấy: vì chưng sẽ có sự khốn cực cả thể trong xứ và cơn thịnh nộ trút xuống dân này. Chúng sẽ ngã gục dưới lưỡi gươm, sẽ phải bắt đi làm tôi trong các dân, và Giêrusalem sẽ bị các dân ngoại chà đạp, cho đến thời kỳ dành cho dân ngoại chấm dứt".

    Về hiện tượng cuối thời diễn tiến cho đến khi Chúa Kitô xuất hiện:

    "Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn, chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả. Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến".

    Để tiếp tục những cảm nhận và dẫn giải về mầu nhiệm cùng biến cố tái giáng của Chúa Kitô, như đã được trình bày và chia sẻ ở Thứ Sáu Tuần XXXII Thường Niên - Phụng Vụ Lời Chúa - Tuần XXXII Thường Niên Chu Kỳ B, và Chúa Nhật XXXIII Thường Niên: Phụng Vụ Lời Chúa - Tuần XXXIII Thường Niên Chu Kỳ B - ở đây, hôm nay, chúng ta lưu ý thêm những chi tiết chưa có trong 2 bài Phúc Âm trên, thứ tự như sau:

    Trước hết, "Khi các con thấy Giêrusalem bị các đạo binh bao vây (có thể ám chỉ đạo binh gog và magog ở Khải Huyền 20:8-9), các con hãy biết rằng đã gần đến lúc thành ấy bị tàn phá. Bấy giờ những ai ở trong đất Giuđa (có thể ám chỉ cộng đồng dân Chúa trên thế giới, vì Giuđêa là miền nam nước Do Thái, miền đất chính yếu của Do Thái giáo, nơi có giáo đô và đền thờ Giêrusalem bị xâm chiếm và tàn phá), hãy chạy trốn lên núi, những ai ở trong thành, hãy rời xa, và những ai ở vùng quê, chớ có vào thành". 

    Nghĩa là thành phần chứng nhân cuối thời phải làm sao để có thể thoát nạn khi đến thời điểm xẩy ra là "ngày báo oán" và ở ngoài địa điểm xẩy ra là "thành Giêrusalem". Việc họ có thể vượt thoát hoạn nạn kinh hoàng hầu như bất khả đối với khả năng tự nhiên của con người này chứng tỏ thành phần chứng nhân cuối thời thật sự tỉnh thức, nhận ra dấu chỉ thời đại và ứng biến một cách khôn ngoan, không giống như thành phần nạn nhân bị mắc kẹt ở lại không thể thoát thân, gây ra bởi chính tình trạng mù quáng và nặng nề chậm chạp của họ, như được nói đến ngay dưới đây.

    Nếu thành "Giêrusalem bị các đạo binh vây hãm" vào thời mạt thế, ở một nghĩa nào đó, ám chỉ "thành đô yêu dấu, nơi dân Chúa cấm trại" (Khải Huyền 20:9) bị hai đạo quân Gog và Magog đông như cát biển tấn công và vây hãm (xem Khải Huyền 20:8-9), thì phải chăng hai đạo quân này đã được ám chỉ đến trong Bí Mật Fatima, trong đó, phần thứ hai của bí mật nói về cộng sản và phần thứ ba về Hồi giáo, cả hai đạo quân đông đảo hùng hậu này, một vô thần và một hữu thần, nhưng cả hai đều hiếu chiến, đều tấn công chung các tôn giáo khác, nhất là Kitô giáo, một tôn giáo bị 2 đạo quân này bách hại và sát hại nhất, như kẻ thù không đội trời chung.

    Hai đạo quân Gog và Magog này cũng có thể ám chỉ về hai chủ nghĩa xuất phát từ chính thế giới Kitô giáo Tây phương, một thế giới, về nguồn gốclà dân ngoại theo nguồn gốc, "cho đến thời kỳ dành cho dân ngoại chấm dứt", hai chủ nghĩa có liên hệ mật thiết bất khả phân ly đó là chủ nghĩa duy nhân bản và tương đối hóa: chủ nghĩa duy nhân bản (worldly humanism), hoàn toàn ngược lại với chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo, coi trọng nhân phẩm của con người là hình ảnh Thiên Chúa, chứ không tôn sùng con người thay Thiên Chúa; và chủ nghĩa tương đối (relativism), theo chiều hướng dân chủ độc tôn, ý dân là ý trời, ý dân hơn ý trời, dẹp bỏ tất cả những nguyên tắc luân thường đạo lý bất di dịch của Thiên Chúa, và thay thế bằng những luật pháp phi nhân và vô luân của con người, tất cả đều nhân danh nhân quyền: ly dị đơn phương, phá thai, đồng tính hôn nhân, triệt sinh an tử, triệt sinh trợ tử, mang thai mướn v.v.

    Sau nữa, "khốn cho những đàn bà đang mang thai và nuôi con thơ trong những ngày ấy: vì chưng sẽ xẩy ra những khốn cực cả thể trong xứ và cơn thịnh nộ trút xuống dân này. Chúng sẽ ngã gục dưới lưỡi gươm, sẽ phải bắt đi làm tôi trong các dân". 

    "Người đàn bà đang mang thai và nuôi con thơ" đây có thể ám chỉ những ai lo toan bận bịu vướng mắc thế gian vào lúc bấy giờ, như thành phần buôn bán trong Đền Thờ Giêrusalem bị Chúa đánh đuổi trong bài Phúc Âm Thứ Sáu Tuần XXXIII Thường Niên vừa rồi, sẽ chịu "khốn cực cả thể", ở chỗ họ "sẽ ngã gục dưới lưỡi gươm, sẽ bị bắt đi làm tôi trong các dân, và Giêrusalem sẽ bị các dân ngoại chà đạp, cho đến thời kỳ dành cho dân ngoại chấm dứt".

    "Giêrusalem sẽ bị các dân ngoại chà đạp, cho đến thời kỳ dành cho dân ngoại chấm dứt". Vào thời điểm ngày cùng tháng tận, "các dân ngoại" đây không phải là thành phần ngoài dân Do Thái thời Cựu Ước và là thành phần đã làm nên Giáo Hội Chúa Kitô thời Tân Ước, mà là tất cả những ai, dù là Kitô hữu, sống như không có đức tin, sống theo tinh thần và khuynh hướng của dân ngoại, theo trào lưu vô thần duy vật, hoàn toàn phản lại với Chúa Kitô và bất chấp lề luật Thiên Chúa, như tình trạng văn hóa Kitô giáo đang bị hủy hoại ở thế giới Tây phương Kitô giáo hiện nay... Nhưng tình trạng "Giêrusalem sẽ bị các dân ngoại chà đạp" này chỉ kéo dài trong một thời gian giới hạn được phép, tức "cho đến thời kỳ dành cho dân ngoại chấm dứt". Nghĩa là cho tới khi Chúa Kitô xuất hiện như Người đã xuất hiện để thanh tẩy đền thờ Giêrusalem trong Bài Phúc Âm Thứ Sáu Tuần XXXIII vừa rồi.

    Sau hết, "Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến". Đúng thế, "Khi những điều đó bắt đầu xảy đến" nghĩa  lúc "Giêrusalem sẽ bị các dân ngoại chà đạp", thì đó là dấu báo cho biết "giờ cứu rỗi các con đã gần đến", nghĩa là lúc Chúa Kitô sắp sửa xuất hiện để thanh tẩy Đền Thánh của Người, thì thành phần chứng nhân cuối thời chẳng những không được sợ hãi hay chán nản bỏ cuộc, trái lại, còn phải hân hoan vui mừng "đứng dậy và ngẩng đầu lên" nữa, hai cử chỉ tiêu biểu cho thái độ tỉnh thức và cầu nguyện, hay cho tâm trạng tin tưởng (cầm đèn sáng) và cậy trông (mang theo dầu), để sửa soạn tiến lên nghênh đón Người là Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần - Redemptor Hominis (nhan đề của bức thông điệp đầu tay được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 4/3/1979).

    "Giêrusalem sẽ bị các dân ngoại chà đạp, cho đến thời kỳ dành cho dân ngoại chấm dứt”, phải chăng là lúc, như được Sách Khải Huyền trong Bài Đọc 1 hôm nay tiết lộ cho biết rằng: “Một thiên thần dũng lực nhắc bổng hòn đá như cối xay lớn, và quăng xuống biển mà rằng: "Thành Babylon sẽ bị quăng xuống dữ tợn như vậy, và không còn tìm thấy nó nữa".

    "Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến", phải chăng là lúc, như được Thánh Gioan diễn tả trong Sách Khải Huyền của ngài ở Bài Đọc 1 hôm nay: “Tôi nghe như có tiếng nhiều đoàn người trên trời tung hô rằng: ‘Alleluia! Ơn Cứu độ, vinh quang và quyền năng đều thuộc về Thiên Chúa chúng ta: vì sự xét xử của Người thật chính trực và công minh, Người luận phạt gái điếm khét tiếng đã từng làm cho địa cầu ra hư nát bởi trò dâm dật của nó; Người đã báo oán máu các tôi tớ Người do tay nó đã đổ ra’”. 

    Chính vì thành phần biết “đứng dậy và ngẩng đầu lên” mà họ mới có thể cùng với Thánh Vịnh gia trong Bài Đáp Ca hôm nay xướng lên rằng: 

    1) Hãy phụng sự Thiên Chúa với niềm vui vẻ! Hãy vào trước thiên nhan với lòng hân hoan khoái trá.

    2) Hãy biết rằng Chúa là Thiên Chúa, chính Người đã tạo tác thân ta, và ta thuộc quyền sở hữu của Người, ta là dân tộc, là đoàn chiên Chúa chăn nuôi.

    3) Hãy vào trụ quan nhà Người với lời khen ngợi, vào hành lang với khúc ca vui, hãy tán dương, hãy chúc tụng danh Người.

    4) Vì Thiên Chúa, Người thiện hảo, lòng từ bi Người tồn tại muôn đời, và lòng trung tín Người còn tới muôn thế hệ.

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên đây

     

    Thu.5.XXXIV.mp3  

     

     

     

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - ĐTC TRIỀU KIẾN CHUNG

  • Tinh Cao - Nov 28 at 5:40 PM
     

    ĐTC Phanxicô - Buổi Triều Kiến Chung Thư Tư 28-11-2018

     

     

    Các Giới Răn- Bài 17 về Thập Giới tóm kết

     

     

    Pope Francis at the general audience Nov. 14, 2018. Credit: Marina Testino/CNA.

     

    "Thiên Chúa không yêu cầu bất cứ sự gì trước khi ban phát còn nhiều hơn thế nữa.

    Ngài mời gọi chúng ta tuân phục để giải cứu chúng ta

    khỏi sự lừa đảo của những thứ ngẫu tượng từng tác dụng rất mãnh liệt trên chúng ta".

     

     

    "Thập Giới là tấm 'Quang Tuyến / X-ray' của Người,

    Người coi nó như là một thứ phim chụp (negative)

    cho dung nhan của Người hiện lên - như ở Tấm Khăn Liệm".

     

     

    "Cái tính cách tiêu cực theo văn tự, tính cách tiêu cực nơi việc diễn đạt của Thập Giới

    - 'chớ trộm cắp', 'chớ nhục mạ', 'chớ sát nhân'

    - cái 'chớ' đó được biến đổi thành một thái độ tích cực đó là yêu thương,

    là dành chỗ trong lòng tôi cho người khác, tất cả mọi ước muốn đều gieo vãi tính cách tích cực.

    Đó là tầm mức viên trọn của Lề Luật do Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta".

     

    Pope Francis at the General Audience in the Paul VI Hall

     

    "Trong Chúa Kitô, và chỉ trong Người,

    Thập Giới mới thôi không còn là những gì luận phạt (xem Roma 8:1),

    và mới trở nên chân lý đích thực của đời sống con người,

    tức là trở thành ước muốn của tình yêu thương"

     

     

    Xin chào anh chị em thân mến!

    Trong bài giáo lý hôm nay, bài giáo lý kết thúc loạt bài về Thập Giới, chúng ta có thể lấy đề tài về các ước muốn như là đề tài chính, một đề tài giúp chúng ta có thể ôn lại hành trình đã thực hiện, và tóm gọn những giai đoạn được hoàn tất khi đọc bản văn Thập Giới là những gì bao giờ cũng theo ánh sáng của tất cả mạc khải trong Chúa Kitô.

    Chúng ta bắt đầu bằng lòng tri ân như nền tảng của mối liên hệ giữa lòng tin tưởng và việc tuân phục, ở chỗ, chúng ta đã thấy Thiên Chúa không yêu cầu bất cứ sự gì trước khi ban phát còn nhiều hơn thế nữaNgài mời gọi chúng ta tuân phục để giải cứu chúng ta khỏi sự lừa đảo của những thứ ngẫu tượng từng tác dụng rất mãnh liệt trên chúng ta. Thật vậy, việc tìm cách viên mãn mình nơi các thứ ngẫu tượng trên thế giới này làm cho chúng ta trở nên trống rỗng và bị nô lệ hóa, trong khi đó cái cống hiến hình hài vóc dáng và sự kiên định lại là mối liên hệ với Ngài, Đấng ban cho chúng ta là con cái của Ngài trong Đức Kitô mở đầu ở tình phụ tử của Ngài (xem Epheso 3:14-16). Điều này bao hàm tiến trình phúc lành và giải phóng, đó là việc nghỉ ngơi chân thực nguyên tuyền. Như Thánh Vịnh nói: "Linh hồn tôi âm thầm đợi chờ một mình Thiên Chúa; bởi Ngài tôi được cứu độ" (62:2).

    Sự sống được giải phóng này trở thành việc chấp nhận chuyện đời tư của chúng ta, và hòa giải chúng ta với những gì chúng ta đã sống từ nhỏ cho tới hiện nay, làm cho chúng ta thành những người lớn, có khả năng cân nhắc đúng đắn những thực tại cũng như những con người của đời sống chúng ta. Nhờ con đường ấy, chúng ta tiến vào mối liên hệ với tha nhân của chúng ta, khởi đi từ tình yêu được Thiên Chúa tỏ ra nơi Đức Kitô, mối liên hệ này là lời kêu gọi sống vẻ đẹp của lòng trung thành, quảng đại và chân thực.

    Tuy nhiên, để sống như vậy - tức là sống một cách tốt đẹp theo lòng trung tín, quảng đại và chân chính - chúng ta cần một con tim mới, được Thánh Linh chiếm ngự (Cf. Ezekiel 11: 19; 36:26). Tôi tự vấn rằng chuyện "thay" tim này xẩy ra thế nào chứ, từ tim cũ thành tim mới? Nó xẩy ra nhờ tặng ân của những ước muốn mới (xem Roma 8:6); những ước muốn mới được gieo nơi chúng ta nhờ ân sủng Chúa ban, đặc biệt là nhờ Thập Giới, những gì được Chúa Kitô làm cho hoàn trọn, như Người giảng dạy trong "bài giảng trên núi" (xem Mathêu 5:17-48). Thật vậy, trong việc chiêm ngắm đời sống được Thập Giới diễn tả, một đời sống hiện hữu trưởng thành biết tri ân, tự do, có tính chất chân thực, phúc đức, một đời sống là bảo quản viên và yêu chuộng sự sống trung thành, quảng đại và thành thật, chúng ta nhận ra mình ở trước Chúa Kitô mà chúng ta hầu như không nhận thấy điều ấy. Thập Giới là tấm "Quang Tuyến / X-ray" của Người, Người coi nó như là một thứ phim chụp (negative) cho dung nhan của Người hiện lên - như ở Tấm Khăn Liệm. Nhờ đó Thánh Linh làm cho con tim chúng ta trở nên phong phú, thông cho nó những ước muốn là tặng ân của Ngài, những ước muốn của Thần Linh. Để ước muốn theo Thần Linh, ước muốn theo nhịp điệu của Thần Linh, để ước muốn bằng nhạc khúc của Thần Linh. Nhìn vào Chúa Kitô, chúng ta thấy vẻ đẹp, sự thiện, chân lý. Vị Thần Linh làm phát sinh một sự sống, theo những ước muốn này của Ngài, làm nẩy sinh trong chúng ta niềm hy vọng, đức tin và lòng mến.

    Vậy chúng ta khám phá ra hơn nữa ý nghĩa của việc Chúa Giêsu không đến để hủy bỏ Lề Luật mà là làm cho nó nên viên trọn, làm cho nó tăng trưởng, và trong khi Lề Luật theo xác thịt là một chuỗi những chỉ thị cùng cấm đoán, thì theo Thần Linh, cũng Lề Luật ấy, lại trở thành sự sống (xem Gioan 6:63; Epheso 2:15), vì nó không còn là một chuẩn mức nữa, mà là chính xác thịt của Chúa Kitô, Đấng yêu thương chúng ta, tìm kiếm chúng ta, tha cho chúng ta, an ủi chúng ta và, nơi Thân Mình của Người, tái tấu mối hiệp thông với Chúa Cha, mối hiệp thông đã bị đánh mất bởi việc bất tuân phục của tội lỗi. Như thế, cái tính cách tiêu cực theo văn tự, tính cách tiêu cực nơi việc diễn đạt của Thập Giới - "chớ trộm cắp", "chớ nhục mạ", "chớ sát nhân" - cái "chớ" đó được biến đổi thành một thái độ tích cực đó là yêu thương, là dành chỗ trong lòng tôi cho người khác, tất cả mọi ước muốn đều gieo vãi tính cách tích cực. Đó là tầm mức viên trọn của Lề Luật do Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta.

    Trong Chúa Kitô, và chỉ trong Người, Thập Giới mới thôi không còn là những gì luận phạt (xem Roma 8:1), và mới trở nên chân lý đích thực của đời sống con người, tức là trở thành ước muốn của tình yêu thương - làm phát sinh ước muốn về những gì là thiện hảo, ước muốn làm lành - ước muốn sống hân hoan, an bình, hào hiệp, từ thiện, nhân ái, trung thành, tự chủ. Từ cái "chớ/đừng/không" ấy con người tiến sang cái "có": thái độ tích cực của một tâm can cởi mở nhờ sức mạnh của Thánh Linh.

    Đó là lý do tại sao thật là tốt đẹp trong việc tìm kiếm Chúa Kitô nơi Thập Giới: để phong phú hóa tâm can của chúng ta nhờ đó nó có đầy những yêu thương và cởi mở trước tác động của Thiên Chúa. Khi con người hướng ước muốn sống theo Chúa Kitô thì họ đang mở cửa đón nhận ơn cứu độ không thể nào không đến, vì Thiên Chúa là Cha giầu lòng quảng đại, và như Sách Giáo Lý viết, "Thiên Chúa khao khát những gì chúng ta khát khao Ngài" (số 2560).

    Nếu có những ước muốn xấu hủy hoại con người (xem Mathêu 15:18-20), thì Thần Linh đặt vào lòng chúng ta các ước muốn thánh hảo của Ngài làm mầm mống cho sự sống mới (xem 1 Gioan 3:9). Thật vậy, sự sống mới này không phải là một nỗ lực lớn lao để nhất trí với một chuẩn mực nào đó, mà sự sống mới là Thần Linh của chính Thiên Chúa, Đấng bắt đầu dẫn dắt chúng ta đến với các hoa trái của Ngài, bằng một mối giao thoa hoan hỉ giữa niềm vui của chúng ta vì được yêu thương với niềm vui của Ngài vì yêu thương chúng ta. Hai niềm vui này gặp nhau: niềm vui của Thiên Chúa ở chỗ yêu thương chúng ta và niềm vui của chúng ta vì được thương yêu. Đó là những gì Thập Giới đối với thành phần Kitô hữu chúng ta: đó là chiêm ngắm Chúa Kitô để cởi mở bản thân mình ra lãnh nhận lấy trái tim của Người, để nhận lãnh các ước muốn của Người, để nhận lấy Thánh Thần của Người.

     

    https://zenit.org/articles/general-audience-pope-concludes-series-on-ten-commandments/

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu   

     

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO -CN1MV-C

TỈNH THỨC VÀ CẦU NGUYỆN!

[CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM C (02/12/2018]

[Gr 33,14-16; 1 Tx 3,12-4,2; Lc 21,25-28.34-36]

  1. DẪN VÀO PHỤNG VỤ

Hôm nay, chúng ta lại bước vào Mùa Vọng!  

Ý nghĩa và mục đích của Mùa Vọng là chuẩn bị tâm hồn đón chào và tin nhận Đức Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu độ nhân loại và mời gọi chúng ta bước theo Người.

* Xét về lịch sử thì Thiên Chúa Ngôi Hai đã đến trần gian cách đây hơn hai ngàn năm, trong nhân vật Giê-su Na-da-rét;

* Xét về mặt tâm linh tức trong tương quan giữa Thiên Chúa nhập thể làm người và mỗi người chúng ta thì Thiên Chúa luôn ở đàng trước chúng ta, đang tiến lại gần chúng ta, sẵn sàng đến ngự vào tâm hồn và cuộc sống của chúng ta.

Vậy thì chúng ta hãy bước vào Mùa Vọng với khí thế mới để:

* nghe được bước chân của Thiên Chúa,

* nhận ra tiếng nói của Người và

* nhìn ra bóng dáng của Người,

mà chạy ra đón rước Người vào nhà là gia đình, khu xóm, cộng đồng xã hội và sống thân mật với Người.

Các bài Thánh Kinh hôm nay sẽ giúp chúng ta ý thức sâu sắc hơn về công việc hệ trọng này.                   

  1. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

2.1 Bài đọc 1 (Gr 33,14-16): Ta sẽ cho đâm chồi cho Đa-vít, chồi lộc đức nghĩa.

14 Này, sẽ đến những ngày - sấm ngôn của Đức Chúa - Ta sẽ thực hiện điều tốt lành Ta đã phán về nhà Ít-ra-en và về Giu-đa. 15 Trong những ngày ấy, vào thời đó, Ta sẽ cho mọc lên một mầm non, một Đấng Công Chính để nối nghiệp Đa-vít; Người sẽ trị nước theo lẽ công bình chính trực. 16 Trong những ngày ấy, Giu-đa sẽ được cứu thoát, Giê-ru-sa-lem sẽ an cư lạc nghiệp. Đây là tên người ta sẽ đặt cho thành : "Đức Chúa là-sự-công-chính-của-chúng-ta !"

2.2 Bài đọc 2 (1 Tx 3,12-4,2): Chúa sẽ khiến cho lòng anh em vững vàng vào thời quang lâm của Chúa. 3/12 Xin Chúa cho tình thương của anh em đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết, cũng như tình thương của chúng tôi đối với anh em vậy.  13 Như thế, Chúa sẽ cho anh em được bền tâm vững chí, được trở nên thánh thiện, không có gì đáng chê trách, trước nhan Thiên Chúa là Cha chúng ta, trong ngày Đức Giê-su, Chúa chúng ta, quang lâm cùng với các thánh của Người.

4/1 Vả lại, thưa anh em, anh em đã được chúng tôi dạy phải sống thế nào cho đẹp lòng Thiên Chúa, và anh em cũng đang sống như thế ; vậy nhân danh Chúa Giê-su, chúng tôi xin, chúng tôi khuyên nhủ anh em hãy tấn tới nhiều hơn nữa. 2 Hẳn anh em rõ chúng tôi đã lấy quyền Chúa Giê-su mà ra những chỉ thị nào cho anh em.

2.3 Bài Tin Mừng: Lc 21,25-28.34-36: Ơn cứu chuộc các ngươi đến gần. 25 "Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét.   26 Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển. 27  Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. 28 Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc."

34 "Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, 35 vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. 36 Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người."

 

III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG VÀ SỨ ĐIỆP LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

3.1 Chân dung Thiên Chúa (Thiên Chúa là Đấng nào?)    

3.1.1 Bài đọc 1 (Gr 33,14-16) là sấm ngôn của Thiên Chúa về những điều tốt lành mà Người sẽ thực hiện cho dân riêng là Ít-ra-en nói chung, cho chi tộc Giu-đa và cho thành thánh Giê-ru-sa-lem nói riêng: Đó là việc Thiên Chúa cho mọc lên một mầm non, là cho xuất hiện một Đấng Công Chính nối nghiệp Đa-vít, cứu thoát Giu-đa, tạo an cư lạc nghiệp cho Giê-ru-sa-lem. Sấm ngôn trên đã được thực hiện khi Chúa Giê-su Ki-tô là Con Yêu Dấu của Cha xuống thế làm người, rao giảng Tin Mừng Cứu Độ và chết treo trên cây thập giá.

Qua đoạn văn Gr 33,14-16 này, gương mặt của một Thiên Chúa yêu thương, trung tín và quan phòng hiện rõ cho chúng ta chiêm ngưỡng, yêu mến và tin tưởng.

3.1.2 Bài đọc 2 (1 Tx 3,12-4,2) là những lời Thánh Phao-lô Tông đồ viết cho các tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca để nhắc nhở họ phải sống như thế nào cho phù hợp với ơn gọi của họ. Đó là sống bền tâm vững chí, thánh thiện và không có gì đáng trách trước thanh nhan Thiên Chúa trong ngày Chúa quang lâm. Đó là điều mà Thánh Phao-lô đã dày công dạy dỗ, khuyên bảo và khuyến khích họ xưa rày.

Qua những lời khuyên nhủ của Thánh Phao-lô, chúng ta hiểu ra rằng Thiên Chúa là Đấng vô cùng thánh thiện và công minh. Người sẽ đến để phân xử loài người đâu vào đó.

3.1.3 Bài Tin Mừng (Lc 21,25-28.34-36) là những lời Chúa Giê-su nói về những gì sẽ xẩy ra trong ngày Chúa quang lâm (tức ngày Chúa đến lần thứ hai) và những lời khuyên dạy các môn đệ phải tỉnh thức và cầu nguyện để không bị bất ngờ và nghiền nát trong ngày quan trọng ấy.

Qua đoạn Phúc âm Lc 21,25-28.34-36 này, cũng xuất hiện gương mặt của một Thiên Chúa toàn trí và yêu thương luôn chăm lo cho con cái loài người để chúng ta chiêm ngưỡng, yêu mến và thi hành lời khuyên của Người.

3.2 Sứ điệp Lời Chúa (Thiên Chúa muốn chúng ta làm gì?)    

Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là chúng ta hãy:

* tỉnh thức để không bị bất ngờ và có thể đứng vững (không bị nghiền nát) trong ngày Chúa quang lâm,

* tỉnh thức đề phòng, không để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời,

* luôn sẵn sàng tỉnh thức chờ đợi và cầu nguyện không ngừng.

  1. SỐNG VỚI CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA NGƯỜI

4.1 Sống với Thiên Chúa là Đấng trung tín trong mọi lời hứa với tổ tiên loài người là sẽ ban Đấng Công Chính cho dân Người. Sống với Thiên Chúa là Ngôi Lời Nhập Thể và đồng hành với chúng ta chỉ đường dẫn lối cho chúng ta qua gương lành và lời giảng dậy của Người.         

4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa      

Muốn thực thi sứ điệp Lời Chúa hôm nay chúng ta có hai việc phải làm, là:

(1o) Tỉnh thức tức cảnh giác đề phòng trước hai nguy cơ khiến chúng ta bị bất ngờ và dễ bị nghiền nát:

* một là chè chén say sưa, không chỉ trong rượu bia mà còn trong nhiều thứ khác như danh vọng, chức quyền, của cải, lạc thú, sự an nhàn và hưởng thụ ích kỷ.

* hai là lo lắng sự đời: như chạy theo công danh, sự nghiệp, công ăn, việc làm, của cải, sức khỏe, sắc đẹp, chức quyền, địa vị, tiếng tăm…

(2o) Cầu nguyện không ngừng, vì cầu nguyện là như hơi thở của đời sống thiêng liêng và vì khi cầu nguyện, chúng ta sống trước tôn nhan Chúa, chúng ta ở trong trạng thái chờ mong đón đợi Chúa và múc được sức mạnh thần linh của Chúa.

  1. CẦU NGUYỆN CHO LOÀI NGƯỜI VÀ HỘI THÁNH

5.1 «Trong những ngày ấy, Ta sẽ cho mọc lên một mầm non, một Đấng Công Chính để nối nghiệp Đa-vít; Người sẽ trị nước theo lẽ công bình chính trực.» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho các dân các nước, nhất là cho dân tộc Việt Nam, nhận ra Đức Giê-su Ki-tô là Đấng Công Chính mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con! 

5.2 «Chúa sẽ cho anh em được bền tâm vững chí, được trở nên thánh thiện» Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho các Ki-tô hữu, nhất là cho Đức Thánh Cha Phan-xi-cô, cho các Hồng Y và Giám Mục, cho các Linh mục và Tu Sĩ Nam Nữ, được ơn bền tâm vững chí theo đuổi lý tưởng Phúc Âm mà Chúa Ki-tô đã mời gọi.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con! 

5.3 «Thưa anh em, xin Chúa cho tình thương của anh em đối với nhau và đối với mọi người ngày càng thêm đậm đà thắm thiết Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho mọi người trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta biết sống yêu thương nhau và yêu thương mọi người xung quanh.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con! 

5.4 «Các ngươi tự cảnh giác đề phòng, kẻo lòng các ngươi ra nặng nề bởi chè chén say sưa, bởi những lo lắng sự đời… Chúng ta hiệp lời cầu nguyện cho những người đang bị của cải, chức quyền và bạo lực làm cho tâm hồn u mê tăm tối, để họ sớm thức tỉnh và hoán cải theo Thánh Ý Chúa.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp:  Xin Chúa nhận lời chúng con! 

Sàigon ngày 26 tháng 11 năm 2018

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.